CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN 1. Sự hình thành và phát triển của Nhà xuất bản Nhà xuất bản Hội Nhà văn là cơ quan cấp II của Hội nhà văn Việt Nam. Tên đầy đủ: Nhà xuất bản Hội Nhà văn Trụ sở tại: 65 Nguyễn Du Hai Bà Trưng Hà Nội Điện thoại: 043.8222135 Năm 1957, ba năm sau ngày hòa bình lập lại trên đất Bắc, Nhà xuất bản Hội Nhà văn được thành lập, trụ sở làm việc tại 51 Trần Hưng Đạo. Với cơ sở vật chất còn thiếu thốn và cán bộ cũng không nhiều, nhưng nơi đây đã trở thành nơi tiếp nhận dòng văn học Việt Nam và thế giới, với những ấn phẩm nổi bật như Tuyển tập truyện ngắn của Macxom Gorki, Tuyển tập Lỗ Tấn… Năm 1958, Nhà xuất bản Hội Nhà văn chuyển thành Nhà xuất bản Văn học và chuyển về 38A Hai Bà Trưng làm việc. Năm 1976, Nhà xuất bản hoạt động với tên mới là Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Cuốn sách đầu tiên được xuất bản đó là “33 truyện ngắn chọn lọc 1945 – 1975”. Khi ấy, Nhà xuất bản nổi lên như một trung tâm quy tụ các nhà văn hàng đầu, các cây bút trẻ xuất sắc, in ấn các tác phẩm có tiếng vang sâu rộng: Hồi kí Đặng Thai Mai, Gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải), Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Thơ Xuân Quỳnh, Thơ Hữu Thỉnh… Một số sách dịch của Nhà xuất bản, với nội dung rất gần gũi với hiện thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, cũng tạo nên sự thành công lớn như Chuyện thường ngày ở huyện (V.Oveskin), Những người thích đùa (Azit Nexin)… Trong thời kì cơ chế thị trường, Nhà xuất bản đã rất cố gắng hoạt động và phát triển trên tinh thần góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiên và đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiều tác phẩm mang hơi thở của thời đại mới đã ra đời như Thời xa vắng của Lê Lựu, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và loạt truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Năm 1990, ba tác phẩm: Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Thân phận tình yêu (Bảo Ninh), Bến không chồng (Dương Hướng) của Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã vinh dự nhận được giải nhất của Hội Nhà văn và trở thành những tác phẩm tiêu biểu của văn học đương đại. Bên canh việc giới thiệu những tác phẩm văn học trong nước, Nhà xuất bản Hội Nhà văn còn chú ý giới thiệu các tác giả, tác phẩm cổ điển và hiện đại của nền văn học thế giới. Với số lượng lên đến hơn 40 quốc gia, trên khắp các châu lục, tiêu biểu là các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Mỹ, Ấn Độ… số đầu sách dịch là trên 700 tác phẩm, trong đó có tác phẩm của những nhà văn lớn như L.Tolstoi, Hemingway, Marquez, Steinbeck
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Học tập là một quá trình lâu dài đòi hỏi có sự gắn liền giữa hai mặt: lý luận và thực tiễn Lý luận là cơ sở, nền tảng cho hoạt động thực tiễn, đồng thời thực tiễn góp phần bổ sung hoàn thiện lý luận
Trong thời gian 4 tuần thực tập tại Nhà xuất bản Hội nhà văn là thời gian
em được tiếp xúc thực tế với ngành học, làm quen với công việc biên tập - xuất bản Được vận dụng kiến thức đã được học tập ở trường lớp vào công việc thực
