Nghiên cứu và phân tích thực trạng cho vay ngắn hạn tại Phòng giao dịch VIB Tây Hồ. Phân tích các nhân tố môi trường kinh doanh tác động tới hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Phòng giao dịch VIB Tây Hồ. Từ đó đề xuất hướng giải quyết các vấn đề tồn tại trong phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại phòng giao dịch VIB Tây Hồ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG TẠI VIB TÂY HỒ
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thanh Huyền
Họ và tên sinh viên : Bùi Đình Trường
Hà Nội – 2016
Trang 2L ỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là cácthầy cô khoa tài chính ngân hàng đã tạo điều kiện cho em để em hoàn thành khóa luận tốtnghiệp này Em xin chân thành cảm ơn cô TS Nguyễn Thanh Huyền đã tận tình hướngdẫn em trong quá trình làm khóa luận Về phía đơn vị thực tập, em xin chân thành gửi lờicám ơn đến giám đốc phòng giao dịch VIB Tây Hồ anh Phan Minh Hiếu cùng các anh chịtại phòng giao dịch VIB Tây Hồ đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em tiếp xúc với công việc,tìm hiểu các nghiệp vụ ngân hàng theo đúng chuyên ngành em đang học tại trường Đại họcThương Mại Trong quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp thì em không thể tránhkhỏi các sai sót nên em rất mong các thầy cô cùng đơn vị có thể bỏ qua và em rất mongnhận được những đóng góp ý kiến từ thầy cô để giúp em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệpcủa mình
Em xin trân thành cảm ơn!
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
1 Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý tại VIB Tây Hồ
2 Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay theo phân theo thời hạn giai đoạn 2013 –
2015
3 Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong 2013 – 2015
4 Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn giai đoạn 2013 –
2015
5 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn
6 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn
7 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có TSĐB
8 Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ sinh lời ngắn hạn
Trang 6Mục lục
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Giai đoạn 2013 – 2015 là giai đoạn Việt Nam đối diện với thách thức tái cơ cấukinh tế trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm Nền kinh tế Việt Nam rơi vàosuy thoái, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và phá sản hàng loạt, tỷ lệ nợ xấu trongngân hàng tăng cao, các ngân hàng bị sáp nhập, thâu tóm Chính phủ đã đề ra các chínhsách khác nhau để ngăn chặn tình trạng suy giảm kinh tế Nhờ có các chính sách của chínhphủ mà nền kinh tế nước ta trong năm 2015 đã có sự phục hồi và phát triển trở lại Chính
vì thế hoạt động cho vay ngắn hạn vào thời điểm này có thể đem lại nhiều lợi ích cho nềnkinh tế (cung cấp một lượng vốn cần thiết cho các doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động sảnxuất kinh doanh hay cung cấp vốn cho các hộ kinh doanh gia đình sản xuất kinh doanhđem lại thu nhập cho bản thân hay đơn giản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân )
Trước sức ép cạnh tranh với các ngân hàng khác, đặc biêt là cạnh tranh với cácngân hàng quốc doanh và các ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB)đang tích cực rà soát, đổi mới, đánh giá lại hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và hoạtđộng cho vay ngắn hạn nói riêng để nâng cao năng lực cạnh tranh từ đó phát triển bềnvững nghiệp vụ này Trong thời gian qua, mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất địnhtrong hoạt động cho vay ngắn hạn, nhưng VIB vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập nhưchưa có nhiều ưu đãi dẫn tới hoạt động này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thếcủa Ngân hàng Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu của mình là đưa VIB trở thành mộtngân hàng luôn sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất Việt Nam, hoạt động theo chuẩnmực của một ngân hàng quốc tế, đủ năng lực cạnh tranh với ngân hàng trong nước và quốc
tế hoạt động tại Việt Nam thì VIB cần phải có hiệu quả cao trong các hoạt động kinhdoanh của mình, trong đó có hoạt động cho vay ngắn hạn
Xuất phát từ những lý do đó, sau một thời gian thực tập tại Phòng giao dịch VIB
Tây Hồ, em đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng tại VIB Tây Hồ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và phân tích thực trạng cho vay ngắn hạn tại Phòng giao dịch VIB Tây
Hồ Phân tích các nhân tố môi trường kinh doanh tác động tới hiệu quả hoạt động cho vayngắn hạn tại Phòng giao dịch VIB Tây Hồ Từ đó đề xuất hướng giải quyết các vấn đề tồntại trong phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại phòng giao dịch VIB Tây Hồ
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trang 8- Đối tượng nghiên cứu:
+ Hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng tại phòng giao dịchVIB Tây Hồ
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nghiệp vụ kinh doanh: cho vay ngắn hạn
+ Về mặt không gian: khóa luận được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế,phòng giao dịch Tây Hồ
+ Về mặt thời gian: trong 3 năm từ 2013 đến 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc, phương pháp thống kê, phươngpháp so sánh …
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Để thu thập dữ liệu sơ cấp, khóa luận đã
sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu từ các báo cáo tàichính của PGD gồm: bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanhcác năm 2013, 2014 và 2015
- Phương pháp xử lý dữ liệu:
Xử lý dữ liệu sơ cấp: Để xử lý dữ liệu sơ cấp thu thập được, khóa luận sử dụngcác công cụ xử lý thông tin là phần mềm tính toán Excel, word…
Xử lý dữ liệu thứ cấp: Phương pháp thống kê so sánh, phương pháp tổng hợp…
là những phương pháp được sử dụng trong khóa luận để xử lý các dữ liệu thứcấp đã thu thập được
5 Kết cấu khóa luận
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ và hình vẽ, danhmục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóaluận được kết cấu thành 3 chương:
Trang 9Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản vè cho vay ngắn hạn đối với khách hàng của NHTM
Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay ngắn hạn đối với khách hàng tại ngân hàng VIB – PGD Tây Hồ (VIB Tây Hồ)
Chương 3: Một số đề xuất, kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn đối với khách hàng của VIB Tây Hồ
Trang 10Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về cho vay ngắn hạn đối với khách hàng của NHTM 1.1 Một số lý thuyết cơ bản có liên quan đến cho vay của NHTM.
