1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị nguồn nhân lực công ty dệt may hòa thọ đà nẵng

53 2,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 164,07 KB

Nội dung

Là một tập đoàn lớn, một công ty trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩmquần áo, may mặc, Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ cũng rất chú trọng đếncông tác tuyển dụng nguồn

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tuyển dụng là một trong những kỹ năng thiết yếu của người quản lý, và cũng lànền tảng vững chắc cho sự bền vững và phát triển sau này của tổ chức Sự thành côngcủa hầu hết các công ty ngày nay phụ thuộc chủ yếu vào tài sản con người hơn là tàisản vật chất Và với mọi doanh nghiệp, việc tồn tại và phát triển không có con đườngnào khác ngoài con đường duy trì và phát triển nguồn tài nguyên nhân sự một cáchhiệu quả nhất

Tầm quan trọng của tuyển dụng quyết định sự thành công hay thất bại của công ty

Là một tập đoàn lớn, một công ty trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩmquần áo, may mặc, Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ cũng rất chú trọng đếncông tác tuyển dụng nguồn lao động nhằm thu hút, lựa chọn được những người cótrình độ cao đáp ứng được nhu cầu công việc và làm tăng khả năng cạnh tranh của

công ty Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự

của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ” nhằm tìm hiểu, đánh giá, đề xuất một

số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyển dụng của Tổng công ty

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ để thấy được vịthế của tổng công ty trong ngành dệt may

Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực

Phân tích và đánh giá được thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự của Tổng công

ty

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự củaTổng công ty

3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình tuyển dụng của Tổng công ty Cổ phần Dệt mayHòa Thọ

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian: Số liệu qua các năm 2011, 2012, 2013 của Tổng công ty

+ Về không gian: Quá trình tuyển dụng của Tổng công ty Cổ phần Dệt May HòaThọ

4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Với đề tài này cần phải tìm hiểu từ báo chí, internet, http://www.hoatho.com.vn/ ,thư viện và sử dụng các phương pháp như:

- Phương pháp bảng

- Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu và thông tin

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh, thống kê

5.BỐ CỤC ĐỀ TÀI

Chương 1 Cơ sở lý luận chung về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực

Trang 2

Chương 2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác tuyểndụng nhân sự của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ.

Chương 3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự củaTổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ

Trang 3

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG

NGUỒN NHÂN LỰC1.TỔNG QUAN VỀ TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC

1.1 Khái niệm

Tuyển dụng nguồn nhân lực là quá trình tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn từ nhiềunguồn khác nhau những người phù hợp nhất với tổ chức và hỗ trợ để họ có khả nănghoạt động trong tổ chức

Tuyển dụng nguồn nhân lực không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận quản trị nguồnnhân lực, và cũng không chỉ là công việc đơn giản bổ nhận nhân lực cho tổ chức, mà

đó thực sự là quá trình tìm kiếm và lựa chọn cẩn thận Nó đòi hỏi phải có sự kết hợpgiữa các bộ phận trong tổ chức với nhau, phải có sự định hướng rõ ràng, phù hợp củanhà quản trị tổ chức

Quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguồnnhân lực trong tổ chức sau này Khi tổ chức thu hút được nhiều người ứng tuyển vàtuyển chọn được những người phù hợp với tổ chức, thì chất lượng nhân lực sẽ đượcnâng lên rất nhiều Từ đó, hiệu quả công việc của tổ chức cũng sẽ được thay đổi

1.2 Vai trò của tuyển dụng nguồn nhân lực

* Đối với xã hội

Sự ổn định của lao động trong các tổ chức dẫn đến sự ổn định lực lượng lao độngtrong xã hội Nạn thất nghiệp cũng một phần do sự biến động lao động trong các tổchức Do đó nếu hoạt động tuyển dụng lao động không phù hợp thì kết quả khó có thể

có được lượng lao động ổn định trong tổ chức và sẽ làm dao động lực lượng lao độngtrong xã hội, làm đình trệ sự tăng trưởng kinh tế

* Đối với tổ chức

Tuyển dụng là công việc mà bất cứ một tổ chức nào cũng cần phải thực hiện từ khi

tổ chức bắt đầu hình thành và trong quá trình phát triển để đảm bảo có đủ nguồn nhânlực đáp ứng nhu cầu công việc của tổ chức Nếu tuyển dụng không tốt sẽ có thể làmcho hoạt động của tổ chức đình đốn và ngưng trệ, thậm chí còn mất những cơ hội lớn

Vì vậy, tổ chức cần xây dựng tốt công tác tuyển dụng để có được nguồn nhân lực đảmbảo cả về số lượng và chất lượng giúp tổ chức ngày càng phát triển

* Đối với người lao động

Mỗi người lao động đều mong muốn mình tìm được một công việc phù hợp vớikhả năng, đúng với ngành nghề mình đã chọn Do đó tổ chức cần có một quá trìnhtuyển dụng phù hợp sẽ giúp cho người lao dộng có đủ thông tin cần thiết để lựa chọncông việc phù hợp với khả năng của mình Qua các bước của quá trình tuyển dụng laođộng, người lao động biết được kiến thức và khả năng của mình Từ đó có thể tự hoànthiện mình để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng

1.3 Mục đích của tuyển dụng nguồn nhân lực

Đảm bảo đáp ứng đủ, kịp thời nguồn nhân lực có đủ khả năng, trình độ phù hợp vớiyêu cầu công việc của tổ chức

Đảm bảo được mục tiêu, kế hoạch đề ra của tổ chức

Trang 4

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực

Các hoạt động tuyển mộ chịu tác động của nhiều yếu tố:

- Các yếu tố thuộc về công việc

- Các yếu tố thuộc về môi trường

+ Các điều kiện về thị trường lao động (cung – cầu lao động)

+ Sự cạnh tranh của các tổ chức khác

+ Các xu hướng kinh tế

+ Thái độ của xã hội đối với nghề nghiệp

+ Các quy định của pháp luật và các chính sách của địa phương

2.NGUỒN TUYỂN DỤNG

2.1 Nguồn bên trong tổ chức

Nguồn bên trong tổ chức bao gồm những người lao động đang làm trong tổ chức ở

vị trí thấp hơn hoặc ở các bộ phận, phòng ban khác có khả năng đáp ứng được côngviệc của vị trí cần tuyển dụng

- Động viên các lao động hiện tại Những lao động giàu kỹ năng và ý chí thăng tiến

sẽ ít có khả năng rời bỏ tổ chức và tham gia nhiều hơn trong các hoạt động phát triểnnếu họ tin rằng họ có khả năng thăng tiến

