1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nghèo trên địa bàn xã xuân vinh, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa

98 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 0,96 MB
File đính kèm thu nhập từ NN.rar (120 KB)

Nội dung

1.2.2 Mục tiêu chung Nghiên cứu ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nghèo trên địa bàn xã Xuân Vinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nông dân nghèo. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giá cả, biến động giá cả, nghèo và tiêu chuẩn nghèo, ứng xử của hộ nông dân. Tìm hiểu thực trạng nghèo đói và biến động giá cả trên địa bàn xã Xuân Vinh. Tìm hiểu ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã Xuân Vinh. Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nông dân nghèo.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệmột học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin được trích dẫn trong luận văn đềuđược chỉ rõ nguồn gốc

Sinh viên

Nguyễn Thị Nhung

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt cáo cáo tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đãnhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhântrong và ngoài trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, vì thế:

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoaKinh tế và Phát triển Nông thôn, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, đặc biệt

là các thầy cô trong bộ môn Kinh tế nông nghhiệp và Chính sách, những nguời

đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trongquá trình thực hiện luận văn này

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Đỗ KimChung, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảotôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể, cán bộ UBND xã Xuân Vinh,huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá và người dân trên địa bàn xã đã cung cấp chotôi những số liệu cần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thựchiện đề tài tại địa bàn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã độngviên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Thị Nhung

Trang 3

Xã Xuân Vinh thuộc huyện Thọ Xuân, là một huyện miền núi, đời sốngcủa người dân nơi đây còn nhiều khó khăn Đặc biệt, trong thời gian qua sự biếnđộng mạnh của giá cả đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và thu nhập của ngườidân, nhất là người nghèo, người cận nghèo Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôitiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất vàthu nhập từ nông nghiệp của các hộ nghèo trên địa bàn xã Xuân Vinh – HuyệnThọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa”.

Đề tài được nghiên cứu với 4 mục tiêu cụ thể sau:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giá cả, biến động giá cả, nghèo

và tiêu chuẩn nghèo, ứng xử của hộ nông dân

Tìm hiểu thực trạng nghèo đói và biến động giá cả trên địa bàn xã XuânVinh

Tìm hiểu ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từnông nghiệp của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã Xuân Vinh

Trang 4

Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến độnggiá cả đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nông dân nghèo.

Phương pháp chính mà chúng tôi sử dụng trong đề tài là phương phápphỏng vấn

Tìm hiểu các lý luận cơ bản về giá cả, biến động giá cả, nghèo đói và ứng

xử của các hộ nông dân Đồng thời, chúng tôi đã tìm hiểu được tình hình biếnđộng giá cả trên thị trường của một số nước trên thế giới và Việt Nam

Qua nghiên cứu đặc điểm địa bàn xã Xuân Vinh, chúng tôi nhận thấy nềnkinh tế của xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp, song điều kiện cho sản xuất nôngnghiệp lại không thuận lợi Đời sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khókhăn Tỷ lệ hộ, khẩu nghèo tương đối cao, tuy nhiên có xu hướng giảm qua 3năm 2007, 2008, 2009

Qua điều tra thực tế thấy rằng, trên địa bàn xã Xuân Vinh, hầu hết các vật

tư phục vụ sản xuất nông nghiệp đều tăng giá Nhiều mặt hàng tăng tới 30 –40%, thậm chí có những mặt hàng tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước Điềunày ảnh hưởng lớn tới sản xuất của người nông dân, chi phí sản xuất các câytrồng, vật nuôi đều tăng lên rất nhiều (18 – 32%) Cùng với sự tăng giá của cácyếu tố vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp là sự tăng giá của các nông sản hànghóa nhưng tốc độ tăng chậm hơn rất nhiều so với sự tăng giá của các yếu tố đầuvào, thậm chí nhiều mặt hàng chỉ tăng 5- 7% Bên cạnh đó, các mặt hàng lươngthực, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác cũng tăng giá mộtcách đột biến (30 – 60%) Vì vậy, nó ảnh hưởng mạnh tới thu nhập của ngườinông dân, làm cho thu nhập của người dân trong thời gian qua giảm đáng kể

Trước thực trạng trên, người nghèo đã có những thay đổi trong sản xuấttrồng trọt và chăn nuôi để phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình mình và

có thể nâng cao thu nhập Một xu hướng dễ nhận thấy trong chiến lược sản xuất

Trang 5

của hộ nghèo trước sự biến động của giá cả là: Tăng diện tích, quy mô nhữnggiống cây trồng, vật nuôi có giá bán tăng nhanh trong thời gian qua; giảm diệntích, quy mô những giống cây trồng, vật nuôi cần vốn đầu tư cao như lợn, ngô…

Để nâng cao thu nhập thì người nông dân có các chiến lược đó là tăng cường đilàm thuê, làm công nhân…

Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn về ảnh hưởng của biến động giá cả đếnsản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nghèo trên địa bàn xã XuânVinh, chúng tôi đưa ra một số giải pháp đối với nhà nước và chính quyền địaphương, đồng thời đề ra một số kiến nghị với nhà nước, chính quyền xã và ngườidân trong việc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến động giá cả đến sản xuất vàthu nhập từ nông nghiệp của các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ có thunhập thấp

Trang 6

Viện KH – LĐXH Viện lao động khoa học xã hội

VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt NamWTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 7

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Giá cả là một yếu tố hết sức nhạy cảm và biến động thường xuyên trongcuộc sống Trước đây, trong nền kinh tế bao cấp, sản xuất của người dân chủyếu là tự cung, tự cấp, ít có sự trao đổi mua bán trên thị trường, thì sự biến độngcủa giá cả tác động đến sản xuất và đời sống của người dân chưa mạnh mẽ.Nhưng hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang bước đầu theo cơ chế thị trường,sản xuất theo hướng hàng hóa đang chiếm dần ưu thế, thì sự biến động của giá

cả thị trường ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và đời sống của người dân Mấy nămgần đây, sự tăng giá của tất cả các mặt hàng đã tác động rất lớn đến sản xuất vàthu nhập của người dân, mà đặc biêt, nó cản trở công tác xóa đói giảm nghèocủa Chính Phủ Việt Nam

Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về xóa đói giảm nghèotrong gần 2 thập kỷ qua Tuy nhiên, Chính Phủ Việt Nam đang phải đối mặt vớinhững thách thức mới trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu Vấn đề giảmnghèo bền vững trong bối cảnh lạm phát cao là một trong những vấn đề bức bối

và khó khăn Là một nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, các nhà kinh tếkhuyến cáo rằng, xét về tổng thể, Việt Nam có lợi khi giá lương thực tăng Tuynhiên, ai được lợi, ai bị thiệt thòi, người nghèo nông thôn hay thành thị bị tácđộng hay xoay xở như thế nào vẫn còn là vấn đề tranh cãi và được sự quan tâmcủa các cấp chính quyền và các tổ chức phát triển

Lạm phát tăng cao là một vấn đề nóng bỏng của Việt Nam kể từ khi gianhập WTO Đặc biệt năm 2007, lạm phát tăng cao nhất trong vòng 11 năm qua.Chưa có năm nào giới truyền thông và người tiêu dùng lại “bận tâm” nhiều vềgiá cả hàng hóa như thời gian qua Nguyên nhân là hầu hết các mặt hàng thiết

Trang 8

yếu đều tăng giá khá cao, trong đó đã có không ít mặt hàng đã tăng giá gấp rưỡi,gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006 Trong năm 2007, việc lạm phát với 2 con số

