1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài quản lý thời khóa biểu khoa CNTT

61 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Đặt vấn đề. LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. PHẠM VI ĐỀ TÀI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG. PHẦN MỀM. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY THỜI KHOÁ BIỂU DỰ KIẾN Mô hình dữ liệu mức quan niệm (CDM). Mô hình lý luận dữ liệu (MLD). Sơ đồ cơ sở dữ liệu Mô tả thuộc tính cơ sở dữ liệu ảnh demo minh họa phần mềm

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã đem lạinhững thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế Những chương trình tin học ứngdụng ngày càng nhiều, rất nhiều công việc thủ công trước đây đã được xử lý bằng cácphần mềm chuyên dụng đã giảm đáng kể công sức, nhanh chóng và chính xác

Để có một phần mềm ứng dụng đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra thì nhữngngười làm tin học phải biết phân tích thiết kế hệ thống làm việc của chương trình để từ đóxây dựng lên một phần mềm ứng dụng quản lý chương trình đó Khác với việc quản lýtheo phương pháp thủ công truyền thống, việc quản lý bằng máy tính đã khắc phục đượcnhững khó khăn và yếu kém của quản lý theo phương pháp truyền thống, đó là giảm được

số lượng người tham gia quản lý, sự vòng vèo trong các quy trình xử lý, tốc độ việc cậpnhật và lấy thông tin tăng lên rất nhiều, thông tin tập trung và gọn nhẹ không cồng kềnh,việc quản lý bằng máy cũng giảm tối thiểu những sai sót

Trong bài tiểu luận này, em xin nghiên cứu đề tài:

Hệ thống này sẽ giúp cho người quản lí có thể quản lý, tra cứu, xem thông tin đăng

ký của sinh viên thông qua hệ thống quản lý thời khoá biểu nhanh chóng, chính xác vàthuận tiện nhất

Em xin cảm ơn thầy giáo đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiêntrong khuôn khổ thời gian cho phép để làm một bài tiểu luận, em chưa hoàn tất được đầy

đủ các chức năng của hệ thống thông tin, nên tiểu luận còn nhiều hạn chế, và nhiều thiếuxót

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Tri thức là một biển cả mênh mông, mỗi một con người cụ thể muốn nắm bắt tri thức

để làm hành trang cho cuộc đời, không ngoại trừ là học tập Chúng ta sinh ra và lớn lêntrong sự nuôi dưỡng của cha mẹ và hạnh phúc biết bao khi được thầy cô “gieo mầm trithức” để mai này khi trưởng thành là một công dân tốt và có cơ hội cống hiến cho xã hội

Để đạt được thành quả và sự hiểu biết như ngày hôm nay là phần lớn công ơn củathầy cô trường Đại Học Tây Đô, đặc biệt là sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô khoa Kỹthuật – công nghệ đã hết lòng truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báo trong suốtquá trình học tập vừa qua tại trường, để chúng em làm hành trang hòa nhập vào cuộcsống

Để hoàn thành báo cáo này, chúng em xin chân trọng cảm ơn chân thành đến BanGiám Hiệu trường Đại Học Tây Đô, đặc biệt em xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn ChíCường người đã trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này

Vì thời gian còn có hạn, cũng như kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên chúng

em không sao tránh khỏi những sai sót, kính mong sự nhận xét, phê bình, góp ý của cácthầy, cô để chúng em có điều kiện học hỏi và phân đấu hơn nữa

Sinh Viên Thực Hiện

Trang 3

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

(Học kỳ : 02, Năm 2015 - 2016)

TÊN ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ THƯ VIỆN DÀNH CHO BẬC CAO ĐẲNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

I HÌNH THỨC (Tối đa 0,5 điểm)

Bìa (tối đa 0,25 điểm)

 Các tiêu đề: Trường ĐHTĐ, Khoa KTCN

 Loại tiểu luận tốt nghiệp – hệ CĐ và ĐH

 Tên đề tài

 Giáo viên hướng dẫn: chức danh, họ tên

 Thông tin về các sinh viên thực hiện: họ tên, mã số, lớp

 Năm thực hiện

Bố cục (tối đa 0.25 điểm)

 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn và giáo viên chấm

 Mục lục: cấu trúc chương, mục và tiểu mục

 Phụ lục (nếu có)

 Tài liệu tham khảo

II NỘI DUNG (Tối đa 3,0 điểm)

Giới thiệu (tối đa 1,0 điểm)

 Mô tả bài toán (0,5 điểm)

Trang 4

Ứng dụng (tối đa 1,5 điểm).

 Lưu đồ các mô-đun (1,0 điểm)

 Giới thiệu sử dụng chương trình (0,5 điểm)

Kết luận (tối đa 0,5 điểm).

 Nhận xét kết quả đạt được

 Hạn chế

 Hướng phát triển

III CHƯƠNG TRÌNH DEMO (Tối đa 5,5 điểm).

Giao diện thân thiện với người dùng (1,0 điểm).

Trang 5

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP 3

CHƯƠNG I 8

I Đặt vấn đề 8

II LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 9

1 Lý do chọn đề tài 9

2 Tầm quan trọng của việc quản lý thời khóa biểu 9

III PHẠM VI ĐỀ TÀI 9

CHƯƠNG II 10

I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 10

1 Cơ sở dữ liệu 10

2 Quan hệ cơ sở dữ liệu 10

3 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 10

II PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 11

1 Thành phần dữ liệu 11

2 Thành phần xử lý 13

III PHẦN MỀM 13

1 Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu và SQL Sever 13

2 Giới Thiệu về VISUAL STUDIO 2008 19

CHƯƠNG III 24

I MÔ TẢ ĐỀ TÀI 24

1 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY - THỜI KHOÁ BIỂU DỰ KIẾN 24

II PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH 30

1 Các thực thể 30

2 Xây dựng mô hình 38

CHƯƠNG IV 48

Trang 6

I Sơ đồ của hệ thống 48

II Thiết kế giao diện 49

1 Giao diện chính của chương trình 49

2 Giao diện đăng nhập 50

3 Giao diện phòng 50

4 Giao diện giảng viên 51

5 Giao diện khoa 51

6 Giao diện học kỳ 52

7 Giao diện đăng ký 52

8 Giao diện ngành 53

9 Giao diện lớp quản lý 53

10 Giao diện học phần 54

11 Giao diện chương trình đào tạo 54

12 Giao diện chi tiết chương trình đào tạo 55

13 Giao diện sinh viên 55

14 Giao diện phân công giảng dạy 56

15 Giao diện thời khóa biểu 56

16 Giao diện báo cáo sinh viên 57

17 Giao diện báo cáo đăng ký 57

18 Giao diện báo cáo lịch dạy giảng viên 58

19 Giao diện tìm kiếm giảng viên theo HK1 58

20 Giao diện tìm kiếm giảng viên theo HK2 59

CHƯƠNG V 61

I Nhận xét và đánh giá 61

II Hạn chế 61

Trang 7

III Hướng phát triển 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 8

CHƯƠNG I

I Đặt vấn đề.