- Tối đa hóa an toàn công việc cho lao động hiện tại

- Nhanh chóng và ít tốn kém hơn

* Nhược điểm

- Khả năng hình thành nhóm “ứng cử viên không thành công” (đây là những ngườikhông được bổ nhiệm) Nhóm này thường có biểu hiện không phục lãnh đạo, khônghợp tác với lãnh đạo…Nhược điểm này thường tạo ra những xung đột về tâm lý nhưchia bè phái, gây mâu thuẫn nội bộ

- Nếu một tổ chức đang mở rộng một cách nhanh chóng, cung nội bộ cho các ứngviên có khả năng sẽ thiếu hụt Điều này có thể dẫn đến kết quả là lao động được thăngtiến trước khi họ sẵn sàng hoặc làm việc ở vị trí không đủ lâu để học cách thực hiện tốtcông việc

Trang 5

- Khi một vị trí trống được điền khuyết từ bên trong, vị trí trống thứ hai được tạo

ra Nếu vị trí này cũng được điền khuyết từ bên trong thì một vị trí trống khác sẽ xảy

ra Sự chuyển dịch nhân sự này được gọi là hiệu ứng gợn sóng

- Một vài quy trình chiêu mộ bên trong của tổ chức tạo sự nặng nề Chúng có thểbao gồm “cơn ác mộng quan liêu” của hình thức, thời gian chờ đợi, danh sách liệt kênhững người có thể chọn được và yêu cầu cho phép phỏng vấn từ người giám sát hiệntại của ứng viên

- Có thể làm cho tổ chức trở nên chai lỳ và mất đi sự linh hoạt nếu tất cả nhà quảntrị đều được thăng tiến từ bên trong

2.2 Nguồn bên ngoài tổ chức

Nguồn bên ngoài tổ chức là những người mới đến xin việc, bao gồm:

- Những sinh viên đã hoặc chưa tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng, trunghọc và dạy nghề…(bao gồm cả những người đã được đào tạo ở trong nước và nướcngoài)

- Những sinh viên thực tập tại công ty

- Những người đang trong thời gian thất nghiệp, bỏ việc cũ,…

- Những người đang làm việc tại các tổ chức khác

* Ưu điểm

- Cơ hội lựa chọn lớn

- Có thể mang lại các ý tưởng mới và các quan điểm mới

- Đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của tổ chức mà không sử dụng quánhiều những lao động thiếu kinh nghiệm

- Tránh được hiệu ứng gợn sóng

* Nhược điểm

- Tốn nhiều thời gian và chi phí

- Mất thời gian hướng dẫn người lao động làm quen với tổ chức và công việc

- Không khuyến khích được lao động hiện tại vì nó giảm thiểu cơ hội thăng tiếntrong tổ chức

- Dễ mắc phải các nhầm lẫn trong tuyển chọn

Trang 6

3.QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC

Hình 1.1.Sơ đồ Quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực

3.1 Lập kế hoạch tuyển dụng

Từ kết quả hoạt động hoạch định nguồn nhân lực, tổ chức có thể xác định được nhucầu tuyển dụng Nếu có nhu cầu tuyển dụng, trước tiên, tổ chức cần lập kế hoạch tuyểndụng cho mình:

- Xác định vị trí, số lượng và chất lượng lao động cần tuyển

- Xác định thời gian và địa điểm tuyển dụng

- Xác định và chuẩn bị các loại văn bản, quy định về tuyển dụng cần tuân theo

- Xác định nguồn và phương pháp tuyển dụng

- Thành lập hội động tuyển dụng: số lượng, thành phần, quyền hạn và trách nhiệmcủa hội đồng

- Xác định và chuẩn bị về nhân lực, tài lực và vật lực phục vụ cho tuyển dụng

3.2 Tuyển mộ ứng viên

Để tuyển dụng được đủ số lượng và chất lượng người lao động vào các vị trí làmviệc còn thiếu người, tổ chức cần phải có chiến lược, phương pháp thu hút các ứngviên

3.2.1.Nguồn bên trong tổ chức

- Hệ thống phi chính thức: Người phụ trách tuyển dụng có thể phụ thuộc vào trínhớ để đề xuất các ứng viên hoặc có thể nhờ người giám sát giới thiệu những lao động

có khả năng

Hạn chế chính của hệ thống này là:

+ Những ứng viên giỏi có thể bỏ sót

+ Sự thiên vị có thể xảy ra

+ Những lao động giỏi có thể bị nhà giám sát của họ giữ lại thay vì tiến cử đề bạtcho họ nơi khác

- Bản thông báo (niêm yết): Nhà quản trị nguồn nhân lực thông báo vị trí lên bảngtin hoặc thông tin trên tạp chí nội bộ hoặc gởi thông báo đến các đơn vị, bộ phận

- Hệ thống hồ sơ và sơ đồ thuyên chuyển

Bố trí công việc, định hướng và theo dõi

Lập kế hoạch tuyển dụngTuyển mộ ứng viênTuyển chọn ứng viên

Đánh giá quá trình tuyển dụng

Trang 7

3.2.2.Nguồn bên ngoài tổ chức

- Thông qua sự giới thiệu của những người lao động trong tổ chức Những ngườilao động sẽ tiến cử bạn bè và những người quen của họ

- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: truyền hình, truyền thanh, internet,báo, tạp chí, tờ rơi, bảng niêm yết và các ấn phẩm khác

- Thông qua các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp “sănđầu người”,…

- Thông qua hội chợ việc làm

- Tuyển mộ trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

3.3 Tuyển chọn ứng viên

Tuyển chọn là tiến trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựavào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người lao động phù hợp với các yêucầu đặt ra trong số các ứng viên đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ

Qúa trình tuyển chọn gồm nhiều bước, mỗi bước trong quá trình được xem như làmột hàng rào chắn để sàng lọc loại bỏ những ứng viên không đủ các điều kiện đi tiếpvào các bước sau Số lượng và thứ tự các bước trong quy trình tuyển chọn không phải

là cố định mà nó phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc khi tuyển chọn laođộng, tính chất của loại lao động cần tuyển chọn Các bước trong tuyển chọn căn bảnbao gồm:

Hình 1.2.Sơ đồ Quy trình tuyển chọn nguồn nhân lực

3.3.1.Thu nhận, xem xét hồ sơ

Khi các ứng viên nộp hồ sơ xin việc, tất cả các hồ sơ phải ghi vào sổ xin việc, cóphân loại chi tiết để tiện cho việc sử dụng sau này Ứng viên phải nộp cho tổ chức cácgiấy tờ, chứng nhận theo yêu cầu của tổ chức

Xem xét hồ sơ nhằm ghi lại các thông tin chủ yếu về ứng viên như: học vấn kinhnghiệm, quá trình công tác, khả năng tri thức, sức khỏe, mức độ lành nghề… Xem xét

hồ sơ có thể loại bớt một số các ứng viên hoàn toàn không đáp ứng được các tiêu

Thu nhận và xem xét hồ sơPhỏng vấn sơ bộTrắc nghiệmPhỏng vấn sâuSưu tra lý lịchKhám sức khỏeQuyết định tuyển chọn

ỨNGVIÊN BỊLOẠIBỎ

Trang 8

chuẩn công việc, không cần phải làm tiếp các thủ tục khác trong tuyển dụng Do đó cóthể giảm bớt chi phí tuyển dụng cho tổ chức.

