2.2.Phó tổng giám đốc: Số người :03 aPhó tổng giám đốc khai thác Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý và điều hành sản xuất khai thác kinh doanh, nghiên cứu thị trường, điều ph
Trang 1ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀU VẬN TẢI CONTAINER TẠI PHÒNG VẬN TẢI CONTAINER CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NƠI THỰC TẬP
A Giới thiệu về công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
I Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty
1 Sơ lược hình thành và phát triển của công ty vận tải biển Việt Nam
Tiền thân của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam là công ty vận tải biển Việt Nam Quá trình hình thành công ty có thể tóm lược như sau:
Tên đơn vị: Công ty vận tải biển Việt Nam
Ngày thành lập 1-7-1970, trên cơ sở hợp nhất 3 đội tàu Tự lực, Giải phóng và Quyết thắng làm nhiệm vụ vận tải trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước
Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động: Kinh doanh vận tải đường biển Dịch vụ, đại lý, môi giới, xuất nhập khẩu và đại lý vật tư, thiết bị phụ tùng, dầu mỡ, hoá chất, sơn các loại Dịch
vụ vận tải đa phương thức, cung ứng lao động ngành hàng hải trong, ngoài nước
• Năm 1956: Thành lập Quốc doanh vận tải Sông biển
• Năm 1964: Tách bộ phận đờng sông thành Công ty 102 Bộ phận đờng biển thành Công
ty Vận tải Đường biển Việt Nam (công ty 101) Tiếp quản đoàn đánh cá Quảng Bình, loại tàu đánh cá vỏ sắt thành Công ty 103
• Ngày 4/10/1966: Giải thể Công ty vận tải đường biển Việt Nam để thành lập:
* Đội tàu Giải Phóng
* Đội tàu Quyết Thắng
• Ngày 28/10/1967: Cục đờng biển ra quyết định giải thể Công ty 103, thành lập đội tàu tự lực đảm nhận vận tải tuyến khu 4
• Ngày 1/7/1970: Bộ Giao Thông Vận Tải (BGTVT) ra quyết định giải thể 3 đội tàu và thành lập Công ty Vận Tải Biển Việt Nam (VOSCO)
Trang 2• Ngày 1/4/1975: BGTVT ra quyết định thành lập Công ty Vận tải ven biển Việt Nam (VIETCOSHIP) quản lý toàn bộ khối tàu nhỏ của Công ty Vận tải biển Việt Nam gồm VTB, B, tàu DWT dới 1000 T, tàu Giải Phóng, khối vận tải xăng dầu đường sông, với số người là 3200 người trong đó VOSCO quản lý 6 tàu lớn và 600 người
• Công ty vận tải biển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được thành lập lại, tổ chức hoạt động kinh doanh theo Quyết định số 29-TTg ngày 26/01/1993 của Thủ tướng Chính phủ
Kể từ sau khi trở thành doanh nghiệp Việt Nam hạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) theo Quyết định số 250/TTg ngày 29/04/1994 của Thủ tướng Chính phủ, Công ty Vận tải biển Việt Nam đã được tổ chức và hoạt động trên cơ sở “ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Vận tải biển Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-HĐQT ngày 05/07/1996 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
• Năm 2007, theo Quyết định số 1367 QĐ/BGTVT ngày 26/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt danh sách doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thực hiện cổ phần hoá năm 2006, Quyết định số 687 QĐ/BGTVT ngày 29/03/2007 của Bộ giao thông vận tải về giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, Biên bản họp Đại hội công nhân viên chức bất thường ngày 06/06/2007 góp ý hoàn thiện phơng án
cổ phần hoá, phơng án sắp xếp lao động và dự thảo điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam, năm 2008, công ty vận tải biển Việt Nam chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
Tên tiếng Việt : Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
Tên giao dịch Quốc tế : VietNam ocean shipping joint stock company
Tên viết tắt : VOSCO
Trụ sở chính : Số 215 Lạch Tray, Ngụ Quyền , Hải Phũng
2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty
Ban giám đốc Công ty Vận tải biển Việt Nam bao gồm:
·Tổng giám đốc
·Phó tổng giám đốc khai thác
·Phó tổng giám đốc kĩ thuật
Trang 3·Phó tổng giám đốc phía Nam
2.1.Tổng giám đốc:
Chức năng nhiệm vụ: Điều hành chung
Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân và tổ chức điều hành trong mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và pháp luật về điều hành công ty