Trong những năm gần đây, việc tin học hóa nhà trường đã trở thành khá phổ biến ởcác nước trên thế giới, Viêt Nam cũng bắt đầu thực hiện được một vài năm gần đây Và vìthế, việc nâng cao Quản Lý Thời Khóa Biểu bằng Máy Tính là một điều cần thiết

Thời khóa biểu được xem như là công cụ không thể thiếu của mỗi trường, mỗi họcsinh của trường, nó giúp cho trường sắp xếp lịch dạy một cách chính xác, nhanh chóng,thuận tiện cho các thầy cô trong công tác giảng dạy, đặc biệt giúp các bạn học sinh nắm rõđược lich học, tra cứu thời khóa biểu của bản thân có tính logic và chính xác thì việc xâydựng thời khóa biểu là rất cần thiết, để đáp ứng nhu cầu đó thì thời khóa biểu cần phảiđược sắp xếp một cách chính xác

Vì thế mà người quản lý thời khóa biểu phải nắm rõ công tác giảng dạy cũng như hiểubiết hệ thống của nhà trường, để đưa ra một thời khóa biểu hợp lý, tránh các xai sót trongkhâu xếp các môn học, đăng ký lịch học, phòng học…

Từ đó vấn đề quản lý thời khóa biểu được coi là rất cần thiết Quản lý tốt cung cấpđầy đủ, nhanh chóng và chính xác về môn học, phòng học, lịch đăng ký học …cho sinhviên và thống kê báo cáo với ban quản lý là thực sự cần thiết

II LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1 Lý do chọn đề tài.

Trang 9

Quản lý thời khóa biểu là một chuỗi công việc rất vất vã và tốn nhiều côngsức Việc tin học hóa trong bài toán quản lý thời khóa biểu sẽ giúp việc quản lý trởnên đơn giản và đặc biệt là tính chính xác cao Đặc biệt tin học hóa trong bài toánquản lý sẽ giúp việc truy vấn thông tin được nhanh chóng theo yêu cầu khác nhau.

2 Tầm quan trọng của việc quản lý thời khóa biểu.

Phần mềm quản lý thời khóa biểu là một quá trình lưu trữ hợp nhất xử lý,tính toán tất cả các thông tin cần thiết của từng loại môn học nhằm phục vụ choviệc truy tìm, sắp xếp hay thống kê các báo biểu một cách nhanh chóng nhất theotừng yêu cầu cụ thể

Các hoạt động nhập, xuất hay lập báo biểu thủ công bằng tay ghi chép lêngiấy sẽ không còn phù hợp trong thời hiện đại ngày nay vì nó không thỏa mãn yêucầu của con người như độ chính xác và khả năng đáp ứng thông tin nhanh chóngnữa Vì vậy ứng dụng tin học vào việc quản lý thời khóa biểu là rất quan trọng vàcần thiết

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin cho phần mềm quản lý thời khóa biểu củatrường là triển khai ứng dụng bằng một phần mềm ứng dụng cụ thể Kiểm tra bằngthực nghiệm về việc xử lý các vấn đề thường xuyên xảy ra trong công tác quản lý thờikhóa biểu như: nhập thông tin giảng viên, sinh viên, việc đăng ký môn học, phònghọc, ngày và giờ lên lớp…

Trang 10

 Thực thể: Là hình ảnh cụ thể của một đối tượng trong hệ thống thông tin quản

 Các phép toán tối thiểu:

o Tìm kiếm dữ liệu theo têu chuẩn đã chọn, không làm thay đổi trạng thái cơ sở

dữ liệu

o Thay đổi cấu trúc dữ liệu

o Thay đổi cơ sở nội dung dữ liệu

o Xử lý, tính toán trên cơ sở dữ liệu

2 Quan hệ cơ sở dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu quan hệ là cơ sở dữ liệu và các quan hệ đó được tổ chức thànhcác thực thể Mỗi thể hiện của một thực thể là một bộ các giá trị tương ứng vớicác thuộc tính của các thực thể đó

3 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là hệ các chương trình để có thể xử lý, thay đổi dữliệu Theo nghĩa này, hệ quản trị CSDL có nhiệm vụ rất quan trọng như là một bộdiễn dịch với ngôn ngữ bậc cao nhằm giúp người sử dụng có thể dùng được hệthống mà ít nhiều không cần quan tâm đến thuật toán chi tiết hoặc biểu diễn dữliệu trong máy tính

Trang 11

II PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG.

1 Thành phần dữ liệu.

1.1 Mô hình dữ liệu mức quan niệm (MCD).

Dữ liệu là tập hợp các ký hiệu từ đó nó xây dựng nên những thông tin phản ánhcác mặt của tổ chức Nó là thành phần quan trọng chủ yếu của hệ thống thông tin

Do tính chất phức tạp của các tổ chức (nhiều đối tượng, nhiều mối quan hệ, …), đểthông tin phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời các khía cạnh của chúng, cần phảinghiên cứu các cách thức, các phương pháp nhằm nhận biết, tổ chức, lưu trữ các dữliệu để xử lý và khai thác chúng hiệu quả

Mức quan niệm này có nhiệm vụ nhận biết hay nói cách khác là xác định mộtcách đầy đủ, chính xác tất cả những lớp đối tượng, những mối quan hệ giữa chúngtrong tổ chức Thông tin về những đối tượng, những quan hệ này chính là thànhphần dữ liệu của hệ thống thông tin về tổ chức Giáo trình: Phân tích & thiết kếHTTT

Cho đến nay đã có nhiều cách thức mô tả, trình bày thành phần thành phần dữliệu của các tổ chức Nói chung chúng dùng hình thức mô hình vì nó mang tínhtrực quan và dễ hiểu đối với những người tham gia xây dựng hệ thống thông tin

Mô hình là một tập hợp các phần tử thường dùng làm tập đích cho một ánh xạ từnhững tập khác (thường trong thế giới thực) vào nó, sao cho các phần tử và tác tửtrong mô hình phản ánh được các lớp đối tượng, các quan hệ, các xử lý trong tổchức trong thế giới thực Mô hình thường có dạng trực quan, cụ thể, dễ hình dung

để mô tả, dễ biểu diễn, dễ nghiên cứu những vấn đề phức tạp, trừu tượng haynhững đối tượng mà khó có thể thực hiện trên chính nó

