1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN các CÔNG cụ của CHÍNH SÁCH TIỀN tệ ở VIỆT NAM HIỆN NAY

39 360 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 366,5 KB

Nội dung

Trong đó, Ngân hàng trung ương là chủ thể quan trọng trên thịtrường tiền tệ; Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ cung cấp cho hệ thống ngânhàng khả năng thanh toán cần thiết để đáp ứng nhu

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 4

1.1 Giới thiệu chung về kinh tế học vĩ mô 4

1.1.2 Mục tiêu cơ bản của kinh tế học vĩ mô 5

1.1.3 Các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô 6

1.1.4 Tổng cung, tổng cầu và cân bằng kinh tế vĩ mô 7

1.2.Khái niệm và vị trí của chính sách tiền tệ 8

1.2.1 Khái niệm 8

1.2.2 Vị trí 8

1.2.3 Vai trò 9

1.3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 9

1.3.1 Mục tiêu cuối cùng 9

1.3.1.1 Kiểm soát lạm phát nhằm ổn định sức mua đối nội của tiền tệ 10

1.3.1.2 Ổn định sức mua đối ngoại của tiền tệ 11

1.3.1.3 Tăng trưởng kinh tế 12

1.3.1.4 Tăng mức nhân dụng 13

1.3.2 Mục tiêu trung gian 14

1.3.2.1 Chỉ tiêu tổng lượng tiền cung ứng 14

1.3.2.2 Chỉ tiêu lãi suất 14

1.3.2.3 Lựa chọn mục tiêu trung gian 14

1.4 Mục tiêu hoạt động 14

1.4.1 Lãi suất liên Ngân hàng 14

1.4.2 Dự trữ không vay 15

Trang 2

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH

SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 16

2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 16

2.2 Các công cụ của chính sách tiền tệ 22

2.2.1 Công cụ trực tiếp 22

2.2.1.1 Công cụ hạn mức tín dụng 22

2.2.1.2 Công cụ khung lãi suất 23

2.2.2 Công cụ gián tiếp 24

2.2.2.1 Dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements) 24

2.2.2.2 Công cụ tái chiết khấu : 25

2.2.2.3 Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operation) 27

2.2.2.4 Công cụ tỷ giá hối đoái 27

2.2 Thực trạng công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam 2010 – 2014 28

2.3 Những dự báo về công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam 2014 31

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 33

3.1 Tồn tại những khó khăn 33

3.2 Định hướng 33

3.3 Giải pháp 36

Kết luận 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Tham gia vào thị trường tiền tệ gồm có rất nhiều chủ thể với những mụcđích khác nhau: Chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư, chủ thể kiểm soát hoạt độngcủa thị trường Trong đó, Ngân hàng trung ương là chủ thể quan trọng trên thịtrường tiền tệ; Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ cung cấp cho hệ thống ngânhàng khả năng thanh toán cần thiết để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế, tương ứngvới mục tiêu của chính sách tiền tệ Ngân hàng Trung ương giám sát hoạt động củacác ngân hàng, điều hành vĩ mô thị trường tiền tệ thông qua các công cụ chủ yếu lànghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, kiểm soát hạnmức tín dụng, quản lí lãi suất của các ngân hàng thương mại… làm cho chính sáchtiền tệ luôn được thực hiện theo đúng mục tiêu của nó

Tại tất cả các nước, Ngân hàng Trung ương được sử dụng như một công cụquan trọng trong điều chỉnh kinh tế của nhà nước vì ngân hàng trung ương nắmtrong tay các mối liên hệ kinh tế quan trọng nhất Ở Việt Nam, cùng với quá trìnhchuyển dịch từ nền kinh tế hàng hoá tập trung bao cấp sang phát triển nền kinh tếthị trường, trong những năm qua thị trường Việt Nam đã được hình thành và từngbước hoàn thiện theo xu hướng năng động, tích cực phù hợp với xu hướng pháttriển của nền kinh tế thế giới Mặc dù đến nay quy mô của thị trường này còn rấtkhiêm tốn nhưng nó đã đóng vai trò nhất định trong việc kết nối cung cầu về vốnngắn hạn cho các ngân hàng, doanh nghiệp v.v Đặc biệt thị trường tiền tệ ViệtNam đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng trong việc bảo đảm khảnăng thanh toán, an toàn hệ thống cũng như mở rộng hệ thống cho vay Đạt được những kết quả đó, một phần lớn là do vai trò điều tiết tiền tệ của Ngânhàng trung ương Những đổi mới trong quá trình điều tiết, kiểm soát tiền tệ trong ,kiểm soát thị trường những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng

hệ thống tài chính và phát triển thị trường tiền tệ

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ VÀ CHÍNH SÁCH

TIỀN TỆ 1.1 Giới thiệu chung về kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học hiện đại được phân thành hai nhánh: kinh tế học vi mô và kinh

tế học vĩ mô Cả hai phân môn đều nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, tìm hiểu cácnội dung kinh tế để đưa ra những giải pháp hợp lý hơn ở hai cấp độ

Kinh tế học vi mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế ở cấp độ đơn vị sản xuấthay người tiêu dùng, trong khi kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề này ở cấp

độ tổng thể, ở cấp quốc gia hay quốc tế Môn học này nhằm giới thiệu đối tượngnghiên cứu của kinh tế học vĩ mô, mục tiêu và các chính sách kinh tế vĩ mô cũngnhư một số công cụ chủ yếu được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô, mô hìnhtổng cung và tổng cầu

1.1.1 Kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học là môn nghiên cứu những lựa chọn của cá nhân và xã hội vềcách thức sử dụng những nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của xã hội Những lựa chọn của cá nhân và xã hội được biểu hiện bằngnhững hiện tượng và các hoạt động dưới hai góc độ Góc độ bộ phận: kinh tế vi mônghiên cứu hành vi của các doanh nghiệp, các hộ gia đình và sự tương tác giữachúng trên các thị trường từng ngành hàng Ở góc độ toàn bộ nền kinh tế là kinh tếhọc vĩ mô

Trong kinh tế vĩ mô, chúng ta tìm cách giải quyết hai vấn đề Một là, tìmhiểu về sự tương tác giữa các bộ phận trong nền kinh tế tức là nghiên cứu hoạtđộng của tổng thể nền kinh tế Hai là, Chính phủ sẽ tham gia cải thiện thành tựuchung của nền kinh tế như thế nào?

Hành vi của một nền kinh tế được nghiên cứu dưới bốn phạm vi cơ bản: sảnlượng và tăng trưởng kinh tế, việc làm và thất nghiệp, sự biến động của mặt bằnggiá cả, thu nhập ròng thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài Kinh tế vĩ mô tìmcách giải thích điều gì quy định các biến số đó, tại sao chúng lại biến động theothời gian và mối quan hệ giữa chúng

Tại sao cần phải học kinh tế vĩ mô? Tầm quan trọng và sự quan tâm đếnkinh tế vĩ mô đã tăng rất nhanh trong vòng 30 năm qua xuất phát từ lý do thực tếcũng như lý thuyết Trên lĩnh vực thực nghiệm, các nền kinh tế phát triển cũngnhư đang phát triển đều phải đối phó với các vấn đề kinh tế vĩ mô: trì trệ hay chậmphát triển, thất nghiệp, lạm phát, cán cân thương mại thâm hụt, thất thoát vốn, gia

Trang 5

tăng nợ quốc gia Để có thể tìm câu trả lời cho các vấn đề trên, cần phải hiểunguyên lý hoạt động của nền kinh tế Nghĩa là chúng ta cần tìm lời giải cho các câuhỏi lý thuyết như: Điều gì xác định mức độ của hoạt động kinh tế và nhân dụngtrong một nước? Mức thu nhập quốc dân cân bằng được xác định như thế nào?Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự biến động của sản lượng quốc gia? Mức giá cảchung của một nước được xác định như thế nào? Điều gì gây ra lạm phát và thấtnghiệp? Điều gì ảnh hưởng đến thâm hụt ngoại thương và cán cân thương mại?Nhân tố nào ảnh hưởng đến thâm hụt ngoại thương và mất cân bằng trong cán cânthương mại của một nước? Các chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ ảnhhưởng đến nền kinh tế như thế nào? Đây là những câu hỏi mà kinh tế vĩ mô tìmcách trả lời.