3.3.2 Phỏng vấn sơ bộ

Đây là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà tuyển chọn với các ứng viên Bước nàynhằm xác lập mối quan hệ giữa người xin việc và người sử dụng lao động, đồng thờibước này được sử dụng nhằm loại bỏ những ứng viên không đạt tiêu chuẩn, hoặc yếukém rõ rệt hơn những ứng viên khác mà khi nghiên cứu hồ sơ chưa phát hiện ra

Phỏng vấn sơ bộ thường kéo dài 5 – 10 phút

3.3.3.Trắc nghiệm

Trắc nghiệm giúp các nhà tuyển chọn nắm được các tố chất tâm lý, những khảnăng, kỹ năng và các khả năng đặc biệt khác của các ứng viên khi mà các thông tin vềnhân sự khác không cho ta biết được một cách chính xác và đầy đủ Các trắc nghiệmgiúp tìm hiểu được các đặc trưng đặc biệt trong thực hiện công việc của từng các nhân,các công việc có tính đặc thù

Thông thường, có các loại trắc nghiệm sau:

- Trắc nghiệm đo kiến thức tổng quát: trắc nghiệm này tìm xem trình độ hiểu biếttổng quát của ứng viên có thể đạt đến trình độ nào

- Trắc nghiệm tâm lí: trắc nghiệm này giúp nhà tuyển dụng hiểu được động thái vàthái độ ứng sử của các ứng viên như hướng nội, hướng ngoại, rụt rè nhút nhát…

- Trắc nghiệm trí thông minh: trắc nghiệm này nhằm tìm hiểu trí thông minh và ócsuy luận của ứng viên

- Trắc nghiệm cá tính: để biết được các cá tính ứng viên đó như thế nào

- Trắc nghiệm năng khiếu và trắc nghiệm chuyên môn

- Trắc nghiệm khả năng vận dụng đầu óc và cơ bắp: để đo lường sức mạnh, sự phốihợp, sự khép léo chân tay

- Trắc nghiệm khả năng nhận thức: đo lường khả năng học hỏi cũng như khả nănghoàn thành công việc nào đó

- Trắc nghiệm sở thích về nghề nghiệp: cho biết nghề nghiệp mà ứng viên ưa thíchnhất và khả năng ứng viên đó thỏa mãn với nghề nghiệp

- Trắc nghiệm chuyên môn: cần phải thiết lập những bài trắc nghiệm chuyên môncho từng nghề nghiệp nhất là khi tuyển chọn công nhân hay nhân viên thừa hành ở cấpbậc thấp

3.3.4.Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu giúp thu thập bổ sung thông tin hoặc làm rõ hơn những thắc mắccủa người tuyển dụng giúp cho việc ra quyết định tuyển chọn Người tuyển dụng cóthể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều hình thức phỏng vấn sau:

- Phỏng vấn theo mẫu

Phỏng vấn theo mẫu là hình thức phỏng vấn mà các câu hỏi được thiết kế sẵn từtrước theo yêu cầu của công việc, phỏng vấn theo mẫu là hình thức các câu hỏi đềuđược chuẩn bị kỹ để người đi phỏng vấn hỏi và các câu trả lời của người xin việc Quá

Trang 9

trình phỏng vấn: Người phỏng vấn đọc to các câu hỏi và các câu trả lời để người xinviệc lựa chọn và xác định câu trả lời đúng nhất của mình.

Phỏng vấn theo mẫu rất hữu dụng khi ta muốn tuyển nhiều ứng viên vào cùng mộtcông việc Phương pháp này có ưu điểm là xác định được các nội dụng chủ yếu cácthông tin cần nắm nhưng nhược điểm của nó tính phong phú của thông tin bị hạn chế.Khi người hỏi cần biết thêm chi tiết hoặc người trả lời muốn hỏi thêm đều bị giới hạn

Do vậy phỏng vấn theo mẫu giống như là cuộc nói chuyện với máy ghi âm hay trả lờitheo phiếu hỏi

- Phỏng vấn không theo mẫu

Trong trường hợp bình thường, phỏng vấn viên có thể hỏi trực tiếp một số câu hỏisoạn sẵn theo khuôn mẫu như trên Nhưng ở đây phỏng vấn viên muốn tìm hiểu sâu vềmột vấn đề nào đó hoặc đối với vài chi tiết mà nếu phỏng vấn viên hỏi trực tiếp, thìứng viên có thể không trả lời, hay trả lời một cách miễn cưỡng không chân thật vì lý

do bí mật hoặc tự ái hoặc vì lý do an ninh… Trong những trường hợp này, phỏng vấnviên phải dùng phương pháp hỏi gián tiếp Nghĩa là phỏng vấn viên “lái” câu chuyệnxung quanh những điểm mà ông ta muốn biết

Trong cuộc phỏng vấn gián tiếp này, ứng viên sẽ vô tình cung cấp những tin tứchoặc những dữ kiện cần thiết Sau đó phỏng vấn viên sẽ phối hợp những câu trả lời đểbiết rõ về ứng viên hơn đối với một số lĩnh vực nào đó Đây là một loại phỏng vấn rấtphức tạp, nhưng tế nhị, đòi hỏi phỏng vấn viên phải là người có năng khiếu, tài khéoléo riêng biệt và nhất là có kinh nghiệm phong phú

Hình thức phỏng vấn này giúp cho việc thu thập thông tin đa dạng và ở nhiều lĩnhvực, xong muốn cho đạt hiệu quả cao thì cần phải chú ý một số vấn đề sau:

+ Người phỏng vấn phải là người nắm chắc và hiểu công việc của các vị trí cầntuyển người một cách chi tiết Đồng thời họ phải là người nắm chắc kỹ thuật phỏngvấn

