1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT lập CHUỖI DỊCH vụ LOGISTICS HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER tại CÔNG TY HANOTRANS hải PHÒNG

45 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 133 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của nhập khẩu đối với nền kinh tế củamỗi quốc gia cũng như sự cần thiết của chuỗi dịch vụ logistics với nhập khẩu vàlợi nhuận đạt được khi kinh doanh dịch v

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ HÌNH

BẢNG 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Hanotrans 2 năm gần đây

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi, các thông tin đều do tôiviết theo ý hiểu và lời văn của tôi, không sao chép bất kì bài viết nào của người khác Các số liệu, kết quả đều được thực hiện tại công ty Hanotrans Hải Phòng Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Suốt bốn năm học tại trường đại học Hàng Hải Việt Nam em đã nhậnđược sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong trường cũng như sự giúp đỡ nhiệttình của các bạn Giờ đây, là sinh viên năm cuối nhà trường lại tiếp tục tạo cho

em cơ hội để tìm hiểu kĩ hơn và trau dồi các kiến thức thực tế về chuyên ngànhlogistics bằng cách giúp đỡ em được thực tập tại công ty Hanotrans Hải Phòng

và làm luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Dương Văn Bạo và cácthầy cô trong bộ môn logistics đã hướng dẫn em một cách tận tình đê em có thểhoàn thành bài luận văn của mình Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển, hầu hết các quốcgia trên thế giới đều chú trọng đến phát triển ngoại thương và Việt Nam cũngkhông ngoại lệ Ngoại thương phát triển đồng nghĩa với hoạt động xuất nhậpkhẩu cũng ngày càng phát triển

Nhập khẩu cùng với xuất khẩu là hai bộ phận quan trọng của hoạt đôngkinh tế đối ngoại, là cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế.Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu mà một quốc gia có thể phát huy đượcnhững thế mạnh và khắc phục những điểm bất lợi của nền sản xuất trong nướcgiúp nâng cao hiệu quả nền kinh tế, phát triển đất nước Chính vì vai trò to lớncủa xuất nhập khẩu mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chú trọng vào hoạtđộng xuất nhập khẩu Điều này đòi hỏi các quốc gia phải tập trung nâng caohiệu quả của xuất nhập khẩu, phải phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hơn nữa,

và dịch vụ logistics đã ra đời để có thể thực hiện được điều đó Dịch vụ logisticsphát triển và hiện đại sẽ kéo theo nền kinh tế của một quốc gia phát triển theo,hơn nữa việc kinh doanh dịch vụ logistics không cần vốn quá lớn mà vẫn thuđược lợi nhuận đáng kể

Nhận thức được tầm quan trọng của nhập khẩu đối với nền kinh tế củamỗi quốc gia cũng như sự cần thiết của chuỗi dịch vụ logistics với nhập khẩu vàlợi nhuận đạt được khi kinh doanh dịch vụ logistics mà đã có rất nhiều doanhnghiệp tại Việt Nam lựa chọn lĩnh vực kinh doanh này, trong đó có công tyHanotrans Hải Phòng Tuy cũng đạt được một số thành công, nhưng việc cungcấp chuỗi dịch vụ logistics hàng nhập khẩu bằng container của công ty còn mộtsai sót Do đó tôi đã chọn đề tài “THIẾT LẬP CHUỖI DỊCH VỤ LOGISTICSHÀNG NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER TẠI CÔNG TY HANOTRANSHẢI PHÒNG” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Để có thể đóng góp phần nhỏtrong việc cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty

Trang 6

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là “hoạt động cung cấp chuỗi dịch vụ hàng nhậpkhẩu bằng container’ Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên phạm vi nghiên cứuchỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động cung cấp chuỗi dịch vụ hàng nhập khẩutheo hình thức FCL

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu hoạt động cung cấp chuỗi dịch vụ logistics hàng nhập khẩu theohình thức FCL tại công ty Hanotrans Hải Phòng từ đó đánh giá được hoạt độngcủa công ty, tìm ra được các điểm thiếu sót còn tồn tại trong chuỗi dịch vụlogistics của công ty và thiết lập một chuỗi dịch vụ logistics khác tốt hơn, hiệuquả hơn, khắc phục được những thiếu sót trên