2.2.Phó tổng giám đốc: Số người :03
a)Phó tổng giám đốc khai thác
Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý và điều hành sản xuất khai thác kinh doanh, nghiên cứu thị trường, điều phối, nắm bắt nguồn hàng, xây dựng phương án kinh doanh, đề xuất với Tổng giám đốc công ty kí kết các hợp đồng vận tải hàng hóa và các phương án cải tiến tổ chức sản xuất trong công ty, theo dừi hoạt động của đội tàu
b)Phó tổng giám đốc kĩ thuật
Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý điều hành công việc kĩ thuật, vật tư, sửa chữa, công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học sáng kiến, hợp lý húa sản xuất và cỏc hoạt động liên quan khác, tiến hành theo dừi hoạt động của đội tàu, đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn
c)Phó tổng giám đốc phía Nam
Chức năng nhiệm vụ: phụ trách toàn bộ các hoạt động của các chi nhánh phía Nam
Sau đây là Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
Trang 4ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TICH HĐQT BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KHAI
THÁC
PHÓ CHỦ TỊCH HĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÍA
NAM
Phòng Tổ chức
Tiền lương
Phòng Tài chính
Kế toán
Phòng Kế hoạch
Đầu tư
Phòng Hàng Hải Chi nhánh
Nha Trang
Chi nhánh Quy Nhơn
Phòng Khai thác thương vụ
Phòng Vận tải Container
Phòng Vận tải Dầu khí
Chi nhánh Quảng Ninh
Chi nhánh
Hà Nội
Phòng
Hành chính
Trung tâm thuyền
viên
Phòng TT – BV -QS Đại lý tàu biển &
Logictics
Chi nhánh
Đà Nẵng
Ban Quản lý, An toàn & chất lượng
Chi nhánh Quảng Ngãi
Phòng Kỹ Thuật
Phòng Vật tư
XN Dịch vụ & Đại
lý sơn
XN Đại lý Dầu
XN Sửa chữa &
Dịch vụ Tàu Biển
Đại lý tàu biển &
Dịch vụ hàng hải
Chi nhánh TP
Hồ Chí Minh
Chi nhánh Vũng Tàu
Chi nhánh Cần Thơ
Đội tàu hàng khô Đội tàu dầu Đội tàu Container
Phòng Kỹ Thuật tàu dầu
Trung tâm huấn luyện thuyền viên
Trang 5II Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
1.Phòng khai thác - thương vụ
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu có hiệu quả nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc khai thác Phòng có chức năng nhiệm
vụ chủ yếu sau:
+ Tổ chức kinh doanh khai thác đội tàu hàng khô của công ty, chỉ đạo đôn đốc hệ thống đại lý trong và ngoài nước thực hiện kế hoạch sản xuất
+ Khai thác nguồn hàng, tham mưu ký kết hợp đồng vận tải và tổ chức thực hiện hợp đồng
+ Tổ chức đánh giá, phân tích hoạt động kinh tế của đội tàu hàng khô
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo thống kê sản lượng vận tải, doanh thu theo định kỳ, kế hoạch trung và dài hạn về kinh doanh khai thác vận tải
+ Điều hành toàn bộ hoạt động của các tàu theo hợp đồng, chỉ đạo lựa chọn quyết định phương
án quản lý tàu
+ Điều động tàu theo kế hoach sản xuất và hợp đồng vận tải đã kí kết Đề xuất phương án thưởng giải phóng tàu nhanh, thưởng các tàu, các đơn vị kinh doanh có đóng góp hợp tác, hỗ trợ tàu hoặc công ty có hiệu quả
2.Phòng vận tải dầu khí
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu dầu kinh doanh có hiệu quả cao nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc khai thác Phòng có nhiệm vụ chủ yếu là đàm phám, kí kết các hợp đồng vận tải của tàu dầu, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động của tàu dầu
3.Phòng vận tải container
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu container kinh doanh có hiệu quả cao nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc khai thác Phòng có nhiệm vụ chủ yếu là đàm phám, kí kết các hợp đồng vận tải của tàu container, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động của tàu container
4.Phòng kĩ thuật
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý kĩ thuật của đội tàu, quản lý kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn quy trình quy phạm về kĩ thuật bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa tiêu hao vật tư phụ tùng phục vụ cho khai thác kinh doanh vận tải hoạt động có hiệu quả
Trang 6Phòng chịu sự quản lý trực tiếp của Phó tổng giám đốc kĩ thuật.
