1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh hại chính cây keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm tại vườn ươm trường đại học nông lâm thái nguyên

81 758 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

Từ thực tế đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban giám hiệu nhà trường, Ban giám đốc Trung tâm Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, tôi ti

Trang 1

HOÀNG LÊ THU HÀ

Tên đề tài:

“KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHÍNH CÂY KEO TAI TƯỢNG

(Acacia magium Wild) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp

Khóa học : 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 2

HOÀNG LÊ THU HÀ

Tên đề tài:

“KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHÍNH CÂY KEO TAI TƯỢNG

(Acacia mangium Wild) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp

Giảng viên hướng dẫn : TS Đặng Kim Tuyến

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2015

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước

Hội đồng khoa học

TS Đặng Kim Tuyến Hoàng Lê Thu Hà

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện

Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót

sau khi hội đồng chấm yêu cầu

(ký, ghi rõ họ tên)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo kĩ sư lâm nghiệp của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, việc thực tập tốt nghiệp là hết sức cần thiết đối với mỗi sinh viên.Việc thực tập tốt nghiệp là môi trường giúp cho mỗi sinh viên tự khẳng định kiến thức của mình đồng thời liên hệ với thực tiễn sản xuất và giúp sinh viên có một phương pháp nghiên cứu khoa học trước khi ra trường

Từ thực tế đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban giám hiệu nhà trường, Ban giám đốc Trung tâm Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, tôi tiến hành thức tập tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để nghiên cứu đề tài:

“Khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh hại chính cây Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) trong giai đoạn vườn ươm tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”

Để hoàn thành khóa luận và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự chỉ bảo của thầy, cô giáo Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, nơi tôi học tập và rèn luyện trong 4 năm học Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp nơi đã đào tạo tôi Tôi xin cảm ơn toàn thể các thầy,

cô giáo đã trực tiếp giảng dạy tôi trong quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS Đặng Kim Tuyến - người

đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Tôi cũng xin cám ơn Ban giám đốc tại Trung tâm Lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tạo điều kiên giúp đỡ để tôi có nơi thực tập tốt nghiệp

Do thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên khóa luận này không tránh khỏi nhưng thiếu xót Tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè đồng môn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn

Thái Nguyên, ngày 20 tháng5 năm 2015

Sinh viên

Hoàng Lê Thu Hà

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN

Trang Bảng 2.1 Một số yếu tố khí hậu đặc trưng khu vực nghiên cứu từ tháng

10/2014 đến tháng 2/2015 tại thành phố Thái Nguyên 16

Bảng 3.1 Tên thuốc và hoạt chất các loại thuốc sử dụng 26

Bảng 3.2 Tên thuốc và hoạt chất các loại thuốc sử dụng 27

Bảng 4.1 Mức độ hại của bệnh thối cổ rễ cây Keo tai tượng qua các lần

điều tra 33

Bảng 4.2 Mức độ hại của bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng qua các lần điều tra 34

Bảng 4.3 Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm bệnh thối cổ rễ trước khi sử dụng thuốc 35

Bảng 4.4 Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm bệnh thối cổ rễ trước khi sử dụng thuốc 36

Bảng 4.5 Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm bệnh phấn trắng trước khi sử

dụng thuốc 37

Bảng 4.6 Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm bệnh phấn trắng trước khi sử

dụng thuốc 38

Bảng 4.7 Kết quả điều tra mức độ hại rễ của bệnh thối cổ rễ Keo trước khi sử dụng thuốc 39

Bảng 4.8 Kết quả điều tra mức độ hại rễ của bệnh thối cổ rễ Keo sau khi sử dụng thuốc lần 1 40

Bảng 4.9 Kết quả điều tra mức độ rễ của bệnh thối cổ rễ Keo sau khi sử dụng thuốc lần 2 41

Bảng 4.10 Kết quả điều tra mức độ hại rễ của bệnh thối cổ rễ hại Keo sau khi sử dụng thuốc lần 3 42

Bảng 4.11 Tổng hợp kết quả điều tra mức độ hại của bệnh trước và sau

phun thuốc 44

Bảng 4.12 Kiểm tra sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm 44

Trang 6

Bảng 4.13 Tỷ lệ tăng giảm bệnh hại rễ ở các công thức 45

Bảng 4.14 So sánh hiệu lực của thuốc sau 3 lần phun 47

Bảng 4.15 Kết quả điều tra mức độ hại lá Keo của bệnh hại trước khi sử

dụng thuốc 48

Bảng 4.16 Kết quả điều tra mức độ hại lá của bệnh hại Keo sau khi sử dụng thuốc lần 1 49

Bảng 4.17 Kết quả điều tra mức độ hại lá của bệnh hại Keo sau khi sử dụng thuốc lần 2 50

Bảng 4.18 Kết quả điều tra mức độ hại lá của bệnh hại Keo sau khi sử dụng thuốc lần 3 50

Bảng 4.19 Tổng hợp kết quả điều tra mức độ hại của bệnh trước và sau

phun thuốc 52

Bảng 4.20 Kiểm tra sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm 52

Bảng 4.21 Tỷ lệ tăng giảm bệnh hại lá ở các công thức 53

Bảng 4.22 So sánh hiệu lực của thuốc sau 3 lần phun 55

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN

Trang

Hình 4.1: Khu thí nghiệm theo dõi bệnh hại cây trước khi phun thuốc 37

Hình 4.2: Cây Keo bị bệnh phấn trắng trước khi phun thuốc 39

Hình 4.3: Keo bị bệnh thối cổ rễ sau phun thuốc lần 1 40

Hình 4.4: Sau phun thuốc lần 2 41

Hình 4.5: Sau phun thuốc lần 3 43

Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn tác động của các loại thuốc đến bệnh thối cổ rễ

sau các lần phun 45

Hình 4.7: Keo bị bệnh phấn trắng sau phun thuốc lần 1 48

Hình 4.8: Sau phun thuốc lần 2 49

Hình 4.9: Sau phun thuốc lần 3 51

Hình 4.10: Đồ thị biểu diễn tác động của các loại thuốc đến bệnh phấn trắng sau các lần phun 53

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

TN : Thí nghiệm

ĐC : Đối chứng CT1 : Công thức 1 CT2 : Công thức 2 CT3 : Công thức 3 CT4 : Công thức 4 O.D.B: Ô dạng bản

Trang 9

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN iii

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN v

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT vi

MỤC LỤC vii

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Ý nghĩa khoa học 3

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4

2.2 Tình hình nghiên cứu thế giới và trong nước 6

2.2.1 Tình hình nghiên cứu thế giới 6

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 9

2.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 13

2.3.1 Điều kiện tự nhiên 13

2.3.1.1 Vị trí địa lý và địa hình 13

2.3.1.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn 14

2.3.1.3 Đặc điểm đất đai 16

2.3.1.4 Đặc điểm khu thí nghiệm 17

2.4.2 Điều kiện dân sinh-kinh tế xã hội 17

2.4.2.1 Dân số - lao động 17

2.4.2.2 Giao thông - thủy lợi 18

Trang 10

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 20

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 20

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 24

3.2 Địa điểm tiến hành 24

3.2.1 Địa điểm 24

3.2.2 Thời gian 24

3.3 Nội dung và các chỉ tiêu theo dõi 24

3.3.1 Nội dung nghiên cứu 24

3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi 24

3.4 Phương pháp nghiên cứu 25

3.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu chọn lọc 25

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp điều tra quan sát 25

3.4.3 Xử lý số liệu 28

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32

4.1 Tình hình vệ sinh vườn ươm và phân bố bệnh cây 32

4.1.1 Tình hình vệ sinh vườn ươm 32

4.1.2 Kết quả điều tra tỉ mỉ về mức độ nhiễm bệnh của cây Keo tai tượng 33

4.1.3 Đánh giá tình hình phân bố bệnh cây 35

4.1.3.1 Đánh giá tình hình phân bố bệnh thối cổ rễ 35

4.1.3.2 Đánh giá tình hình phân bố bệnh phấn trắng 37

4.2 Đánh giá mức độ hại của mỗi loại bệnh hại trước và sau mỗi lần sử

dụng thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu lực phòng trừ cao nhất 39

4.2.1 Đánh giá mức độ hại của bệnh thối cổ rễ trước và sau mỗi lần sử

dụng thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu lực phòng trừ cao nhất 39

