1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

De cuong chi tiet khoa luan tot nghiep (HOAN CHINH)

18 120 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 333 KB

Nội dung

Số tín chỉ thời lượng: 5 75 tiết  Thời gian thực hiện: Sau khi sinh viên hoàn tất các học phần trong chương trình đào tạo chuyên Công nghệ kỹ thuật ô tô dự kiến vào học kỳ 5 - năm thứ 3

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG GTVT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA KỸ THUẬT Ô TÔ

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

1 Thông tin chung về môn học

1.1 Tên gọi học phần: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.2 Khoa phụ trách: Khoa Kỹ Thuật Ô Tô

1.3 Số tín chỉ (thời lượng): 5 (75 tiết)

 Thời gian thực hiện: Sau khi sinh viên hoàn tất các học phần trong chương trình đào tạo chuyên Công nghệ kỹ thuật ô tô (dự kiến vào học kỳ 5 - năm thứ 3);

 Sinh viên phải hoàn tất 6 tuần thực tập chuyên môn tại đơn vị thực tập nghiệp theo hướng dẫn của chuyên viên do đơn vị tiếp nhận thực tập sinh phân công gồm

 Tìm hiểu về công tác tổ chức, các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện cơ giới tại các đơn vị thực tập tốt nghiệp;

 Thực tập vận hành các thiết bị, máy móc chuyên dùng trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện cơ giới dưới sự cho phép và giám sát của người có trách nhiệm hướng dẫn tại nơi thực tập;

 Thực hiện các công việc đặc thù tại đơn vị thực tập tốt nghiệp khi có sự yêu cầu của người có trách nhiệm hướng dẫn;

 30 tiết (2-3 tiết/tuần) làm việc với giảng viên hướng dẫn do khoa Kỹ thuật ô tô phân công Riêng sinh viên được xét 1àm khóa luận tốt nghiệp tiếp tục 1àm việc với giảng viên hướng dẫn để hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình

 Trong thời gian thực tập chuyên môn tại đơn vị, sinh viên còn phải dành thời gian để viết khóa luận tốt nghiệp (2 - 3 tuần)

2 Đối tượng theo học:

Dùng cho SV các lớp cao đẳng chính quy 3 năm đào tạo theo hệ tín chỉ có điểm trung bình chung tích lũy từ 2,8 trở lên

Trang 2

3 Mô tả học phần:

Khóa luận tốt nghiệp là các đề tài nghiên cứu ứng dụng để giải quyết một vấn

đề công nghệ kỹ thuật cụ thể mang tính thực tế liên quan đến ngành học do sinh viên

tự chọn hoặc theo gợi ý của giáo viên hướng dẫn

Sinh viên có thể chọn thực hiện 1 trong 4 chuyên đề khóa luận tốt nghiệp như sau:

 Chuyên đề về động cơ ô tô;

 Chuyên đề về khung gầm ô tô;

 Chuyên đề về hệ thống điện ô tô;

 Chuyên đề về các thiết bị và máy móc chuẩn đoán trong chuyên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô

Lưu ý: Sinh viên phải mô tả từ cấu tạo, nguyên lý hoạt động đến kiểm

tra và sửa chữa …

4 Mục tiêu của môn học

4.1 Mục tiêu chung

Nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học

để giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tế Nội dung bao gồm tổng hợp các kiến thức đã học làm cơ sở để giải quyết vấn đề; phân tích lựa chọn phương án và cách thức giải quyết vấn đề; đánh giá kết quả và bảo vệ thành quả đã thực hiện

4.2 Mục tiêu cụ thể:

- Về kiến thức: Giải thích, minh họa, vận dụng kiến thức lý thuyết chuyên ngành

vào trong thực tế; phân tích các hiện tượng trên cơ sở lý thuyết được học

- Về kỹ năng: Có khả năng tự cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ phù hợp

công việc, khả năng giải quyết các vấn đề công nghệ, vận dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, sử dụng thông tin khoa học để giải quyết vấn đề để đạt được mục tiêu đề ra của khóa luận tốt nghiệp

- Về thái độ: sau khi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, sinh viên nhận thức được

tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ứng dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, quan tâm đến việc phát triển các kỹ năng cứng và mềm để phát triển nghề nghiệp tương lai