+ Qúa trình phỏng vấn nên chú ý lắng nghe, không được cắt ngang câu trả lời,không thay đổi chủ đề một cách đột ngột, không đi vào lĩnh vực quá xa với công việccần tuyển

- Phỏng vấn theo tình huống

Phỏng vấn theo tình huống là quá trình người hỏi yêu cầu các ứng viên phải trả lời

về ứng xử hay cách thực hiện, xử lý các công việc theo các tình huống giả định hoặccác tình huống có thật trong thực tế mà những người phỏng vấn đặt ra

Đối với phương pháp này thì vấn đề quan trọng là đưa ra được các tình huống đạidiện và điển hình, các tình huống này phải dựa trên cơ sở phân tích công việc một cáchchi tiết để xác định các đặc trưng cơ bản và các kỹ năng chủ yếu khi thực hiện côngviệc

- Phỏng vấn căng thẳng

Phỏng vấn căng thẳng là hình thức phỏng vấn mà trong đó người phỏng vấn đưa racác câu hỏi có tính chất nặng nề, mang nhiều nét của sự chất vấn hoặc cường độ hỏidồn dập, cách phỏng vấn này mong tìm kiếm ở các ứng viên lòng vị tha, sự ứng xửcông việc trong thời gian eo hẹp Nó giúp người phỏng vấn tìm ra được những ứng

Trang 10

viên để bố trí vào những vị trí việc làm áp lực cao như công việc bán hàng vào dịp lễTết, quyết toán cuối quý hay cuối năm.

Với hình thức phỏng vấn này, người phỏng vấn sẽ có dịp quan sát dễ dàng vàkhách quan từng ứng viên mà không sợ bị nhầm lẫn quá nhiều Mặt khác, ứng viên sẽcảm thấy tự nhiên hơn, và có dịp đưa ra những quan niệm những ý tưởng cùng nhữngnhận xét của họ Đây cũng là dịp để người phỏng vấn rà soát lại xem những nhận xétcủa mình trong lần phỏng vấn cá nhân có chính xác không Đồng thời đây cũng là dịp

để người phỏng vấn so sánh đối chiếu xem ai là người có khả năng hơn

- Phỏng vấn hội đồng

Phỏng vấn hội đồng là hình thức phỏng vấn của nhiều người đối với một ứng viên.Loại phỏng vấn này thích hợp trong trường hợp bố trí các ứng viên vào các vị trí quantrọng mà cần phải có sự tán đồng của nhiều người Nó tránh được tính chủ quan khichỉ có một người phỏng vấn và nó tạo ra tính linh hoạt và khả năng phản ứng đồngthời của các ứng viên

3.3.5.Sưu tra lý lịch

Nhà tuyển dụng nên kiểm tra tất cả những điều mà ứng viên trình bày có đúng sựthật không Ngoài ra người tuyển dụng cần tìm hiểu thêm một số đôi nét về ứng viênqua một số người hoặc tổ chức nào đó (trường học ứng viên đã từng học, tổ chức làmviệc cũ của ứng viên, địa phương nơi ứng viên sinh sống…)

3.3.6.Khám sức khỏe

Dù có đáp ứng đầy đủ các yếu tố về trình độ học vấn, hiểu biết thông minh, tư cáchtốt nhưng sức khỏe không đảm bảo cũng không nên tuyển dụng Nhận một bệnh vàolàm việc, không những không có lợi về mặt chất lượng thực hiện công việc và hiệuquả kinh tế mà còn gây ra nhiều phiền phức về mặt pháp lý cho tổ chức

3.3.7.Quyết định tuyển chọn

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước đã nêu trên và các thông tin tuyển chọn đảmbảo đúng yêu cầu đề ra thì hội đồng tuyển chọn sẽ quyết định tuyển dụng đối với cácứng viên Dựa trên cơ sở của việc ra quyết định cũng như các phương pháp đánh giáthủ tục loại trừ dần, người sử dụng lao động sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với ngườilao động Trong hợp đồng phải nêu rõ các điều khoản như: thời gian thử việc, thù lao,thời gian làm việc, các loại bảo hiểm cho người lao động,…

Trang 11

3.4 Bố trí công việc, định hướng và theo dõi

Sau một quá trình tuyển chọn, lựa chọn được các ứng viên ưu tú và ký kết hợpđồng với họ Tổ chức tiến hành bố trí công việc cho lao động mới và họ sẽ được giớithiệu với phụ trách cũng như các đồng nghiệp khác Tổ chức sẽ tiến hành hướng dẫn

về cồng việc và giới thiệu về công ty cho lao động mới, nhằm giúp họ củng cố niềmtin và nhanh chóng thích nghi với môi trường công ty

Để giúp người lao động mới nhanh chóng nắm bắt được công việc, hòa nhập vớimôi trường của tổ chức, tổ chức cần áp dụng những chương trình đào tạo, huấn luyệnđối với người lao động mới

Trong quá trình này, tổ chức cũng cần phải theo dõi và đánh giá công việc của laođộng mới nhằm có các giải pháp giải quyết kịp thời

3.5 Đánh giá quá trình tuyển dụng

Sau quá trình tuyển dụng nhà tuyển dụng cần phải đánh giá những thành công, hạnchế mà mình thu được bằng cách xác định chương trình đánh giá đội ngũ lao độngtrong công ty để xem mục tiêu công ty đưa ra và kết quả đạt được có ăn khớp với thực

tế hay không Để đánh giá thành công quá trình tuyển dụng có hiệu quả hay không nhàquản trị cần xem xét các vấn đề sau:

- Chi phí cho các hoạt động tuyển dụng, chi phí cho mỗi lần tuyển dụng

- Số lượng và chất lượng các hồ sơ xin tuyển

- Hệ số giữa các lao động mới tuyển và số được đề nghị tuyển

- Kết quả thực hiện công việc của các ứng viên mới được tuyển

- Số lượng lao động mới bỏ việc

Trang 12

CHƯƠNG 2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

Tên giao dịch đối ngoại HOATHO TEXTILE – GARMENT JOIN STOCK

CORPORATION

Địa chỉ trụ sở chính 36 Ống Ích Đường, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng

Ngân hàng mở tài khoản Tại Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Đà Nẵng

Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Văn Phổ

Logo của công ty

Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Hòa Thọ là một thành viên của Tập Đoàn DệtMay Việt Nam (VINATEX) và Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (Vitax) thuộc Bộ Côngthương có trụ sở chính đặt tại số 36 Ông Ích Đường- Phường Hòa Thọ Đông – QuậnCẩm Lệ - Thành phố Đà Nẵng, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cảng Đà Nẵng,khoảng 15km Tổng diện tích của Tổng công ty: 145.000m2, trong đó diện tích nhàxưởng và kho khoảng 72.000m2 Tổng công suất điện lắp đặt: 7.500 KW Nguồn điện,khí nén, nước sạch sẵn có và dồi dào để mở rộng qui mô sản xuất

Sản phẩm Dệt May Hòa Thọ đã có mặt ở hầu hết các thị trường trên thế giới nhưHoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Đông, Nam Mỹ…thông qua các nhà nhập khẩu lớn tạinhiều nước

Với hơn 7000 lao động là cán bộ quản lý, các nhà thiết kế, kỹ thuật và công nhânmay có tay nghề cao cùng với việc đầu tư, cơ sở vật chất hiện đại, đã sản xuất khoảng

10 triệu sản phẩm trên năm

Dệt May Hòa Thọ đã thực sự trở thành một trong những doanh nghiệp may lớnnhất của ngành Dệt May Việt Nam

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty

Trang 13

Được thành lập từ năm 1962, tiền thân có tên là Nhà máy Dệt Hòa Thọ(SICOVINA) thuộc Công ty Kỹ nghệ Bông vải Việt Nam Năm 1975, khi thành

phố Đà Nẵng được giải phóng, Nhà máy Dệt Hòa Thọ được chính quyền tiếp quản và

đi vào hoạt động trở lại vào ngày 21/04/1975

Năm 1993: Đổi tên thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Dệt Hoà Thọ theo

quyết định thành lập số 241/TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ Công Nghiệp nhẹ

Năm 1997: Đổi tên thành Công ty Dệt May Hòa Thọ theo quyết định số 433/QĐ –

TCLĐ của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam

Năm 2005: Chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt May Hòa

Thọ theo quyết định số 200/2005/QĐ – TTG ngày 08/08/2005 của Thủ tướng Chínhphủ

Năm 2006: Ngày 15/11/2006 chuyển thành Tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Hòa

Thọ theo quyết định số 3252/QĐ –BCN của Bộ Công Nghiệp, và chính thức đi vàohoạt động vào ngày 01 tháng 02 năm 2007 với số vốn điều lệ ban đầu là45.000.000.000 đồng

Lịch sử hình thành và phát triển các đơn vị thành viên

Năm 1963: Đầu tư 2 vạn cọc sợi và một xưởng dệt vải với 400 máy dệt

Năm 1975: Thành lập Nhà Máy Sợi Hòa Thọ

Năm 1997: Thành lập Nhà Máy May Hòa Thọ 1

Năm 1999: Thành lập Nhà Máy May Hòa Thọ 2

Năm 2001: Thành lập Công Ty May Hòa Thọ - Điện Bàn

Năm 2002: Thành lập mới hai đơn vị

- Thành lập Nhà Máy May Hòa Thọ 3

- Thành lập Công ty May Hòa Thọ - Quảng Nam

Năm 2003: Thành lập Công ty May Hòa Thọ - Hội An

Năm 2007: Đầu tư mới hai Công ty:

- Công ty May Hòa Thọ - Duy Xuyên

- Công ty May Hòa Thọ - Đông Hà

Năm 2009: Thành lập Công ty Cổ phần Thời trang Hòa Thọ

Năm 2011: Thành lập Nhà Máy May Veston Hòa Thọ

Năm 2013: Chuyển đổi Công ty May Hòa Thọ Duy Xuyên thành Công ty Cổ phầnMay Hòa Thọ Duy Xuyên

1.2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty

1.2.1.Chức năng

Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ là một doanh nghiệp Nhà nước trên địabàn thành phố Đà Nẵng về lĩnh vực sản xuất kinh doanh quần áo, các loại sợi cho thịtrường trong nước và thị trường nước ngoài Chức năng chính là sản xuất kinh doanh

và xuất khẩu các loại mặt hàng như veston, áo sơ mi, quần tây, đồ bảo hộ… đáp ứngyêu cầu về chất lượng, số lượng cho các mặt hàng phù hợp với từng thị trường, cụ thể

là sản xuất kinh doanh các mặt hàng như sau:

Trang 14

- Sản phẩm thời trang trong nước và xuất khẩu: veston nam, áo sơ mi, áo Jacket, shirt, Polo-shirt, quần tây, váy…

T Các sản phẩm sợi như: sợi cotton chải thô, chải kỷ, sợi polyester, sợi pha T/C…

- Được quyền mở rộng hình thức kinh doanh, liên kết với các cơ quan nghiên cứu

để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới

1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty

1.3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Trang 15

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Phòng Xuất Nhập Khẩu May Ban Xây Dựng Thương Hiệu Ban Công Nghệ Thông Tin Ban Kiểm Soát Nội Bộ

Nhà Máy May Hòa Thọ 1

Nhà Máy May Veston Hòa Thọ

Nhà Máy May Hòa Thọ 1

Cty May Hòa Thọ Điện Bàn

Cty CP May Hòa Thọ Hội An

Cty May Hòa Thọ Duy Xuyên

Cty CP May Hòa Thọ Q.Nam

Nhà Máy Sợi Hòa Thọ 1

Nhà Máy Sợi Hòa Thọ 2

Cty CP May Phú Hòa AnCty CP Bông Vải Miền TrungCty CP Bao Bì Hòa Thọ Q.ĐàCty CP TM Chọn

Cty TNHH Thêu Thiên TínCty CP May Hòa Thọ P.Ninh4

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Hòa Thọ

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ phối hợp

Nhận xét:

Tổng công ty dệt may Hòa Thọ là doanh nghiệp trung ương trực thuộc tập đoàn

Dệt may Việt Nam Đây là kiểu tổ chức có nhiều ưu điểm, thể hiện được nguyên tắc

chế độ một thủ trưởng và tăng cường được chức năng, nhiệm vụ của các cấp quản lý

Trang 16

- 04 Giám đốc điều hành.