4.2.1.1 Kết quả điều tra mức độ hại của bệnh thối cổ rễ trước sử dụng thuốc 39

4.2.1.2 Kết quả điều tra mức độ hại rễ sau khi sử dụng thuốc lần 1 40

Trang 11

4.2.1.3 So sánh hiệu lực của thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu quả nhất 46

4.2.2 Đánh giá mức độ hại của bệnh phấn trắng trước và sau mỗi lần sử

dụng thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu lực phòng trừ cao nhất 47

4.2.2.1 Kết quả điều tra mức độ của bệnh phấn trắng trước khi sử dụng thuốc 47

4.2.2.2 Kết quả điều tra mức độ hại lá sau khi sử dụng thuốc lần 1 48

4.2.2.3 So sánh hiệu lực của thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu quả nhất 54

4.3 Đặc điểm sinh trưởng phát triển của bệnh hại và đề xuất biện pháp

phòng trừ 55

4.3.1 Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của bệnh hại 55

4.3.2 Đề xuất một số biện pháp phòng trừ 56

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Đề nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Tiếng Việt

II Tiếng Anh

PHỤ LỤC

Trang 12

gỗ, lâm sản ngoài gỗ và đảm bảo chức năng phòng hộ

Những năm gần đây vấn đề này đã và đang được Nhà nước quan tâm

và cũng có nhiều chính sách hợp lý để đẩy mạnh công tác trồng rừng nhằm tăng cả về diện tích và nâng cao các chức năng của rừng như: Dự án 661, dự

án 327, dự án PAM và các dự án bảo vệ phát triển rừng tại 4 huyện của tỉnh

Hà Giang giai đoạn 2008-2015

Trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay người dân thường quan tâm nhiều về lợi ích kinh tế, chính vì vậy mà cây trồng được lựa chọn để trồng là những loài cây có dễ trồng mà chi phí thấp, thời gian sinh trưởng ngắn như: Keo, Mỡ, Bạch Đàn… Cây Keo với khả năng thích ứng rộng và khả năng cải tạo đất là cây nguyên liệu quan trọng và phù hợp với đất rừng Thái Nguyên, trong đó cây Keo tai tượng là loài đã và đang được gây trồng nhiều Tuy nhiên trên thực tế, việc cung cấp số lượng cây giống nói chung và cây Keo tai tượng nói riêng cho kế hoạch trồng rừng hàng năm còn gặp nhiều khó khăn bởi khí hậu đặc trưng của nước ta là nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa

Trang 13

nhiều và trồng rừng trên một diện tích lớn số lượng cây nhiều và trồng thuần loài rất thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh hại Trong quá trình sản xuất cây giống ở vườn ươm thường gặp phải hàng loạt các loại bệnh Đối với cây Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm thường gặp các loại bệnh như: Thối

cổ rễ, khô lá, gỉ sắt, bệnh phấn trắng, đốm nâu… Để đạt được kết quả tốt trong trồng rừng thì điều quan trọng nhất ở đây là phải tạo được nhiều cây giống tốt, khỏe mạnh, không bị sâu hại và không có mầm bệnh Trong đó phương pháp xử lý trước khi gieo ươm để phòng trừ sâu bệnh hại ở giai đoạn vườn ươm là hết sức quan trọng khi giải quyết được vấn đề đó sẽ giảm đáng

kể tổn thất do bệnh hại gây ra Do vậy cần phải có các biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả và kịp thời để phòng trừ bệnh đạt hiệu quả cao nhất trong đó biện pháp hóa học là một biện pháp phổ biến và ít tốn thời gian Tuy nhiên thuốc hóa học có rất nhiều loại được bán trên thị trường muốn phòng trừ bệnh hiệu quả thì phải lựa chọn đúng loại thuốc sao cho hiệu quả phòng trừ cao mà

độ độc thấp để vừa có thể phòng trừ bệnh, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo ra cây giống đáp ứng mục tiêu kinh doanh

Xuất phát từ yêu cầu đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh hại chính cây Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) trong giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Hiện nay các loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh hại Keo rất phổ biến song việc xác định được các loại bệnh hại cây Keo tai tượng chủ yếu trong giai đoạn vườn ươm từ đó đề xuất loại thuốc hóa học có hiệu quả nhất trong số các loại thuốc thử nghiệm để phòng trừ và ngăn chặn sự phát triển của bệnh hại là hết sức quan trọng, góp phần ngăn chặn kịpthời bệnh hại và nâng cao hiệu quả cây trồng

Trang 14

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được tình hình phân bố mỗi loại bệnh và mức độ gây hại của từng loại đối với cây Keo tai tượng

- Xác định được các loại bệnh chính ở cây trong giai đoạn vườn ươm

- Xác định loại thuốc hóa học có hiệu lực nhất với từng loại bệnh trong

số các loại thuốc đem thử nghiệm để phòng và trừ bệnh

1.4 Ý nghĩa khoa học

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Giúp sinh viên củng cố, hệ thống lại những kiến thức đã học

- Quá trình làm đề tài đã giúp chúng tôi nắm vững phương pháp điều tra, đánh giá bệnh hại tại vườn ươm

- Quá trình thực hiện đề tài giúp chúng tôi nắm vững trình tự các bước trong nghiên cứu một đề tài

- Học tập hiểu biết thêm kinh nghiệm về kỹ thuật được áp dụng trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu

Từ đó có thể ứng dụng trong công tác phòng trừ bệnh tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm nói riêng và các vườn ươm khác nói chung Góp phần nâng cao chất lượng cây giống, đáp ứng mục tiêu kinh doanh

Trang 15

Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Khoa học bệnh cây được hình thành và phát triển do đòi hỏi của nhu cầu sản xuất cây nông nghiệp và do quá trình đấu tranh giữa thiên nhiên và con người, giữa ý thức hệ duy tâm và duy vật Ngay từ đầu của lịch sử trồng trọt, nhân dân lao động thông qua thực tế sản xuất và những kinh nghiệm của mình đã phát hiện và phòng trừ một số bệnh hại nguy hiểm (Trần Văn Mão, 1997) [7]

Ở giai đoạn vườn ươm cây con đang trong thời gian sinh trưởng mạnh,

dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc vi sinh vật phát triển dẫn đến bệnh hại cây con Cây Keo tai tượng ở giai đoạn vườn ươm thường mắc các bệnh chủ yếu như: Thối cổ rễ cây con, phấn trắng, đốm nâu lá, cháy lá, gỉ sắt Nguyên nhân chủ yếu do nấm gây ra ngoài ra điều kiện bất lợi của thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh

Do vậy, trong khi ở vườn ươm xuất hiện bệnh về phương pháp phòng trừ là cần tìm ra một loại thuốc có hiệu quả cao nhất, có lợi về mặt kinh tế nhằm hạn chế tác hại của bệnh bảo vệ giúp cây sinh trưởng tốt

Trong thực tế có rất nhiều biện pháp hóa học có tác dụng phòng trừ các bệnh hại trong vườn ươm và mang lại tác dụng đáng kể.Việc sử dụng thuốc hóa học như phun các loại thuốc có tác dụng đến nấm bệnh để trực tiếp tiêu diệt sợi nấm, bào tử nấm trên lá, vỏ cây, thân cây…, đồng thời nó cũng phát huy tác dụng phòng bệnh tránh lây lan cho những cây khác

Biện pháp hóa học được xem là một biện pháp trừ bệnh hiệu quả và có tác dụng kịp thời bởi vậy mà nó được sử dụng rộng rãi khi cần thiết Ở nước

Trang 16

ta một số thí nghiệm dùng hóa chất để chống bệnh cây đã đem lại kết quả tốt

và được ứng dụng trong phòng ngừa bảo vệ cây không bị bệnh Thuốc bảo vệ được sử dụng khi phun thuốc lên cây, lên trên lá, thân cây có bào tử nấm không cho bào tử nấm thì thuốc sẽ ngăn ngừa bào tử nấm nảy mầm hoặc tiêu diệt nấm không cho bào tử nấm xâm nhập vào bên trong mô thực vật được Khi bệnh đã xâm nhập vào rồi thì ta phải dùng thuốc chữa bệnh (Đặng Kim Tuyến, 2005) [12]

Thuốc bảo vệ cũng được dùng để phun lên cây chưa bị nhiễm bệnh Nếu trong quá trình hình thành bào tử nấm không bị ngăn chặn thì ở giai đoạn nào đó trong chu kì phát triển nấm phải bị tiêu diệt khi chưa xâm nhập vào cây mới Để ngăn ngừa bệnh lây lan cần phải phun thuốc xung quanh cây bệnh và cây chưa nhiễm bệnh Thuốc bảo vệ bằng cách trực tiếp tiêu diệt nguồn bệnh gọi là thuốc diệt nấm Phun thuốc diệt nấm trực tiếp vào ổ bệnh, cây bệnh để tiêu diệt nấm trước khi lây lan sang cây khác