Trang 3

5 Yêu cầu

5.1 Đối với sinh viên

 Hiểu và nắm vững về ngành công ngệ kỹ thuật ô tô

 Tìm hiểu thực tiễn về nội dung đã học và những vấn đề có liên quan

 Nhận xét và đánh giá về thực tiễn và lý thuyết Giải thích sự khác biệt về thực tiễn và lý thuyết áp dụng tại các thực tiễn sản xuất

 Sinh viên phải có tinh thần tích cực và chủ động gặp gỡ, trao đổi với giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực tập, nghiên cứu và trình bày kết quả trong khóa luận tốt nghiệp

1.2.2 Giảng viên hướng dẫn:

 Hướng dẫn sinh viên nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu của quá trình thực tập

 Hướng dẫn sinh viên về quy trình tìm hiểu thực tiễn đối với những nội dung lý thuyết đã học và những nội dung khác có liên quan

 Kiểm soát quá trình thực tập của sinh viên, gặp và trao đổi sinh viên theo lịch qui định, để giúp sinh viên thực hiện đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết, giải đáp thắc mắc trong quá trình thực tập và hướng dẫn viết khóa luận tốt nghiệp

 Hướng dẫn cho SV về phương pháp nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu khoa học

 Đánh giá đúng đắn kết quả thực tập của sinh viên và chịu trách nhiệm về kết quả và quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của sinh viên

6 Quy trình thực hiện:

6.1 Qui trình tổng quát:

Thời gian thực hiện Khoá luận tốt nghiệp được thực hiện theo tiến độ sau:

Trước khi đi

thực tập

- Đăng ký đơn vị thực tập (Nếu đơn

vị thực tập tự liên hệ, cần cung cấp thong tin theo mẫu và được khoa xét duyệt)

- Kế hoạch thực tập của phòng Đào tạo và khoa Kỹ thuật ô tô

- Làm việc với khoa về kế hoạch thực tập

- Họp với GVHD - 2 tiết (Hướng

- Kế hoạch thực tập

- Đề cương học phần thực tập sản xuất và viết chuyên đề khóa

Trang 4

dẫn chọn đề tài và viết đề cương) luận tốt nghiệp.

Tuần 1 - 6

- Thực tập tại đơn vị thực tập

- Làm việc với chuyên viên hướng dẫn tại đơn vị thực tập

- Mẫu "kế hoạch thực tập chi tiết và theo dõi thực hiện"

- Họp với GVHD - 2 - 3 tiết/tuần

(Hướng dẫn lập đề cương chi tiết, hướng dẫn quá trình viết khóa luận tốt nghiệp)

- Hướng dẫn viết chuyên đề khóa luận

- Mẫu "Nhật ký thực tập"

Sau khi kết

thúc thực tập

- Hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp (2 - 3 tuần)

- Họp với GVHD - 2 - 3 tiết/tuần (Hướng dẫn hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp)

- Theo kế hoạch chung của khoa và nhà trường

- Nộp chuyên đề khóa luận tốt nghiệp

- Chấm chuyên đề khóa luận tốt nghiệp

- Danh sách GV chấm do khoa

và nhà trường phân công

Nhằm tăng cường sự kết nối và cam kết giữa giảng viên hướng dẫn và sinh viên thực tập, Khoa áp dụng hình thức nhật ký thực hiện khoá luận tốt nghiệp nhằm ghi nhận tiến độ thực hiện công việc, các vấn đề nảy sinh và cách thức giải quyết vấn đề trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp của sinh viên, hình thức như sau:

Thời

gian

Nội dung

làm việc

Nhận xét của GV(tiến độ, thái độ)

Các vấn đề cần tiến hành chỉnh

Xác nhận đã chỉnh sửa hoặc giải trình

Chữ ký của GV hướng dẫn

Chữ ký của SV

Trang 5

6.2 Qui trình cụ thể

Bước 1 : XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề Cương KLTN được coi như bản thiết kế mà SV căn cứ vào đó để "thi công"

KLTN của mình Đề cương KLTN do SV xây dựng với sự cố vấn của Giáo viên Hướng Dẫn (GVHD) và phải được GVHD phê duyệt trước khi triển khai

Trong Đề cương KLTN cần trình bày những nội dung sau:

1) Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu

2) Nội dung KLTN

3) Kế hoạch thực hiện

Đối tượng nghiên cứu - là toàn bộ sự vật hoặc hiện tượng trong phạm vi

quan tâm của đề tài Ví dụ : đề tài "Phân tích đặc điểm cấu tạo và khai thác kỹ thuật các loại bơm cao áp trang bị trên động cơ diesel ô tô" có đối tượng nghiên cứu là bơm cao áp của động cơ diesel

Phạm vi nghiên cứu - là một phần giới hạn của đối tượng nghiên cứu về

qui mô, không gian và thời gian Cơ sở để xác định phạm vi nghiên cứu có thể là :

+ Đảm bảo tính đại diện đủ cao của đối tượng nghiên cứu

+ Quĩ thời gian để hoàn tất công trình

+ Phương tiện, thiết bị, kinh phí , v.v

Ví dụ : phạm vi nghiên cứu của đề tài trên có thể là các động cơ ô tô ISUZU tải nhẹ …

Mục tiêu nghiên cứu - là cái đích mà người nghiên cứu đặt ra để định

hướng nỗ lực nghiên cứu và đạt tới Ví dụ : mục tiêu nghiên cứu của đề tài trên là phát hiện và lý giải những đặc điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo, về khai thác kỹ thuật giữa bơm cao áp của động cơ diesel ISUZU tải nhẹ và bơm cao áp của động cơ diesel tải nặng …

Bước 2 : THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

Khái niệm thông tin ở đây được hiểu như là nguyên liệu mà SV phải có để "chế biến" thành KLTN của mình Thông tin có thể được thu thập bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết hoặc bằng nghiên cứu thực nghiệm Chất liệu cho nghiên cứu lý

thuyết chỉ gồm những khái niệm, qui luật, tư liệu, số liệu, v.v đã tồn tại trước đó

Trong nghiên cứu lý thuyết không có bất kỳ thực nghiệm nào được tiến hành Nghiên cứu thực nghiệm là những nghiên cứu được thực hiện bằng cách quan sát các sự vật

Trang 6

hoặc hiện tượng diễn ra trong những điều kiện có gây biến đổi đối tượng thực hoặc trên các mô hình do người nghiên cứu tạo ra.

Thông tin cần được xử lý cả về mặt định lượng và định tính Trong quá trình xử

lý, cần đánh giá thông tin thu thập được có phù hợp với thực tế, nội dung của đề tài và giả thuyết khoa học đặt ra hay không

Một phần của bước thu thập và xử lý thông tin có thể tiến hành song song với bước viết bản thuyết minh.

Bước 3 : VIẾT BẢN THUYẾT MINH

Toàn bộ KLTN của sinh viên bao gồm : Bản thuyết minh, các Bản vẽ (nếu có)

và Hiện vật.

Bản vẽ - bao gồm các bản vẽ kỹ thuật, biểu đồ, biểu bảng, v.v Nội dung, hình

thức, số lượng bản vẽ được ấn định trong đề cương nghiên cứu Các bản vẽ kỹ thuật phải được trình bày theo đúng các qui định hiện hành Đối với các loại bản vẽ khác có thể được trình bày sao cho thể hiện tốt nhất nội dung cần truyền đạt

Hiện vật - bao gồm những sản phẩm do SV tự chế tạo hoặc tham gia chế tạo

hoặc những mẫu vật và tài liệu do SV thu thập theo yêu cầu đặt ra trong đề cương SV phải trình hiện vật hoặc ảnh chụp hiện vật

Bản thuyết minh - là kết quả thực hiện KLTN được thể hiện dưới dạng văn bản

với dung lượng 70  90 trang A4 Bản thuyết minh là phần bắt buộc phải có trong KLTN, phần bản vẽ và phần hiện vật tuỳ thuộc nội dung nghiên cứu và yêu cầu của GVHD

Sinh viên phải nộp 3 bản thuyết minh và 1 CD-ROM chứa toàn bộ nội dung bản thuyết minh cho Hội đồng chấm KLTN Trong trường hợp cần thiết, trưởng BM chuyên ngành có thể yêu cầu SV thực hiện KLTN trong lĩnh vực chuyên ngành quản

lý nộp thêm 1 bản thuyết minh để làm tài liệu tham khảo cho SV các khóa sau

Bản thuyết minh phải được soạn thảo trong môi trường Windows của Microsoft hoặc tương đương với font : Times New Roman, size : 13, line spacing : 1.5 lines, lề trên : 20 mm, lề dưới : 20 mm, lề trái : 30 mm, lề phải : 20 mm, số trang được đánh ở giữa phía phải góc dưới mỗi trang