- 01 Kế toán trưởng

- 07 Phòng chức năng

- 01 Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh

- 01 Trung tâm kinh doanh thời trang

- 07 Nhà máy, xí nghiệp sản xuất

1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề

quan trọng của công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty Đại hội đồng cổđông là cơ qua thông qua chủ trưởng chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triểncông ty, quyết định cơ cấu vốn, và một số chính sách khác của Tổng Công ty

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Tổng Công ty, có toàn quyền nhân danh

Tổng Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của TổngCông Ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông quyết định

Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đổng kiểm soát mọi

hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty

Tổng giám đốc: Được hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm Là người đại diện theo

pháp luật của Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, quyết định tất

cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Tổng công ty Bổ nhiệm cán bộban quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty

Các Phó giám đốc: Có nhiệm vụ giúp việc cho tổng giám đốc về những công tác

được tổng giám đốc phân công và ủy quyền

Các Giám đốc điều hành: Có nhiệm vụ giúp việc cho tổng giám đốc chỉ đạo công

tác nội chính, an ninh chính trị nội bộ quân sự tự vệ, bảo vệ và trực tiếp chỉ đạo phòng

Phòng kỹ thuật công nghệ May:

Trang 17

- Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất, giacông các loại sản phẩm may của Tổng Công ty trình Tổng giám đốc phê duyệt giaocho các Công ty/Nhà máy may thực hiện và kiểm tra báo cáo kết quả thực hiện.

- Thiết kế thông số kỹ thuật, sơ đồ, may mẫu các loại sản phẩm may theo đơn đặthàng hoặc phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng may mặc của Tổng Công tythích ứng với thị hiếu tiêu dùng hoặc yêu cầu của khách hàng

Phòng kinh doanh may:

- Thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại, triển lãm quảng cáo hàng may, tìmchọn khách hàng đàm phán, xây dựng giá thành và đề xuất ký kết hợp đồng Xây dựngđịnh mức, kế hoạch và đề xuất Tổng Giám Đốc quyết định giao định mức, kế hoạchsản xuất kinh doanh hàng may cho các công ty/nhà máy may của Tổng Công ty

- Quản lý văn phòng đại diện, các kho nguyên phụ liệu may, tổng hợp xây dựng kếhoạch, thống kế báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng may (tuần, tháng, quý, năm)theo yêu cầu của Tổng Công ty

Phòng kinh doanh sợi:

- Thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại, tìm chọn khách hàng đàm phán, đềxuất ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sợi, nhập khẩu nguyên vật liệu bông, xơ và thanhquyết toán các hợp đồng

- Phối hợp với Nhà máy sợi Hòa Thọ xây dựng giá thành sản phẩm sợi và nhậpkhẩu phụ tùng – thiết bị phục vụ cho đầu tư và sản xuất sợi trình Tổng giám đốc phêduyệt trước khi thực hiện

- Quản lý kho nguyên liệu bông – xơ và cung ứng phục vụ sản xuất sợi

Phòng quản lý chất lượng sản phẩm May:

- Tổ chức kiểm tra và hướng dẫn các Công ty/ Nhà máy may kiểm tra chất lượngsản phẩm may theo đúng tiêu chuẩn của khách hàng và Tổng Công ty ban hành

- Chịu trách nhiệm kiểm tra lại chất lượng sản phẩm may của các Công ty/Nhà máymay đã sản xuất trước khi xuất hàng cho khách hàng theo hợp đồng đã ký

- Tổ chức kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu may đầu vào trước khi cho nhậpkho và xuất cho các đơn vị sản xuất

Phòng Kỹ thuật đầu tư và Quản lý sản phẩm :

- Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất phương án sản xuất các loại sản phẩm sợi mớithích hợp với nhu cầu thị trường nghiên cứu đề xuất các giải pháp phương án ứngdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất

- Quản lý, đánh giá, báo cáo, đề xuất các giả pháp đảm bảo môi trường sản xuấtcủa Tổng Công ty theo quy định

- Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện ISO 9001:2000 của Tổng Công ty

Phòng đời sống:

- Thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu, khám – cấp phát thuốcchữa bệnh cho người lao động theo quy định của Bảo hiểm y tế, chăm lo công tácphòng chống dịch bệnh, an toàn sức khỏe và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho ngườilao động theo quy định

Trang 18

- Tổ chức thực hiện – kiểm tra công tác vệ sinh môi trường và kiểm định định kỳchất lượng nước uống của công nhân ở các đơn vị.

Ban công nghệ thông tin:

- Xây dựng, quy chế, quy định liên quan đến các hoạt động công nghệ thông tin,ứng dụng công nghệ thồng tin theo đúng các quy định hiện hành

- Giám sát, đánh giá, kiến nghị với các đơn vị thuộc Tổng công ty có liên quan vềviệc tuân thủ quy định, quy chế về hoạt động và ứng dụng công nghệ thông tin

- Quản lý, đảm bảo cơ sở hạ tầng về kỹ thuật công nghệ thông tin cho các hoạtđộng của công ty

- Quản lý và duy trì hoạt động, cập nhật kịp thời thông tin trên trang thông tin điện

tử (website) của Tổng công ty

- Tham gia các hoạt động đoàn thể và các nhiệm vụ khác của ban điều hành Tổngcông ty

Các nhà máy, xí nghiệp:

-

Nhà máy may Hòa Thọ I:

+ Diện tích xây dựng 6.212 m2, số lượng cán bộ công nhân viên là 1.003 người.Thiết bị hiện có: 790 máy, 12 chuyền sản xuất (60 máy/chuyền) được trang bị các máychuyên dụng hiện đại

+ Chuyên sản xuất quần tây, quần chống nhăn Đang sản xuất các nhãn hiệu nổitiếng như: Perry Ellis, JC Penny

+ Năng lực sản xuất: 2 triệu sản phẩm quần/năm

- Công ty may Hòa Thọ - Duy Xuyên:

+ Đặt tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, có diện tích xây dựng 4.861 m2 Với

6 chuyền may (455 máy), số lượng cán bộ công nhân viên: 403 người

+ Chuyên sản xuất quần tây

+ Năng lực sản xuất: 1 triệu sản phẩm quần/năm

-

Công ty may Hòa thọ - Điện Bàn:

+ Đặt tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, có diện tích 11.608 m2, với 17 dâychuyền may Số lượng cán bộ công nhân viên: 843 người Thiết bị hiện có: 779 máy.+ Chuyên sản xuất quần Kaki, đồ bảo hộ lao động Chuyên sản xuất các hàng choSnicker

+Năng lực sản xuất: 1,3 triệu sản phẩm/năm

-

Công ty Hòa Thọ- Hội An:

+ Trụ sở đặt tại đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, có diện tích 7.376 m2, với 11chuyền may Số lượng cán bộ công nhân viên: 475 người Thiết bị hiện có: 488 máy.+ Chuyên sản xuất áo Jacket Đang sản xuất các nhãn hiệu: Perry Ellis, Tri-Mountain

+ Năng lực sản xuất: 0,8 triệu sản phẩm/năm

-

Công ty may Hòa Thọ - Quảng Nam:

+ Đặt tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, có diện tích 7.577 m2, với 17chuyền may Số lượng cán bộ công nhân viên: 937 người

Trang 19

+ Chuyên sản xuất quần áo bảo hộ lao động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản(Marubeni Corporation – Nhật Bản).