tế Đối với bản thân em, đây là bước đệm đầu tiên, là cơ sở thực tế nhất để em hiểu rõ thêm về ngành học, về công việc trong tương lai Trong đợt thực tập lần I tại Nhà xuất bản Hội nhà văn bản thân em đã học tập được rất nhiều kinh nghiệm, được học hỏi mở mang thêm nhiều vấn đề, được các cô chú, các anh chị trong nhà xuất bản chỉ bảo tận tình Em cảm thấy đợt thực tập này rất vui và bổ ích cho em
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa Xuất bản, cũng như các cô chú, anh, chị biên tập viên Nhà xuất bản Hội nhà văn đã tạo điều kiện
và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến
cô giáo Huỳnh Thị Chuyên là giảng viên hướng dẫn và chị Nguyễn Minh Phước biên tập viên ở Nhà xuất bản Hội nhà văn đã tận tình cầm tay chỉ việc cho em trong suốt thời gian thực tập
Sinh viên
Bùi Thị Liên
Trang 2CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ
NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
1 Sự hình thành và phát triển của Nhà xuất bản
Nhà xuất bản Hội Nhà văn là cơ quan cấp II của Hội nhà văn Việt Nam
Tên đầy đủ: Nhà xuất bản Hội Nhà văn
Trụ sở tại: 65 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại: 043.8222135
Năm 1957, ba năm sau ngày hòa bình lập lại trên đất Bắc, Nhà xuất bản Hội Nhà văn được thành lập, trụ sở làm việc tại 51 Trần Hưng Đạo Với cơ sở vật chất còn thiếu thốn và cán bộ cũng không nhiều, nhưng nơi đây đã trở thành nơi tiếp nhận dòng văn học Việt Nam và thế giới, với những ấn phẩm nổi bật
như Tuyển tập truyện ngắn của Macxom Gorki, Tuyển tập Lỗ Tấn…
Năm 1958, Nhà xuất bản Hội Nhà văn chuyển thành Nhà xuất bản Văn học và chuyển về 38A Hai Bà Trưng làm việc
Năm 1976, Nhà xuất bản hoạt động với tên mới là Nhà xuất bản Tác
phẩm mới Cuốn sách đầu tiên được xuất bản đó là “ 33 truyện ngắn chọn lọc
1945 – 1975” Khi ấy, Nhà xuất bản nổi lên như một trung tâm quy tụ các nhà
văn hàng đầu, các cây bút trẻ xuất sắc, in ấn các tác phẩm có tiếng vang sâu
rộng: Hồi kí Đặng Thai Mai, Gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải), Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Thơ Xuân Quỳnh, Thơ Hữu Thỉnh…
Trang 3Một số sách dịch của Nhà xuất bản, với nội dung rất gần gũi với hiện thực
xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, cũng tạo nên sự thành công lớn như Chuyện thường ngày ở huyện (V.Oveskin), Những người thích đùa (Azit Nexin)…
Trong thời kì cơ chế thị trường, Nhà xuất bản đã rất cố gắng hoạt động và phát triển trên tinh thần góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiên và đậm đà bản sắc dân tộc Nhiều tác phẩm mang hơi thở của thời đại mới đã ra đời
như Thời xa vắng của Lê Lựu, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và loạt truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu Năm 1990, ba tác phẩm: Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Thân phận tình yêu (Bảo Ninh), Bến không chồng (Dương Hướng) của Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã vinh dự nhận
được giải nhất của Hội Nhà văn và trở thành những tác phẩm tiêu biểu của văn học đương đại
