1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuân diệu, xuân quỳnh hai phong cách thơ tình

122 919 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 601,5 KB

Nội dung

Là một giáo viên dạy văn và đam mê thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, tôi mong muốn được đem những hiểu biết của mình đã được học, được đọc để đi vào tìm hiểu hai phong cách rất riêng của h

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Xuân Diệu, Xuân Quỳnh là hai nhà thơ lớn, có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền văn học dân tộc, đặc biệt là về mảng thơ tình Tuy Xuân Diệu, Xuân Quỳnh thuộc hai thế hệ ở hai thời đại khác nhau nhưng họ gặp nhau ở một điểm trong tâm hồn, đó là: niềm khát khao đến cháy bỏng yêu và được yêu Chính vì vậy mà những vần thơ về tình yêu của họ là những vần thơ bất tử Cũng từ đó nền văn học Việt Nam có hai đại biểu thơ tình xuất sắc nhất: Một Xuân Diệu - đại diện cho cái tình khao khát mãnh liệt, ồn ào, sôi nổi, vồ vập ở nam giới và một Xuân Quỳnh - đại diện cho những tình cảm đôn hậu, đằm thắm, đầy nữ tính nhưng cũng không kém phần mãnh liệt

Giá trị thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh đã được khẳng định qua thời gian và qua dư luận công chúng Ở mọi thời đại, thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh đều được đông đảo bạn đọc đón nhận, đặc biệt là giới trẻ, những người biết yêu và biết trân trọng tình yêu

Tình yêu là đề tài lớn của thơ ca Thể hiện thành công và xuất sắc đề tài này, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh đã khiến cho thơ tình của họ trở thành đối tượng quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu phê bình Tuy nhiên, sự quan tâm đó mới chỉ tập trung ở từng cá nhân riêng lẻ chứ chưa có sự đối sánh giữa hai phong cách ở hai tác giả Việc tìm hiểu mang tính hệ thống và so sánh thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh sẽ khẳng định những đóng góp to lớn của Xuân Diệu, Xuân Quỳnh trong đề tài quan trọng này Hơn thế nữa, việc so sánh ở

Trang 2

đây sẽ không chỉ thấy được những nét phong cách khác nhau với sức hấp dẫn riêng của mỗi người mà còn thấy được những nét riêng biệt của hai thế hệ ở hai thời đại khác nhau đã đẻ ra họ

Mặt khác, chính vì những giá trị nổi bật nói trên mà thơ tình của Xuân Diệu cũng như Xuân Quỳnh được đưa vào giảng dạy nhiều ở nhà trường Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học… với tư cách là những tác giả quan trọng của nền văn học Việt Nam hiện đại Việc dạy học thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh ở các bậc học nói trên có một ý nghĩa to lớn trong quá trình giáo dục đạo đức, tư tưởng và thẩm

mỹ cho học sinh, sinh viên

Lựa chọn nghiên cứu đề tài này trước hết do niềm yêu thích của bản thân: say mê Xuân Diệu, Xuân Quỳnh ngay từ khi biết đọc thơ tình Là một giáo viên dạy văn và đam mê thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, tôi mong muốn được đem những hiểu biết của mình đã được học, được đọc để đi vào tìm hiểu hai phong cách rất riêng của hai nhà thơ cùng viết về đề tài tình yêu này nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào công việc nghiên cứu và nâng cao hiệu quả giảng dạy hơn nữa thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh

Trong luận văn chúng tôi có đề cập đến khái niệm phong cách nghệ thuật Như chúng ta đã biết, nhà văn có phong cách đã tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật riêng Thế giới nghệ thuật này có tính thống nhất như một chỉnh thể với quy luật nội tại của nó Chi phối thế giới nghệ thuật này là tư tuởng nghệ thuật của nhà văn Có nhiều nguyên nhân tạo nên phong cách mỗi nhà văn nhưng một nguyên nhân quan trọng nhất đó là hoàn cảnh riêng thời thanh thiếu niên, nhất là thời thơ ấu (hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội, thiên nhiên, văn

1

Trang 3

hoá, quan hệ cá nhân) Đây là một khái niệm phức tạp, không dễ lĩnh hội Song, thực hành khám phá ra được phong cách lại còn khó hơn nữa Ở đây, luận văn chỉ xin cố gắng tìm hiểu để nhận ra được một vài nét nổi trội của phong cách Xuân Diệu, Xuân Quỳnh mà thôi và chỉ giới hạn trong lĩnh vực thơ tình

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ :

2.1 Lịch sử nghiên cứu về thơ tình Xuân Diệu:

Lịch sử phê bình, nghiên cứu Xuân Diệu nói chung và thơ tình Xuân Diệu nói riêng là một quá trình lâu dài, bởi ngay khi xuất hiện cái tên Xuân Diệu gần như lập tức gây được sự chú ý trên văn đàn Ở đây luận văn chỉ xin phép được đề cập đến lịch sử nghiên cứu thơ tình Xuân Diệu

Nam Chi trong một bài phê bình của mình đã gọi Xuân Diệu

là“hiện tượng Xuân Diệu…” Sở dĩ như vậy là vì Xuân Diệu ra đời

như một hiện tượng mới và với những sáng tạo độc đáo của mình, ông được đánh giá là đỉnh cao của phong trào Thơ mới Ông là người mang đến cái hay, cái đẹp, cái mới cho Thơ mới, khẳng định sự thắng lợi của Thơ mới trong tiến trình lịch sử phát triển của Văn học Việt

Nam Hoài Thanh nhận xét: Xuân Diệu “là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” Còn Thế Lữ, viết lời tựa cho tập “Thơ thơ” (1938) của Xuân Diệu, đã khẳng định: “Và từ đây, chúng ta có Xuân Diệu, loài người hãy hiểu con người ấy”.

Kể từ ngày Thế Lữ ra lời kêu gọi thiết tha ấy cho đến nay thì số lượng các bài viết xung quanh hiện tượng Xuân Diệu đã khá phong phú Việc nghiên cứu thơ tình Xuân Diệu, theo ý chúng tôi, ngày càng đạt đến độ sâu sắc và thoả đáng hơn Tuy nhiên, trong quá trình tham

Trang 4

khảo bài viết của các tác giả, ta còn gặp phải nhiều ý kiến trái ngược nhau về thơ tình Xuân Diệu Chẳng hạn về vấn đề quan niệm tình yêu trần tục, về tính chất nhục cảm ở thơ tình Xuân Diệu, đã có nhiều ý kiến khác nhau trong giới phê bình nghiên cứu Phan Cự Đệ cho đó là

sự thể hiện “triết lý hưởng thụ”, “bộc lộ lối sống ích kỷ cá nhân” và

thiếu sự trân trọng với người yêu Còn tác giả Uyên Thao thì coi thơ tình Xuân Diệu là sự biểu hiện một cách đầy đủ tính chất nhục dục

thuần tuý bản năng Ông cho rằng: “Đối với Xuân Diệu, yêu chỉ là sự tìm tòi cảm giác, là sự va chạm giữa hai thân xác, nói cho rõ hơn là

sự gặt hái lấy những ân ái hữu hiện”.