1.1.1 Khái niệm cho vay của NHTM
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hànggiao cho khách hàng mộtkhoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắchoàn trả cả gốc và lãi (Theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 củaThống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng) Quan hệ này được thể hiện qua nội dung sau:
- Ngân hàng chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị tiền tệ nhất định
- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời giannhất định Sau khi hết thời gian sử dụng người đi vay có nghĩa vụ phải hoàn trả vô điềukiện cho ngân hàng một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu,khoản dôi ra gọi là tiềnlãi
Thời hạn nhất định ở đây chính là thời hạn cho vay Thời hạn cho vay là khoảngthời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợgốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và kháchhàng
Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng của ngân hàng Cho vaythường định lượng theo hai chỉ tiêu: Doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ Doanh
số cho vay trong kỳ là số tiền mà ngân hàng đã cho vay ra trong kỳ Dư nợ cuối kỳ là sốtiền mà hiện ngân hàng đang cho vay vào thời điểm cuối kỳ
1.1.2 Phân loại hoạt động cho vay của NHTM.
Các cách phân loại cho vay chỉ là tương đối song tựy theo yêu cầu của khách hàng và mụctiêu quản lý của ngân hàng, cho vay có thể được phân loại theo các tiêu chí sau:
* Căn cứ vào thời hạn:
- Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm và được dùng để tài trợ chovốn lưu động của doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân,hộ gia đình
- Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ một năm đến năm năm Cho vay trunghạn chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị,mởrộng sản xuất kinh doanh, hoặc xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ
- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên năm năm.Cho vay dài hạn chủ yếu là
để đáp ứng nhu cầu các dài hạn như: các dự án đầu tư , xây dựng nhà ở, các thiết bị quy môlớn
Trang 11- Cho vay kinh doanh bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xâydựng bất động sản, nhà ở, đất đai,bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại vàdịch vụ.
* Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:
- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sựbảolãnh của người khác mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn
để quyết định cho vay
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thếchấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của người khác
* Căn cứ vào phương pháp hoàn trả nợ vay:
- Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn
- Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp
- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tựy khả năng tài chính củamình mà người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào
* Căn cứ vào phương thức cho vay:
- Cho vay thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận cho khách hàng chivượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng đến một giới hạn xác định,trongkhoảng thời gian xác định và phù hợp với quy định của Chính Phủ về hoạt động thanh toánqua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
- Cho vay trực tiếp từng lần : Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng làm thủ tục vayvốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng Ngân hàng áp dụng cho vay từng lần đối vớinhững khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên và chưa được ngân hàng tínnhiệm
- Cho vay theo hạn mức tín dụng : Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một hạn mức tíndụng và duy trì trong khoảng thời gian nhất định Loại cho vay này áp dụng đối với nhữngkhách hàng có nhu cầu vay ngân hàng thường xuyên và được ngân hàng tín nhiệm
Trang 12- Cho vay luân chuyển : Là nghiệp vụ cho vay dựa trên quá trình luân chuyển của hànghúa,khi doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng húa thì có thể được ngân hàng cho vay vốn vàngân hàng sẽ tiến hành thu nợ khi doanh nghiệp bán được hàng.
- Cho vay trả góp : Ngân hàng và khách hàng tiến hành xác định số tiền lãi vay phải trảcộng với số nợ gốc được chia ra trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay
- Cho vay hợp vốn : Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay với một dự án hoặc phương
án vay vốn của khách hàng,trong đó một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp việc chovay
- Cho vay gián tiếp : Là cách thức cho vay mà tiền vay được phát đến một tổ chức trunggian sau đó mới đến tay người vay
1.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng của NHTM.
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của cho vay ngắn hạn đối với khách hàng của NHTM.
* Khái niệm: Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay nhỏ hơn
12 tháng thường được sử dụng nhằm bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hoặc nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình
* Đặc điểm:
- Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời vốn lưu độngtrong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngân hàng thường cho vay khikhách hàng phát sinh nhu cầu vốn để mua nguyên vật liệu, hoặc trang trải các chi phísản xuất, hoặc mua hàng hoá (đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại).Thông thường những thiếu hụt này chỉ mang tính tạm thời, sau đó khoản thiếu hụt này
sẽ sớm được thu lại dưới hình thái tiền tệ,vì vậy thời gian thu hồi khoản cho vay sẽnhanh
- Rủi ro thường không cao Do khoản cho vay chỉ cung cấp trong thời gian ngắn
vì thế ít chịu ảnh hưởng của những biến động không thể lường trước của nền kinh tếnhư các khoản cho vay trung và dài hạn Do đó nó ít gặp rủi ro hơn so với các khoảncho vay trung và dài hạn
- Lãi suất thấp: Lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí người đi vay phải trảcho ngân hàng để được quyền tạm thời sử dụng nguồn vốn của ngân hàng.Chính vì rủi
ro của khoản vay thường không cao do đó lãi suất người đi vay phải trả thông thườngthấp
Trang 13- Hình thức cho vay đa dạng: Ngân hàng cung cấp ngày càng nhiều phương thứccho vay ngắn hạn như: cho vay thấu chi, cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, chovay luân chuyển… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng,đồng thời giúpngân hàng phân tán rủi ro.
