Nội dung môn họcBài 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước Bài 2: Bộ máy nhà nước Việt Nam Bài 3: Những vấn đề cơ bản về pháp luật Bài 4: Quy phạm pháp luật – Quan hệ pháp luật Bài 5
Trang 1PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Trang 2Tài liệu, giáo trình, hình thức thi
Giáo trình: Pháp luật đại cương (Đại học Kinh tế quốc
dân, tái bản năm 2012)
Trang 3Nội dung môn học
Bài 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước
Bài 2: Bộ máy nhà nước Việt Nam
Bài 3: Những vấn đề cơ bản về pháp luật
Bài 4: Quy phạm pháp luật – Quan hệ pháp luật
Bài 5: Thực hiện pháp luật – Vi phạm pháp luật – Trách nhiệm pháp lý
Bài 6: Luật Hiến pháp – Hành chính – Pháp luật phòng chống tham nhũng
Bài 7: Luật dân sự - Luật Tố tụng dân sự
Bài 8: Luật Hình sự - Tố tụng hình sự
Trang 4BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ
CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
Trang 5I Nguồn gốc Nhà nước
QUAN ĐIỂM
Phi Mácxít Mác - Lênin
Trang 61 Những quan điểm phi Mácxít về nguồn gốc Nhà nước
1.1 Theo thuyết thần quyền (thần học).
Thượng đế
Nhà nước (siêu nhiên)
Quyền lực NN vĩnh cữu - bất biến
Trang 71.2 Theo thuyết gia trưởng
Gia đình Gia trưởng Gia tộc
Trang 8• “Trời sinh dân, nuôi dân, thương dân, đặt ra vua để làm lợi cho dân, chăn nuôi dân, cai trị dân; do đó có vua tôi
• Có vua tôi là có trên dưới, tôn ti Muốn giữ cái trật tự
có lợi cho dân đó phải đặt ra lễ nghĩa cho dân theo, theo đúng thì thưởng, không theo đúng thì phạt, do đó
có pháp luật
• Tóm lại, quốc gia như một đại gia đình mà gia đình
như một tiểu quốc gia
Trang 91.3 Theo thuyết khế ước
Khế ước (Hợp đồng)
Nhà nước
Trang 112 Quan điểm Mác – Lênin về nguồn gốc Nhà nước2.1 Xã hội nguyên thuỷ và tổ chức thị tộc, bộ lạc
Thị tộc Tộc trưởng
Bào tộc
Bộ lạc Thủ lĩnh
Hội đồng thị tộc
Trang 14•Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất
và sản phẩm lao động Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không ai có tài sản riêng, không có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiếm đoạt tài sản của người khác
•Cơ sở xã hội: trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao
động và sản xuất, một đơn vị kinh tế - xã hội Thị tộc được
tổ chức theo huyết thống Xã hội chưa phân chia giai cấp và không có đấu tranh giai cấp
•Quyền lực xã hội: quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội
mà vẫn gắn liền với xã hội, hòa nhập với xã hội Quyền lực
đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng
Trang 15•Tổ chức quản lý: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực
cao nhất của thị tộc, bao gồm tất cả những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc Quyết định của Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của cả thị tộc và
có tính bắt buộc đối với mọi thành viên Hội đồng thị tộc bầu
ra người đứng đầu như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự,… để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc
•Trong xã hội hình thành các quy tắc xử sự chung (tập
quán; phong tục, đạo đức; tín điều tôn giáo,…) = Quy phạm
xã hội (được mọi người thực hiện một cách tự giác và trở thành thói quen, nếp sống của các thành viên trong xã hội.
Trang 162.2 Sự phân hoá giai cấp trong xã hội và Nhà nước xuất hiện
•Lần phân công lao động thứ nhất: ngành chăn nuôi ra đời
•Lần phân công lao động thứ hai: ngành tiểu thủ công nghiệp ra đời
•Lần phân công lao động thứ ba: ngành thương nghiệp
ra đời
Trang 17Sau ba lần phân công lao động, trong lòng thị tộc xuất hiện những lợi ích mới, những lợi ích của những tầng lớp người khác nhau không những xa lạ với chế độ thị tộc mà
còn đối lập với chế độ đó về mọi phương diện Xã hội thị
tộc, bộ lạc bị phân hoá thành các tập đoàn người có địa
vị kinh tế- xã hội khác hẳn nhau.