Cách đánh giá thơ tình yêu Xuân Diệu khách quan hơn và tránh được sự thiên lệch là cách đánh giá của nhóm các tác giả: Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Văn Long, Lưu Trọng Lư, Huy Cận… Nhóm

tác giả này đã khẳng định tính chất trần tục, phê phán “thái độ hưởng thụ nâng lên thành triết lý” đồng thời cùng nhấn mạnh sắc thái “say đắm nồng nàn” và coi trọng sự “diễn tả đặc biệt sôi nổi và rạo rực”

của thơ tình Xuân Diệu

Đặc biệt, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khi bàn về thơ tình Xuân

Diệu đã khẳng định: chỉ đến Xuân Diệu, “tình yêu thật sự là tình yêu mới cất lên tiếng nói thành thực và đầy ý thức của nó trong văn học ta” Theo Giáo sư “Tình yêu là tình cảm say mê nhất trong thơ Xuân Diệu” và với con người luôn luôn mang trong mình “niềm khát khao giao cảm với đời” ấy thì thơ tình phải là sự “hoà nhịp từ linh hồn đến thể xác”, “tình yêu của con người trần thế” chứ không phải là thứ tình

yêu thuần tuý tinh thần, thứ tình yêu đã từng bị Ăngghen và Biêlinxki

chế giễu Giáo sư khẳng định theo cách diễn đạt của Ăngghen: “Xuân

Trang 5

Diệu là người đầu tiên trong thơ tình đã biểu hiện tính nhục dục và những thèm muốn nhục dục thật là lành mạnh và cường tráng” Ông

“hiểu sự lành mạnh của thơ tình Xuân Diệu ở chỗ nhà thơ không quan niệm tình yêu chỉ là sự giao cảm xác thịt mà còn là sự giao cảm của những linh hồn Mà đấy mới là cái khát vọng cao nhất, cái đích cao nhất của tình yêu” Từ đó Giáo sư đi đến kết luận: “Thơ Xuân Diệu nói giao cảm đầy đủ hơn là nói yêu” [19,206]và khẳng định bi kịch

của thơ tình Xuân Diệu là không tìm được sự đáp ứng đầy đủ niềm giao cảm mãnh liệt mà tình yêu đòi hỏi

Thế Lữ - người đầu tiên giới thiệu thơ Xuân Diệu với bạn đọc

cũng đã có những ý kiến chân xác về “nhà thi sĩ mới” này: “Sở dĩ Xuân Diệu tham lam tình yêu, chất chứa vào lòng không chán, không

đủ là bởi vì thi sĩ rất sợ cô độc” [32,201]

Cũng chính vì sợ cô độc nên Xuân Diệu luôn “say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết” và Hoài Thanh đã nhận ra: “Thơ Xuân Diệu là nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”[33,106]

Với tình yêu nồng nàn của mình, Xuân Diệu vẫn luôn là người

“sống hết mình cho cuộc sống và cho thơ” Hà Minh Đức trong bài viết bàn về vấn đề này đã nhận xét: “Xuân Diệu tha thiết yêu cuộc sống, anh truyền cả tình cảm ấy cho bạn bè, đấy là ngọn lửa không ngừng đốt lên ánh sáng trên những trang sách” Chính vì tình yêu ấy

mà Xuân Diệu sau này mới có “sự giao cảm thực sự” với đời

[32,139]

Trang 6

Trong bài viết “Thơ tình Xuân Diệu” đề tựa cho tập “Đây chùm thương nhớ”, Huy Cận, một người rất hiểu Xuân Diệu ngoài đời cũng như trong thơ, đã viết: “Thơ tình của Xuân Diệu thực sự là thơ tình, tình yêu của những người yêu Thơ tình Xuân Diệu trước hết nói về tình nhưng thông qua tình yêu để nói lên cảm xúc sâu thẳm về cuộc sống, về đời người”.[32,231]

Chúng ta có thể lấy ý kiến sau của Lý Hoài Thu trong bài viết

“Tình yêu và nguồn cảm hứng mới trong thơ Xuân Diệu sau cách mạng tháng 8 năm 1945” để thay thế cho lời nhận xét tổng kết thơ tình Xuân Diệu: “Điều đáng quý là Xuân Diệu đã rất nâng niu, trân trọng tình yêu, biết lấy sự phong phú của tình đời để làm giàu có tâm hồn mình Nhờ vậy ông đã luôn giữ được sự thanh xuân trong tâm hồn và tự hào vì mình là người phát ngôn, sứ giả của tình yêu”

[54,44]

Ngoài các ý kiến, các bài viết nói trên còn có các công trình nghiên cứu của một số nhà lý luận phê bình cũng viết về thơ tình Xuân Diệu nhưng chỉ dưới góc độ thi pháp để khám phá thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu ở một giai đoạn sáng tác cụ thể (mà chủ yếu là trước cách mạng) như: Công trình nghiên cứu khoa học của tác giả Lý

Hoài Thu: “Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 năm 1945”

Nghiên cứu một cách tập trung và toàn diện về thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 năm 1945 còn có chuyên luận của tiến sĩ Lê Quang Hưng (hoàn thành năm 1996)

Tiếp đến là các luận văn, khoá luận viết về Xuân Diệu cũng rất

phong phú về đề tài cũng như số lượng như: “Thơ tình Xuân Diệu” (Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Văn Phượng), “Khát khao giao cảm và

Trang 7

bi kịch tình yêu trong thơ tình Xuân Diệu” (khoá luận tốt nghiệp của

Nguyễn Hoài Anh)

Tóm lại, Xuân Diệu, thơ tình Xuân Diệu, một hiện tượng đặc biệt của thơ ca Việt Nam, đã lọt vào mắt xanh của rất nhiều người nghiên cứu phê bình, những nhà giáo và nghiên cứu sinh cũng như những sinh viên… Tuy chưa nghiên cứu được một cách toàn diện, nhưng tất cả những ý kiến đúng đắn và những phát hiện sâu sắc nói trên của những người đi trước đã có ý nghĩa định hướng và có những gợi ý cần thiết cho người viết trong quá trình nghiên cứu đề tài của luận văn này

2.2 Lịch sử nghiên cứu thơ tình Xuân Quỳnh:

Xuân Quỳnh là nhà thơ sáng tác vào nửa cuối thế kỷ XX Chị có một tuổi đời và tuổi nghề tương đối ngắn ngủi (1942-1988) Thế nhưng Xuân Quỳnh đã có một chỗ đứng vững chắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại Chị được coi là một nhà thơ nữ xuất sắc của thế kỷ XX

Với Xuân Quỳnh, thơ như cuộc sống thứ hai của chị Thơ là nơi

mở ra cho chị khát vọng đi tìm tình yêu và hạnh phúc trên con đường tít tắp của cuộc đời Mỗi khoảnh khắc, dù sướng vui hay đau khổ, chị đều đến với thơ để tìm một chốn nương náu bình yên, một điểm tựa của tâm hồn

Tính đến nay, các tập thơ của chị, đặc biệt là những bài thơ về tình yêu đã liên tục được giới thiệu, tuyển chọn và được nhiều bạn đọc mến mộ Rất nhiều nhà phê bình nghiên cứu văn học đã tìm đến thơ Xuân Quỳnh