Phân bố bệnh hại:

Bệnh hại rễ thối cổ rễ không phổ biến như bệnh hại lá và thân cành nhưng nó gây nên thiệt hại lớn vì bệnh thường làm cho cây chết hàng loạt Triệu chứng biểu hiện cả trên mặt đất và dưới mặt đất: Khô héo, nhỏ lá, vàng lá, đổ gục, chết đứng

Tác hại: Bệnh xâm nhiễm nhanh, gây hại nặng do cây còn non sức kháng bệnh yếu nên khi bị bệnh làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, thậm chí chết hàng loạt ảnh hưởng lớn đến số lượng, chất lượng cây giống (Đặng Kim Tuyến, 2005) [12]

Bệnh hại lá: Bệnh phấn trắng lá Keo là một loại bệnh phổ biến ở vườn ươm và rừng mới trồng Nó gây hại các loài Keo kể cả Keo tai tượng, Keo lai

và Keo lá tràm, bệnh nặng tỷ lệ cây bệnh có khi lên tới 80 - 90% làm cho cây chết hoặc sinh trưởng kém không đủ tiêu chuẩn xuất vườn, gây nên những tổn thất trong kinh doanh lâm nghiệp

Trang 17

Triệu chứng: Hiện tượng rõ nhất của nấm phấn trắng là lúc đầu trên mặt lá và phần ngọn non xuất hiện các đốm bột màu trắng, các đốm trắng lan dần không rõ hình dạng, bệnh nặng thì cả hai mặt lá được phủ kín lớp bột màu trắng như phấn

Tác hại: Sau một thời gian bị bệnh cây quang hợp rất kém, mép lá khô

và xoăn lại, ngọn khô dần mà chết (Đặng Kim Tuyến, 2005) [12]

Vậy dựa vào những cơ sở phòng trừ bệnh cây và điều kiện khu vực nghiên cứu Tôi tiến hành thử nghiệm các loại thuốc hóa học sau để phòng

và trừ bệnh thối cổ rễ và bệnh phấn trắng Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm

2.2 Tình hình nghiên cứu thế giới và trong nước

2.2.1 Tình hình nghiên cứu thế giới

Bệnh cây rừng đã được bắt đầu nghiên cứu trên 150 năm nay, là một môn khoa học còn rất non trẻ nhưng sự cống hiến cho công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ cho đời sống sản xuất thực tiễn của các nhà bệnh cây hết sức to lớn

Hiện tượng gây bệnh cho cây gỗ và những tổn thất do chúng gây ra đã

có những ghi nhận nhưng đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bệnh cây rừng mới trở thành môn khoa học thực sự

Bệnh cây trải qua 4 giai đoạn phát triển:

Từ thời kì cổ đại đến giữa thế kỷ XIX: Thời kỳ này con người chưa thực sự hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh Mặt khác do hệ ý thức duy tâm còn khống chế nên con người cho rằng mọi nguyên nhân gây ra bệnh cây đều là

do thần thánh (thần Robigo).Vào khoảng 350 năm Trước Công Nguyên, Pharaste người Hy Lạp đã chú ý đến nấm sống ở rễ và những thiệt hại nghiêm trọng do bệnh gỉ sắt gây ra đối với họ hoà thảo (Trần Văn Mão, 1997) [8]

Trang 18

Cũng trong thời gian này một số người cho rằng bệnh cây sinh ra là do nước trong cây bị hỏng Nguyên nhân chủ yếu của bệnh cây phát sinh ra từ nội thân cây, còn có những yếu tố bên ngoài, không phải là yếu tố cần thiết

Đến đầu thế kỷ XVII có nhiều giả thuyết cho rằng bệnh cây là do nấm gây ra, năm 1711 người ta đã tìm ra mối quan hệ giữa nấm phấn đen với biện pháp xử lý hạt giống Dillen (1719), Minichi (1725) nhà phân loại thực vật đã đưa nấm vào bảng phân loại (Weber (G.F), 1973) [16]

Từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XIX: Là thời kỳ xác nhận bản chất vật gây bệnh Khoa học bệnh cây rừng được xem như một phân nhánh của khoa học bệnh cây Năm 1874 ở Châu Âu, Robert Hartig (1839 - 1901) là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu môn khoa học bệnh cây rừng Ông

đã phát hiện ra sợi nấm nằm trong gỗ và mối quan hệ giữa sự hình thành thể quả nấm đến hiện tượng mục gỗ và công bố nhiều công trình nghiên cứu, đến nay đã trở thành môn khoa học không thể thiếu được Đến nay có nhiều bệnh cây rừng xuất hiện trong tất cả vật gây bệnh thì nấm chiếm số lượng lớn nhất tới 83% gồm: Bệnh hại lá, thân, cành, rễ và năm 1882 ông đã viết cuốn bệnh cây rừng đầu tiên (Gibson (I.A.S), 1979) [15]

Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX được xem là thời kỳ phát triển tương đối của khoa học bệnh cây và điều tra mức độ bị hại, sau đó nghiên cứu biện pháp phòng trừ các loại bệnh chủ yếu và người đầu tiên đề cập đến những chủng loại và mức độ bị hại liên quan đến sinh lý cây rừng, sinh thái cây chủ và vật gây bệnh là G Hapting (1940 - 1970) nhà bệnh lý cây rừng người Mỹ Trong thời kỳ này ngoài việc phát hiện nấm là vật gây bệnh, các nhà khoa học còn phát hiện ra virut do Ivanopski (1864 -1927); vi khuẩn do Berin (1938- 1916), Erwin Smit (1854-1927) (Gibson (I.A.S), 1979) [15] Cũng trong thời kỳ này các vấn đề về sinh thái bệnh cây, miễn dịch cây trồng, hóa bảo vệ cây trồng đã được nghiên cứu đến và giải quyết được những

Trang 19

nhu cầu cơ bản trong sản xuất đương thời Đến thế kỷ XIX các nhà khoa học bệnh cây đã xác định bệnh cây do nấm gây ra Những người có cống hiến nghiên cứu quyết định là nhà bác học người Đức Anton Đơbari (1831 - 1888), nhà bác học người Nga Voronin (1838 -1903) Ngay từ đầu năm 1953 Anton Đơbari đã công bố các tài liệu nghiên cứu lịch sử nấm than đen, nấm gỉ sắt, nấm mốc sương qua đó khẳng định luận điểm của mình nấm ký sinh không phải là hậu quả mà là nguyên nhân gây bệnh cây Ông là người đầu tiên dùng phương pháp lây bệnh nhân tạo xác minh nấm Phytophthorainfestans là sinh vật gây nấm mốc sương khoai tây đã phá hủy khủng khiếp ở Châu Âu (Weber (G.F), 1973) [16]

Từ đầu thế kỷ XX đến nay: Đây là thời kỳ phát triển cao độ của khoa học bệnh cây rừng là thời kỳ vận dụng duy vật biện chứng trong việc nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh, các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của vật gây bệnh và tìm ra biện pháp phòng trừ có hiệu quả nhất Vào năm 1950 nhiều nhà bệnh lý cây rừng đã tập chung xác định loài, mô tả nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng gây bệnh và đặc biệt hơn các vấn đề này đã được các nước Đông Nam Á quan tâm trong đó có Việt Nam

Ngày nay việc nghiên cứu tìm hiểu quá trình phát sinh, phát triển các loại bệnh gây hại và công tác nghiên cứu tìm ra những biện pháp phòng trừ vẫn đang được nghiên cứu để làm giảm bớt tác hại của bệnh cây đưa lại Thuốc bảo vệ thực vật ra đời đầu thế kỷ XVIII, nguồn gốc ra đời xuất phát từ loài sâu hại cây nông nghiệp, biện pháp chủ yếu để chống lại các loài sinh vật hại này là biện pháp hóa học, tuy nhiên biện pháp này chưa có ý nghĩa thực tiễn nhưng bắt đầu từ thế kỉ XIV cùng với sự phát triển của ngành hóa học và sinh hóa cùng nhiều môn khoa học khác như sản xuất nông - lâm nghiệp đã có ảnh hưởng đến việc sử dụng những biện pháp hóa học chống lại những sinh vật có hại cho cây trồng Vào khoảng năm 1820 người ta đã sử

