ở Bộ môn Luật hình sự và Tội phạm học của Khoa Luật-Trường ĐHTH quốc gia Maxcơva mang tên Lômônôxôv M.V.,thì trong lý luận và trong thực tiễn, khái niệm ĐTD được hiểu theo hai nghĩa: a Đ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 26) ĐTD đối với tội phạm được thực hiện có đồng phạm; 7) ĐTD đối với bốn trường hợp nhiều
(đa) tội phạm - phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp và táiphạm; 8) Hướng dẫn phương pháp ĐTD kèm theo các lời giải cho một số bài tập với tính chất
là những đáp án mẫu và; 9) Xây dựng các tình huống xảy ra trong thực tiễn dưới dạng hệ thống
350 bài tập thực hành về ĐTD Ngoài ra, trong cuốn sách này bạn đọc còn có thể tìm thấy nội
dung của các văn bản cần được nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật hình sự do Tòa án nhândân tối cao hoặc (và) các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương ban hành mà ở các mức độkhác nhau có liên quan đến việc ĐTD
Dành cho các nhà khoa học-luật gia, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viênthuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo Đại học và Sau đại học Luật, đồngthời cho các cán bộ nghiên cứu và cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan Điều tra,Viện kiểm sát và Tòa án, cũng như cho tất cả ai quan tâm đến những vấn để lý luận và thựctiễn về ĐTD
Phân công biên soạn
1 TSKH GVC Lê Cảm: Phần mở đầu và phần thứ nhất
2 LS ThS GVC Trịnh Quốc Toản: Phần thứ hai
LỜI GIỚI THIỆU
Từ trước đến nay, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh (ĐTD) luôn là một trong những hướng nghiên cứu cơ bản, đồng thời cũng là một
Trang 3trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa học luật hình sự Việt Nam vì một loạt những lý do
có căn cứ xác đáng như sau:
Một là, quá trình giải quyết một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật vấn đề trách nhiệm hình sự (TNHS) của người phạm tội nói riêng, đồng thời việc bảo vệ một cách vững chắc các quyền và tự do của công dân bằng pháp luật hình sự (PLHS) trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) Việt Nam hiện nay nói chung, về cơ bản phụ thuộc rất nhiều vào việc cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền ĐTD xác định tội danh đã được thực hiện trong thực tế khách quan có chính xác hay không (?).
Hai là, thực tiễn áp dụng PLHS đã từ lâu cho phép khẳng định một chân lý đúng đắn rằng, nếu như trong tất cả các vụ án hình sự khi tội phạm được xác định chính xác, thì không những sẽ góp phần làm cho hình phạt được quyết định đối với người bị kết án phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà người đó đã thực hiện và đảm bảo sức được thuyết phục, mà còn làm cho hiệu quả của pháp luật và pháp chế trong Nhà nước, cũng như uy tín của Tòa án và các cơ quan bảo vệ pháp luật được nâng rõ rệt lên trước con mắt của công dân và dư luận xã hội
Ba là, tuy nhiên, thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử của nước ta cho thấy, đôi khi các
cơ quan tư pháp hình sự cũng có thể ĐTD không được chính xác, vì các qui phạm PLHS được ghi nhận trong luật thực định thường là dưới dạng trừu tượng, nhưng các tình huống diễn ra trong thực tế khách quan của đời sống xã hội thì lại rất rất phong phú và đa dạng, nên không phải lúc nào nhà làm luật nước ta cũng có thể lường trước được tất cả mọi tình huống có thể xảy ra.
Và cuối cùng, bốn là, chính vì vậy, những vấn đề lý luận về ĐTD và thực tiễn áp dụng các quy phạm PLHS có liên quan đến việc ĐTD luôn được các nhà khoa học-luật gia, cán bộ nghiên cứu và cán bộ thực tiễn của các cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án, cũng như các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành tư pháp hình sự tại các
cơ sở đào tạo Đại học và Sau đại học Luật coi là những vấn đề đa dạng và phong phú, phức tạp và đang được tranh luận với nhiều quan điểm, ý kiến rất khác nhau
Trước tình hình đó, để góp phần vào việc thực hiện hướng nghiên cứu cơ bản và nhiệm vụ quan trọng đã nêu của khoa học luật hình sự Việt Nam, đồng thời hỗ trợ cho việc đảm bảo sự nhận thức thống nhất của các đối tượng nói trên về những vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc ĐTD, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cho xuất bản
cuốn sách chuyên khảo Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài tập thực hành.
với tính chất là công trình khoa học của Khoa do của hai giảng viên chính thuộc Bộ môn Tư pháp hình sự, Chủ nhiệm Khoa - TSKH Lê Cảm và Giám đốc Trung tâm Luật so sánh - ThS.,
Luật sư Trịnh Quốc Toản biên soạn
Hy vọng rằng, cuốn sách này sẽ đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu không chỉ của các cán
bộ giảng dạy, các cán bộ nghiên cứu khoa học, cũng như nhu cầu học tập của các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo
Trang 4Đại học và Sau đại học Luật, mà nó còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các cán bộ nghiên cứu và cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong quá trình áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 về ĐTD Lẽ dĩ nhiên, những vấn đề về ĐTD bao giờ cũng là những vấn đề đa dạng và phức tạp, đồng thòi vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu, tranh luận và còn có nhiều quan điểm khác nhau trong khoa học, cũng như trong thực tiễn tư pháp hình sự, mặt khác vì là một công trình khoa học của tập
thể tác giả nên có thể cuốn sách “Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài tập thực hành” của TSKH.Lê Cảm và Th.S., Luật sư Trịnh Quốc Toản ở một chừng mực nào đó
sẽ khó tránh khỏi một số điểm hạn chế nhất định Do vậy, tập thể tác giả cuốn sách và Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN luôn sẵn sàng tiếp thu những ý kiến đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp để cuốn sách sẽ được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau./
Trang 51 Tính cấp thiết của công trình nghiên cứu
Sự pháp điển hóa thứ hai luật hình sự Việt Nam với việc thông qua Bộ luật hình sự(BLHS) năm 1999 của nước ta đang đặt ra trước các nhà khoa học-hình sự học một nhiệm vụquan trọng và cấp bách là: trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự (PLHS)hiện hành, phải phân tích để làm sáng tỏ về mặt khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn vềđịnh tội danh (ĐTD) để từ đó rút ra được các kiến giải khả thi nhằm góp phần định hướng chohoạt động thực tiễn tư pháp hình sự trong việc bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và tự docủa con người thông qua việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự (TNHS) nóichung và cá thể hóa hình phạt nói riêng
Vào những năm cuối của thế kỷ XX-đầu thế kỷ XXI, mặc dù trong khoa học pháp lý ViệtNam đã có một số xuất bản phẩm về luật hình sự mà trong đó ở các mức độ khác nhau có một
số công trình liên quan đến những vấn đề về ĐTD Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng,trong một số xuất bản phẩm này các tác giả của chúng vẫn chưa thể thoát khỏi xu hướng lýthuyết suông của khoa học phòng giấy hoặc chủ yếu là lĩnh hội những tư tưởng khoa học củacác luật gia-hình sự học nước ngoài (đặc biệt là của Liên Xô cũ) Sự hạn chế này trong khoahọc luật hình sự Việt Nam còn được lý giải bởi lý do là: ĐTD tức là cụ thể hóa các qui phạmpháp luật PLHS trừu tượng vào đời sống thực tế, nhưng do chưa trải qua hoạt động thực tiễn(điều tra, truy tố hoặc xét xử) trong lĩnh vực tư pháp hình sự nên những luận điểm khoa họcphòng giấy thường rất ít khi được thực tiễn chấp nhận Chẳng hạn, cho đến nay khoa học luậthình sự Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu chuyên khảo nào mà trong đó cùng một lúcgiải quyết không chỉ những vấn đề lý luận về ĐTD, mà còn đề cập đến cả những vấn đề thựctiễn về ĐTD như: hướng dẫn ĐTD kèm theo các lời giải với tính chất là các đáp án mẫu chocác trường hợp cụ thể và xây dựng các tình huống thường gặp trong thực tiễn dưới dạng hệthống hàng trăm bài tập thực hành
Như vậy, từ những điều đã được phân tích trên đây đã cho phép khẳng định sự cần thiết
của việc soạn thảo một công trình nghiên cứu chuyên khảo mà trong đó cần phải giải quyết cảnhững vấn đề lý luận về ĐTD, cả những vấn đề thực tiễn về ĐTD như: hướng dẫn việc ĐTDkèm theo các lời giải với tính chất là các đáp án mẫu cho một số trường hợp cụ thể và xâydựng các tình huống thường gặp trong thực tiễn dưới dạng hệ thống hàng trăm bài tập thựchành Đồng thời, tính cấp thiết của việc soạn thảo công trình chuyên khảo này trong khoa họcluật hình sự Việt Nam cũng chính là luận chứng cho sự lựa chọn đề tài nghiên cứu của chúng
tôi trong cuốn sách dưới tên gọi “Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài tập thực hành”
2 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi của công trình nghiên cứu Mục đích của công trình
nghiên cứu này là phân tích khoa học để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
Trang 6ĐTD Để phục vụ cho mục đích này các tác giả đặt ra cho mình nhiệm vụ là phải nghiên cứu
để làm sáng tỏ về mặt khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn sau đây về ĐTD:
1) ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc ĐTD;
2) Khái niệm, các đặc điểm cơ bản, các dạng và các giai đoạn ĐTD;
3) Những căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học của việc ĐTD (đặc biệt đề cập sâu đếnviệc làm sáng tỏ lý luận về cấu thành tội phạm với tính chất là căn cứ khoa học của việc ĐTD); 4) ĐTD đối với tội phạm hoàn thành;
5) ĐTD đối với tội phạm chưa hoàn thành;
6) ĐTD đối với tội phạm được thực hiện có đồng phạm;
7) ĐTD đối với bốn trường hợp nhiều (đa) tội phạm – phạm tội nhiều lần, phạm nhiều
tội, tái phạm và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
8) Hướng dẫn phương pháp ĐTD kèm theo các lời giải cho một số bài tập với tính chất
3 Những cơ sở lý luận và phương pháp luận của công trình nghiên cứu Những cơ sở lý
luận của công trình nghiên cứu này là các thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lýnhư: lịch sử pháp luật, lý luận về pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học,luật tố tụng hình sự (TTHS) và triết học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo vàcác bài đăng trên các tạp chí của các nhà khoa học-luật gia Việt Nam và nước ngoài Ngoài ra,
để góp phần phân tích khoa học nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ĐTD
đã nêu trên đây, trong quá trình soạn thảo công trình của mình các các tác giả còn sử dụng một
số lượng lớn các văn bản pháp luật của Nhà nước, cũng như những giải thích thống nhất cótính chất chỉ đạo của thực tiễn xét xử trong các văn bản thuộc lĩnh vực PLHS do TANDTChoặc (và) các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương ban hành mà ở các mức độ khác nhaucác văn bản này có liên quan đến việc ĐTD
Những cơ sở phương pháp luận của công trình nghiên cứu này là phép biện chứng duyvật, soạn thảo những vấn đề tương ứng dưới các luận điểm tư tưởng về xây dựng Nhà nướcpháp quyền, cải cách tư pháp, củng cố pháp chế, tính tối thượng của pháp luật, bảo vệ mộtcách hữu hiệu các quyền và tự do của công dân bằng hệ thống tư pháp hình sự ở Việt Nam vớitính chất là các giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung vốn có của loài người và củanền văn minh nhân loại Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu những vấn đề trong công trìnhcủa mình, các tác giả đã sử dụng đồng bộ các phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặtkhoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, phân tíchtổng hợp, so sánh, xã hội học cụ thể, thống kê hình sự, v.v
Trang 74 Cái mới về mặt khoa học và ý nghĩa lý luận của công trình nghiên cứu này là ở chổ –
đây là cuốn sách chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam đề cập riêngđến đề tài đã được lựa chọn, mà trong đó lần đầu tiên bằng việc phân tích khoa học đã giải
quyết một cách đồng bộ, có hệ thống và toàn diện cùng một lúc 09 vấn đề sau đây về ĐTD:
1) ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc ĐTD;
2) Khái niệm, các đặc điểm cơ bản, các dạng và các giai đoạn ĐTD;
3) Những căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học của việc ĐTD (đặc biệt đề cập sâu đếnviệc làm sáng tỏ lý luận về cấu thành tội phạm với tính chất là căn cứ khoa học của việc ĐTD); 4) ĐTD đối với tội phạm hoàn thành;
5) ĐTD đối với tội phạm chưa hoàn thành;
6) ĐTD đối với tội phạm được thực hiện có đồng phạm;
7) ĐTD đối với bốn trường hợp nhiều (đa) tội phạm – phạm tội nhiều lần, phạm nhiềutội, tái phạm và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
8) Hướng dẫn phương pháp ĐTD kèm theo các lời giải cho một số bài tập với tính chất
là những đáp án mẫu và;
9) Xây dựng các tình huống xảy ra trong thực tiễn dưới dạng hệ thống 350 bài tập thực
hành về ĐTD
5 ý nghĩa thực tiễn của công trình nghiên cứu này là ở chổ – nó có thể được sử dụng làm
sách nghiên cứu không chỉ cho các nhà khoa học-luật gia, cũng như phục vụ cho nhu cầu họctập của các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình
sự tại các cơ sở đào tạo Đại học và Sau đại học Luật Ngoài ra, nó còn có thể được sử dụnglàm tài liệu tham khảo bổ ích cho các cán bộ nghiên cứu và cán bộ thực tiễn đang công tác tạicác cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án nhân dân khi áp dụng các quy phạm PLHS liên quanđến việc ĐTD
6 Bố cục của công trình nghiên cứu Chân lý của vấn đề đã từ lâu được thừa nhận chung, đồngthời được minh chứng một cách khách quan xác đáng và có căn cứ là khoa học phải phục vụ
cho thực tiễn vì sứ mệnh cao cả của khoa học chân chính là ở chỗ – “khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự đối với cuộc sống và góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội khi nó làm tốt chức năng dự báo để soi đường cho thực tiễn” 3, nên khi sắp xếp các phần trong cuốn sách chuyên khảo này,chúng tôi tuân thủ theo nguyên tắc là – vị trí của những vấn đề lý luận phải đứng trước vị trícủa những vấn đề thực tiễn Vì vậy, bố cục của cuốn sách chuyên khảo này được sáp xếp theo
hệ thống như sau:
“Phần mở dầu đặt vấn đề về định tội danh
(Cách tiếp cận những vấn đề nghiên cứu trong cuốn sách này)
Phần thứ nhất Lý luận chung về định tội danh
I ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc định tội danh
3 Lê Văn Cảm Học thuyết về Nhà nước pháp quyền và thực tiễn của nó ở Liên bang
Nga (tóm tắt nội dung bằng tiếng Nga và tiếng Anh) NXB “Sáng tạo” của Hội Khoa học-kỹ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga Maxcơva, 1997, tr.13
Trang 8II Khái niệm, các đặc điểm cơ bản, các dạng và các giai đoạn định tội danh
III Những căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học của việc định tội danh
IV Định tội danh đối với tội phạm hoàn thành
V Định tội danh đối với tội phạm chưa hoàn thành
VI ĐTD đối với tội phạm được thực hiện có đồng phạm và đối với các trường hợp nhiều (đa) tội phạm
LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH
I Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH
1 Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) Việt Nam hiện nay, cùng với
việc nghiên cứu các quy định mới của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 hiện hành được
Trang 9thông qua trong lần pháp điển hóa thứ hai luật hình sự nước ta, thì việc nghiên cứu chuyênkhảo những vấn đề lý luận cơ bản về định tội danh (ĐTD) có ý nghĩa quan trọng không những
về mặt khoa học, mà cả về mặt thực tiễn trên trên các bình diện chủ yếu dưới đây
1.1 Cụ thể hóa các qui phạm pháp luật hình sự (PLHS) trừu tượng vào đời sống thực tế,
việc ĐTD đúng sẽ là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự (TNHS) và cá thể hóa hìnhphạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, đồng thời để áp dụng chính xác cácquy phạm và các chế định cơ bản được ghi nhận trong BLHS năm 1999 như: các tình tiết loạitrừ tính chất tội phạm của hành vi, hình phạt, tái phạm, quyết định hình phạt trong một loạtnhững trường hợp khác nhau (tội phạm có đồng phạm, nhiều tội phạm, án treo, thời hiệu,v.v )
1.2 ĐTD đúng sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện một loạt các nguyên tắc tiến bộ được thừa
nhận chung của luật hình sự quốc tế và luật hình sự trong NNPQ (như: pháp chế, trách nhiệm
do lỗi, trách nhiệm cá nhân, bình đẳng trước luật hình sự, không tránh khỏi trách nhiệm, côngminh và nhân đạo)
1.3 ĐTD đúng còn là một trong những cơ sở để áp dụng chính xác các qui phạm pháp
luật tố tụng hình sự (PLTTHS) về tạm giam, thời hạn tạm giam, khởi tố vụ án hình sự, thẩmquyền điều tra, thẩm quyền xét xử, v.v và bằng cách đó, góp phần hữu hiệu cho việc bảo vệcác quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự
1.4 Ngược lại, ĐTD sai sẽ dẫn đến một loạt hậu quả tiêu cực như: không đảm bảo được
tính công minh, có căn cứ và đúng pháp luật của hình phạt do Tòa án quyết định, truy cứuTNHS người vô tội, bỏ lọt kẻ phạm tội, thậm chí xâm phạm thô bạo danh dự và nhân phẩm,các quyền và tự do của công dân như là những giá trị xã hội cao quí nhất được thừa nhậnchung trong NNPQ, cũng như xâm phạm pháp chế, đồng thời còn làm giảm uy tín và hiệu lựccủa các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chốngtội phạm, v.v
1.5 Và cuối cùng, cần phải khẳng định rằng: mặc dù trong khoa học luật hình sự đã có
một số công trình nghiên cứu chuyên khảo đề cập đến những vấn để ĐTD ở các mức độ khác
nhau mà trong đó có đưa ra khái niệm chung về ĐTD, nhưng lại vẫn còn chưa đề cập đến một loạt các khái niệm cơ bản như: 1) Khái niệm ĐTD đối tội phạm hoàn thành là gì (?); 2) Khái niệm ĐTD đối tội phạm chưa hoàn thành là gì (?); 3) Khái niệm ĐTD đối tội phạm có đồng phạm là gì (?) và; 4) Khái niệm ĐTD đối các trường hợp nhiều (đa) tội phạm là gì (?).