Phương pháp nghiên cứu

Trong bài luận văn chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp: điều tra,khảo sát thực tế; phân tích tổng hợp, so sánh; tư duy logic…

Nội dung nghiên cứu

Bài luận văn gồm ba chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI DỊCH VỤ LOGISTICSCHƯƠNG 2: THÔNG TIN CHUNG VÀ THỰC TRẠNG CUNG CẤPCHUỖI DỊCH VỤ LOGISTICS HÀNG NHẬP KHẨU THEO HÌNH THỨCFCL CỦA CÔNG TY HANOTRANS HẢI PHÒNG

CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP CHUỖI DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN CƠ

SỞ THỰC TIỄN

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI DỊCH VỤ

Theo quan điểm bảy đúng thì “Logistics là quá trình cung cấp đúng sảnphẩm với đúng số lượng và đúng điều kiện tới đúng địa điểm vào đúng thời giancho đúng khách hàng với đúng giá cả.” [Paul M.Swamidass, 2000,

“Encyclopedia of production and manufacturing management”, KluwerAcademic Publisher]

“Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát có hiệu quả,tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho,thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ nhằmmục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng.” [Council of LogisticsManagement]

“Logistics là một nghệ thuật và một khoa học trong việc quản lý và kiểmsoát các luồng hàng hóa, năng lượng, thông tin và các nguồn lực khác như sảnphẩm, dịch vụ và con người, từ đầu vào của quá trình sản xuất tới khi hàng hóa

ra tới thị trường.” [Theo Logistics in engineering]

Từ những định nghĩa trên, ta có thể rút ra được cách hiểu chung vềlogistics như sau:

Logistics là khoa học và nghệ thuật

Trang 8

Logistics tồn tại ở hai cấp độ là: hoạch định và tổ chức.

Logistics là một quá trình

Logistics đề cập tới các nguồn lực được lưu chuyển, dự trữ trong hệthống

Các giai đoạn phát triển của Logistics:

Theo Uỷ ban kinh tế Xã hội Châu Á- Thái Bình Dương (Economic andSocial Commision for Asia and the Pacific) quá trình phát triển của logisticsgồm 3 gia đoạn:

- Giai đoạn 1960- 1970: Phân phối vật chất

Trong những năm 50 của thế ky 20, logistics được xem như các hoạt động chứcnăng riêng lẻ, không hề có sự tính toán trước hay lập kế hoạch đối với hệ thốngphân phối, không có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên tham gia hoạt động phânphối như: khách hàng, nhà sản xuất, người bán lẻ…

Nhưng khi bước sang những năm 60, việc liên kết các hoạt động có liên quanvới nhau như quản trị tồn kho, vận tải, đóng gói, xử lý nguyên vật liệu , dánnhãn, phân loại…đã bắt đầu được chú ý tới Việc kết nối như vậy nhằm mụcđích để quản lý một cách hiệu quả hơn, có hệ thống hơn

- Giai đoạn 1980- 1990: Chuỗi logistics/ Hệ thống logistics

Trước kia, người ta cho rằng áp dụng logistics sẽ tạo ra gánh nặng về chi phínhưng trong những năm 80, nhận thức này đã thay đổi Trong giai đoạn này,nhận thức về logistics là một lĩnh vực có thể cải thiện hoạt động quản lý, tăngcường hiệu quả hoạt động Từ đó, vấn đề kết nối các hoạt động cung ứng đàuvào với phân phối đầu ra đã được các doạnh nghiệp chú trọng, để giảm chi phí

và tăng mức dịch vụ khách hàng hệ thống logistics đã được hình thành Các nhàcung cấp cũng có mối quan hệ mật thiết hơn, gắn kết hơn, tăng cường hoạt độngquản lý nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm được nâng cao, tạo ra lợithế cạnh tranh về giá

Hơn nữa, các hệ thống lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu, Just-in-time,Kanban phát triển góp phần giảm chi phí sản xuất thông qua việc giảm tồn kho

