2 TẾT Ở ĐÔNG NAM Á Ảnh hưởng Trung Quốc: Việt Nam, Singapore Tháng 4: Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar Nhóm Islam: Malaysia, Indonesia và Brunei TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN, LÀO, MY
Trang 1TẾT CỔ TRUYỀN Ở
ĐÔNG NAM Á
Thuật ngữ “TẾT”
• Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông thì Tết
là ngày lễ hàng năm, thường có cúng lễ, vui chơi, hội hè theo truyền thống dân tộc.
• Theo các nhà nghiên cứu Dân tộc học, Tết xuất xứ từ chữ Hán đọc theo âm Hán Việt là Tiết, mở rộng nghĩa là một phân đoạn thời gian trong năm Cư dân nông nghiệp thời xa xưa chia thời gian thành hai phần chính: phần thời vụ và phần nông nhàn.
ĐẶC TRƯNG CỦA TẾT
• Đặc trưng văn hóa điển hình nhất
của Tết là nếp sống cộng đồng:
cùng nhau đi chợ tết, sắm tết,
sum vầy, họp mặt gia đình, lễ
chùa, chia sẻ, từ thiện…
TẾT Ở ĐÔNG NAM Á
• Tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có một điểm chung là đa dân tộc, đa tôn giáo
và đa văn hóa Chính vì vậy, trong năm có rất nhiều lễ tết diễn ra.
• Các nhà nghiên cứu phong tục tập
thành 4 nhóm quốc gia ăn Tết theo truyền thống.
Trang 22
TẾT Ở ĐÔNG NAM Á
Ảnh hưởng Trung Quốc: Việt Nam, Singapore
Tháng 4: Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar
Nhóm Islam: Malaysia, Indonesia và Brunei
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
LÀO, MYANMAR
Campuchia: CHOL CHNAM THMAY
Lào: BUN PIMAY
Nền tảng văn hóa bản địa của các quốc gia này gắn liền với hoạt động nông nghiệp trồng lúa nước nên Tết tại các quốc gia này luôn có một hoạt động đặc trưng chính là té
nước Nghi thức này thể hiện mong ước
mưa nắng thuận hòa, cây cỏ tốt tươi, mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp.
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
LÀO, MYANMAR
Trang 3Về nguồn gốc, theo quan niệm của cư dân
nông nghịêp, lễ hội té nước xưa kia nhằm
đưa tiễn mùa khô và cầu mưa xuống Tục té
nước đón năm mới có lẽ vốn là một phần
của nghi lễ phồn thực nhằm cầu mong
nguồn nước mưa dồi dào tại các đất nước
nông nghiệp ở Đông Nam Á.
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
LÀO, MYANMAR
Bêncạnh đó, theo lịch của người Ấn Độ cổ đại, tháng 4 làthời điểm mùa xuân đến, khi mà cây cối đâm chồi nảy lộc, trởnên xanhtốt, các loài động vật ngủ đông bắt đầu thức dậy đitìmthức ăn… Đồng thời, theo chiêm tinh học, các nhà thiênvăn xưa kia đã căn cứ vào sự vận chuyển của mặt trời đểchọn đây là thời điểm mở đầu khoảng thời gian ban ngày dàihơn ban đêm, là khoảng thời gian phồn thịnh, khoảnh khắc mởđầu của mùa mưa Đó là những dấu hiệu của một cuộc sốngmới và thời gian này mặc định được coi như ngày bắt đầu củanăm mới
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
LÀO, MYANMAR
Trong quá trình giao lưu văn hoá, bởi sự tác
động, ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Độ,
các nước Đông Nam Á đã tính thời gian theo
Phật lịch nên họ kế thừa, tiếp thu ngày Tết cổ
truyền của Ấn Độ và coi đây là thời điểm thích
hợp để khởi đầu cho lễ hội đón năm mới với
nhiều điều may mắn, tốt đẹp.
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
LÀO, MYANMAR
Dù theo nhiều truyền thuyết khác nhau ở các nước, nhưng ngày lễ được tổ chức hàng năm đều xuất phát từ ý nghĩa mong muốn giữ gìn sự bình yên cho vạn vật trên thế gian
và cầu mong sự phù hộ của các vị thần.
Chính bởi vậy, phần nghi lễ trong ngày Tết
cổ truyền tại các đất nước Đông Nam Á không thể thiếu lễ cúng, rước các vị thần.
