Mời các bạn tham khảo bài giảng Chuyên đề 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại sau đây để nắm bắt được những kiến thức khái quát về pháp luật hợp đồng Việt Nam; hợp đồng dân sự; hợp đồng trong hoạt động thương mại.
Trang 1CHUYÊN ĐỀ 3:
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
Khoa Luật - ĐHKTQD
Trang 2NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM
II HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
III HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Trang 3I KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT
Trang 41 Khái niệm hợp đồng
- Hiện nay ở Việt Nam, trên phương diện pháp lý, khái niệm hợp đồng được hiệu một cách chung nhất là hợp đồng dân sự
“Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 388 Bộ
luật dân sự 2005).
=> Như vậy: + Hợp đồng là sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên;
+ Sự thoả thuận hướng tới các đối tượng xác thực;
+ Sự thoả thuận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý
- Mối liên quan giữa khái niệm hợp đồng dân sự với giao dịch dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Trang 52 Phân loại hợp đồng
(theo những tiêu chí khác nhau)
* Theo nội dung của hợp đồng
Trang 6* Theo nội dung của hợp đồng:
- Hợp đồng không có tính chất kinh doanh hay hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp;
- Hợp đồng kinh doanh thương mại;
Trang 7* Theo tính thông dụng của hợp đồng
Trang 9Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này chỉ là những hợp đồng có mục đích lợi nhuận, chủ thể là những tổ chức kinh tế,
cá nhân kinh doanh có đăng ký kinh doanh nhằm làm rõ khái niệm hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
Trang 103 Nguồn pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
a Khái quát về quá trình phát triển của pháp
luật dân sự Việt Nam
b Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
Trang 11b Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
- Bộ luật Dân sự 2005 và hết hiệu lực của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989;
- Luật Thương mại 2005: Dùng cho các quan hệ hợp đồng trong hoạt động thương mại;
- Các văn bản pháp luật chuyên ngành: áp dụng cho những lĩnh vực kinh doanh đặc thù như: Luật dầu khí 1993 sửa đổi, bổ sung2000; Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000; Luật Điện lực 2004; Bộ luật Hànghải Việt Nam 2005; Luật đấu thầu 2005; Luật Kinh doanh bất động sản2006; Luật Chứng khoán 2006; Pháp lệnh Bưu chính Viễn thống 2002…
- Đối với các quan hệ hợp đồng có yếu tố quốc tế còn căn cứ vào:
+ Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
+ Tập quán thương mại quốc tế
Trang 12c áp dụng pháp luật theo thời gian;
d áp dụng pháp luật theo không gian.
Trang 13a áp dụng phối hợp Luật chung và
Luật chuyên ngành
- Nếu Luật chuyên ngành và Luật chung cùng quy định về một vấn đề thì ưu tiên áp dụng các quy định của Luật chuyên ngành;
- Những vấn đề nào Luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng các quy định của Luật chung;
- Để xác định quy định chung hay quy định chuyên ngành phải xem xét trong từng quan hệ hợp đồng cụ thể.
Trang 14b áp dụng quy định trong các văn bản của
cùng nhóm Luật chung hoặc cùng nhóm
Trang 15c áp dụng pháp luật theo thời gian
- Nguyên tắc không hồi tố của pháp luật;
Trang 16d áp dụng pháp luật theo không gian
- Pháp luật Việt Nam được áp dụng đối với:
+ Hoạt động ký kết, thực hiện hợp đồng trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng các bên thoả thuận lựa chọn luật Việt Nam.
- Hợp đồng giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể quy định áp dụng luật nước ngoài.
Trang 18h Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng – Các trường hợp hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu
Trang 19a Các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân
Trang 20b Chủ thể của hợp đồng dân sự
- Chủ thể của HĐDS là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự;
- Các bên tham gia vào HĐDS gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. (Trong đó, cá nhân bao gồm: công dân Việt Nam, người nước ngoài,người không quốc tịch)
- Nhưng muốn tham gia và trở thành chủ thể hợp pháp của hợp đồng dân
sự thì các bên phải có đủ tư cách của chủ thể.
- Cá nhân có đủ tư cách chủ thể của hợp đồng có thể tự mình giao kết hợp đồng Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác phải giao kết hợp đồng thông qua người đại diện theo pháp luật.