Trang 8

Ngay từ khi tập thơ đầu tay của Xuân Quỳnh ra đời, Chu Nga,

trong tạp chí văn học số 1 năm 1973, đã coi chị là “một chồi thơ sắc biếc” đầy hứa hẹn Và quả thật, từ tác phẩm này đến tác phẩm khác,

gương mặt thơ của Xuân Quỳnh ngày càng trở nên sáng rõ hơn, thân thuộc hơn với sức quyến rũ riêng của một hồn thơ rất phụ nữ Càng về sau những bài thơ của Xuân Quỳnh càng đạt đến độ chín của một

phong cách thơ lắng sâu về những nỗi đau thầm kín của “người đàn

bà yêu và làm thơ” [11,65] Lại Nguyên Ân có một nhận xét rất chính xác: “Xuân Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng trong nền thơ của chúng ta Có lẽ từ Hồ Xuân Hương, qua các chặng phát triển, phải đến Xuân Quỳnh nền thơ ấy mới lại thấy một nữ thi sĩ mà tài năng và tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi dào, phong phú như vậy” [11,207]

Hà Minh Đức, trong một bài viết về lực lượng thơ trẻ,cũng đã

nhận xét: “Xuân Quỳnh đã đến với thơ từ phần riêng tận tình, kỷ niệm tuổi thơ, từ tình yêu tha thiết của tuổi trẻ và lòng gắn bó với nghề nghiệp… Xuân Quỳnh tiếp tục vượt qua ranh giới những khó khăn nhất đối với nhiều cây bút trẻ, từ cái riêng đi vào cái chung… Thơ Xuân Quỳnh dần dần trở nên phong phú và có bản sắc hơn Xuân Quỳnh luôn chân thật và mềm mại trong cảm xúc, chị nhìn cuộc sống không đơn giản, một chiều” Tuy chưa phải là một bài nghiên cứu

chuyên sâu về tác giả song những nhận xét của giáo sư đã nói đúng và nói trúng về nhà thơ trong thời điểm ấy Tác giả khẳng định vị trí của Xuân Quỳnh trong thế hệ nhà thơ trẻ và đặc biệt đã phát hiện ra bản sắc thơ chị là chân thực về cảm xúc và cái nhìn sâu sắc về cuộc sống

Từ phần riêng tâm tình với cách nhìn cuộc sống một cách khách quan,

Trang 9

tỉnh táo, Xuân Quỳnh có một hướng đi riêng, một bản lĩnh riêng so với những nhà thơ cùng thời khác.

Nguyễn Xuân Nam khi nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh đã phát

hiện ra “vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh” Tác giả cho rằng: “Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ mang đậm nữ tính nhất hôm nay” [11,158] Vẻ đẹp thơ

Xuân Quỳnh chính là cái hồn nhiên, dịu dàng, đằm thắm, nhân hậu nhưng không hề vướng mặc cảm cho mình là phái yếu Thơ của chị vừa dịu dàng tha thiết, vừa táo bạo mãnh liệt Và cũng chính sự dung

dị trong hồn thơ của Xuân Quỳnh đã khiến chị trở thành nhà thơ của

hạnh phúc đời thường… Và “đến Xuân Quỳnh, thơ Việt Nam hiện đại mới có được một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khao khát tình yêu vừa hồn nhiên, chân thật, vừa mãnh liệt sôi nổi của một trái tim phụ nữ” [11,166]

“Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh”, Lưu Khánh Thơ xúc động viết:

“Xuân Quỳnh là một tác giả thơ có bản sắc tương đối rõ rệt Bản sắc

ấy ngày càng dược khẳng định và biểu hiện với nhiều sắc thái qua mỗi tập thơ… Ngòi bút Xuân Quỳnh đã được thử thách qua thời gian với những bài thơ tình đã đạt đến đỉnh cao Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương… Xuân Quỳnh sống hết mình với các bài thơ của mình, hay nói đúng hơn, thơ chị chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui buồn của đời sống” [11, 9].

Và đặc biệt với bài “Cánh chuồn trong giông bão”, nhà nghiên

cứu

Trang 10

Chu Văn Sơn đã cảm nhận thật tinh tế về “chất thơ từ tổ ấm” trong Xuân Quỳnh và khẳng định “người đàn bà ấy thực sự được yên ổn khi sống trong gia đình mình” Mặt khác, tác giả lại thấy một Xuân

Quỳnh mỏng manh tội nghiệp luôn lo cho đời, trang trải cho đời,

nhưng cuối cùng chẳng nhận lại được bao nhiêu: “Lo âu phải là bản năng, phải là phẩm chất hàng đầu của một người mẹ, là mẫu tính”

Và với Xuân Quỳnh “thì lo âu, đó mới thực là điệu hồn” của chị Thơ

Xuân Quỳnh vì thế luôn có sự cả tin của một người cả lo, vì khao khát

tình yêu, nên Xuân Quỳnh bao giờ cũng khắc khoải không yên “Với nỗi niềm ấy Xuân Quỳnh thực sự là người đàn bà của muôn thuở”[11,126-136].

Đi sâu vào thế giới nội tâm đầy phức tạp của Xuân Quỳnh, tác giả

Lê Lưu Oanh đã khám phá những “khát vọng nhức nhối”, những “dự cảm lo âu” qua bài “Đôi điều cảm nhận về Hoa cỏ may” và đi đến khẳng định “bản chất nữ tính muôn đời của người phụ nữ ấy”: “dù đã qua bao niềm đau đớn, qua nỗi đau buồn dồn xuống đáy tâm tư, nhưng tâm hồn chị không trở nên chai sạn, tàn nhẫn, khắc nghiệt mà vẫn là con người dịu dàng, nhân hậu, sống hết mình, yêu hết mình:

Lòng như trời biếc nguyên sơ Trái tim như nắng thuở ban đầu …” [11,203]

Nói chung, các nhà phê bình đã nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh ở nhiều phương diện khác nhau: giới thiệu tác giả, điểm sách, đi tìm những nét phong cách… Qua sự nghiên cứu đó, thấy nổi bật lên phong

cách thơ Xuân Quỳnh: “tự hát về tình yêu” (Lại Nguyên Ân), “giọng

Trang 11

thơ ưa phô bày, kể lể, nhắn nhe, tự tình, ví von… gắn bó với lối nghĩ, lối cảm thông thường” (Nguyễn Hoà Bình)…

Quả thực, tài năng thơ và những tư tưởng, phong cách độc đáo, mới lạ của Xuân Quỳnh đã trở thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo cho nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học bàn luận Ngoài ra, còn có nhiều bài viết dưới dạng bình giảng thơ Xuân Quỳnh được tuyển chọn vào dạy ở trường trung học phổ thông như bài viết của các tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn V¨n Long, Trần Đăng Suyền,

Hà Minh Đức… Bên cạnh những bài viết đã đăng trên báo, trên sách

là các công trình nghiên cứu về đề tài thơ Xuân Quỳnh của các nghiên cứu sinh, thạc sĩ, các sinh viên làm luận văn tốt nghiệp

Nhìn một cách bao quát, các tác giả đều khẳng định giá trị và nét đẹp độc đáo của thơ Xuân Quỳnh, đều phát hiện ra những nét đặc sắc trong tư tưởng và phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh Đồng thời

