1.Bản chất kinh tế của tiền công Biểu hiện bề ngoài của đời sống xã hội tư bản, công nhân làm việc cho các nhà tư bản một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hoàn thà
Trang 1Lời Mở Đầu
Xã hội luôn mong muốn không ngừng sản xuất ra của cải vật chất để nâng cao đời sống, các tổ chức kinh tế thì luôn mong muốn tạo ra lợi nhuận qua việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ Để đáp ứng được mong muốn
đó, con người hoặc phải tăng quỹ thời gian dùng cho sản xuất hoặc phải tăng năng suất lao động Trong các yếu tố đó, quỹ thời gian dành cho sản xuất là có hạn vì mỗi người chỉ có tối đa 24 giờ mộ ngày trong khi năng suất lao động có thể tăng không ngừng do yếu tố khách quan hoặc chủ quan Tiền công là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tăng năng suất lao động vì tiền công là mục đích chính của người lao động Tuy nhiên, tiền công mà người lao động được hưởng tong nhiều doanh nghiệp
ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động Việc nâng cao tiền lương thực tế của người lao động
ở Việt Nam là một nhiệm vụ cấp bách, cần được thực hiện triệt để Trên
cơ sở lí luận về tiền công của chủ nghĩa Mác-Lenin và thực trạng tiền công của người lao động trong một số doanh nghiệp ở Việt Nam, chúng
ta sẽ cùng nhau phân tích và đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao tiền công của người lao động cũng chính là tạo tiền đề phát triển vững mạnh nền kinh tế
I.Cơ sở lí luận:
Bài luận được xây dựng trên cơ sở lý luận về tiền công của Mac-lenin dưới chủ nghĩa tư bản Nhìn nhận thực tế rằng: giá trị thặng dư là mục tiêu của mọi ngành, mọi nhà kinh tế hướng đến là một tiền đề quan trọng
để có cái nhìn đúng đắn và hách quan về những lí luận kinh tế của Mac-Lenin mà lí luận về tiền công là một trong những lí thuyết cơ bản và phức tạp
1.Bản chất kinh tế của tiền công
Biểu hiện bề ngoài của đời sống xã hội tư bản, công nhân làm việc cho các nhà tư bản một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hoàn thành một số công việc nào đó thì nhà tư bản trả cho công nhân
Trang 2một số tiền nhất định gọi là tiền công Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động Sự thật là tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, vì lao động không phải là hàng hóa
-Việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về
lý luận sau đây:
+ Nếu lao động là hàng hóa và nó được tao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không thu được lợi nhuận; điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
+ Nếu “hàng hóa lao động “ được trao đổi không ngang giá để có giá tị thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị
-Nếu lao động là hàng hóa, thì hàng hóa đó cũng phải có giá trị Nhưng lao động là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, bản thân lao động thì không có giá trị Vì thế lao động không phải là hàng hóa, cái mà công ngân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động Do đó, tiền công mà nhà
tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động
Vậy, bản chất của tiền công tong chủ ngĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của sức lao động.
Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn Điều đó là do những thực
tế sau đây:
-Đặc điểm của hàng hóa sức lao động là không bao giờ tách khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do đó bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động
-Đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện có tiền để sinh sống, do đó bản than công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động còn đối với nhà tư bản bỏ tiền ra là để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động
Trang 3-Lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động
Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao đông không được trả công, do đó tiền công che đậy mất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản
2 Những hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản
Tiền công có hai hình thức cơ bản là tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm
2.1 Tiền công tính theo thời gian
Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều tùy theo thời gian lao động của công nhân (giờ , ngày , tháng) dài hay ngắn
Cần phân biệt tiền công giờ, tiền công ngày, tiền công tuần, tiền công tháng Tiền công ngày và tiền công tuần chưa nói rõ được mức tiền công
đó cao hay là thấp, vì nó còn tùy theo ngày lao động dài hay ngắn Do đó muốn đánh giá chính xác mức tiền công không chỉ căn cứ vào mức tiền công ngày, mà phải căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động Giá cả của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian
Đơn vị tiền công tính theo thời gian trung bình được tính theo công thức : Giá trị (hay giá cả) hàng ngày của sức lao động
Tiền công theo giờ =
Thực hiện chế độ tiền
công theo thời gian, nhà
tư bản có thể không thay đổi tiền công ngày, tiền công tuần, mà vẫn hạ thấp được giá cả lao động do kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ
Ngày lao động với một số giờ nhất định
Trang 4lao động Trả tiền công kéo dài thời gian còn có lợi cho nhà tư bản khi tình hình thị trường thuận lợi, hành hóa tiêu thụ dễ dàng, thực hiện lối làm việc thêm giờ, tức là làm việc ngoài số giờ quy định của ngày lao động Còn khi thị trường không thuận lợi buộc phải thu hẹp sản xuất, nhà