- Những người có thẩm quyền giao kết hợp đồng có thể uỷ quyền (bằng văn bản) cho người khác (có đủ năng lực chủ thể) thực hiện việc giao kết.
- Giao kết hợp đồng do người không có quyền đại diện xác lập hoặc người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện không bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng được người có thẩm quyền
ký kết hợp đồng đó chấp thuận hoặc đã biết hợp đồng đã được ký kết mà không phản đối (Điều 145, 146 BLDS 2005)
Trang 21c Nội dung của hợp đồng dân sự
(Điều 402 BLDS)
- Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phạt vi phạm hợp đồng;
- Các nội dung khác.
Trang 22d Hình thức của hợp đồng dân sự
- BLDS không bắt buộc hợp đồng phải ký bằng văn bản Nhưng có một số hợp đồng pháp luật bắt buộc phải ký bằng văn bản thì phải tuân theo quy định đó;
- Mở rộng quan niệm về văn bản hợp đồng: các thông điệp dữ liệu điện tử cũng được coi là văn bản hợp đồng;
- Hình thức hợp đồng không phải là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Trang 23e Trình tự giao kết hợp đồng dân sự
- Đề nghị giao kết hợp đồng: (Khoản 1 Điều 390 BLDS 2005)
“Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng
và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”.
=> muốn xác lập được hợp đồng dân sự thì một bên phải thể hiện trước ý muốn của mình ra bên ngoài bằng một hành vi nhất định.
- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
+ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: là sự trả lời của bên được đề
nghị chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị do bên đề nghị giao kết hợp
đồng đưa ra.
+ Bên được đề nghị có thể trả lời ngay hay không hoặc có thể bên được
đề nghị cần phải có thời gian để cân nhắc, tính toán việc giao kết hợp đồng + Trường hợp, bên được đề nghị chỉ chấp nhận một phần nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng thì coi như bên được đề nghị đưa ra một đề nghị
giao kết hợp đồng mới và trở thành bên đề nghị giao kết hợp đồng.
Trang 24- Phụ lục có nội dung không trái với hợp đồng và có hiệu lực như hợp đồng.
- Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục có điều khoản trái với hợp đồng thì coinhư điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi
Trang 25h Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng – Các trường hợp hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu
* Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
* Các trường hợp hợp đồng vô hiệu
* Xử lý hợp đồng vô hiệu
Trang 26* Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
- Các bên có năng lực pháp luật và năng lực hành
Trang 27* Các trường hợp hợp đồng vô hiệu
- Vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội;
- Do giả tạo;
- Do người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ký kết;
- Do nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ;
- Do không tuân thủ quy định về hình thức;
- Do ký sai thẩm quyền;
- Do một bên không có đăng ký kinh doanh.
Trang 28VI PHẠM ĐIỀU CẤM CỦA PHÁP LUẬT
- Vi phạm điều cấm của pháp luật là việc các bên thoả thuận với nhau để thực hiện những công việc pháp luật cấm thực hiện.
- Thông thường được phản ánh qua điều khoản đối tượng của hợp đồng
- Lưu ý ngoại lệ: Thoả thuận thanh toán bằng ngoại tệ.
Trang 29* Xử lý hợp đồng vô hiệu
Nếu hợp đồng chưa được thực hiện
Nếu hợp đồng đã được thực hiện một phần
Nếu hợp đồng đã được thực hiện xong
Không được phép tiếp tục thực hiện
Phải chấm dứt việc thực hiện
Trang 30NGUYÊN TẮC XỬ LÝ TÀI SẢN
- Các bên hoàn trả cho nhau các tài sản đã nhận được
từ việc thực hiện hợp đồng Nếu không thể hoàn trả bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền (nếu tài sản đó không bị tịch thu);
- Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách nhà nước;
- Thiệt hại phát sinh:
+ Nếu các bên cùng có lỗi thì thiệt hại của bên nào, bên đó tự chịu;
+ Nếu một bên có lỗi thì bên đó phải bồi thường thiệt hại.