2 Như vậy, tất cả những điều đã được phân tích trên đây không chỉ cho phép khẳng định
sự cần thiết của việc phân tích khoa học những vấn đề lý luận chung về ĐTD với tính chất làmột trong những hướng nghiên cứu cơ bản trong chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạoĐại học và Sau đại học Luật ở nước ta và là nhiệm vụ quan trọng của khoa học luật hình sựViệt Nam, mà còn luận chứng cho sự lựa chọn những vấn đề nghiên cứu của chúng tôi trongcuốn sách này
Trang 10II KHÁI NIỆM, CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN, CÁC DẠNG VÀ CÁC GIAI ĐOẠN ĐỊNH TỘIDANH
§1 Khái niệm định tội danh
1.1 Hiện nay giữa các chuyên gia trong lĩnh vực tư pháp hình sự còn có nhiều cách
hiểu khác nhau xung quanh khái niệm ĐTD Chẳng hạn như:
1) Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô cũ (Liên bang Nga hiện nay) Kuđriavtxev V.N coi "định tội danh là việc xác định và nghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa
các dấu hiệu của hành vi được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm do qui phạmPLHS qui định"4
2) Theo quan điểm của TSKH luật, cố giáo sư Kurinôv B.A ở Bộ môn Luật hình sự và
Tội phạm học của Khoa Luật-Trường ĐHTH quốc gia Maxcơva mang tên Lômônôxôv M.V.,thì trong lý luận và trong thực tiễn, khái niệm ĐTD được hiểu theo hai nghĩa: a) ĐTD là mộtquá trình lôgic nhất định, là hoạt động của người này hay người khác trong việc xác định phùhợp (sự đồng nhất) của một trường hợp đang được xem xét cụ thể với các dấu hiệu của cấuthành tội phạm được chỉ ra trong qui phạm Phần riêng BLHS; b) ĐTD là sự đánh giá về mặtpháp luật nhất định một hành vi nguy hiểm cho xã hội5
3) Gần đây nhất, tác giả Gaukhman L.Đ ở Viện nghiên cứu khoa học của Bộ Nội vụ LB
Nga quan niệm: ĐTD là một phạm trù chủ quan và là sự phản ánh trong nhận thức của ngườiđưa ra sự đánh giá dưới góc độ pháp lý một hành vi, tức là của chủ thể ĐTD: a) một là, các dấuhiệu của hành vi được thực hiện; b) hai là, các dấu hiệu của cấu thành tội phạm (CTTP) do luậthình sự quy định và; c) ba là, so sánh nhóm dấu hiệu thứ nhất và thứ hai6
4) Còn nhà khoa học-luật gia TTHS, giáo sư Sliapôchnhikôv A.C thì cho rằng: ĐTD là
một giai đoạn của hoạt động bảo vệ pháp luật do các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử thựchiện trên cơ sở các qui phạm pháp luật TTHS và, dựa vào các tình tiết thể hiện sự nguy hiểmcho xã hội của một hành vi cụ thể để xác định dấu hiệu của CTTP tương ứng với hành vi đó7
1.2 Tổng hợp tất cả các quan điểm trên đây, đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng
các quy phạm PLHS và PLTTHS liên quan đến việc ĐTD ở Việt Nam, theo ý kiến chúng tôi,
có thể đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm ĐTD như sau: Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính lôgic, đồng thời là một trong những dạng của hoạt động
4 Kuđriavtxev V.N Lý luận chung về định tội danh NXB Sách pháp lý Maxcơva, 1972, tr 8
(tiếng Nga).
5 Xem: Kuđrinôv B.A Những cơ sở khoa học của định tội danh NXB Trường ĐHTH quốc gia gia
Maxcơva, 1984, tr.7 (tiếng Nga)
6 Xem: Gaukhman L.Đ Định tội danh: pháp luật, lý luận, thực tiễn Trung tâm Thông tin pháp lý xuất
bản Maxcơva, 2001, tr.17 (tiếng Nga)
7 Xem: Sliapôtrnhikôv A.C Bàn về chân lý khách quan trong luật hình sự và tố tụng hình sự Xô Viết.
– Những bút ký khoa học của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý toàn liên bang Maxcơva, 1961,quyển 12, tr.60 (tiếng Nga)
Trang 11thực tiễn áp dụng PLHS, cũng như pháp luật TTHS và, được tiến hành bằng cách – trên cơ
sở các chứng cứ các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của CTTP cụ thể tương ứng do luật hình
sự qui định Như vậy, từ khái niệm này có thể khẳng định một cách xác đáng và có căn cứ
rằng: mục đích ĐTD là nhằm đạt được sự thật khách quan – đưa ra sự đánh giá chính xác tộiphạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hóa và phân hóa TNHS một cáchcông minh, có căn cứ và đúng pháp luật
§2 Các đặc điểm cơ bản của việc định tội danh
Từ nội dung của khái niệm khoa học về ĐTD trên đây, đồng thòi xuất phát từ việcnghiên cứu vấn đề ĐTD trong thực tiễn áp dụng PLHS và PLTTHS chúng ta có thể nêu lên
các đặc điểm cơ bản dưới đây của việc ĐTD.
2.1 ĐTD là một quá trình nhận thức lý luận có tính lô gích được thể hiện dưới hai khía
cạnh: 1) Xác định xem các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện có phùhợp (tương đồng) với các dấu hiệu của CTTP cụ thể do điều tương ứng trong Phần các tộiphạm BLHS qui định hay không (?); 2) Trên cơ sở đó, đưa ra sự đánh giá nhất định về mặtpháp lý hình sự đối với một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã xảy ra trong thực tế kháchquan
2.2 ĐTD còn có thể được hiểu là một hình thức hoạt động thực tiễn pháp lý của các cơ
quan tư pháp hình sự – các cơ quan Điều tra, Truy tố và Xét xử để cụ thể hoá các qui phạmPLHS trừu tượng vào đời sống thực tế, tức là lựa chọn đúng qui phạm PLHS để áp dụng đốivới hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể nào đó được thực hiện trong thực tế khách quan và từ
đó, đưa ra kết luận là: hành vi được xem xét ấy có đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm tương ứngđược qui định trong PLHS thực định hay không (?)
2.3 Chính vì thế, việc thiết lập các dấu hiệu đặc trưng cơ bản và điển hình để xác định
bản chất pháp lý của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong thực tế khách quan làmột vấn đề rất quan trọng của quá trình ĐTD, mà toàn bộ quá trình này phải tuân thủ nghiêm
chỉnh các qui phạm của luật nội dung (vật chất) được qui định trong BLHS, cũng như của luật hình thức được qui định trong Bộ luật TTHS.
2.4 ĐTD với tính chất là một dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng PLHS được tiến
hành về cơ bản theo bốn bước cụ thể là:
1) Xem xét và thiết lập đúng các tình tiết thực tế của vụ án trong sự phù hợp với hiệnthực khách quan;
2) Nhận thức một cách thống nhất và chính xác nội dung các qui phạm PLHS đang cóhiệu lực thi hành;
3) Lựa chọn đúng Điều (các điều) tương ứng trong Phần các tội phạm BLHS qui địnhTNHS đối với tội phạm cụ thể để so sánh, đối chiếu và kiểm tra các dấu hiệu của CTTP đó vớicác tình tiết cụ thể của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện và, cuối cùng;
Trang 124) Sau khi đã so sánh, đối chiếu và kiểm tra đầy đủ và chính xác xong, thì ra một vănbản áp dụng pháp luật mà trong đó đưa ra kết luận có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục về sựphù hợp (tương đồng) của hành vi thực tế đã được thực hiện với CTTP cụ thể tương ứng đượcqui định trong luật hình sự.
§3 Các dạng định tội danh
Căn cứ vào các chủ thể tương ứng thực hiện việc ĐTD, khoa học luật hình sự phân chia
ĐTD làm hai dạng: 1) ĐTD chính thức và 2) ĐTD không chính thức.
3.1 ĐTD chính thức là sự đánh giá về mặt Nhà nước tính chất pháp lý hình sự của
một hành vi phạm tội cụ thể do các chủ thể được Nhà nước ủy quyền thực hiện và nó có cácdấu hiệu (đặc điểm) chính là:
1) Các chủ thể của dạng ĐTD này nhất thiết phải là những người có thẩm quyền trực tiếp tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự cụ thể – Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân (chứ nhất thiết không thể là những người nàokhác);
2) Các hậu quả của việc ĐTD do các chủ thể đã nêu trên đây tiến hành là không chỉ các
hậu quả pháp lý TTHS như khởi tố vụ án hình sự, bắt đầu quá trình điều tra, khởi tố bị can, truy
tố hoặc (và) xét xử, v.v mà còn là các hậu quả pháp lý hình sự (như miễn TNHS, miễn hình
phạt hoặc ra bản án kết tội, v.v ) và;
3) Nếu người phạm tội được miễn TNHS trong giai đoạn trước khi Tòa
án quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì căn cứ vào Bộ luật TTHS Việt Nam năm 1988 (Điều 10)
chỉ có tội danh cuối cùng trong bản án (quyết định) của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mới ược coi là tội danh chính thức mà người phạm tội đã thực hiện.
3.1 ĐTD không chính thức là sự đánh giá không phải về mặt nhà nước tính chất pháp lý
hình sự của một hành vi phạm tội cụ thể và nó có các dấu hiệu (đặc điểm) chính là:
1) Các chủ thể của dạng ĐTD này không nhất thiết là những người nhất định nào, nh ưng thông thường họ là các luật gia trong lĩnh vực tư pháp hình sự như các tác giả của cáccông trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách giáo khoa, bài báo, v.v hay bất kỳ người nàoquan tâm nghiên cứu vụ án hình sự cụ thể tương ứng mà đưa ra tội danh;
2) Dạng ĐTD này không phát sinh quyền hoặc nghĩa vụ trong các quan hệ PLHS hayPLTTHS của các chủ thể tham gia các quan hệ đó, mà chỉ là sự thể hiện các quan điểm khoahọc hay các ý kiến riêng của các cá nhân đã nêu
§4 Các giai đoạn định tội danh
Phân tích về mặt lý luận và nghiên cứu thực tiễn áp dụng PLHS và PLTTHS cho phép
chúng ta khẳng định rằng: ĐTD là một quá trình nhận thức lý luận có tính lôgic diễn ra theo ba giai đoạn mà nội dung của chúng dược thể hiện dưới đây
4.1 Giai đoạn thứ nhất – xác định quan hệ pháp luật Giai đoạn này thể hiện bằng việc
phân tích các dấu hiệu cơ bản nhất của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện để xác
Trang 13định xem hành vi đó có các dấu hiệu của tội phạm hay không (?) – có phải là hành vi bị luậthình sự cấm không (hay chỉ là hành vi vi phạm pháp luật khác) Tức là phải dựa vào Điều 83
Bộ luật TTHS năm 1988 quy định về các căn cứ khởi tố vụ hình sự (như: tố giác của công dân,
tin báo của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội, v.v ) để “xác định dấu hiệu của tội phạm” Trong giai đoạn thông thường sẽ có ba khả năng như sau xảy ra:
1) Không được khởi tố vụ án hình sự khi có 1 trong 7 căn cứ được quy định tại Điều 89 Bộluật TTHS năm 1988;
2) Nếu hành vi được thực hiện là vi phạm pháp luật khác, thì tùy theo giai đoạn TTHS tươngứng mà cơ quan chức năng gửi tin báo hoặc đơn báo hoặc đơn tố giác cho cơ quan nhà nước(tổ chức xã hội) hữu quan để giải quyết theo thẩm quyền;
3) Hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chủ thể thực hiện có các dấu hiệu của tội phạm, thì có
nghĩa là phát sinh quan hệ PLHS và như vậy đ chuyển sang giai đoạn thứ hai.
4.2 Giai đoạn thứ hai – tìm nhóm quy phạm PLHS Đây là giai đoạn xác định xem tội phạm
mà chủ thể thực hiện thuộc chương tương ứng nào trong Phần các tội phạm BLHS quy định và
nó được thể hiện bằng việc:
1) Xác định xem khách thể loại (nhóm quan xã hội nào) được PLHS bảo vệ đã bị tội phạm
xâm hại đến (?);
2) Người phạm tội, ngoài các dấu hiệu chung chủ thể của tội phạm còn có các dấu hiệuriêng bổ sung khác của chủ thể đặc biệt (như: người có chức vụ
hoặc quân nhân, v.v ) hay không (?) và sau đó ; đ
3) Chuyển sang giai đoạn thứ ba.
4.3 Giai đoạn thứ ba – tìm qui phạm PLHS cụ thể Đây là giai đoạn so sánh, đối chiếu và
kiểm tra xem các dấu hiệu của tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện thuộc Chương củaPhần các tội phạm BLHS đã tìm được (ở giai đoạn trên) là do Điều luật cụ thể nào trong Ch-ương ấy qui định (?), tức là phải xác định xem đó là tội phạm gì (?), đồng thời tương ứng vớiCTTP cụ thể nào (CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng, CTTP đặc biệt tăng nặng hoặc CTTP giảmnhẹ) và CTTP ấy thuộc khoản nào trong Điều luật cụ thể đã tìm được (?)
III NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CĂN CỨ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH
§1 Những căn cứ pháp lý của việc định tội danh
1.1 Khái niệm những căn cứ pháp lý của việc ĐTD Theo quan điểm của chúng tôi:
dưới góc độ khoa học luật hình sự những căn cứ pháp lý của việc ĐTD có thể được hiểu trên
hai bình diện (hoặc theo hai nghĩa) rộng và hẹp dưới đây.
1) Trên bình diện rộng (hiểu theo nghĩa cả về nội dung và hình thức), thì những căn cứ
pháp lý của việc ĐTD là hệ thống các qui phạm PLHS với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất(trực tiếp), cũng như hệ thống các qui phạm PLTTHS với tính chất là cơ sở pháp lý bổ trợ
Trang 14(gián tiếp) cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã đượcthực hiện là tội phạm.