Trang 18•Sự xuất hiện các giai cấp mới đưa đến hai hệ quả:
1) Xoá bỏ nguyên tắc bình đẳng giữa người với người trong xã hội thị tộc - bộ lạc cũ;
2) Tạo nên mâu thuẫn mang tính chất đối kháng, không thể điều hoà được giữa các giai cấp xã hội với nhau
Trước tình hình đó, thị tộc trở nên bất lực Để điều hành và quản lý xã hội mới, đòi hỏi phải có một tổ chức
mới Đó chính là nhà nước.
Trang 19Sự ra đời của nhà nước là tất yếu bởi nó dựa trên những tiền đề về kinh tế và xã hội
Tiền đề về kinh tế: chế độ tư hữu về tài sản (tư liệu
sản xuất và tư liệu sinh hoạt quan trọng)
Tiền đề xã hội: sự phân chia xã hội thành các giai
cấp đối kháng và có sự đấu tranh giữa các giai cấp đó với nhau
Nhà nước “không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh
từ xã hội” có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong một “trật tự”
Trang 20Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng:
•Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng
không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến
Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa
•Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã
phát triển đến một giai đoạn nhất định Nhà nước chỉ
xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự
tư hữu tài sản và phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng
Trang 21II Khái niệm, bản chất của Nhà nước
1 Khái niệm Nhà nước
Nhà nước là một bộ máy quyền lực đặc biệt, do giai cấp
thống trị lập ra nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và thực hiện chức năng quản lý xã hội theo ý chí của giai cấp thống trị xã hội.
Trang 222 Bản chất Nhà nước
2.1 Bản chất giai cấp của Nhà nước (Tính giai cấp)
2.2 Bản chất xã hội của Nhà nước (Tính xã hội)
Trang 232 Bản chất Nhà nước
2.1 Bản chất giai cấp của Nhà nước (Tính giai cấp)
•Nhà nước vừa là sản phẩm vừa là biểu hiện của xã hội
Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác
Trang 242.2 Bản chất xã hội của Nhà nước (Tính xã hội)
Nhà nước sẽ không thể tồn tại nếu nó chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội.
Bất kỳ Nhà nước nào cũng phải đảm bảo an toàn xã hội, giải quyết những công việc chung của xã hội như: xây dựng bệnh viện, trường học, đường sá, làm thủy lợi, …
Tùy theo mỗi Nhà nước mà bản chất xã hội được thể hiện ở mức độ khác nhau Nhà nước càng dân chủ thì tính
xã hội càng được thể hiện rõ nét.
Trang 25III Đặc trưng của Nhà nước
1.NN thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt = quyền lực nhà nước
2 NN phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính lãnh thổ
3 NN có chủ quyền quốc gia
4 NN ban hành pháp luật
5 NN thu thuế và phát hành tiền
Trang 26IV Chức năng của NN
1 Khái niệm
Chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động chủ
yếu của NN nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra của NN Chức năng nhà nước thể hiện vai trò và bản chất của NN.
Trang 272 Phân loại chức năng
2.1 Chức năng đối nội
2.2 Chức năng đối ngoại
Trang 294 Phương pháp thực hiện chức năng
• Phương pháp thuyết phục
• Phương pháp cưỡng chế
Trang 30V Kiểu và hình thức NN
1 Kiểu Nhà nước
Kiểu Nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù của
NN, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của NN trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Lưu ý: Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà
nước khác là quá trình lịch sử tự nhiên, mang tính tất yếu khách quan thông qua một cuộc cách mạng xã hội.Kiểu nhà nước sau bao giờ cũng tiến bộ hơn kiểu nhà nước
trước nhưng vẫn có sự kế thừa nhất định
Trang 322 Hình thức NN (Mô hình NN)
2.1 Khái niệm hình thức NN
•Hình thức Nhà nước là cách tổ chức quyền lực NN cùng với các phương pháp thực hiện quyền lực đó
•Hình thức NN được hình thành từ 03 yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc lãnh thổ và chế độ chính trị
Trang 33ĐƠN NHẤT
PHẢN DÂN CHỦ
DÂN CHỦ
CỘNG HOÀ
TUYỆT
ĐỐI HẠN CHẾ QUÍ
TỘC DÂN CHỦ
Trang 342.2 Các yếu tố cấu thành hình thức NN
Yếu tố 1: Hình thức chính thể
•Là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan tối cao của nhà nước cùng với mối quan hệ giữa các cơ quan ấy.