+ Năng lực sản xuất: 1,4 triệu sản phẩm/năm

-

Công ty Hòa Thọ - Đông Hà:

+ Đặt tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, có diện tích 10.491 m2 với 17 chuyềnmay Số lượng cán bộ công nhân viên: 777 người

+ Chuyên sản xuất mặt hàng áo Jacket Chuyên sản xuất các nhãn hiệu: Columbia.+ Năng lực sản xuất: 0.5 triệu sản phẩm/năm

-

Nhà máy sợi Hòa Thọ 2: nhà máy vừa mới hoàn thành và đưa vào hoạt độngtháng 12/2008 Nhà máy có 30.960 cọc sợi, máy móc thiết bị mới nguyên đồng bộđược sản xuất tại Nhật Bản, Đức và Trung Quốc Nhà máy dự kiến sản xuất các loạisợi chất lượng cao như sợi TC, CVC chải thô, chải kỹ.diện tích nhà máy: 15.288 m2.Sản lượng hằng năm ước tính đạt hơn 30.000 tấn/năm Thị trường chủ lực: Châu Á, AiCập, Thổ Nhĩ Kỳ và thị trường nội địa thị phần: 90% xuất khẩu và 10% nội địa

-

Nhà máy may veston Hòa Thọ:

+ Diện tích xây dựng của nhà máy là 6.212 m2 Chuyên sản xuất veston nam, quầntây các loại

+ Tổng số cán bộ công nhân viên là 1.576 người Số chuyền sản xuất là 11 dâychuyền

+ Năng lực sản xuất: 1.900.000 sản phẩm/năm

- Công ty cổ phần kinh doanh thời trang Hòa Thọ: trục sở chính đặt tại 16 TháiPhiên, thành phố Đà Nẵng Chuyên kinh doanh các loại sản phẩm thời trang tiêu thụnội địa và nhập khẩu trực tiếp các loại nguyên phụ liệu may mặc, làm đại lý phân phốisản phẩm may mặc và sản xuất kinh doanh hàng thời trang do công ty thiết kế và kinhdoanh qua hệ thống cửa hàng, siêu thị, đại lý tại Đà Nẵng, các tỉnh thành trong khuvực miền Trung Việt Nam

1.4.Ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục): sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩuhàng may mặc, vải, sợi, chỉ khâu, các loại thiết bị, nguyên phụ liệu, phụ tùng ngànhdệt may

Trang 20

- Kinh doanh nhà hàng, siêu thị, khách sạn Kinh doanh vận tải hàng Kinh doanhbất động sản.Xây dựng công nghiệp, dân dụng.Khai thác nước sạch phục vụ sản xuấtcông nghiệp và sinh hoạt.Kinh doanh giấy các loại.

Do đặc điểm của ngành dệt may là ngành nghề sản xuất hàng hóa với số lượng lớn

mà hình thức chủ yếu là gia công hàng hóa (hình thức sản xuất chủ yếu của các doanhnghiệp dệt may Việt Nam hiện nay) nên số lượng lao động tham gia thường tương đốilớn Hiện nay, trên địa bàn Miền Trung cũng như xét tổng thể các công ty của TậpĐoàn Dệt May Việt Nam thì Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ là một trongnhững đơn vị có số lượng lao động lớn nhất

Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy số lượng lao động của Tổng công ty có xuhướng tăng dần qua các năm do ảnh hưởng của việc mở rộng sản xuất và gia tăng cáchợp đồng xuất khẩu ký kết được với các đối tác nước ngoài hàng năm Số lượng laođộng năm 2012 tăng thêm 117 người so với năm 2011, số lượng lao động năm 2013tăng 452 người so với năm 2012 Vậy việc duy trì và phát triển số lượng lao động có

xu hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn vừa qua là một trong những thành tựutrong công tác phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty Và điều này cũng dẫn đếnviệc tránh được tình trạng như nhiều doanh nghiệp dệt may khác khi phải từ chối cácđơn hàng vì thiếu nguồn lao động

Hầu hết, các sản phẩm mà Tổng công ty sản xuất kinh doanh đều đòi hỏi công nhânphải có tính cần cù, khéo léo, tỉ mỉ qua từng khâu dây chuyền sản xuất Mà điều nàyrất phù hợp với nữ giới, do đó mà hàng năm công ty đã tuyển chọn nữ giới nhiều hơn

Trang 21

nam giới Theo số liệu bảng cơ cấu thì cho đến năm 2013 có tới 75,76% lao động nữgiới, chỉ có 24,24% là nam giới Nên tỉ lệ chênh lệch nam, nữ là rất lớn.

Nhìn chung, trong những năm qua Tổng công ty đã chú trọng tăng dần trình độ lựclượng lao động cùa Tổng công ty Tuy nhiên lực lượng lao động phổ thông luôn chiếmmột số lượng đông đảo khá lớn, năm 2013 chiếm 7,77% so với năm 2011 vì phần lớnlao động Tổng công ty chủ yếu là lao động phổ thông và ngoài ra thì lao động có trình

độ Đại học, Cao đẳng thì làm việc ở bộ phận văn phòng Tổng công ty Tỷ lệ trình độĐại học và trên Đại học chiếm 29,51% sau 3 năm, đây là tín hiệu đáng mừng đối vớicông ty, nó cho thấy chất lượng nhân lực của Tổng công ty vẫn luôn tăng lên Đối vớitrình độ cao đẳng, trung cấp thì phần lớn là lao động gián tiếp và một số lao động trựctiếp sản xuất

Trang 22

I.Tài sản ngắn hạn 394.366 53,37% 550.825 56,42% 558.085 57,25%

1.Tiền và các khoản

2.Các khoản phải thu

so với năm 2011 Và năm 2013 tiếp tục tăng 7.260 triệu đồng so với năm 2012 Riêngtài sản dài hạn thì lại giảm không đáng kể Năm 2012 vẫn tăng 80.861 triệu đồng,nhưng với năm 2013 thì lại giảm 8.667 triệu đồng so với năm 2012 Tuy tài sản củanăm 2013 giảm đi không đáng kể nhưng ta vẫn có thể thấy được ý đồ mở rộng sảnxuất kinh doanh của Tổng công ty