1.2 Mô hình quan hệ (Relational Model).

Mô hình quan hệ chỉ dựa trên một khái niệm là quan hệ để biểu diễn các lớpđối tượng cũng như mối liên quan giữa chúng Ưu điểm của kiểu mô hình này là có

cơ sở toán học vững chắc là đại số quan hệ Nó thích hợp với những người pháttriển hệ thống thông tin có hiểu biết toán học và chỉ đối với những hệ thống đơngiản (liên quan tới ít đối tượng, và các mối quan hệ giữa chúng đơn giản) Nhượcđiểm của nó là nghèo nàn về ngữ nghĩa, khó diễn đạt và khó hiểu cho những ngườitham gia xây dựng hệ thống thông tin, đặc biệt là đối với người dùng Chính vì vậy

mà mô hình quan hệ thích hợp với mức logic (giai đoạn sau) về dữ liệu hơn là vớimức quan niệm

Trang 12

1.3 Mô hình thực thể - kết hợp.

Mô hình này dựa trên các khái niệm thực thể, mối kết hợp, bản số… Đặc điểmcủa kiểu mô hình này là giàu ngữ nghĩa, dễ hình dung và được chuẩn hóa bằngnhững quy tắc chặt chẽ Do đặc tính giàu ngữ nghĩa nên thuận lợi cho việc mô hìnhhoá hệ thống mà mọi thành phần đều có thể nắm bắt được, nhất là đối với ngườidùng

1.4 Mô hình dữ liệu mức logic(MLD).

Chúng ta đã làm quen với cách thức và phương pháp tạo ra một mô hình dữliệu mức quan niệm về các thông tin của tổ chức nào đó Nó rất giàu về mặt ngữnghĩa, do đó dễ dàng để mọi thành phần tham gia vào việc phát triển hệ thốngthông tin hiểu được, đặc biệt là với người dùng Nhưng nó lại không dễ dàng để hệthống quản lý tập tin và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu hiểu được Do đó cần thiếtphải qua một giai đoạn chuyển đổi mô hình quan niệm về dữ liệu thành mô hìnhlogic cho dữ liệu - một mô hình "gần gũi" với ngôn ngữ máy tính hơn Giai đoạnnày gọi là phân tích và thiết kế thành phần dữ liệu mức logic Nhiệm vụ của giaiđoạn này không đi sâu vào chi tiết kỷ thuật truy xuất hoặc lưu trữ dữ liệu (đó lànhiệm vụ của mô hình dữ liệu mức vật lý), nhưng phải kể đến các khả năng, giớihạn của hệ thống quản lý tập tin hay hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu Hơn nữa, môhình luận lý cho dữ liệu quan tâm đến sự tổ chức cho dữ liệu, sao cho thích hợp vớithời gian đáp ứng mà xử lý đòi hỏi

Như vậy, mục tiêu của mô hình logic cho dữ liệu là nhằm:

• Tổ chức dữ liệu

• Tối ưu hóa cách tổ chức đó

Chúng ta đã biết rằng có 3 kiểu mô hình cơ sở dữ liệu: mô hình mạng, mô hìnhphân cấp, và mô hình quan hệ Mô hình kiểu mạng xuất hiện trước nhất, vào nhữngnăm 70 Sau đó là mô hình quan hệ và mô hình phân cấp gần như xuất hiện đồngthời Mô hình quan hệ dù xuất hiện sau nhưng có nhiều đặc tính ưu việt hơn haikiểu mô hình còn lại và nhanh chóng phát triển Hiện nay hầu hết các hệ quản trị

cơ sở dữ liệu cài đặt theo mô hình quan hệ Chính vì vậy mà chúng ta quan tâm tớiviệc chuyển mô hình thực thể – kết hợp thành cơ sở dữ liệu theo mô hình quan hệ

Trang 13

2 Thành phần xử lý.

Lưu đồ dòng dữ liệu là cách phân tích thành phần xử lý của hệ thống thông tin

và biểu diễn sự kết nối giữa các hoạt động của hệ thống, thông qua việc trao đổi dữliệu khi hệ thống hoạt động

III PHẦN MỀM.

1 Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu và SQL Sever.

1.1 Khái quát về MICROSOFTS SQL SEVER.

1.1.1 Sơ lượt về SQL sever.

SQL là viết tắt của Structure Query Language, nó là một hệ thống quản trị

cơ sở dữ liệu nhiều người dùng kiểu Client/Server Đây là một hệ thống cơ bảndùng lưu trữ dữ liệu cho hầu hết các ứng dụng lớn hiện nay Và được sử dụng

ở nhiều lĩnh vực Hầu hết các ngôn ngữ bậc cao đều có trình hỗ trợ SQL nhưVisual Basic, Oracle,Visual C

1.1.2 Sơ lược sự phát triển của Microsofts SQL Server.

SQL được phát triển từ ngôn ngữ SEQUEL2 bởi IBM theo mô hình Coddtại trung tâm nghiên cứu của IBM ở California, vào những năm 70 cho hệthống quản trị cơ sở dữ liệu lớn

Đầu tiên SQL được sử dụng trong các ngôn ngữ quản lý CSDL và chạytrên các máy đơn lẻ Song do sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu xây dựngnhững CSDL lớn theo mô hình khách chủ (trong mô hình này toàn bộ CSDLđược tập trung trên máy chủ (Server)) Mọi thao tác xử lý dữ liệu được thựchiện trên máy chủ bằng các lệnh SQL máy trạm chỉ dùng để cập nhập hoặc lấythông tin từ máy chủ) Ngày nay trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có

sự trợ giúp của SQL Nhất là trong lĩnh vực phát triển của Internet ngôn ngữSQL càng đóng vai trò quan trọng hơn Nó được sử dụng để nhanh chóng tạocác trang Web động

SQL đã được viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (ANSI) và tổ chức tiêu chuẩnquốc tế (ISO) chấp nhận như một ngôn ngữ chuẩn cho CSDL quan hệ Nhưngcho đến nay chuẩn này chưa đưa ra đủ 100% Nên các SQL nhúng trong cácngôn ngữ lập trình khác nhau đã được bổ xung mở rộng cho SQL chuẩn chophù hợp với các ứng dụng của mình Do vậy có sự khác nhau rõ ràng giữa cácSQL

Trang 14

1.2 Giới thiệu chung về SQL SERVER 2005.

Giới thiệu về SQL Server 2005 SQL Server 2005 là một hệ thống quản lý

cơ sở dữ liệu (Relational Database Management System (RDBMS) ) sử dụngTransact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client computer và SQL Servercomputer Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụngdùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS SQL Server

2005 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn (VeryLarge Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúccho hàng ngàn user SQL Server 2005 có thể kết hợp "ăn ý" với các serverkhác như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server,Proxy Server Các phiên bản của SQL Server 2005: Enterprise: Hỗ trợ khônggiới hạn số lượng CPU và kích thước Database Hỗ trợ không giới hạn RAM(nhưng tùy thuộc vào kích thước RAM tối đa mà HĐH hỗ trợ) và các hệ thống64bit Standard: Tương tự như bản Enterprise nhưng chỉ hỗ trợ 4 CPU Ngoài

ra phiên bản này cũng không được trang bị một số tính năng cao cấp khác.Workgroup: Tương tự bản Standard nhưng chỉ hỗ trợ 2 CPU và tối đa 3GBRAM Express: Bản miễn phí, hỗ trợ tối đa 1CPU, 1GB RAM và kích thướcDatabase giới hạn trong 4GB

1.2.1 Nâng cao bảo mật.

Bảo mật là một trọng tâm chính cho những tính năng mới trong SQLServer 2005 Điều này phản ánh sự phản ứng lại của Microfort với sâu máytính Slammer đã tấn công SQL Server 2000 Nó củng cho thấy một thế giớingày càng có nhiều dữ liệu kinh doanh có nguy cơ bị lộ ra ngoài Internet

Bảo mật nhóm thư mục hệ thống.