Nền tảng của kinh tế học vĩ mô hiện đại như là một ngành khoa học kinh tếriêng biệt, được xây dựng bởi nhà kinh tế người Anh, John Maynard Keynes(1883-1946) trong cuốn sách nổi tiếng The General Theory of Employment,Interest and Money (Lý thuyết tổng quát về nhân dụng, lãi suất và tiền tệ) xuất bảnnăm 1936

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp cơ bản mà kinh tế vĩ mô sử dụng là phương pháp phân tích cânbằng, tổng hợp, phương pháp mô hình hóa và phân tích thống kê số lớn

Những vấn đề cơ bản kinh tế vĩ mô cần phải nắm được là:

a) Mục tiêu và công cụ kinh tế vĩ mô

b) Phân tích tổng cung và tổng cầu

c) Các khái niệm và mối quan hệ kinh tế vĩ mô cơ bản

1.1.2 Mục tiêu cơ bản của kinh tế học vĩ mô.

a) Sản lượng cao và tăng trưởng nhanh

Nhìn chung các nhà kinh tế đánh giá hoạt động kinh tế vĩ mô bằng cách nhìnvào một vài biến số trọng yếu, trong đó biến số quan trọng nhất là tổng sản phẩmquốc nội (GDP) GDP là thước đo theo giá trị thị trường của tất cả các hàng hóadịch vụ cuối cùng được sản xuất tại một nước trong năm Có hai cách tính toánGDP: GDP danh nghĩa được xác định theo giá hiện hành và GDP thực tế được xácđịnh theo giá cố định hay giá gốc

Trang 6

b) Việc làm nhiều và tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Mục tiêu quan trọng tiếp theo của kinh tế vĩ mô là việc làm nhiều đồngnghĩa với thất nghiệp thấp Tỷ lệ thất nghiệp đo lường số người không có việc làm

và đang tích cực tìm việc tính theo tỷ lệ phần trăm so với lực lượng lao động Biếnđộng ngắn hạn của tỷ lệ thất nghiệp liên quan đến nhưng dao động theo chu kỳkinh doanh Những thời kỳ sản lượng giảm thường đi kèm với tăng thất nghiệp vàngược lại

c) Lạm phát

Biến số then chốt thứ ba mà các nhà kinh tế quan tâm đó là lạm phát Lạmphát là tình trạng mức giá trung bình (mức giá chung) của nền kinh tế tăng lêntrong một khoảng thời gian nhất định

Các nhà kinh tế đo lạm phát bằng tỷ lệ lạm phát (%) Tỷ lệ lạm phát được đobằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số giá cả (thường là chỉ số CPI) Chỉ số giá cả

là tỷ lệ so sánh giữa số tiền phải trả để mua một giỏ hàng hóa trong một năm hoặcmột thời kỳ và số tiền phải trả để mua giỏ hàng hóa đó vào năm gốc hoặc thời kỳgốc Trong thời kỳ nền kinh tế có lạm phát, tiền tệ bị mất giá Giá trị của tiền tệgiảm dần như theo cùng một tỷ lệ với tỷ lệ lạm phát (tỷ lệ lạm phát cao thì tiền mấtgiá nhanh, tỷ lệ lạm phát thấp thì tiền mất giá chậm hơn) Lạm phát có tác độnglàm thay đổi tỷ giá hối đoái Nước nào có tỷ lệ lạm phát cao thì đồng tiền nước đó

sẽ bị giảm giá so với đồng tiền nước khác

d) Cán cân thương mại

Vấn đề quan trọng thứ tư mà kinh tế vĩ mô xem xét là cán cân thương mại.Tầm quan trọng của cán cân thương mại là gì và điều gì quyết định sự biến độngcủa nó trong ngắn hạn và dài hạn? Nhìn chung, khi một nước nhập khẩu nhiềuhàng hóa hơn từ thế giới bên ngoài so với xuất khẩu, nước đó cần phải trang trảicho phần nhập khẩu dôi ra đó bằng cách vay tiền nước ngoài hoặc giảm tài sảnquốc tế Ngược lại, khi một nước có xuất khẩu ròng, thì nước đó sẽ tích tụ tài sảncủa thế giới bên ngoài Như vậy nghiên cứu của chúng ta về mất cân bằng thươngmại liên quan chặt với dòng chu chuyển vốn quốc tế

1.1.3 Các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô

Chính phủ có những công cụ nhất định có thể tác động đến kinh tế vĩ mô:

Trang 7

Công cụ chính sách là một biến số kinh tế dưới sự kiểm soát của Chính phủ

có thể tác động đến một hay nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô Tức là bằng cách thayđổi chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác, Chính phủ có thể lái nềnkinh tế tới một trạng thái tốt hơn về sản lượng, ổn định giá cả và việc làm Cácchính sách chủ yếu:

a) Chính sách tài khóa: quyết định điều chỉnh thuế và chi tiêu Chính phủnhằm đạt mức sản lượng, việc làm và giá cả mong muốn

b) Chính sách tiền tệ: Ngân hàng Trung ương thực thi chính sách tiền tệ làmthay đổi mức cung tiền và lãi suất , thông qua các công cụ như : lãi suất chiết khấu,

tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở nhằm hướng mức sản lượng quốcgia, việc làm và giá cả đạt mức mong muốn

c) Chính sách thu nhập: các chính sách nhằm kiểm soát giá và tiền lươngtrong nền kinh tế

d) Chính sách ngoại thương: gồm các chính sách nhằm cân bằng cán cânthương mại để góp phần cân bằng cán cân thanh toán Chính sách ngoại thương sửdụng các công cụ mà Chính phủ có thể sử dụng để tác động đến quan hệ thươngmại quốc tế như thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu

1.1.4 Tổng cung, tổng cầu và cân bằng kinh tế vĩ mô

a) Tổng cầu

Là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế muốnmua và có khả năng mua tương ứng với mỗi mức giá trong các điều kiện khácnhau (về chính sách kinh tế và các yếu tố phi kinh tế) Các yếu tố quyết định mứctổng cầu là nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình và Chính phủ, nhu cầu về đầu tưcủa doanh nghiệp và chênh lệch giữa nhu cầu hàng xuất và hàng nhập khẩu

Các chính sách của Nhà nước và các yếu tố phi kinh tế như dân số, chính trị,biến động tình hình kinh tế thế giới, … có thể tác động đến từng yếu tố của tổngcầu và do đó tác động đến tổng cầu nói chung

b) Tổng cung

Là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp muốn bán và

sẽ bán ra tương ứng với mỗi mức giá, trong các điều kiện đầu vào của sản xuất đãcho

Tổng cung phụ thuộc và mức giá cả của sản phẩm đầu ra, số lượng, chấtlượng các yếu tố đầu vào của sản xuất Đó là các yếu tố: lao động, vốn, công nghệ,

Trang 8

c) Cân bằng

Cân bằng dài hạn đạt được khi tổng cầu bằng tổng cung dài hạn, nền kinh tếlúc này đạt sản lượng cao nhất vì lao động được thu hút nhiều nhất vào quá trìnhsản xuất, các nguồn lực khác được sử dụng hợp lý, sản lượng đạt sản lượng tiềmnăng, giá cả hầu như không đổi, thất nghiệp chỉ là thất nghiệp tự nhiên

Cân bằng ngắn hạn có thể tương ứng với trạng thái lạm phát hoặc thấtnghiệp, tùy thuộc vào nền kinh tế hoạt động quá mức hay dưới mức tiềm năng

Kinh tế vĩ mô tập trung vào việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến sốkinh tế là: tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp

1.2.Khái niệm và vị trí của chính sách tiền tệ

1.2.1 Khái niệm

Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ươngkhởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ , biện pháp của mình nhằm đạt cácmục tiêu :ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm ,tăng trởng kinh tế

Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng:chính sách tiền tệ mở rộng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt

1.2.2 Vị trí

Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ

là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnhvực lu thông tiền tệ Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế

vĩ mô khác như chính sách tài khoá,chính sách thu nhập,chính sách kinh tế đốingoại

Đối với Ngân hàng trung ương ,việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ làhoạt động cơ bản nhất ,mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền tệquốc gia đợc thực hiện có hiệu quả hơn

Trang 9

1.2.3 Vai trò

Chính sách tiền tệ có một vai trò quan trọng và tương đối độc lập với các chínhsách kinh tế khác xuất phát từ 3 điểm mang tính định hướng sau:

 Thứ nhất: Sẽ không có tăng trưởng kinh tế nếu không có đầu tư

 Thứ hai: Không thể có đầu tư mà không có tiết kiệm

 Thứ ba: Không thể có tiết kiệm nếu thiếu sự ổn định giá cả và tiền tệ

Chính vì vậy, chính sách tiền tệ có nhiệm vụ tác động vào nhiều hướng nhăm: tạo

ra đầu tư, tạo ra tiết kiệm và tạo ra sự ổn định tiền tệ, ổn định giá cả,ổn định tỷ giáhối đoái