2) Trên bình diện hẹp (chỉ hiểu theo nghĩa về nội dung), thì những căncứ pháp lý của việc ĐTD là chỉ có hệ thống các qui phạm PLHS với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp)
cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện
là tội phạm
1.2 Bộ luật hình sự – cơ sở pháp lý trực tiếp của việc ĐTD Như vậy trong quá trình ĐTD
nếu hiểu theo nghĩa hẹp (chỉ về nội dung) thì BLHS có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất,
vì nó đóng vai trò là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp) của việc ĐTD Sự khẳng định như vậy
3) Nhà làm luật khi xây dựng hệ thống các qui phạm của Phần các tội phạm BLHS - trongquá trình tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho xã hội - đã tìm xem các dấu hiệu nào là đặctrưng cơ bản nhất, phổ biến nhất và hay được lặp đi lặp lại nhiều nhất trong những hành vi ấy,sau đó điển hình hóa và qui định chúng trong BLHS với tính chất là các dấu hiệu bắt buộctương ứng của các CTTP cụ thể (CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng, CTTP đặc biệt tăng nặnghoặc CTTP giảm nhẹ) để các cơ quan tư pháp hình sự dùng làm mô hình pháp lý của việcĐTD
4) BLHS qui định và liệt kê tất cả những hành vi nguy hiểm cho xã hội thường xảy ratrong thực tế bị nhà làm luật nhân danh nhà nước coi là tội phạm Nói một cách khác, BLHSvới tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất của việc ĐTD chứa đựng những mẫu (mô hình) pháp lýcủa các tội phạm, mà dựa vào đó những người có thẩm quyền tiến hành việc ĐTD xác định sựphù hợp của các dấu hiệu của những hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể tương ứng được thựchiện
5) BLHS bao gồm hệ thống các nhóm qui phạm pháp luật được nhà làm luật sắp xếp thànhhai Phần – Phần chung và Phần các tội phạm, – mà những người có thẩm quyền tiến hành việcĐTD đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong thực tế khách quan phải đồngthời dựa vào cả hai nhóm qui phạm PLHS này bởi các lý do như sau:
Trang 15a) Hai nhóm vi phạm PLHS này có mối liên quan chặt chẽ, thống nhất và hữu cơ vớinhau trong quá trình ĐTD – xác định CTTP tương ứng được luật quy định để làm căn cứ pháp
lý cho việc giải quyết vấn đề TNHS của người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểmcho xã hội cụ thể Chẳng hạn, khi tìm các quy phạm PLHS để ĐTD đối với những hành vinguy hiểm cho xã hội như bạo loạn và hoạt động phỉ, thì không thể áp dụng các điều 82-83 tạiPhần các tội phạm BLHS năm 1999 (quy định hai tội phạm tương ứng với những hành vinày), mà còn phải áp dụng Điều 20 tại Phần chung BLHS đó (đề cập đến chế định đồng phạm)
để xác định mức độ TNHS khác nhau của các loại người đồng phạm cùng tham gia vào việcthực hiện tội phạm cụ thể tương ứng
b) Trong quá trình ĐTD nếu các quy phạm PLHS tại Phần các tội phạm quy định TNHSđối với tội phạm tương ứng giúp cho chúng ta xác định sự giống nhau của các dấu hiệu củamột hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể được thực hiện, thì các quy phạm PLHS tại Phầnchung về lỗi, các giai đoạn thực hiện tội
phạm, đồng phạm, v.v giúp cho chúng ta nhận biết được một cách nhanh chóng và chính xáccác dấu hiệu của CTTP cụ thể (CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng, CTTP đặc biệt tăng nặng hayCTTP giảm nhẹ) của tội phạm tương ứng đó
6) Đối với các quy phạm PLHS, thì về cơ bản phần giả định được đề cập trong Phần chung BLHS, còn phần quy định và phần chế tài – trong Phần các tội phạm Tuy nhiên, trong
BLHS Việt Nam năm 1999 việc mô tả các dấu hiệu của CTTP trong phần quy định của quiphạm PLHS không giống nhau, mà cụ thể là:
a) Quy định đơn giản – chỉ nêu tên gọi của tội phạm (ví dụ: các điều 136, 137, 138, 143,
7) Xét về mặt cấu trúc, thì mặc dù các quy phạm PLHS khi mô tả các dấu hiệu của mỗi tộiphạm trong Phần riêng BLHS năm 1999 về cơ bản là đều theo một quy định chung – mỗi điềuluật đều đề cập đến một mô hình tội phạm, nhưng cũng có những trường hợp một điều luật đề
cập đến nhiều (hai hoặc thậm chí ba) mô hình tội phạm với một chế tài chung (ví dụ: Điều 120
“Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em”) hay với hai chế tài riêng biệt (ví dụ: Điều
344 “Tội tuyển mộ lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê”) Ngoài ra, cấu trúc của quy phạmPLHS còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc ĐTD khi nó xác định vị trí và vai trò của tình tiết
tăng nặng (hoặc giảm nhẹ) nào đó trong một CTTP cụ thể Chẳng hạn, cùng là một hành vi cố
Trang 16ý giết người nhưng trong BLHS năm 1999 của nước ta nhà làm luật lại quy định nó bằng hai điều luật đề cập đến hai CTTP độc lập với hai chế tài khác nhau – tăng nặng (Điều 93 “Tội giết người”) và giảm nhẹ (Điều 96 “Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng”)
1.3 Bộ luật TTHS – cơ sở pháp lý gián tiếp của việc ĐTD Trong quá trình ĐTD khi hiểu
theo nghĩa rộng, nếu các quy phạm BLHS đóng vai trò là cơ sở pháp lý duy nhất trực tiếp (vềnội dung), thì các quy phạm PLTTHS (dĩ nhiên không phải là tất cả mà chỉ có một số quyphạm) – là cơ sở pháp lý gián tiếp (về hình thức) không kém quan trọng Bởi lẽ:
1) Mặc dù các quy phạm PLTTHS ở một chừng mực nhất định có ý nghĩa gián tiếp (bổ trợ)trong việc ĐTD, nhng chúng có ý nghĩa pháp lý quan trọng đối với việc bảo vệ các quyền và tự
do của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự, nhất là trong giai đoạn xây dựng NNPQ ở ViệtNam hiện nay Chẳng hạn, Tòa án cấp phúc thẩm hoặc cấp giám đốc thẩm sau khi đã nghiêncứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ mọi chứng cứ thu thập được trong vụ
án hình sự cụ thể nhận thấy rằng: tội danh mà bị cáo bị Tòa án cấp dới xét xử là không có căn
cứ – các dấu hiệu của hành vi phạm tội tương ứng với các dấu hiệu của CTTP cơ bản mà trong bản án của Tòa án cấp dưới lại định tội theo các dấu hiệu của CTTP tăng nặng, thì theo
các quy định của Bộ luật TTHS năm 1988 (các khoản 1 và 2 Điều 221, Điều 257) Toà án haicấp này có quyền sửa lại bản án đã tuyên của Tòa án cấp dưới để áp dụng điều khoản BLHS về
tội danh nhẹ hơn, tức là tiến hành việc định lại tội danh
2) Ngoài ra, trong Bộ luật TTHS năm 1988 các quy định về chứng cứ (các điều 47, 48, 50,
56, 60), tạm giam (Điều 70), thời hạn tạm giam (Điều 71), ''chỉ được khởi tố vụ án hình sự đã xác định có dấu hiệu của tội phạm'' trên cơ sở một trong năm căn cứ do luật định (Điều 83)
không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong bảy căn cứ do luật định (Điều 89), v.v cũng là các cơ sở pháp lý bổ trợ (gián tiếp) quan trọng của việc ĐTD
§2 Cấu thành tội phạm – căn cứ khoa học của việc định tội danh
2.1 Khái niệm CTTP Xuất hiện từ thế kỷ thứ XVI đầu tiên là ở các Tòa án của nước
Đức thời kỳ phong kiến, sau đó vào các thế kỷ XVIII-XIX được soạn thảo về mặt lý luận trongtrường phái cổ điển của khoa học luật hình sự, khái niệm CTTP (theo tiếng Latinh cổ là
“corpus delicti”) đã đóng vai trò tố tụng như là căn cứ đầy đủ cho việc xét xử vụ án hình sự tại Tòa án để chứng minh sự hiện diện trong các hành vi của phạm nhân một CTTP(6) Dần dần lýluận về CTTP được phát triển trong khoa học luật hình sự Nga trước Cách mạng vào cuối thế
kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, mà đặc biệt là CTTP đã được nghiên cứu rộng rãi và phát triển nhấttrong khoa học luật hình sự Xôviết từ những năm 50 của thế kỷ XX và tiếp tục cho đến tậnngày nay Tuy nhiên, hiện tại trong khoa học luật hình sự khái niệm CTTP vẫn còn được hiểutheo nhiều nghĩa khác nhau Chẳng hạn như:
Trang 171) Nhà hình sự học Nga nổi tiếng trước Cách mạng tháng Mười, giáo sư Trường ĐHTH
Maxcơva mang tên Lômônôxôv M.V., Viện sĩ Taganxev N.X. phân biệt trong CTTP ba nhóm:a) con người thực tế – kẻ phạm tội, b) cái hành vi của bị cáo hướng tới – khách thể hoặc là đốitượng của sự xâm hại có tính chất tội phạm và c) chính sự xâm hại có tính chất tội phạm, đượcxem xét từ mặt bên trong và bên ngoài(7)
2) Giáo sư Kixchiakôvxki A.O gọi CTTP là những dấu hiệu cần thiết chủ yếu mà thiếu
chúng hoặc là thiếu một trong số chúng, thì không thể có tội phạm và đó là bốn dấu hiệu – chủthể, khách thể, hoạt động bên trong, hoạt động bên ngoài của chủ thể và kết quả của hoạt động
đó
3) Viện sĩ Viện HLKH Liên Xô cũ Piôntkôvxki A.A vào đầu thế kỷ XX đã coi khái niệm
chung của CTTP là các yếu tố cơ bản của tội phạm mà chúng đều có trong mỗi một tội phạm
mà nếu như thiếu một trong số chúng, thì dẫn đến sự thừa nhận là không có CTTP và các yếu
tố này là: a) chủ thể nhất định của tội phạm; b) khách thể nhất định của tội phạm; c) bản chấtnhất định của mặt chủ quan trong cách xử sự và; d) bản chất nhất định của mặt khách quantrong cách xử sự của chủ thể của tội phạm(9); và sau đó, vào những năm 70 của thế kỷ XX Viện
sĩ này đã viết: lý luận luật hình sự Xôviết coi CTTP là tổng hợp các dấu hiệu thể hiện một hành
vi nguy hiểm cho xã hội nhất định là tội phạm theo PLHS Liên Xô(10)
5) Giáo sư Trainhin A.N quan niệm CTTP là tổng hợp tất cả những dấu hiệu (yếu tố)
khách quan và chủ quan mà theo luật hình sự khẳng định một hành vi cụ thể nguy hiểm cho xãhội (bằng hành động hoặc không hành động) đối với nhà nước là tội phạm
6) Viện sĩ Kuđriavtxev V.N coi CTTP là tổng hợp những dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội xác định nó, theo luật hình sự là tội phạm và bị xử phạt về hình sự
7) Và gần đây nhất, giáo sư Kuznhetxôva N.F đưa ra định nghĩa: “Như vậy, CTTP – đó là
hệ thống các yếu tố khách quan và chủ quan bắt buộc của hành vi tạo nên tính nguy hiểm cho
xã hội của nó và được cấu trúc theo bốn tiểu hệ
thống mà những dấu hiệu của chúng được ghi nhận trong các phần quy định của các quy phạmPLHS của Phần chung và Phần riêng BLHS” (13)
8) Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, về cơ bản, quan điểm được thừa nhận rộng rãi vềkhái niệm của CTTP là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quyđịnh trong PLHS(14)
Như vậy, trên cơ sở phân tích khoa học lý luận về CTTP và nghiên cứu thực tiễn áp dụngcác quy phạm PLHS về ĐTD, theo quan điểm của chúng tôi, có thể đưa ra định nghĩa khoa học
ngắn gọn của khái niệm CTTP là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý (khách quan và chủ quan)
do luật hình sự quy định thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức
là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm Nói cáchkhác, một CTTP cụ thể là tổng hợp các dấu hiệu khách quan và chủ quan bắt buộc, mà bằng
các dấu hiệu đó, nhà làm luật quy định tại quy phạm của Phần các tội phạm BLHS tính chất
Trang 18tội phạm và tính chất bị xử phạt (hay còn gọi là tính chất bị xử lý về hình sự) của hành vi nguy hiểm cho xã hội tương ứng bị luật hình sự cấm, đồng thời chỉ ra loại hình phạt nào và trong giới hạn nào nó có thể được Toà án áp dụng đối với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm
ấy
2.2 Việc nghiên cứu những vấn đề về CTTP, chính vì thế, có ý nghĩa pháp lý hình sự rất
quan trọng đối với quá trình ĐTD, vì ĐTD chính xác tức là xác định đúng sự phù hợp giữa các
dấu hiệu của một hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định nào đó được thực hiện với các dấuhiệu của CTTP tương ứng – các dấu hiệu được quy định tại một quy phạm PLHS cụ thể củaPhần các tội phạm BLHS Như vậy, trong giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay để cóđầy đủ căn cứ xác đáng và đảm bảo sức thuyết phụ trong việc khẳng định cho luận điểm đúng
đắn rằng: CTTP là cơ sở khoa học của việc ĐTD, dưới đây chúng ta cần phải nghiên cứu để
đảm bảo sự nhận thức thống nhất về bản chất và chỉ ra được nội hàm của một loạt những vấn
đề trong lý luận về CTTP như: các đặc điểm (1), vai trò (2), yếu tố (3), dấu hiệu (4) và chức năng của CTTP (5), cũng như phân loại các CTTP (6).