Trang 312 Thực hiện hợp đồng
a Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
b Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng
c Sửa đổi, huỷ bỏ, đình chỉ
Trang 32a Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
(Điều 412 BLDS 2005)
- Thực hiện hợp đồng đúng cam kết;
- Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;
- Thực hiện hợp đồng dân sự không được xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Trang 33b Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng
Trang 34c Sửa đổi, huỷ bỏ, đình chỉ
- Căn cứ để huỷ bỏ hoặc đình chỉ hợp đồng:
+ Theo sự thoả thuận của các bên;
+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ bỏ
hoặc đình chỉ hợp đồng;
+ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng;
- Bên yêu cầu huỷ bỏ, đình chỉ phải thông báo ngay cho bên kia
- Các bên không tiếp tục thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm được yêu cầu bồi thường thiệt hại
Trang 353 Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (trách nhiệm tài sản)
a Phạt vi phạm
b Bồi thường thiệt hại
c Điều kiện kết hợp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Trang 36a Phạt vi phạm
- Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm:
+ Có hành vi vi phạm hợp đồng;
+ Có lỗi của bên vi phạm;
+ Các bên có thoả thuận trước về phạt hợp đồng.
- Mức phạt tối đa:
+ BLDS 2005 không khống chế mức phạt tối đa;
+ LTM 2005 quy định mức phạt tối đa không quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm.
Trang 37b Bồi thường thiệt hại
+ Có lỗi của bên vi phạm (lỗi suy đoán).
- Các bên không cần thoả thuận trước về việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại;
- Bên bị vi phạm có nghĩa vụ hạn chế tổn thất;
- Thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu.
Trang 38c Điều kiện kết hợp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Trang 39III HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT
ĐỘNG THƯƠNG MẠI
1 Đặc điểm, phân loại hợp đồng trong hoạt động thương mại
2 Hợp đồng mua bán hàng hoá
3 Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại
4 Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
5 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
(Các vấn đề trình bày trong phần này theo LTM 2005)
Trang 401 Đặc điểm, phân loại hợp đồng trong hoạt động thương mại
a Khái quát về hợp đồng trong hoạt động
thương mại
b Đặc điểm
c Phân loại
Trang 41a Khái quát về hợp đồng trong hoạt động thương mại
- LTM 2005 không có định nghĩa riêng về “hợp đồng
thương mại” nhưng có đề cập đến các loại hoạt động cụ thể trong hoạt động thương mại.
- Hợp đồng thương mại là hợp đồng trong hoạt động
thương mại hay hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
- Hợp đồng thương mại được hiểu là thoả thuận giữa các thương nhân (hoặc một bên là thương nhân) về việc thực
hiện một hay nhiều hành vi thương mại nhằm mục đích lợi nhuận.
Trang 42b Đặc điểm
- Chủ thể của hợp đồng: là thương nhân hoặc một bên
là thương nhân.
Thương nhân là tổ chức kinh tế, cá nhân có đăng
ký kinh doanh và tiến hành hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập.
- Hình thức của hợp đồng: như quy định về hình thức hợp đồng dân sự trong BLDS Trường hợp, pháp luật quy định hình thức cụ thể của hợp đồng thì các bên phải tuân theo quy định đó, khi đó hình thức hợp đồng là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
- Mục đích của hợp đồng: là lợi nhuận.
Trang 442 Hợp đồng mua bán hàng hoá
a Khái niệm, đặc điểm
b Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá
c Thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng
hoá
d Quyền và nghĩa vụ của các bên
e Mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá
Trang 45a Khái niệm, đặc điểm
- Mua bán hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa
vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá và nhận tiền; người mua có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng theo thoả thuận Hoạt động mua bán hàng
hoá được thể hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hoá.
- Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá:
+ Đối tượng hợp đồng là: hàng hoá được phép mua bán theo quy định của phápluật của nước bên mua và bên bán;
Điều 25 LTM quy định các hàng hoá cấm kinh doanh; hàng hoá hạn chế kinhdoanh; hàng hoá kinh doanh có điều kiện Việc mua bán hàng hoá phải tuân theocác quy định này
+ Nội dung hợp đồng: gồm các điều khoản mà hai bên thoả thuận
Nội dung hợp đồng phải rõ ràng, đầy đủ, tránh nhầm lẫn, có thể có các nội dungnhư Điều 402 BLDS quy định
Ngoài ra, hợp đồng thương mại cần có thêm các điều khoản như: chọn luật áp
dụng; cơ quan giải quyết tranh chấp… để đảm bảo quyền lợi cho các bên khi các
bên không có chung một hệ thống pháp luật
Trang 46b Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá
- Phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá
gồm:
+ Phương thức trực tiếp;
+ Phương thức gián tiếp.
