1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Làm rõ tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc và giai cấp

23 524 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 226 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNBÀI TẬP LỚN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI LÀM RÕ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀGIAI CẤP, VẤN ĐỀ NÀY ĐÃ ĐƯỢC ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA GIẢI QUYẾT NH

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI

LÀM RÕ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀGIAI CẤP, VẤN ĐỀ NÀY ĐÃ ĐƯỢC ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO

GVHD: Ths.Lê Thị Kim ThoaSVTH:Trần Thị Lan Anh

MSV: CQ510258

Trang 2

MỤC LỤC

I.Phần mở đầu

II Phần nội dung

1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

1.1 Sơ lược quan điểm Mác, Ăng-ghen, Lê nin về dân tộc

1.2 Vấn đề dân tộc theo thư tưởng Hồ Chí Minh

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề

dân tộc và vấn đề giai cấp

3 Đảng và nhà nước ta đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn

đề dân tộc và giai cấp trong công cuộc đổi mới hiện nay

III.Phần kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 3

I.PHẦN MỞ ĐẦU

Hồ Chí Minh – cái tên không chỉ được biết đến trên toàn lãnhthổ Việt Nam mà còn rộng ra cả thế giới Không chỉ được coi như mộtchủ tịch nước đầu tiên, một người tiên phong của phong trào cáchmạng đấu tranh dành độc lập cho dân tộc, Người chính là vị cha già

mà toàn thể dân tộc Việt Nam luôn kính trọng, biết ơn và giành mộttình cảm đặc biệt

Hồ Chí Minh được sinh ra trong hoàn cảnh đất nước và thế giớiđang có nhiều biến động, khi dân ta đang chìm trong ách thống trị củathực dân Pháp Trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó đã dần hình thành nênmột con người xuất chúng với lòng yêu nước sâu sắc Người đã hisinh cả cuộc đời mình cho dân tộc và để lại cho chúng ta một kho báu

vô giá, đó chính là hệ thông tư tưởng của Người Đó là một hệ thốngquan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cáchmạng Việt Nam, là kết quả của sự vận đụng và phát triển sáng tạo củachủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa vàphát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoavăn hóa nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phónggiai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về

Trang 4

quyền làm chủ cửa nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, dodân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trangnhân dân, về phát triển kinh tế, văn hóa, không ngừng nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư… “Tư tưởng Hồ Chí Minh soiđường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sảntinh thần to lớn của dân tộc”1.(1).

Bài viết dưới đây sẽ làm rõ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đềdân tộc và giai cấp

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2001, tr.83-84

Trang 5

II PHẦN NỘI DUNG

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

Sơ lược quan điểm Mác, Ăng-ghen, Lê nin về vấn đề dân tộc

Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những quan hệ về chínhtrị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hóa Theo quan điểmcủa chủ nghĩa Mác – Lê nin, dân tộc là một sản phẩm của quá trìnhphát triển lâu dài của lịch sử Mác và Ăng ghen là những người đặtnền móng cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một các khoa học Từhình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc, tới sựphát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn tới sự ra đời của các dân tộc tư bảnchủ nghĩa Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.Các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bọc,

nô dịch các dân tộc nhỏ, từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa Mác

và Ăng ghen nêu leenquan điểm cơ bản có tính phương pháp luận đểnhận thức và giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất của dân tộc,những quan hệ cơ bản của dân tộc, thái đọ của giai cấp công nhân vàĐảng của nó về vấn đề dân tộc Sau đó, Lê nin đã phát triển quan điểmnày thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc về dân tộc, làm cơ sởcho cương lĩnh, đường lối, chính sách của các Đảng cộng sản về vấn

đề dân tộc

Sự phát triển của vấn đề dân tộc theo Lê nin có hai xu hướngtrong điều kiện của chủ nghĩa tư bản: Do sự chín muồi của ý thức dântộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốntách ra để thành lập các quốc gia, dân tộc độc lập Xu hướng này biểuhiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc và có tác động

Trang 6

nổi bật trong giai đoạn đấu tranh chống chủ nghia tư bản Trong xuhướng đó, nhiều cộng đồng dân cư đã ý thức được rằng chính trongcộng đồng dân tộc độc lập họ mới có quyền quyết định cong đườngphát triển của dân tộc mình.

Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc giamuốn liên hiệp lại với nhau, biểu hiện ở: Sự phát triển của lực lượngsản xuất, của giap lưu kinh tế, văn hóa trong chủ nghĩa tư bản đã tạonên mối liên hệ quốc gia và quốc tế, mở rộng giữa các dân tộc, dẫn tớiviệc xóa bỏ sự biệt lập, kép khín, phá hủy hàng rào ngăn cách, thúcđẩy các dân tộc xích lại gần nhau, thiết lập sự thống nhất quốc tế củachủ nghĩa tư bản, của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội,…

Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ CHí Minh là vấn đề dân tộcthuộc địa Nó thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộcthuộc địa chống lại chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị áp bức,bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập, thực hiệnquyền tự quyết, thành lập Nhà nước dân tộc độc lập Nó đã được Hồ

Chí Minh đề cập đến trong nhiều tác phẩm như Tâm địa thực dân,

Bình đẳng, Vực thẳm thuộc địa, Công cuộc khai hóa giết người,…, tố

cáo chủ nghĩa thực dân, vạch trần cái gọi là “khai hóa văn minh” củachúng

Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại cáchmạng vô sản đầu thế kỷ 20 có những luận điểm cơ bản:

Độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc

Trang 7

Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, tậm mắt chứng kiến sự bóclột của đế quốc thực dân, Hồ Chí minh cho rằng độc lập của Tổ quốc,

tự do của nhân dân là thiêng liêng nhất Người đã từng khẳng định:

“Cái mà tôi cần nhất trên đời này là: Đồng bào tôi được tự do, Tổquốc tôi được độc lập” Khi thành lập Đảng năm 1930, Người xácđịnh cách mạng Việt Nam: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọnphong kiến để làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập” Năm 1941, vềnước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Người viết thư Kính cáo đồng bào

và chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hếtthảy” Bởi vậy, năm 1945 khi thời cơ cách mạng chín muối, Ngườikhẳng định quyết tâm: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũngphải kiên quyết dành cho được độc lập”2

Độc lập- thống nhất- chủ quyền- toàn vẹn lãnh thổ là quyềnthiêng liêng, bất khả xâm phạm của một dân tộc Bởi vậy khi giànhđược độc lập dân tộc năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Nước ViệtNam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thất đã thành một nước

tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần

và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lậpấy”3 Nhưng ngay sau đó 21 ngày, thực dân Pháp một lần nữa trở lạixâm lược nước ta Để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc, Hồ ChíMinh đã ra lời kêu gọi vang dậy núi sông: “Không! Chúng ta thà hysinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịulàm nô lệ” Những năm 60 của thế kỷ XX, khi đế quốc Mỹ điên cuồng

mở rộng chiến tranh ra miền Bắc hòng khuất phục ý chí độc lập, tự do

2 Dẫn trong Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.196

3 Hồ Chí Minh, toàn tập, t.4, tr.4, 496.

Trang 8

của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời bằng chân lý bất hủ

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do Hễ còn một tên xâm lược trênđất nước ta thì ta phải chiến đáu quét sạch nó đi” Chính bằng tinhthần, nghị lực này cả dân tộc ta đứng dậy đánh cho Mỹ cút, đánh choNguỵ nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Và chính phủ

Mỹ phải cam kết: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủquyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệpđịnh Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận”