2.3 Các đặc điểm của CTTP Từ khái niệm CTTP đã được đưa ra trên đây cho thấy, bất kỳ
CTTP cũng phải có các đặc điểm cần và đủ như sau:
1) Trước hết, CTTP là một hệ thống các dấu hiệu pháp lý khách quan và chủ quan có tính chất bắt buộc;
2) Các dấu hiệu pháp lý này của CTTP nhất thiết phải được quy định trong PLHS thực định;
3) Chỉ có trên cơ sở tổng hợp đầy đủ các dấu hiệu pháp lý này của CTTP, thì mới có căn
cứ để khẳng định một hành vi nguy hiểm cho xã hội nào đó bị luật hình sự cấm và đã đượcthực hiện trong thực tế chính là một tội phạm;
4) Và cuối cùng, CTTP chính là mô hình pháp lý của tội phạm
2.4 Vai trò của CTTP Xuất phát từ việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy phạm
PLHS về ĐTD, chúng ta có thể nhận thấy vai trò của CTTP thể hiện rõ trên năm bình diện như
sau:
1) CTTP là một trong những điều kiện chung và quan trọng nhất để ĐTD chính xác – vì
nếu như trong hành vi nguy hiểm cho xã hội không có đầy đủ các dấu hiệu của một CTTP nào
đó được quy định trong PLHS thực định, thì không thể đặt ra việc ĐTD
2) CTTP là một khái niệm khoa học và là sự trừu tượng về mặt pháp lý – vì một loạt các
thuật ngữ và phạm trù được sử dụng Có liên quan đến CTTP (như: “khách thể”, “chủ thể”,
“mặt chủ quan”, “mặt chủ quan”, v.v ) đều được cá nhà lý luận soạn thảo ra trong khoa họcluật hình sự, còn nếu như chúng có được quy định trong luật thực định đi chăng nữa thì cũng làdưới dạng các quy phạm PLHS trừu tượng
3) CTTP là cơ sở pháp lý cần và đủ để truy cứu TNHS người phạm tội – vì khi hành vi
nguy hiểm cho xã hội của chủ thể có đầy đủ các dấu hiệu của một CTTP tương ứng nào đóđược quy định trong Phần các tội phạm BLHS, thì cũng có nghĩa là các cơ quan tư pháp hình
sự đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để truy cứu TNHS người phạm tội
Trang 194) CTTP là căn cứ để Tòa án lựa chọn đúng loại và mức hình phạt đối với người bị kết án – vì nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội chứa các dấu hiệu của một CTTP cụ thể (như: CTTP cơ
bản, CTTP tăng nặng, CTTP đặc biệt tăng nặng hoặc CTTP giảm nhẹ) mà trong đó ghi nhậnkhung hình phạt tương ứng (với loại và
mức cụ thể) tại một Điều (hoặc khoản của một Điều) trong Phần các tội phạm BLHS, thì Tòa
án cũng không thể có căn cứ để lựa chọn loại và mức hình phạt để áp dụng đối với người bị kết
án
5) CTTP là yếu tố để đảm bảo các quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực tư pháp
hình sự, đồng thời hỗ trợ cho việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp chế và củng cố trật tự pháp luật
trong NNPQ – vì với tất cả sự thể hiện trên bốn bình diện trên đây đã cho phép khẳng định vai trò có tính chất tổng hợp này của CTTP
2.6 Yếu tố của CTTP có thể được định nghĩa là bộ phận hợp thành của cấu trúc trong cấu
thành ấy và bao gồm một nhóm các dấu hiệu tương ứng với các phương diện (các mặt) của hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm (tức là hành vi bị nhà làm luật coi là tội
phạm) Quan điểm truyền thống được thừa nhận chung trong khoa học luật hình sự là: CTTP
có bốn yếu tố – khách thể (1), mặt khách quan (2), chủ thể (3) và mặt chủ quan (4) của tội
phạm Để nhận thấy rõ bản chất của mỗi yếu tố CTTP, dưới đây chúng ta cần phải đưa ra địnhnghĩa khoa học về khái niệm của từng yếu tố như sau:
1) Khách thể của tội phạm – đó là quan hệ xã hội được PLHS bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc có thể gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định
2) Mặt khách quan của tội phạm – đó là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm đáng
kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng PLHS, tức là sự thể hiện cách xử sự có tính chất tội phạm trong thực tế khách quan
3) Chủ thể của tội phạm – đó là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo luật định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể còn là có một số dấu hiệu bổ sung đặc biệt
do quy phạm PLHS tương ứng quy định)
4) Mặt chủ quan của tội phạm – đó là mặt bên trong của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng PLHS lỗi, tức là thái độ tâm lý của chủ thể được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó (lỗi)
2.7 Dấu hiệu của CTTP có thể được định nghĩa là đặc điểm chung về mặt lập pháp cụ thể
của các thuộc tính điển hình và chủ yếu hơn cả, đặc trưng cho tội phạm đó Nghiên cứu các
quy định trong Phần riêng BLHS có thể nhận thấy rằng, các dấu hiệu của CTTP có thể được
phân chia thành hai nhóm: 1) Nhóm các dấu hiệu bắt buộc (DHBB) – là các dấu hiệu chung, đặc trưng cho tất cả các CTTP cụ thể và; 2) Các dấu hiệu tùy nghi (DHTNg) hay còn gọi là
Trang 20các dấu hiệu không bắt buộc – là các dấu hiệu riêng, đặc trưng không phải cho tất cả, mà chỉ cho một số CTTP nhất định nào đó
Như vậy, mỗi yếu tố trên đây của CTTP đều được thể hiện bằng các DHBB và cácDHTNg (không bắt buộc) do PLHS quy định Việc xem xét đầy đủ để có sự nhận thức-khoahọc thống nhất và đúng đắn các dấu hiệu này của CTTP cụ thể trong hành vi nguy hiểm cho xãhội được thực hiện chính là một trong những đảm bảo cho việc ĐTD đúng đối với hành vitương ứng Và chính vì thế, dưới đây chúng ta cần phải phân tích để xác định rõ các DHBB vàcác DBTNg tương ứng với từng yếu tố của CTTP
1) Khách thể của tội phạm có ba dấu hiệu: 1) Một DHBB – khách thể; 2) Hai DHTNg –
đối tượng của tội phạm và người bị hại của tội phạm
2) Mặt khách quan của tội phạm có chín dấu hiệu: 1) Một DHBB – hành vi nguy hiểm cho
xã hội; 2) Tám DHTNg – hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
và hậu quả phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh (điều kiện), phương pháp (thủ đoạn),công cụ và phương tiện phạm tội
3) Chủ thể của tội phạm có bôn dấu hiệu: 1) Ba DHBB – con người cụ thể, có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS; 2) Một số DHTNg – các dấu hiệu bổ sung tương ứng đối với
riêng chủ thể đặc biệt của tội phạm
4) Mặt chủ quan của tội phạm có: 1) Một DHBB – lỗi; 2) Hai DHTNg – động cơ và mục
đích phạm tội
2.8 Chức năng của CTTP là nhiệm vụ của từng CTTP cụ thể được quy định trong luật
hình sự mà thông qua việc thực hiện nó (nhiệm vụ ấy), vai trò của CTTP tương ứng được thểhiện trong quá trình áp dụng PLHS Từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào trongkhoa học luật hình sự Việt Nam đề cập đến việc phân tích các chức năng của CTTP Còntrong khoa học luật hình sự Liên Xô cũ, theo quan điểm hoàn toàn đúng đắn và đảm bảo sứcthuyết phục của Trưởng Bộ môn Luật hình sự và Tội phạm học Trường ĐHTH Quốc giaTbilisi (nước Cộng hòa Gruzia thuộc Liên Xô cũ – SNG hiện nay), TSKH luật, giáo sư
Tkeseliađze G.T., thì CTTP có ba chức năng chính như sau8:
1) Chức năng nền tảng – khi các cơ quan tư pháp hình sự coi căn cứ cần và đủ để truy
cứu TNHS một người chính là sự hiện diện trong hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người đóthực hiện có chứa tất cả các dấu hiệu của một CTTP cụ thể do PLHS quy định;
2) Chức năng phân biệt – việc mô tả một cách chính xác trong phần quy định của các
quy phạm Phần riêng BLHS các dấu hiệu của CTTP sẽ đảm bảo cho sự phân biệt đúng tộiphạm này với tội phạm kia, cũng như khung hình phạt này với khung hình phạt kia và, từ đó
8 Xem: Tkeseliađze G.T Thực tiễn xét xử và đạo luật hình sự NXB Khoa học Tbilisi, 1975,
tr
46 (tiếng Nga)
Trang 21sẽ giúp cho Tòa án lựa chọn các biện pháp pháp lý hình sự phù hợp với người phạm tội và cuốicùng;
3) Và cuối cùng, chức năng đảm bảo – nếu trong hành vi của một người không có đủ tất
các các dấu hiệu của một CTTP tương ứng do luật hình sự quy định, thì người đó không phảichịu TNHS và hình phạt
2.9 Phân loại các CTTP có thể được hiểu là việc chia các CTTP thành những dạng khác
nhau dựa trên các tiêu chí nhất định nhằm đảm bảo cho việc ĐTD và quyết định hình phạt
được chính xác, cũng như hỗ trợ cho việc các thể hóa TNHS và phạt được công minh, có căn
cứ và đúng pháp luật Về cơ bản, trên cơ sở lý luận về CTTP và nghiên cứu thực tiễn áp dụng
các quy phạm PLHS liên quan đến việc ĐTD, theo quan điểm của chúng tôi có thể căn cứ vào
bốn tiêu chí cơ bản dưới đây để phân loại các CTTP thành các dạng như sau:
1) Căn cứ vào tính chất và mức độ của sự nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm có thể phân chia các CTTP thành ba (bốn) loại sau: a) CTTP cơ bản –là cấu thành có các dấu hiệu
đặc trưng và bắt buộc chỉ của một tội phạm tương ứng mà sự phân biệt tội phạm đó với tội
phạm khác được dựa trên các dấu hiệu ấy (các dấu hiệu định tội); b) CTTP giảm nhẹ – là cấu
thành mà ngoài các dấu hiệu của CTTP cơ bản ra, còn có các dấu hiệu khác phản ánh tính chất
và mức độ nguy hiểm
cho xã hội thấp (không đáng kể) của tội phạm nên có ý nghĩa làm giảm đi đáng kể mức độ TNHS của chủ thể; c) CTTP tăng nặng (đặc biệt tăng nặng) - là cấu thành mà ngoài các dấu
hiệu của CTTP cơ bản ra, còn có các dấu hiệu khác phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội cao (rất cao) của tội phạm nên có ý nghĩa làm tăng lên đáng kể (rất đáng kể) mức
độ TNHS của chủ thể;
2) Căn cứ vào cấu trúc của mặt khách quan của tội phạm có thể phân chia các CTTP thành hai loại sau: a) CTTP vật chất - là cấu thành mà mặt khách quan của nó được PLHS quy định bằng các dấu hiệu của hành vi phạm tội, cũng như cả các dấu hiệu của hậu quả phạm tội
nữa (tức là hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp này được nhà làm luật coi là dấu
hiệu bắt buộc của CTTP); b) CTTP hình thức - là cấu thành mà mặt khách quan của nó được PLHS quy định chỉ bằng các dấu hiệu của hành vi phạm tội
3) Căn cứ vào cấu trúc của các yếu tố CTTP có thể phân chia các CTTP chia thành hai loại sau: a) CTTP đơn giản - là cấu thành mà trong đó luật quy định chỉ một khách thể bị xâm hại, một loại hành vi (hậu quả) phạm tội và một hình thức lỗi; b) CTTP ghép (phức tạp) - là
cấu thành mà trong đó luật quy định nhiều khách thể bị xâm hại, nhiều hành vi (hậu quả) phạmtội và hai hình thức lỗi
4) Căn cứ vào sự mô tả của các CTTP được quy định trong luật có thể phân chia các CTTP chia thành hai loại sau: a) CTTP với các dấu hiệu cụ thể (định lượng) - là cấu thành mà trong
phần quy định của quy phạm PLHS tương ứng, các mức thiệt hạỉ do tội phạm gây ra được xác
định cụ thể (như một loạt các CTTP tại các điều 137-145, 153-154, 156, 161, 165-166 BLHS năm 1999); b) CTTP với các dấu hiệu có tính chất đánh giá (định tính) - là cấu thành mà trong
phần quy định của quy phạm PLHS tương ứng, các mức thiệt hạỉ do tội phạm gây ra không
được xác định cụ thể mà chỉ bằng các phạm trù có tính chất đánh giá
Trang 222.10 Cuối cùng, ngoài việc nghiên cứu bản chất và chỉ ra nội hàm của sáu vấn đề nêu trên
trong lý luận về CTTP, để đi đến kết luận một cách chính xác, khách quan, có căn cứ và đảmbảo sức thuyết phục về vai trò của CTTP đối với quá trình ĐTD - xem thử CTTP có đúng là
''cơ sở pháp lý duy nhất'' hay chỉ là cơ sở khoa học của việc ĐTD (?), thì chúng ta cũng cần phải dựa vào sự phân tích đồng thời trên cả ba lĩnh vực sinh hoạt (thể hiện) được thừa nhận
chung của luật hình sự - lập pháp, lý luận (hay còn gọi là khoa học) và thực tiễn xét xử dướiđây
1) Về mặt lập pháp, nếu quan niệm CTTP là ‘‘cơ sở pháp lý duy nhất" của việc ĐTD, thì
có nghĩa vô hình dung đã thừa nhận rằng: không phải BLHS - sản phẩm của nhà làm luật,
“một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” (như Lời nói đầu của BLHS Việt Nam năm 1999 hiện hành), mà lại chính là CTTP - một khái niệm khoa học và là sự trừu tượng về mặt pháp lý - được dùng làm “cơ sở pháp lý duy nhất”
trong quá trình ĐTD đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể được thực hiện trongthực tế khách quan (!) Có lẽ nhà làm luật Việt Nam cùng với các cán bộ thực tiễn trong hoạtđộng lập pháp và áp dụng PLHS của nước ta (kể cả trước và sau khi pháp điển hóa) khó mà cóthể đồng ý với quan niệm này
2) Về mặt lý luận, CTTP do các nhà lý luận hình sự soạn thảo và nghĩ ra như là một khái
niệm khoa học và là sự trừu tượng về mặt pháp lý (chứ hoàn toàn không phải là các quy địnhcủa BLHS do nhà làm luật ban hành để các cơ quan tư pháp hình sự lấy làm cơ sở pháp lý duy
nhất trong quá trình ĐTD) Vì vậy, đương nhiên là một khái niệm khoa học với các phạm trù
lý luận chung nhất cho tất cả các tội phạm (như: khách thể, mặt khách quan, v.v ) chứ không
phải là các quy phạm PLHS, thì không phải và không thể là “căn cứ pháp lý duy nhất” choviệc ĐTD đối với một hành vi cụ thể nào đó được thực hiện trong thực tế khách quan
3) Và cuối cùng, về mặt thực tiễn (xét xử), từ trước đến nay (kể cả trong thời kỳ sau khi
lặp lại hòa bình ở Miền Bắc cho đến trước những năm 1960-1963 khi các chuyên gia luật hình
sự của Liên Xô cũ chưa sang nước ta giảng bài ở Trường cán bộ Tòa án Trung ương thuộc Tòa
án nhân dân tối cao theo lời mời của Chính phủ ta và phổ biến lý luận về CTTP ở Việt Nam),
thì mặc dù lý luận về CTTP chưa xuất hiện trong sách báo pháp lý hình sự nước ta, nhưng đã (và hiện nay đang) tồn tại một thực tế khách quan - mỗi khi ĐTD các cơ sự quan tư pháp hình
sự đều không bao giờ coi CTTP (một khái niệm khoa học và là trừu tượng về mặt pháp lý) là
cơ sở pháp lý duy nhất, mà chỉ dựa trên những căn cứ pháp lý nhất định như đã được phân tích
trên đây, mà cụ thể là: các quy phạm PLHS với tính chất là cơ sở pháp lý trực tiếp và, các quyphạm PLTTHS - cơ sở pháp lý gián tiếp Và đây cũng chính là một sự thật khách quan màkhông ai có thể phủ nhận được
2.11 Như vậy, xuất phát từ tất cả sự phân tích trên đây chúng ta có đầy đủ những căn cứ
để khẳng định kết luận dứt khoát và rõ ràng về vai trò của CTTP đối với việc ĐTD như sau: CTTP hoàn toàn không phải và không thể là cơ sở pháp lý duy nhất, mà chỉ là cơ sở khoa học
và là mô hình pháp lý của việc ĐTD.
IV ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI PHẠM HOÀN THÀNH
Trang 23§1 Khái niệm định tội danh đối với tội phạm hoàn thành
1.1 Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của tội phạm hoàn thành Như đã phân tích trên
đây ĐTD là một quá trình nhận thức lý luận có tính lôgic, và do vậy, theo lôgic của sự việc
-để làm sáng tỏ khái niệm ĐTD đối với tội phạm hoàn thành (TPHT) là gì (?), thì trước hết chúng ta phải cần hiểu rõ khái niệm TPHT là gì (?) mà định nghĩa pháp lý của này đều chưa
được nhà làm luật nước ta điều chỉnh trong BLHS Việt Nam năm 1999 hiện hành (vì thực ra
khoản 1 Điều 8 mới chỉ là khái niệm chung của tội phạm) Như vậy, căn cứ vào định nghĩa
pháp lý của khái niệm chung về tội phạm, đồng thời trên cơ sở lý luận về CTTP xuất phát từviệc nghiên cứu thực tiễn áp dụng PLHS, dưới góc độ khoa học luật hình sự có thể đưa ra định
nghĩa của khái niệm TPHT như sau: Tội phạm được coi là hoàn thành khi trong hành vi mà chủ thể thực hiện có đầy đủ tất cả các dấu hiệu của CTTP tương ứng do luật hình sự quy định.
Từ khái niệm này, chúng ta có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản sau đây của TPHT:
1) Trước hết, trong TPHT mặt chủ quan và mặt khách quan của CTTP về nội dung làtrùng nhau, tức là lỗi cố ý (hoặc vô ý) được thể hiện đầy đủ qua hành vi bên ngoài của ngườiphạm tội và hậu quả của hành vi đó
2) Bản chất của TPHT là: a) hậu quả phạm tội mà chủ thể mong muốn đạt được đã xảy ra; b) thiệt hại gây ra cho khách thể (các quan hệ xã hội được PLHS bảo vệ) bị xâm hại của hành
vi phạm tội đã kết thúc; c) mặt khách quan của cấu thành TPHT (mà các dấu hiệu của nó được
mô tả tại phần quy định của điều cụ thể trong Phần các tội phạm BLHS xác định TNHS đối với
tội phạm tương ứng) đã được thực hiện hoàn toàn và; d) tùy từng trường hợp cụ thể, mặt chủ quan của cấu thành TPCHT được biểu hiện bằng lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp) hay vô ý (do cẩu thả hoặc quá tự tin) nhưng cũng có thể bằng hai hình thức lỗi (cố ý đối với hành vi và vô ý
đối với hậu quả dp hành vi đó gây nên)
1.2 Nguyên tắc chung của việc xác định TNHS đối với TPHT là như thế nào cũng là một
vấn đề cần phải được nghiên cứu trước khi tìm hiểu khái niệm ĐTD đối với TPHT Căn cứ vàokhái niệm TPHT, đồng thời trên cơ sở lý luận về CTTP và xuất phát từ việc nghiên cứu thực
tiễn áp dụng PLHS cho thấy, nguyên tắc chung của việc xác định TNHS đối với TPHT là: 1) Nếu căn cứ vào các tình tiết cụ thể của vụ án mà không có cơ sở để áp dụng đối với
người phạm tội một (hay nhiều) tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc chế định nhân đạo nào đótrong Phần chung BLHS, thì về cơ bản TNHS của người đó được xác định theo điều tương ứngtrong Phần các tội phạm BLHS quy định chế tài cụ thể đối với TPHT đã được thực hiện mà
không cần viện dẫn Điều (các điều) luật quy định về một (hay nhiều) tình tiết hoặc chế định
ấy
2) Nếu căn cứ vào các tình tiết cụ thể của vụ án mà có đầy đủ cơ sở để áp dụng đối với
người phạm tội một (hay nhiều) tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc chế định nhân đạo nào đótrong Phần chung BLHS, thì về cơ bản TNHS của người đó được xác định theo điều tươngứng trong Phần các tội phạm BLHS quy định chế tài cụ thể đối với TPHT đã được thực hiện,
đồng thời viện dẫn Điều (các điều) luật quy định về những tình tiết hoặc chế định ấy.