- Phương thức gián tiếp: các bên trao đổi các nội dung
hợp đồng qua các tài liệu giao dịch như công văn,
điện báo, đơn đặt hàng, đơn cháo hàng, thông điệp
Trang 47Chào hàng
- Chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá trong một thời hạn nhất định, được chuyển cho một hay nhiều người đã xác định.
- Chào hàng có thể là chào bán hàng hoặc chào mua hàng.
- Bên chào hàng có trách nhiệm đối với lời chào hàng của mình trong thời hạn đã đưa ra trong chào hàng.
- Chào hàng hết hiệu lực khi thời hạn chấp nhận quy định trong chào hàng hết hoặc chào hàng bị từ chối, hoặc trường hợp chưa hết thời hạn chấp nhận nhưng bên chào hàng không tham gia kinh doanh nữa.
- Hình thức của chào hàng không bắt buộc là văn bản, nhưng để chuyển tải được đầy đủ nội dung cần thiết và tránh hiểu nhầm thì hình thức văn bản là cần thiết (đặc biệt
là khi các bên không cùng chung tiếng nói.
Trang 48Chấp nhận chào hàng
- Chấp nhận chào hàng là thông báo của bên được chào hàng chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận toàn bộ nội dung của chào hàng.
- Nếu bên được chào hàng yêu thay đổi nội dung chủ yếu của chào hàng thì đó là hành vi từ chối chào hàng và hình thành một chào hàng mới.
- Bên được chào hàng trả lời cho bên chào hàng trong thời hạn quy định nêu trong chào hàng, nếu chào hàng không quy định rõ thì
là 30 ngày kể từ ngày chào hàng được chuyển đi (theo LTM).
- Chấp nhận chào hàng có thể biểu hiện dưới mọi hình thức Im lặng hoặc không hành động không được coi là đồng ý với chào hàng (trừ khi có thoả thuận trước) Tuy nhiên, chấp nhận chào hàng nên thể hiện bằng văn bản để tránh hiểu nhầm dẫn đến tranh chấp Trong trường hợp mua bán hàng hoá với người nước ngoài thì việc
ký hợp đồng gián tiếp phải bằng văn bản mới có giá trị pháp lý.
Trang 49c Thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hoá
- Hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết
kể từ thời điểm các bên ký vào hợp đồng.
- Nếu các bên không cùng có mặt để ký hợp đồng thì thời điểm ký hợp đồng là thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện của chào hàng trong thời gian chào hàng quy định.
- Sau khi hợp đồng được ký kết, chỉ bản hợp đồng đó
có giá trị, các văn bản giao dịch trước đó hết hiệu lực trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trang 50d Quyền và nghĩa vụ của các bên (LTM)
* Quyền và nghĩa vụ của bên bán:
- Phải giao hàng hoá phù hợp với hợp đồng về số lượng, chất lượng, đóng gói, bảo quản…;
- Phải giao hàng đúng thời điểm đã thoả thuận (Đ35);
- Phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá (Đ42);
- Phải kiểm tra hàng trước khi giao hàng; phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hoá theo luật định (Đ44.5);
- Phải đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hoá (Đ45);
- Không được bán hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (Đ46);
- Chịu trách nhiệm bảo hành nếu có thoả thuận (Đ49).
* Quyền và nghĩa vụ của bên mua:
- Thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thoả thuận;
- Tuân thủ các phương thức thanh toàn, thực hiện việc thanh toán theo thoả thuận và theo quy định của pháp luật;
- Thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm chuyển rủi ro, trừ trường hợp do lỗi của bên bán;
- Thông báo ngay theo luật định cho bên bán về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá được giao (Đ47.2);
- Có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng trong các trường hợp được quy định (Đ 51).
Việc thực hiện nghĩa vụ của bên này là điều kiện đảm bảo quyền của bên kia.