- Giai đoạn 2000- nay: Quản trị chuỗi cung ứng

Trang 9

Trong giai đoạn này, chuỗi logistics được quản lý từ nhà cung cấp tới nhà sảnxuất tới người tiêu dùng Tức là, chuỗi logistics trong giai đoạn này không chỉbao gồm hoạt động cung ứng đầu vào, phân phối đầu ra mà còn gồm cả các hoạtđộng khác như: lập các chứng từ liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra sảnphẩm…và mối quan hệ giữa các bên liên quan khác như người cung cấp côngnghệ thông tin, vận tải, kho bãi, người giao nhận cũng được mở rộng và pháttriên.

Logistics ngày cang phát triển như vậy đã kéo theo sự ra đời của các doanhnghiệp cung cấp dịch vụ logistics

Vai trò

a. Đối với nền kinh tế

- “Logistics thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển: logistics góp phầnlớn vào việc đưa hàng hóa, dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng mộtcách nhanh chóng, hiệu quả, đáp ứng đúng sản phẩm theo nhu cầu củakhách hàng với đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng giá

cả Nhờ thế, mà luồng hàng được lưu chuyển một cách liên tục, không tắcnghẽn, thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa.” [1]

- “Logistics nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế: Logistics

là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưuthông và phân phối Điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu vàtăng trưởng kinh tế của một quốc gia là chi phí logistics giảm, từ đó tăngkhả năng hội nhập với các quốc gi trên thế giới Hiện nay, trình độ pháttriển và chi phí logistics của mỗi quốc gia là hai tiêu chí để đánh giá khảnăng cạnh tranh của nền kinh tế Vì vậy, logistics có vai trò vô cùng quantrọng.” [1]

b. Đối với doanh nghiệp

- “Logistics giúp giải quyết đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp 1 cách hiệuquả nhờ tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch

vụ Về đầu vào, nhờ việc áp dụng logistics doanh nghiệp có thể kiểm soátđược số lượng, chất lượng các nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trìnhsản xuất, luôn cung cấp đúng số lượng, đúng thời gian cũng như địa điểm,

Trang 10

đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục Về đầu ra, logistics giúp doanhnghiệp cung cấp hàng hóa cho khách hàng một cách nhanh chóng, liêntục, hiệu quả.” [1]

- “Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí, tăngkhả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Logistics tạo ra một hệ thốngcung ứng thống nhất giúp cho hoạt động quản lý có hệ thống và hiệu quảhơn Hệ thống Just-in-time giúp giảm lượng tồn kho, từ đó giảm chi phílogistics cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.” [1]

- “Logistics hộ trỡ đắc lực cho hoạt động marketing: logistics giúp chomarketing mix phát triển, từ đó gia tăng sự hài lòng của khách hàng, giảmchi phí, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.” [1]

1.1.2. Dịch vụ logistics

Khái niệm

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổchức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưukho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng,đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quanđến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.” (Theo luậtthương mại Việt Nam 2005)

Có thể hiểu một cách đơn giản: dịch vụ logistics bao gồm các dịch vụ liênquan đến hàng hóa, giúp hàng hóa được vận chuyển tới khách hàng một cáchnhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả

Vai trò

Dịch vụ logistics có vai trò hay nói cách khác là có tác dụng vô cùng lớn:

- Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng cườngsức cạnh tranh cho doanh nghiệp Viện nghiên cứu logistics của Mỹ đã đưa rathống kê như sau: Tại các nước phát triển chi phí cho hoạt động logistics chiếmkhoảng 10-13% GDP và tại các nước đang phát triển thì chiếm 15-20% GDP.Điều này cho thấy chi phí cho dịch vụ logistics là rất lớn Do đó, dịch vụlogistics phát triển sẽ giúp giảm chi phí dịch vụ logistics và giúp tinh giản quátrình sản xuất, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn

Trang 11

- Dịch vụ logistics còn có tác dụng tiết kiệm chi phí trong quá trình lưu thôngphân phối Giá cả của hàng hóa được tính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng vớichi phí lưu thông Mà phí vận tải là phí chủ yếu trong chi phí lưu thông hànghóa, hơn nữa vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống logistics Chính vìthế, dịch vụ logistics ngày càng được hoàn thiện và phát triển thì sẽ giúp giảmđược chi phí vận tải, từ đó chi phí lưu thông cũng sẽ giảm đáng kể.

- Góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận.Đối tượng kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận chính là các dich

vụ vận tải giao nhận, hay nói cách khác các doanh nghiệp vật tải giao nhận cungcấp các dịch vụ liên quan đến vận tải, giao nhận hàng hóa cho khách hàng vàđược nhận thù lao Vì thế, khi dịch vụ logistics phát triển thì các dịch vụ mà cácdoanh nghiệp này cung cấp cũng sẽ phát triển, đa dạng, phong phú hơn, đáp ứngđược nhu cầu của khách hàng Từ đó làm tăng giá trị kinh doanh của các doanhnghiệp này

- Dịch vụ logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong thương mại quốc

tế Thị trường luôn là một vấn đề quan trọng và nhận được sự quan tâm của tất

cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Các doanh nghiệp này muốn mở rộng

và chiếm lĩnh thị trường thì cần phải có sự hỗ trợ của dịch vụ logistics Dịch vụlogistics là cầu nối cho việc vận chuyển hàng hóa đến các thị trường tiêu thụkhác nhau, từ đó thị trường trong thương mại quốc tế sẽ được mở rộng

- Góp phần làm giảm chi phí, hoàn thiện, tiêu chuẩn hóa chứng từ trong thươngmại quốc tế Trong thực tế, trong buôn bán quốc tế một giao dịch thường phảitiêu tốn nhiều loại giấy tờ, chứng từ Chi phí cho các loại giấy tờ, chứng từ nàykhông phải là nhỏ Do đó, khi logistics phát triển đã cung cấp các dịch vụ đadạng trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từtrong buôn bán quốc tế Dịch vụ vận tải đa phương thức do người kinh doanhdịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục,nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòngtrong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế

Phân loại

Trang 12

Theo điều 4 Nghị định số 140/2007/ NĐ-CP thì dịch vụ logistics đượcphân loại như sau:

“Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:

-Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;-Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanhkho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;

-Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan

và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;

-Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lýthông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho,hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê vàthuê mua container.”

“Các dịch vụ 1ogistics liên quan đến vận tải, bao gồm:

“Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:

-Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

-Dịch vụ bưu chính;

-Dịch vụ thương mại bán buôn;

-Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho,thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;

-Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.”

1.2 Chuỗi dịch vụ logistics hàng nhập khẩu theo hình thức FCL (Full Container Load)

Trang 13

1.2.1 Khái niệm Giao nhận hàng nguyên container (Full Container Load)

“FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container Khi người gửi hàng

có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều

container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.” [Định nghĩa củacác hãng tàu chợ]

1.2.2 Chuỗi dịch vụ logistics hàng nhập khẩu theo hình thức FCL

Chuỗi dịch vụ logistics cơ bản được cung cấp khi nhập khẩu hàng hóa theo hình thức FCL

a. Lấy lệnh trên hãng tàu

Sau khi nhận được bộ chứng từ từ người ủy thác và nhận được giấy thông báo hàng đến (Arrival notice) nhân viên chứng từ của công ty dịch vụ logistics

sẽ chuẩn bị giấy tờ để lên hãng tàu lấy lệnh

Nhân viên giao nhận của công ty sẽ tiếp nhận bộ chứng từ và lên hãng tàu quy định nộp bộ chứng từ cần thiết gồm:

- Vận đơn đường biển (House Bill/ Master Bill) photo hoặc gốc (tùy yêu cầu củatừng hãng tàu)

- Giấy thông báo hàng đến (arrival notice)

- Chứng minh thư của nhân viên giao nhận (photo)

- Giấy giới thiệu của doanh nghiệp

- Giấy ủy quyền (nếu có)