Bản thuyết minh dù được bố cục như thế nào cũng phải có những bộ phận và nội dung sau đây :

Trang 7

1) Bìa chính và bìa phụ (theo Mẫu)

2) Mục lục - Trong mục lục cần ghi đầy đủ các chương, mục cấp 1 và mục cấp

2 Mục lục có thể đặt ở cuối bản thuyết minh hoặc ngay trước Lời nói đầu

3) Lời nói đầu - cần được viết súc tích, dài không quá 2 trang, trong đó thể

hiện lý do và bối cảnh ra đời của đề tài, nhiệm vụ chính và ý nghĩa của đề tài

4) Quyết định giao đề tài KLTN.

5) Nhận xét của cán bộ hướng dẫn (theo Mẫu)

6) Phiếu đánh giá KLTN (theo Mẫu).

7) Nội dung chính - được bố cục theo Chương, Mục cấp 1, Mục cấp 2 và Mục

cấp 3 trên cơ sở đề cương luận văn đã được phê chuẩn

Cách ghi thứ tự các chương, mục - Các chương và mục nên được ký hiệu

bằng số Arap cách nhau bởi dấu chấm như sau :

Chương - Chương 1, Chương 2, Chương 3,

 Mục cấp 1 - ví dụ : 3.1 , 3.2 , 3.3 ,

 Mục cấp 2 - ví dụ : 3.2.1 , 3.2.2 , 3.2.3 ,

 Mục cấp 3 - ví dụ : 3.2.3.1 , 3.2.3.2 , 3.2.3.3 ,

Các ý trong các mục có thể ký hiệu bằng các dấu : - , + ,  ,

Cách ghi thứ tự các hình, biểu bảng và công thức toán học - Các hình (hình

vẽ, ảnh, đồ thị, ) và biểu bảng được ghi số thứ tự bằng 2 nhóm số Arap cách nhau bởi dấu chấm (.) hoặc gạch ngang (-) Các công thức toán học được ghi số thứ tự bằng 2 nhóm số Arap cách nhau bởi dấu chấm (.) Nhóm số đầu chỉ số thứ tự của chương, nhóm số sau chỉ số thứ tự của hình, biểu bảng hoặc công thức toán học Ví dụ : H

3-12 ; Bảng 3-3-12 ; (3.3-12) là hình, bảng, công thức thứ 3-12 thuộc chương 3 Số thứ tự và tiêu đề của hình ghi phía dưới hình, số thứ tự và tiêu đề của bảng ghi phía trên bảng, số thứ tự của các công thức toán học được để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải Đối với các công thức toán học, phải chú thích những ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên ngay dưới biểu thức Có thể tổng hợp tất cả các ký hiệu và chữ viết tắt đã được sử dụng trong bản thuyết minh cùng nghĩa của chúng thành một danh mục đặt ở phần đầu của bản thuyết minh

Trang 8

Viết tắt - Chỉ viết tắt những cụm từ được lặp lại nhiều lần trong bản thuyết

minh Không viết tắt những cụm từ quá dài và những cụm từ ít xuất hiện trong bản thuyết minh Những cụm từ được viết tắt sau lần viết đầy đủ đầu tiên bằng cách đặt

chữ viết tắt trong ngoặc đơn , ví dụ : " nhiều đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) có giá trị "

7) Kết luận - Trong phần kết luận và kiến nghị cần trình bày những kết luận,

phát hiện mới và khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu của bản thân tác giả

8) Phụ lục - Các phụ lục có thể là : phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm đã

sử dụng trong bản thuyết minh, các văn bản pháp qui liên quan trực tiếp đến nội dung

đề tài, Các phụ lục được bố trí ngay sau phần kết luận

9) Tài liệu tham khảo - Tài liệu tham khảo ở đây được hiểu là những ấn phẩm

được lưu hành chính thức hoặc lưu hành nội bộ của các tác giả, cơ quan cụ thể mà học viên đã có sử dụng tư liệu trong đó Mọi ý kiến, kết luận, công thức thực nghiệm không phải của riêng tác giả và trích dẫn từ các tài liệu tham khảo phải được ghi rõ nguồn gốc Không ghi nguồn gốc các trích dẫn với những kiến thức phổ thông