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
LÀO, MYANMAR
Trang 44
Trong ngày tết, chùa là nơi đông vui nhất Ngày
đầu tiên bao giờ cũng là ngày để mọi người dân
thể hiện lòng tôn kính của mình đến Đức Phật.
Những lễ vật, các món ăn truyền thống, những loại
nước thơm và nhang đèn được người dân chuẩn
bị rất chu đáo để mang đến chùa Nhiều hoạt động
quan trọng nhất trong ngày Tết đều diễn ra ở chùa,
thể hiện sự ảnh hưởng và vai trò quan trọng của
Phật giáo trong đời sống cư dân các quốc gia này.
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
LÀO, MYANMAR
Tinh thần Ahimsa - bất tổn sinh, yêu thương vạn vật của VH Ấn Độ thể hiện rõ nét qua phong tục phóng sinh của người dân các quốc gia này.
Và tục đắp núi cát được thực hiện vào ngày đầu năm mới cũng chính với mục đích kêu gọi mọi người hãy cố gắng làm điều thiện Vì ngày đầu năm nếu chúng ta tích được nhiều phước đức chắc chắn sẽ được yên lành hạnh phúc suốt cả năm.
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
LÀO, MYANMAR
•Chol Chnam Thmay là tết của người Khmer và
trở thành ngày tết của nhân dân Campuchia Thời
điểm diễn ra tết là vào các ngày 13, 14, 15 tháng
Mesa, nếu là năm nhuận thì diễn ra trong 4 ngày
14, 15,16, 17 tháng Mesa - tháng 5, tháng 6 theo
lịch của người Khmer (khoảng tháng 4 dương lịch).
•Bun trong tiếng Lào có nghĩa là “phúc” Tất cả các
lễ hội của Lào được bắt đầu bằng chữ “bun”.
Người Lào gọi tết là “ Bun pi may ”.
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
LÀO, MYANMAR
•Tại Thái Lan, Songkran là ngày tết được người Thái chờ đợi nhất trong năm Dù chỉ kéo dài từ 3 đến 4 ngày, nhưng tại nhiều vùng, đặc biệt là Chiang Mai, mọi người đã chuẩn bị đón tết từ trước một tháng.
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
LÀO, MYANMAR
Trang 5•Thingyan là tết mừng năm mới của Myanmar,
được tổ chức phổ biến trên quy mô toàn quốc vào
tháng Tagu (tháng 4 dương lịch) Trước đây, việc
chọn ngày bắt đầu cho tết Thingyan do các nhà
chiêm tinh học xác định Ngày mở đầu cho tết
Thingyan được xem là ngày thần Thagyamin giáng
trần Thagyamin được xem là vua của các Nat,
hàng năm ông đều xuống trần gian để báo sự mở
đầu năm mới.
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
LÀO, MYANMAR
TRÌNH TỰ CHUNG
Trang hoàng lại nhà cửa nhất là chùa chiền, sao cho nhà cửa thật lộng lẫy, chùa chiền thật đẹp và
uy nghiêm Những gia đình thường làm rất nhiều
đồ ăn, lựa những thứ ngon nhất đem cúng chùa, cúng những người đã khuất và còn để đãi khách viếng thăm nhau trong những ngày tết.