Tham gia vào các chương trình kế hoach đào tạo lại, nâng cao trình độ kĩ thuật kĩ sư lái tàu về quản lý khai thác kĩ thuật, tham gia giám định sáng kiến nghiên cứu khoa học, tiết kiệm trong phạm vi quản lý nghiệp vụ của phòng và công tác kĩ thuật khác Tổng giám đốc giao
5.Phòng vật tư
Quản lý kĩ thuật vật tư, kế hoạch sửa chữa tàu, xây dựng các chỉ tiêu định mức kĩ thuật bảo quản vật tư nhiên liệu
Nắm bắt nhu cầu sử dụng vật tư phụ tùng của các tàu để xây dựng định mức và cung cấp kịp thời cho hoạt động vận tải và các hoạt động khác
Triển khai về mua bán và cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế cho đôi tàu Xây dựng, điều chỉnh các nội quy, quy chế về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và tiêu chuẩn quản lý, sử dụng máy móc, trang thiết bị trên tàu
Quản lý về chất lượng, tính năng về kĩ thuật của trang thiết bị máy móc trên tàu Theo dõi, hướng dẫn hoạt động khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc theo đúng quy trình quy phạm tiêu chuẩm kĩ thuật
6.Phòng tài chính kế toán
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý hoạt động tài chính, hạch toán kinh tế và hạch toán kế toán trong toàn công ty, quản lý kiểm soát các thủ tục thanh toán, đề xuất các biện pháp giúp cho công ty thực hiện các chỉ tiêu tài chính Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Tổng hợp các số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn đảm bảo quyền chủ động trong kinh doanh và tự chủ về tài chính Phân tích đánh giá hoạt động tài chính trong khai thác đội tàu để tìm ra biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất
+ Đề nghị các biện pháp điều chỉnh, xử ký kịp thời những sai lệch trong hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính, có quyến tham gia tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán tài chính trong phạm vi toàn công ty
7.Trung tâm thuyền viên và trung tâm huấn luyện thuyền viên
Là trung tâm chức năng chịu trách nhiệm quản ký thuyền viên về tất cả các mặt đời sống của thuyền viên, chịu trách nhiệm bổ sung thuyền viên cho đội tàu Thường xuyên có lớp đào tạo
và đào tạo lại tay nghề, nâng cao trình độ cho đội ngũ thuyền viên, sẵn sàng thuyền viên đự trữ
Trang 7để bổ sung và thay thế thuyền viên cho các tàu bất kì khi nào
8.Phòng Hàng hải
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác pháp chế, an toàn hàng hải của tàu, theo dõi về các vấn đề pháp lý của công ty Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Quản lý hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế hàng hải Tổ chức thanh tra việc thực hiện các quy định của công ty, luật pháp quốc tế và Việt Nam trên tàu Quản lý, hướng dẫn việc thực hiện
về công tác an toàn hàng hải, an toàn lao động trong sản xuất và hoạt động khai thác vận tải trong toàn công ty
+ Thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm trong công ty
+ Yêu cầu các phòng ban, các tàu, các đơn vị trong công ty cung cấp số liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến hoạt động khai thác kinh doanh vận tải, khai thác kĩ thuật khi cần cho nghiệp vụ của phòng
+ Có quyền đề nghị khen thưởng và kỉ luật các cá nhân, tập thể thể hiện an toàn hàng hải, an toàn lao động cũng như chấp hành các luật lệ, luật pháp quốc tế, Việt Nam và các quy chế công ty
9.Phòng tổ chức - tiền lương
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức lao động và tiền lương trong hoạt động khai thác kinh doanh của công ty Phòng có chức năng chủ yếu sau:
+ Tổng hợp cân đối kế hoạch sản xuất kinh doan h vận tải, kết quả sản xuất kinh doanh toàn công ty, theo dõi diễn biến thị trường, chính sách xã hội trong và ngoài nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Tham mưu cho lãnh đạo để có biện pháp điều động phù hợp
+ Quản lý khai thác sử dụng lực lượng lao động của công ty, tổ chức tái đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn
+ Xây dựng các định mức lao động, lập kế hoạch về lao động tiền lương phù hợp
10 Phòng hành chính
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc các công việc hành chính như:
+ Quản lý về văn thư lưu trữ, lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị văn phòng phẩm