Bên canh việc giới thiệu những tác phẩm văn học trong nước, Nhà xuất bản Hội Nhà văn còn chú ý giới thiệu các tác giả, tác phẩm cổ điển và hiện đại của nền văn học thế giới Với số lượng lên đến hơn 40 quốc gia, trên khắp các châu lục, tiêu biểu là các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Mỹ, Ấn Độ… số đầu sách dịch là trên 700 tác phẩm, trong đó có tác phẩm của những nhà văn lớn như L.Tolstoi, Hemingway, Marquez, Steinbeck, L.Aragon…
2 Chức năng, nhiệm vụ của Nhà xuất bản
Nhà xuất bản Hội Nhà văn với chức năng, nhiệm vụ chính là giới thiệu tác giả tác phẩm chọn lọc của văn học Việt Nam và thế giới
Trong giai đoạn đất nước còn khó khăn sau cách mạng cũng như trong thời kì bước vào đổi mới, Nhà xuất bản Hội Nhà văn mang đến cho độc giả những tác phẩm gắn với đời sống đại đa số nhân dân lao động, nói lên khát vọng
Trang 4xây dựng Xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất đất, đồng thời cũng là nơi đón nhận dòng văn học thế giới đến với bạn đọc trong nước
Trong cơ chế thị trường, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tiếp tục cống hiến và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc biên soạn ấn hành các tuyển tập và sáng tác mới của các nhà văn Việt Nam, cùng với đó là mảng sách mang tính đặc trưng của Nhà xuất bản như kinh nghiệm sáng tác, hồi kí của các nhà văn tên tuổi, chân dung các nhà văn… ghi lại chân thực và cảm động sự gắn bó của đội ngũ nhà văn Việt Nam và trách nhiệm của họ với nền văn học nước nhà
Nhằm thực hiện mục tiêu đưa độc giả Việt Nam đến gần hơn với nền văn học đồ sộ nước ngoài, Nhà xuất bản Hội Nhà văn thực hiện liên kết với nhiều quốc gia khác để tiến hành dịch và xuất bản các ấn phẩm nổi tiếng
3 Cơ cấu tổ chức Nhà xuất bản Hội Nhà văn
3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản Hội nhà văn
Trang 53.1 Ban giám đốc
Có thể nói Nhà xuất bản Hội nhà văn là một nhà xuất bản lâu đời, Nhà xuất bản đã trải qua rất nhiều đời giám đốc Hiện nay, Ông Nguyễn Trung Đỉnh giữ chức vụ Tổng biên tập kiêm Giám đốc Nhà xuất bản
Giám đốc là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của Nhà xuất bản và chịu trách nhiệm trước
Trang 6cơ quan chủ quản, Cục xuất bản về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám đốc uỷ quyền và phân công theo quy định
3.2 Chức năng của các phòng ban trong Nhà xuất bản
- Phòng tài vụ kế toán: gồm 1 kế toán trưởng, 1 kế toán viên, 1 thủ quỹ.
Phòng tài vụ kế toán có có chức năng, nhiệm vụ quản lý tài chính, chịu trách nhiệm thu chi
- Phòng biên tập: có chức năng tổ chức, biên soạn, gặp gỡ cộng tác viên,
tìm các đối tác có bản thảo Nhiệm vụ trọng tâm của ban biên tập là đọc thẩm định nội dung bản thảo và biên tập các loại sách văn học trong nước và nước ngoài
- Phòng kinh doanh phát hành: gồm có chuyên gia máy tính, chuyên viên
sửa morrat, và nhân viên kinh doanh phát hành xuất bản phẩm
- Phòng hành chính trị sự: chịu trách nhiệm về nhận bản thảo, cấp phéo,
trả giấy phép, đánh máy, kỹ thuật trình bày bản thảo
- Phòng hành chính tổng hợp: chịu trách nhiệm về văn thư lưu trữ, kho.