1.2.2 Vai trò của cho vay ngắn hạn đối với khách hàng của NHTM.
* Đối với khách hàng là các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, cho vay ngắn hạn có vai trò:Cho vay ngắn hạn là nguồn bổ sung kịp thời cho các nhu cầu về vốn ngắn hạn củadoanh nghiệp và hộ kinh doanh Nguồn vốn này giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếptục quá trình sản xuất kinh doanh, hoặc giúp tháo gỡ khó khăn tạm thời về tài chính Trongnhiều trường hợp, vay vốn ngân hàng còn là giải pháp tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện bắtkịp những cơ hội kinh doanh, tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất
Cho vay ngắn hạn đồng thời là động lực, yếu tố kích thích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh Các điều kiện trong cho vay ngắn hạn tạo áp lực buộc doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Khi doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng thì áp lực
mà họ phải chịu là khoản gốc và lãi sẽ phải trả khi đến hạn, chính vì điều này nên các doanh nghiệp sẽ phải cố gắng quay vòng vốn nhanh và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tốt nhất
*Đối với khách hàng là các cá nhân, cho vay ngắn hạn có vai trò:
Cung cấp kịp thời một lượng vốn cho các cá nhân đến vay để họ có thể sử dụng vàomục đích tiêu dùng của bản thân như chi tiêu thường xuyên, sửa chữa nhà, mua sắm các tàisản mà tại thời điểm đó họ chưa có đủ vốn để đáp ứng các nhu cầu đó
1.2.3 Hình thức và phương thức cho vay cho vay ngắn hạn đối với khách hàng của NHTM.
1.2.3.1 Hình thức cho vay ngắn hạn đối với khách hàng của NHTM.
Hình thức cho vay ngắn hạn đối với khách hàng của các ngân hàng chủ yếu dưới hai hình thức chính là cho vay để bổ sung vốn kinh doanh và cho vay tiêu dùng
Cho vay để bổ sung vốn kinh doanh thì sẽ được ngân hàng áp dụng với khách hàng
là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các hộ kinh doanh Khi các khách hàngnày thiếu hụt một lượng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thì họ sẽ tìm đến
Trang 14các ngân hàng để vay vốn bổ sung vào lượng vốn đang thiếu hụt nhằm hoàn tất quátrình sản xuất kinh doanh đang tiến hành hoặc vay vốn kinh doanh nhằm chớp lấycác thời cơ kinh doanh đang đến.
Cho vay tiêu dùng sẽ được ngân hàng áp dụng đối với khách hàng cá nhân nhằmđáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ (chủ yếu là mua sắm tài sản)
1.2.3.2 Phương thức cho vay ngắn hạn đối với khách hàng của NHTM.
a Cho vay thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội(vượt) trên số tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong mộtkhoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi
Để được thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi và thời hạnthấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng) Trong quá trình hoạt động, kháchhàng có thể kí séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ… vượt quá số dư tiền gửi để chi trả (tronghạn mức thấu chi) Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợgốc và lãi
Nghiêp vụ cho vay thấu chi thường diễn ra khi khách hàng không có sự phù hợp vềquy mô và thời hạn của thu và chi Chính vì vậy, hình thức cho vay này tạo điều kiện thuậnlợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán
Số tiền lãi mà khách hàng phải trả sẽ dựa vào lãi suất, thời gian thấu chi và số tiềnthấu chi Cụ thể:
Số tiền lãi phải trả = Lãi suất thấu chi Thời gian thấu chi Số tiền
Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản phần lớn là không có bảo đảm, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân vài ngày trong tháng vài tháng trong năm dùng để chi lương, chi các khoản phải nộp, mua hàng… Hình thức này nhìn chung chỉ
sử dụng đối với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn,
có quan hệ lâu dài với ngân hàng
b Cho vay trực tiếp từng lần
Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đốivới khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạnmức thấu chi Các khách hàng này sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ
Trang 15yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay vốn ngân hàng, tức
là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kì sản xuất kinh
doanh
Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn
vay Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và kí hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho
vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và các điều kiện bảo đảm nếu cần Mỗi
món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ khác nhau
Số lượng cho vay =Nhucầu vốn sản xuất kinhdoanh−vốn chủ sở hũu tham gia−vốn khác tham gia
Theo từng kì hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi Trong quá trình
khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng, nếu
thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng có thể thu hồi nợ trước hạn, hoặc chuyển
nợ quá hạn Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi
Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản Ngân hàng có thể kiểm soát từng
món vay tách biệt Tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo
c Cho vay theo hạn mức
Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức
tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì Đó là số dư tính tại thời
điểm tính
Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và
nhu cầu vay vốn của khách hàng Ngân hàng ước lượng các hạn mức tín dụng đối với các
doanh nghiệp căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay vốn của khách
hàng, tỉ lệ cho vay tối đa trên tổng giá trị tài sản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của ngân
hàng
Trong kì, khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt
quá hạn mức tín dụng Một số trường hợp ngân hàng quy định hạn mức cuối kì Dư nợ
trong kì có thể lớn hơn hạn mức Tuy nhiên đến cuối kì, khách hàng phải trả nợ để giảm
bớt dư nợ cuối kì không được vượt quá hạn mức
Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng
từ chứng minh đã mua hàng hoá hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay Sau khi kiểm tra tính
chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ giải ngân cho khách hàng
Trang 16Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh Trong nghiệp vụ này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ Khi khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu
nợ, do đó tạo chủ động quản lí ngân quỹ cho khách hàng Tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát được hiệu quả của từng lần vay Ngân hàng chỉ có thể phát hiện ra vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút
d Cho vay luân chuyển
Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá.Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽthu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Đầu năm hoặc quí, người vay phải làm đơn xin vayluân chuyển Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mứctín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ Hạn mức tín dụng có thểđược thoả thuận trong 1 năm hoặc vài năm Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thờihạn ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng và quyết định cho vay nữa haykhông tuỳ mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng như tình hình tài chính củakhách hàng
Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hàng lẫn doanh nghiệpđều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quĩ trong thờigian tới
Người vay cam kết các khoản vay sẽ được trả cho người bán và mọi khoản thu bánhàng đều dùng để trả vào tài khoản tiền vay trước khi được trích trích trả lại tài khoản tiềngửi thanh toán của khách hàng
Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hóa đơn nhập hàng và
số tiền cần vay Ngân hàng cho vay và trả tiền cho người bán Giá trị những hàng hoá muavào là đối tượng được ngân hàng tài trợ và thu nhập bán hàng đều là nguồn để chi trả chongân hàng Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo khối lượng và chất lượngquan hệ nợ nần của người vay
Cho vay luân chuyển thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệphoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kì tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyênvới ngân hàng
Trang 17Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho các khách hàng Thủ tục cho vay chỉ cần thựchiện 1 lần cho nhiều lần vay Khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn.
1.2.4 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn đối với khách hàng của
NHTM.
1.2.4.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay ngắn hạn đối với khách hàng của NTHM
Cũng như các doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng luôn chútrọng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả của cho vay nóiriêng Hiệu quả của hoạt động cho vay được hiểu là khả năng đáp ứng một cách phùhợp nhất nhu cầu về vốn của khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và sinh lời chongân hàng
Trên góc độ ngân hàng thương mại thì hiệu quả cho vay chỉ được xem xét dướicác chỉ tiêu về khả năng sinh lời và an toàn cho ngân hàng Khả năng sinh lời là nhữngkhoản thu do hoạt động cho vay mang lại và những khoản thu này phải lớn hơn so vớichi phí bỏ ra để từ đó có lãi cho ngân hàng Mặt khác hoạt động cho vay còn phải đảmbảo mục tiêu an toàn cho ngân hàng và khách hàng của ngân hàng
Trên góc độ kinh tế khoản cho vay có hiệu quả khi nó được sử dụng đúng mụcđích để góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cho xã hội với giá thành hạ, tạo
ra nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Một khoản chovay có hiệu quả phải mang lại lợi ích cho người đi vay, cho ngân hàng và cho nền kinhtế
Trên góc độ xã hội, hoạt động cho vay hiệu quả sẽ góp phần thực hiện các chínhsách, mục tiêu kinh tế vĩ mô của Đảng và Nhà nước đề ra, nhằm tạo môi trường thuậnlợi cho các thành phần kinh tế phát triển kinh doanh
Do giới hạ của đề tài nên khái niệm hiệu quả cho vay ngắn hạn được nghiên cứu
từ góc độ của ngân hàng và được cụ thể bằng các chỉ tiêu định tính, định lượng
1.2.4.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn
* Đối với ngân hàng:
Cho vay ngắn hạn là một trong các hoạt động quan trọng của ngân hàng thươngmại, là hoạt động đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, nó cũng có tác động khôngnhỏ đến các hoạt động khác của ngân hàng.Việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạnkhông chỉ giúp ngân hàng kinh doanh có lãi, giảm được chi phí nghiệp vụ, chi phí
Trang 18quản lý, và đặc biệt là giảm được những thiệt hại rất lớn do không thu hồi được khoản
đã cho vay Như vậy sẽ gia tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm,dịch vụ mà ngânhàng cung cấp cho khách hàng, tăng được lợi nhuận cho hệ thống ngân hàng thươngmại
Ngoài ra thông qua việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn của ngân hàng, sẽgiúp ngân hàng tồn tại một cách bền vững,củng cố mối quan hệ với các khách hàngtruyển thống và mở rộng, thu hút thêm nhiều khách hàng mới Đó cũng là cách để cácngân hàng thương mại mở rộng thị phần, nâng cao được lợi nhuận
* Đối với khách hàng:
Khách hàng của ngân hàng có hai loại: Người gửi tiền và người vay tiền
Người gửi tiền thì quan tâm đến khả năng thanh toán của ngân hàng mà khả năngthanh toán của ngân hàng lại có mối liên quan mật thiết với chất lượng của các khoảntín dụng Vì vậy đối với họ nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay là vấn đề cầnthiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến những khoản tiền gửi của họ vào ngân hàng Người vay tiền là người trực tiếp sử dụng khoản vốn vay ngân hàng Để đảm bảohiệu quả cho vay thì ngân hàng cần tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụngvốn vay của khách hàng qua đó cùng với khách hàng uốn nắn và chấn chỉnh kịp thờinhững thiếu sót trong hoạt động tài chính và kinh doanh của họ,làm sao cho khoản vay