đã ảnh hưởng lớn đến người dân đặc biệt là những người dân nghèo Mục tiêucuối cùng của tăng trưởng kinh tế là nâng cao đời sống cho người dân, hiệnchúng ta đang phát triển kinh tế nhưng trên thực tế đời sống của một bộ phậnngười dân đang đi xuống vì “cơn bão giá” Đặc biệt là những người nghèo, bìnhthường cuộc sống đã gặp nhiều khó khăn nay giá cả của các loại hàng hóa dịch

vụ tăng cao đã làm đời sống cũng như sản xuất của họ càng khó khăn hơn

Xã Xuân Vinh thuộc huyện Thọ Xuân, là một huyện miền núi, đời sốngcủa người dân nơi đây còn nhiều khó khăn Nền kinh tế của xã chủ yếu là sảnxuất nông nghiệp, song điều kiện cho sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khókhăn Trong những năm gần đây, nền kinh tế của xã đã có bước phát triển nhưng

tỷ lệ người nghèo vẫn còn cao Đặc biệt, trong thời gian qua sự biến động mạnhcủa giá cả đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và thu nhập của người dân, nhất làngười nghèo, người cận nghèo Tuy giá cả các sản phẩm đầu ra của hộ nông dântăng nhưng tốc độ tăng của chúng liệu có cao hơn tốc độ tăng giá của các yếu tốđầu vào và các mặt hàng khác không? Chúng ảnh hưởng đến sản xuất và thunhập từ nông nghiệp của các hộ nghèo như thế nào? Và ứng xử của họ trước sựtăng giá đó ra sao?

Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các

hộ nghèo trên địa bàn xã Xuân Vinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.

Trang 9

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.2 Mục tiêu chung

Nghiên cứu ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từnông nghiệp của các hộ nghèo trên địa bàn xã Xuân Vinh, huyện Thọ Xuân, tỉnhThanh Hóa Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởngtiêu cực của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các

hộ nông dân nghèo

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giá cả, biến động giá cả, nghèo vàtiêu chuẩn nghèo, ứng xử của hộ nông dân

- Tìm hiểu thực trạng nghèo đói và biến động giá cả trên địa bàn xã Xuân Vinh

- Tìm hiểu ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từ nôngnghiệp của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã Xuân Vinh

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến động giá

cả đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nông dân nghèo

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giá của 3 loại mặt hàng: giá mua cácmặt hàng lương thực, thực phẩm (thiết yếu); giá bán các nông sản hàng hóa; giámua các loại vật tư và dịch vụ nông nghiệp, sự biến động của nó

Chủ thể nghiên cứu của đề tài là người dân nghèo, hộ kinh doanh vật tưđầu vào trong sản xuất nông nghiệp và các hộ kinh doanh các mặt hàng lươngthực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn xã

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Phạm vi nội dung

Tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của biến động giá của 3 loại mặt hàng:giá các mặt hàng lượng thực, thực phẩm; giá bán các sản phẩm nông nghiệp; giá

Trang 10

mua các loại vật tư và dịch vụ nông nghiệp đến sản xuất và thu nhập từ nôngnghiệp của các hộ nông dân nghèo.

1.4.2 Phạm vi không gian

Số liệu được thu thập và nghiên cứu trên địa bàn xã Xuân Vinh, huyệnThọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, tập trung nghiên cứu sâu ở 3 thôn: thôn Cao Phú,thôn Thành Vinh và thôn Phú Hậu I

1.4.3 Phạm vi thời gian:

- Thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài từ năm 2007 – 2009

- Đề tài được thực hiện từ ngày 12/01/2010 - 26/05/2010

Trang 11

PHẦN 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC

TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ

ĐẾN SẢN XUẤT VÀ THU NHẬP CỦA CÁC HỘ NGHÈO

2.1 Biến động giá cả

2.1.1 Khái niệm biến động giá cả

2.1.1.1 Giá đầu vào

Đầu vào là các chi phí về lao động, vật tư, tiền vốn trong hoạt động sảnxuất kinh doanh

Theo quan điểm cổ điển, đầu vào chỉ bao gồm nguyên liệu, vốn và laođộng còn theo quan điểm mới ngoài các yếu tố trên đầu vào còn có đóng gópcủa tri thức Trong nền kinh tế tri thức, đầu vào này sẽ chiếm một tỷ trọng rấtlớn so với các đầu vào còn lại

Theo quan điểm của các nhà kinh tế, đầu vào là các nhân tố sản xuất (tưbản, lao động,…) được đưa vào quá trình sản xuất và kết hợp với nhau để tạo

ra sản lượng Nó là các khoản tài nguyên tiêu tốn tính theo giá thị trường vàđược biểu hiện bằng chi phí sản xuất: tiền mua nguyên vật liệu vật tư, chi phíthuê lao động, địa điểm,…Trong sản xuất kinh doanh các chủ doanh nghiệpphải lựa chọn đầu vào tối ưu và sử dụng có hiệu quả các đầu vào đó để tốithiểu hoá chi phí sản xuất và tối đa lợi nhuận

Giá cả các yếu tố đầu vào sẽ quyết định đến chi phí của quá trình sản xuất,giá đầu vào mà thấp thì lượng sản phẩm sản xuất ra tăng, người sản xuất mởrộng quy mô do nguồn vốn không đủ và giá sản phẩm đầu ra tăng ảnh hưởng

đến thu nhập Ngược lại nếu giá của các yếu tố đầu vào quá cao sẽ làm cho giá

thành sản xuất sản phẩm hàng hóa dịch vụ tăng lên làm giảm lợi nhuận của đơn

Trang 12

vị sản phẩm Trên thị trường người mua luôn muốn mua rẻ, do vậy nếu giáthành sản phẩm hàng hóa cao dẫn tới sản phẩm hàng hóa khó tiêu thụ, hàng hóa

ứ đọng kìm hãm sản xuất phát triển

Chi phí đầu vào là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao độngsống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh trong một thời kỳ nhất định, các chi phí này có tính chất thườngxuyên và gắn liền với quá trình sản xuất

Giá đầu ra chính là giá bán sản phẩm, nếu giá đầu ra quá thấp thì ngườisản xuất sẽ giảm quy mô sản xuất dẫn tới lượng cung cấp hàng hóa ra thị trườnggiảm Điều kiện cần để sản xuất đạt lợi nhuận cực đại là họ phải xuất ra khốilượng sản phẩm mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên Nghĩa là tại điểm

mà ở đó chi phí tăng thêm do việc sản xuất ra đơn vị sản phẩm sẽ bằng doanhthu tăng thêm do việc tiêu thụ sản phẩm đó

2.1.1.3 Biến động giá cả

Biến động giá cả là sự thay đổi giá cả của các hàng hoá, sản phẩm theocác thời điểm khác nhau Giá cả xem xét theo thời gian là kết quả kết hợp phứctạp của sự thay đổi gắn với các yếu tố mùa vụ, chu kỳ, xu hướng và các yếu tốbất thường khác Trên thị trường giá cả mọi hàng hoá biến động liên tục, nhất là

Trang 13

giá các nông sản hàng hoá Sự biến động giá cả nông sản hàng hoá nhìn chung làlớn hơn đối với các sản phẩm công nghiệp.