Nhóm mục hệ thống bao gồm các View bên dưới cấu trúc dữ liệu hệthống Người sử dụng không thấy được bất cứ bản tên nào, vì thế nhữngngười dùng không có kỹ năng hoặc cố ý phá hoại khống chế thay đổi hoặclàm hư hỏng các bảng này được Điều này không cho bất cứ ai làm hỏngcấu trúc chính mà SQL Server phụ thuộc vào

Bắt buộc chính sách mật khẩu.

Khi cài Window Server 2003, ta có thể áp dụng chính sách mật khẩucủa Window Ta củng có thể thi hành chính sách về mức độ và ngày hếthạn của mật khẩu trên SQL Server 2005 giống hệt như cho tài khoản đăngnhập vào Window mà trong SQL Server 2000 không hổ trợ tính năng này

Trang 15

Củng như ta có thể tắt hoặc mở việc bắt buộc chính sách mật khẩu chotừng đăng nhập riêng.

Tách biệt giản đồ và người dùng.

- SQL Server 2000 không có khái niệm giản đồ (Schema): Người dùng sởhữu các đối tượng CSDL Nếu một người dùng User1 tạo một đối tượng

là myTable thì tên của đối tượng sẽ là User1.myTable Nếu User1 bị xóakhi một nhân viên rời khỏi công ty chẳng hạn, bạn cần thay đổi tên củađối tượng Việc này gây ra vấn đề với những ứng dụng phụ thuộc vàotên của đối tượng để truy xuất dữ liệu

- Trong SQL Server 2005, người dùng có thể tạo giản đồ có tên khác vớingười dùng để chứa các đối tượng CSDL Ví dụ User1 có thể tạo giản

đồ có tên là HR và tạo một đối tượng Employee Bạn tham chiếu đếnđối tượng đó như là HR.Employee Vì thế nếu User1 rời khỏi công ty,bạn không cần thay đổi tên giản đồ, nghĩa là mã ứng dụng vẫn được giữnguyên bởi vì đối tượng vẫn được gọi là HR.Employee

- Cải tiến khả năng hỗ trợ XML: SQL Server 2000 cho phép bạn nhận dữliệu quan hệ ở dạng XML với mệnh đề FOR XML, hoặc lưu trữ XMLnhư dữ liệu quan hệ trong SQL Server sử dụng mệnh đề OPEN XML.SQL Server 2005 có thêm một kiểu dữ liệu mới là XML cho phép bạnviết mã nhận dữ liệu XML như là XML, tránh việc biến đổi từ XMLthành dữ liệu quan hệ khi dùng OPEN XML Bạn cũng có thể dùng tàiliệu giản đồ biểu diễn trong ngôn ngữ W3C XML Schema Definition(đôi khi gọi là giản đồ XSD) để chỉ ra cấu trúc hợp lệ trong XML

Trang 16

- Việc sử dụng khối Try Catch trong mã T-SQL cho phép bạn chỉ rađiều gì phải làm khi lỗi xảy ra.

- Trong SQL Server management Studio, bạn có thể tìm thấy nhiều đoạn

mã mẫu giúp bạn thực hiện những tác vụ thường gặp với T-SQL Đểxem các mẫu này, bạn chọn trình đơn View > Template Explorer

1.2.3 Tăng cường hỗ trợ người phát triển.

Hỗ trợ cho Common Language Runtime (CLR):

- CLR Được dùng bơi mã NET, được nhúng vào trong cỗ máy CSDLSQL Server 2005 Bạn có thể viết các thủ tục lưu sẵn, trigger, hàm,tính toán tập hợp và các kiểu dữ liệu do người dùng định nghĩa bằngcách sử dụng các ngôn ngữ như VB.NET hoặc C#

- Thủ tục lưu sẵn được viết bằng ngôn ngữ NET là một thay thế tốt chothủ tục lưu sẵn mở rộng trong SQL Server 2000 bởi vì bạn có thể chỉ

ra mức độ bảo mật cho mã NET Có 3 mức độ bảo mật cho mã NET:+ An Toàn: Mức độ này không cho phép truy cập ngoài phạm vi SQLServer Mã của bạn không được phép truy cập hệ thống tập tin,registry, các biến môi trường hoặc mạng Đây là mức bảo mật caonhất

+ Truy xuất mở rộng: Mức độ này cho phép mã của bạn truy xuất có giớihạn ra ngoài phạm vi SQL Server Cụ thể là bạn có thể truy xuấtregistry, hệ thống tập tin, các biến môi trường hoặc mạng

+ Không an toàn: Ở mức độ này bạn có thể truy xuất bất kỳ chức năngmong muốn nào ngoài phạm vi SQL Server 2005 Bạn chỉ nên dùngmức độ bảo mật này nếu chắc chắn mã được viết tốt, và bạn tin cậyngười viết mã đó

Các kiểu dữ liệu mới:

- Varchar(max): Kiểu này cho phép bạn dùng chuỗi kí tự lớn hơn 8000byte (8000 kí tự) Tối đa là 2 GB

- Nvarchar(max): Kiểu này cho phép bạn dùng chuỗi kí tự Unicode lớnhơn 8000 byte (4000 kí tự) Tối đa là 2 GB

- Varbinary(max): Kiểu này cho phép bạn dùng dữ liệu nhị phân lớn hơn

8000 byte

Trang 17

SQL Management Object (SMO):

SMO thay thế cho Distributed Management Objects (DMO) đượcdùng trong SQL Server 2000 SMO nhanh hơn DMO ở nhiều thiết lập bởi

vì mỗi đối tượng chỉ được thực hiện từng phần Ví dụ, bạn muốn liệt kêmột danh sách hàng ngàn đối tượng lên tree view (Cấu trúc hình cây), bạnkhông cần nạp đầy đủ thông tin của đối tượng ngay một lần Ban đầu bạnchỉ cần hiển thị tên của đối tượng, khi nào cần thì mới nạp đầy đủ thông tincủa đối tượng đó Điều này giúp các bạn tiết kiệm được nhiều thời giancho các tác vụ đơn giản