đó đem lại nguồn thu cho khách hàng để họ có thể trang trải chi phí và có lãi.Bởi thếngười vay tiền cũng phải coi hiệu quả của khoản vay là vấn đề cần thiết của bản thânmình và ngày càng phải được nâng cao
* Đối với nền kinh tế:
Nếu xét trên quan điểm toàn xã hội thì vấn đề hiệu quả cho vay cũng là cần thiết.Bởi một đồng vốn của ngân hàng cho vay là đầu mối trong nhiều mối quan hệ kinh tế.Việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn của ngân hàng sẽ giúp nâng cao hiệu quả sửdụng vốn của nền kinh tế, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, thức đầy phát triển kinh tế
và tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội Do đó vấn đề nâng cao hiệu quả cho vay cũngđược cả xã hội quan tâm
Như vậy việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn là cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại, cũng như sự phát triển của nền kinh tế
1.2.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn đối với khách hàng của NHTM
a Các chỉ tiêu định tính
Trang 19Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay trên cơ sở pháp lý,việc tuân thủcác quy định,quy trình nghiệp vụ của ngân hàng thương mại cũng như việc thực hiệntheo đúng cam kết trong hợp đồng cho vay.
- Trên cơ sở pháp lý,hoạt động cho vay có hiệu quả nếu chấp hành đúng pháp luậtcủa Nhà nước, các quy chế cho vay, văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và cácvăn bản quy phạm pháp luật có liên quan
- Trên cơ sở quy chế cho vay của từng ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay
có hiệu quả luôn phải tuân thủ ba nguyên tắc :
+ Vốn vay phải được hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn cam kết
+ Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích
+ Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả
Ba nguyên tắc tín dụng trên hình thành một quy luật nội tại của tín dụng Trênthực tế cho thấy nếu một trong ba nguyên tắc ấy bị coi nhẹ, hoặc quá nhấn mạnhnguyên tắc này xem nhẹ nguyên tắc kia sẽ có thể dẫn đến tình trạng khách hàng mấtkhả năng thanh toán, phá sản một doanh nghiệp, làm cho ngân hàng mất vốn Do đó từnhững đặc điểm riêng của mình, hầu hết các ngân hàng đều nghiên cứu và đưa ra cácquy chế cho vay phù hợp nhất Cụ thể là các ngân hàng lập ra Sổ tay tín dụng, trong đóđưa ra các khái niệm, quy định, quy trình và các hướng dẫn cụ thể dành cho các cán bộngân hàng.Các quy định trong quy trình cho vay được áp dụng cụ thể cho từng trườnghợp xin vay ở mỗi ngân hàng thương mại là nhằm thực hiện việc cho vay có hiệu quả
Do vậy việc tuân thủ những quy trình là điều kiện rất quan trọng, là tiền đề của mộtkhoản cho vay có hiệu quả
Trên cơ sở quy trình cho vay, khi tiến hành hoạt động cho vay, ngân hàng vàkhách hàng sẽ lập nên một hợp đồng tín dụng.Trong hợp đồng tín dụng sẽ quy địnhchi tiết các yếu tố quan trọng như mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay, số tiền vay,lãi suất vay, phương thức hoàn trả gốc,trả lãi và được thể hiện ở dạng những camkết.Một khoản vay được coi là có hiệu quả khi nó tuân thủ đúng những cam kết đã kítrong hợp đồng tín dụng
Các nhóm chỉ tiêu định tính trên đã phản ánh phần nào hiệu quả của khoản cho vay Đây là những chỉ tiêu gần như bắt buộc phải có để một khoản cho vay được coi là có hiệu quả.Tuy vậy muốn xem xét cụ thể và toàn diện hơn nữa thì chúng ta cần phải xét đến các chỉ tiêu định lượng
Trang 20b Các chỉ tiêu định lượng
Nhóm chỉ tiêu định lượng phản ánh mặt lượng của khoản vay thông qua việc phân
tích các chỉ tiêu, tính toán và so sánh Nhóm các chỉ tiêu định lượng bao gồm:
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay ngắn hạn:
- Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn:
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn= Dư nợ cho vay ngắn hạn
Tổng dư nợ cho vay ∗100 %
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ cho vay
của ngân hàng.Qua chỉ tiêu này ta có thể so sánh quy mô của cho vay ngắn hạn so với
cho vay trung và dài hạn Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay
ngắn hạn của nền kinh tế cao hơn.Tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng và tùy từng
thời kỳ mà ngân hàng sẽ điều chỉnh tỷ lệ này cao hay thấp để phù hợp với diễn biến
của nền kinh tế
- Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn:
Tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn= Dư nợ cho vay ngắn hạn năm sau−dư nợ cho vay ngắn hạn nămtrước
Dư nợ cho vay ngắn hạnnăm trước ∗100 %
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm.Chỉ tiêu này
được xem xét trên khía cạnh mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự an toàn:
- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn:
Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn= Dư nợ cho vay ngắn hạn quá hạn
Tổng cho vay ngắn hạn ∗100 %
Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ an toàn tín dụng
ngắn hạn cũng như đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại.Nếu ngân
hàng thương mại có quá nhiều khoản nợ quá hạn, ngân hàng đó có nguy cơ không thu
hồi được các khoản đã cho vay,gây mất vốn ảnh hưởng tới việc thanh toán các khoản
vốn đã huy động thậm chí có thể làm phá sản ngân hàng Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá
hạn cao sẽ bị đánh giá là hiệu quả cho vay thấp và rủi ro cao.Do đó các ngân hàng
luôn mong muốn tỷ lệ này thấp
- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn:
Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn= Dư nợ xấu ngắn hạn
Dư nợ cho vay ngắnhạn∗100 %
Trang 21Nợ xấu là các khoản nợ được phân vào nhóm 3, 4, 5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợcho vay ngắn hạn là tỷ lệ để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của ngânhàng thương mại Do vậy tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lượng của hoạt động chovay của ngân hàng càng cao.