đề cao giá trị nhân bản, sức sống mãnh liệt với trái tim yêu chân thành, bao dung và nhân hậu ở nữ sĩ Các tác giả cũng đều khẳng định

ở Xuân Quỳnh “cái tôi” cá nhân được phát triển cao độ làm nên vẻ

đẹp tâm hồn trong thơ chị

Như vậy, qua việc điểm lại lịch sử nghiên cứu thơ tình Xuân Diệu cũng như Xuân Quỳnh, chúng tôi nhận thấy rằng các bài viết, các công trình nghiên cứu về hai nhà thơ tình này tuy rất phong phú song chưa có một bài viết nào hoặc công trình nào đặt vấn đề đối chiếu, so sánh thơ tình của họ về mặt phong cách Có chăng cũng chỉ

là sự liên hệ so sánh ở một vài khía cạnh rất nhỏ lẻ trong các bài viết mang tính chất bình văn, giảng văn ở từng tác phẩm cụ thể Trong khi

đó, một thực tế cho thấy, cùng thành công ở đề tài tình yêu, nhưng

Trang 12

Xuân Diệu, Xuân Quỳnh là hai hiện tượng độc đáo khác nhau của Văn học Việt Nam hiện đại: một người là ông hoàng của thơ tình và một người là phụ nữ tự hát về tình yêu Họ là hai phong cách khác nhau tạo nên hai gương mặt rất riêng Vì vậy, ở luận văn này, người viết xin được mạnh dạn đưa ra vấn đề: thử so sánh phong cách thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh với mong muốn tìm ra được sự khác biệt trong phong cách của hai nhà thơ cùng viết về tình yêu này.

Để đạt được mục đích nghiên cứu khoa học đó, những ý kiến đánh giá, những công trình nghiên cứu của người đi trước, tuy chưa có

sự so sánh giữa hai cây bút, vẫn có ý nghĩa gợi ý, định hướng hết sức

quan trọng cho người viết trong quá trình thực hiện đề tài: “Xuân Diệu, Xuân Quỳnh - hai phong cách thơ tình”.

3 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Thông qua việc tập hợp, khảo sát, phân tích những tác phẩm thơ tình của Xuân Diệu, Xuân Quỳnh với những nét thống nhất và khác biệt, phản ánh đặc điểm của hai cây bút thuộc hai thế hệ, hai giới tính, hai thời đại, từ đó khẳng định những đóng góp quí báu của hai thi sĩ trên lĩnh vực thơ tình trong nền văn học Việt Nam hiện đại

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Sự nghiệp thơ của Xuân Diệu cũng như của Xuân Quỳnh rất phong phú, đa dạng Tuy nhiên, đáp ứng yêu cầu của đề tài, luận văn chỉ giới hạn đối tượng khảo sát những tác phẩm của họ thuộc lĩnh vực thơ tình trước và sau Cách mạng tháng 8 năm 1945

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trang 13

Để thực hiện được những mục tiêu khoa học nói trên, luận văn

sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học

- Phương pháp tiếp cận hệ thống

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp thống kê, phân loạiTrong đó, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh được sử dụng như những phương pháp chủ đạo

5 NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:

5.1 Nội dung cơ bản:

Khảo sát thơ tình của Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, luận văn làm sáng tỏ những nội dung chính sau đây:

+ So sánh thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, đánh giá những đóng góp của họ như những nhà thơ lớn về thơ tình

+ So sánh thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh ở giai đoạn sau hôn nhân

+ So sánh thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh trong mối quan hệ tình yêu và nghĩa vụ công dân

5.2 Đóng góp của luận văn:

Lần đầu tiên luận văn với tính chất là một công trình nghiên cứu khoa học đã đặt vấn đề so sánh để tìm ra những nét đặc sắc của Xuân Diệu, Xuân Quỳnh trong lĩnh vực thơ tình

Qua đó, luận văn mong muốn góp một phần nhỏ vào công tác nghiên cứu và giảng dạy thơ Xuân Diệu, Xuân Quỳnh nói chung và thơ tình của họ nói riêng ở các cấp học Phổ thông, Cao đẳng, Đại học

Trang 14

6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba chương sau:

Chương 1: Xuân Diệu, Xuân Quỳnh - hai hồn thơ lớn về tình yêu

Chương 2: Xuân Diệu, Xuân Quỳnh và giai đoạn “văn xuôi” của

tình yêu

Chương 3: Xuân Diệu, Xuân Quỳnh - tình yêu và nghĩa vụ công dân

Trang 15

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1:

XUÂN DIỆU, XUÂN QUỲNH - HAI HỒN THƠ LỚN VỀ TÌNH

YÊU

Tình yêu vốn là đề tài muôn thuở của thơ ca Viết về địa hạt tính

ái này có rất nhiều ngòi bút đã thử sức mình và không ít thi sĩ đã thành công Nhưng để đạt được tới độ chín và độ lớn như Xuân Diệu, Xuân Quỳnh thì không phải ai cũng có được Với ý nghĩa nhân văn cao cả

và những tình cảm nồng ấm, chân thành, mãnh liệt nhất, họ đã xây

dựng được “thương hiệu” khó có thể thay thế được Nói đến thơ tình,

không ai không nhắc tới thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh Cũng

không biết từ bao giờ “sóng” và “biển” của Xuân Diệu, Xuân Quỳnh

đã trở thành những biểu tượng lớn về tình yêu muôn thuở, muôn đời trong tiềm thức mỗi độc giả Việt Nam

Xuân Diệu, Xuân Quỳnh thực sự là hai hồn thơ lớn về tình yêu

Đó là chỗ thống nhất của họ Tuy vậy, ở họ có nhiều nét đặc sắc khác nhau, bởi họ là hai cá thể, giới tính khác nhau và thuộc hai thế hệ khác nhau

1.1 Xuân Diệu, Xuân Quỳnh -Niềm khát khao mãnh liệt trong tình yêu:

Ai trong mỗi chúng ta khi bước vào tuổi yêu lại không có nỗi niềm khao khát cháy bỏng riêng cho mình Bởi tình yêu, tự bản thân

nó, vốn là một tình cảm mãnh liệt, là sự hiến dâng hết mình không tính toán, là niềm giao cảm tuyệt đối, là sự đòi hỏi tuyệt đối và vô biên Đối với tình yêu, có lẽ thơ là hình thức tối ưu để con người có

Trang 16

thể bày tỏ lòng mình Song không phải ai cũng có thể nói lên được nỗi lòng khao khát ấy của mình bằng thơ một cách dễ dàng và thành công Muốn nói được, trước hết, phải có một niềm yêu thật sự chân thành và mãnh liệt, sau đó phải có một tài nghệ đủ để diễn đạt mọi cung bậc tinh vi và phức tạp của tình yêu Khát khao yêu là tư tuởng chủ đạo có thể bắt gặp ở mọi tác giả viết thơ tình Thế nhưng chỉ đến Xuân Diệu, Xuân Quỳnh niềm khát khao trong tình yêu ấy mới thực sự đạt đến độ mãnh liệt, độ say đắm đến đam mê.Xuân Diệu, Xuân Quỳnh được coi

là hai nhà thơ tình xuất sắc, hai hồn thơ lớn về tình yêu chính vì đã thể hiện được tình yêu như thế