Trang 20

dụng thủy ngân clorua (HgCl2) để bảo vệ gỗ Năm 1848 chất lưu huỳnh được dùng để chống bệnh sương bột nấm (Eviryphaceae) gây nên, hỗn hợp đồng sunfat và vôi được bắt đầu dùng Đến cuối thế kỉ XIV biện pháp hóa học chống sâu bệnh lại phát triển nhanh chóng Nhưng sự phát triển của chúng mang tính tự phát (Weber (G.F),1973) [16]

Sau cách mạng tháng 10 Nga thành công, công nghiệp bắt đầu điều chế với lượng cần thiết Cuối năm 1930 để hướng dẫn bảo vệ thực vật ủy ban liên hiệp toàn cầu các liên bang chống sâu bệnh được thành lập một mạng lưới cơ quan hóa học nghiên cứu các biện pháp hóa học phòng bảo vệ thực vật được

ra đời (Trần Văn Mão, 1997) [7]

Các công tác được tiến hành ở Viện bảo vệ thực vật, toàn liên bang (1932 đã tổ chức ở Matxcova, tổ chức này bắt đầu chế tạo thuốc phun ở dạng lỏng, thuốc bột và dụng vụ xử lý…) (Trần Văn Mão, 1997) [7]

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Bệnh cây ở Việt Nam rất phổ biến, cây trồng ít nhiều đều mắc bệnh, song khoa học bệnh cây cũng như khoa học bệnh cây rừng ở nước ta lại bắt đầu muộn hơn so với thế giới, mặc dù trong thời kì Pháp thuộc, một số nhà khoa học bệnh cây đã có những công trình nghiên cứu đến các loại nấm gây bệnh cây rừng, cây gỗ và cây cảnh, nhưng môn khoa học bệnh cây rừng chỉ có điều kiện phát triển ở những năm đầu của thập kỉ 60 (Trần Văn Mão, 1997) [8]

Khí hậu Việt Nam cũng đưa đến không ít những khó khăn, làm cản trở hoặc phá hoại cơ sở vật chất và thành quả của sản xuất lâm nghiệp như: Những thuận lợi cho sinh trưởng phát triển cây rừng, cũng là những thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển, lan tràn sâu bệnh hại thực vật

Nạn dịch hại sâu ăn lá, sâu đục thân, nấm cổ rễ… Phát sinh hầu hết ở khắp nơi, gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất lâm nghiệp (Vương Văn Quỳnh

và CS, 1996) [11]

Trang 21

Năm 1960, khi điều tra bệnh cây rừng ở miền Nam Việt Nam, Hoàng Thị My đã đề cập đến một số bệnh hại lá, chủ yếu là bệnh phấn trắng, gỉ sắt, nấm bồ hóng… Có thể nói từ sau cách mạng tháng 8/1945 nhất là từ ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1945), nước ta xây dựng một nền nông - lâm nghiệp lớn xã hội chủ nghĩa Với phương thức sản xuất tập trung thì phương pháp bảo vệ cây chống sâu bệnh có nhiều thuận lợi hơn trước, sản xuất có kế hoạch, có tập chung tổ chức, cho phép từng bước xây dựng nề nếp cho công tác bệnh cây, tạo điều kiện đi sâu tìm hiều nguyên nhân gây bệnh, chủ động các biện pháp phòng trừ

Cùng với sự giúp đỡ tận tình của các chuyên gia nước ngoài và các cơ quan nghiên cứu, cho đến nay chúng ta đã có thể biết được gần 1000 loài nấm gây bệnh cho gần 100 loài cây rừng Trong đó có khoảng 600 loài nấm mục

gỗ, trên 300 loài nấm hại lá, hại thân, hại cành, hại rễ; trên 50 loài cây rừng bị bệnh ở mức độ nghiêm trọng và đã có những nghiên cứu cụ thể Trên cơ sở nắm vững quy luật phát sinh phát triển của bệnh cây, những nhà nghiên cứu bệnh cây rừng đã đề xuất biện pháp phòng trừ (Trần Văn Mão, 1997) [7]

Từ năm 1971 với nhiều công trình nghiên cứu của mình Trần Văn Mão

đã bắt đầu công bố một số bệnh cây như quế, trẩu, sở, hồi… Ông đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh bệnh và phương thức phòng trừ một số bệnh hại lá Các tác giả Nguyễn Sỹ Giao, Đỗ Xuân Quý, đã nghiên cứu trên lá Keo như: Phấn trắng, cháy lá Nhiều chuyên gia nước ngoài như

Ấn Độ, Mỹ…, đã từng đến Việt Nam nghiên cứu về bệnh hại lá Keo như: Hodge (1990), Zhon (1992), Sharma (1994) và công bố trong báo cáo chuyên

đề bệnh cây ở Hà Nội Hiện nay ở nước ta đã có các cơ quan về lâm nghiệp,

có các bộ phận chuyên trách về phòng trừ sâu bệnh hại như Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, viện điều tra quy hoạch rừng và các trung tâm bảo vệ rừng và các trung tâm bảo vệ rừng (Trần Văn Mão,1997) [7]

Trang 22

Thuốc bảo vệ thực vật được cung cấp cho nhân dân để phòng trừ bệnh hại cây trồng đã áp dụng từ năm 1950 Số lượng các loại thuốc ngày càng tăng, biện pháp hóa học ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông lâm nghiệp Với ngành Lâm nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu được sử dụng để phòng trừ sâu bệnh hại ở vườn ươm, rừng trồng hoặc khi xuất hiện dịch bệnh lớn

Hiện nay thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều chủng loại khác nhau và được áp dụng để phòng bệnh cây ở vườn ươm, rừng non, rừng mới trồng hoặc khi có dịch lớn (Trần Văn Mão, 1993) [6]

Khi nghiên cứu tiến hành khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh gỉ sắt Keo tai tượng ở rừng mới trồng tác giả Đặng Kim Tuyến cũng đã chỉ ra thuốc Anvil 5sc là thuốc có hiệu lực phòng trừ cao nhất

so với các loại thuốc đem thử nghiệm như: Manage 5wp, Encoleton 25wp

Bên cạnh đó cũng cần phải có biện pháp phòng trừ như chọn giống, chọn vườn ươm, gieo đúng thời vụ, xới xáo, diệt cỏ, tưới nước, bón phân hợp

lý, che bóng kịp thời thì sẽ giảm được nhiều khả năng lây lan xâm nhiễm của bệnh, tạo điều kiện cho cây con phát triển tốt (TrầnVăn Mão, 1993) [6]

Thời gian gần đây một số nghiên cứu về khả năng phòng trừ bệnh của các loại thuốc hóa học đã được các Đề tài tốt nghiệp của sinh viên khoa Lâm nghiệp - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nghiên cứu đối với mỗi loại bệnh khác nhau như Nguyễn Thị Thùy, (2011): Khi nghiên cứu tiến hành khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng tại vườn ươm trung tâm giống cây nguyên liệu giấy An Hòa - Tuyên Quang tác giả cũng đã chỉ ra thuốc TopsinR 70wp là thuốc có hiệu lực phòng trừ cao nhất so với các loại thuốc đem thử nghiệm như: ManageR 5wp, AnvilR 5sp, Zineb - bul80wp (Nguyễn Thị Thùy, 2011) [14]

Trang 23

Phạm Đức Dũng, (2012): Khi nghiên cứu tiến hành khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh đốm nâu Keo tai tượng tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tác giả cũng đã chỉ ra thuốc Biobus 1.00wp là thuốc có hiệu lực phòng trừ cao nhất so với các loại thuốc đem thử nghiệm như: Daconil 75wp, Đồng Cloruloxi 30wp, Score 250EC, BP - NHEP BUN 800wp (Phạm Đức Dũng, 2012) [4]

Ngày nay khoa học bệnh cây rừng ngày càng phát triển bằng việc hoàn thiện cơ sở lý luận và đưa ra những phương pháp trừ bệnh hữu hiệu Nhờ đó

đã làm giảm bớt những thiệt hại gây ra đối với tài nguyên rừng Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bệnh nghiêm trọng mà chúng ta chưa có biện pháp giải quyết triệt để Cũng có nhiều bệnh có lúc, có nơi được dập tắt nhưng trong điều kiện mới lại gây ra dịch trở lại Cho nên, vấn đề bệnh cây rừng hôm nay vẫn phải được thừa kế những kết quả nghiên cứu trước đây, trên những cơ sở lý luận và phương pháp phòng trừ để sáng tạo và phát triển cho việc áp dụng phòng trừ bệnh cây trồng của ngày mai

Nghiên cứu về bệnh hại Keo:

Từ đầu năm 1980 trở lại đây, có nhiều loài Keo khác nhau đã được nhập về để thử nghiệm tại nước ta như loài: Keo tai tượng (Acacia.mangium); Keo lá liềm (Acacia.crassicarpa); Keo bụi (Acacia.cincinnata); Keo lá sim (Acacia.holosericea); và sau này Keo lai tự nhiên đã được phát hiện và chủ động lai tạo (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003) [9]

Mùa xuân 1990, các xuất xứ Keo tai tượng và Keo lá tràm gieo tại vườn ươm Chèm, Từ Liêm, Hà Nội đã bị bệnh phấn trắng lá với các mức độ khác nhau Nhìn bề ngoài, lá Keo như bị rắc một lớp bột phấn trắng hay vôi bột Mức độ bệnh đã được đánh giá qua quan sát bằng mắt thường và được xếp theo thứ tự nặng hay nhẹ Nhìn chung bệnh đã chưa gây nên ảnh hưởng gì lớn tới sinh trưởng của cây con tại vườn ươm và tác giả cũng không có điều

Trang 24

kiện để tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc bệnh và các vấn đề có liên quan (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003) [9]

Bệnh phấn trắng lá Keo phấn bố hai miền Nam, Bắc Bệnh nặng có thể làm cho lá rụng, cây khô rồi chết Tỉ lệ cây bệnh như ở Lào Cai lên đến 60%, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Chính vì vậy bệnh phấn trắng cần được quan tâm ở giai đoạn vườn ươm, đặc biệt là Keo tai tượng và một số nơi trồng trên diện tích rộng (Bộ NN và PTNT cục kiểm lâm, 2005) [1]

Bệnh đốm lá trên Keo lá tràm chỉ hại trên lá già tỉ lệ lại thấp 10-20% nên bệnh không nghiêm trọng đối với rừng trồng (Bộ NN và PTNT cục kiểm lâm, 2005) [1]

Những nghiên cứu về sâu bệnh hại trên cho thấy trong thời gian qua, việc nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ở nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng và có nhiều đóng góp nhằm nâng cao hiểu biết

về sâu bệnh hại, nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu cũng như sản xuất kinh doanh rừng Tuy nhiên các nghiên cứu về sâu bệnh hại ở địa phương còn rất ít

và hạn chế nên chưa đáp ứng được mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả muốn đóng góp một phần nhỏ của bản thân trong nghiên cứu khoa học về bệnh hại cây rừng nói chung và bệnh hại cây con vườn ươm nói riêng và đề xuất hiệu quả của một số loại thuốc trong phòng trừ bệnh hại chính cây Keo trong giai đoạn vườn ươm

2.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên

2.3.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

+ Vị trí địa lí

Thí nghiệm được tiến hành tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.Vườn ươm nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái

Trang 25

Nguyên Căn cứ vào bản đồ địa lý của thành phố Thái Nguyên thì vị trí của vườn ươm như sau:

Phía Đông giáp với khu dân cư

Phía Tây giáp với xã Phúc Hà

Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán

Phía Bắc giáp với phường Quán Triều

Với vị trí địa lý như trên nên việc sản xuất cây, con giống rất thuận lợi

cả về chăm sóc lẫn vận chuyển cây giống từ vườn ươm đến nơi trồng

hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

2.3.1.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn

+ Đặc điểm khí hậu:

Tỉnh Thái Nguyên nằm ở vùng núi phía bắc Việt Nam, mang đặc trưng của khí hậu vùng trung du bán trung địa, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.Với địa hình thấp dần từ núi cao xuống núi thấp, rồi xuống trung du, đồng bằng theo hướng Bắc - Nam làm cho khí hậu Thái Nguyên chia làm 3 vùng rõ rệt trong mùa đông: Vùng lạnh, vùng lạnh vừa

và vùng ấm nên đặc điểm khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt Mùa khô từ tháng

11 tới tháng 3, rét dài nhiệt độ thấp, lượng nước bốc hơi lớn Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 9, lượng mưa lớn độ ẩm cao, nhiệt độ cao Tháng 4 và tháng 10 là tháng chuyển mùa.Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ

1500 - 1750 giờ và phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm Thời

Trang 26

gian từ tháng 12 đến tháng 3 có số giờ nắng đạt thấp nhất, sang tháng 4 có số giờ nắng tăng dần lên và đạt cao nhất vào tháng 7, sau đó giảm nhẹ dần đến tháng 11 và sang tháng 12 - 3 thì giảm hẳn Lượng mưa trung bình hàng năm

ở Thái Nguyên tương đối lớn, khoảng 2000-2500mm nên tổng lượng nước mưa tự nhiên dự tính lên tới 6,4 tỉ m3/ năm

- Độ ẩm không khí trung bình qua các tháng trong năm biến động từ 75

- 90% phụ thuộc vào chế độ mưa, thời gian từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau

có độ ẩm không khí trung bình thấp hơn các tháng khác

+ Đặc điểm thủy văn:

- Xã Quyết Thắng là một xã nằm trong thành phố Thái Nguyên nên cũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Do vậy điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông - lâm nghiệp nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng Do đặc điểm của địa hình và sự phân bố lượng mưa hằng năm nên thường ít

có lũ quét, lũ ống hay lở đất, và ảnh hưởng của gió bão là rất ít Thiên nhiên ưu đãi cho thành phố Thái Nguyên diện tích ao hồ và dòng chảy tương đối lớn, yếu tố này đem lại rất nhiều lợi ích cho quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người Ngoài 247,90 ha diện tích mặt nước phục vụ vào việc nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp, thành phố còn có nguồn nước lớn đó là con sông Cầu, nơi đây đã đem lại nguồn lợi kinh tế nhưng cũng là một trong những nơi bị ô nhiễm rất nặng, là nguyên nhân truyền bệnh từ vùng này sang vùng khác và khó có thể khắc phục được

Thuận lợi: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa lớn, độ ẩm cao, nhiệt độ rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con

Khó khăn: Đầu vụ xuân thường ảnh hưởng của gió mùa đông bắc gây rét đậm, rét hại kéo dài, số giờ nắng ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm Mùa mưa độ ẩm không khí cao cũng là môi trường

Trang 27

thuận lợi để sâu bệnh hại phát triển Đây là thời điểm mà sâu bệnh hại phát triển mạnh khó đưa ra biện pháp phòng trừ thích hợp

Trong tất cả các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt và nhạy cảm nhất, quyết định đến thời vụ gieo trồng và phát sinh dịch bệnh

Qua tham khảo số liệu của đài khí tượng thủy văn Thái Nguyên, các yếu tố khí hậu chính tại thành phố Thái Nguyên được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.1 Một số yếu tố khí hậu đặc trưng khu vực nghiên cứu từ tháng10/2014 đến tháng 2/2015 tại thành phố Thái Nguyên

Tháng

Nhiệt độ ( 0 C)

Lượng mưa (mm)

Ẩm đô không khí (%) Tối thấp Trung bình Tối cao

Trang 28

- Tài nguyên đất khu vực vườn ươm Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp

miền núi phía Bắc thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên: Đất khu vực vườn ươm là đất dốc tụ pha cát lẫn với đá nhỏ, đất có màu vàng Đất dùng để gieo ươm tại khu vực trong vườn ươm là đất được mua về dùng để đóng bầu, có chất dinh dưỡng tương đối cao, nên thích hợp cho việc gieo ươm hoặc ươm cây trong bầu

- Hiện trạng sử dụng đất:

Xã Quyết Thắng có tổng diện tích đất tự nhiên là 1155,52ha trong đó: + Đất nông nghiệp: 793,31ha, chiếm 68,65% tổng diện tích đất tự nhiên + Đất phi nông nghiệp: 347,37ha, chiếm 30,06% tổng diện tích đất tự nhiên + Đất chưa sử dụng: 14,84 ha, chiếm 1,28% tổng diện tích đất tự nhiên Với tổng diện tích đất của xã được quy hoạch như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế của xã phát triển đặc biệt là phát triển sản xuất nông lâm nghiệp

2.3.1.4.Đặcđiểm khu thí nghiệm

Vườn ươm được bố trí hệ thống tưới tiêu đầy đủ cho việc chăm sóc, công tác quản lí vệ sinh được thực hiện tốt thường xuyên, vị trí giao thông thuận tiện cho vận chuyển

2.4.2 Điều kiện dân sinh-kinh tế xã hội

2.4.2.1.Dân số - lao động

Thái Nguyên có dân số tương đối đông và tập chung chủ yếu ở khu vực thành phố.Tại địa bàn xã Quyết Thắng có tổng số dân là 12.833 nhân khẩu, người dân nơi đây đa số sống chủ yếu dựa vào nghề sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi, hoạt động dịch vụ và đi làm thuê ngoài trong những lúc nông nhàn Trình độ dân trí ở đây tương đối cao nhưng tỉ lệ hộ sống trong ngành nông nghiệp vẫn còn cao