- Chỉ tiêu tỷ lệ cho vay ngắn hạn có TSĐB:
Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có TSĐB= Dư nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB
Dư nợ cho vay ngắn hạn QUOTE∗100 %
Hiệu quả cho vay phải bao gồm cả yếu tố an toàn và tài sản đảm bảo góp phần tạonên tính an toàn cho khoản tín dụng đó Hầu hết mọi khoản cho vay của ngân hàngđều phải có tài sản đảm bảo bởi vì tài sản đảm bảo hạn chế việc mất vốn của ngânhàng.Trong trường hợp khách hàng của ngân hàng không hoàn trả được nợ, lúc đóngân hàng sẽ phát mại các tài sản đảm bảo để bù đắp tổn thất cho khoản vay đó Vìvậy để tăng hiệu quả, tăng độ an toàn của khoản cho vay ngân hàng cần hạn chế việccho vay không có tài sản đảm bảo
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời:
Tỷ lệ sinhlời ngắn hạn=QUOTE Lợi nhuận cho vay ngắn hạn
Dư nợ cho vay ngắn hạn ∗100 %
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay ngắn hạn Tỷ lệ nàycàng cao chứng tỏ các khoản cho vay ngắn hạn đạt hiệu quả cao, mang lại nhiềukhoản thu cho ngân hàng Do đó ngân hàng luôn mong muốn tỷ lệ này càng cao càngtốt Để có được điều này thì ngân hàng cần phải chấp hành nghiêm chỉnh quy trìnhcho vay, tiến hành thu nợ và giải quyết tốt vấn đề nợ quá hạn
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng của NHTM.
1.3.1 Về phía ngân hàng
* Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng là định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng của ngân hàng,
có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng.Chính sách tíndụng được xây dựng nhằm hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngânhàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo ra sự thống nhất chungtrong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả sinh lời Chínhsách tín dụng phải phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước, phải kết hợp hài hòa
Trang 22lợi ích của người gửi tiền, người vay tiền với mục tiêu của ngân hàng Một chính sáchtín dụng phù hợp sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng giảm thiểu được rủi ro,nâng cao chất lượng và do đó hiệu quả của các món cho vay được nâng cao Nó cũnggóp phần thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng của ngân hàngđồng thời hướng hoạt động ngân hàng tuân thủ đúng đường lối chính sách mà Nhànước đã đề ra Ngược lại một chính sách tín dụng thiếu chính xác và hợp lý có thể đẩyngân hàng vào tình trạng thua lỗ hay nặng hơn là phá sản Vì thế nó có vai trò hết sứcquan trọng đối với hoạt động ngân hàng.Bất cứ một ngân hàng nào muốn có chấtlượng tín dụng tốt, hiệu quả cao đều phải có một chính sách tín dụng rõ ràng phù hợpvới ngân hàng mình và phù hợp với tình hình kinh tế.
* Khả năng thẩm định cho vay
Trong quy trình tín dụng của ngân hàng, thẩm định cho vay là khâu rất quantrọng Thẩm định là việc đánh giá, kiểm tra, dự đoán về độ chính xác, an toàn và hiệuquả của một hợp đồng tín dụng.Thẩm định giúp ngân hàng xem xét một cách toàn diệncác mặt của phương án để xác định tính khả thi của phương án trên cơ sở đó sẽ quyếtđịnh khách hàng này có đủ điều kiện để được cấp tín dụng hay không Kết quả của quátrình thẩm định sẽ dùng để quyết định xem có thực hiện cho vay hay không Mặc dùkhông thể tránh được tất cả các sai sót, nhưng khi ngân hàng làm tốt khâu này sẽ tạotiền đề cho việc thu hồi đủ cả vốn và lãi một cách đầy đủ,đúng hạn.Quá trình thẩmđịnh không chỉ đòi hỏi việc tuân thủ nghiêm ngặt về trình tự và an toàn thông tin màcòn yêu cầu trình độ chuyên môn và sự phán đoán linh hoạt của cán bộ tín dụng.Đốivới cho vay ngắn hạn, do tính đặc thù là thường xuyên, kịp thời nên khâu thẩm địnhcũng đòi hỏi phải nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, đồng thờiphải đảm bảo chính xác và an toàn cho món vay
* Quá trình giám sát khoản cho vay và xử lý tình huống của ngân hàng
Mặc dù công tác thẩm định giúp ngân hàng lựa chọn được những khách hàng tốt,nhưng đó chưa chắc đã đảm bảo để có được khoản cho vay có hiệu quả.Bởi lẽ hoạtđộng kinh doanh luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà bản thân doanh nghiệp và ngân hàngkhông thể lường trước được Chính vì thế công tác giám sát khoản cho vay có vai tròquan trọng giúp ngân hàng khắc phục yếu tố này Hoạt động giám sát thường tập trungvào việc khách hàng có tuân thủ đúng mục đích vay vốn không, tình hình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tài sản,quá trình trả nợ ngân hàng Nếu ngânhàng thực hiện tốt công tác này sẽ giúp phát hiện kịp thời những sai phạm của khách
Trang 23hàng để có thể đưa ra biện pháp kịp thời giúp hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạthiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao hiệu quả khoản vay.