So với tổng nguồn vốn thì năm 2011 đạt 739.009 triệu đồng thì tổng nguồn vốnnăm 2012 tăng thêm 237.321 triệu đồng và năm 2013 thì lại giảm xuống 1.408 triệuđồng Nguồn vốn qua 3 năm tăng lên giảm xuống một phần cũng từ khoản vay dài hạn

Trang 23

và nợ ngắn hạn và cũng do việc tăng bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chínhdài hạn với một phần mua máy móc thiết bị nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh

Vì Tổng công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ là một công ty với quy mô lớn, nên rấtchú trọng việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại, máy móc công nghệ cao, mở rộnghoạt động kinh doanh để phục vụ khách hàng, mang đến một chất lượng tốt nhất chokhách hàng Chính vì vậy mà khoản nợ phải trả tăng giảm qua các năm, nó chịu ảnhhưởng của nợ ngắn hạn và nợ phải trả cho người bán Nợ phải trả của năm 2012 so vớinăm 2011 tăng 213.312 triệu đồng Đến năm 2013 thì giảm xuống 717.917 triệu đồng.Vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm Năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 18.553triệu đồng, còn năm 2013 so với năm 2012 là 12.902 triệu đồng bởi vốn của Tổngcông ty được đầu tư chủ yếu bởi vốn nước ngoài Bên cạnh đó, Dệt May Hòa Thọcũng tự huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu Những hình thức đólàm doanh thu của Tổng công ty tăng qua các năm

1.5.3.Cơ sở vật chất kĩ thuật

-Tổng diện tích: 145.600m2, trong đó diện tích nhà xưởng, kho khoảng 73.000m2

- Hệ thống kho nguyên phụ liệu trung tâm với diện tích 1000m2 gồm kho nguyên phụliệu và kho thành phẩm

- Tổng số công nhân gần 7000 người

- Nguồn điện: được cung cấp từ hai nguồn độc lập

+ Máy biến áp 4500 KVA – 35/0,4 KV

+ Máy biến áp 560 KVA – 22/0,4 KV

Nguồn điện, khí nén và nước sạch sẵn có và dồi đào để mở rộng quy mô sản xuất.Chương trình an ninh, chất lượng xã hội đã và đang được thực thi tại các xí nghiệpcủa Tổng công ty để tạo ra môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, bình đẳng chomọi người lao động

Trang thiết bị, hệ thống máy móc ngày càng được hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầusản xuất của Tổng công ty

Bảng 2.3.Tình hình máy móc trang thiết bị

lượng(bộ)

Nước sản xuất Công suất

(máy/ca) Thiết bị cắt

Thiết bị may

Trang 24

Máy một kim các loại 2000 Nhật 6.000m/phút

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật công nghệ May)

- Dây chuyền công nghệ:

+ Hầu hết toàn bộ dây chuyền thiết bị trong sản xuất đều nhập khẩu 100% từ cácnước khác nhau Nhưng phần lớn là nhập khẩu từ Nhật Bản và Mỹ Các thiết bị chính

và phụ kiện đều có nguồn gốc tại Nhật Bản và một số được sản xuất tại Đài Loan dovậy dây chuyền sản xuất mang tính đồng bộ cao

+ Công nghệ sản xuất hàng may của Tổng công ty đã được khách hàng đánh giá là

có uy tín trên thị trường xuất khẩu hiện nay khi so sánh với một số sản phẩm trong cácđơn hàng thời trang cao cấp của các hãng sản xuất khác

Một số thông tin về các nhà máy sản xuất của Tổng công ty:

Trang 25

10 Nhà máy sợi Hòa Thọ 2 15.288 - 30.960 vạn cọc

(Nguồn: Phòng Tổ Chức – Hành Chính)Với điều kiện cơ sở vật chất hiện đại như vậy, Tổng công ty cổ phần Dệt may HòaThọ có khả năng đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước Tổngcông ty luôn quan tâm đến việc đầu tư nguồn lực tốt nhất để phục vụ cho hoạt độngkinh doanh, từ con người đến cơ sở vật chất Đây cũng là yếu tố quan trọng góp phầncho sự thành công của Tổng công ty trong thời gian qua

2.TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA

Áo Jacket

Đồ bảo hộ lao độngSản phẩm Sợi

Sợi TCSợi PolyesterSợi cotton chải thôSợi cotton chải kỹ

Sản phẩm trong nước

Sản phẩm May

Merriman

Quần tây Nam

Áo sơ mi NamVest NamHòa Thọ

Váy

Áo sơ mi NamQuần tây NamSản phẩm Sợi

Sợi TCSợi PolyesterSợi cotton chải thôSợi cotton chải kỹ

2.2.Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm được sản xuất của Tổng công ty Dệt May Hòa Thọ là sợi các loại (sợi

TC, sợi Polyester, sợi cotton chải thô và chải kỹ) và may các loại (áo sơ mi, váy, quầntây, đồ jacket…) ngày càng được thị trường chấp nhận và doanh thu tiêu thụ khôngngừng tăng lên trong những năm gần đây:

Bảng 2.6.Sản lượng tiêu thụ từng nhóm sản phẩm

ĐVT: Tỷ đồng

Trang 26

Tổng công ty cổ phần dệt may hòa thọ luôn đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến

thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm trong nước bằng nhiều

hình thức nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển mở rộng sản xuất Hiện tại

doanh thu tiêu thụ sản phẩm Sợi và May của Tổng công ty tăng đều qua các năm

Doanh thu của năm 2012 tăng thêm 304,4 tỷ đồng so với năm 2011, còn năm 2013

tăng thêm 474,1 tỷ đồng so với năm 2012 Tuy không có sự đột biến lắm nhưng việc

tiêu thụ đã cho thấy tính chất ổn định của thị trường hiện có, sản lượng năm sau luôn

cao hơn năm trước cho thấy Tổng công ty đã dần tìm kiếm và mở rộng nhiều thị

trường tiềm năng, nâng cao vị thế của Hòa thọ ngay tại thị trường trong nước

2.3.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.7.Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Cổ phần Dệt May Hòa Thọ

ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch 2012/201

Ngày đăng: 18/05/2016, 18:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[5].Các trang web: http://www.hoatho.com/http://luanvan.com/ Link
[1].Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực – Khoa kinh tế trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm (2012) Khác
[2].Báo cáo tài chính các năm 2011, 2012, 2013 Khác
[3].Quy trình tuyển dụng của Tổng công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ Khác
[4].Quy chế tuyển dụng lao động của Tổng công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w