Nộp các phí cần đóng và lấy lệnh giao hàng (Delivery order)

b. Khai hải quan và làm thủ tục hải quan

Để có thể làm thủ tục hải quan thì trước tiên công ty phải tiến hành khai hải qua thông qua hải quan điện tử Việc khai hải quan được thực hiện theo mẫu tờ khai

do Bộ tài chính quy định

Khi khai hải quan đã xong, người giao nhận tiến hành làm thủ tục hải quan Để làm thủ tục hải quan người giao nhận phải nộp cho nhân viên của chi cục hải quan bộ hồ sơ hải quan gồm:

Trang 14

- Tờ khai phân luồng

- Giấy giới thiệu

- Giấy ủy quyền (nếu có)

- Bill hãng tàu phát (có dấu hãng tàu và có dấu của doanh nghiệp)

- Hóa đơn thương mại (Commerical Invoice)

- Giấy chứng nhận phân tích, chứng nhận chất lượng, chứng nhận xuất xứ (nếu có)

Cán bộ của cục Hải quan nhận bộ hồ sơ và làm việc, nếu không có gì sai sót thì

lô hàng sẽ được thông quan

Hải quan cổng cảng sẽ kiểm tra các chứng từ và tiến hành ký xác nhận

Tiếp theo, nhân viên sẽ xuống phòng đổi lệnh dưới cảng để đổi lấy phiếu giao nhận container Các chứng từ cần nộp để đổi lệnh gồm:

- Giấy giới thiệu của công ty

- CMND photo

- Lệnh giao hàng cho hãng tàu cấp (1 gốc và 1 photo)

- Giấy cược vỏ cont

- Tờ kí mã vạch đã có dấu hải quan

Nhân viên chứng từ đóng phí nâng hạ và nhận phiếu giao nhận container (phiếu E)

d. Nhận hàng và vận chuyển cho người ủy thác

Trang 15

Khi lấy được phiếu E, nhân viên giao nhận sẽ liên hệ với bộ phận vận tải để chuyển giao phiếu E Lái xe cầm phiếu E xuống cảng lấy cont và chở cont hàng đến kho, giao cho người ủy thác.

Trang 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CUNG ỨNG CHUỖI DỊCH

VỤ LOGISTICS HÀNG NHẬP KHẨU THEO HÌNH THỨC FCL

TẠI CÔNG TY HANOTRANS HẢI PHÒNG

2.1 Thông tin chung về công ty Hanotrans Hải Phòng

2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty

- Hanotrans Hải Phòng là tên gọi tắt của Chi nhánh Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Hà Thành và là công ty con 100% vốn thuộc Công Ty CP Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương - VNT Logistics

- Công ty được thành lập vào năm 2002, sau hơn 13 năm hoạt động, công

ty Hanotrans Hải Phòng đã có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanhdịch vụ logistics, hơn nữa công ty cũng đã tạo được chỗ đứng của mình trên thịtrường cũng như tạo được sự tin tưởng của nhiều khách hàng Và hiện nay, công

ty Hanotrans Hải Phòng đã vượt qua nhiều công ty kinh doanh cùng lĩnh vực đểtrở thành một trong những công ty hàng đầu cung cấp dịch vụ logistics tại HảiPhòng

- Địa chỉ: Số 208 Chùa Vẽ, P Đông Hải, Q Hải An, Tp Hải Phòng

Ngành nghề chính của cong ty Hanotrans Hải Phòng là: cung cấp các dịch

vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải ven biển và viễn dương

2.1.2.2 Các dịch vụ cung cấp

Hanotrans chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ:

• Dịch vụ xuất nhập khẩu

• Dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường biển

• Dịch vụ gom hàng lẻ - LCL consol box

• Dịch vụ vận tải nội địa

• Dịch vụ kho bãi: kho ngoại quan, kho CFS

• Dịch vụ vận chuyển hàng rời

Trang 17

• Cung cấp chuỗi dịch vụ giao nhận vận chuyển Door to Door.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của công ty Hanotrans Hải Phòng: tính đến thời điểm năm

