1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ Tỉnh Yên Bái

43 2,2K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘIKHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC BÁO CÁO KIẾN TẬP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢ PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH YÊN BÁI ĐỊA ĐIỂM KI

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

BÁO CÁO KIẾN TẬP

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢ PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYỂN

DỤNG VIÊN CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH YÊN BÁI

ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP:

SỞ NỘI VỤ TỈNH YÊN BÁI

Người hướng dẫn : Phạm Việt Hà Sinh viên thực hiện : Trần Thị Nhị Ngành đào tạo : Quản trị Nhân lực

Hà Nội - 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo này Tôi đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý nhiệt tình của các Thầy cô tại Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, các Anh Chị tại phòng Cán bộ, Công chức, Viên chức của Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái, các Anh Chị khóa trước và sự hỗ trợ từ gia đình.

Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn các quý Thầy Cô tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội đã tận tình giảng dạy truyền thụ kiến thức cho Tôi trong thời gian học tập tại Trường, đặc biệt là các thầy cô giảng dạy môn chuyên nghành Quản trị nhân lực tại Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực của Trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Anh Chị Phòng Cán bộ, Công chức, Viên chức của Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái đã giành thời gian, công sức hướng dẫn, góp ý cho Tôi hoàn thành báo cáo.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Anh Chị sinh viên khóa trước tại Trường

đã góp ý giúp Tôi thực hiện báo cáo này.

Tôi biết ơn gia đình đã hỗ trợ, khuyến khích tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.

Mặc dù tôi đã cố gắng hết khả năng để hoàn thành báo cáo song vì thời gian kiến tập hạn hẹp và kiến thức bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót do vậy rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.

Yên Bái, ngày 29 tháng 05 năm 2015.

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Đóng góp của đề tài 3

7 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SỞ NỘI VỤ TỈNH YÊN BÁI 4

1.1.Tổng quan về Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái 4

1.1.1 Địa chỉ liên hệ 4

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 4

1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái 6

1.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái 9

1.2.Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng viên chức 10

1.2.1 Hệ thống các khái niệm 10

1.2.4 Quy trình tuyển dụng 13

1.3 Những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tuyển dụng viên chức hiện nay 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH YÊN BÁI 15

2.1 Đặc điểm viên chức tại tỉnh Yên Bái 15

2.2 Thực tiễn công tác tuyển dụng viên chức tại Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái 17

2.2.1 Tổ chức thực hiện tuyển dụng viên chức 17

2.2.2 Chỉ tiêu, cơ cấu, vị trí tuyển dụng 18

2.2.3 Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển 19

Trang 5

2.2.4 Thành lập Hội đồng tuyển dụng 21

2.2.5 Hình thức tuyển dụng 23

2.2.6 Nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị liên quan trong kỳ thi tuyển dụng 27

2.2.7 Xác định kết quả tuyển dụng 28

2.2.8 Ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc 29

2.2.9 Hợp đồng làm việc và tập sự 29

2.2.10 Trình tự, thủ tục bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp khi hết thời gian tập sự 30

2.3 Đánh giá công tác tuyển dụng viên chức tại Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái 30

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH YÊN BÁI 32

3.1 Những bất cập còn tồn tại trong công tác tuyển dụng viên chức 32

3.2 Sự cần thiết phải nâng cao công tác tuyển dụng viên chức 33

3.3 Một số giải pháp nâng cao công tác tuyển dụng viên chức tại tỉnh Yên bái 34 3.4 Một số khuyến nghị với các bên liên quan 35

PHẦN KẾT LUẬN 37

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Viên chức là một khái niệm mới vừa được tách riêng từ khái niệm cán bộ,công chức, viên chức trong vài năm gần đây do vậy có nhiều ý kiến còn nhầmlẫn giữa cán bộ, công chức và viên chức chưa phân biệt rõ ràng những khái niệmnày, hiện tại cũng có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này vàcác công trình nghiên cứu còn chung chung

Hơn nữa đội ngũ viên chức là lực lượng chủ yếu của các cơ quan, đơn vị

sự nghiệp công lập có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ nhà nước cung cấpdịch vụ công mà nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu đảm bảo nhằm phục

vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khuvực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng Với đặc thù của hoạt động cungcấp dịch vụ, các đơn vị này cần phải sử dụng một lực lượng lớn nhân lực cótrình độ chuyên môn kỹ thuật, được đào tạo bài bản, do vậy hàng năm các đơn

vị này phải thống kê nguồn nhân lực của đơn vị trình lên cấp trên phê duyệt đểthực hiện công tác tuyển dụng thêm nhân lực vào cơ quan đáp ứng nhu cầu thựchiện công việc