4 Thực trạng hoạt động của Nhà xuất bản
Hiện nay, toàn Nhà xuất bản có khoảng 20 cán bộ và 150 cộng tác viên Trong đó, có rất nhiều các cộng tác viên là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc các nhà báo tên tuổi như Trần Đương, Hồ Sĩ Hiệp, Nguyễn Trung…
Trung bình mỗi năm, Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành 250 đầu sách, trong đó phần lớn là văn xuôi trong nước, văn học dịch và thơ
Phương châm của Nhà xuất bản là luôn ưu tiên hàng đầu những sáng tác
có giá trị văn học đích thực, không chạy theo xu hướng thương mại hóa
Trang 7Là một cơ quan uy tín, có truyền thống lâu năm, Nhà xuất bản Hội Nhà văn thường xuyên nhận được các đơn đặt hàng từ các cơ quan chức năng khác và cũng được hưởng hỗ trợ từ Nhà nước
Trong thời kì hội nhập kinh tế, chính sách về Xuất bản Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lời cho sự phát triển của ngành Các công
ty liên kết cũng từ đó mà phát triển mạnh mẽ Nhà xuất bản Hội Nhà văn cũng tổ chức liên kết xuất bản với một số các đơn vị liên kết như Công ty Cổ phần Văn hóa Nhã Nam với cuốn sách đã trở thành một hiện tượng tiêu biểu năm 2005,
Nhật kí Đặng Thùy Trâm Ngoài ra, Nhà xuất bản còn liên kết với Công ty Văn
hóa và Truyền thông Phương Nam, chi nhánh miền Bắc…
Với những thành tích của mình, năm 1982 Nhà xuất bản đã được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba
Năm 1987 được tặng Huân chương lao động hạng Nhì
Năm 1997 được tặng Huân chương lao động hạng Nhất
Trang 8CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI
NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
1 Những công việc đã làm
Trong thời gian thực tập tại Nhà xuất bản Hội nhà văn, được sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám đốc và các cô chú, anh chị trong các phòng, ban biên tập,
em đã có cơ hội tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Nhà xuất bản Bên cạnh đó, em còn được tham gia trực tiếp vào các công việc của phòng Biên tập - Nhà xuất bản Hội nhà văn thông qua việc biên tập một
số cuốn sách như:
+ Tập thơ: Tình quê ( Nguyễn Tiến Giảng )
+ Tập thơ: Vịnh hạ long huyền ảo ( Bùi Văn Điền)
+ Tập thơ: Gửi nắng cho con ( Đỗ Thị Kỳ )
Về bản thảo thơ Tình Quê của tác giả Nguyễn Tiến Giảng Bản thảo bao
gồm 70 bài thơ với dung lượng về nội dung và câu chữ dài ngắn khác nhau Tác giả sáng tác dựa trên cảm hứng tình yêu quê hương, niềm tự hào và những vui buồn của cuộc sống đời thường
Nội dung tư tưởng của bản thảo tốt, lối viết phóng khoáng Tuy nhiên, bản thảo còn tồn tại không ít hạn chế về hình thức trình bày, lỗi chính tả, … Và đặc biệt ý tưởng sáng tạo của một số bài thơ trong tập thơ chưa cao Biên tập viên cần gặp gỡ và trao đổi với tác giả để hoàn thiện bản thảo đưa in
Về tập thơ Vịnh Hạ Long huyền ảo, tác giả Bùi Văn Điền Tập thơ được
viết theo thể thơ lục bát, gồm có 58 bài thơ, được chia thành hai phần:
* Phần I: Vịnh Hạ Long Huyền ảo: bao gồm những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp
lung linh huyền ảo của Vịnh Hạ Long trong con mắt của tác giả dưới mọi góc
Trang 9độ: Vịnh chiều, Vịnh đêm; Vịnh mùa đông, Vịnh mùa hè; Vịnh dông, Vịnh sau mưa, …
* Phần II: Những bài thơ trả nợ cuộc đời: bao gồm những bài thơ thể hiện
nỗi niềm suy tư của tác giả về cuộc sống, về số phận con người, trong đó còn cả
sự thấu hiểu và thương cảm của tác giả đối với thân phận của con người với
những bài thơ như: Nửa đời, Thương em, Nỗi niềm, Nợ, Đánh giầy đây, …
Tập thơ có nội dung tư tưởng tích cực, cảm xúc thơ sâu sắc, ngôn ngữ thơ mạch lạc Bản thảo còn một vài thiếu sót nhỏ, có thể in đưa sau khi được biên tập viên chỉnh sửa
Về tập thơ Gửi nắng cho con của Đỗ Thị Kỳ, tập thơ bao gồm 61 bài thơ
được viết theo lối viết truyền thống Nội dung của tập thơ viết về những hình ảnh gần gũi, giản dị xung quanh tác giả trong cuộc sống hằng ngày Tập thơ có nội dung tư tưởng tích cực, không trái đường lối tư tưởng chính trị của Đảng Tuy nhiên, bản thảo còn có một vài hạn chế không đáng kể qua biên tập chỉnh sửa có thể đưa in được