tư bản buộc phải rút ngày ngày lao động và thực hiện lối trả công theo giờ, do đó hạ thấp tiền công xuống rất nhiều Như vậy, công nhân không những thiệt thòi khi ngày lao động bị kéo dài quá độ, mà còn bị thiệt khi phải làm việc bớt giờ
2.2 Tiền công tính theo sản phẩm
Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc số công việc đã hoàn thành
Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định Đơn giá tiền công được xác định như sau:
Tiền công trung bình một ngày của công nhân
của công nhân đó trong một
ngày lao động bình thường
Về thực chất, đơn giá tiền công là tiền công, trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một sản phẩm Vì thế tiền công tính theo sản phẩm là hình thức biến tướng của tiền công tính theo thời gian
Thực hiện tiền công tính theo sản phẩm, một mặt, giúp cho nhà tư bản
trong việc quản lý, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng
hơn; mặt khác, kích thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo
ra nhiều sản phẩm để nhận được tiền công cao hơn
Về mặt lịch sử, tiền lương tính theo thời gian được áp dụng rộng rãi trong giai đoạn đầu phát triển của chủ nghĩa tư bản, còn ở giai đoạn sau thì tiền
Trang 5lương tính theo sản phẩm được áp dụng rộng rãi hơn Hiện nay, hình thức tiền lương tính theo thời gian ngày càng mở rộng
3.Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
3.1 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán
sức lao động của mình cho nhà tư bản Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hành hóa
tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình
Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy theo sự biến động của quan hệ cung cầu vè hàng hóa sức lao động trên thị trường trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi , nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống hoặc tăng lên
3.2 Xu hướng vận động của tiền công dưới chủ nghĩa tư bản
Tiền công là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gắn liền với
sự biên đổi của giá trị sức lao động Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động ngược chiều nhau Nhân tố làm tăng giá trị sức lao động như: sự nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động, sự tăng cường độ lao động và sự tăng lên của nhu cầu cùng với sự phát triển của xã hội Nhân tố tác động làm giảm giá trị sức lao động, đó
là sự tăng năng suất lao động làm cho giá cả tư liệu tiêu dùng rẻ đi Sự tác động qua lại của các nhân tố đó dẫn tới quá trình phức tạp của sự biến đổi giá trị sức lao động, do đó dẫn tới sự biến đổi phức tạp của tiền công thực tế
Tuy nhiên, C.Mác đã vạch ra rằng xu hướng chung của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là nâng cao mức tiền công trung bình mà là hạ thấp
Trang 6mức tiền công ấy Bởi lẽ trong quá trình phát triển chung của chủ nghĩa
tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của
nó nhiều khi không theo kịp mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ; đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên, khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá cầu về lao động, điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó, vì thế tiền công thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng hạ thấp
Nhưng sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng, vì
có những nhân tố chống lại sự hạ thấp tiền công.Một mặt, đó là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng tiền công Mặt khác, trong điều kiện của chủ nghĩa tư ban ngày nay, do sự tác động của khoa học và công nghệ nên nhu cầu về sức lao động có chất lượng cao ngày càng tăng đã buộc giai cấp tư sản phải cải tiến tổ chức lao động cũng như kích thích người lao động bằng lợi ích vật chất Đó cũng là một nhân tố cản trở xu hướng hạ thấp tiền công
4 Các chức năng cơ bản của tiền công
4.1 Chức năng thước đo giá trị:
Tiền lương là sự thể hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của sức lao động Vì vậy tiền công chính
là thước đo giá trị sức lao động, được biểu hiện như giá trị cụ thể của việc làm được trả công Nói cách khác, giá trị việc làm được phản ánh thông qua tiền công.Nếu giá trị việc làm càng cao thì mức lương càng lớn
4.2 Duy trì và phát triển sức lao động:
Theo Mác-Lenin tiền công là biểu hiện giá trị sức lao động, đó là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của con người, theo điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ văn minh của mỗi nước Giá trị sức lao động bao hàm cả yếu tố lịch sử, vật chất và tinh thần Ngoài ra,
để duy trì và phát triển sức lao động thì người lao động còn phải sinh con, phải nuôi dưỡng con, cho nên những tư liệu sinh hoạt cần thiết để
Trang 7sản xuấ ra sức lao động phải gồm có cả những tư liệu sinh hoạt cho con cái học Theo họ, chức năng cơ bản tiền công còn là nhằm duy trì và phát triển sức lao động
4.3 Kích thích lao động và phát triển nguồn nhân lực
Tiền công là bộ phận thu nhập chính đáng của người lao động nhằm thỏa mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động
Do vậy các mức tiền công là đòn bẩy kinh tế rất quan trọng để định hướng sự quan tâm và động cơ trong lao động của người lao động Khi
độ lớn của tiền công phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất của công ty nói chung và cá nhân người lao động nói riêng thì họ sẽ quan tâm đến việc không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng công việc