Tự động thực thi mã kịch bản:

Nếu bạn đã dùng các chương trình của Microsoft như MicrosoftAccess, Excel, bạn biết rằng có thể tạo các macro (mã thực thi) cho phépbạn thực hiện tự động một số tác vụ nào đó SQL Server 2005 bây giờ cótính năng tự động tạo mã kịch bản T-SQL từ những hành động mà bạndùng giao diện hình ảnh trong SQL Server Management Studio

Truy cập Http:

Dùng giao thức HTTP để truy cập vào SQL Server 2005 là tính năngmới cho phép người lập trình truy cập vào SQL Server mà không phụthuộc vào việc IIS có đang chạy trên cùng máy hay không SQL Server cóthể cùng tồn tại với IIS nhưng không giống với SQL Server 2000, IISkhông còn là yêu cầu bắt buộc với SQL Server 2005 Truy cập HTTP chophép phát triển dung XML Web Service với SQL Server 2005 Truy cậpHTTP có thể thực thi nhóm lệnh T-SQL hoặc thủ tục lưu sẵn Tuy nhiên,

vì lí do bảo mật truy cập HTTP mặc định sẽ bị vô hiệu hóa Để sử dụngtruy cập HTTP bạn phải chỉ rõ người dùng, thủ tục lưu sẵn và CSDL đượcphép hỗ trợ nó

1.2.4 Tăng cường khả năng quản lý.

Các công cụ quản lý trong SQL Server 2005 có sự thay đổi rất lớn vớiSQL Server 2000 Thay đổi chính đến từ SQL Server management Studio

Những công cụ quản lý mới.

Trong SQL Server 2000, công cụ quản lý chủ yếu là EnterpriseManager và Query Analyzer SQL Server 2005, Với công cụ quản lý mới

là SQL Server Management Studio đã thay thế hoàn toàn 2 công cụ trên

Trang 18

của SQL 2000 Công cụ này cho phép bạn quản lý nhiều thể hiện SQLServer dễ dàng hơn Từ một giao diện, bạn có thể quản lý nhiều thể hiệncủa cỗ máy CSDL SQL Server, Analysis Services, Intergration Services

và Reporting Services

Công cụ mới SQL Server Configuration Manager cho phép bạn kiểmsoát các dịch vụ kết hợp với SQL Server 2005 Nó có thể thay thế choServices Manager và công cụ cấu hình mạng cho Server và Client Bạncũng có thể kiểm soát một số dịch vụ khác như: SQL Server, SQL Agent,SQL Server Analysis Services, DTS Server (Cho SQL Server IntegrationServices), Full - Text Search, SQL Browser

Profiler.

Cho phép bạn phân tích những vấn đề về hiệu suất thực thi trong SQLServer 2005 Ví dụ, Profiler mở các tập tin truy vết mà bạn đã lưu trong hệthống tập tin để bạn xem lại và phân tích các quá trình SQL Server mà bạnquan tâm Profiler có thể biểu diễn thông tin truy vết ở dạng đồ thị để bạn

có thể dễ dàng xem điều gì đã xảy ra Nó có thể nhận dữ liệu được ghi lạibởi Windows Performance Monitor Bạn có thể hiển thị dữ liệu dạng đồthị, xem hiệu suất thực thi trên khoảng thời gian đã chọn Từ đồ thị, bạn cóthể truy cập đến điểm có vấn đề

SQL Server Agent.

Những khả năng của SQL Server Agent, thành phần hỗ trợ cho cáctác vụ đã được lập thời gian biểu, được nâng cao Ví dụ, số tác vụ đồngthời mà SQL Server Agent có thể chạy được tăng lên SQL 2000 chỉ dùngSQL Agent trong những tác vụ liên quan đến cỗ máy CSDL còn trong

2005, SQL Server Agent thực thi các tác vụ cho Analysis Services vàIntegration Services SQL Server Agent dùng Windows ManagementInstrumentation (WMI), cho phép bạn viết mã tránh thực thi tác vụ, nhưkhi đĩa cứng đầy thì các tác vụ vẫn được thực thi thành công

Cấu hình động.

Trong SQL Server 2005, bạn có thể thực hiện bất kì thay đổi cấu hìnhnào mà không cần khởi động lại SQL Server, kể cả khi bạn đang chạy trênWindows Server 2003 Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay đổi áp lực CPU

và I/O nếu bạn cần, có thể thêm nóng bộ nhớ cho Server nếu bạn có phầncứng thích hợp

Trang 19

Gửi mail từ CSDL.

Đây là tính năng khá mới mẻ trong SQL Server 2005 Nó thay thếSQL Mail trong SQL Server 2000 Database Mail sử dụng giao thứcSimple Mail Transfer Protocol (SMTP) Không còn bất kỳ phụ thuộc nàovới Messaging Application Programming Interface(MAPI) và cũng khôngcòn đòi hỏi phải có Outlook Việc loại bỏ những phụ thuộc này tránh đượcnhiều vấn đề mà người dùng SQL Server 2000 gặp phải với SQL Mail.Ngoài ra, Database Mail cũng hỗ trợ hoạt động liên tiếp, ghi tập tin Log vàkiểm tra hoạt động

2 Giới Thiệu về VISUAL STUDIO 2008.

Microsoft visual studio 2008 là môi trường phát triển tích hợp chính (IntegratedDevelopment Environment (IDE) được phát triển từ Microsoft Đây là một loại phầnmềm máy tính có công dụng giúp đỡ các lập trình viên trong việc phát triển phầnmềm

Các môi trường phát triển hợp nhất thường bao gồm:

- Một trình soạn thảo mã (source code editor): dùng để viết mã Trình biên dịch(compiler) và trình thông dịch (interpreter) Công cụ xây dựng tự động: khi sử dụng

sẽ biên dịch (hoặc thông dịch) mã nguồn, thực hiện liên kết (linking), và có thể chạychương trình một cách tự động

- Trình gỡ lỗi (debugger): Hỗ trợ dò tìm lỗi

- Ngoài ra, còn có thể bao gồm hệ thống quản lý phiên bản và các công cụ nhằm đơngiản hóa công việc xây dựng giao diện người dùng đồ họa (GUI)

- Nhiều môi trường phát triển hợp nhất hiện đại còn tích hợp trình duyệt lớp (classbrowser), trình quản lí đối tượng (object inspector), lược đồ phân cấp lớp (classhierarchy diagram),… để sử dụng trong việc phát triển phần mềm theo hướng đốitượng