Cùng thành công ở đề tài tình yêu, thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh đều đạt tới độ chín, độ lớn, chín trong cảm xúc, chín trong suy nghĩ, chín trong cách biểu đạt và lớn ở tầm cao tư tưởng nhân văn Tuy nhiên mỗi người vẫn là một cá nhân khác nhau với cách cảm, cách nghĩ thuộc hai giới tính khác nhau dẫn đến những phương thức biểu đạt những cung bậc, sắc thái tình yêu khác nhau

1.1.1 Xuân Diệu - niềm khát khao giao cảm hết mình từ linh hồn đến thể xác:

Xuân Diệu không phải là người đầu tiên làm nên chiến thắng vẻ vang của phong trào thơ mới Khi ông xuất hiện với trái tim si mê và rạo rực, với hồn thơ Âu hoá táo bạo, thì những cuộc xung đột mới cũ trong làng thơ đã đi qua Là người được lựa chọn để giương cao hơn nữa ngọn cờ Thơ mới, Xuân Diệu đã không phụ công sức của những người mở đầu, khai phá, mau chóng trở thành đại biểu ưu tú nhất của một thời đại thơ ca

Trang 17

Quả thực, đến Xuân Diệu, cái tôi tiểu tư sản đã ngang nhiên đòi hỏi được thoả mãn một cách tối đa những nhu cầu của cuộc sống vật chất, của những tình cảm, cảm giác phức tạp, mãnh liệt Có lẽ trong các nhà thơ mới chưa ai bộc lộ lòng ham sống đến mức thiết tha, cuồng nhiệt như Xuân Diệu:

“Kẻ đựng trái tim trìu máu đấtHai tay chín móng bám vào đời”

(Hư vô) Thế Lữ từng viết về Xuân Diệu trong “lời tựa cho tập Thơ thơ” xuất bản lần thứ nhất năm 1938: “Lầu thơ ông dựng trên đất của một tấm lòng trần gian, ông đã không trốn tránh mà còn quyến luyến cõi trần” Ví mình như cây kim bé nhỏ mà vạn vật là muôn đá nam châm,

Xuân Diệu luôn ước ao sự hoà hợp khăng khít với thiên nhiên và với loài người, nhất là những tầng lớp trẻ tuổi, trẻ lòng Là nhà thơ của niềm khát khao đến cháy bỏng được giao cảm với đời như vậy nên tất nhiên Xuân Diệu cũng là nhà thơ của tình yêu

Nói như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì “tình yêu là tình cảm say mê nhất trong thơ Xuân Diệu, ông khao khát muốn đuổi kịp và vượt cả Rông xa về điểm này” [19,203] Xuân Diệu là nhà thơ thể hiện sôi nổi nỗi ham yêu khát sống của mình Là một “tấm lòng trần gian” (Thế Lữ), thơ tình Xuân Diệu không còn là những nhớ thương

mơ hồ, lẩn trong sầu mộng nữa Ông yêu cầu một tình yêu đắm say và

trần tục Nếu như với Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, tình yêu còn như “bông hoa phong kín ý yêu đương” thì đến Xuân Diệu, dù “uống tình yêu dập cả môi” vẫn không nguôi nỗi khát thèm, vẫn cứ “uống xong lại khát” Có lúc nhà thơ dường như lạc vào cõi mê cung của ái tình, thấy

Trang 18

tình yêu là tất cả lẽ sống của đời người, ngoài tình yêu không có gì nữa, không cần biết gì nữa:

“Tôi không biết, không biết gì nữa cảChỉ yêu nhiều là tôi biết mà thôi ”

Đừng vội kết tội những vần thơ như thế.Tình yêu đích thực phải say đắm như vậy, và ngôn ngữ của tình yêu bao giờ cũng mang giọng tuyệt đối như thề:

“Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi

Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa vòng đờiTôi sẽ yêu khi đã hết tuổi rồi

Không xương vóc chỉ huyền hồ bóng dáng”

.“Kẻ đa tình không cần đủ thịt da

Khi chết rồi thì tôi sẽ yêu ma”

Tình yêu hiểu đúng nghĩa của nó phải là niềm giao cảm mãnh liệt từ linh hồn đến thể xác Đó là niềm giao cảm kỳ diệu bậc nhất của con người Một mặt tình yêu đòi hỏi con người phải là con người, mặt khác lại là một cái gì hết sức lý tưởng, hết sức thánh thiện Hai mặt đó của tình yêu khôngbao giờ tách rời trong thơ tình Xuân Diệu Cho nên

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Phải đến những năm 30 của thế kỷ XX, với Xuân Diệu, quan niệm tình yêu vừa trần tục vừa lý tưởng, tình yêu thật sự là tình yêu mới cất lên tiếng nói thành thực và đầy ý thức của nó trong văn học ta” [19,206] Bốn câu thơ sau đây đã

thể hiện đầy đủ quan niệm tình yêu đích thực ấy của nhà thơ:

“Trời cao trêu nhử chén xanh êm

Biển đắng khôn nguôi nỗi khát thèmNên lúc môi ta kề miệng thắm

Trang 19

Trời ơi ta muốn uống hồn em!”

(Vô biên)

Quan niệm tình yêu mang tính trần tục, trần thế nên Xuân Diệu tôn thờ vẻ đẹp thân xác đầy xuân tình xuân sắc của người yêu và tạo nên những câu thơ khoẻ khoắn đầy sức sống:

“Em đẹp khi em phồng nét ngực”

“Hây hây thục nữ mắt như huyền”

“Mùa xuân chín ửng trên đôi má”

“Vòng sẽ khép chiều ôm thân óng ả”

Xuân Diệu không phải chỉ có thơ tình, nhưng tình yêu say đắm ở ông đã tạo cho nhà thơ một thứ nhãn quan riêng khiến ông nhìn đâu cũng thấy có sự giao duyên, nhìn đâu cũng thấy đầy tính sắc dục Từ

hình ảnh rất đỗi thơ mộng trong bài “Thơ duyên”:

“Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyênCây me ríu rít cặp chim chuyền”

Đến hình ảnh trong bài thơ “Thu” chứa đựng những cảm nhận

hết sức tinh tế của một hồn thơ nhạy cảm:

“Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậuNắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì

Hư vô bóng khói trên đầu hạnhCành biếc run run chân ý nhi”

hay đến một câu thơ đã được coi là tuyệt bút của Xuân Diệu trong bài

“Vội vàng”:

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

và táo bạo, độc đáo hơn nữa là ham muốn:

“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”

Trang 20

Đến đây ta đã thật sự hiểu được vì sao Hoài Thanh đã gọi Xuân

Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” Với Xuân Diệu thơ

tình có cách diễn đạt khác hẳn các nhà thơ cùng thời và trước đó Thi

sĩ là người đầu tiên dám diễn đạt tình yêu theo đúng nghĩa tình yêu

Tất nhiên vẻ đẹp đồng trinh của tâm hồn và vẻ đẹp trần thế của thân xác trong một bài thơ tình hay luôn như là hai mặt không thể tách rời trong một trang sách và luôn là vẻ đẹp toàn bích mà thi nhân hằng hướng tới Chúng tôi muốn dè dặt đưa ra một nhận xét: Ở một chừng mực nào đó, thơ tình Xuân Diệu ngời sáng lên vẻ đẹp toàn bích này