Giá cả cũng biến động theo thời gian theo các dạng khác nhau (Trần HữuCường, 2008): sự thay đổi giá theo mùa vụ , biến động theo năm, thay đổi theo

xu hướng và theo chu kỳ:

- Biến động theo mùa vụ: đây là một quy luật chung nhất đối với các nôngsản hàng hoá Thông thường đối với những hàng hoá có thể dự trữ được, giá của

nó thấp nhất vào thời điểm thu hoạch, tăng dần theo thời gian dự trữ và cao nhất

là vào lúc giáp hạt vụ thu hoach tới

- Biến động hàng năm: trong nông nghiệp, một yếu tố cơ bản làm biếnđộng giá hàng năm đó là sự thay đổi lượng cung Cung sẵn có của một năm chủyếu dựa trên khối lượng sản xuất của năm đó và tất nhiên cũng phụ thuộc vàolượng nhập khẩu và dự trữ của năm đó Năm nào lượng cung nhiều thì giá cả có

xu hướng giảm xuống

- Biến động theo chu kỳ: một chu kỳ thường được lặp đi lặp lại theo thờigian Ví dụ, hạn hán làm giảm cung và tăng giá Khi giá cao người sản xuất tìmcách tăng sản lượng ở kỳ tiếp theo, điều này dẫn đến kết quả giá thấp hơn Dogiá thấp lại tác động đến sản lượng giảm và cứ như vậy lặp đi lặp lại Chiều dàicủa chu kỳ là khoảng thời gian từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất tiếp theohoặc từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất tiếp theo

- Biến động giá cả theo xu hướng: xu hướng của giá liên quan tới lạmphát và giảm phát chung của nền kinh tế và các yếu tố như: sự thay đổi sở thích

và thị hiếu của người tiêu dùng, tăng dân số và thu nhập cũng như sự thay đổi kỹthuật công nghệ sản xuất Một lần tăng giá sẽ dẫn tới kết quả là lượng cung tăngtrong hai, ba hoặc nhiều năm

Trang 14

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá cả

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá cả hàng hoá trên thịtrường, có thể tổng hợp các yếu tố sau:

- Cầu sản phẩm: là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người mua có khảnăng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định,với các điều kiện khác không đổi Như vậy, cầu thị trường có ý nghĩa trong mốiliên hệ với một mức giá cụ thể Nói cách khác lượng cầu bao giờ cũng gắn vớimột mức giá cụ thể của sản phẩm Trong ngắn hạn cầu thị trường về một sảnphẩm hàng hoá, dịch vụ tăng lên nảy sinh khuynh hướng tăng giá Ngược lại khicầu thị trường giảm xuống thì trên thị trường giá có xu hướng giảm xuống

Biến động của cầu thị trường sẽ gây ra biến động của giá cả, biểu hiện cụthể là sự dịch chuyển đường cầu do ảnh hưởng của các nhân tố ngoài giá

- Cung sản phẩm: là lượng hàng hoá mà người bán có khả năng bán vàsẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong cùng một thời gian nhất định, vớicác điều kiện khác không đổi Cầu không thay đổi, sự gia tăng cung ứng hànghoá, làm cho đường cung dịch chuyển sang phải, giá cả giảm xuống Ngược lại

vì lí do nào đó lượng cung hàng hoá, dịch vụ trên thị trường giảm xuống (khicác yếu tố khác không đổi) thì giá cả có xu hướng tăng lên

Đồ thị 2.1: Tác động của cầu đến giá cả Đồ thị 2.2: Tác động của cung đến giá cả

Trang 15

Dựa vào đồ thị, ta thấy tác động của cung - cầu lên giá là rất rõ Khi cácyếu tố khác không đổi, cầu thị trường tăng từ Q1 đến Q2 thì giá cũng tăng từ P1

lên P2 Khi các yếu tố khác không đổi, cung tăng từ Q1 đến Q2 thì giá giảm từ P1

xuống P2.

- Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ: đây là một yếu tố rất quantrọng ảnh hưởng rất lớn đến biến động giá của tất cả các sản phẩm: nông nghiệp,công nghiệp, dịch vụ, thương mại Bao gồm các chính sách liên quan đến xuất -nhập khẩu, chính sách giá trần, giá sàn và các chính sách kinh tế khác Một ví dụrất điển hình, vào đầu năm 2008 giá lúa gạo của nước ta tăng rất cao nhưng sau

đó do chúng ta đã dự báo sai về biến động giá gạo trên thế giới nên đã đưa rachính sách ngừng xuất khẩu gạo Chính sách ngừng xuất khẩu gạo đã làm cholượng gạo trong nước bị dư thừa và giá lúa gạo đã giảm rất nhanh

- Chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về vật chất vàlao động cần thiết phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ sảnphẩm để có được sản phẩm tại nơi tiêu dùng cuối cùng trong một thời kì nhấtđịnh Như vậy, trong điều kiện bình thường, khi chi phí sản xuất tăng thì giá cảcũng tăng theo, và ngược lại khi chi phí sản xuất giảm thì giá cả có xu hướnggiảm xuống

- Tính thời vụ: kể cả mặt hàng công nghiệp hay nông nghiệp đều ảnhhưởng mạnh bởi tính thời vụ, nhất là các mặt hàng nông sản ở khu vực nôngthôn mang tính thời vụ cao Giá bán các nông sản vào cuối vụ thu hoạch thườngcao hơn ít nhất 20 – 30% với giá đầu vụ thu hoạch Các vật tư phục vụ sản xuấtnông nghiệp vào thời vụ sản xuất bao giờ cũng cao hơn các thời điểm khác trongnăm, vì đây là thời điểm bà con mua nhiều nhất để sản xuất

- Điều kiện sản xuất: nếu điều kiện sản xuất thuận lợi (giao thông thuậnlợi, gần nguồn nguyên liệu ) thì sẽ sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hoá,

Trang 16

dịch vụ nên giá có xu hướng rẻ hơn Ngược lại, nếu điều kiện sản xuất khôngthuận lợi (trong sản xuất nông nghiệp hay gặp thiên tai, dịch bệnh ) có thể đẩygiá sản phẩm tăng lên.

- Giá sản phẩm liên quan: đó là các sản phẩm có thể thay thế hoặc có côngdụng tương tự Trong điều kiện bình thường khi giá các sản phẩm có liên quangiảm xuống thì giá của sản phẩm cũng có xu hướng giảm xuống và ngược lạikhi giá sản phẩm liên quan tăng lên thì giá của sản phẩm tăng theo

Giá cánh kéo là tỷ số giữa giá của sản phẩm này so với giá của sản phẩmkhác (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997) Ví dụ như, giá cánh kéo của gạovới dầu ăn là: 1 lít dầu ăn loại Meizan giá 28 nghìn đồng, tương đương với 4,2

kg gạo tạp giao Giá cánh kéo này thể hiện sự bất lợi cho nông dân, phải mua giádầu ăn cao trong khi giá gạo mình sản xuất ra lại rẻ Để tính được giá trị cánhkéo, chúng ta cần phải xác định được chỉ số giá cổng trại mà người sản xuấtnhận được cũng như chỉ số giá tiêu dùng Các chỉ tiêu này phải tính cho nhữngnăm có điều kiện bình thường về thời tiết, khí hậu và thị trường Tuỳ theo mụcđích phân tích, sử dụng và các loại giá dùng để tính mà có thể có các loại giácánh kéo sau đây:

- Giá cánh kéo tính từ giá đầu vào: để thấy được mối quan hệ giữa nôngnghiệp với công nghiệp và sự hỗ trợ của Chính phủ với sự phát triển nông

Trang 17

nghiệp, nông thôn người ta tính giá cánh kéo giữa giá cổng trại các nông sản chủyếu như lúa gạo với giá đầu vào như phân bón (lân, kali, đạm ).