* Trình độ cán bộ ngân hàng
Trình độ cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động cho vay,
vì suy cho cùng quyết định cung cấp tín dụng của ngân hàng là những quyết địnhmang tính chất chủ quan.Một ngân hàng với một Ban lãnh đạo tốt sẽ đưa ra đượcnhững chính sách hợp lý và phương thức phát triển phù hợp với khuynh hướng pháttriển của nền kinh tế Một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi sẽ giúp ngân hàng có đượcnhững khoản cho vay với chất lượng cao nhất.Mặt khác khách hàng của ngân hàngngày càng phong phú, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Do đó, cán bộ tíndụng cũng phải có trình độ hiểu biết rộng để có thể đánh giá được khách hàng vàphương án kinh doanh của họ
* Thông tin tín dụng
Nhờ có các thông tin tín dụng mà cán bộ ngân hàng có thể đưa ra các quyết định
về cho vay, đảm bảo tiền vay, nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng Do đó chất lượng củanguồn thông tin ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của khoản cho vay Trong quá trìnhhoạt động của ngân hàng những thông tin cần thiết về khách hàng, tình hình sản xuấtkinh doanh, tài sản đảm bảo, quan hệ tín dụng của khách hàng với những tổ chức tíndụng khác, quan hệ của khách hàng với bạn làm ăn… đều có ảnh hưởng đến quyếtđịnh của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay Thông tincàng chính xác,kịp thời càng giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong quyết định cho vay.Việc thiếu thông tin tạo ra những rủi ro cho ngân hàng, làm giảm hiệu quả của hoạtđộng ngân hàng Do đó, ngân hàng nào càng nắm được nhiều thông tin chính xác sẽcàng có lợi thế trong cạnh tranh
* Công tác kiểm soát nội bộ
Đây là công tác mà các ngân hàng phải luôn tiến hành thường xuyên nhằm duy trìhiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phù hợp với các mục tiêu, chính sáchcủa ngân hàng và các quy định của Nhà nước đã đặt ra Để làm tốt công tác này ngânhàng cần có một đội ngũ giỏi về chuyên môn, làm việc khách quan, trung thực và cóchế độ thưởng phạt nghiêm minh Có như thế hoạt động cho vay mới đảm bảo thựchiện đúng quy trình yêu cầu nhằm nâng cao hiệu quả của khoản cho vay
* Trình độ áp dụng công nghệ ngân hàng
Trang 24Ngày nay với việc áp dụng những tiến bộ công nghệ vào hoạt động ngân hàng đãđem lại nhiều kết quả tích cực cho ngân hàng cũng như thỏa mãn hơn nhu cầu đa dạngcủa khách hàng.Trong hoạt động cho vay, công nghệ cũng đóng vai trò hết sức quantrọng, đặc biệt trong việc đánh giá phân tích những chỉ tiêu tài chính Nhờ có các phầnmềm hiện đại mà có thể tính toán chính xác, khách quan các chỉ tiêu tài chính, từ đócán bộ tín dụng có thể đánh giá đúng tình hình tài chính của khách hàng và đưa raquyết định cho vay chính xác, nhanh chóng.Công nghệ hiện đại còn giúp rút ngắn thờigian giao dịch, đơn giản hóa các thủ tục, mang lại nhiều thuận tiện hơn cho kháchhàng, qua đó thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
1.3.2 Về phía khách hàng
Khi việc cho vay chưa diễn ra thì các điều kiện về phía ngân hàng đưa ra là quantrọng Tuy nhiên khi hợp đồng cho vay được ký kết,khách hàng đã vay được vốn củangân hàng thì chính khách hàng mới là người quyết định hiệu quả của món vay từ đóảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng Khả năng trả nợ của khách hàng được quyếtđịnh bởi các yếu tố sau:
* Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Khi xem xét hồ sơ khách hàng, chỉ những khách hàng có tình hình tài chính tốtmới được ngân hàng quyết định cho vay.Ngân hàng sử dụng các báo cáo tài chính củadoanh nghiệp như một kênh thông tin quan trọng để đánh giá tình hình tài chính củakhách hàng trong quá khứ và dự đoán tình hình trong tương lai Nếu tiềm lực tài chínhcủa khách hàng tốt,đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng, khoản cho vay sẽ ítgặp rủi ro hơn
* Phương án sử dụng vốn vay
Phương án sản xuất kinh doanh tốt sẽ đem lại lợi nhuận cao cho khách hàng, từ đó
sẽ đảm bảo trả nợ đầy đủ,đúng hạn cho ngân hàng Khi đó khoản vay đã mang lại thunhập cho cả khách hàng và ngân hàng tức là nó đã được sử dụng hiệu quả
* Năng lực điều hành, quản lý của chủ doanh nghiệp
Khi chủ doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao, năng lực lãnh đạo tốt thì ngay
ở khâu lập phương án sản xuất kinh doanh cũng đã thể hiện khả năng sử dụng hiệu quảvốn vay từ ngân hàng.Ngược lại nếu như chủ doanh nghiệp không có trình độ quản lý
và kinh nghiệm cần thiết sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả, không đạt
Trang 25được các mục tiêu đã đề ra, do đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ và có thể làm chongân hàng mất vốn.