1.1.2 Xuân Quỳnh - niềm khát khao yêu và được yêu:

Là nhà thơ nữ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, Xuân Quỳnh được biết đến như một nhà thơ xuất sắc về tình yêu Cũng như Xuân Diệu, chị đến với tình yêu như để vĩnh viễn hoá cái hữu hạn của đời người Song nếu ở ông hoàng thơ tình Xuân Diệu là cái khát khao tình yêu mãnh liệt đến sôi nổi,ham hố, vồ vập cña nam giới thì ở Xuân Quỳnh là nỗi khát vọng yêu của một phụ nữ, sâu lắng, nhẹ nhàng, đằm thắm, tuy nhiên cũng không kém phần mãnh

liệt Đó là một “cái tôi” luôn luôn tự hát về mình với nhiều cung bËc

đam mê, say đắm và táo bạo

Trong số những nhà thơ nữ Việt Nam, có lẽ ngoài Hồ Xuân Hương thì có Xuân Quỳnh là người đàn bà luôn luôn tự hát bằng cả

trái tim đắm đuối trong sóng nhạc của tình yêu Khi viết “Chồi biếc”

Xuân Quỳnh mới hai mươi tuổi - cuộc đời thật đáng yêu biết bao

Cảm xúc trong “Chồi biếc” là cảm xúc nguyên sơ của tình yêu ban

đầu vô tư trong trẻo Vượt lên trên tất cả là tình yêu vĩnh cửu Thế hệ

nọ nối tiếp thế hệ kia dệt nên những trang đời và những bài ca tình yêu bất diệt

Trang 21

“Lá vàng rụng xuốngCho đất thêm màu

Có mất đi đâuChồi non lại biếc”

(Chồi biếc)

Những bài thơ của chị là một bản giao hưởng về tình yêu nồng nàn, tha thiết, không ngừng, không nghỉ, với những con sóng tình dào dạt Hãy đọc những vần thơ nồng nhiệt đắm say của chị:

“Và cả anh, anh yêu của riêng emKhi anh nói yêu em, trái tim em đập chừng mạnh quáMạnh đến nỗi em tưởng là nghe rõ

Tiếng tim anh đang đập vì em

Em yêu anh, yêu anh như điên

Em viết những bài thơ tưởng anh là ý tứ”

(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Người con gái đang yêu trong thơ Xuân Quỳnh thật là táo bạo

Để có thể thốt lên cho cả thế giới biết “em yêu anh như điên”, cô gái

phải có một trái tim say đắm đến nhường nào Khác với người con gái trong ca dao truyền thống, chỉ biết đợi chờ thụ động như bến đợi thuyền:

“Thuyền về có nhớ bến chăngBến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

Cái tôi Xuân Quỳnh là một cô gái hiện đại, mạnh dạn, chủ động

đi tìm tình yêu của mình:

“Núi cao biển rộng sông dài

Trang 22

Tôi đi khắp chốn tìm người tôi yêu”

(Thơ viết tặng anh)

Và dám bày tỏ tình yêu của mình mà không hề có mặc cảm bị chê cười:

“Không sĩ diện đâu nếu tôi yêu được một ngườiTôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắmTôi yêu anh dẫu ngàn lần cay đắng

(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Cũng như Xuân Diệu, Xuân Quỳnh thường ví tình yêu với sóng biển Và cũng như Xuân Diệu, những con sóng tình của Xuân Quỳnh cũng không kém phần mãnh liệt:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽSông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bể”

(Sóng)

Trái tim tự hát của Xuân Quỳnh đã biến thành những con sóng lúc ồn ào dữ dội, khi lặng lẽ dịu êm,và dù có ở cung bậc nào cũng thiết tha, rạo rực, say đắm, nồng nàn Đó là sóng lớn nơi biển cả, không thể giam mình giữa hai bờ hạn hẹp của dòng sông cho nên:

“Sông không hiểu với mình, sóng tìm ra tận bể” Đó là sức sống và

khát vọng không lúc nào nguôi, sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp để đến với biển trời cao rộng Thật là minh bạch và cũng thật là quyết

liệt Từ “sông” ra “bể” là cả một hành trình nhận thức không ngừng, là

Trang 23

sự đổi thay mạnh mẽ, vừa để kiếm tìm thế giới, vừa để phát hiện chính mình.

Từ “ngày xưa” đến “ngày sau”, con sóng trong thơ Xuân Quỳnh

đã dội lên điệp khúc tình yêu của muôn đời:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thếNỗi khát vọng tình yêuBồi hồi trong ngực trẻ”

“Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau”

(Sóng)

Đó là sự trăn trở thầm lặng mà nhức nhối - một câu hỏi không lời đáp vì không thể giải đáp, bởi tình yêu chứa đựng biết bao bí ẩn

Trang 24

Xuân Diệu khi xưa đã từng phải thú nhận như vâỵ: “làm sao cắt nghĩa được tình yêu?”

Ở Xuân Quỳnh, tình yêu thể hiện da diết và mãnh liệt nhất là trong nỗi nhớ

“Ôi con sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ đượcLòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức.”

(Sóng)

Yêu bao giờ cũng đi liền với nhớ Với Xuân Diệu, yêu hay nhớ cũng đều cuồng nhiệt, hăm hở:

“Anh nhớ tiếng Anh nhớ hình Anh nhớ ảnh

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!”

Với Xuân Quỳnh, nỗi nhớ không bộc lộ ra ngoài, nhưng là một nỗi thao thức không yên Tình yêu mãnh liệt vượt qua cả bản thân mình Với Xuân Quỳnh, tình yêu nuôi dưỡng và chăm sóc tâm hồn, cơ thể chị Không gặp nhau, không được ở gần nhau thì trái tim đau buốt,

quay quắt đến “bạc đầu thương nhớ” và trong lòng nỗi đau khổ, bão

tố trào dâng Bởi vậy nữ sĩ yêu hết mình, yêu như chưa từng yêu bao giờ, như gió như giông, như đắm như chìm đến mức chị phải bật lên

tiếng tự thú về nỗi khao khát cháy bỏng của mình: “lòng em nhớ đến anh, cả trong mơ còn thức”.Bất chấp qui luật của thông thường, nó len

vào và đánh thức cả những giấc mơ Nó trải dài theo thời gian, mở rộng khắp không gian Dù ở nơi đâu, phương Nam hay phương Bắc, vào bất cứ lúc nào, nỗi nhớ cũng thể hiện lòng thuỷ chung như nhất

“hướng về anh một phương” Cảm xúc dồn nén, nỗi khao khát dâng

Trang 25

lên đến tột cùng, Xuân Quỳnh ước được cùng tan ra với sóng, để cất lên tiếng hát tình yêu ngàn năm của mình:

“Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

(Sóng)

Tình yêu mãnh liệt của Xuân Quỳnh đã tạo nên những hình ảnh thật dữ dội:

“Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớNhững ngày không gặp nhauLòng thuyền đau rạn vỡNếu từ giã thuyền rồiBiển chỉ còn sóng gióNếu phải cách xa anh

Sau phá phách ngàn đời vẫn là lượng phù sa”