Như vậy, Microsoft visual studio 2008 được dùng để phát triển console (thiết bịđầu cuối – bàn giao tiếp người máy) và GUI (giao diện người dùng đồ họa) cùng vớicác trình ứng dụng như Windows Forms, các web sites, cũng như ứng dụng, dịch vụwed (web applications, and web services) Chúng được phát triển dựa trên một mãngôn ngữ gốc (native code ) cũng như mã được quản lý (managed code) cho các nềntảng được được hỗ trợ Microsoft Windows, Windows Mobile, NET Framework,NET Compact Framework và Microsoft Silverlight Visual Studio hỗ trợ rất nhiều

Trang 20

ngôn ngữ lập trình, có thể kể tên như sau: C/C++ ( Visual C++), VB.NET (VisualBasic NET), và C# (Visual C#)… cũng như hỗ trợ các ngôn ngữ khác như F#,Python, và Ruby; ngoài ra còn hỗ trợ cả XML/XSLT, HTML/XHTML, JavaScript vàCSS…

2.1 Khái Quát Visual Studio 2008.

Microsoft® Visual Studio® 2008 thể hiện tầm nhìn rộng của Microsoft vềcác ứng dụng máy khách bằng cách cho phép các chuyên gia phát triển phần mềm

có thể nhanh chóng tạo ứng dụng kết nối với chất lượng cao và những kinhnghiệm người dùng phong phú Với Visual Studio 2008, các tổ chức sẽ thấy dễdàng hơn so với các phiên bản trước trong việc capture và phân tích dữ liệu, điều

đó có nghĩa họ có thể đưa ra được các quyết định hiệu quả trong công việc.Visual Studio 2008 cho phép mọi tổ chức có thể nhanh chóng tạo được các ứngdụng tin cậy, có khả năng quản lý và an toàn hơn để tận dụng Windows Vista™

và hệ thống Office 2007

2.2 Những chức năng của MIROSOFT VISUAL STUDIO.

Những chức năng của Mirosoft Visual Studio: Mirosoft Visual Studio cónhững chức năng cơ bản sau: soạn thảo mã (code editor); Trình gỡ lỗi (debugger)

và Thiết kế (Designer) Ở đây chỉ trình bày một số công cụ quan trọng của chứcnăng Designer – đây được xem là một trong những điểm nhấn của MicrosftVisual Studio

- WinForms Designer: Đây là công cụ tạo giao diện đồ họa dùngWinForms Điểm đặc biệt ở đây là giao diện với người dùng sinhđộng, dễ nắm bắt Nó bao gồm các phím bấm, thanh tác vụ, hay cácbox đa dạng (textbox, list box, grid view…) Bạn có thể di chuyển, kéo

Trang 21

- Class designer: Đây là công cụ dùng để thực thi và chỉnh sửa lớp Nó

có thể dùng mã C# và VB.NET.…

- Data designer: Đây là công cụ dùng để chỉnh sửa một cách sinh động,linh hoạt các lược đồ dữ liệu, bao gồm nhiều loại lược đồ, liên kếttrong và ngoài

- Mapping designer: Đây là công cụ tạo các mối liên hệ giữa sơ đồ dữliệu và các lớp để quản lý dữ liệu một cách hiệu quả hơn

- Ngoài ra còn có thể kể tên một số công cụ khác như:

- Open Tabs Browser: Nó được dùng để liệt kể các tab đã mở và chuyểnđổi giữa chúng Bạn cũng có thể dùng phím nóng: CTRL + TAB

- Properties Editor: Chức năng dùng để chỉnh sửa các chức năng của cáccửa sổ giao diện đồ họa người dùng (GUI) trong Visual Studio Nó cóthể áp dụng cho các lớp, các mẫu định dạng hay trang web và các đốitượng khác

- Object Browser: Đây là một thư viện tên miền và lớp trình duyệt choMicrosoft.NET

- Solution Explorer: Theo ngôn ngữ của Visual Studio, Solution là một

bộ phận của mã file và mã nguồn khác được dùng để xây dựng cáctrình ứng dụng Công cụ Solution Explorer được dùng để để quản lý vàtrình duyệt các file trong Solution

- Team Explorer: Đây là công cụ dùng để hợp nhất các máy tính trongTeam Foundation Server, và RCS (revision control system – hệ thốngđiều khiển xét duyệt) vào trong IDE

- Data Explorer: Data Explorer dùng để quản lý các dữ liệu trên cácphiên bản của Microsoft SQL Server Nó cho phép tạo lập và chỉnhsửa các bảng dữ liệu được tạo T-SQL commands hay dùng Datadesigner

- Server Explorer: Đây là công cụ dùng để quản lý dữ liệu trên máy tínhđược kết nối

2.3 Các dòng sản phẩm đã phát hành của MIROSOFT VISUAL STUDIO.

Các dòng sản phẩm đã phát hành của Mirosoft Visual Studio: Mirosoft VisualStudio đã phát hành các dòng sản phẩm sau:

Trang 22

+ Visual Studio Express: trong đó bao gồm: Visual Basic Express;Visual C++ Express; Visual C# Express; Visual Web Developer Express.+ Visual Studio Standard.

+ Visual Studio Professional

+ Visual Studio Tools for Office

+ Visual Studio Team System: trong đó bao gồm: Team Explorer(basic TFS client); Architecture Edition; Database Edition; DevelopmentEdition; Test EditionVề Visual Studio Team System: Năm 2006, Microsoft

đã mở rộng dòng sản phẩm Visual Studio của họ thêm một số nhóm sảnphẩm có tên gọi là Visual Studio Team System Chúng có một sản phẩm mới

đó là Team Foundation Server cho việc điều khiển mã nguồn, quản lý dự án,kiểm tra và mô hình hóa cũng như một số phiên bản của môi trường pháttriển đã được tích hợp Visual Studio 2005 (IDE) hỗ trợ các tính năng củaTeam Foundation Server Visual Studio Team System là một dòng sản phẩmđược thiết kế để hỗ trợ sự cộng tác và truyền thông giữa các chuyên gia pháttriển phần mềm, những người đang sử dụng Visual Studio IDE Team System

hỗ trợ kiểm soát mã nguồn, quản lý dự án, quản lý xây dựng phần mềm, kiểmtra và các nhóm nhiệm vụ phát triển khác Nó gồm có Visual Studio TeamFoundation Server và một tập các phiên bản đặc biệt của Visual 2005 StudioIDE hỗ trợ các code phát triển cụ thể như các kiến trúc sư, các chuyên giaphát triển phần mềm hay các kiểm tra viên Các khả năng của Team Systemgồm có:

- Kiểm soát mã nguồn: Team System cung cấp một hệ thống kiểm soát

mã nguồn mới, hệ thống này cho phép các chuyên gia phát triển có thể thựchiện hài hòa các thay đổi đối với các file mã nguồn cho một dự án