Vì những lý do trên Tôi đã lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tuyển dụng viên chức tại Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái” nhằm

làm rõ vấn đề về viên chức và những giải pháp nhằm nâng cao công tác tuyểndụng viên chức tại tỉnh Yên Bái

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu về công tác tuyển dụng viên chức tại Sở Nội vụ tỉnh Yên Báinhằm biết được công tác tuyển dụng viên chức trên thực tế để thấy được nhữngtích cực và hạn chế còn tồn tại trong công tác tuyển dụng viên chức từ đó tìm ranhững giải pháp và một số khuyến nghị với các bên liên quan nhằm nâng caocông tác tuyển dụng viên chức của tỉnh Yên Bái

Trang 7

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích cơ sở lý luận và tính cấp thiết phải nâng cao công tác tuyểndụng viên chức tại tỉnh Yên Bái

Khảo sát thực trạng công tác tuyển dụng viên chức tại Sở Nội vụ tỉnh YênBái, phân tích những tích cực, hạn chế còn tồn tại trong công tác tuyển dụngviên chức và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó

Đưa ra những giải pháp và khuyến nghị với các bên liên quan nhằm nângcao công tác tuyển dụng viên chức tại tỉnh Yên Bái

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về mặt không gian: Phòng cán bộ, công chức, viên chức của SởNội vụ tỉnh Yên Bái

Phạm vi về mặt thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2015

Phạm vi về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu về thực trạng và giải phápnâng cao công tác tuyển dụng viên chức tại Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện bài báo cáo Tôi đã sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

Phương pháp quan sát thực tế: Quan sát việc thực hiện công việc thực tếtại Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái từ đó có cái nhìn tổng quát và khách quan về côngtác tuyển dụng viên chức tại tỉnh Yên Bái

Phương pháp thu thập, xử lý thông tin: Thu thập các tài liệu về công táctuyển dụng viên chức tại phòng cán bộ, công chức, viên chức của Sở Nội vụ tỉnhYên Bái từ đó nghiên cứu và xử lý các thông tin đưa vào bài báo cáo

Phương pháp thống kê số liệu: Thống kê lại các số liệu từ thực tế để thấyđược hiệu quả của đội ngũ viên chức tại tỉnh Yên Bái

Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin: Phân tích thông tin từ đó rút

ra những điểm mạnh, điểm hạn chế trong công tác tuyển dụng viên chức và đưa

ra những đóng góp, giải pháp thiết thực cho công tác tuyển dụng viên chức tạitỉnh Yên Bái ngày càng hoàn thiện

Trang 8

6 Đóng góp của đề tài

Về lý luận: Đưa ra những cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng Viên chức,quy trình tuyển dụng viên chức một cách nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quảnhất

Về thực tiễn: Giúp cơ quan đánh giá sâu sắc về công tác tuyển dụng Viênchức, từ đó tìm ra được những điểm phù hợp, những điểm chưa phù hợp trongcông tác tuyển dụng Viên chức và đưa ra những giải pháp và khuyến nghị thiếtthực đối với các bên liên quan khắc phục hạn chế và nâng cao công tác tuyểndụng Viên chức

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, phần kết thúc, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục kết cấu báo cáo gồm 3 chương:

Chương 1.Tổng quan về Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái

Chương 2.Thực trạng công tác tuyển dụng Viên chức tạiSở Nội vụ tỉnhYên Bái

Chương 3.Một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao công tác tuyển dụngViên chức tạiSở Nội vụ tỉnh Yên Bái

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SỞ NỘI VỤ TỈNH YÊN BÁI 1.1 Tổng quan về Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái

1.1.1 Địa chỉ liên hệ

Tên cơ quan: Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái

Số điện thoại liên hệ: 0293 852 415 Fax: 0293 857 839

Địa chỉ thư điện tử (Email):sonoivu@yenbai.gov.vn

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của sở theo quy định của pháp luật

Sở Nội vụ có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng;chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồngthời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nộivụ

b Nhiệm vụ, quyền hạn.

Trình UBND tỉnh dự thảo các Quyết định, Chỉ thị; Quy hoạch, kế hoạchdài hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án; chương trình thuộc phạm vi quản

lý nhà nước của Sở Nội vụ trên địa bàn tỉnh

Tổ chức thực hiện các văn bản Quy phạm pháp luật, chiến lược, quyhoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được ban hành hoặc phê duyệt;thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp luật về cáclĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước được giao

Trang 10

Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về nội vụ và các lĩnh vực được giaotheo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND tỉnh.

Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về công tác nội vụ; giải quyết khiếunại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tiết kiệm, chống lãng phí và xử

lý các vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực công tác được UBND tỉnh giao theoquy định của pháp luật

Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác Nội vụ và các lĩnh vựckhác được giao đối với các cơ quan hành chính, ĐVSN thuộc tỉnh, UBND cấphuyện, cấp xã Giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theolĩnh vực công tác được giao đối với các tổ chức của các Bộ, ngành Trung ương

và địa phương khác đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh

Tổng hợp, thống kê theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tổ chức cơ quanhành chính, đơn vị sự nghiệp; số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã,thôn, tổ dân phố; số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhànước, cán bộ, công chức cấp xã; công tác văn thư, lưu trữ Nhà nước; công táctôn giáo; công tác thi đua, khen thưởng và các lĩnh vực khác được giao

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học; xây dựng hệ thốngthông tin, lưu trữ, số liệu phục vụ công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụđược giao

Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong các lĩnhvực công tác thuộc phạm vi quản lý của Sở

Thực hiện công tác thông tin, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nội vụ về tìnhhình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định

Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và cácchính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quyđịnh

Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấpcủa UBND tỉnh

Trang 11

Xây dựng quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộmáy, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của người đứng đầu của các tổ chứcthuộc Sở theo quy định của pháp luật để trình UBND tỉnh quyết định hoặc quyếtđịnh theo thẩm quyền.

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND tỉnh giao, Chủ tịch

UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái

a Tổng quan về tỉnh Yên Bái

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm giữa vùng Tây Bắc - Đông Bắc và Trung duĐông Bắc bộ, phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phíaĐông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La YênBái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180

xã, phường, thị trấn (157 xã và 23 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao

và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế

-xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bàoMông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cảnước…

Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, lại nằm trên trung điểm của mộttrong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Trung Quốc – Việt Nam: Côn Minh– Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đãtạo cho Yên Bái có điều kiện và cơ hội thuận lợi để tăng cường hội nhập và giaolưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội…không chỉ với các tỉnh trongvùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước mà còn cả trong giao lưu kinh tếquốc tế, đặc biệt là với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc

Yên Bái có vị trí quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc phòng

đã được khẳng định trong lịch sử đấu tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, ngàynay Yên Bái đã và đang được xây dựng thành khu vực mạnh về kinh tế và trởthành khu vực phòng thủ vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc

Trang 12

b Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng năm 1954 từ bộ phận nằmtrong Văn phòng Ủy ban hành chính tỉnh được tách ra thành một cơ quan độclập và có tên là Ban tổ chức dân chính được tổ chức thành 3 khối: Hành chính,công tác tổ chức và chính sách do đồng chí Lê Văn Tiềm - Ủy viên Ủy ban hànhchính tỉnh là trưởng ban đầu tiên của ngành tổ chức nhà nước tỉnh Yên Bái vớichức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực: tổ chức bộ máy, cán bộ,công chức Nhà nước, thực hiện công tác xây dựng chính quyền địa phương vàquản lý cán bộ công chức, viên chức

Ngày 20/11/2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 248/2003/

QĐ – TTg về việc đổi tên Ban tổ chức chính quyền các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương thành Sở Nội vụ thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương

Ngày 17/12/2003, UBND tỉnh Yên bái ban hành Quyết định số 648/2003/

QĐ – UB về việc đổi tên Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Yên Bái thành Sở Nội

vụ tỉnh Yên Bái

Căn cứ Thông tư hướng dẫn số 05/2004/TT – BNV ngày 19/ 01/2004 của

Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơquan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác nội vụ ở địaphương, UBND tỉnh ban hành quyết định số 185/2004/QĐ – UB ngày23/04/2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnh và cơ cấu tổ chức của SởNội vụ tỉnh Yên Bái là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh Yên Bái quản lýnhà nước về công tác Nội vụ

Ngày 10/04/2008 UBND tỉnh Yên Bái ban hành quyết định số 555 về việcsáp nhập ban thi đua, khen thưởng và ban Tôn giáo vào Sở Nội vụ

Ngày 18/7/2008 UBND tỉnh Yên Bái ban hành quyết định số

1127/QĐ-UB về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức vàbiên chế của Sở Nội vụ tỉnh Yên bái là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,

có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh Yên Bái quản lý Nhà nước về côngtác Nội vụ bao gồm: Tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự

Trang 13

nghiệp nhà nước;cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hànhchính, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ công chức xã, phường,thị trấn,tổ chức Hội, tổ chức phi chính phủ; Văn thư lưu trữ nhà nước; Tôn Giáo;Thi đua khen thưởng.

Trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển được sự quantâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự hướng dẫn về chuyên môn của BộNội vụ Ngành Nội vụ tỉnh Yên Bái đã khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấnđấu, bám sát vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vàchương trình, kế hoạch công tác của UBND tỉnh để chủ động triển khai thựchiện nhiệm vụ của ngành Nội vụ, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, bảođảm an ninh, chính trị chung của tỉnh Yên Bái

Trong những năm tới, mục tiêu của Sở là tham mưu cho tỉnh đẩy mạnhcải cách hành chính, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh; pháthuy quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máyhành chính Nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầutrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 14

1.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái

1.2 Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng viên chức

1.2.1 Hệ thống các khái niệm

1.2 Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng viên chức

Giám đốc Sở Hoàng Văn Thuyên

PGĐ Nguyễn Thành Trung – Trưởng ban Thi đua - khen thưởng tỉnh

PGĐ Dương Quốc Tiến – Chi cục trưởng Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh

6 Phòng Đào tạo: Nguyễn Thị Bảo

7 Phòng Công tác thanh niên: Hoàng

Quốc Việt

Ban Thi đua – khen thưởng

2 Ban Tôn giáo

3 Chi cục Văn thư – Lưu trữ

Văn phòng: Phạm Thị Thọ

Các Văn Phòng sở

Trang 15

Theo nghị định số 29/2012/NĐ – CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lýviên chức quy định các loại viên chức:

* Theo vị trí việc làm viên chức được phân loại gồm:

Viên chức quản lý bao gồm những người được bổ nhiệm giữu chức vụquản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một

số công việc trong ĐVSNCL nhưng không phải là công chức và được hưởngphụ cấp chức vụ quản lý

Viên chức không giữ chức vụ quản lý gồm những người chỉ thực hiệnchuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong ĐVSNCL

* Theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnhvực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau:

Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;

Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;

Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;

Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV

Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập: Theo điều 9 Luật viên chức quy

định “đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Trang 16

của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản

lý Nhà nước.”

Khoản 4, điều 3 luật viên chức quy định: “tuyển dụng đối tượng làm việc

trong các đơn vị sự nghiệp công lập là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập”.

Tạo ra sự ổn định cho tổ chức thông qua việc duy trì nguồn lực hợp về cơcấu tốt về chất lượng để phù hợp với yêu cầu công việc

Tuyển dụng nhân lực nhằm hỗ trợ cho các chức năng khác của nguồnnhân lực như bố trí sắp xếp, đào tạo phát triển, thù lao,…

Góp phần vào quá trình thay máu của tổ chức đặc biệt là nguồn nhân lựcbên ngoài tổ chức với cách thức làm việc mới

Đối với người lao động

Giúp người lao động tìm hiểu sâu hơn về ngành, nghề đánh giá sự phùhợp với công việc trong tổ chức, có cơ hội tìm được công việc phù hợp với bảnthân để làm giàu cho gia đình và xã hội

Đối với xã hội

Nếu các tổ chức đều làm tốt hoạt động tuyển dụng sẽ góp phần làm cânbằng cung - cầu nhân lực, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống nhândân,góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội vùng miền

b Nguyên tắc tuyển dụng

Tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn

Trang 17

Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

Công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật

Đảm bảo tính cạnh tranh

Đảm bảo tính linh hoạt

Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập

Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộcthiểu số

1.2.3 Điều kiện và hình thức tuyển dụng

Điều kiện đăng ký dự tuyển dụng:

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ,thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

* Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam

* Từ đủ 18 tuổi trở lên Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệthuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của phápluật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo phápluật

* Có đơn đăng ký dự tuyển

* Có lý lịch rõ ràng

* Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năngkhiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm

* Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ

* Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm doĐVSNCL xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật

Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:

* Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

* Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyếtđịnh về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào

cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng

Hình thức tuyển dụng:

Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển

Trang 18

1.2.4 Quy trình tuyển dụng

Bước 1: Giám đốc sở, ngành; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố có

văn bản chỉ đạo các ĐVSNCL trực thuộc báo cáo, đăng ký nhu cầu tuyển dụngviên chức của đơn vị (trên phạm vi tổng biên chế đã được UBND tỉnh giaonhưng chưa sử dụng hết) Đồng thời, Giám đốc sở, ngành, Chủ tịch UBNDhuyện, thị xã, thành phố tổng hợp nhu cầu tuyển dụng của ĐVSNCL trực thuộc

và xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức của ngành, của huyện gửi Sở Nội

vụ Đối với ĐVSN thuộc UBND tỉnh, Thủ trưởng đơn vị rà soát, xây dựng kếhoạch tuyển dụng viên chức của đơn vị gửi Sở Nội vụ