Nguyễn Du ngày xưa nói về khối tình bất vong, bất diệt, uất kết

đến đau đớn trong lòng Kiều: “Khối tình mang đến tuyền đài chưa

Trang 26

tan.”Ngày nay Xuân Quỳnh cũng thuộc vào cái nòi tình, cái nghiệp

“Chỉ riêng điều được sống cùng anh

Niềm vui sướng với em là lớn nhấtTrái tim nhỏ nằm trong lồng ngựcGiây phút nào chẳng đập vì anh”

(Chỉ có sóng và em)

Và ở người đàn bà này, tuy bản lĩnh chẳng kém ai, khí phách

chẳng thua ai nhưng vẫn thích được là một “em” yêu nhỏ bé, dịu hiền

bên một người yêu lớn lao để cho mình nương tựa:

“Anh thân yêu - người vĩ đại của em”

“Anh trở về - trời xanh của riêng em”

Nếu ở Xuân Diệu, tình yêu được diễn tả bằng những động tác ham hố, vồ vập đến cuồng nhiệt với những: sát, ôm, kề, trộn, quấn

Trang 27

quýt, ghì riết… thì Xuân Quỳnh chỉ thể hiện trong một ử chỉ trìu mến

nhẹ nhàng: “tay trong tay” Nói như tiến sĩ Chu Văn Sơn, “đó không hẳn là tình tự, đó là biểu tượng gắn bó, nương tựa”, là cảm giác được

tình yêu che chở Trong cảm nhận tinh tế của Xuân Quỳnh, hạnh phúc

có từ những điều rất nhỏ, rất dơn sơ, bình dị Cử chỉ “tay trong tay”

trở đi trở lại trong thơ chị như một biểu hiện bền vững nhất của tình yêu:

- “Tay ấm trong tay Cùng anh sánh bước”

- “Đường tít tắp, không gian như kể Anh chờ em cho em vịn bàn tay”

- “Tay ta nắm lấy tay người Dẫu qua trăm suối ngàn đồi cũng qua”

- “Thấy anh về cuống quýt nắm bàn tay

Cỏ dưới chân, gió thổi trên đầu Trái tim đập sau lần ảo mỏng”

- “Sân ga chiều em đi Bàn tay da diết nắm” ….”

Dường như bao nhiêu yêu thương gửi gắm, bao nhiêu hy vọng

và tin tưởng không thể diễn đạt bằng lời đều dồn về và tụ lại trong một

cử chỉ “tay trong tay” ấy.

Ở ngưòi phụ nữ, nữ tính thể hiện rõ nhất và cảm động nhất ở mẫu tính, tức thiên tính làm mẹ Đặc điểm này thể hiện rất đậm nét trong thơ tình của Xuân Quỳnh Ở đây, cô gái đang yêu bỗng trở thành người mẹ chăm sóc cho người yêu từ miếng cơm, manh áo, đến giấc ngủ, lo lắng cho anh trong những chuyến đi công tác xa nhà, cùng chia

Trang 28

sẻ với anh những khi mệt nhọc Vốn là người hay lo lắng, Xuân Quỳnh đã mang cả tình mẹ con, chị em vào trong tình yêu Chị lo lắng cho người yêu của mình như người chị gái lo cho em, như người mẹ

lo cho con:

“Ngủ đi anh cứ ngủ

Đã có em thức canhCho đẹp giấc mơ anhNgủ đi anh cứ ngủNgủ ngon anh! Để ngày mai bình minh đếnBuồm chúng ta lại tung cánh ra đi.”

(Ru)

Tình yêu đằm thắm, thiết tha dịu dàng của chị toả ra từ những lời

ru ngọt ngào của người vợ, người mẹ tần tảo:

“Khuya rồi anh hãy ngủ đi

Để em trở dậy em che bớt đèn”

(Hát ru chồng những đêm khó ngủ)

Trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam, lời ru thường gắn liền với sự ngọt ngào và tình yêu thương của người mẹ dành cho những đứa con thơ Nhưng ở đây ta lại bắt gặp điệu hát ru của người vợ với chồng, thức canh cho người chồng ngủ Đó là một nét độc đáo trong giọng thơ Xuân Quỳnh và cũng là vẻ đẹp đầy nữ tính của tâm hồn chị Xuân Quỳnh lo lắng cho chồng trong từng giấc ngủ và muốn làm tất

cả để đem lại giấc ngủ bình yên cho người mình yêu Chị không chỉ hát ru, không chỉ lo lắng cho giấc ngủ của chồng mà còn thấu hiểu và sẵn sàng chia sẻ những lo lắng trăn trở đã khiến anh mất ngủ Chị đã

Trang 29

nhận tất cả những lo lắng của chồng về phần mình và tìm mọi cách để xoa dịu nỗi âu lo ấy trong lòng anh Và nếu như người con trai được yêu hai lần họ sẽ cao thêm một bậc thì với người phụ nữ những lo âu cực nhọc lại đè nặng gấp bội trên đôi vai nhỏ bé của các chị

Là người phụ nữ nhạy cảm, hơn ai hết Xuân Quỳnh hiểu: Hạnh phúc luôn đi liền với trách nhiệm xây dựng và bảo vệ, giữ gìn nó Thế nên đối với chồng, ngoài tình yêu thương vô bờ bến ra Xuân Quỳnh còn có một tinh thần trách nhiệm nữa Vì vậy mà thơ tình Xuân Quỳnh luôn có những nét đặc sắc riêng giúp chị không bị hoà lẫn trong vườn hoa tình yêu muôn màu muôn sắc của thơ tình Việt Nam Trong thơ chị luôn xuất hiện một mái che nào đó, khi là chiếc nón, khi

là mái phố, khi thì là một mái nhà trong lúc trời đổ mưa… Đúng như

lời nhận xét của Lê Minh Khuê: Xuân Quỳnh luôn "xoè cánh như một con gà mái che chở và vun vén cho tổ ấm của chị" [11,266] Thế mới

biết Xuân Quỳnh trong tình yêu cũng như trong cuộc sống chị luôn tìm cách khẳng định mình Chị tự tin ở mình có đủ khả năng che chở cho người yêu, cho chồng và cho cả tổ âm gia đình của mình

Trong cuộc đời Xuân Quỳnh, thơ và tình yêu là hai thứ không thể thiếu, lúc nào chị cũng khát khao yêu thương đến cháy bỏng:

“Em đã đi đến tận cùng xứ sởĐến tận cùng đau đớn, đến tình yêu

Cho dù trong tình yêu có phải đau đớn đến đâu chăng nữa thì trái tim yêu của người phụ nữ này vẫn nguyện cống hiến trọn vẹn Và cho đến cuối đời, khi phải chịu quá nhiều bất hạnh, chị cũng không từ bỏ tình yêu mà vẫn thiết tha, đằm thắm:

“Em yêu anh hơn cả thời xưa

Trang 30

(Cái thời tưởng chết vì tình ái) … Quá khứ đáng yêu, quá khứ đáng tôn thờ Nhưng đâu phải là điều em luyến tiếc”

(Thơ tình cuối mùa thu)