2016, người giữ chức vụ giám đốc, có quyền hành và trách nhiệm lớn nhất đốivới công ty Hanotrans Hải Phòng là ông Nguyễn Thanh Bình Người có quyềnhành chỉ sau giám đốc đó là phó giám đốc, phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợgiám đốc trong việc quản lý công ty và điều hành hoạt động của các phòng bantrong công ty Đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng, trách nhiệm củacác trưởng phòng là tổ chức, quản lý và giám sát các hoạt động, công việc củacác nhân viên, cấp dưới của mình

Cơ cấu tổ chức của Hanotrans Hải Phòng được thể hiện trong sơ đồ dướiđây:

HÌNH 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Hanotrans

(Nguồn tự tổng hợp)

Trang 18

Số lượng và chất lượng nguồn lao động

Số lượng nhân viên trong công ty Hanotrans Hải Phòng tính đến năm

2016 là khoảng hơn 100 nhân viên Trong mỗi bộ phận sales và logistics cókhoảng trên dưới 60 nhân viên

Nhân lực của công ty Hanotrans Hải Phòng 100% có bằng đại học hoặccao đằng, trình độ tiếng Anh của các nhân viên rất khá vì hầu hết các đối tác củacông ty đều là các doanh nghiệp nước ngoài, các hãng tàu, hãng giao nhận nướcngoài hoặc liên doanh Môi trường đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũnhân viên công ty có trình độ, có tác phong chuyên nghiệp trong làm việc

Mặt khác những năm qua, do nhận thức được tính cạnh tranh ngày càngcao trong lĩnh vực giao nhận nên công ty đã cử nhân viên tham gia các khóa đàotạo chuyên về giao nhận và vận tải quốc tế, vận tải đa phương thức, logisticsnhằm trang bị kiến thức mới cho các cán bộ công nhân viên để có thể áp dụng vàphát triển nghiệp vụ của mình, đáp ứng yêu cầu phát triển công ty

Đội ngũ nhân viên của công ty Hanotrans hầu hết đêu rất năng động,chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và có mối quan hệ tốt với các cơ quan

Trang 19

chuyên ngành như Hải quan Họ là những người có kinh nghiệm, chuyênnghiệp, nhiệt tình, họ luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc,đôi khi họ còn làm việc đên tối muộn hoặc đến tận đêm.

2.1.6 Tổng quan hoạt động của Công ty

2.1.6.1 Tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh năm 2015

a Kế hoạch kinh doanh đã được Đại Hội Đại Cổ Đông thông qua

- Tổng doanh thu: 360 tỉ đồng

- Tổng lợi nhuận trước thuế: 20,8 tỉ đồng

- Tổng lợi nhuận sau thuế: 17,3 tỉ đồng

- Cổ tức: 600 đồng/ cổ phần

b Những nét chính trong hoạt động kinh doanh năm 2015

- Hoạt động vận tải hàng hóa, chi phí vận chuyển tăng và hàng hóa bị ứđọng thời gian dài tại cảng do tác động trực tiếp của quy định của Bộ giao thôngvận tải về tải trọng ô tô vận tải

- Tình hình xuất nhập khẩu vẫn đạt được kết quả khả khá tốt: kim ngạchxuất khẩu cả năm 2015 đạt 150 tỷ USD tăn 13,6% so với năm trước Kim ngạchnhập khẩu cả năm 2015 đạt 148 tỷ USD tăng 12,1% so với năm trước

Trang 20

- Công tác bán hàng được đẩy mạnh, hầu hết các phòng trong công tyđều được bổ sung nhân viên sales mới.

- Tuy số lượng khách hàng lớn hầu như không tăng trong năm qua nhưngvới sự bổ sung nhân viên sales cho các phòng kinh doanh đã làm tăng thêmmạng lưới khách hàng vừa và nhỏ, đóng góp nhất định vào nguồn thu chung củacông ty

c Kết quả thực hiện năm 2015

• Hầu hết các đơn vị trong công ty đều đạt được kế hoạch kinh doanh đã

đề ra, chỉ một vài đơn vị kinh doanh quy mô nhỏ không đạt được kế hoạch doyếu tố khách quan, tuy nhiên do tỷ trọng của các đơn vị này tương đối nhỏ nênkhông ảnh hưởng nhiều đến kết quả chung của toàn công ty