- Giá cánh kéo tính từ giá tiêu dùng thành thị: để thấy được mối quan hệgiữa thành thị với nông thôn, công nghiệp với nông nghiệp, người ta dùng giácánh kéo sản phẩm nông nghiệp so với sản phẩm công nghiệp hay sản phẩm tiêudùng làm ra ở thành thị Ví dụ, giá 1 cái áo sơ mi bình thường khoảng 60 nghìnđồng tương đương với 15kg thóc Giá cánh kéo này thể hiện sự bất lợi cho nôngdân Trong trường hợp này cần có các chính sách hạn chế việc độc quyền giábán các sản phẩm thành thị, tăng cường đánh thuế với các sản phẩm đó Mặtkhác phải giúp đỡ nông dân để nông dân bán giá cao hơn như cung cấp khả năng

dự trữ, tránh hiện tượng bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch

- Giá cánh kéo tính từ giá quốc tế: Giá cánh kéo còn được tính từ sự sosánh giá của một loại sản phẩm trên thị trường quốc tế so với giá cổng trại củacác sản phẩm đó để ra quyết định có nên xuất khẩu hay nhập khẩu nông sản đó.Giá thị trường quốc tế được tính theo giá quốc tế tại cảng để xuất khẩu (còn gọi

là giá FOB: free on board) Nếu giá cánh kéo lớn hơn 1 thì nên xuất khẩu sảnphẩm đó và nhỏ hơn 1 thì nên nhập khẩu

2.2 Ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập của các hộ nghèo

2.2.1 Hộ nghèo và đặc điểm của hộ nghèo

2.2.1.1 Định nghĩa nghèo

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về nghèo và đói Tuy nhiên có thể hiểu

về nghèo một cách tổng quát như sau: Ngân hàng phát triển Châu Á đưa ra địnhnghĩa sau về nghèo đói:

Thứ nhất, nghèo đói đó là tình trạng thiếu những tài sản cơ bản và cơ hội

mà mỗi con người có quyền được hưởng Mọi người cần phải được tiếp cận với

Trang 18

giáo dục cơ sở và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản Các hộ nghèo cóquyền duy trì cuộc sống bằng chính lao động của họ và được trả công một cáchhợp lý, cũng như được sự bảo trợ khi có những biến động bên ngoài.

Có 2 phương pháp để đo mức nghèo đói:

- Xác định về mặt lượng nghèo đói có thể đo trực tiếp bằng cách đánh giáxem hộ gia đình có được hưởng các tiêu chuẩn như: được sử dụng nước sạch, có

đủ thức ăn, có điều kiện đi khám bệnh, học hành và những tiêu chuẩn khác

- Xác định gián tiếp bằng cách xem hộ gia đình có đủ nguồn tài chính đểmua hàng hoá và những dịch vụ cần thiết (chính là số lượng thu nhập hoặc chitiêu được xác định của một hộ)

Thứ hai, “nghèo” là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có các điềukiện về vật chất và tinh thần để duy trì cuộc sống gia đình họ ở mức sống tốithiểu trong điều kiện chung của cộng đồng “Đói” là một bộ phận của những hộnghèo mà các điều kiện sống của họ chưa đạt tới mức tối thiểu

2.2.1.2 Tiêu chuẩn nghèo đói của Việt Nam

Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010 được xây dựng trên cơ sở quan trọngnhất là “mức chi tiêu của hộ gia đình” Trong đó, chi tiêu cho lương thực, thựcphẩm đảm bảo năng lượng bình quân 2100 Kcalo/ngày/người được xem là vấn

đề cốt lõi Giá của khối lượng hàng hoá lương thực, thực phẩm để đảm bảo 2100kcalo được tính trên cơ sở giá trung bình của khoảng 40 mặt hàng lương thực,thực phẩm thiết yếu ở từng khu vực (thành thị và nông thôn) Cơ cấu chỉ tiêucho lương thực, thực phẩm được xác định chiếm 60% trong tổng chi tiêu, còn lại40% thuộc về chi tiêu phi lương thực, thực phẩm Ngoài ra, cùng với kết quả dựbáo về mức thu nhập của nhóm hộ có thu nhập thấp và yếu tố trượt giá (7 – 8%/năm), tốc độ tăng GDP (7,5 – 8%), mức tăng của tiền lương (10 – 20%) và cácyêu cầu ưu tiên đầu tư, xoá đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn miền núi

Trang 19

Giai đoạn 2001 – 2005, những hộ có thu nhập bình quân đầu người ở khu vựcnông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộnghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quânđầu người từ 100.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thànhthị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đông/người/tháng trởxuống là hộ nghèo Từ năm 2006 – 2010, chuẩn nghèo áp dụng cho khu vựcnông thôn là 200.000 đồng/người/tháng và khu vực thành thị là 260.000đồng/người/tháng Theo tiêu chuẩn mới, cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo,chiếm 22% số hộ toàn quốc, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là vùng Tây Bắc (42%) vàTây Nguyên (38%), thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%)

2.2.2 Ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập

Lạm phát tăng cao là một vấn đề nóng bỏng của Việt Nam kể từ khi gianhập WTO Giá mọi loại hàng hóa, từ lương thực, xăng dầu, vật tư nông nghiệpcho đến vật tư xây dựng và các mặt hàng phi lương thực khác đều tăng mạnh Ởcấp độ vi mô, tình trạng hàng hóa tăng giá là mối quan tâm hàng đầu của ngườidân Giá cả hàng hóa tăng cao tác động trước hết đến những người có thu nhậpthấp ở thành thị và nông thôn Giá mua lương thực tăng ảnh hưởng đến đời sốnghàng ngày của người dân; giá bán sản phẩm nông nghiệp tăng về nguyên tắc cólợi cho nông dân nhưng ngược lại bà con phải chịu chi phí mua vật tư đầu vàotăng, kèm theo những rủi ro về thời tiết, dịch bệnh nên người nghèo vẫn bị thiệt

Để chống đỡ với cơn bão giá, người nông dân đã có những chiến lượckhác nhau trong sản xuất như: giảm lượng phân bón cho những cây trồng yêucầu đầu tư nhiều, đồng thời mở rộng quy mô cho những cây trồng yêu cầu lượngphân bón ít và cho giá bán cao Trong chăn nuôi, người dân cũng lựa chọn giảipháp thay đổi quy mô chăn nuôi và xu hướng nuôi Bên cạnh đó, nông dân cũnglựa chọn giải pháp đi làm thuê, làm công nhân để tăng thêm thu nhập Tuy

Trang 20

nhiên, trong thời gian qua, giá của các mặt hàng thiết yếu đều tăng cao, ngườidân phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để chi cho sinh hoạt hằng ngày, do đó màthu nhập của người dân sẽ bị giảm Có thể mô tả ảnh hưởng của biến động giá cảđến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nghèo trên địa bàn xã nhưsau:

Sơ đồ 2.1 Ảnh hưởng của biến động giá cả tới sản xuất và thu nhập của các

Theo từ điển tiếng Việt (1995) do Hoàng Phê chủ biên, ứng xử được địnhnghĩa là thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong giao tiếp

Còn theo hai tác giả Lê Thị Bừng và Hải Vang (2001) trong cuốn tâm lýhọc ứng xử đã đưa ra khái niệm ứng về ứng xử, đó chính là sự phản ứng của conngười đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể

Biến động giá cả

Tăng đi làm thuê

Thay đổi thunhập

Thay đổi quy mô,phương hướngsản xuất

Trang 21

nhất định Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong phản ứng có sựlựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, tùythuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi con người nhằm đạt kếtquả giao tiếp nhất định.