Trang 29

Số lao động trong độ tuổi cao chiếm khoảng 59,92% trong tổng số nhân khẩu của toàn xã

2.4.2.2 Giao thông- thủy lợi

- Giao thông

Do thuộc địa bàn thành phố nên hệ thống giao thông tại xã Quyết Thắng tương đối hoàn chỉnh các tuyến đường rộng rãi dễ dàng cho đi lại, các tuyến đường liên xã đều đã được nhựa, bê tông hóa, hệ thống liên thôn đều được bê tông hóa thuận tiện cho việc đi lại Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một số tuyến đường đã xuống cấp gây khó khăn cho việc trao đổi vận chuyển Đường đi vào trung tâm lâm nghiệp miền núi phía bắc đã được nhựa hóa, thuận tiện cho vận chuyển cây con trong vườn ươm

- Thủy lợi

Do đặc thù sản xuất nông - lâm nghiệp nên hệ thống thủy lợi được chính quyền xã và nhân dân quan tâm đầu tư hệ thống kênh mương dẫn nước đã và đang được xây dựng đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông -lâm nghiệp.Toàn xã đã xây dựng được 15km kênh mương đảm bảo cung cấp

đủ nước cho sản xuất Hiện nay các thôn xóm cũng đã và đang tiến hành xây dựng những đoạn kênh mương còn lại nhằm đảm bảo cho việc cung cấp nước cho sản xuất nông - lâm nghiệp đạt hiệu quả tốt

- Kinh tế - xã hội

Theo số liệu cục thống kê tỉnh toàn thành phố có 212.908 người, mật

tộc Kinh: 195.662 người, chiếm 91,90%, dân tộc Tày: 8.091 người chiếm 3,8%, các dân tộc khác: 9.155 người chiếm 4,3% Mỗi năm thành phố tiếp nhận thêm khoảng 10.000 học sinh, sinh viên từ các tỉnh về học tập Việc quy

tụ được một số lượng lớn thành phần tri thức cũng là một thế mạnh cho phát triển kinh tế, song mặt khác cũng gây ra một áp lực lớn về đất đai, xã hội

Trang 30

- Trước tình hình ô nhiễm hiện nay vấn đề cải tạo môi trường sống

đang là một vấn đề cực kì quan trọng, cấp bách của thành phố Một trong những biện pháp làm giảm ô nhiễm là trồng nhiều cây xanh, mà muốn cây sinh trưởng phát triển tốt thì cần phải có giống tốt Vì vậy công tác chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn ươm là rất quan trọng

- Sản xuất nông nghiệp: Chiếm 80% số hộ là sản xuất nông nghiệp,

ngoài ra còn có sự kết hợp giữa vật nuôi và cây trồng

- Sản xuất lâm nghiệp: Đang được quan tâm, diện tích trồng cây lâm

nghiệp sinh trưởng nhanh góp phần tăng diện tích đất trống được phủ xanh đồng thời đem lại một phần thu nhập cho người dân

- Dịch vụ: Đang có sự phát triển đi lên, nhìn chung kinh tế của xã vẫn

chưa cao, quy mô sản xuất chưa lớn và chưa có quy hoạch cụ thể, rõ ràng đây

là một điểm hạn chế của xã Trong xã chưa phát triển cân đối giữa các ngành, mức sống của người dân vẫn chưa đồng đều

Nhìn chung kinh tế phát triển đời sống của người dân được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thủy lợi được quan tâm đầu tư góp phần cho sự phát triển toàn diện của của nhân dân trong xã

Trang 31

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là cây Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)

Thuộc chi: Keo Acacia

Họ đậu: Fabaceae

Bộ đậu: Fabales

Keo tai tượng là cây gỗ nhỡ, tuổi thành thục thường cao trên 15m đường kính 25-35 cm, vỏ có màu xám nâu nứt dọc, tán hình trứng hoặc hình tháp, phân cành thấp, cuống thường bẹt, trên cây trưởng thành có dạng lá đơn, phiến lá hình trứng hoặc trái xoan dài đầu có mũi lồi tù, đuôi mép cuống dài 14-25 cm, rộng 6-9 cm, khá dày 2 mặt xanh đậm có 4 gân dọc song song nổi

rõ Hoa tự hình bông dài gần bằng lá, mọc lẻ hoặc tập trung 2-4 hoa tự ở nách

lá, hoa đều lưỡng tính, mẫu 4 tràng hoa màu vàng, quả đậu xoắn hạt hình trái xoan dẹt, màu đen

Keo tai tượng là cây ưa sáng sinh trưởng nhanh trong rừng trồng có thể cao thêm 1,3 đến 1,5m đường kính tăng 1,5 đến 1,8 cm mỗi năm, từ tuổi 20 trở lên tốc độ sinh trưởng chậm dần Keo tai tượng ra hoa vào tháng 9-10 quả chín tháng 2, 3 năm sau Cây 5 tuổi có thể ra hoa kết quả Hệ rễ có nốt sần cố định đạm, có khả năng tái sinh bằng hạt và chồi tốt Keo tai tượng thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ bình quân 29-300C chỉ chịu được sương giá nhẹ lượng mưa từ 1000mm đến 4500mm/năm, không có mùa khô kéo dài Trên đất xói mòn, lớp khô hạn nghèo dinh dưỡng chua (độ PH= 4-5) vẫn sống song sinh trưởng kém Keo tai tượng phân bố ở Đông bắc Úc, Papua, New Zealand, phía đông Inđônêsia Mới được đưa vào trồng ở Việt Nam Hiện nay

Trang 32

hầu như các tỉnh trong cả nước đều đã gây trồng loài cây này Ở độ cao 400m đến 500m so với mặt nước biển, trên nhiều loài đất khác nhau (Lê Mộng Chân

và CS, 2000 ) [2] Đất bị xói mòn, chua, nghèo dinh dưỡng, khô hạn, đất phèn Keo tai tượng vẫn sinh trưởng bình thường và ra hoa kết quả Trong giai đoạn

ở rừng mới trồng 1-2 tuổi cây Keo tai tượng thường rất hay mắc phải các bệnh thối cổ rễ, gỉ sắt, đốm nâu, khô lá, phấn trắng…Tỉ lệ cây bị bệnh lên cao

có khi lên tới 90% làm cho cây bị chết khô kìm hãm sự ra lá thật của cây Ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng rừng trồng

Giá trị kinh tế của Keo tai tượng:

Keo tai tượng có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, nhanh khép tán, gỗ có màu trắng hoặc vàng nhạt có ánh bạc, gỗ nhẹ mềm thơm, mịn dễ gia công được dùng làm nguyên liệu giấy, gỗ ván dăm gỗ trụ, đồ gia dụng

Một số loại bệnh hại chính

Bệnh thối cổ rễ cây con

theo từng giai đoạn khác nhau:

+ Thối hạt và thối mầm: Sau khi gieo hạt vào bầu, đợi cho đến khi hạt mọc, khi đó ta xác định được số hạt mọc và số hạt không mọc Ta kiểm tra thấy một số hạt không mọc, lấy hạt bóc ra xem thấy phôi hạt bị thối có màu trắng đục bóp ra thấy mềm, vậy lúc này vật gây bệnh đã xâm nhập vào mầm cây mới nhô lên khỏi mặt đất làm cho cây mầm bị khô héo hoặc lở loét, cây không có khả năng quang hợp và cây bị chết

+ Đổ non: Cây con còn non phần thân chưa hóa gỗ, bị vật gây bệnh xâm nhập vào gốc sát phần túi bầu làm cho các tế bào vỏ rễ bị thối có màu nâu đến nâu đen, bộ rễ không hình thành được rễ, cổ rễ bị teo thắt, rễ không còn khả năng hút, dẫn nước và dinh dưỡng để nuôi cây nên cây bị héo đổ gục rồi chết

Trang 33

+ Chết đứng: Vật gây bệnh xâm nhập vào phần cổ rễ cây, trường hợp này cây không bị đổ gục mà cây héo dần dần rồi chết khô đứng.s

loại nấm lưu tồn trong đất như: Phytophthora spp, Rhizoctonia solani, Slerotium spp, Fusarium spp gây ra Nếu do nấm Slerotium gây hại thì trên mặt đất gần gốc câybệnh có thể nhìn thấy các hạch nấm tròn màu nâu Trong khi nấm Rhizoctonia tạo nên các hạch nấm tròn dẹp bề mặt hạch nấm sần sùi Nấm gây bệnh lưu tồn trong đất Chúng phát triển và lây lan mạnh trong điều kiện đất có ẩm độ cao, thiếu ánh nắng như ở vườn ươm Ngoài ra, cây con có nhiều mô non tiếp xúc với mặt đất, do vậy nấm bệnh dễ dàng xâm nhiễm Bệnh này đặc biệt phát triển mạnh những lúc mưa kéo dài, luống ươm hay bầu đất bị ứ đọng nước

và tỉ lệ chết rất cao Bệnh hại của hạt giống và mầm hạt làm cho cây con không mọc lên được và làm cho cây chết từng đám, làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng cây giống

Bệnh phấn trắng lá Keo(Oidium sp.)