• Kết quả kinh doanh năm 2015:

- Tổng doanh thu: 432,39 tỷ đồng, bằng 113% kế hoạch cả năm và bằng119% năm trước

- Tổng lợi nhuận trước thuế: 21,655 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch cả năm

và bằng 155% năm trước

- Tổng lợi nhuận sau thuế: 18,343 tỷ đồng, bằng 106% kế hoạch cả năm

và bằng 171% năm trước

- Cổ tức: 1.000 đồng/cổ phần, bằng 166% kế hoạch và bằng 100% cổ tứcnăm trước

Cụ thể chi phí mà công ty phải bỏ ra, doanh thu công ty đã thu về và lợinhuận của công ty đạt được sẽ được biểu thị rõ ràng trong bảng dưới đây:

Năm 2014(VNĐ)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 432.392.790.823 362.637.884.212

-3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 432.392.790.823 362.637.884.212

Trang 21

4 Giá vốn hàng bán 407.943.780.421 353.441.502.401

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 15.449.010.402 9.196.381.800

6 Doanh thu hoạt động tài chính 6.195.542.656 7.477.412.936

7 Chi phí tài chính (322.109.161) (1.978.721.178)

-10 Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.624.573.304 7.288.784.836

11 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 14.342.088.911 10.986.474.888

12 Thu nhập khác 803.669.872 2.992.185.326

15 Phần lãi (lỗ) trong công ty liên kết kinh doanh 6.565.116.888

-16 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 21.655.610.146 13.962.876.303

17 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 3.311.970.715 3.295.825.324

18 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại -

-19 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 18.343.639.431 10.667.041.979

(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty của Hanotrans)

Từ những số liệu trên cho thấy doanh thu của công ty Hanotrans Hải Phòng đạt được năm 2015 cao hơn so với năm 2014 Vậy nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty ngày càng thuận lợi và đạt được kết quả khả quan hơn sovới những năm trước

2.1.6.2 Kế hoạch năm 2016

Năm 2016 công ty cần triển khai các công tác:

- Công ty sẽ tiếp tục áp dụng các hoạt động, chiến lược kinh doanh

đã và đang triển khai có hiệu quả trong thời gian qua, thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ logistics cho các dự án lớn để trúng thầu Tiếp tục tham gia đấu thầucác dự án lớn khác cho năm 2015 và các năm sau

Trang 22

- Tăng cường nhân viên sales cho tất cả các đơn vị kinh doanh trong công ty để tăng thêm số lượng khách hàng, kể cả những khách hàng có quy mô vừa và nhỏ nhằm đa dạng hóa mạng lưới khách hàng và tăng nguồn thu cho công ty.

- Tạo các mối quan hệ với các khách hàng mới của công ty, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng lớn và truyền thống của công ty Luôn luôn đảm bảo cung cấp những dịch vụ tốt nhất, hiệu quả nhất, phù hợp nhất cho tất cả các khách hàng

- Hợp tác tốt với các đại lý đối tác với vai trò nhà thầu phụ cho các

dự án các khu công nghiệp và các địa bàn khác tại Việt Nam…

1.6.2.2 Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2015

Kế hoạch kinh doanh năm 2015 như sau:

- Tổng doanh thu: 385 tỷ đồng

- Tổng lợi nhuận trước thuế: 28 tỷ đồng

- Tổng lợi nhuận sau thuế: 22 tỷ đồng

- Cổ tức: 800 đồng/cổ phần

2.2 Chuỗi dịch vụ logistics nhập khẩu hàng hóa theo hình thức FCL 2.2.1 Các giấy tờ, chứng từ liên quan khi nhập khẩu một lô hàng theo hình thức FCL.

Hợp đồng thương mại (sales contract): là văn bản được kí kết giữa

người mua và người bán, trong đó có nêu rõ ràng, đầy đủ các điều khoản, điềukiện mà hai bên đã thỏa thuận và được điều chỉnh bằng Luật thương mại Theo

đó, người mua và người bán phải có trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoảnđược đưa ra trong hợp đồng

Ngày đăng: 17/05/2016, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w