Dân tộc Việt Nam có quyền độc lập, tự do, bình đẳng như bất cứdân tộc nào khác trên thế giới Người đã tìm hiểu và tiếp nhận những

nhân tố về quyền con người được nêu trong: Tuyên ngôn độc lập 1776 của người Mỹ, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, 1791 của cách

mạng Pháp, Như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do vàquyên mưu cầu hạnh phúc Người khẳng định “Đó là những lẽ phảikhông ai chối cãi được”.Năm 1945, tiếp thu những nhân tố có giá trịtrong tư tưởng và văn hoá phương Tây, Hồ Chí Minh đã khái quát nênchân lý, được nâng cao thành quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trênthế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyềnsung sướng và quyền tự do”4

Độc lập thật sự phải gắn với hòa bình thật sự Hồ Chí Minh đãnói: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình Nhưngnhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệnhững quyền thiêng liêng nhất: Toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quốc và độclập cho đất nước”5

4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.3, tr.555

5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, tr.4, 496

Trang 9

Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực to lớn của đất nước

Theo Hồ Chí Minh: chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc làmột động lực lớn của đất nước Năm 1924, Nguyễn ái Quốc đề cậpđến chủ nghĩa dân tộc ở thuộc địa- đó là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩayêu nước chân chính Vì vậy “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớncủa đất nước”

Khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các cường quốc tưbản phương tây ra sức tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa, thiếtlập ách thống trị của chủ nghĩa thực dân với những chính sách tàn bạo

Từ những năm 20 của thế kỷ 20, Nguyễn Ái quốc đã nhận thấy

sự áp bức bọc lột của chủ nghĩa đề quốc đối với các dân tộc thuộc địacàng nặng nề, thì phản ứng của dân tộc bị áp bức càng quyết liệt.Không chỉ quần chúng lao động (công nhân và nông dân) mà cả cácgiai cấp và tầng lớp trên trong xã hội (tiểu tư sản, tư sản và địa chủ)đều phải chịu nỗi nhục cửa người dân mất nước Nguyễn ái Quốc đã

có sáng tạo lớn là Người xuất phát từ đặc điểm kinh tế ở thuộc địaĐông Dương còn lạc hậu, nên phân hoá giai cấp chưa triệt để, đấutranh giai cấp ở đây không diễn ra giống như ở phương Tây Trái lạicác giai cấp ở Đông Dương vẫn có tương đồng lớn: dù là địa chủ haynông dân họ đều là người nô lệ mất nước

Hồ Chí Minh khẳng định, đối với các dân tộc thuộc địa ởphương Đông, “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”6 Vìthế, “người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không

6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, tr.466, 467

Trang 10

dựa trên các động lực vĩ đãi và duy nhất của đời sống xã hội của họ”7.Người từng kiến nghị cương lĩnh hành động của quốc tế cộng sản theohướng phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ, nhân danh quốc tế cộngsản, khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng, nhất định nó sẽ biến thànhchủ nghĩa quốc tế

Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.

Hồ Chí Minh khác lớp trước là Người giải quyết vấn đề dân tộc

và cách mạng giải phóng dân tộc trên lập trường của chủ nghĩa Lênin, giành độc lập để đi lên chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ dân tộc

Mác-và giai cấp được đặt ra

Vấn đề dân tộc, trong lịch sử cho thấy- ở thời đại nào cũng đượcnhận thức và giải quyết trên lập trường và theo quan điểm của mộtgiai cấp nhất định Đến thời đại cách mạng vô sản cho thấy chỉ đứngtrên lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giảiquyết được đúng đắn vấn đề dân tộc

Mác-Ăngghen cho rằng, có triệt để xoá bỏ tình trạng bóc lột và

áp bức giai cấp mới có điều kiện xoá bỏ ách áp bức dân tộc, mới đemlại độc lập thật sự cho dân tộc mình và các dân tộc khác Chỉ có giaicấp vô sản với bản chất cách mạng và sứ mệnh lịch sử của mình mới

có thể thực hiện được điều này

Đến thời đại Lênin, chủ nghĩa đế quốc đã trở thành hệ thống thếgiới Theo Lênin, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc sẽ