Bước 2: Sở Nội vụ thẩm định và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để

tổ chức thực hiện

Bước 3: sau khi có ý kiến phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức của

UBND tỉnh, Thủ trưởng ĐVSN thuộc UBND tỉnh, Giám đốc sở, ngành, Chủtịch UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyển dụng viên chức theo Kếhoạch và có sự kiểm tra, giám sát của Sở Nội vụ

Bước 4: Giám đốc sở, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố có

văn bản báo cáo kết quả tuyển dụng, dự kiến phương án xếp lương gửi Sở Nội

vụ thẩm định, trình UBND tỉnh công nhận kết quả tuyển dụng

Bước 5: sau khi có văn bản phê duyệt, công nhận kết quả tuyển dụng của

UBND tỉnh và quyết định tuyển dụng cho người trúng tuyển: Giám đốc sở,ngành, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố thông báo cho người đứng đầuĐVSNCL trực thuộc thực hiện ký hợp đồng làm việc với viên chức trúng tuyểntheo quy định hiện hành Thủ trưởng ĐVSN thuộc UBND tỉnh thực hiện ký hợpđồng làm việc với viên chức trúng tuyển theo quy định hiện hành

1.3 Những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tuyển dụng viên chức hiện nay

Luật viên chức là một đạo luật mới được nhà nước ban hành năm 2010 cóhiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012, cùng với việc ban hành luật viên chứcNhà nước cũng đã ban hành thêm nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiệnluật viên chức như:

Trang 19

Nghị định số 29/2012/NĐ – CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ về tuyểndụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Thông tư số 12/2012/TT – BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định

về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nhề nghiệp đối với viên chức

Thông tư số 15/2012/TT – BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướngdẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồdưỡng đối với viên chức

Thông tư số 16/2012/TT – BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ banhành quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danhnghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chứcdanh nghề nghiệp đối với viên chức

Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/05/2012 của Chính phủ Quy định

về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ Hướngdẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 củaChính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

Nghị định số 90/2012/NĐ-CP ngày 05/11/2012 của Chính phủ Về tổ chức

và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ

Thông tư số 09/2012/TT-BNV ngày 14/12/2012 của Bộ Nội vụ Quy địnhquy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viênchức

Quyết định số 31/2013/QĐ – UBND ngày 04/12/2013 ban hành quy định

về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp cônglập thuộc tỉnh Yên Bái

Trên đây là một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp tớiquá trình tuyển dụng viên chức, ngoài ra còn rất nhiều hệ thống những văn bảnliên quan tới quản lý và sử dụng viên chức khác

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC

TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH YÊN BÁI

Trang 20

2.1 Đặc điểm viên chức tại tỉnh Yên Bái

Tính đến năm 2014 tổng số lượng viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vịtại tỉnh là 19113 người, sau đây là phân loại số lượng, chất lượngvà tỉ lệ % viênchức theo một số chỉ tiêu như: Lĩnh vực công tác, trình độ chuyên môn, trình độchính trị, trình độ tin học, ngoại ngữ, độ tuổi, số lượng đảng viên và số lượngviên chức là dân tộc ít người Số liệu được lấy từ bảng báo cáo tổng kết số lượng

và chất lượng viên chức tỉnh Yên Báinăm 2014 tính đến ngày 31/12/2014 của

Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái

Trang 21

Như vậy, qua bảng số liệu cho thấy mặc dù là một tỉnh còn có nhiều khókhăn nhưng tỉnh Yên Bái đã rất chú trọng đến hoạt động thu hút, tuyển dụng vàđào tạo nhân lực do vậy tỉnh đã thu hút được nguồn nhân lực đông về số lượng

về làm việc tại tỉnh song chất lượng chưa thật sự được đảm bảo nên cần phảitiếp tục hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo phát triển hơn nữa nhằm nângcao chất lượng đội ngũ viên chức phục vụ nhân dân có hiệu quả

2.2 Thực tiễn công tác tuyển dụng viên chức tại Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái

Tổ chức tuyển dụng viên chức là hoạt động nhằm bổ sung đủ về số lượng,nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức cho các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnhYên Bái đảm bảo năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, đúng tiêu chuẩnchức danh nghề nghiệp do nhà nước quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụchuyên môn của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh

2.2.1 Tổ chức thực hiện tuyển dụng viên chức

a Sở Nội vụ

Ngày đăng: 10/05/2016, 20:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w