•Có 2 dạng cơ bản: chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà
Trang 35Chính thể quân chủ
•Quyền lực NN tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu NN và được chuyển giao theo nguyên tắc thừa kế.
•Có 2 loại:
-Quân chủ tuyệt đối: QLNN tập trung toàn bộ trong tay
người đứng đầu nhà nước Trong NN quân chủ chuyên chế không có Hiến pháp, người đứng đầu nhà nước (Vua, Hoàng đế,…) có quyền lực vô hạn
-Quân chủ hạn chế (quân chủ đại nghị hay quân chủ lập
hiến): QLNN tập trung trong tay người đứng đầu NN và cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân bầu ra
Trang 36Chính thể cộng hoà
•Quyền lực tối cao của NN thuộc về một cơ quan cấp cao của Nhà nước do nhân dân bầu ra theo nhiệm kỳ
•Có 2 dạng chính:
-Cộng hoà quý tộc: chỉ những người thuộc tầng lớp quý
tộc mới được tham gia bầu cử để thành lập cơ quan đại diện của nhà nước
-Cộng hòa dân chủ: người dân có quyền tham gia bầu
cử để thành lập cơ quan đại diện của nhà nước dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp
Trang 37Chính thể cộng hoà dân chủ
Có 2 dạng
•Cộng hoà tổng thống: Tổng thống do nhân dân trực tiếp
hoặc gián tiếp bầu ra Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa đứng đầu chính phủ Chính phủ là cơ quan tư vấn cho Tổng thống.
•Cộng hoà đại nghị: Cử tri bầu ra Nghị viện, Nghị viện bầu
ra Tổng thống Chính phủ do Tổng thống bầu ra nhưng phải trên cơ sở đảng phái nào chiếm đại đa số trong Quốc hội.
•Cộng hoà lưỡng tính: là loại chính thể có sự pha trộn giữa
Cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị Tổng thống do nhân dân bầu ra Chính phủ có Thủ tướng và do Tổng thống lập ra nhưng phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện
Trang 38Yếu tố 2: Hình thức cấu trúc lãnh thổ
•Là sự cấu tạo của NN thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan NN ở trung ương với địa phương.
•Có 2 dạng cơ bản:
-NN đơn nhất: NN có một hệ thống cơ quan nhà nước
thống nhất từ trung ương đến địa phương, một hệ thống pháp luật áp dụng chung trên toàn lãnh thổ, công dân có duy nhất
01 quốc tịch.
-NN liên bang: NN được hợp thành từ hai hay nhiều quốc
gia (tiểu bang) thành viên NN có hai hệ thống CQNN, hai hệ thống pháp luật, công dân có duy nhất 02 quốc tịch (của liên bang và của từng bang thành viên),
Trang 39Yếu tố 3: Chế độ chính trị
•Là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà NN sử dụng để thực hiện quyền lực NN.
•Có 2 dạng cơ bản:
-Chế độ dân chủ
-Chế độ phản (phi) dân chủ
Trang 40VI Bộ máy NN
1 Khái niệm
•BMNN là hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những chức năng của NN.
Trang 412 Các loại cơ quan trong bộ máy NN
• Cơ quan lập pháp
• Cơ quan hành pháp
• Cơ quan tư pháp
Trang 42Đặc điểm của cơ quan NN:
•Mỗi cơ quan NN là bộ phận hợp thành bộ máy NN
•Việc thành lập, hoạt động hay giải thể đều phải tuân theo quy định của pháp luật
•Hoạt động mang tính quyền lực:
-Ban hành văn bản pháp luật có tính bắt buộc thi hành-Có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện những văn bản đó