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
LÀO, MYANMAR
TRÌNH TỰ CHUNG
Mọi người đều dành khoảng khắc đầu tiên của
năm mới tại chùa và hướng lòng thành kính của
mình đến Đức Phật Người dân lên chùa dự lễ tắm
Phật và mang trái cây cùng những món ăn chay
cúng dường các vị sư, đồng thời thả chim lên trời
nhằm thực hiện nghi thức phóng sinh (Trong ngày
đầu tiên này, cư dân Khmer sẽ thực hiện nghi thức
rước Maha Sangkran)
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
LÀO, MYANMAR
TRÌNH TỰ CHUNG
Sauđó về nhà để thực hiện nghi lễ quan trọng là tắm Ông
Bà ChaMẹ Những người trẻ sẽ dùng nước thơm rửa tay củanhững người lớn tuổi và xin tha thứ cho những lỗi lầm đãqua.Những người lớn sẽ chúc những điều tốt lành cho concháucủa mình Điều này được bảo lưu như một giá trị truyềnthống mẫu mực và là sợi dây gắn kết các thế hệ trong giađình, họ hàng Dù đi đâu xa nhưng những ngày tết họ đềumongđược về nhà để đoàn tụ và chia sẻ tình yêu thươngcủa mọi thành viên với nghi lễ này
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
LÀO, MYANMAR
Trang 66
•Ngày thứ hai diễn ra một hoạt động mang nhiều ý
nghĩa và rất quan trọng trong ngày Tết, đó là đắp núi
cát.Người dân đến chùa và cùng các nhà sư đắp các
núi cát.Cư dân ở Thái Lan và Lào thường ra bờ sông
Mekongđắp núi cát tại đây… tuy nhiên người Lào sẽ
đắp núi cát trong ngày thứ 3, còn ngày thứ 2 họ thường
diễn ra các hoạt động vui chơi sinh hoạt cộng đồng như
té nước, buộc chỉ cổ tay và dùng món Lạp… Ở
Myanmar, chúng ta khôngthấy tục đắp núi cát này
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
LÀO, MYANMAR
Lạp có nghĩa là “lộc”, là “may mắn” Lạp được người Lào tặng cho nhau dịp tết như lời chúc may mắn Thịt bò, thịt heo, thịt vịt hay thịt cừu được băm nhỏ sau đó trộn đều với các loại gia vị, các loại rau thơm và một ít thảo mộc với sự hài hòa của vị chua, cay, ngọt tạo nên món ăn Lạp Lạp được dùng để ăn chung với xôi nếp hoặc cơm lam Ngoài thưởng thức món Lạp, người Lào còn hái các loại hoa tươi, thường là hoa muồng vàng để treo lên xe hay treo trong nhà như là cách mang đến sự may mắn.
•Ngày cuối cùng diễn ra nhiều hoạt động cộng đồng thật vui
nhộn như thi sắc đẹp, các trò chơi dân gian, té nước…
•Tuy nhiên, đối với cư dân Khmer, hoạt động chính của ngày
này làlễ tắm tượng Phật Sau khi mang cơm vào chùa dâng
cácvị sư, người Khmer sẽ mang nước ướp hương thơm và
nhangđèn thực hiện lễ tắm tượng Phật Sau đó là tắm cho các
sư sãi cao niên Tại chùa, các nhà sư sẽ tiến hành lễ cầu siêu
chongười đã khuất tại tháp đựng hài cốt Sau đó người dân về
nhàtắm các tượng Phật trong nhà, tắm cho ông bà, cha mẹ để
tỏ lòng thành kính và sự biết ơn công lao dưỡng dục và sinh
thành
TẾT TẠI CAMPUCHIA, THÁI LAN,
Trang 77
Trang 88
Trang 9Cambodia
Trang 1010
Trang 1111
Trang 1212
Thagyamin-1 trong 37 Nat
Trang 1313
Trang 1414
Thái Lan
Trang 15Như vậy có thể thấy hầu hết các hoạt động lớn nhỏ trong
ngàylễ té nước đón năm mới cổ truyền tại các nước Đông
Nam Áđều bắt nguồn từ tín ngưỡng trong lao động sản xuất
hoặc tôn giáo
Cùngvới thời gian cả hai cội nguồn trên hoà quyện vào nhau
một cách hài hoà, nhuần nhuyễn Những ngày hội bắt nguồn
từ tín ngưỡng nông nghiệp đều bắt đầu và kết thúc ở ngôi
chùavới sự tham gia của sư sãi Và ngày hội tôn giáo cũng
gắn liền với phong tục tập quán của địa phương Có thể nói lễ
hội té nước đón Tết cổ truyền tại các nước Đông Nam Á là
tấm gương phản chiếu khá đậm nét sinh hoạt văn hoá cộng
đồng và tình cảm thắm thiết của con người