1.3 Khái niệm ĐTD đối với TPHT Như vậy, từ định nghĩa khoa học của khái niệm TPHT
và nguyên tắc chung của việc xác định TNHS đối với TPHT, cũng như các đặc điểm cơ bảncủa việc ĐTD đã được đề cập trên đây, dưới góc độ khoa học luật hình sự chúng ta có thể đưa
Trang 24ra định nghĩa của khái niệm ĐTD đối với TPHT như sau: ĐTD đối với tội phạm hòn thành là
sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trên cơ sở đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định sự giống nhau giữa các dấu hiệu của hành vi ấy với các dấu hiệu của CTTP cụ thể do điều tương ứng trong Phần các tội phạm BLHS quy định
1.3 Phân tích bản chất pháp lý của khái niệm này chúng ta có thể nhận thấy
rằng, trong quá trình ĐTD đối với một TPHT với bốn bước và ba giai đoạn (đã được xem xét trên đây) người ĐTD phải thực hiện tốt việc đánh giá về mặt pháp lý hình sự hai nhóm dấu
hiệu (khách quan và chủ quan) của hành vi cụ thể được thực hiện tương ứng với (theo thứ tự)
bốn yếu tố CTTP đó là: 1) khách thể, 2) mặt khách quan, 3) chủ thể và, 4) mặt chủ quan của
tội phạm Thực tiễn áp dụng PLHS cho thấy, chỉ có trên cơ sở làm tốt việc đánh giá về mặt
pháp lý hình sự này, thì người ĐTD mới có thể đưa ra chính xác tên gọi - xác định đúng tội danh của TPHT Chính vì vậy, dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét việc đánh giá về mặt
pháp lý hình sự các dấu hiệu của từng yếu tố CTTP đã nêu để thấy rõ vai trò của chúng trong
việc ĐTD đối với TPHT
§2 Đánh giá về mặt pháp lý hình sự các dấu hiệu thuộc khách thể của tội phạm
Sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự các dấu hiệu thuộc khách thể của tội phạm là nhằm
xác định xem hành vi phạm tội được thực hiện đã xâm hại đến quan hệ xã hội nào được bảo vệ bằng PLHS và vai trò của các dấu hiệu đó trong việc ĐTD đối với TPHT ra sao (?) Để góp
phần đảm bảo cho sự đánh giá này được chính xác, thì các cơ quan tư pháp hình sự cần chú ý
một số vấn đề cơ bản sau
2.1 Bất kỳ một hành vi nguy hiểm cho xã hội nào bị nhà làm luật tội phạm hóa - bị
luật hình sự cấm - đều xâm hại đến khách thể trực tiếp, thì cũng có nghĩa
là xâm hại đến khách thể loại và khách thể chung, mà các khách thể chung đó là toàn bộ các
quan hệ xã hội được PLHS bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm và được ghi nhận tại
khoản 1 Điều 8 “Khái niệm tội phạm” của BLHS Việt Nam năm 1999
2.2 Việc xác định đúng khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp mà tội
phạm xâm hại đến sẽ có ý nghĩa pháp lý hình sự quan trọng đối với quá trình đánh giá chúng ởchỗ:
1) Khi xác định đúng khách thể chung (toàn bộ các quan hệ xã hội được PLHS bảo vệ), người ĐTD có cơ sở chung nhất để khẳng định là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện có phải là bị luật hình sự cấm hay không (?)
2) Khi xác định đúng khách thể loại (nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được PLHS bảo vệ), người ĐTD có cơ sở nhất định để khẳng định là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện do Chương nào trong Phần các tội phạm BLHS quy định (?) và đây chính là căn cứ
để tiến hành bước tiếp theo sau đó – tìm CTTP cụ thể tương ứng với hành vi ấy
3) Khi xác định đúng khách thể trực tiếp (quan hệ xã hội cụ thể được PLHS bảo vệ), người ĐTD có cơ sở chính xác để khẳng định đúng CTTP cụ thể được quy định tại điều (khoản) nào trong Phần các tội phạm BLHS (?), mà cấu thành đó có các dấu hiệu tương ứng
với các dấu hiệu của hành vi phạm tội được thực hiện và đây là căn cứ để truy cứu TNHSngười phạm tội
Trang 252.3 Như vậy, bằng việc xác định đúng ba dạng khách thể trên đây, người ĐTD sẽ
khẳng định được là hành vi nguy hiểm được thực hiện có phải là tội phạm hay không (?), nếu
là tội phạm thì nó thuộc nhóm (loại) tội phạm nào (?) và là tội phạm cụ thể nào (?) để tìm điềuluật tương ứng trong Phần các tội phạm BLHS áp dụng đối với người phạm tội
2.4 Trong ba dạng khách thể đã nêu, thì về cơ bản khách thể trực tiếp là dạng khách
thể cho phép người ĐTD khẳng định đưc rõ hơn cả tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội cụ thể được thực hiện, để có thể từ đó ĐTD được chính xác ở đây cần phải lưu ý làcũng có những CTTP tội phạm mà trong đó khách thể của tội phạm thường dễ bị hiểu sai, vì
hành vi phạm tội cùng một lúc xâm hại đến hai khách thể - khách thể loại và khách thể trực tiếp Ví dụ 1 : 1) “các quyền tự do, dân chủ” của công dân là khách thể loại, còn “chỗ ở, bí bật
hoặc an toàn th tín, điện thoại, điện tín” của công dân - khách thể trực tiếp của tội phạm trong các CTTP được quy định tại các điều 124-125 BLHS năm 1999; 2) “sở hữu” của Nhà nước hoặc của công dân là khách thể loại, còn “tài sản” của Nhà nước hoặc của công dân - khách thể trực tiếp của tội phạm trong tất cả các CTTP được quy định tại Chương XIV BLHS năm
1999 (các điều 133-145); 3) “hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức” là khách thể loại, còn
“tài sản” của Nhà nước hoặc của công dân - khách thể trực tiếp của tội phạm trong tất cả các
CTTP tại các điều 278, 280 BLHS năm 1999
2.5 Cùng một hành vi phạm tội nhưng có thể xâm hại đến một (hay nhiều)khách thể
trực tiếp và, chính vì vậy, PLHS Việt Nam và thực tiễn việc áp dụng nó cho thấy - hiểu rõ
khách thể trực tiếp bị xâm hại là cơ sở để ĐTD được chính xác khi xem xét và đánh giá một cách tổng hợp, khách quan, đầy đủ và toàn diện tất cả các tình tiết cụ thể và tính chất của vụ
án trong một số trường hợp sau đây:
1) Cùng một hành vi phạm tội xâm hại đến một khách thể trực tiếp, nhưng được nhà làm luật tách hành vi đó thành nhiều CTTP độc lập Ví dụ 2 : a) Cùng một hành vi phạm tội gây
thiệt hại cho một khách thể trực tiếp - các quy định về nghĩa vụ quân sự, nhng được nhà làm luật tách ra để quy định thành bốn CTTP độc lập tại các điều 259-262 BLHS năm 1999; b) Cùng một hành vi phạm tội gây thiệt hại cho một khách thể trực tiếp - “bí mật công tác”, nhng được nhà làm luật tách ra để quy định thành hai CTTP độc lập tại các Điều 286 và 287 BLHS
năm 1999
2) Cùng một hành vi phạm tội xâm hại đến nhiều khách thể trực tiếp khác nhau, nhưng được nhà làm luật gộp chung các khách thể trực tiếp đó vào một CTTP Ví dụ 3 : a) Cùng một
hành vi vi phạm quy định về quản lý “vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ” xâm hại đến ba
khách thể trực tiếp đã nêu và gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây nghiêm trọng cho sức khoẻ,
tài sản của người khác, nhưng được nhà làm luật gộp lại và quy định vào một CTTP tại Điều
234 BLHS năm 1999); b) Cùng một hành vi “không chấp hành nghiêm chỉnh” chế độ trật tự
kỷ luật của quân đội xâm hại đến ba khách thể trực tiếp - chế độ trực chiến (1), chế độ trực chỉ huy (2), chế độ trực ban (3) và gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng được nhà làm luật gộp lại và
quy định vào một CTTP tại Điều 330 BLHS năm 1999
2.6 Nếu cùng một hành vi phạm tội xâm hại đến nhiều nhóm quan hệ xã hội (hoặc quan
hệ xã hội cụ thể) khác nhau do PLHS bảo vệ, thì theo quan điểm của nhà làm luật Việt Nam khách thể loại (hoặc khách thể trực tiếp) của tội phạm phải là nhóm quan hệ xã hội (hoặc quan
Trang 26hệ xã hội cụ thể) nào mà việc gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại cho nó phản ánh
được rõ hơn cả tầm quan trọng của quan hệ xã hội do PLHS bảo vệ và đầy đủ hơn cả tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được thực hiện
1) Ví dụ 4 : Trần Đình N là Giám đốc Xí nghiệp may mặc ĐG, còn Cao Thị D là Trưởng
Phòng Tài vụ của Nhà máy dày da HP (cả hai doanh nghiệp này đều là của Nhà nước) Nphạm tội biển thủ 55 triệu đồng của Xí nghiệp để tiêu xài riêng cho bản thân trong chuyến đicông tác 10 ngày tại TP.HCM cùng với D, còn D vượt quyền để chiếm đoạt 52 triệu đồng của
Nhà máy Hành vi phạm tội của hai người đã xâm hại cùng một lúc đến đến hai khách thể loại
- “hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức” và “sở hữu”, một khách thể trực tiếp - “tài sản của Nhà nước” Nhưng rõ ràng là khách thể loại đầu tiên phản ánh được rõ hơn cả tầm quan trọng của quan hệ xã hội do PLHS bảo vệ và đầy đủ hơn cả tính chất nguy hiểm cho xã hội của
các tội phạm do N và D thực hiện, nên hành vi của bọn chúng đã bị xét xử trên cơ sở các
CTTP tương ứng được quy định tại các điều 278 “Tội tham ô tài sản” và 280 “Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản” (thuộc Chương XXI, chứ không phải Chương XIV)
BLHS năm 1999
2) Ví dụ 5 : Trong khi thừa hành công vụ cùng một hành vi làm trái công vụ trong lĩnh vực
phân phối tiền, hàng cứu trợ của Nguyễn Văn H (là người có chức vụ, quyền hạn của cơ quan
Bộ TM) đã xâm hại đến hai quan hệ xã hội cụ thể - không chỉ có hoạt động bình thường của
cơ quan Nhà nước (1), mà còn cả trật tự quản lý kinh tế nữa (2); nhưng nếu nh so sánh hai
quan hệ xã hội này, thì rõ ràng là việc xâm hại đến quan hệ xã hội trước phản ánh được rõ hơn
cả tầm quan trọng của nó và cũng đầy đủ hơn cả tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
mà Nguyễn Văn H đã thực hiện, nên trong trường hợp này BLHS năm 1999 quy định riêng
hành vi đã nêu thành một tội phạm độc lập tại Điều 281 "Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” với chế tài được quy định tại trong CTTP cơ bản tại khoản 1 Điều luật này nghiêm khắc hơn so với chế tài được quy định trong CTTP cơ bản tại khoản 1 Điều
274 "Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ
2.7 Sự khẳng định đúng đối tượng của tội phạm là cơ sở để người ĐTD phân biệt
được các CTTP khác nhau, nhằm đảm bảo cho việc ĐTD chính xác và đồng thời tạo điều kiện
cho việc quyết định hình phạt đúng pháp luật Vì vậy, phải xác định rõ sự khác nhau của khách thể trực tiếp và đối tượng của tội phạm Hơn nữa, ý nghĩa pháp lý hình sự của việc khẳng định
đúng đối tượng của tội phạm khi ĐTD là ở chỗ:
1) Trong một số trường hợp đối tượng của tội phạm được BLHS năm 1999 quy định là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản - yếu tố định tội Ví dụ 6 : “ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con
cháu” của CTTP tại Điều 151; “lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”của CTTP tại Điều 157; “tem giả, vé giả ” - Điều 164; "đất đai" - các điều 173-174; “rừng” -các điều 175-176; “trẻ em” - các điều 112, 114-116, 228; “người chưa thành niên” - các điều
252, 256; v.v
2) Trong một số trường hợp khác đối tượng của tội phạm lại được BLHS năm 1999 quy định là dấu hiệu bắt buộc của CTTP tăng nặng (hoặc đặc biệt tăng nặng) - yếu tố định khung hình phạt tăng nặng (hoặc đặc biệt tăng nặng) Ví dụ 7 : “vũ khí” của CTTP tăng nặng tại điểm
“b” khoản 2 Điều 133, "tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dới 500 triệu đồng" của CTTP
Trang 27đặc biệt tăng nặng điểm "b" khoản 4 Điều 133; “chất nổ, chất cháy” của CTTP tăng nặng điểm “b” khoản 2 Điều 143; “người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật” - điểm “b”khoản 2 Điều 110; v.v
3) Trong những trường hợp nếu không phải là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạttăng nặng, mà hành vi của bị cáo tác động trực tiếp đến nó (đối tượng của tội phạm), thì chính
đối tượng đó được BLHS năm 1999 quy định là tình tiết tăng nặng chung khi xem xét vấn đề
TNHS Ví dụ 8 : bị cáo phạm tội đối với một trong các đối tượng - “trẻ em, phụ nữ có thai,
ng-ười già, ” (điểm “e” khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999)
4) ở đây cũng cần phải phân biệt với những trường hợp dễ bị nhầm lẫn khi mà phạm vi
dấu hiệu bắt buộc của CTTP tăng nặng được BLHS năm 1999 quy định rất rộng - khách thể trực tiếp, chứ không phải là đối tượng của tội phạm Ví dụ 9 : “tài sản của Nhà nước” (tại
điểm “d” khoản 2 Điều 279 hoặc điểm “c” khoản 2 Điều 280)
§3 Đánh giá về mặt pháp lý hình sự các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm 3.1 Sự đánh giá này nếu như được tiến hành tốt thì sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng
trong quá trình ĐTD đối với TPHT ở chỗ - nó giúp cho người ĐTD: 1) Phân biệt đúng từng tội
phạm cụ thể trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản và điển hình nhất được nhà làm luật ghi nhận với
tính chất là các dấu hiệu bắt buộc tại điều (khoản) tương ứng trong Phần các tội phạm BLHS;2) Trong một chừng mực nhất định có thể bằng các dấu hiệu thuộc mặt khách quan (mặt bênngoài) của tội phạm xác định được mặt chủ quan (mặt bên trong) của tội phạm - lỗi của người
thực hiện hành vi phạm tội
Để góp phần đảm bảo cho sự đánh giá các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm
( hành vi phạm tội, hậu quả phạm tội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, cũng nhcác dấu hiệu khác của nó) được chính xác, thì các cơ quan tư pháp hình sự cần lần lợt xem xét
vai trò của từng dấu hiệu này trong việc ĐTD đối với TPHT
3.2 Là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tất cả các tội phạm, hành vi phạm tội
có vai trò trong việc ĐTD đối với TPHT ở chỗ:
1) Mỗi hành vi phạm tội bao giờ cũng được chủ thể thực hiện dưới một trong hai dạng là:
a) bằng hành động (hành vi) - làm những động tác cơ học bị luật hình sự cấm (như cầm súng bắn chết người, dùng dao chém nạn nhân bị thương, v.v ) hoặc; b) bằng không hành động (bất
tác vi) - không làm những động tác cơ học mà chủ thể theo pháp luật có nghĩa vụ phải làm và
có thể làm được (ví dụ: một cán bộ hải quan vì đã đồng ý nhận hối lộ nên cố ý bỏ qua khôngkiểm tra hành lý của người phạm tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biêngiới khi xuất cảnh, một cán bộ công an vì sợ bị trả thù nên đã cố ý lảng tránh không chịu giúp
đỡ một cụ già đang bị tên cướp gây thương tích nặng để cướp tài sản, v.v )
2) Theo nguyên tắc pháp chế “Nullum crimen sine lege” (không có tội phạm nếu không có
luật quy định) đã được thừa nhận chung trong luật hình sự, nhà làm luật Việt Nam cũng coi là:
nếu như không có việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong luật hình sự (Điều 2 BLHS năm 1999) hoặc hành vi đó “tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể” (khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999), thì cũng không có tội phạm và
vì thế, việc ĐTD
Trang 28là không cần thiết Ví dụ 10 : tại Quyết định giám đốc thẩm số 127/HS-GĐT ngày 8/10/2001
Tòa hình sự TANDTC đã căn cứ vào các tình tiết cụ thể của vụ án để quyết định hủy một phần
bản án sơ thẩm số 148 ngày 18/12/2002 của TAND tỉnh L.S đã không có căn cứ kết án N.T.Đphạm hai tội “mua bán trái phép chất ma túy” và “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”,
nhưng vì “các tài liệu và chứng cứ trong hồ sơ đã không thể hiện” các hành vi đó (mặc dù H
là con nghiện nhưng trong hai tháng H chỉ mua hai lần thuốc phiện hết 20.000 đồng để hút chứ
không bán cho người nào khác) nên Quyết định đó đã tuyên bố Đ không phạm hai tội mà bản
án sơ thẩm đã tuyên
3.3 Như vậy, việc phân biệt rõ các CTTP mà trong đó hành vi được thực hiện bằng
hành động hoặc không hành động chính là một trong những điều kiện để ĐTD đúng, vì PLHS
Việt Nam quy định một số trường hợp mà chỉ khi nào hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật
hình sự cấm được thực hiện dưới dạng không hành động có “gây thiệt hại nghiêm trọng” cho
khách thể được bảo vệ bằng PLHS (khi thiệt hại ấy được PLHS quy định là dấu hiệu bắt buộc
đối với một loạt CTTP cơ bản), thì lúc đó hành vi ấy mới bị coi là tội phạm Ví dụ 11 : cácCTTP cơ bản tại các điều 144, 145, 229, 285, v.v BLHS năm 1999
3.4 PLHS Việt Nam và thực tiễn áp dụng nó trong việc ĐTD đã khẳng định quan điểm
đúng đắn của nhà làm luật là: cùng một hành vi phạm tội (về mặt hình thức) có dấu hiệu của đồng thời nhiều CTTP độc lập, nhưng do tính chất của mặt khách quan và mặt chủ quan khi thực hiện hành vi nên nó được thu hút hết vào một tội Trong trường hợp này chỉ định là một
tội danh, và đó là tội danh nào thì người ĐTD cần phải xem xét và đánh giá một cách tổng
hợp, khách quan, đầy đủ và toàn diện tất cả các tình tiết cụ thể và tính chất của vụ án (chứ
không thể định là phạm nhiều tội) Ví dụ 12 : Về mặt hình thức, hành vi dùng súng tước đoạtsinh mạng tên lâm tặc P.V.R của chiến sỹ công an T.V.H có dấu hiệu của cùng một lúc ba
CTTP độc lập: 1) đã diễn ra “trong khi thi hành công vụ dùng lực làm chết người ngoài những
trường hợp pháp luật cho phép” (khoản 1 Điều 107 BLHS năm 1999), 2) nhưng hành vi đó
của H là sự “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” để bảo vệ bản thân mình (Điều 96 BLHS năm 1999) vì H bị tên R dùng dao nhọn tấn công với cường độ quyết liệt và; c) được thực hiện
“trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạnnhân” (Điều 95 BLHS năm 1999) đối với người cha của H (tên R đã trói cha của H và đánhđập gây thương tích cho ông với tỷ lệ 11%) Trong trường hợp này H bị truy cứu TNHS đối
với chỉ một tội (Điều 96 BLHS năm 1999), chứ không phải là đối với tất cả ba tội.