+ Quản lý và lập kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng trụ sở chính và các chi nhánh, trang thiết bị nội thất, thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin liên lạc
Trang 8+ Quan hệ với các cơ quan chức năng trong địa phương để giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thuận lợi
11 Phòng thanh tra - bảo vệ - quân sự
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc giải quyết công tác thanh tra, bảo vệ sản xuất, thực hiện công tác quân sự Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Tham mưu giúp Tổng giám đốc các công tác thanh tra theo quy định và pháp lệnh thanh tra Nhà nước, triển khai công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn trong công ty, tổ chức thực hiện các pháp lệnh về dân quân tự vệ, quản lý trang thiết bị tự vệ trong công ty
+ Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn về chống cướp biển, chống khủng bố trên biển
12 Ban quản lý an toàn và chất lượng
Chịu trách nhiệm về hệ thống quản lý an toàn (ISM Code) và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Hiện tại, công ty có:
* 09 chi nhánh và 01 văn phòng đại diện:
o Chi nhánh tại Hà Nội
Địa chỉ: 22 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
o Chi nhánh tại Quảng Ninh
Địa chỉ: 53 Lê Thánh Tông, thành phố Hạ Long
o Chi nhánh tại Đà Nẵng
Địa chỉ: 255 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng
o Chi nhánh tại Quảng Ngãi
Địa chỉ: 79 Phan Đình Phùng, tỉnh Quảng Ngãi
o Chi nhánh tại Quy Nhơn
Địa chỉ: 212 Đống Đa, thành phố Quy Nhơn
o Chi nhánh tại Nha Trang
Địa chỉ: 34 Trần Phú, Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang
o Chi nhánh tại Vũng Tàu
Địa chỉ: 160 Hạ Long, thành phố Vũng Tàu
o Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 69 Hàm Nghi, thành phố Hồ Chí Minh
Trang 9o Chi nhánh tại Cần Thơ
Địa chỉ: 89A Cách Mạng Tháng Tám, thành phố Cần Thơ
o Văn phòng đại diện tại Bangkok
Địa chỉ: Sethiwan Tower 20th Floor, Silom, Bangrak Bangkok 10500, Thailand
* 05 đơn vị hạch toán trực thuộc gồm:
o Xí nghiệp đại lý sơn
o Xí nghiệp đại lý dầu nhờn
o Đại lý giao nhận vận tải đa phơng thức (VFFC)
o Trung tâm thuyền viên
o Xí nghiệp sửa chữa cơ khí
* Các tổ chức có vốn góp của công ty:
o Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng
o Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam
o Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội
III Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam có trụ sở làm việc khang trang được trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng cần thiết, có một đội tàu viễn dương lớn nhất cả nước, có các
xưởng, các xí nghiệp sửa chữa lớn nhỏ phục vụ cho đội tàu của Công ty
Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện nay của Công ty bao gồm:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc thiết bị phục vụ quá trình làm việc
- Các chi nhánh, các đại lý, các xí nghiệp sửa chữa tàu
- Đội tàu gồm 27 chiếc
- Đội ca nô đưa đón người ra tàu, từ tàu vào bờ, chuyên trực bến phục vụ tàu
- Đội ca nô chuyên cung cấp nước ngọt và dịch vụ cho tàu
- Một số phương tiện vận tải phục vụ cho công tác hành chính
Công ty có tài khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải (MSB) với số tài khoản:
VND: 3611 001 0026 USD: 621 002 0026
Trang 10Tại thời điểm năm 2009, tổng tài sản của Công ty là 4.900 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 1.400 tỷ đồng.
1 Tài sản cố định của Công ty:
STT Tài sản cố định Nguyên giá (đồng) Giá trị còn lại (đồng)
1 Nhà cửa, vật kiến trúc 29.017.477.959 19.286.850.171
3 Phương tiện vận tải 2.978.424.952.639 1.713.284.211.928
4 Tài sản cố định khác 4.752.933.030 1.312.802.628
5 Tài sản cố định vô hình 2.619.367.500 2.619.367.500
2 Lực lượng lao động và trình độ lao động:
- Tổng số lao động hiện tại là 1677 người gồm có 1585 nam và 92 nữ , nữ được bố trí làm việc trên 28 tàu, 16 chi nhánh và 13 phòng ban nghiệp vụ
- Về độ tuổi lao động
+ Từ 18- 29 tuổi: 548 người
+ Từ 30 - 44 tuổi: 651 người
+ Từ 45- 60 tuổi: 478 người
+ Từ 60 tuổi trở nên: 0 người
- Về bố trí lao động
+ Lao động khối phòng ban: 221 người
+ Lao động khối Chi nhánh: 191 người
+ Lao động khối tàu ( thuyền viên): 1210 người