- Quản lý dự án: Team System cung cấp một cơ sở dữ liệu quản lý dự

án phần mềm có khả năng tùy chỉnh cho việc kiểm tra lỗi, các yêu cầu trongtương lai, các trường hợp thử và lĩnh vực khía cạnh công việc của các chuyêngia phát triển phần mềm khác thông qua toàn bộ một chu trình thiết kế, viết

mã và kiểm tra Về Visual Studio Tools for Office: Visual Studio Tools forOffice cho phép các chuyên gia phát triển phần mềm có thể tạo các ứng dụngtùy thích hoặc ứng dụng để mở rộng Word, Excel và Outlook với sự logicriêng (như một giao diện cuối đối với một hệ thống thanh toán) đang chạydưới NET Framework

Trang 23

Hiện nay hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều chọn Visual Studiolàm công cụ dạy các môn như Nhập môn lập trình, Kĩ thuật lập trình, Lập trìnhhướng đối tượng,… Và đã có rất nhiều trường tham gia vào MSDN AA (MSDNAcademic Alliance, đây là chương trình của MS nhằm cung cấp hàng trăm phầnmềm có bản quyền của hãng đến các sinh viên thuộc các khoa Công nghệ, Toán,Tin học thuộc các trường đại học) do đó sinh viên được sử dụng các bản thươngmại Microsoft Visual Studio hoàn toàn miễn phí (bao gồm cả bản Ultimate).

Trang 24

CHƯƠNG III

I MÔ TẢ ĐỀ TÀI.

1 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY - THỜI KHOÁ BIỂU DỰ KIẾN

Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ nhà trường thông qua phòng Đào tạo tiếnhành dự báo kế hoạch giảng dạy của học kỳ Kế hoạch này được gửi cho các đơn vịliên quan để góp ý, thông qua Trên cơ sở kế hoạch, sẽ tiến hành công bố thời khoábiểu dự kiến, sổ tay sinh viên làm cơ sở đăng ký cho thời khoá biểu chính thức

1.1 Nội dung kế hoạch giảng dạy

Cứ để lập và điều chỉnh kế hoạch giảng dạy:

- Chương trình đào tạo (CTĐT) của các khoá – ngành ( chuyên ngành) đang theohọc

- Số lượng sinh viên khoá – ngành tương ứng có đủ điều kiện đăng ký học phần

- Thống kê dự báo số lượng sinh viên còn nợ sẽ học lại học phần

- Ý kiến phản hồi của Khoa - yêu cầu từ các Bộ môn và từ sinh viên

Kế hoạch giảng dạy bao gồm hai phần: chương trình đào tạo của từng khoá ngành và thông tin chi tiết về từng học phần được dự kiến mở trong mỗi học

kỳ, số lớp dự kiến mở cho mỗi học phần Chương trình đào tạo đề cập đây làchương trình thực tế xuất phát từ chương trình đào tạo mã đã được Hội đồng đào tạothông qua và được điều chỉnh bổ sung trong quá trình vận hành cho tới học kỳ hiệntại ( Nếu có điều chỉnh CTĐT, phải do Khoa điều xuất và được Ban Giám hiệuduyệt thông qua, có ghi rõ phạm vi áp dụng từ học kỳ nào) Lưu ý rằng CTĐT phảicung cấp đầy đủ thông tin về các học phần bắt buộc đăng ký trong học kỳ ( nếu có)

Các thông tin về từng học phần phải được xác định rõ trong kế hoạch giảngdạy của học kỳ gồm:

- Thời lượng và hình thức giảng dạy: Số tiết lên lớp lý thuyết, Bài tập, số tiếtthực hành ( nếu có)

Trang 25

- Hình thức và thời lượng kiểm tra/thi: cần xác định ngay trong kế hoạch giảngdạy các thông tin: sử dụng hình thức thi vấn đáp, viết, trắc nghiệm; thời lượng thi/kiểm tra là bao nhiêu phút

- Trọng số đánh giá ( quá trình, thi )

Dựa trên kế hoạch giảng dạy, khoa quản lý học phần dự kiến sơ bộ danhsách giảng viên sẽ đảm nhiệm giảng dạy Với các học phần mở nhiều lớp cần xácđịnh mỗi giảng viên trong danh sách có thể đảm nhiệm giảng dạy tối đa mấy lớp.Giảng viên có thể nêu yêu cầu riêng nếu có

1.2 Thời khoá biểu dự kiến - Sổ tay sinh viên

Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy, phòng Đào tạo tiến hành phân lớp và xếp thời khoábiểu dự kiến Thời khoá biểu này này được công bố trong sổ tay để làm cơ sở chosinh viên đăng ký học

Việc thay đổi thời khoá biểu đã công bố được hạn chế tối đa trừ các trường hợp bắtbuộc sau:

- Phải huỷ thời khoá biẻu học phần do số sinh viên đăng ký quá ít hoặc không cógiảng viên giảng dạy học phần ( vì các lý do khách quan, đột xuất nào đó)

- Thay đổi thời gian ( tiết học) vì lý do khách quan, đột xuất nào đó: do sắp xếp bốtrí lại phòng học hoặc do yêu cầu chính đáng của giáo viên phụ trách học phần

Ngoài thời khoá biểu dự kiến, sổ tay sinh viên là tài liệu chính thức thông báo tớitừng sinh viên về:

- Các quy định, quy trình cơ bản mà sinh viên phải nắm vững để vận dụng trọnghọc kỳ

- Lịch học vụ cho từng khoá: thời gian biểu tiến hành đăng ký học phần, kiểm tra,thi…

- Các thay đổi ( so với học kỳ trước, so với niên giám, các sổ tay sinh viên trước)trong vận hành và sử lý học vụ, các thay đổi liên quan tới các học phần, học phầntương đương hay về chương trình đào tạo của từng khoá ngành

Trang 26

2 ĐĂNG KÝ HỌC PHẦN (ĐKHP) – PHÂN CÔNG GIẢNG DẠY

Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm, là đầu mối xử lý, xác nhận dữ liệu về thờikhoá biểu của sinh viên, lịch dạy của của giảng viên trên cơ sở kế hoạch giảng dạy

và đăng ký của đương sự Khoa chịu trách nhiệm phân công giảng viên phụ tráchgiảng dạy từng lớp – môn học kể cả việc mời giảng viên khi cần

Việc đăng ký học phần thực hiện qua mạng của trường:

2.1 Lịch đăng ký học và điều chỉnh thời khoá biểu

Phòng Đào tạo thông báo trong sổ tay sinh viên ( trên trang WEB) các thông tin chotừng khoá sinh viên:

- Lịch đăng ký học phần lần 1: Thời gian được xác định và bắt buộc tuân thủ

- Lịch đăng ký học phần lần 2: chỉnh sửa thời khoá biểu (đăng ký lần 2, đăng kýlại, thêm bớt …) : Việc chỉnh sử thời khoá biểu của sinh viên được cho phép ngaykhi sinh viên có thông tin về thời khoá biểu tạm và kết thúc vào tuần lễ đầu tiên củahọc kỳ chính thức

- Ngay bắt đầu học, biểu đồ học, dự kiến thời gian kiểm tra và thi trong học kỳtương ứng

2.2 Quá trình đăng ký học phần ( lần 1) của sinh viên:

Đăng ký học phần

- Căn cứ để đăng ký học phần là thời khoá biểu dự kiến, các thông tin trong sổ taysinh viên và kết quả học tập của sinh viên từ trước đến nay Sinh viên đăng ký họcđúng chương trình đào tạo theo quy định sẽ được ưu tiên xếp thời khoá biểu

- Sinh viên chịu trách nhiệm và tính chính xác và đầy đủ - nội dung việc ĐKHPcủa mình

- Sinh viên nhận lời khuyên và sự cố vấn từ Giáo viên chủ nhiệm ( cố vấn học tập)

là người nắm vững các quy định học vụ, đặc biệt là chương trình đào tạo chuyênngành của sinh viên

Trang 27

Quy trình đăng ký học phần của sinh viên:

Mỗi sinh viên có một acount trong việc thực hiện đăng ký học phần của mình Sinh

viên phải chịu trách nhiệm trong việc bảo mật acount đó

Sau khi đăng nhập vào hệ thống, sinh viên thực hiện đăng ký theo hướng dẫn trênmàn hình Có một số lưu ý sau:

- Trường hợp 1: được chấp nhận, sinh viên tiếp tục được đăng ký học - phần khác.

- Trường hợp 2: không được chấp nhận Các lý do không được chấp nhận có thể

là:

1 Số sinh viên đăng ký học đủ số lượng cho phép của lớp - học phần đó

2 Không thoả mãn điều kiện về học phần tiên quyết, học phần bắt buộc, học phầntrước

3 Số tín chỉ sinh viên đăng ký vượt quá quy định

Trong trường hợp này, nếu sinh viên có thắc mắc, sinh viên cần hỏi Phòng Đào tạo.Phòng Đào tạo có trách nhiệm trả lời cho sinh viên không quá 2 ngày, qua địa chỉemail sinh viên cung cấp trong hộp thư hỏi Tiếp theo, sinh viên có thể đăng ký tiếplớp - học phần khác hoặc huỷ việc đăng ký ( sẽ đăng ký lại sau khi nhận trả lời từphòng Đào tạo)

+ Muốn huỷ việc đăng ký ( do chọn sai, hoặc muốn chỉnh sửa…), sinh viên chọnHủy đăng ký

+ Hoàn tất quá trình đăng ký, sinh viên chọn Đăng ký xong Hệ thống sẽ thông báo

chấp nhận việc đăng ký của sinh viên Lúc này, sinh viên đã được thời khoá biểuđăng ký ( sinh viên tự in và theo dõi)

Trong thời gian đăng ký, sinh viên có thể điều chỉnh (đăng ký lại) nhiều lần Sinhviên sẽ sử dụng thời khoá biểu đăng ký cuối cùng làm cơ sở cho việc chứng nhậnđăng ký

Trang 28

2.3 Quy trình xếp và công bố thời khoá biểu ( TKB)

- Căn cứ vào ĐKHP của sinh viên, phòng Đào tạo ĐH&SĐH thống kê, điều chỉnhthời khoá biểu dự kiến( thêm bớt môn học, thêm bớt lớp, chuyển đổi phòng học …).Sau đó, phòng Đào tạo ĐH&SĐH sẽ thông báo trên trang WEB ( sinh viên và giảngviên có thể in và theo dõi)

- Thời khoá biểu tạm cho sinh viên biết đi học và làm cơ sở điều chỉnh, bổ sungkhi cần

- Lịch giảng để, Khoa, Ban, Bộ môn phân công chính thức

2.4 Quy trình chỉnh sử thời khoá biểu sinh viên (đăng ký bổ sung)

Ngay sau khi biết TKB tạm của mình và có thông tin mới cập nhật về kếhoạch giảng dạy, thời khoá biểu chính thức được mở sinh viên được quyền đăng kýbổ sung TKB hoặc khiếu nại về kết quả xếp TKB – các sinh viên chưa ĐKHP đợt 1cũng được xét chung trong đợt này

Nguyên tắc và các bước đăng ký bổ sung Nguyên tắc và các bước đăng ký bổ sung giống như đăng ký lần 1 Sinhviên cần chú ý

- Chỉ được đăng ký vào những lớp- học phần trong thông tin mới của thời khoábiểu ( chỉ được đăng ký vào những lớp - học phần cho phép)

- Chỉ đăng ký những học phần bổ sung, không nhập lại những học phần đã đượcchấp nhận (đã có trong thời khoá biểu tạm)

Giải quyết các trường hợp không đúng hạn:

Trong vòng 5 ngày sau khi hết hạn đăng ký bổ sung nếu sinh viên có lý dochính đáng, sinh viên làm đơn kèm theo chứng lý cần thiết, tự mình nộp trực tiếp lênphòng Đào tạo Các trường hợp này xem xét riêng và thuộc thẩm quyền xử lý củaTrưởng phòng Đào tạo

Trang 29

2.6 Các vấn đề hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm

Mỗi năm, phòng Đào tạo kết hợp với phòng Công tác Chính trị và quản lýsinh viên tổ chức hội nghị giáo viên chủ nhiệm Để chuẩn bị cho học kỳ mới cáckhoa tổ chức họp trao đổi, phổ biến công tác với toàn bộ GVCN trong khoa và đểgóp ý cho sổ tay Sinh viên học kỳ

Trang 30

II PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH.

NGANHNGANH_MAKHOA_MANGANH_TEN

Ngày đăng: 15/05/2016, 20:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đinh Khắc Quyền, ThS. Phan Tấn Tài. Giáo trình: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Trường Đại học Cần Thơ (Cần Thơ 08/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
[2] Oliver Sturm. Functional Programming in C#. Nhà xuất bản Wrox (năm 2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Functional Programming in C#
Nhà XB: Nhà xuất bản Wrox (năm 2011)
[3] Kevin Hazzard, Jason Bock. Metaprogramming in .NET. Nhà xuất bản Manning (năm 2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Metaprogramming in .NET
Nhà XB: Nhà xuất bản Manning (năm 2012)
[4] John Walkenbach. Excel VBA Programming For Dummies, 3 rd Edition. Nhà xuất bản Wiley (năm 2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Excel VBA Programming For Dummies, 3"rd" Edition
Nhà XB: Nhà xuất bản Wiley (năm 2013)
[5] About DevExpress http://community.devexpress.com/forums/p/77007/263716.aspx Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w