3.5 Ngoài ra, PLHS Việt Nam và thực tiễn áp dụng nó trong việc ĐTD còn khẳng định
quan điểm đúng đắn khác của nhà làm luật nước ta - cùng một hành vi phạm tội nhưng trong những trường hợp sau đây thì phải định là hai tội:
1) Hành vi đó đồng thời là dấu hiệu của hai CTTP độc lập - vừa là dấu hiệu định tội trong CTTP cơ bản của tội phạm này nhưng đồng thời cũng là dấu
hiệu định khung trong CTTP tăng nặng (hoặc CTTP giảm nhẹ) của tội phạm khác Ví dụ 13 :Trên đường cùng về quê với bạn mình, vì lòng tham nên tên Đ.Q.H đã giết bạn là anh M.V.T
và đem xác nạn nhân chôn ngoài bìa rừng để sau đó cướp xe máy Honda 70 đời 82/89 đã cũcủa anh T (bị cáo đã bị xử về hai tội – giết người và cướp tài sản theo các điều 93 và 133BLHS năm 1999) Hoặc ví dụ 14 : V.Đ.M là công chức bình thường của một cơ quan Nhà n-
Trang 29ước, vào dịp Tết nguyên đán được phân công trực tại cơ quan, nhưng do chưa quen thứckhuya nên đã ngủ quên và không đóng cổng nên bị kẻ trộm lẻn vào lấy cắp tài sản của cơ quan(các máy vi tính, máy photôcopi, máy điện thoại và điều hòa nhiệt độ hiệu “Sanyo”, v.v ) cógiá trị 475 triệu đồng và một số giấy tờ có chứa bí mật công tác gây hậu quả nghiêm trọng chohoạt động của cơ quan (bị cáo đã bị xử về hai tội tương ứng theo khoản 2 Điều 144 và Điều
287 BLHS năm 1999)
2) Hành vi đó đồng thời là dấu hiệu của hai CTTP độc lập – vừa là dấu hiệu định tội trong
CTTP cơ bản của tội phạm này nhưng đồng thời lại cũng là dấu hiệu đồng phạm (mà thường được quy định trong CTTP giảm nhẹ) của tội phạm khác Ví dụ 15 : V.K.P và C.T.Đ là haicông nhân hợp tác lao động ở nước ngoài (Liên Xô cũ) đã về nước từ những năm 90, nhưng vì
muốn ra nước ngoài nữa để làm kinh tế nên sau đó đã tham gia với tính chất là ngờ giúp sức
cho N.H.T và B.V.T (nguyên là hai phi công lái máy bay vận tải quân sự C 130) cùng chiếmđoạt máy may để xuất cảnh trái phép ra nước ngoài (P và Đ đã bị xử về hai tội – xuất cảnh tráiphép và chiếm đoạt máy bay)
3) Hành vi đó đồng thời là dấu hiệu của hai CTTP độc lập – cùng là dấu hiệu định khung
trong CTTP tăng nặng (hoặc CTTP giảm nhẹ) của hai tội phạm khác nhau Ví dụ 16 : T.H.Nlàm quản đốc phân xưởng là người có trình độ tay nghề bậc cao (bậc 7) duy nhất của một nhàmáy chế tạo cơ khí (huyện GL, tp.HN); vào cuối năm 1992 N đã nhận kế hoạch chế tạo sảnphẩm chất lượng cao của cơ quan cho cả năm 1993, nhưng ngày 2/1/1993 N đã cùng với bạn
bè xuất trái phép sang Liên bang Nga và ở lại đó làm kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng cho
kế hoạch sản xuất của cơ quan vì cơ quan không tìm được người nào khác thay thế vào vị trícủa N (bị cáo đã bị xử về hai tội – xuất cảnh trái phép và đào nhiệm)
3.6 Là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm (có cấu thành
vật chất), hậu quả phạm tội có vai trò trong việc ĐTD đối với TPHT ở chỗ:
1) Đối với TPHT, hậu quả phạm tội là sự biến đổi nhất định trong thực tế khách quan thểhiện dưới dạng thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất đã xảy ra do hành vi phạm tội gây nên(hoặc đe dọa thực tế gây nên) ở các mức độ khác nhau cho các quan hệ xã hội được bảo vệbằng PLHS Chính vì vậy, ngoài hành vi phạm tội ra, việc xác định rõ hậu quả phạm tội là điềukiện quan trọng để ĐTD đúng đối
với TPHT (nhất là trong các tội phạm có cấu thành vật chất)
2) Về nguyên tắc, một người có thể phải chịu TNHS về tội phạm nhất định chỉ khi nào
hậu quả phạm tội xảy ra có mối quan hệ nhân quả với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm được thực hiện do lỗi (cố ý hoặc vô ý) của người đó – hành vi là ấy nguyên nhân
gây nên hậu quả, vì thiếu điều này thì hành vi không thể cấu thành tội phạm và do vậy, cũngkhông thể đặt ra vấn đề ĐTD đối với hành vi mà người đó thực hiện Nếu không nhận thức rõđiều này sẽ dẫn đến xu hướng tùy tiện – truy cứu TNHS tràn lan trong thực tiễn tư pháp hình
sự (mà một số luật gia, báo chí và các phương tiện truyền thông thời gian qua ở Việt Nam ờng gọi là việc “hình sự hóa” các quan hệ )
3) PLHS Việt Nam và thực tiễn áp dụng nó trong việc ĐTD đã cho thấy – hậu quả phạm tội khi được nhà làm luật quy định là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm tại các cấu thành tương ứng (CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hoặc CTTP tăng nặng đặc biệt), thì người ĐTD nhất
Trang 30thiết phải xác định được hậu quả đó vì nếu như không có nó (thiệt hại do chính hành vi của
chủ thể gây nên), thì cũng không thể truy cứu TNHS chủ thể của hành vi nguy hiểm cho xã hội
được thực hiện theo các khung hình phạt tương ứng với các CTTP ấy.
a) Ví dụ 17 : Căn cứ vào BLHS năm 1999, nếu nh chỉ xét về hậu quả phạm tội thì hành vi
nguy hiểm cho xã hội không thể bị coi là tội phạm tại một loạt các các điều 202-205, 208, 212,
213, 235, 239, 240, v.v nếu như không xác định được rằng “thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác” là do chính hành vi đó gây nên (trong các trường hợp này người
thực hiện hành vi tương ứng chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý theo pháp luật hànhchính hoặc pháp
luật dân sự)
b) Ví dụ 18 : Căn cứ vào BLHS năm 1999, nếu như chỉ xét về hậu quả phạm tội thì người
phạm tội không thể bị truy cứu TNHS theo khung hình phạt tăng nặng nếu như không xác định được “hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “đặc biệt
nghiêm trọng” của các CTTP tăng nặng tương ứng tại các điểm “c” các khoản 2 các điều
169-173, cũng như theo khung hình phạt đặc biệt tăng nặng mà không xác định được “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” của các CTTP đặc biệt tăng nặng đặc biệt tương ứng tại các khoản 3
các điều 182-185
3.7 Trong những trường hợp nếu hậu quả phạm tội không đóng vai trò là dấu hiệu bắt
buộc của tội phạm tại các khung tương ứng, thì nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việcquyết định hình phạt, vì BLHS năm 1999 (điểm “k” khoản 1 Điều 48) quy định "hậu quả
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” là tình tiết tăng nặng (nói chung).
3.8 Đối với một số CTTP có tính chất tài sản, khi hậu quả phạm tội không được quy định
tương ứng với các mức độ thiệt hại cụ thể (định lượng) mà chỉ được quy định bằng các phạm trù có tính chất đánh giá (định tính) như “hậu quả nghiêm trọng”, “hậu quả rất nghiêm trọng”
hoặc “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, thì trong những trường hợp này việc xác định các mức
độ thiệt hại cụ thể do hành vi phạm tội gây ra như thế nào là thuộc quyền tùy nghi của Tòa án(vì thông thường nhà làm luật dành quyền đó cho cơ quan thực tiễn xét cao nhất của đấtnước) Do vậy, khi ĐTD đối với TPHT, việc xác định nội dung của từng phạm trù ấy cần phải
căn cứ vào hướng dẫn của cơ quan thực tiễn xét xử cao nhất của nước ta – dựa vào các giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo trong các văn bản hướng dẫn của TANDTC (hoặc trong
các Thông tư liên tịch của TANDTC với các cơ quan bảo vệ pháp luật Trung ưương) Và chínhđiều này cho phép khẳng định quan điểm khoa học đúng đắn về vai trò quan trọng của thựctiễn xét xử rằng, bằng việc cụ thể hóa các quy phạm PLHS trừu tượng trong thực tế kháchquan, thực tiễn xét xử “là phòng thí nghiệm đặc sắc mà trong đó kiểm tra tính đúng đắn và hiệuquả của đạo luật hình sự , là công cụ nắm bắt, soạn thảo lại và truyền cho nhà làm luật cácyêu cầu của thực tiễn xã hội, có nghĩa là người đưa thông tin xã hội” (16) Chẳng hạn như: 1) Trong giai đoạn trước khi pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự Việt Nam – trước khithông qua BLHS năm 1999, Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT ngày 02/01/1998 của
TANDTC, VKSNDTC và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) “Hướng dẫn áp dụng Luật ngày 10/5/1997 về sửa đổi và bổ sung một số quy định của BLHS năm 1985” trên cơ sở tổng kết
thực tiễn xét xử đã đưa ra tại điểm “e” khoản 1 mục 1 Phần B những giải thích thống nhất có
tính chất chỉ đạo về định lượng đối với các mức thiệt hại cụ thể (tính bằng tiên Việt Nam)
Trang 31trong trường hợp hành vi phạm tội chỉ gây thiệt hại về tài sản như sau: a) Hậu quả nghiêm trọng – từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Hậu quả rất nghiêm trọng – từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng và; c) Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng – từ một tỷ
đồng trở lên(17)
2) Từ sau khi pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự Việt Nam với việc thông qua BLHSnăm 1999, Hội đồng Thẩm phán TANDTC bằng Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày
17/4/2003 “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm 1999” đã đưa ra những giải
thích thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 liên
quan đến các phạm trù có tính chất đánh giá (định tính) của các CTTP tại một số điều luật
như: a) Gây hậu quả “nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” - Điều 203;b) Có giá trị “lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” - Điều 248; c) Các tình tiết “với quy mô lớn”, “thulợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” - Điều 249; v.v (18)
Như vậy, những điều đã được nêu trên đây về vai trò của thực tiễn xét xử chính là mộtminh chứng rất cụ thể và rõ ràng, xác đáng và đảm bảo sức thuyết phục nhất cho luận điểmrằng: có lẽ đã đến lúc nhà làm luật cần nghĩ đến xu hướng đã tồn tại trong thực tiễn xét xử ViệtNam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến nay là: coi những giải thích thống nhất
có tính chất chỉ đạo của cơ quan xét xử cao nhất của đát nước (các án lệ của TANDTC) là mộttrong những nguồn quan trọng của PLHS và chính thức ghi nhận điều này trong luật thực định
(vì đây cũng chính là một thực tế tại một số NNPQ trên thế giới hiện nay)
3.9 Là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm (có cấu thành vật chất),
mối quan hệ nhân quả có vai trò trong việc ĐTD đối với TPHT ở chỗ:
1) Nó (mối quan hệ nhân quả) không bao giờ tồn tại riêng lẻ nếu như không có sự tồn tạicủa hai hiện tượng khách quan - hành vi phạm tội và hậu quả phạm tội, vì mối quan hệ nhân
quả không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người phạm tội Do vậy, việc xác định rõ mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cũng chính là điều kiện quan trọng để ĐTD chínhxác và quyết định hình phạt đúng pháp luật
2) Cơ sở khoa học về cặp phạm trù “nguyên nhân-hậu quả” của phép biện chứng duy vật trong triết học và thực tiễn áp dụng PLHS trong việc ĐTD cho thấy, để xác định được rõ mối quan hệ nhân quả trong luật hình sự thì người ĐTD cần phải dựa trên một số căn cứ sau: a) Thời điểm cho phép xác định mối quan hệ nhân quả bao giờ cũng chỉ có sau khi hậu quả phạm tội đã xảy ra (vì thời điểm thực hiện hành vi phạm tội bao giờ cũng phải tồn tại trước),
nếu không xác định được quy luật có tính
lôgic đã được thừa nhận chung - hành vi phạm tội diễn ra trước và hậu quả phạm tội xảy rasau, - thì cũng không thể có sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả trong luật hình sự
b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm phải có sẵn khả năng thực tế gây nên hậu quả và cũng chính là nguyên nhân (cùng với sự tác động của các điều kiện nhất định như:
sức mạnh thiên nhiên, động vật hay cách xử sự của cá nhân con người) gây nên hậu quả (thiệthại) cho các khách thể được bảo vệ bằng PLHS
c) Khi hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm được thực hiện thì nó tạo ra sự thay
đổi tình trạng vốn bình thường của đối tượng bị tác động đến và khả năng thực tế gây nên hậu
quả (vốn đã có sẵn trong hành vi ấy) dưới sự tác động của các điều kiện nói trên trở thành hậuquả phạm tội trong thực tế khách quan
Trang 323) PLHS Việt Nam và thực tiễn áp dụng nó cũng đã khẳng định luận điểm đúng đắn của nhà
làm luật nước ta - về cơ bản, hậu quả phạm tội xảy ra là do hành vi của người phạm tội, nhng
có khi là do hành vi trái pháp luật (hay trái đạo đức) của chính nạn nhân, hoặc thậm chí cũng
có khi là do lỗi của cả người thứ ba nữa Chẳng hạn như:
a) Ví dụ 19 : Trong ví dụ 12 (đã dẫn trên đây) nếu như R không dùng dao nhọn tấn công H
và, H cũng không phải là công an đang thi hành công vụ, thì cái chết của R một phần cũng là
do lỗi của R và tội danh của H sẽ được định là giết người trong trạng thái bị kích động mạnh
do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây đối với người thân của mình
b) Ví dụ 20 : P.V.L và M.T.D là hai sinh viên cùng quê học tại HN, một hôm sau khi tranhluận về một vấn đề xã hội đã đánh nhau, L khoẻ hơn bạn và chỉ có ý muốn đánh D một trận
cho bõ tức, nhưng L sau khi gây thương tích nặng cho bạn thì cảm thấy ân hận và vội vàng thuê xe đưa ngay bạn vào bệnh viện để cấp cứu, giám định pháp y đã kết luận nguyên nhân cái chết của nạn nhân là do sự cấp cứu chậm trễ của bác sĩ trực H.V.K mà lẽ ra phải khẩn trương
cho thở ô xy thì sẽ cứu sống được nạn nhân (nhưng bác sĩ K đã cố tình xem nốt tập 17 của bộphim tình báo Liên Xô nhiều tập “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” nên sau khi xem phimxong thì D bị chết do không đủ ô xy thở trong lúc đang hấp hối) Như vậy, trong trường hợp
này chính người thứ ba -K đã có lỗi trong cái chết của D vì sự chậm trễ đó (hành vi phạm tội
được thực hiện dới dạng không hành động) và phải chịu TNHS về tội cố ý không cứu giúp ười đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, còn L chỉ phải chịu TNHS về hành vi cố
ng-ý gây thương tích
3.10 Vai trò của các dấu hiệu không bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm (như:
thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, thủ đoạn, phương tiện, v.v ) trong việc ĐTD đối với TPHT là
ở chỗ - trong một số trường hợp các dấu hiệu không bắt buộc đó có ảnh hưởng nhất định đến tính chất nguy hiểm cho xã hội (do hành vi) hoặc mức độ gây nguy hại cho xã hội (do hậu quả)
của tội phạm được thực hiện và vì vậy, chúng góp phần làm cho người ĐTD xác định đúnghơn tên của TPHT Chẳng hạn, theo BLHS năm 1999:
1) Dấu hiệu định tội của một số CTTP cơ bản là địa điểm phạm tội như: a) “vùng rừng
núi”, “vùng biển” hay “vùng hiểm yếu khác” tại Điều 83 hoặc b) “nơi công cộng” - Điều 245