2.2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của hộ nông dân

Thái độ ứng xử, khả năng ra quyết định và hành động của hộ nông dânphù hợp hay không phù hợp mang lại hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào rấtnhiều yếu tố

* Điều kiện của hộ:

Trình độ học vấn của chủ hộ: ảnh hưởng tích cực đến khả năng ra quyếtđịnh đúng đắn và kịp thời của chủ hộ Chủ hộ có trình độ học vấn cao, có hiểubiết về khoa học kỹ thuật sẽ có quyết định và hành động kịp thời phù hợp vớiquy luật thị trường, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất

Điều kiện sản xuất (đất đai, lao động, trang thiết bị…): các hộ có tiềmnăng về lao động và đất đai sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc thay đổi cơ cấusản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đạt được năng suất vàhiệu quả sản xuất cao hơn Các hộ có tiềm năng về vốn, trang thiết bị sản xuấtđược đầu tư đầy đủ thường mạnh dạn hơn trong việc áp dụng kỹ thuật mới,chuyển hướng sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời cácnhu cầu của thị trường, các hộ này thường là các hộ dám chấp nhận rủi ro Trongkhi đó các hộ nông dân nghèo, thiếu vốn, thiếu lao động thường không dámchấp nhận rủi ro, không có vốn đầu tư cho sản xuất hàng hóa, sản xuất chủ yếu

là tự cung tự cấp, khả năng tiếp cận thị trường thấp

Khả năng tiếp cận thị trường của hộ: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năngtiếp cận của hộ bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống thông tin thị trường, các

hệ thống cung cấp dịch vụ mua và bán sản phẩm Các hộ nông dân ở gần trục

Trang 22

giao thông chính có điều kiện tốt hơn trong việc tiếp cận với các công ty, cácthương nhân và dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm Còn các hộ nông dân ở cácvùng xa xôi, điều kiện đi lại khó khăn, người nông dân sẽ khó tiếp cận thị trường

và gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển và lưu thông hàng hóa

* Yếu tố về đặc điểm điều kiện của vùng

Điều kiện tự nhiên của vùng: đóng vai trò to lớn trong quá trình ra quyếtđịnh của hộ, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp Môi trường sinh thái phùhợp với đặc điểm sinh học của cây trồng, vật nuôi sẽ góp phần nâng cao năngsuất và hiệu quả cho người sản xuất

Truyền thống văn hóa, dân tộc: Những nông dân ở vùng sâu, vùng xa,thuộc các dân tộc ít người thường có truyền thống canh tác nương, rẫy mangnhiều tính tự nhiên và kém nhanh nhạy hơn so với người Kinh trong việc raquyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Cá tính của nông dân cũng ảnh hưởng đến quyết định sản xuất và tiêu thụsản phẩm Nông dân thường có tính bảo thủ, tính “ì” tránh rủi ro, khó thay đổi

Hệ thống chính sách cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể Chủ trương,chính sách của địa phương ưu tiên phát triển loại cây, con gì thì cây, con đó sẽ

có lợi thế phát triển và ngược lại

* Thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Hệ thống thông tin thị trường, trong đó diễn biến về giá cả sản phẩm, giávật tư, nhu cầu thị trường…có ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định của các hộnông dân Các thông tin này đầy đủ, chính xác sẽ giúp cho người sản xuất có kếhoạch điều chỉnh sản xuất kịp thời, giảm được rủi ro có thể do thị trường manglại

2.3 Biến động giá cả của một số nước trên thế giới

Trang 23

Đầu năm 2008, thế giới bàng hoàng trước cơn bão có tên là giá lươngthực, dù đã được dự báo Đã có ít nhất 37 nước trên thế giới phải đối mặt vớitình trạng khủng hoảng lương thực Đến những ngày tháng tư, giá gạo – lươngthực chính của nửa dân số trên toàn thế giới, đột ngột tăng từ 550 USD/tấn lên

760 USD/ tấn rồi lên 1000 USD/tấn đã khiến hàng triệu người ở Châu Mỹ, châuPhi và cả châu Á – “vựa lúa của thế giới” lâm vào cảnh thiếu đói Nguồn gạogiảm mạnh, dân số không ngừng tăng

Chính phủ các nước hầu như không thể tiếp tục trợ giá lương thực TrungQuốc phải mở kho dự trữ gạo để kiểm soát giá Những trận xô xát ở Ai Cậpkhiến 2 người chết, cuộc bạo loạn ở Buốckina Phaxô và Camơrun đều cónguyên nhân là thiếu lương thực Nguồn gạo dự trữ của thế giới trong mùa vụnày hiện đã giảm xuống còn 70 triệu tấn - mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua

và chưa bằng một nửa lượng gạo dự trữ năm 2000 Thời tiết bất ổn là một trongnhững yếu tố gây nên tình trạng này Ngoài ra còn có sự biến động mạnh củakinh tế toàn cầu, bao gồm giá dầu tăng cao, dự trữ lương thực giảm và nhu cầutiêu thụ ngày càng gia tăng ở các nước như Trung Quốc và Ấn Độ

Trong lúc giá gạo trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức 1000 USD/tấn,nhiều chính phủ của các nước Châu Á đang ra sức để đối phó với những vụ rốiloạn xã hội có thể xảy ra vì nạn khan hiếm thực phẩm Các giới chính quyền củaNgân hàng thế giới và nhiều chuyên gia phát triển cũng cảnh báo rằng vụ khủnghoảng lúa gạo hiện nay có thể khiến cho hàng triệu người ở Châu Á rơi vào tìnhtrạng nghèo túng

Để đối phó với tình trạng khủng hoảng lương thực, những quốc gia cóngười dân bị tác động nặng nề đang thực thi những chính sách thế chấp tương laikinh tế của họ Từ Mexico, Indonesia tới Ai Cập và Côte d’Ivoire, trước tìnhtrạng biểu tình và bạo loạn, các Chính phủ đã cho thực thi những biện pháp kiềm

Trang 24

chế giá cả trong nước nhưng bóp nghẹt việc khuyến khích phát triển gieo trồng

và gặt hái mùa vụ

Hơn 1/3 dân số thế giới hiện đang sống dưới sự kiểm soát giá cả, việc trợcấp để người dân vẫn có gạo và bánh mỳ để ăn đã ngốn sạch các quỹ dự trữ.Trường học sẽ không mở cửa, đuờng sá và cầu cảng sẽ không được xây dựng,mạng lưới điện sẽ không được mở rộng Các ngân hàng trung ương đang từ bỏ

sự tăng trưởng để kiềm chế nạn lạm phát du nhập từ nước ngoài

Tại Trung Quốc

Do ảnh hưởng nặng của sự suy thoái kinh tế Mỹ, thời gian qua nền kinh tếTrung Quốc cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các mặt hàng biến độngmạnh Giá lương thực bấp bênh đã tác động mạnh tới Trung Quốc và các nướcĐông Nam Á, vốn là khu vực sản xuất và tiêu thụ lương thực chủ yếu của thếgiới Đối với phần lớn các nước Đông Nam Á, lương thực tăng giá đã cản trở nỗlực xoá đói giảm nghèo, đồng thời ảnh hưởng lớn tới sự phát triển xã hội