•Do cùng có ngôn ngữ chung là Melayu, bên cạnh đó, phần lớnngười dân tại Brunei, Malaysia, Indonesia đều theo Islam giáo,chính vìvậy Tết tại các quốc gia này diễn ra cùng thời điểm và cónhiều sự tương đồng về thời gian, các hoạt động cũng như tên gọi
•Ngày tết và các ngày lễ quan trọng được cư dân các nước này gọi
là Hari Raya (hari: ngày, raya:lễ/hội), như Hari Raya Haji (Lễ hộimừng ngày hành hương), Hari Raya Idul Adha (Lễ kỷ niệm ngàysinhcủa Nhà tiên tri Mohammed), Hari Raya Idul Fitri (Lễ hội kếtthúc tháng Ramadhan) Trongđó, Hari Raya Idul Fitri là phổ quát
và sâurộng nhất nên ngày này thường được gọi là Hari Raya, nhưcách tagọi Tết
TẾT TẠI MALAYSIA, INDONESIA,
BRUNEI
Trang 1616
Theo lịch Ả rập, tháng 9 là Ramadhan và tháng 10 là
Syawal. Người Islam giáo sẽ thực hiện và chấp hành nhiều
giới cấm nghiêm khắc trong suốt tháng Ramadhan nhằm
trongsạch hóa bản thân để trở lại cái bản tính thiện ban sơ
gọi là Fitrah Người ta nhịn ăn, uống, hút thuốc, và quan hệ
tìnhdục từ sáng sớm trước khi mặt trời mọc đến chiều tối sau
khimặt trời lặn Ngoài ra, người Muslim cần phải siêng năng
cầu nguyện và bố thí nhiều hơn và phải tự kiềm chế các thói
hư tật xấu như bực tức, giận hờn, gian dối, ăn nói thô lỗ, …
TẾT TẠI MALAYSIA, INDONESIA,
BRUNEI
Sau khi phấn đấu vượt qua tháng Ramadhan, họ
cử hành lễ Idul Fitri vào ngày 1 tháng Syawal Thực
ra Idul Fitri là ngày lễ tôn giáo quan trọng của người Muslim trên toàn thế giới mừng kết thúc tháng Ramadhan, nhưng đối với người Brunei, Malaysia, Indonesia, nó đã trở thành ngày Tết.
TẾT TẠI MALAYSIA, INDONESIA,
BRUNEI
Tại Brunei, ngày tết được gọi đơn giản là Hari Raya Tết kéo
dài trong 4 ngày,mở đầu của tháng Syawal (khoảng tháng 10
dương lịch) Tuy nhiên, người dân được nghỉ tết trong vòng
một tuần để có thể chuẩn bị thật chu đáo cho ngày tết quan
trọng nhất của năm Con cái đi làm xa sẽ trở về nhà và mọi
người cùng nhau dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa Mọi người
chuẩn bị những món ăn truyền thống đặc trưng của ngày tết
Ngàyđầu tiên của Hari Raya, mọi người dậy rất sớm và sẽ có
buổi lễ cầu nguyện tại Thánh đường, buổi lễ diễn ra long trọng
và trànngập tình yêu thương Trong buổi lễ này, người dân
luônđóng góp một khoản thu nhập trong năm của mình để
thực hiện một trong năm nhiệm vụ căn bản của một tín đồ
Islam làbố thí
TẾT TẠI BRUNEI
Buổi chiều là thời gian dành cho gia đình và đi viếng mộ những người đã khuất Sang ngày thứ hai, mỗi gia đình đều chuẩn bị nhiều món ăn ngon
để thiết đãi khách đến thăm nhà Cũng trong ngày này cung điện Istana Nurul Iman của Quốc vương chính thức mở cửa trong ba ngày để đón tất cả mọi người dân vào thăm Những ngày còn lại là dịp để mọi người được đi thăm nhau, được nghỉ ngơi và gia đình được đoàn tụ.
TẾT TẠI BRUNEI
Trang 17•Tết còn được gọi là Hari Raya Puasa (Puasa theo tiếngMelayu cónghĩa là ăn chay) bên cạnh tên gọi chung là HariRaya hay Hari Raya Idul Fitri
•Người dân Malaysia bắt đầu ngày lễ này bằng việc đi đếnThánhđường cầu nguyện và xin tha thứ, sau đó sẽ đi viếng
mộ của ông bà tổ tiên Thời gian còn lại sẽ đi thăm hỏi ngườithân vàbạn bè Sau đó họ tổ chức tiệc, mời bà con, bạn bèđến cùng thưởng thức những món ăn truyền thống Đặc biệt,trongnhững ngày tết Hari Raya, nhiều hoạt động sôi nổi diễn
ratại các Sultan như diễu hành quân đội truyền thống, diễn rốibóng,biểu diễn các trò chơi dân gian
TẾT TẠI MALAYSIA
Tại Indonesia, ngoài tên gọi chung là Hari Raya (hay Hari