Như vậy, chính sách tiền tệ góp phần vào sự thành công hay thất bại của sự pháttriển kinh tế Một chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ dẫn đến sự khan hiếm về tiền tệ vàđắt đỏ về chi phí Ngược lại, một chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm cho tiền tệ giatăng, kích thích tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: chính sách tiền tệ quốc gia là một bộphận của chính sách Kinh tế - Tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồngtiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đảm bảoquốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân

1.3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Trang 10

 Ổn định tiền tệ, bảo vệ giá trị đối nội của đồng tiền trên cơ sở kiểm soátđược lạm phát

 Ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền trên cơ sở cân bằng cán cân thanhtoán quốc tế và ổn định tỷ giá hối đoái

 Tăng trưởng kinh tế trong sự ổn định

 Tạo công ăn việc làm và giảm bớt thất nghiệp

1.3.1.1 Kiểm soát lạm phát nhằm ổn định sức mua đối nội của tiền tệ

Khi toàn thế giới sử dụng tiền giấy bất khả hoán thì chứa đựng bên trong nó khảnăng tiềm tàng của lạm phát

 Nếu lạm phát ở tỷ lệ cao sẽ phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải giữacác giai cấp khác nhau Khi giá cả tăng lên một cách bất thường thì mọi ngườinhất là các chủ đầu tư không an tâm, tin tưởng trong việc tính toán công việcđầu tư nên không khuyến khích đầu tư

 Nếu lạm phát cân bằng có dự tính trước thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sảnlượng thực tế, đến hiệu quả hoặc phân phối thu nhập quốc dân Nếu mọi ngườiđều biết được, thấy trước được sự vận động của lạm phát thì họ sẽ thực hiệncác hành vi của mình cho có lợi nhất

- Trên thực tế, lạm phát là việc đưa một khối lượng tiền ra lưu thông Trong nềnkinh tế thị trường, việc đưa tiền ra lưu thông thường thông qua con đường tín dụng.Khi tăng trưởng tiền tệ cho nền kinh tế bằng con đường tín dụng thì sẽ phát triểncác doanh nghiệp, tạo điều kiện đầu tư chiều rộng và chiều sâu Do đó sẽ thu hútnhiều lao động, thất nghiệp giảm, kinh tế tăng trưởng cao hơn trước

Lạm phát tồn tại rất lâu dài trong nền kinh tế hàng hóa Như vậy, bên cạnh táchại thì lạm phát trong chừng mực nào đó lại là một yếu tố để kích thích kinh tếtăng trưởng

Trang 11

Nhiệm vụ của ngân hàng trung ương là kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ, tạotiền đề cho nền kinh tế phát triển bình thường, đảm bảo đời sống cho người laođộng

Thực chất của việc kiểm soát lạm phát là duy trì lạm phát ở mức vừa phải

1.3.1.2 Ổn định sức mua đối ngoại của tiền tệ.

Trong nền kinh tế mở, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế - tài chính thế giới diễn

ra rất nhanh chóng và sâu sắc Trước tình hình đó, các nước trên thế giới đềuhướng về các thị trường tài chính quốc tế để theo dõi sự biến động của các ngoại tệmạnh, nhằm tránh các tác dụng tiêu cực của các biến động trên thị trường tài chính,thông qua hệ thống tỷ giá hối đoái Một sự biến động của tỷ giá hối đoái ít haynhiều, đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế trong nước tùy theo mức độ hướngngoại của nền kinh tế

Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động mạnh của dự trữ ngoại hối, thị trường hối đoái vàchính sách hối đoái, tình hình giá cả trong nước Do đó, một chính sách tiền tệnhằm ổn định kinh tế trong nước, cần phải đi đôi với những biện pháp nhằm ổnđịnh tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế của một nước, đặcbiệt là hoạt động xuất nhập khẩu

 Một tỷ giá hối đoái quá thấp (bản tệ có giá trị cao hơn so với ngoại tệ) có tácdụng khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàng hóa xuất khẩutương đối đắt, khó bán cho nước ngoài Điều này sẽ khiến sản xuất trong nướchướng về xuất khẩu, gây bất lợi cho những cuộc chuyển dịch ngoai tệ từ nướcngoài vào tỏng nước, làm cho khối lượng dự trữ ngoại hối dễ bị giảm

Trang 12

 Một tỷ giá hối đoái quá cao (bản tệ có giá trị thấp hơn so với ngoại tệ) sẽ bấtlợi cho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ hơn đểcạnh tranh trên thị trường quốc tế Nhờ vậy, lưu lượng ngoại tệ có khuynhhướng chuyển vào trong nước khá hơn, khối lượng dự trữ ngoại tệ có cơ hộităng.