Ngoài việc tham gia trực tiếp biên tập bản thảo, trong thời gian thực tập vừa qua em còn được tham gia vào công tác xây dựng tủ sách thư viện cho nhà xuất bản Tủ sách là nguồn tài liệu phong phú và quý giá của Nhà xuất bản
2 Những thuận lợi, khó khăn và bài học thu được
2.1 Thuận lợi
Đây là đợt thực tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những sinh viên năm thứ ba như chúng em Cọ sát với thực tế trong lần thực tập đầu tiên nên chúng em được sự chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị trong Nhà xuất bản Hội nhà văn
Hơn nữa, cùng với vốn kiến thức tích luỹ được trong những năm còn ngồi trên ghế nhà trường, đây là nền tảng để giúp chúng em hoà nhập vào công viêc
Trang 10Nhà xuất bản luôn tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em trong quá trình thực tập cũng như tham gia các hoạt động của nhà xuất vản Không khí làm việc vui vẻ, hòa thuận tạo môi trường làm việc thoải mái, đạt hiệu quả cao
Được các anh chị tin cậy giao cho việc đọc và sửa bông, được ban sách tạo điều kiện cho đi nhiều ngày trong tuần, tiếp xúc với các bản thảo sách ở nhiều mảng sách khác nhau Đây là cơ hội để học tập cách biên tập các loại sách
2.2 Khó khăn
Do thời gian có hạn, chỉ có 4 tuần để làm quen với công việc nên các công đoạn trong nhà xuất bản chúng em vẫn chưa đủ thời gian để tìm hiểu rõ Các mảng sách trong nhà xuất bản khá phong phú giúp cho bản thân em được tiếp cận với nhiều thể loại khác nhau
Do đây là lần đầu tiên tiếp xúc trực tiếp với công việc, được làm việc thật nên còn nhiều thiếu sót, trong quá trình sửa chữa phải tham khảo ý kiến của các biên tập viên nhà xuất bản nhiều
2.3 Những bài học
Trong khoảng thời gian 4 tuần với vai trò là một biên tập viên, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các anh chị và cô chú ở nhà xuất bản, đây là lần tập dượt đầu tiên, là cơ sở để sau này khi bước vào công việc thực thụ của biên tập viên không còn bở ngỡ
Trong quá trình làm việc phải luôn vui vẻ, hòa đồng Làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm Biên tập viên phải năng động tạo nhiều mối quan hệ trong công việc đặc biệt là mối quan hệ với tác giả và cộng tác viên
Là một biên tập viên không chỉ có nhiệm vụ đọc và sử bài mà phải biết nghiên cứu thị trường, phát hiện các đề tài mới có khả năng khai thác để sản xuất Nắm bắt được nhu cầu bạn đọc để quyết định xuất bản, số lượng phát hành
Trang 11Biên tập sách là việc làm đòi hỏi phải có kiến thức văn hóa hiểu biết sâu rộng, lòng yêu nghề, say mê với công việc nên ngoài việc học tập ở trường lớp thì phải không ngừng học tập kiến thức ngoài thực tế Là công việc đòi hỏi độ chính xác cao nên phải cẩn trọng khi biên tập, phải có tính ham học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp
Trên đây là những bài học kinh nghiệm sau 4 tuần thực tập tại Nhà xuất bản Hội nhà văn của bản thân em
Trang 12KẾT LUẬN
Báo cáo này là sự cụ thể hóa những công việc và kết quả mà em đã đạt được trong 4 tuần thực tập tại Nhà xuất bản Hội nhà văn Mặc dù thời gian thực tập không dài nhưng đây là cơ hội để em bước đầu làm quen với công việc biên tập, và vận dụng những kiến thức đã học ở nhà trường vào công việc thực tế
Đây là đợt thực tập đầu tiên, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sinh viên Qua lần thực tập này, em đã cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao Đây không chỉ là sự cố gắng nỗ lực của bản thân mà còn là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, các cô chú, anh chị trong Ban biên tập của Nhà xuất bản Hội nhà văn
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị biên tập viên
và các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn Sinh viên
Bùi Thị Liên