- Triệu chứng gây hại: Lúc đầu trên mặt lá và phần ngọn non xuất hiện

đốm và cành non mới đầu có các đốm nhỏ trong suốt, dần dần trên lá có các bột trắng, đó là sợi nấm và bào tử phân sinh Sợi nấm phát triển ra xung quanh rồi lan rộng cả lá Bệnh nặng có thể làm cho lá xoăn lại, màu nâu vàng, khô chết, nhưng lá không rụng

- Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát bệnh: Bệnh phấn trắng lá

Keo do nấm Oidium sp gây ra Nấm bệnh mọc trên bề mặt lá để hút dinh

dưỡng Bào tử hình trứng hoặc bầu dục, không màu, cuống bào tử hình ống,

có vách ngăn Nhiệt độ 20-380C, độ ẩm bão hoà, tỷ lệ nảy mầm là 8-17% Nhưng khi nhiệt độ thích hợp 22-280C độ ẩm 85-100%, bào tử rời khỏi mặt lá 5-7 ngày sẽ mất đi khả năng nảy mầm Bệnh bắt đầu phát sinh vào tháng 11, nặng nhất là tháng 3-4 Trong điều kiện thích nghi và thời tiết âm u bệnh rất

Trang 34

dễ lây lan thành dịch Sợi nấm có thể qua đông trên đốm vàng của lá già để năm sau xâm nhiễm lá mới

- Tác hại: Sau khi bị bệnh cây thường không chết ngay mà chỉ làm mất

màu xanh biến thành màu trắng nhạt hoặc đốm trắng… Khi cây bị nấm phấn trắng xâm nhiễm chức năng sinh lí bị biến đổi tăng tác dụng bốc hơi, hô hấp

giảm tác dụng quang hợp, mất chất dinh dưỡng Bệnh nặng gây chết cây

Bệnh thán thư (đốm than) lá Keo (Colletotrichum gloeosporioides)

- Triệu chứng gây hại: Bệnh phát sinh gây hại trên lá, chủ yếu ở đầu

ngọn lá và mép lá Lúc đầu lá mất màu rồi lan rộng dần vào phiến lá, vết bệnh

có thể làm khô đến nửa lá Trên cành non vết bệnh lõm xuống, chung quanh

có viền đen và giữa vết bệnh có các chấm đen nhỏ

- Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh: Bệnh thán thư hay (Đốm than)

lá Keo tai tượng do nấm Colletotrichum gloeosporioides Sợi nấm qua đông

trong lá bệnh, mùa xuân năm sau hình thành bào tử, lây lan nhờ gió, nẩy mầm xâm nhiễm Bệnh phát triển mạnh vào tháng 3-5, tháng 6 giảm dần

-Tác hại: Bệnh gây hại cây Keo ở vườn ươm và rừng trồng, làm cây

sinh trưởng chậm

Bệnh cháy lá Keo tai tượng(Colonectria acacia)

-Triệu chứng gây hại: Bệnh cháy lá Keo tai tượng thường xuất hiện ở

đầu ngọn lá, ít gặp ở mép lá và gốc lá Lá bệnh mất màu rồi khô dần, biến thành màu nâu xám hoặc nâu đỏ Bệnh lan dần xuống phiến lá, ranh giới giữa

mô bệnh và mô khỏe là một viền màu nâu đen, trên đốm bệnh có thể có nhiều chấm đen nhỏ

- Nguyên nhân và điều kiện phát triển bệnh: Cháy lá là bệnh thường

gặp ở vườn ươm, bệnh thường xuất hiện vào mùa khô hạn, nắng nóng kéo dài hoặc có thể do nấm xâm nhập

- Tác hại: Làm khô ngọn, lá khô dần chuyển màu mất khả năng quang

hợp cây sinh trưởng phát triển kém

Trang 35

Vậy dựa vào những cơ sở phòng trừ bệnh cây và điều kiện khu vực nghiên cứu.Tôi tiến hành thử nghiệm các loại thuốc hóa học để phòng trừ các bệnh hại chính cây Keo tai tượng ở giai đoạn vườn ươm

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Theo dõi tình hình phát sinh phát triển của bệnh hại chính cây Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và tiến hành thử nghiệm một số loại thuốc hóa học

3.2 Địa điểm tiến hành

3.3 Nội dungvà các chỉ tiêu theo dõi

3.3.1.Nội dung nghiên cứu

- Tình hình vệ sinh vườn ươm và phân bố bệnh cây

- Thống kê thành phần bệnh hại trong vườn ươm

- Đánh giá mức độ bệnh hại của các loại bệnh hại chính sau mỗi lần sử dụng thuốc và tìm ra loại thuốc hiệu quả nhất

- Đề xuất một số biện pháp phòng trừ hiệu quả các loại bệnh đó

3.3.2.Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ cây bệnh trong vườn ươm

- Mức độ hại lá sau mỗi lần phun thuốc, so sánh ô thí nghiệm và ô đối chứng

- Hiệu quả phòng trừ bệnh sau 3 lần phun thuốc

Trang 36

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu chọn lọc

Kết thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh, khí tượng thủy văn, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp điều tra quan sát

Điều tra sơ bộ

- Tiến hành quan sát toàn bộ khu vực vườn ươm, tình hình sinh trưởng của cây trồng

- Đánh dấu những luống bị bệnh, loài cây bị bệnh nặng, loài bệnh hại chủ yếu

- Đánh giá sơ bộ về mức độ của các loại bệnh hại ở loài cây Keo tai tượng

Bố trí thí nghiệm

Mỗi công thức thí nghiệm được bố trí ở mỗi ODB khác nhau trên các luống với 3 lần nhắc lại (mỗi ODB= 80cm2)

- Để điều tra tình hình phân bố bệnh của mỗi ODB tiến hành điều tra

số cây trong ô và xác định số cây nhiễm bệnh kết quả điều tra ghi vào mẫu bảng 3.1 tại phụ lục (Phụ biểu 01)

Điều tra tỉ mỉ - thu thập số liệu trên mỗi ô dạng bản trước và sau khi phun thuốc

Sau khi thu thập số liệu về quá trình phân bố bệnh ta thu thập số liệu về mức độ gây hại

Để có số liệu đối chứng cho công thức sử dụng thuốc thì trước khi phun thuốc tôi tiến hành thu thập số liệu về mức độ gây hại trên các ô thí nghiệm trước và sau mỗi lần sử dụng thuốc

Điều tra mức độ gây hại của bệnh hại rễ trên các ODB trong mỗi công thức thí nghiệm Tại ODB điều tra số cây chết trên tổng số cây trong ODB Kết quả điều tra ghi vào mẫu bảng 3.2 tại phụ lục (Phụ biểu 01)

Trang 37

Điều tra mức độ gây hại của bệnh hại lá trên các ODB trong mỗi công thức thí nghiệm.Tại ODB cứ cách một hàng điều tra một hàng trong hàng điều tra tất cả số cây, trên cây điều tra tất cả số lá Kết quả điều tra ghi vào mẫu bảng 3.4 tại phụ lục (Phụ biểu 01)

Để điều tra mức độ bị hại của lá ta dựa vào cơ sở phân cấp mức độ bệnh hại lá làm 5 cấp sau:

Cấp 0: lá không bị hại

Cấp I:< 25% diện tích lá bị hại

Cấp II: từ 25% đến 50% diện tích lá bị hại

Cấp III:> 50% - 75% diện tích lá bị hại

Cấp IV: trên 75 % diện tích lá bị hại

Sau khi điều tra xong trên các ô thí nghiệm, ta tiến hành phun thuốc ngay Đối với bệnh hại rễ cứ sau 7 ngày tôi tiến hành điều tra lại và phun thuốc lần thứ tiếp theo và 15 ngày đối với bệnh hại lá cho đến khi bệnh giảm hẳn thì dừng phun