Nhiệm vụ của ngân hàng trung ương là sử dụng những công cụ của chính sáchtiền tệ để can thiệp giữ cho tỷ giá hối đoái không tăng cũng không giảm quá đáng,làm dịu bớt những tình trạng bất ổn định của nền kinh tế trong nước

1.3.1.3 Tăng trưởng kinh tế

Mỗi quốc gia luôn quan tâm đến 3 vấn đề sau:

Thứ nhất: Tăng trưởng chính là sự tăng sản lượng tính trên đầu người và tăngmức sống cá nhân, chứ không phải sự gia tăng tổng sản lượng

Thứ hai: Sự cải tiến năng suất lao động một lần duy nhất chỉ tạo ra sự tăngtrưởng kinh tế tạm thời Tăng trưởng ổn định đòi hỏi năng suất lao động phải

Bên cạnh đó, sự gia tăng khối tiền đưa đến sự gia tăng số cầu tổng hợp Cácthành phần dân cư có tiền nhiều hơn sẽ tăng mức tiêu thụ giúp các doanh nghiệpgiải quyết hàng tồn đọng, đồng thời gia tăng sản xuất, hàng hóa lưu thông, phânphối nhộn nhịp hơn

Trang 13

Kết quả là doanh nghiệp sẽ đầu tư thêm để gia tăng sản xuất hơn nữa làm cho xảsức cầu về sản phẩm tiêu dùng và sức cầu về đầu tư đều tăng.

Ngân hàng trung ương thường sử dụng công cụ hạn mức tín dụng Khi nền kinh tếvận động một cách thuần thục thì việc cung ứng tiền tệ chủ yếu được thực hiệnthông qua các cong cụ gián tiếp như: dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, lãi suất vàcông cụ thị trường mở

và giá bán trên thị trường

Cầu tăng mạnh dẫn đến lạm phát Ngân hàng trung ương buộc phải giảm khối tiền

tệ để giảm cầu Hoạt động kinh tế rơi vào tình trạng ngưng trệ Kết quả nền kinh tếrơi vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp gia tăng

Giải quyết vấn đề công ăn việc làm là nhu cầu bức thiết của mọi quốc gia Sức laođộng là một hàng hóa trên thị trường, mà cầu về sức lao động luôn có xu hướnggiảm do sự phát triển của khao học công nghệ kĩ thuật Chính vì vậy, khi kinh tếtăng trưởng thì vẫn luôn có một bộ phận lao động bị thất nghiệp

Do đó, nhiệm vụ của chính sách tiền tệ là hạn chế tối đa mức thất nghiệp chứkhông thể triệt tiêu nạn thất nghiệp được

Trang 14

Từ đó, ta thấy sự can thiệp của Nhà nước để chủ động điều chỉnh mối quan hệgiữa tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ngày càng trở nên hết sức quantrọng trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô theo cơ chế thị trường Để làm được điềuđó,Nhà nước phải sử dụng các công cụ để điều hành chính sách tiền tệ.

1.3.2 Mục tiêu trung gian

1.3.2.1 Chỉ tiêu tổng lượng tiền cung ứng

Để duy trì mục tiêu lượng tiền cung ứng, ngân hàng trung ương buộc phải chấpnhậ sự thay đổi lãi suất vì sự biến động tất yếu của nhu cầu tiền tệ trong nền kinh tế

1.3.2.2 Chỉ tiêu lãi suất

Để duy trì mục tiêu lãi suất, mức cung ứng tiền và tiền cơ sở sẽ biến động

1.3.2.3 Lựa chọn mục tiêu trung gian

Việc lựa chọn lãi suất hay lượng tiền cung ứng làm mục tiêu trung gian của chínhsách tiền tệ tùy thuộc vào mức độ biến động tương đối của nhu cầu tiền tệ so vớinhu cầu hàng hóa được phản ánh thông qua sự biến động tương đối của mô hìnhIS-LM

1.4 Mục tiêu hoạt động

Là các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của công cụ chính sáchtiền tệ