Tình hình không sáng sủa hơn đối với các tỷ phú ở phần còn lại của thếgiới Một cuộc điều tra mới đây cho thấy, bắt đầu từ năm ngoái, tổng số tài sảncủa 400 người giàu nhất Trung Quốc đã bị mất 40%, chỉ còn lại 173 tỷ USD.Tình hình này đã khiến số tỷ phú Trung Quốc đã giảm từ 66 người năm 2007xuống còn 24 người hiện nay, nếu đồng nhân dân tệ không tăng giá đối với USDthì tỷ phú còn giảm hơn nữa Theo tạp chí Forbes thì riêng 40 người đứng đầudanh sách nhà giàu nước này đã mất 68 tỷ USD, tức 57% tổng số tài sản

2.4 Thực trạng về sự biến động giá cả trong thời gian qua tại Việt Nam

Chưa có năm nào giá cả lại biến động mạnh như thời gian qua, hầu hếtcác mặt hàng thiết yếu đều đã tăng khá cao, trong số đó có không ít mặt hàng đãtăng giá gấp rưỡi, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006 Vượt qua sự dự đoán củacác chuyên gia kinh tế chỉ số giá tiêu dùng cả năm của nước ta đã tăng đến

Trang 25

12,63% so với tháng 12/2006, chỉ số giá bình quân năm tăng 8,3% so với bìnhquân năm 2006 Trong các mặt hàng tăng giá thì giá cả của mặt hàng lươngthực, thực phẩm là nhóm có tốc độ tăng giá cao nhất trong thời gian qua.

Giá cả tăng cao khiến cho người dân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống,

xu hướng hạn chế tiêu dùng ngày càng thấy rõ Đặc biệt, trong nửa đầu năm

2008, tốc độ gia tăng tiêu dùng của người dân đã giảm gần một nửa

Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê công bố chính thức ngày1/7/2008 cho biết, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầunăm 2008 theo giá thực tế ước đạt 447,3 ngàn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳnăm trước Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì mức tăng này chỉ còn là8%, thấp hơn so với mức tăng 15% của cùng kỳ năm trước Nguyên nhân là dogiá tăng và đứng ở mức cao đã hạn chế tiêu dùng trong dân

Với các số liệu trên đây có thể thấy, giá cả tăng cao, người dân đã phải chi

ra một lượng tiền lớn hơn nhưng thực tế thì chỉ nhận được khối lượng hàng hoá

ít hơn Vì thế, cắt giảm tiêu dùng là xu hướng tất yếu mà nhiều người dân lựachọn Số liệu thống kê công bố chính thức cũng cho thấy, 6 tháng đầu năm 2008

là thời kỳ rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam Trong khi tăng trưởng đạtmức thấp so với những năm gần đây nhưng giá cả tiêu dùng lại đứng ở mức caonhất

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, để đạt tốc độ tăng trưởng 7% như

đã điều chỉnh thì 6 tháng cuối năm phải đạt tốc độ tăng trưởng 7,4% Đây là mộtmục tiêu đòi hỏi sự thống nhất, đồng bộ và quyết liệt trong việc thực hiện cácgiải pháp mà Chính phủ đã đề ra

Năm 2007 chúng ta đã phải chứng kiến một sự biến động giá cả vô cùngphức tạp với chỉ số giá liên tục tăng cao Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quântrong năm 2007 tăng 8,3% Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của

Trang 26

đại đa số người dân lao động có thu nhập trung bình, thấp Ngoài những nguyênnhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh thì sự bất cập trong công tác dự báo

về xu hướng giá cả của ngành cũng là nguyên nhân khiến giá cả diễn biến phứctạp

Khi bước sang năm 2009, tình hình giá cả của nước ta cũng không có gì làkhả quan khi liên tiếp có nhiều mặt hàng tăng giá lên rất cao Nhất là giá đầuvào sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng cao, trong khi tốc độ tăng của nông sảnhàng hoá rất chậm, thậm chí có nhiều nông sản đã có xu hướng giảm giá mạnh.Điều này đã có tác động không nhỏ tới sản xuất và thu nhập của các hộ nôngdân đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo Cuộc sống của hầu hết người dân kể

cả thành thị và nông thôn đều khó khăn hơn

Trang 27

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Xuân Vinh

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xuân Vinh nằm phía Đông Bắc huyện Thọ Xuân, có tổng diện tích đất tựnhiên là 543,14 ha Cách trung tâm huyện 9km Phía Đông giáp với xã ThiệuNgọc - huyện Thiệu Hoá, phía Nam giáp với xã Thọ Trường - huyện Thọ Xuân,phía Tây giáp với xã Xuân Tân - huyện Thọ Xuân, phía Bắc giáp với xã YênLạc - huyện Yên Định

3.1.1.2 Địa hình

Đặc điểm địa hình của xã là một yếu tố được chú ý khi xác định cơ cấucây trồng, vật nuôi Địa hình không bằng phẳng, chủ yếu là ruộng bậc thang,một trận mưa với lượng mưa tương đối lớn thì đã bị ngập lụt Tuy nhiên, khi trờinắng nóng thì lại rất nhanh bị khô hạn Chính vì địa hình không thuận lợi đã làmcho nông nghiệp của xã không thật sự phát triển, mà người dân sống chủ yếuphụ thuộc vào nghề nông nên số hộ nghèo tương đối nhiều

3.1.1.3 Thời tiết, khí hậu

Xuân Vinh là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là vùng cókhí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng nhiều của gió Tây Nam (gió lào).Khí hậu ở đây chia làm 2 mùa rõ rệt, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, khíhậu nắng nóng, mưa nhiều, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô lạnh,nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ dưới

100C Độ ẩm trung bình tương đối cao dao động trong khoảng 80 – 90% Haitháng nóng nhất là tháng 6 và 7, nhiệt độ trung bình 2 tháng này là 370C, có lúc

Trang 28

lên tới 39- 400C Giai đoạn này thường có gió mùa Tây Nam hoạt động vớicường độ lớn gây nên khí hậu khô, nóng nên thường gây hậu quả rất xấu nhưhạn hán, mất mùa, giảm thu nhập của các hộ nông dân.

Lượng mưa trung bình hàng năm lớn nhưng phân bố không đều, thườngtập trung vào tháng 8 và tháng 9 Do địa hình không bằng phẳng nên khả nănggiữ nước rất kém, chính vì vậy vào mùa khô thường thiếu nước cho sản xuất.Vào mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất

Nhìn chung, thời tiết ở đây tương đối khắc nghiệt, người dân thường phảigánh chịu hậu quả do thiên tai mang lại, ảnh hưởng xấu đến sản xuất Đây làmột trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tỷ lệ nghèo đói trong xã vẫncòn cao Đòi hỏi chính quyền địa phương và người dân cần có các biện pháp chủđộng đối phó, khắc phục những thiệt hại do thiên tai mang lại để ổn định cuộcsống, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo

3.1.1.4 Đặc điểm đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 543,14 ha và không đổi qua cácnăm Xuân Vinh là xã nông nghiệp, đất đai là nguồn lực quan trọng và là tư liệusản xuất không thể thay thế được Tài nguyên đất của xã khá phong phú và đadạng về chủng loại, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, chính vì vậy đã tạo chongành sản xuất trồng trọt ở xã phát triển với nhiều mặt hàng nông sản Nhưngnhìn chung đất ở đây có độ phù sa thấp nên gặp nhiều khó khăn trong việc canhtác