Raya Idul Fitri),tết còn được gọi là Lebaran Đây là cách gọi
của người Jawa, tộc người chủ thể của Indonesia Theo ngôn
ngữ Jawa, “lebar” có nghĩa là “sau khi” và Lebaran được hiểu
là ngàytết sau tháng Ramadhan Cũng như tết ở bất kỳ nơi
nào,những ngày trước, mọi nhà đều chuẩn bị trang hoàng
nhàcửa, sửa soạn các món ăn truyền thống và không quên
muasắm quần áo mới Thật hạnh phúc biết bao khi tết là dịp
để những người con đi xa trở về quê nhà Sự đoàn tụ gia đình
trong ngày Lebaran mang ý nghiãtruyền thống và đạo đức
cũng như sự đoàn tụ gia đình của ta trong ngày tết
TẾT TẠI INDONESIA
Sáng ngày 1 Syawal, sau khi làmlễ Idul Fitri với cộng đồng,thường là tại các thánh đường lớn, các sân vận động haynhững bãi đất rộng, người ta trở về nhà quây quần vuiLebaran trong gia đình và thăm viếng các gia đình lâncận Trong nhiều gia đình Jawa, truyền thống chúc Lebarancủa con cháu đối với ông bà cha mẹ được thực hiện với nghi
lễ Sungkem, giống như cách chúc thọ và sức khoẻ của ta đốivới ông bà cha mẹ nhưng trang trọng hơn nhiều Con cháuquỳ xuống gục đầu trên gối ông bà cha mẹ để chúc tụng vàxin thathứ lỗi lầm Ông bà cha mẹ sẽ lì xì cho con cháu
TẾT TẠI INDONESIA
Trang 1818
Những ngày kế tiếp thì thăm viếng bà con và họ hàng Đâu
đâu cũng ăn uống thỏa thích, trong đó không thể nào thiếu
món bánh nếp gói trong lá dừa xanh non rất đặc trưng
ketupat
TẾT TẠI INDONESIA
Trang 19Trongnhững ngày Tết, tại nơi ở của các Sultan (người đứng
đầu vương quốc Islam theo thể chế chính trị trước đây, nay
vẫn còn tồn tại như một tổ chức tôn giáo và bảo tồn văn hóa
truyền thống) diễn ra rất nhiều hoạt động sôi nổi Nhận được
nhiều sự tham gia nhất là lễ diễu hành duyệt binh quân đội
Sultantruyền thống Trong nghi lễ này, vị đứng đầu Sultan sẽ
chúc mừng người dân và chính thức mở màn nghi lễ
Gunungan,một nghi lễ rước ụ thức ăn hình quả núi tượng
trưng cho may mắn, sức khỏe và tài lộc Theo truyền thống
sau nghilễ rước bánh, những ai có được các bánh ở vị trí cao
nhất trên ụ thức ăn này sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh quanh
năm
TẾT TẠI INDONESIA
Trang 2020
Dù cónhững sự khác biệt, nhưng tết tại các nước Brunei, Malaysia, Indonesia
cónhững điểm chung thể hiện sự thống nhất trong nghi thức tôn giáo của cộng
đồng người Muslim trên toàn thế giới, thể hiện sự giao lưu văn hóa của những
cư dân chung sống lâu đời vùng Đông Nam Á hải đảo Trong ngày tết Hari
Raya dùở Indonesia, Malaysia hay Brunei chúng ta đều thấy câu chúc mừng
thân quen,đơn giản nhưng giàu ý nghĩa “Selamat Hari Raya Mohon Maaf dan
Lahir Batin” Thời khắc đầu tiên của ngày tết bao giờ cũng dành cho cộng
đồng, mọi người đều đến thánh đường để cầu nguyện, để tâm hồn được lắng
đọng, được bình yên và hướng thiện, qua đó mối quan hệ cộng đồng sẽ càng
được thắt chặt Sau đó mới dành cho gia đình, người thân và bạn bè Trong
ngàytết, dù ở đâu cũng sẽ luôn được thưởng thức món bánh ketupat thơm
lừng cùng với món thịt gà nướng hay bò nướng rất đậm đà hương vị
Do chịu ảnh hưởng nhiều bởi các phong tục phương Tây (Tây Ban Nha) nên người Philippines ăn Tết từ lễ Giáng sinh Ngày Tết cũng là dịp để những người trong gia đình suy ngẫm về những chuyện đã diễn ra trong một năm qua, và cùng hướng về những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Trước đêm giao thừa, các gia đình bắt tay vào chuẩn
bị tiệc để thưởng thức vào đúng nửa đêm Trước khi
ăn, mọi người trong gia đình đọc lời cầu nguyện cảm
ơn một năm đã qua và đón mừng năm mới.
TẾT TẠI PHILIPPINES
Bữa ăn giáng sinh