1.4.1 Lãi suất liên Ngân hàng.

Với điều kiện cầu tiền tệ ổn định, việc khống chế lãi suất cho phép đạt đượcmứccung tiền tệ mục tiêu Trên cơ sở đó, mức lãi suất liên ngân hàng cụ thể đượcxác định nhằm đạt được mục tiêu trung gian

Trang 15

Cơ chế điều hành qua dự trữ không vay có hiẹu quả khi có các dự tính chính xác

về dự trữ đi vay, nhu cầu nắm giữ tiền của công chúng và hệ số nhân tiền Quantrong hơn, mối quan hệ giữa dự trữ không vay và khối tiền cung ứng phải chặt chẽ

1.4.3 Dự trữ đi vay

Mục tiêu hoạt động này thực chất là lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian và

để cho tổng khối tiền khỏi biến động

Khi lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tăng lên làm cho mức dự trữ đivay có thể vượt quá mức mục tiêu, buộc ngân hàng trung ương phải tăng thêm mức

dự trữ không vay thông ua nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất giảm xuống làm chotổng tiền trung ương tăng lên và tổng lượng tiền cung ứng cũng tăng

Trang 16

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH

SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014.

Năm 2010, chỉ số tiêu dùng CPI tháng 12 tăng 1,98% đẩy lạm phát cả nước

ở mức 11,75% so với năm 2009 Con số này vượt gần 5% so với chỉ tiêu đượcQuốc hội đề ra hồi đầu năm (khoảng 8%)

Trong khi đó, nếu tính bình quân từng tháng (cách tính mới của Tổng cụcthống kê) thì lạm phát năm 2010 tăng 9,19% so với năm 2009

Bảng 1 – Diễn biến tốc độ tăng CPI năm 2010 và 2009.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Ta có thể thấy lạm phát tăng cao những tháng đầu năm và cuối năm, mức tăng

có độ vênh lớn, tháng cao nhất so với tháng thấp nhất lệch nhau đến hơn 1,5%

Tính chung CPI năm 2010, CPI giáo dục tăng mạnh nhất gần 20%, tiếp đó làhàng ăn 16,18%, nhà ở - vật liệu xây dựng 15,74%, các ngành giao thông, hànghóa & dịch vụ khác, thực phẩm đều có mức tăng trên 10% Bưu chính viễn thông

Trang 17

là nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% Chỉ số giá vàng tăng 36,72%,chỉ số USD tăng 7,63% Về CPI vùng miền, đáng chú ý là chỉ số CPI khu vực nôngthôn tháng 12 tăng 2,04%, cao hơn 1,87% của khu vực thành thị.

Bước sang năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng tuy vẫn ở mức cao nhưng đã có

vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn mức tăng chung là: nhà ở và vật liệu xây dựng tăng0,51%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,49%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,35%,thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,24%, giao thông tăng 0,16%, giáo dục tăng 0.05%

Trang 18

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với cùng kỳ năm trước tăng 18,13% Chỉ

số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với bình quân năm 2010

Bảng 3 – Diễn biến tốc độ tăng CPI năm 2012.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Bảng 4 – So sánh tốc độ tăng CPI các tháng năm 2012.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng0,27% so với tháng trước, lạm phát 2012 được kiềm chế ở mức 6,81% Trong năm

2012 có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%

Trang 19

Cụ thể, theo phân tích của Tổng cục thống kê , CPI tăng không quá cao vào

2 tháng đầu năm (tăng 1% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2) nhưng tăng caonhất vào tháng 9 với mức tăng 2,2%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch

vụ y tế và nhóm giáo dục Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong nhữngtháng cuối năm

Nhìn lại năm 2012, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê Đỗ Thức cho biết,chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 (tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011) xấp xỉ mứctăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010

và mức tăng 18,13% của năm 2011, nhưng lại là năm giá có nhiều biến động bấtthường Cụ thể chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá cao vào 2 tháng đầu năm (0,1%vào tháng 1 và 1,37% vào tháng 2), nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng2,2%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục Mứctăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong các tháng cuối năm, điều này thể hiệntính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình

ổn giá

Theo Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước năm 2013 chỉ tăng6,04%, đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây Theo đó, chỉ số giá tiêudùng tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với cùng kỳnăm trước

Ngày đăng: 21/05/2016, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w