2) Các dấu hiệu định khung của một số CTTP tăng nặng là: a) hoàn cảnh phạm tội (như:
“lợi dụng thiên tai hoặc chiến tranh” - điểm “g” khoản 2 Điều 153, “thời chiến” - các khoản 2
các điều 261-262); b) pPhương tiện phạm tội (như: “vũ khí” - các điểm “d” các khoản 2 các điều 133-134, “chất nổ hoặc chất cháy” - điểm “b” khoản 2 Điều 143); c) thủ đoạn phạm tội
(như “thủ đoạn nguy hiểm” - các điểm “d” các khoản 2 các điều 133-134, điểm "d" khoản 2Điều 136, hay “thủ đoạn xảo quyệt” - điểm “d’ khoản 2 Điều 138, điểm “đ” khoản 2 Điều 139,điểm "c" khoản Điều 140); v.v
§4 Đánh giá về mặt pháp lý hình sự các dấu hiệu thuộc chủ thể của tội phạm
4.1 Sự đánh giá này là nhằm xác định vai trò của các dấu hiệu đã nêu trong việc ĐTD
đối với TPHT bằng việc xem xét những đặc điểm có liên quan đến người phạm tội (như: tuổi
Trang 33chịu TNHS, năng lực TNHS, chủ thể đặc biệt và nhân thân), mà về cơ bản điều này được thể
hiện trên một số bình diện dưới đây
1) Một người chỉ có thể bị coi là chủ thể của tội phạm (và đồng thời là chủ thể của TNHS) khi có đầy đủ các dấu hiệu do PLHS quy định, vì đúng như PGS TS Nguyễn Ngọc Hòa đã viết “Nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm, khi thực hiện
một hành vi được quy định trong luật hình sự”9 (chúng tôi nhấn mạnh - L.C.) Vậy thì đó làcác dấu hiệu nào (?) Nghiên cứu các quy định của BLHS Việt Nam năm 1999 hiện hành liênquan đến chủ thể của tội phạm và thực tiễn áp dụng các quy định này cho thấy, chủ thể của tộiphạm (và đồng thời là chủ thể của TNHS) chỉ có thể là thể nhân - con người cụ thể (chứ
không thể là pháp nhân) và chỉ khi nào người đó có tổng hợp năm dấu hiệu cần và đủ, bắt buộc
và do luật hình sự quy định như sau:
a) Người đó phải có năng lực TNHS - có trạng thái bình thường để hoàn toàn có khả năng nhận thức được tính chất thực tế (tính nguy hiểm cho xã hội) và tính chất pháp lý (tính chất trái
PLHS) của hành vi do mình thực hiện hoặc điều khiển được hành vi ấy
b) Người đó phải đủ tuổi chịu TNHS - đủ tuổi do PLHS quy định tại thời điểm thực hiện tội phạm để có thể có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý
của hành vi do mình thực hiện mình, cũng như có khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi ấy
c) Người đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội - đã thực hiện bằng hành động
(hoặc không hành động) hành vi gây nên (hoặc đe dọa thực tế) gây nên thiệt hại đáng kể nhấtđịnh cho các quan hệ xã hội (các lợi ích của con người, của xã hội hay của Nhà nước) đượcPLHS bảo vệ
d) Hành vi ấy (hành vi mà người đó đã thực hiện) phải bị luật hình sự cấm – bị nhà làm
luật coi là tội phạm, nói một cách khác là nó (hành vi ấy) phải có đầy đủ dấu hiệu pháp lý của
một hành vi mà tính chất là tội phạm được quy định trong BLHS (Ví dụ: theo BLHS năm
1999 nó có thể là hành vi chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng,hay hành vi phạm tội cha đạt được đề cập trong Phần chung nhưng tương ứng với tội phạm cụthể nào đó trong Phần riêng hoặc cũng có thể là hành vi thực hiện chính TPHT cụ thể đó)
đ) Và cuối cùng, người đó phải có lỗi trong việc thực hiện hành vi đã nêu - có thái độ tâm lý
được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình
sự cấm và đối với hậu quả do hành vi ấy gây nên
2) Mối quan hệ biện chứng hữu cơ, chặt chẽ và thống nhất của năm dấu
hiệu nêu trên là ở chỗ: nếu như thiếu dù chỉ là một trong năm dấu hiệu này, thì không một ai cóthể bị coi là chủ thể của tội phạm và do đó, cũng không phải là chủ thể của TNHS đối với hành
vi mà mình thực hiện (mặc dù, về hình thức hành vi ấy có các dấu hiệu của hành vi tương ứngnào đó bị cấm được quy định tại Điều cụ thể trong Phần các tội phạm BLHS)
3) Như vậy, hai dấu hiệu có tính chất pháp lý hình sự bắt buộc thuộc chủ thể của tội phạm
(năng lực TNHS và tuổi chịu TNHS) nói lên nhân thân người phạm tội cùng với ba dấu hiệu
bắt buộc khác còn lại (đã nêu trên) cho phép khẳng định rằng, chủ thể của tội phạm bao gồm
tất cả bốn loại người sau đây: a) Người thực hiện TPHT; b) Người thực hiện TPCHT; c) Người
9 Nguyễn Ngọc Hòa Chủ thể của tội phạm Chương VII – Trong sách: Giáo trình Luật hình sự ViệtNam của Trường đại học Luật Hà Nội đã dẫn, tr.89
Trang 34đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm và; d) Người mặc dù không trực tiếp thực hiện hành
vi phạm tội nhng đã sử dụng người mà theo quy định của PLHS không phải chịu TNHS (ngườikhông
có năng lực TNHS hoặc người chưa đủ tuổi chịu TNHS) như là công cụ thực hiện tội phạm mượn tay người khác để phạm tội
4.2 Vì chủ thể đặc biệt của tội phạm cũng là một dấu hiệu pháp lý hình sự, nên trong
quá trình ĐTD muốn xác định đúng chủ thể của tội phạm, các cơ quan tư pháp hình sự cầnchú ý một số vấn đề cơ bản như sau:
1) Chủ thể đặc biệt là người mà ngoài các dấu hiệu bắt buộc chung có ở bất kỳ người nào
bị coi là chủ thể của tội phạm (như đã nêu trên), thì còn phải có các dấu hiệu riêng bổ sung
(liên quan đến trách nhiệm, tính chất nghề nghiệp, quyền hạn, chức vụ, tuổi tác, giới tính,v.v )
2) BLHS năm 1999 có ghi nhận độ tuổi chịu TNHS (Điều 12), khái niệm “người có chức vụ” (Điều 277) và khái niệm “những người phải chịu TNHS về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” (Điều 315), nên trong thực tiễn xét xử có những trường hợp như
sau:
a) Khi không có dấu hiệu riêng bổ sung thì hoàn toàn loại trừ TNHS của chủ thể Ví dụ 21 :TNHS của chủ thể của tội phạm được quy định tại Điều 152 BLHS năm 1999 hiện hành nhấtthiết phải là người đã thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên, còn nếu chủ thể là người chưa thànhniên thì không có CTTP này
b) Khi không có dấu hiệu riêng bổ sung của chủ thể đặc biệt thì tội danh được thay đổi Ví
tích cho nạn nhân 45% (còn việc M đã bắt H nhịn đói và đứng suốt 4 giờ khi phúc tra thì Qkhông hề hay biết) Trong trường hợp này M là chủ thể đặc biệt nên phải chịu TNHS về tộidùng nhục hình, còn Q do không phải là chủ thể đặc biệt nên tội danh được thay đổi - phải chịuTNHS về tội cố ý gây thương tích
c) Chủ thể đặc biệt của tội phạm nhất thiết phải là người có các dấu hiệu riêng bổ sung mà
các dấu hiệu đó được quy định với tính chất là các dấu hiệu định tội - bắt buộc của các CTTP tương ứng Ví dụ 23 : Chủ thể của tội phạm được quy định tại các điều 293-294 BLHS năm
1999 nhất thiết phải là Kiểm sát viên hay Điều tra viên, tại các Điều 295 - Thẩm phán hay Hộithẩm nhân dân (chứ không thể là ai khác)
4.3 Ngoài ra, trong quá trình ĐTD đối với TPHT các dấu hiệu khác liên quan đến nhân
thân người phạm tội (như những đặc điểm về tâm-sinh lý, ý thức xã hội-đạo đức, v.v ) cũngcần được chú ý cân nhắc, vì ở một chùng mực nhất định chúng có ý nghĩa quan trọng để cá thểhóa TNHS và hình phạt đối với chủ thể của tội phạm
§5 Đánh giá về mặt pháp lý hình sự các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm
Trang 35Sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội
phạm là nhằm xác định hình thức lỗi của tội phạm được thực hiện và vai trò của lỗi trong việc
ĐTD đối với TPHT Để góp phần đảm bảo cho sự đánh giá này được chính xác, thì trong quá
trình ĐTD các cơ quan tư pháp hình sự cần chú ý một số vấn đề cơ bản dưới đây
5.1 Nguyên tắc chung khi xem xét mặt chủ quan của TPHT là: người ĐTD nhất thiết phải
chứng minh được lỗi (cố ý hoặc vô ý) của chủ thể của tội phạm đó, tức là phải xác định được
lý trí và ý chí của người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm tương ứng (bao gồm cả lỗi đối
hành vi và lỗi đối với hậu quả) Vì đúng như quan điểm của PGS TS Trần Văn Độ: tội phạm
là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan; do đó, hành vi nguy hiểm cho
xã hội bị luật hình sự cấm được thực hiện trong thực tế khách quan chỉ có thể quy cho chủ thểnếu nó
bao hàm bằng yếu tố chủ quan của người đó10
5.2 BLHS năm 1999 có quy định một số CTTP mà trong đó: 1) Hình thức lỗi (cố ý hoặc
vô ý) hoặc mục đích phạm tội được nhà làm luật ghi nhận là dấu hiệu
định tội - bắt buộc của CTTP cơ bản (Ví dụ 24 : hình thức lỗi tại các điều 98-99, 104-106,
108-109, v.v ; mục đích “chống chính quyền nhân dân” - tại tất cả các điều trong Chương XI
(79-91); 2) Động cơ phạm tội là dấu hiệu định khung - bắt buộc của CTTP tăng nặng (Ví dụ 25 :
“động cơ đê hèn” tại điểm “q” khoản 1 Điều
93, “để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” - điểm “k” khoản
1 Điều 104) Trong những trường hợp như vậy để đảm bảo cho việc ĐTD được đúng, thì ngườiĐTD cần xem xét hành vi cụ thể nào trong thực tế khách quan cho phép nói lên rõ rệt nhất ýthức và ý chí, cũng như động cơ và mục đích của người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm
5.3 Khi xem xét các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm cần phải chú ý rằng, về cơ
bản, hai dấu hiệu - động cơ phạm tội (động lực bên trong thúc đẩy quyết tâm thực tội phạm của bị cáo) mục đích phạm tội (kết quả sẽ có trong tương lai mà bị cáo dự tính và mong muốn
đạt được bằng việc thực hiện tội phạm) chỉ có trong các tội cố ý (mà thường là cố ý trực tiếp),
vì trong nhiều tội cố ý (nhất là cố ý gián tiếp) và trong đa số các tội vô ý ít khi có hai dấu hiệu
này Nhưng cần phải lưu ý rằng, chúng (động cơ và mục đích) không phải là các dấu hiệu được xếp ngang hàng với lỗi trong mặt chủ quan của tội phạm, vì tự bản thân mình lỗi là toàn
bộ mặt chủ quan của tội phạm, còn động cơ và mục đích suy cho cùng, chẳng qua cũng chỉ là
các DHTNg (không bắt buộc) thuộc mặt chủ quan của tội phạm -các yếu tố của lỗi mà thôi
5.4 Phải căn cứ vào các quy phạm của chế định lỗi trong PLHS Việt Nam hiện hành (các
điều 9-11 BLHS năm 1999) để phân biệt rõ tội phạm do cố ý với tội phạm do vô ý, mà cụ thểlà:
1) Trong hình thức lỗi cố ý, cần chú ý là bao giờ dấu hiệu bắt buộc chung về mặt lý trí của
cả hai dạng cố ý trực tiếp và gián tiếp cũng đều là thấy trước “khả năng” xảy ra (gây nên) hậu quả của hành vi (chứ không phải là thấy trước “hậu quả ” như quy định tương ứng không
chính xác hiện nay trong BLHS năm 1999 hiện hành), vì dù cho hành vi được thực hiện do lỗi
cố ý đi chăng nữa, nhng rõ ràng là chủ thể thấy trước khả năng xảy ra hậu quả (chứ không phải
10 Trần Văn Độ Lỗi trong luật hình sự Mục II Chương IV – Trong sách: Những vấn đề lý luận của
việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay (Tập thể tác giả do TSKH Đào Trí úc chủ
biên) NXB Công an nhân dân Hà Nội, 1994, tr.59
Trang 36là chính hậu quả đó) Còn dấu hiệu bắt buộc chung và đầy đủ hơn về mặt ý chí của dạng cố ý gián tiếp - người phạm tội bao giờ cũng tỏ ra bàng quang (có thái độ dửng dng) đối với hậu
quả phạm tội xảy ra
2) Trong hình thức lỗi vô ý: a) Đối với dạng vô ý vì quá tự tin - dấu hiệu bắt buộc chung về mặt lý trí của dạng này là người phạm tội bao giờ cũng cho rằng ngăn ngừa được hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù không có đủ các cơ sở mà quá tự tin vào việc ngăn ngừa đó (thiếu các căn cứ mà chủ quan), vì ở một chừng mực nào đó thời điểm lý trí của dạng vô ý này
cũng gần giống như của lỗi cố
ý gián tiếp – người phạm tội do vô ý vì quá tự tin cũng thấy trước khả năng xảy ra hậu quả (mà đây là khả năng thực tế chứ không phải là trừu tượng) nên không thể có việc “cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra”; b) Đối với dạng vô ý vì cẩu thả để đảm bảo được các đòi hỏi
của nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc phân hóa TNHS tối đa, thì điều kiện bắt buộc chung để
người phạm tội phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả - sự thận trọng (chú ý) cần thiết.
5.5 Tuy nhiên, trong trường hợp lỗi phức tạp (hỗn hợp lỗi) - khi tội phạm được thực hiện
với hai hình thức lỗi, người phạm tội bao giờ cũng cố ý thực hiện hành vi và vô ý đối với hậu
quả nghiêm trọng xảy ra, thì cần nhận thức rõ và thống nhất rằng:
1) Theo BLHS năm 1999 hiện hành có một loạt CTTP tăng nặng, rất tăng nặng và đặc biệt tăng nặng do hậu quả xảy ra nghiêm trọng hơn hậu quả của CTTP cơ bản và hình thức lỗi đối với hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đó (như: “làm nạn nhân chết”, “dẫn đến chết người”, “dẫn đến chết nhiều người”, “làm chết người”, “gây chết người”, “gây chết nhiều người” “gây thiệt hại cho tính mạng” rõ ràng là vô ý (mặc dù lỗi “vô ý” đó vẫn chưa được quy định với tính chất là dấu hiệu bắt buộc của CCTP tăng nặng, rất tăng
nặng hoặc đặc biệt tăng nặng tương ứng), cụ thể đó là các CTTP tại: khoản 3 Điều 104, điểm
“c” khoản 2 Điều 111, điểm “g” khoản 2 Điều 112, điểm “c” khoản 2 Điều 113, điểm “e”khoản 2 Điều 114, điểm “a” khoản 4 Điều 133, điểm “a” khoản 4 Điều 134, điểm “a” khoản 4Điều 136, điểm “a” khoản 3 và điểm “b” khoản 4 Điều 197, điểm “a” khoản 3 và khoản 4 Điều200; v.v
2) Việc xác định rõ ràng và chính xác bản chất pháp lý của mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện với hai hình thức lỗi có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với một loạt các trư- ờng hợp mà BLHS năm 1999 của nước ta quy định việc giải quyết vấn đề TNHS dựa trên các hình thức lỗi - áp dụng nguyên tắc xử lý nghiêm khắc với kẻ “ cố ý gây hậu quả nghiêm trọng” (đoạn 2 khoản 2 Điều 3), xác định tái phạm và tái phạm nguy hiểm (Điều 49), xác định
tuổi chịu TNHS của người chưa thành niên trong lứa tuổi từ 14 đến 16 (khoản 2 Điều 12).Chính vì thế, theo ý kiến của chúng tôi, luận điểm sau đây trong khoa học luật hình sự Việt
Nam về bản chất pháp lý của trường hợp đang nghiên cứu là hoàn toàn có căn cứ và đảm bảo
sức thuyết phục: “Khi xác định hình thức lỗi của tội phạm trong trường hợp hỗn hợp lỗi cần có
sự phân tách hai mức độ: một là quan hệ tâm lý của chủ thể đối với hành vi và hậu quả gắn liềnvới hành vi được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản, hai là quan hệ tâm lý của chủ thểđối với hành vi và hậu quả phụ thuộc do hành vi đó gây ra được quy định trong cấu thành tội
phạm tăng nặng Như vậy, ở trường hợp này ta thấy lỗi của người phạm tội không có sự
Trang 37thống nhất, tức là đối với hành vi - cố ý, nhưng đối với hậu quả - vô ý”11(chúng tôi nhấn mạnh
- L.C.)