7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, tr.466, 467

Trang 11

không thể giành được thắng lợi nếu nó không biết liên minh với cuộcđấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các giá trị bị áp bức ở cácnước thuộc địa Bởi vậy khẩu hiệu của Mác được phát triển thành:

“Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!” Nguyễn

ái Quốc đánh giá cao tư tưởng của Lênin, Người cho rằng: “Lênin đãđặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nướcthuộc địa”

Tuy nhiên xuất phát từ yêu cầu và mục tiêucủa cách mạng vôsản ở châu Âu, Mác-Ăngghen và Lênin vẫn tập trung nhiều hơn vàovấn đề giai cấp, vẫn “đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích khôngphụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản”

Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin,xác định con đường giải phóng dân tộc mình theo cách mạng vô sản,tức là Người đã tiếp thu lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp củachủ nghĩa Mác-Lênin, thấy rõ mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp,giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản Nhưng xuấtphát từ thực tiễn dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo

và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đềdân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

Vì vậy, Nguyễn ái Quốc đã tiến hành đấu tranh, phê phán quanđiểm sai trái của một số Đảng Cộng sản Tây Âu trong cách nhìn nhận,đánh giá về vai trò, vị trí, cũng như tương lai của cách mạng thuộc địa

Từ đó Nguyễn ái Quốc cho rằng: các dân tộc thuộc địa phải dựa vàosức của chính mình, đồng thời phải biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộcủa giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới để trước hết đấu

Trang 12

tranh giành độc lập dân tộc, từ thắng lợi này tiến lên làm cách mạng

xã hội chủ nghĩa, góp phần vào tiến trình cách mạng thế giới

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Ngay từ dầu những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn ái Quốc đãsớm thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa sự nghiệp giải phóng dântộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, nên Người khẳng định:

“Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩacộng sản và của cách mạng thế giới”

Năm 1930, khi thành lập Đảng ta, Nguyễn ái Quốc xác địnhcách mạng Việt Nam làm tư sản dân quyền cách mệnh và thổ địa cáchmệnh (cách mạng dân tộc dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản (cáchmạng xã hội chủ nghĩa) Về sau Người tổng kết: “Chỉ có chủ nghĩa xãhội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức vànhững người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”

Độc lập dân tộc phải đi tới chủ nghĩa xã hội mới xoả tận gốc cơ

sở áp bức dân tộc và áp bức giai cấp Như vậy, ở Hồ Chí Minh, yêunước truyền thống đã phát triển thành yêu nước trên lập trường củagiai cấp vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Tư tưởng Hồ Chí Minh còn chỉ ra: Đấu tranh cho dân tộc mình,đồng thời độc lập cho các dân tộc

Nói đến quyền dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân tộc nàocũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” ở Hồ ChíMinh, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn luôn thống nhất với chủnghĩa đế quốc trong sáng

Trang 13

Vì vậy năm 1914, khi ở Anh, Người đã đem toàn bộ số tiền dànhdụm được từ đồng lương ít ỏi để ủng hộ quỹ kháng chiến của ngườiAnh và nói với bạn mình rằng: “Chúng ta phải tranh đấu cho tự do,độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy”.

Người tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc Nhưng Ngườicũng chủ trương ủng hộ cách mạng Trung Quốc, Lào, Campuchia và

Có người cho rằng Hồ Chí Minh là một người dân tộc chủ nghĩa,một người chạy theo chủ nghĩa dân tộc, một người dân tộc thuần tuý,chứ không phải là người thiên về đấu tranh giai cấp Nhận thức này làkhông đúng với thực chất tư tưởng của Người Trước hết, cần làm rõkhái niệm vấn đề "dân tộc chủ nghĩa" và “giai cấp”

"Dân tộc chủ nghĩa" (chủ nghĩa dân tộc) là tư tưởng và chínhsách của các thế lực thống trị tư sản nhằm kích thích những thù hằn

Ngày đăng: 15/05/2016, 19:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w