Đặc điểm của các loại thuốc thí nghiệm:

Bảng 3.1: Tên thuốc và hoạt chất các loại thuốc sử dụng của bệnh hại rễ

1 Ridomil GoldR 68WG Metalaxy M 40g/kg

Mancozeb 640g/kg

Bột

2 AficoR 70wp Propineb 70% Bột

3 Anvil R 5sc Hexaconazole 50g/l Lỏng

- Ridomil GoldR 68WG thuốc trị bệnh nội hấp cực mạnh trị các bệnh: Vàng lá, sương mai, thán thư, xỉ mủ, loét sọc, chết cây con, thối nõn, mốc sương, đốm cành, đốm lá

Pha 100g/bình 16 lít Phun 3 bình/1000 m2

Trang 38

- AficoR 70wp là thuốc có trị bệnh nội hấp có tác dụng phòng trừ các loại bệnh: Khô vằn, đạo ôn, lem lép hạt hại lúa, thán thư, sương mai, thối cổ

rễ, mốc xám, đốm lá, đốm quả, rỉ sắt…

Pha 1 gói thuốc (25g)/ bình 8 lít nước Lượng nước phun 400L/ha

- AnvilR 5sc là thuốc đặc trị nhiều loại bệnh: Khô vằn, lem lép hạt hại lúa, rỉ sắt, đốm vòng, phấn trắng, lở cổ rễ, đốm lá, ghẻ sẹo, vàng lá…

Bảng 3.2: Tên thuốcvà hoạt chất các loại thuốc sử dụng của bệnh hại lá

1 Score 250 ECR Difenoconazole 250g/l Nhũ dầu

Pha 15g/bình 10 lít Phun 400- 500 lít/ha

- Anvil R5sc là thuốc đặc trị nhiều loại bệnh: Khô vằn, lem lép hạt hại lúa, rỉ sắt, đốm vòng, phấn trắng, lở cổ rễ, đốm lá, ghẻ sẹo, vàng lá…

Trang 39

Pha 100-170ml/100l nước Phun 500- 600l nước/ha

- ManageR 5wp là thuốc trị bệnh nội hấp, tác dụng nhanh, hiệu quả cao với nhiều loại bệnh như: Thán thư, phấn trắng, rỉ sắt, đốm lá, phồng lá… Pha 15-20gram thuốc với bình phun 8l nước, phun thuốc bám ướt đều Dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm: Bình phun, các loại thuốc khảo nghiệm, thước dây, sổ ghi chép và bảng, xô chậu và các dụng cụ cần thiết khác

Cách sử dụng thuốc: Các phương pháp sử dụng thuốc khác nhau chủ yếu dựa vào phương pháp lan truyền bệnh Đối với những bệnh con đường lây lan nhờ gió, tiếp xúc của các bộ phận trên cây như: Lá, thân, cành hoặc do nguồn nước tưới có thể dùng biện pháp xử lí đất Do đó, dựa vào sự lan truyền của nấm gây bệnh nên tôi dùng phương pháp phun thuốc ở các thể lỏng trực tiếp nên toàn bộ ô thí nghiệm Qua sơ đồ sử dụng và cách sử dụng thuốc tiến hành phun các loại thuốc đã nêu trên, các loại thuốc này pha xong phun ngay

Sau khi phun thuốc đối với bệnh hại rễ 7 ngày và 15 ngày đối với bệnh hại lá Tôi tiến hành điều tra mức độ gây hại ở các ô thí nghiệm Phương pháp điều tra tương tự như trước khi sử dụng thuốc Kết quả điều tra bệnh hại rễ ghi vào mẫu bảng 3.3, bệnh hại lá ghi vào mẫu bảng 3.5 tại phụ lục (Phụ biểu 01)

Tiến hành phun thuốc trừ bệnh thối cổ rễ lần 1(9/11/2014) Sau khi sử dụng thuốc lần 1, thấy bệnh chưa dừng hẳn lại tôi tiến hành phun thuốc lần 2 (16/11/2014) và lần 3 (30/11/2014)

Tiến hành phun thuốc trừ bệnh phấn trắng lần 1(17/12/2014) Sau khi

sử dụng thuốc lần 1, thấy bệnh chưa dừng hẳn lại tôi tiến hành phun thuốc lần

Trang 40

- Để đánh giá mức độ gây hại của bệnh nặng hay nhẹ trước và sau khi

sử dụng thuốc dùng một số chỉ tiêu đánh giá sau:

- Đánh giá tình hình phân bố bệnh hại cây theo công thức:

P% =

N

n

x 100 Trong đó:

N: Tổng số cây điều tra

Để đánh giá mức độ bị hại ở các công thức thí nghiệm dựa trên cơ sở sau:

L <10%: hại nhẹ

L từ 10- 15%: hại vừa

L >15%- 25%: hại nặng

L >25%: hại rất nặng Mức độ bệnh hại lá theo công thức:

Ngày đăng: 14/05/2016, 12:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cục kiểm lâm (2005), Sâu bệnh hại rừng trồng và các biện pháp phòng trừ, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sâu bệnh hại rừng trồng và các biện pháp phòng trừ
Tác giả: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cục kiểm lâm
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2005
2. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Quản lý sâu bệnh hại rừng, Cẩm nang ngành lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý sâu bệnh hại rừng
Tác giả: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2006
3. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huy ền (2000), Thực v ật học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật học
Tác giả: Lê Mộng Chân, Lê Thị Huy ền
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
4. Phạm Đức Dũng (2012), Thử nghiệm một số loại thuốc hóa học trong việc phòng tr ừ b ệ nh đố m nâu lá cây keo tai t ượ ng (Acacia mangium Wild) t ạ i v ườ n ươ m Tr ườ ng Đạ i H ọ c Nông Lâm Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử nghiệm một số loại thuốc hóa học trong việc phòng trừ bệnh đốm nâu lá cây keo tai tượng (Acacia mangium "Wild") tại vườn ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
Tác giả: Phạm Đức Dũng
Năm: 2012
6. Trần Văn Mão (1993), Kĩ thuật phòng trừ bệnh hại cây rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Kĩ thuật phòng trừ bệnh hại cây rừng
Tác giả: Trần Văn Mão
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1993
7. Trần Văn Mão (1997), Tình hình sâu bệnh hại Keo, Thông, Mỡ phục vụ cho nguyên liệu giấy ở Kon Tum, Báo cáo chuyên đề Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sâu bệnh hại Keo, Thông, Mỡ phục vụ cho nguyên liệu giấy ở Kon Tum
Tác giả: Trần Văn Mão
Năm: 1997
8. Trần Văn Mão (1997), Giáo trình bệnh cây rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh cây rừng
Tác giả: Trần Văn Mão
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
9. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003), Phát triển các loài Keo Acacia ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển các loài Keo Acacia ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hoàng Nghĩa
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
10. Ngô Thúy Quỳnh (2011), Điều tra thành phần bệnh hại cây con tại vườn ươm Trung tâm giáo dục xã hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thành phần bệnh hại cây con tại vườn ươm Trung tâm giáo dục xã hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Ngô Thúy Quỳnh
Năm: 2011
11. Vương Vân Quỳnh, Trần Tuyết Hằng (1996), Khí tượng thủy văn rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khí tượng thủy văn rừng
Tác giả: Vương Vân Quỳnh, Trần Tuyết Hằng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
12. Đặng Kim Tuyến (2005), Bài giảng bệnh cây rừng, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng bệnh cây rừng
Tác giả: Đặng Kim Tuyến
Năm: 2005
13. Đào Hồng Thuận (2008), Điều tra thành phần bệnh hại cây con ở giai đoạn vườn ươm và đề xuất biện pháp phòng chống dịch hại tổng hợp tại Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thành phần bệnh hại cây con ở giai đoạn vườn ươm và đề xuất biện pháp phòng chống dịch hại tổng hợp tại Thái Nguyên
Tác giả: Đào Hồng Thuận
Năm: 2008
15. Gibson (I.A.S) (1979), Diseases of forest trees nidely planted as exotics in the tropics and souther hemisphere, Oxpord Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diseases of forest trees nidely planted as exotics in the tropics and souther hemisphere
Tác giả: Gibson (I.A.S)
Năm: 1979
16. Weber (G.F) (1973), Bacterial anh fungal diseaces of plants in the tropics Gainesville, University Florida Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bacterial anh fungal diseaces of plants in the tropics Gainesville
Tác giả: Weber (G.F)
Năm: 1973

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w