4.4 Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển
Khác với thị trương hàng hóa bình thường, cầu về lao động không phải là cầu về bản thân nó, mà là cầu dẫn xuất, tức là phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ của sản phẩm do lao động tạo ra và mức giá cả của hàng hóa này Tổng mức tiền công quyết định về tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ cần thiết phải sản xuất cũng như giá cả của nó Do vậy, tiền công phải dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động Việc tăng năng suất lao động luôn luôn dẫn đến sự tái phân bố lao động Theo quy luật thị trường, lao động
sẽ tái phân bố vào các khu vực có năng suất cao hơn để nhận được các mức lương cao hơn
4.5 Chức năng xã hội của tiền công
Cùng việc kích thích không ngừng nâng cao năng suất lao động, tiền công còn là yếu tố kích thích việc hoàn thiện các mối quan hệ lao động Thực tế cho thấy, việc duy trì các mức tiền công cao và tăng không ngừng chỉ được trên cơ sở hài hòa các mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp Việc gắn tiền công với hiệu quả của người lao động và đơn vị kinh tế sẽ thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của công ty Bên cạnh đó, tạo tiền đề cho
Trang 8sự phát triển toàn diện của con người và thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ và văn minh
II Thực trạng chính sách tiền lương ở Việt Nam
1. Tình trạng tiền lương ở Việt Nam hiện nay
Chính sách tiền lương là một trong những nội dung quan trọng của thể chế kinh tế thị trường Do đó hoàn thiện chính sách tiền lương sẽ góp phần to lớn hoàn thiện thê chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta Tuy nhiên, chính sách tiền lương là một vấn đề tổng hợp, có nhiều mối quan hệ chính trị, kinh tế - xã hội tương tác chặt chẽ lẫn nhau, lien quan đến vấn đề sở hữu, phân bố nguồn lực, quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, phát triển nguồn nhân lực, an sinh xã hội…
Trong nhiều năm qua, nhà nước luôn cố gắng cải cách các chính sách tiền lương nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội và phù hợp với nền kinh tế đang phát triển nhanh.Tuy nhiên, ngoài những thành công đã đạt được vẫn còn những hạn chế và bất cập
Theo số liệu từ Bộ Nội vụ, từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu chung cho người lao động trong khu vực hành chính - sự nghiệp đã điều chỉnh 7 lần từ 210.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng, với mức tăng gần 4 lần Từ ngày 1/5/2012, mức lương tối thiểu đã được quyết định tăng lên mức 1.050.000 nghìn đồng/tháng Việc điều chỉnh này được thực hiện trên cơ sở các mức đã dự kiến trong Đề án tiền lương giai đoạn 2003
- 2007 và 2008 - 2012, có điều chỉnh theo mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của NSNN Tuy nhiên căn cứ thực tế mức sống hiện nay, mức lương tối thiểu này hoàn toàn là không đủ để người lao động có thể sống được trong một tháng, nhất là ở những thành phố lớn
Trang 9như Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh Khi lạm phát ngày càng đẩy giá cả tiêu dùng leo thang chóng mặt
Chẳng hạn chúng ta có thể xem xét cụ thể hơn về tiền lương của cán bộ công chức hiện nay:
Thứ nhất, hiện trạng tiền lương của cán bộ, công chức rất thấp so với yêu
cầu tái sản xuất sức lao động, đặc biệt là cán bộ, công chức sống ở khu vực thành thị Tính từ năm 2003 đến nay, Chính phủ đã có 8 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2003 – 2008
là 13,24%/năm Sau 5 năm thực hiện Đề án cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2008 - 2012, Chính phủ đã 5 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu, từ 450.000 đ năm 2008 lên 1.050.000đ năm 2012 Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2008 – 2012 đạt 18,09%/năm Tốc độ phát triển bình quân toàn giai đoạn 2003 – 2012 đạt 15,37%/năm Tổng mức chi cho cải cách tiền lương trong năm 2011 khoảng 27.000 tỷ đồng; năm
2012 là 59.300 tỷ đồng
T
T
Ngày
bắt đầu
áp dụng
Mức lương tối thiểu trước khi tăng(đồng/thán g)
Mức lương tối thiểu khi tăng
(đồng/tháng )
So Sánh
±Δ
%
1 1/01/200
3
210.000 290.000 80.000 27,5
2 1/10/200
5
4
Trang 106 0 2
4 1/01/200
8
0
18,5 2
5 1/05/200
9
0
16,9 2
6 1/05/201
0
650.000 730.000 80.000 10,9
5
7 1/05/201
1
0
12,0 5
8 1/05/201
2
830.000 1.050.000 220.00
0
20,9 5
Đơn vị tính: đồng
Bảng : Mức lương tối thiểu giai đoạn 2003 - 2012
Tuy mức lương tối thiểu tăng liên tục trong thời gian qua nhưng với tình hình kinh tế hiện nay, thì mức lương tối thiểu chưa đáp ứng được cuộc sống tối thiểu của người lao động
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu năm 2010 ở thành thị là 1.827.900 đồng/tháng, ở nông thôn 950.200 đồng/tháng và của cả nước là 1.210.700 đồng/tháng
Nếu tính theo chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 khoảng 18% thì mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu năm 2011 ở thành thị là 2.156.900 đồng/tháng, ở nông thôn là 1.121.300 đồng/tháng và của cả nước là 1.424.600 đồng Như vậy, mức lương tối thiểu năm 2011, là 830.000 đồng/tháng áp dụng đối với cán bộ, công chức chỉ bằng 38,5% so với mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu ở thành thị, bằng 74% so với mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu ở nông thôn và 58,1% so với mức của cả nước