3) Việc nghiên cứu thực tiễn xét xử và phân tích khoa học bản chất pháp lý của mặt chủ
quan của tội phạm được thực hiện với hai hình thức lỗi cho thấy rằng: a) Chỉ có trong các CTTP tăng nặng mới có thể có sự hiện diện của cùng một lúc hai hình thức lỗi - lỗi cố ý đối với hành vi và lỗi vô ý đối với hậu quả nghiêm trọng (hoặc đặc biệt nghiêm trọng) xảy ra, vì khi thực hiện hành vi ý định chủ quan của người phạm tội chỉ nhằm đạt được hậu quả được quy định tại CTTP cơ bản, nên hậu quả nghiêm trọng xảy ra hoặc đặc biệt nghiêm trọng xảy ra (về mặt khách quan) đã nằm ngoài sự cố ý của người ấy và được quy định tại CTTP tương
ứng cụ thể (vì chính bản thân người phạm tội không hề mong muốn hậu quả sau); b) Hai hình
thức lỗi này không hòa lẫn vào nhau mà cùng tồn tại song song và do vậy, ở đây không thể có hình thức lỗi thứ ba nào khác cả và; c) Khi xác định vấn đề TNHS trong những trường hợp
dựa trên hình thức lỗi mà BLHS năm quy định, về cơ bản khi ĐTD thực tiễn xét xử nước ta
bao giờ cũng coi tội phạm được thực hiện với hai hình thức lỗi là tội phạm do cố ý
V ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI PHẠM CHƯA HOÀN THÀNH
§1 Khái niệm định tội danh đối với tội phạm chưa hoàn thành
1.1 Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của tội phạm chưa hoàn thành Để làm sáng tỏ
khái niệm ĐTD đối với tội phạm chưa hoàn thành (TPCHT) là gì (?), thì trước hết chúng ta cần hiểu rõ khái niệm TPCHT là gì (?) mà vấn đề này rõ ràng chưa được nhà làm luật Việt
Nam quy định cụ thể trong BLHS năm 1999 Tuy nhiên, căn cứ vào lý luận về CTTP và cácgiai đoạn thực hiện tội phạm do cố ý, dưới góc độ khoa học luật hình sự có thể định nghĩa khái
niệm TPCHT như sau: tội phạm chưa hoàn thành là hành vi chuẩn bị phạm tội (CBPT) và phạm tội chưa đạt (PTCĐ), tức là TPCHT bao gồm hai giai đoạn đầu của hoạt động phạm tội
sơ bộ do cố ý Như vậy, xuất phát từ khái niệm đã nêu có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản
dưới đây của TPCHT:
1) Sự khác nhau cơ bản giữa TPHT và TPCHT là ở chỗ – trong trường hợp đầu mặt chủ
quan và mặt khách quan của CTTP về nội dung là trùng nhau, còn trong trường hợp sau lỗi cố
ý chỉ phần nào được thể hiện qua hành vi bên ngoài của người phạm tội và hậu quả của hành vi
đó
2) Bản chất của TPCHT là: a) hậu quả phạm tội mà chủ thể mong muốn đạt được chưa xảy ra; b) thiệt hại gây ra cho khách thể (các quan hệ xã hội được PLHS bảo vệ) bị xâm hại của hành vi phạm tội chưa kết thúc; c) mặt khách quan của cấu thành TPCHT (mà các dấu hiệu
của nó được mô tả tại phần quy định của điều cụ thể trong Phần các tội phạm BLHS xác địnhTNHS đối với TPHT tương ứng) mới chỉ được thực hiện phần nào (chưa hoàn toàn) và; d) mặt
chủ quan của cấu thành TPCHT bao giờ cũng được biểu hiện bằng lỗi trực tiếp
1.2 Nguyên tắc chung của việc xác định TNHS đối với TPCHT là như thế nào cũng là một
vấn đề cần phải được làm rõ khi ĐTD đối với hoạt động phạm tội sơ bộ, mà vấn đề này cũngchưa được nhà làm luật Việt Nam quy định cụ thể trong BLHS năm 1999 Tuy nhiên, căn cứ
11 Mai Thị Thu Hằng Những vấn đề cơ bản về chế định lỗi trong luật hình sự Việt Nam Luận văn
tốt nghiệp cử nhân luật học Khoa Luật Trường đại học KHXH & Nhân văn thuộc Đại học quốc gia HàNội, 1999, tr.48
Trang 38vào khái niệm TPCHT đã nêu trên, đồng thời trên cơ sở lý luận về CTTP và lý luận về các giai
đoạn thực hiện tội phạm do cố ý, đồng thời xuất phát từ việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng PLHS cho thấy nguyên tắc chung của việc xác định TNHS đối với TPCHT là:
1) Đối với TPCHT ở giai đoạn thứ nhất - CBPT, thì TNHS được xác định theo điều tương ứng tại Phần các tội phạm về TPHT với sự viện dẫn điều về hành vi CBPT tại Phần chung
BLHS
2) Còn đối với TPCHT ở giai đoạn thứ hai - PTCĐ, thì TNHS được xác định theo điều ương ứng tại Phần các tội phạm về TPHT với sự viện dẫn điều về hành vi PTCĐ tại Phần
t-chung BLHS
1.3 Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu nh cho rằng TNHS đối với TPCHT được xác
định theo điều tương ứng tại Phần các tội phạm về TPHT thì có nghĩa là người
thực hiện TPCHT nhất thiết phải bị trừng trị theo hình phạt do luật quy định đối với TPHT
t-ương ứng, mà trái lại cần phải nhận thức thống nhất và đúng đắn như sau:
1) Hình phạt không phải là dạng duy nhất của TNHS và đồng thời cũng không phải là hình thức duy nhất thực hiện TNHS (mặc dù hình phạt là biện pháp cưỡng chế về hình sự
nghiêm khắc nhất và việc áp dụng nó sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là có án tích)
2) Vì ngoài hình phạt ra, còn có các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác - các dạng khác của TNHS (nh các biện pháp tư pháp chung, các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục
đối với người chưa thành niên phạm tội, án treo, hoặc miễn hình phạt, hoãn chấp hành hình
phạt, v.v ) và các hình thức thực hiện TNHS khác không dẫn đến hậu quả pháp lý là án tích
(nh chỉ áp dụng các biện pháp tư pháp chung, hoặc các biện pháp t pháp có tính chất giáo dụcđối với người cha thành niên phạm tội)
3) Hơn nữa, khi TNHS nói chung (chứ không phải chỉ có hình phạt nói riêng) đối với
TPCHT được xác định theo điều tương ứng tại Phần các tội phạm về TPHT và viện dẫn điều
về CBPT hoặc điều về PTCĐ tại Phần chung BLHS (tùy từng trường hợp cụ thể của hai giaiđoạn này trong hoạt động phạm tội sơ bộ), thì theo nguyên tắc cá thể hóa TNHS - rõ ràng là
mức độ TNHS đối với TPCHT của người phạm tội sẽ được giảm nhẹ đáng kể (nhất là đối với CBPT), chứ không được hiểu sai là nó bằng mức độ TNHS đối với TPHT mà người đó thực
hiện
4) Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý rằng khi giải quyết vấn đề TNHS của người thực hiệnTPCHT chúng ta không thể chỉ dựa vào một Điều luật tương ứng nào đó tại Phần các tội phạmBLHS năm 1999 quy định về TPHT, mà còn phải dựa vào cả các quy định khác tại Phầnchung nữa, nhất là các quy định đề cập đến việc “Quyết định hình phạt trong trường hợpchuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt” (Điều 15) Vì các quy định tại Điều 15 này đều lànhững căn cứ pháp lý cụ thể và rất quan trọng đối với việc quyết định hình phạt khi giải quyếtvấn đề TNHS của người thực hiện TPCHT ở cả hai giai đoạn đầu của hoạt động phạm tội sơ
bộ – CBPT và PTCĐ, khi ghi nhận rằng: “ tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không được thực hiện đến cùng”(ý nói tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của TPCHT,
cũng như của người thực hiện TPCHT)
Trang 391.4 Như vậy, từ khái niệm TPCHT và nguyên tắc chung của việc xác định TNHS đối với
TPCHT đã được phân tích trên đây, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm
ĐTD đối với TPCHT như sau: ĐTD đối với tội phạm chưa hoàn thành là sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong hoạt động phạm tội sơ
bộ trên cơ sở đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định sự phù hợp ở một mức độ nhất định nào đó giữa các dấu hiệu của hành vi ấy trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc (và) giai đoạn phạm tội chưa đạt với các dấu hiệu của CTTP cụ thể do điều tương ứng tại Phần các tội phạm BLHS quy định
§2 Đánh giá về mặt pháp lý hình sự hành vi được thực hiện trong hoạt động phạm tội sơ bộ
Xuất phát từ khái niệm của ĐTD đối với TPHT trên đây, để góp phần đảm bảo cho sự
đánh giá này được chính xác, thì khi khi ĐTD đối với TPCHT các cơ quan tư pháp hình sự cần chú ý một số vấn đề cơ bản dưới đây.
2.1 Theo quan điểm phổ biến và được thừa nhận chung trong ba lĩnh vực thể hiện (sinh
hoạt) của luật hình sự - lập pháp, lý luận và, thực tiễn xét xử, thì về cơ bản khái niệm TPCHT
(bao gồm CBPT và PTCĐ) chỉ đặt ra đối với các tội cố ý
Bởi lẽ, TPCHT là tội do cố ý không được thực hiện đến cùng - trong toàn bộ quá trình thực
hiện tội phạm, hoạt động phạm tội sơ bộ bị dừng lại ở một trong hai giai đoạn của nó (CBPT hoặc PTCĐ) - do những nguyên nhân khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
người phạm tội
2.2 Mặc dù trong phần quy định của các điều tương ứng tại Phần các tội phạm BLHS nhà
làm luật nước ta chỉ quy định các dấu hiệu cơ bản và điển hình nhất của TPHT, song căn cứvào định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm (khoản 1 Điều 8) cần phải coi rằng TPCHTcũng thuộc khái niệm đó Chính vì vậy, khi xác định sự giống nhau giữa các dấu hiệu củaTPCHT với các dấu hiệu của TPHT tương ứng trong Phần các tội phạm BLHS người ĐTDnhất thiết phải phân biệt rõ TPCHT
đó đang ở giai đoạn nào - giai đoạn CBPT hay là giai đoạn PTCĐ (?) để đảm bảo việc phânhóa TNHS một cách chính xác, làm cơ sở cho việc quyết định hình phạt có căn cứ và đúngpháp luật
2.3 TPCHT khác với TPHT ở chỗ bao giờ nó cũng không có đầy đủ các dấu hiệu thuộc
mặt khách quan của tội phạm, mà đặc điểm chủ yếu nhất là trong TPCHT về cơ bản hậu quả phạm tội cuối cùng chưa xảy ra (ở đây phải hiểu là hậu quả được nhà làm luật ghi nhận với tính chất là dấu hiệu bắt buộc trong phần quy định của điều luật cụ thể về CTTP tương ứng tại
Phần các tội phạm BLHS) Ví dụ 26 : L.Đ.P định giết chết N.H.T là người hàng xóm, lợi dụngtrời nhá nhem tối trong lúc T đang tắm ở giếng khơi ngoài vườn, hắn đã dùng súng bắn vàongực nạn nhân, nhưng do P bắn kém nên viên đạn không trúng ngực mà lại sượt qua cánh taytrái của T và gây thương tích 32 % cho nạn nhân Trong trường hợp này tội danh của P đượcđịnh không phải là cố ý gây thương tích, mà là tội cố ý giết người (nhưng chưa đạt vì hậu quảphạm tội cuối cùng mà P mong muốn cho T là cái chết của nạn nhân chưa xảy ra)
2.4 Nếu hành vi CBPT hoặc (và) hành vi PTCĐ không những chỉ cấu thành một TPCHT
này, mà còn có đầy đủ các dấu hiệu của một (hay nhiều) TPHT khác, thì ngoài TNHS vềTPCHT (tội thứ nhất) bị cáo còn phải chịu TNHS về một (hay nhiều) TPHT khác nữa, vì đây
Trang 40là trường hợp phạm nhiều tội và hình phạt được quyết định theo quy định tại Điều 50 BLHS
năm 1999 Chẳng hạn như:
1) Ví dụ 27 : T.V.N là phần tử tái phạm nguy hiểm biết rõ H.D.B là thủy thủ tàu viễn ương rất giàu nên có ý định cướp tài sản của B, vào một buổi tối sau khi N mua được một khẩusúng AK của P.T.H (là quân nhân đào ngũ vừa mới về đến nhà), thì bị những người hàng xómnhìn thấy và báo cho công an bắt Trong trường hợp này hành vi của N có đầy đủ các dấuhiệu của hai CTTP độc lập và do đó, N phải chịu TNHS vì phạm nhiều tội, mà cụ thể là: a)TPCHT (tội thứ nhất) – cướp tài sản (có mức cao nhất của khung hình phạt tạ CTTP cơ bản là
d-10 năm tù) vì cứ vào đoạn 2 Điều 17 BLHS năm 1999 người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêmtrọng phải chịu TNHS và; b) TPHT (tội thứ hai) - mua bán trái phép vũ khí quân dụng
2) Ví dụ 28 : Trong ví dụ 26 (đã nêu trên đây), nếu viên đạn sượt qua cánh tay trái của T
mà chẳng may lại trúng người thứ ba là chị N.T.H (vợ của T đang hái rau muống sau lùm câychuối ngoài vườn) và gây nên thương tích nặng (hoặc cái chết) cho chị H, thì ngoài TNHS vềTPCHT (tội thứ nhất) - tội cố ý giết người (chưa đạt), P còn phải chịu TNHS về TPHT (tội thứ
hai) tùy theo hậu quả phạm tội tương ứng xảy ra - tội vô ý gây thương tích nặng (nếu chị H bị
thương nặng trên 31 %) hoặc tội vô ý làm chết người (nếu chị H bị chết)
2.5 Việc xác định thời điểm nào thì tội phạm được coi là chưa hoàn thành (hoặc đã hoàn
thành) – một trong những vấn đề quan trọng của quá trình ĐTD đối với TPCHT và thường cómột số trường hợp như sau:
1) Thời điểm TPHT được thể hiện bằng sự gắn liền chặt chẽ giữa hành vi phạm tội và hậuquả phạm tội - thông thường khi hành vi phạm tội được thực hiện thì về cơ bản kéo theo hậuquả phạm tội xảy ra (chẳng hạn nh: các tội phạm được quy định tại các Điều 101, 104, 170,
2.6 Riêng đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, thì việc nghiên cứu
thực tiễn xét xử(22) và lý luận luật hình sự nước ta cho phép đi đến một quan điểm thống nhất
đã được thừa nhận chung về sự phân biệt thời điểm TPHT với thời điểm TPCHT nh sau: 1) Đối với các CTTP vật chất, do hình thức chiếm đoạt tài sản có tính chất nguy hiểm cho
xã hội ít hơn (như: cướp giật, trộm cắp hoặc lừa đảo, ) nên thời điểm để tội phạm bị coi là hoàn thành là chỉ khi nào hậu quả phạm tội xảy ra - tài sản bị chiếm đoạt (tức là đã thoát khỏi
sự quản lý của chủ tài sản), còn đối với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt tài sản có tính
nguy hiểm cho xã hội cao hơn (như: cướp, cưỡng đoạt hoặc bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản) nên thời điểm để tội phạm bị coi là hoàn thành là ngay từ khi bị cáo thực hiện bất kỳ một hành
vi nào được mô tả trong mặt khách quan của CTTP cơ bản tương ứng (như: “dùng vũ lực”,
“đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực”, “đe dọa sẽ dùng vũ lực, “có hành vi khác”, “có thủ đoạn khác”, hoặc “bắt cóc người khác làm con tin”) mà không nhất thiết phải thực hiện thêm một
hành vi thứ hai nào khác nữa khác nữa (!), nhất là khi hành vi đó lại không hề được nhà làmluật ghi nhận trong phần quy định của CTTP cơ bản Có nghĩa là, ở đây theo quan điểm của