Trang 29

Bảng 3.1 Tình hình biến động đất đai của xã qua 3 năm 2007- 2009

Trang 30

Qua bảng 3.1 ta thấy qua 3 năm thì diện tích đất nông nghiệp và phinông nghiệp biến động không nhiều Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì diệntích đất trồng lúa chiếm lớn nhất Như vậy, thu nhập chính của người dântrong xã là thu nhập từ lúa Tuy nhiên, điều kiện địa hình và thời tiết lạikhông được thuận lợi, do đó thu nhập của người dân là không cao Đây cũng

là vấn đề đặt ra cho lãnh đạo xã trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng,sao cho phù hợp với đất đai ở từng thời điểm

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của xã Xuân Vinh

3.1.2.1 Dân số lao động

Dân số xã Xuân Vinh tăng khá nhanh, tốc độ tăng bình quân qua 3năm là 2,37% Tuy nhiên từ 2007 đến 2009 tỷ lệ tăng dân số đã giảm Cụthể, tốc độ gia tăng dân số năm 2008 so với năm 2007 là 2,7%, trong khi đótốc độ tăng dân số năm 2009 so với năm 2008 chỉ là 2,05%

Cùng với quá trình đô thị hoá của đất nước thì nền kinh tế của xã cũngtừng bước phát triển, số hộ dân nghèo đã giảm qua các năm Năm 2007 là

315 hộ nghèo, năm 2008 là 255 hộ nghèo và đến năm 2009 chỉ còn 176 hộnghèo Điều đó chứng tỏ nền kinh tế của xã đã có bước phát triển Tuynhiên, thu nhập của người dân vẫn còn ở mức thấp Do đó, vấn đề tăng thunhập cho người dân là vấn đề cần được quan tâm, giải quyết

Trang 31

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2007 – 2009

Nguồn: Ban thống kê, kinh tế xã (2/2010)

Trang 32

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông:

Xã có hệ thống giao thông tương đối tốt, đã bê tông hoá 14km đườngnông thôn Có hệ thống giao thông nội đồng đảm bảo cho giao thông cơ giớiđược thuận tiện Tuy nhiên, chất lượng đường liên thôn còn kém, vẫn chưađược nhựa hoá hoàn toàn làm cản trở lưu thông hàng hoá

- Hệ thống cấp điện:

Hệ thống điện trong xã rất toàn diện, toàn xã xó 6 trạm biến áp, toàn

bộ 100% hộ gia đình trong xã đều được sử dụng điện Nhìn chung, hệ thốngđiện đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân trongxã

- Hệ thống y tế, giáo dục:

Toàn xã có tất cả là 3 trường học, 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểuhọc cơ sở, 1 trường trung học cơ sở Hiện nay, tại xã đã phổ cập thành côngcấp tiểu học, chuẩn bị tiến tới phổ cập trung học cơ sở

Về hệ thống y tế, hiện nay trên địa bàn xã có một trạm y tế nhưng đạtchuẩn quốc gia

Trang 33

3.1.3 Cơ cấu kinh tế nông thôn

Cùng với sự phát triển của đất nước, thì nền kinh tế toàn xã trongnhững năm qua đã có bước phát triển

Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã qua 3 năm 2007 - 2009

VT: tri u ngĐVT: ha ệu đồng đồng

Nguồn: Ban Thống kê, kinh tế xã (2/2010)

Thông qua bảng ta thấy, nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong cơ cấu kinh tế toàn xã Qua 3 năm thì tổng GTSX của xã đã tăng lên,năm 2007 là 11.120 triệu đồng, năm 2008 là 14.791 triệu đồng, đã tăng3.671 triệu đồng, trong đó nông nghiệp tăng lên là chủ yếu, còn công nghiệplại giảm, còn thương mại - dịch vụ thì không đem lại giá trị sản xuất Đếnnăm 2009, tuy tổng GTSX có tăng nhưng tỷ trọng ngành nông nghiệp lạităng không đáng kể từ 13.109 triệu đồng lên 13.110 triệu đồng, còn côngnghiệp thì tăng nhanh, từ 1.682 triều đồng tăng lên 2.500 triệu đồng, đã tăng

818 triệu đồng Lý do, trong năm 2009 trong xã đã có thêm một số lò gạch,nên đã đem lại giá trị sản xuất cho ngành công nghiệp, nhưng cũng trongnăm 2009, giá cả biến động mạnh nên làm cho các yếu tố đầu vào trongnông nghiệp tăng và tốc độ tăng giá của các yếu tố đầu vào nhanh hơn cácyếu tố đầu ra nên GTSX của ngành nông nghiệp có giảm đi Còn về TM –

Trang 34

Trong nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi còn thuỷ sảnkhông phát triển Tỷ trọng của ngành trồng trọt là 54.30%, ngành chăn nuôi

là 45,08%, ngành thuỷ sản là 0,62%

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn mẫu điều tra

Lựa chọn điểm nghiên cứu trước hết dựa trên mục tiêu của đề tài làxem xét ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từ nôngnghiệp của các hộ nghèo Do đó địa điểm nghiên cứu phải là vùng có nhiều

hộ nghèo làm sản xuất nông nghiệp

Căn cứ vào đặc điểm của địa bàn xã Xuân Vinh, chúng tôi tiến hànhnghiên cứu 3 thôn: Phú Hậu I, Cao Phú, Thành Vinh Đây là 3 thôn có tỷ lệ

hộ nghèo cao nhất xã và có sự khác nhau về sản xuất: thôn Phú Hậu I chủyếu là trồng lúa, ngô và nuôi gà, thôn Cao Phú chủ yếu trồng lạc, lúa (ít hơnlạc) và nuôi lợn, còn thôn Thành Vinh sản xuất khá đồng đều giữa lúa, hoamàu và chăn nuôi

Chọn ngẫu nhiên ở mỗi thôn 15 hộ nghèo để điều tra thu thập thôngtin Như vậy, tổng cộng có 45 hộ nghèo là đối tượng chính để điều tra thuthập số liệu Ngoài ra, còn điều tra các hộ, đại lý buôn bán vật tư nôngnghiệp và các mặt hàng nông sản để nắm bắt tình hình biến động giá cả tạiđịa bàn nghiên cứu

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp là những số liệu đã có sẵn, đượcthu thập thông qua UBND xã Xuân Vinh, các luận văn, trang web Các sốliệu thu thập có thể tóm tắt như sau:

Trang 35

Thông tin thu thập Nguồn

1 Điều kiện tự nhiên:

- Vị trí địa lý, địa hình

- Thời tiết khí hậu

- Đặc điểm đất đai

Báo cáo của Ban địa chính xã

2 Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân số lao động

- Cơ sở hạ tầng

Báo cáo hàng năm của Ban thống kê, kinh

tế xã

3 Cơ cấu kinh tế nông thôn Báo cáo của Ban thống kê, kinh tế xã

4 Tình hình nghèo đói Báo cáo hàng năm của Ban thống kê, kinh tế xã

5 Tình hình biến động giá cả Các luận văn, trang web

- Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp là những số liệu chưa được công bố

và được tiến hành thu thập Các số liệu chưa được công bố bao gồm:

1 Giá cả của một số mặt hàng vật tư,

các yếu tố đầu vào trong sản xuất

Trang 36

- Phỏng vấn các hộ gia đình bằng các phiếu điều tra Ngoài ra, còn gặp vàphỏng vấn trực tiếp 10 hộ nghèo trong tổng số 45 hộ nghèo để khai thácthông tin sâu của hộ và lấy những câu chuyện điển hình.