* Đạo đức khách hàng
Bên cạnh việc xem xét về trình độ chuyên môn của khách hàng, cán bộ tín dụng cũng phải đánh giá khách hàng trên khía cạnh đạo đức khách hàng.Tính trung thực trong việc cung cấp các thông tin, mức độ thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng của khách hàng là điều kiện quan trọng để đảm bảo khoản vay có an toàn và hiệu quả không
1.3.3 Về phía nền kinh tế
* Môi trường kinh tế
Mọi hoạt động của cả doanh nghiệp và ngân hàng đều chịu ảnh hưởng của nhữngbiến động của nền kinh tế Bất cứ biến động nào của yếu tố kinh tế vĩ mô đều có thể cótác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp.Một nền kinh tế ổnđịnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăngnăng suất lao động, thu hồi vốn nhanh và đạt được lợi nhuận cao từ đó đảm bảo trả nợđầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng.Nhưng khi môi trường kinh tế không thuận lợichẳng hạn khi lạm phát cao, những biến động về tỷ giá hoặc biến động về thị trườnglàm cho chủ đầu tư bị bất ngờ, dẫn đến lợi nhuận thu được không như kế hoạch làmgiảm khả năng trả nợ cho ngân hàng
Như vậy hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng chịu ảnh hưởng của môitrường kinh tế mà nó hoạt động, do đó vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng là phải làmtốt công tác dự báo thị trường và khả năng thích ứng nhanh khi có biến động kinh tế
để vẫn đảm bảo hoạt động cho vay mang lại hiệu quả
* Các chính sách của Nhà nước
Các chính sách của Nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các khoảnvay Khi các chính sách này ổn định, phù hợp, nó sẽ kích thích doanh nghiệp sản xuấthiệu quả Nhưng khi các chính sách thay đổi liên tục, bất ổn sẽ ảnh hưởng đến hoạtđộng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, do đó cũng gây khó khăn cho ngân hàngtrong việc thu hồi nợ
* Môi trường pháp lý
Một hệ thống hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các ngânhàng và doanh nghiệp dễ dàng hoạt động, từ đó đảm bảo hiệu quả của khoản tín
Trang 26dụng.Ngược lại khi hành lang pháp lý thiếu đồng bộ sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạtđộng của cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả khoản vay.
Trang 27Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay ngắn hạn đối với khách hàng VIB – PGD Tây Hồ (VIB Tây Hồ).
2.1 Khái quát về ngân hàng VIB Tây Hồ
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của VIB Tây Hồ
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB)được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 16 Phan Chu Trinh, Q HoànKiếm, Hà Nội
Đến ngày 15/06/2015, sau 19 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong nhữngngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 80 nghìn tỷ đồng, vốnđiều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 8.200 tỷ đồng VIB hiện có gần 4.000cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch tạitrên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước
Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng với việc Ngân hàng CommonwealthBank of Australia (CBA) –Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là Ngân hàng hàng đầu thếgiới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược với tỉ lệ
sở hữu cổ phần ban đầu là 15% Sau một năm, ngày 20/10/2011, CBA đã hoàn thànhviệc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng vào VIB, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB
từ 15% lên 20% nhằm tăng cường cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinhdoanh và quy mô hoạt động cho VIB Mối quan hệ hợp tác chiến lược này tạo điềukiện cho VIB triển khai thành công các kế hoạch dài hạn trong chiến lược kinh doanh
và đặc biệt là nâng cao chất lượng Dịch vụ Khách hàng hướng theo chuẩn mực quốctế
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Sở giao dịch – Phòng giaodịch Tây Hồ gọi tắt là VIB Tây Hồ thành lập ngày 18 tháng 9 năm 2009 tại số 45 Âu
Cơ, Tây Hồ, Hà Nội VIB Tây Hồ thuộc sở giao dịch Lý Thường Kiệt, có con dấuriêng, Ngay từ khi thành lập phòng giao dịch đã được phép thực hiện mọi hoạt độngngân hàng, tín dụng, thanh toán trong và ngoài nước, tham gia các hoạt động mua bánngoại tệ, phát hành các loại thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, dịch vụ quản lý dòng tiền,dịch vụ ngân hàng điện tử Đến nay sau nhiều năm thành lập, VIB Tây Hồ đã nỗ lựcvượt qua khó khăn cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác để dần tự