Yêu cầu trung thực, chính xác trong sử dụng tài liệu tham khảo Sau mỗi lần trích dẫn, sử dụng số liệu hoặc công thức, v.v của tài liệu nào, phải ghi trong ngoặc vuông số thứ tự tài liệu đó

Tài liệu tham khảo được xếp theo ngôn ngữ Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn

Tài liệu tham khảo là sách, luận văn, báo cáo được ghi đầy đủ các thông tin

theo thứ tự như sau :

 Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành

 Năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn, dấu phảy sau ngoặc đơn)

 Tên sách, luận văn hoặc báo cáo (in nghiêng, dấu phảy cuối tên)

 Nhà xuất bản (dấy phảy cuối tên nhà xuất bản)

 Nơi xuất bản (dấu chấm kết thúc một tài liệu tham khảo)

Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách, v.v được ghi như sau :

 Tên tác giả

Trang 9

 Năm công bố (đặt trong ngoặc đơn, dấu phảy sau ngoặc đơn)

 Tên bài báo (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phảy cuối tên)

 Tên tạp chí hoặc sách (in nghiêng, dấu phảy cuối tên)

 Tập của bộ sách

 Số tạp chí (đặt trong ngoặc đơn, dấu phảy sau ngoặc đơn)

 Các số trang (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)

Ví dụ cách ghi tài liệu tham khảo :

1 Dương Đình Đối (1998), Sửa chữa máy đốt trong, NXB Nông nghiệp, tp.

HCM

2 Nguyễn Văn Ba (1995), Nghiên cứu ảnh hưởng của khe hở lắp ghép và tốc độ quay đến khả năng mang tải của ổ trục chân vịt dùng bạc lót gỗ, bôi trơn bằng nước biển, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thuỷ sản.

3 UBND tỉnh Bình Thuận (2002), Báo cáo tổng kết 5 năm (1997-2002) thực hiện chương trình khai thác hải sản xa bờ tại tỉnh Bình Thuận, UBND tỉnh Bình

Thuận

4 V Arkhagelski (1979), Motor Vehicle Engines, Mir Publishers, Moscow.

Anderson J E (1985), "The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case",

American Economic Review, 75(1), pp 178-190.

6.3 Các biểu mẫu

6.3.1 M u Phi u đ ng ký đ tài khóa lu n t t nghi pẫu Phiếu đăng ký đề tài khóa luận tốt nghiệp ếu đăng ký đề tài khóa luận tốt nghiệp ăng ký đề tài khóa luận tốt nghiệp ề tài khóa luận tốt nghiệp ận tốt nghiệp ốt nghiệp ệp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG GTVT - TP HCM

KHOA KỸ THUẬT Ô TÔ

PHIẾU ĐĂNG KÝ

ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên đăng ký đề tài (sĩ số trong nhóm……):

(1) MSSV: ……… Lớp: (2) MSSV: ……… Lớp: (3) MSSV: ……… Lớp:

Trang 10

Chuyên ngành :

2 Tên đề tài đăng ký :

3 Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên đã hiểu rõ yêu cầu của đề tài và cam kết thực hiện đề tài theo tiến độ và hoàn thành đúng thời hạn Ý kiến giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) TP HCM, ngày … tháng … năm ……….

Sinh viên đăng ký (Ký và ghi rõ họ tên) Khoa Kỹ Thuật Ô Tô Trưởng Khoa (Ký và ghi rõ họ tên) 6.3.2 M u ẫu Phiếu đăng ký đề tài khóa luận tốt nghiệp Đề tài khóa luận tốt nghiệp ương khóa luận tốt nghiệp c ng khóa lu n t t nghi pận tốt nghiệp ốt nghiệp ệp TRƯỜNG CAO ĐẲNG GTVT - TP HCM KHOA KỸ THUẬT Ô TÔ ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ: Cao đẳng chính qui Họ và tên sinh viên:

MSSV : ……… Lớp:

Địa chỉ :

E-mail :

Ngành :

Ngày đăng: 15/07/2020, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w