- Khảo sát nhanh chuổi thị trường: Phỏng vấn các cửa hàng, đại lý buôn báncác mặt hàng lương thực, vật tư và sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn xã(bằng phiếu điều tra hộ kinh doanh và phỏng vấn trực tiếp) Điều tra 1 hộkinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi), 1 đại lýbán gạo và các nông sản khác, 1 cửa hàng bán thuốc BVTV và các quán nhỏkinh doanh thực phẩm tại địa bàn Đối với các hộ kinh doanh đầu vào sảnxuất nông nghiệp và nông sản thì điều tra bằng phiếu điều tra và hỏi trựctiếp, còn các hộ kinh doanh thực phẩm như thịt, cá thì hỏi trực tiếp

Để có được số liệu sơ cấp, chúng tôi thu thập như sau: sau khi nắm bắttình hình chung của xã thì đến các hộ thuộc đối tượng nghiên cứu hướng dẫn

và phát phiếu điều tra Phiếu điều tra được thu lại sau mấy ngày nhất định,tuỳ vào sự hợp tác của người trả lời Sau khi phiếu điều tra được thu lại, tiếnhành xem xét và tổng hợp các số liệu, thông tin phục vụ cho đề tài nghiêncứu

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi được thu thập trên phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếptiến hành xử lý số liệu bằng máy tính bỏ túi, bảng tính excel

3.2.4 Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá

- Các chỉ tiêu đánh giá về ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất của

Trang 37

Chi phí trung gian của ngành nông nghiệp là toàn bộ chi phí thực tế đãdùng để sản xuất ra cây trồng, vật nuôi như: giống, phân bón, thuốc BVTV,thức ăn chăn nuôi.

+ Mức chi tiêu đời sống hằng ngày và khả năng tích lũy của hộ nông dân

- Các chỉ tiêu đánh giá ứng xử của nông hộ:

+ Sự thay đổi quy mô

+ Sự thay đổi mức đầu tư

+ Sự thay đổi giá cả

+ Tiến bộ công nghệ

+ Sản lượng tăng, giảm

+ Tỷ lệ áp dụng giống mới, kỹ thuật mới

+ Tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế

3.2.5 Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp chủ yếu để phân tích ảnhhưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập của hộ nông dân.Trong phương pháp này, chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu phân tích là tốc độphát triển, tốc độ phát triển bình quân

Trang 38

Tốc độ phát triển: là tỷ lệ so sánh mức độ kỳ trước so với kỳ sau Nógồm tốc độ phát triênt định gốc và tốc độ phát triển liên hoàn Trong đề tàinày chúng tôi sử dụng tốc độ phát triển liên hoàn:

t = Xi/Xi-1 (lần) hoặc t = (Xi/Xi-1)*100 (%)

- Phương pháp so sánh: trong đề tài này, sử dụng số liệu của các năm 2007,

2008, 2009, vì vậy để đưa ra những kết luận chúng tôi sử dụng phương pháp

so sánh các chỉ tiêu kinh tế giữa các năm để thấy được sự biến động của cácchỉ tiêu nghiên cứu

Trang 39

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng nghèo đói và biến động giá cả trên địa bàn xã Xuân Vinh

4.1.1 Tình hình nghèo đói của xã Xuân Vinh qua 3 năm 2007 - 2009

Xuân Vinh là xã có tỷ lệ hộ, khẩu nghèo tương đối cao, tuy nhiên có

xu hướng giảm qua 3 năm

B ng 4.1 Tình hình bi n ến động nghèo đói của xã qua 3 năm 2007 – 2009 động nghèo đói của xã qua 3 năm 2007 – 2009ng nghèo ói c a xã qua 3 n m 2007 – 2009đ ủa xã qua 3 năm 2007 – 2009 ăm 2007 – 2009

6 Số khẩu tái nghèo 688 613 597 89,09 97,4 93,15

Nguồn: Ban Thống kê, kinh tế xã (2/2010)

Qua bảng 3.3 ta thấy, số hộ nghèo, số hộ tái nghèo của xã qua 3 nămgiảm, và số hộ giảm nghèo tăng Tuy nhiên, thu nhập của các hộ vẫn cònthấp, do đó tăng thu nhập cho người dân vẫn là vấn đề đáng được quan tâm

Trang 40

4.1.2 Thực trạng biến động giá cả trên địa bàn xã Xuân vinh

4.1.2.1 Biến động giá cả của một số yếu tố đầu vào chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp

Vật tư nông nghiệp là một trong những nhóm mặt hàng nằm trongdanh mục bình ổn giá của Chính phủ, tuy nhiên thời gian qua giá của cácloại vật tư nông nghiệp, đặc biệt là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)luôn có sự biến động Thị trường vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao trongkhi giá của các loại nông sản có chiều hướng tăng chậm, ảnh hưởng xấu đếnsản xuất của nông dân đặc biệt là việc chăm sóc lúa xuân Bên cạnh các mặthàng thiết yếu dùng cho cuộc sống hàng ngày tăng lên đột biến trong thờigian vừa qua thì sự tăng giá của các loại vật tư nông nghiệp đang đè nặnglên vai người nông dân, nhất là những nông dân nghèo

Mặc dù tổng lượng phân bón nhập khẩu trong thời gian qua đã tăngtới trên 40% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn không làm giảm giá bántrong nước Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do ảnh hưởng củayếu tố tăng giá nhập khẩu Điều này đã tác động không nhỏ tới đời sống củangười dân cả nước nói chung và người dân xã Xuân Vinh nói riêng, đặc biệttrong giai đoạn đang cần nhiều vật tư cho sản xuất vụ xuân

Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy rằng tại thời điểm này hầu hết cácvật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp trên thị trường đều tăng giá Nhiều mặthàng tăng tới 30 – 40%, thậm chí có những mặt hàng còn tăng gấp 2 lần sovới cùng kỳ năm trước Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp nơi đây, chủyếu làm vụ xuân nên đầu vào sản xuất nông nghiệp tiêu thụ mạnh nhất vàothời điểm này Vì thế để tiện cho việc nghiên cứu và phản ánh đúng thựctrạng của hiện tượng, chúng tôi nghiên cứu giá vật tư sản xuất nông nghiệpvào thời điểm sản xuất vụ đông xuân hàng năm (quý I) Sau đây là bảng tổnghợp giá một số loại vật tư đầu vào chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp trên địa

Ngày đăng: 15/05/2016, 17:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Văn Viện, Đặng Văn Tiến (2000). Bài giảng kinh tế hộ nông dân Đại học Nông Nghiệp I Hà Nôi Khác
2. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997). Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
3. Hoàng Phê (1995), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa hoạc xã hội, Hà Nôi Khác
4. Lê Thị Bừng – Hải Vang (2001), Tâm lý học ứng xử, Nxb Giáo dục, Hà Nội 5. Ngô Trí Long, Nguyễn Văn Dần (2007), Cơ sở hình thành giá cả, nhà xuất bản Tài chính Hà Nội Khác
6. Nguyễn Sinh Cúc (2003), bàn về phương pháp tính chỉ tiêu, thu nhập/1ha diện tích đất Khác
7. Nguyễn Sinh Cúc, NguyễnVăn Tiêm (1996). Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam (1954 – 1995), NXB nông nghiệp Hà Nội Khác
8. Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển Tâm lý, Nxb Ngoại văn, Hà Nội Khác
9. Nguyễn Huy Hoàng (2008). Nghiên cứu tác động của lạm phát đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Khác
10. Trần Hữu Cường (2008). Thị trường và giá cả nông sản, thực phẩm, nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Khác
11. Trần Thị Quyên (2009). Nghiên cứu tác động của biến động giá cả đến sinh kế và đời sống của hộ nghèo ở huyện Vũ Quang, tỉnh Thái Bình. Luận văn tốt nghiệp đại học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w