1.2 Xuân Diệu, Xuân Quỳnh với bi kịch muôn thuở của tình yêu:

Tình yêu luôn luôn đòi hỏi ở con người tình cảm mãnh liệt đến đam mê Khi yêu cả Xuân Diệu, Xuân Quỳnh đều hết sức nồng nhiệt, mãnh liệt và sống hết mình cho tình yêu Cả hai đều phát hiện ra qui luật muôn thuở của tình yêu Đã yêu thật sự thì bao giờ cũng đòi hỏi

sự tuyệt đối và vô biên Nhưng khát vọng yêu thì tuyệt đối mà lòng người thì có hạn.Nhà văn Pháp Anatôn Phrăngxơ có một phát biểu nổi

tiếng: “Chúng ta đặt khát vọng vô biên vào tình yêu Đó không phải là lỗi của những người đàn bà.” [8,189] Câu nói xuất phát từ tâm lí nam

giới nhưng cũng rất đúng với tình yêu của người đàn bà Nghĩa là nó

thể diễn đạt ngược lại: “Chúng ta đặt khát vọng vô biên vào tình yêu

Đó không phải là lỗi của những người đàn ông” [8,189] Bi kịch

muôn thủa của tình yêu là ở đấy Cho nên có ai đó đã nói rất đúng:

“Thơ tình hay nhất là thơ thất tình.” Trong thơ tình Xuân Diệu, Xuân

Trang 31

Quỳnh đều có tấn bi kịch tự sinh như thế xuất hiện như một nỗi ám ảnh lớn Ở Xuân Diệu thì tình yêu lớn quá, mạnh mẽ quá mà trái tim người tình thì nhỏ bé không đáp ứng nổi Cho nên nhà thơ của mùa xuân, bình minh và tuổi trẻ ấy cũng là nhà thơ của cô đơn và những

đêm trăng “lạnh lẽo suốt xương da” Còn Xuân Quỳnh thì luôn sống

trong trạng thái thấp thỏm lo âu, trăn trở,luôn phải hoài nghi về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi Đó là bi kịch đau đớn của người phụ nữ vốn rất cả nghĩ, cả lo này

1.2.1 Xuân Diệu - nỗi tuyệt vọng lớn trong tình yêu:

Là nhà thơ lựa chọn tình yêu làm cứu cánh cho cuộc đời mình, là một người tha thiết với cuộc đời, với tình yêu song dường như Xuân

Diệu vẫn cứ là con người “cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu” nên cuối cùng vẫn phải đón nhận nỗi buồn và sự cô đơn đến

rợn ngợp tâm hồn như một điều tuyệt vọng lớn nhất, chua chát nhất Nhà thơ càng gắn bó khăng khít thì càng thấy chia xa, hững hờ, càng khao khát được cảm thông chia sẻ thì càng đơn độc Khi Xuân Diệu ý thức được đầy đủ, sâu sắc bản ngã của mình thì cũng chính là lúc ông cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết:

“Hiu hắt nhỉ bốn phương trời vò võLạnh lùng chăng, sầu một đỉnh chon von”

Trang 32

cao độ của hai tâm hồn yêu nhau Nhưng trên đời này không có cái gì

là tuyệt đối Tình yêu cũng vậy Bởi thế Xuân Diệu thấy không bao giờ thoả mãn và mãi mãi đau khổ Lúc nào thi sĩ cũng thấy những xa

cách hiển hiện giữa mình và người yêu, lúc nào cũng muốn em “xích lại gần hơn” bởi lúc nào cũng thấy “thế vẫn còn xa lắm” ngay cả khi

không còn khoảng cách gì về mặt thân xác Ông có những câu thơ đau đớn đến ứa lòng:

“Ta thấy gì sau sắc yêu kiều

Mà ta riết giữa đôi tay thất vọngDẫu tin tưởng chung một đời một mộng

Em là em, anh vẫn cứ là anh

Có thể nào qua vạn lý trường thànhCủa hai vũ trụ chưa đầy bí mật”

(Xa cách)

Mọi cố gắng níu kéo, ràng buộc, ôm giữ cuối cùng vẫn là con số không, vẫn là một hiện thực xót xa và cay đắng: Em không thể tin anh

như chính mình “em giấu anh những điều quá thực” Trong khi đó

anh cũng chưa bao giờ đặt niềm tin trọn vẹn nơi em, kể cả trong giấc

mơ của em anh cũng muốn được vào “dò xét” Chính sự nghi ngờ và hờn ghen muôn thuở đó đã tạo nên khoảng cách giữa “anh” và “em”.

Có những điều ta nhận thức được nhưng lại chẳng thể nào thực

hiện được Tất nhiên mộng với đời thì vẫn cách xa nhau Dù biết “yêu

là chết ở trong lòng một ít” nhưng làm sao có thể “sống được mà không yêu” Mà đã yêu thì sẽ còn thất vọng Những khi anh “chẳng dám mong nhiều”, bằng lòng “sung sướng với chút tình vụn ấy”, thì

em lại đến bên và nhen nhóm cho anh đôi chút hy vọng, mộng mơ:

Trang 33

“Em đáp lại: Nói gì đau đớn vậyVừa gặp anh em cũng đã mến rồi

Em phải đâu là ngọn nước trôi xuôiChưa hy vọng sao anh liền thất vọng”

Đến khi anh tưởng em là của anh rồi thì em lại bỏ đi để lại một nỗi buồn đến đau đớn:

“Tưởng có nhau ai ngờ vẫn xa nhau

Em ác quá lòng anh như tự xé”

Cứ như thế, nhà thơ mãi tìm kiếm cho mình một người tình tương xứng với trái tim yêu sôi nổi và không biết mệt mỏi của mình

mà không tìm được Vì thế, thơ Xuân Diệu chứa đựng một nỗi cô đơn khủng khiếp, chung quy cũng vẫn là do cái quy luật muôn thủa ấy của tình yêu:

“Nơi bạn ân tình hay với cảnhNơi nào ta cũng kiếm vô biên”

Trang 34

trải nghiệm nhiều, nhà thơ càng thấm thía mùi vị cay đắng của cái mà

ông gọi là “tình không”:

.“Cho rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu

Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết”

Và:

.“Ta một mình đối diện với tình không

Để lắng nghe tiếng khóc nấc trong lòng”

Ông đành chấp nhận một tình yêu đơn phương có gửi tình đi mà

chẳng có gửi về như bông hoa rừng “Gửi hương cho gió”:

“Tình yêu muôn thuở vẫn là hươngBiết mấy lòng thơm mở giữa đường

Đã mất tình yêu trong gió rủiKhông người thấu rõ đến nguồn thương.”

.“Mở miệng vàng! và hãy nói yêu tôi!

Dầu chỉ là trong mỗi phút mà thôi!”

.“Và hãy yêu tôi, một giờ cũng đủ

Một giây cũng cam, một phút cũng đànhKhổ tôi hát, loài người xin chớ phụ

Trang 35

Cô hãy dịu dàng, chầm chậm thưa anh!”

Nhưng vô ích Lòng người vẫn như “nước đổ lá khoai”:

“Lòng anh là một cơn mưa lũ

Đã gặp lòng em là lá khoaiMưa biếc tha hồ rơi giọt ngọc

Lá xanh không ướt đến da ngoài”

Trốn cô đơn, nhà thơ lại tìm đến tình yêu, nhưng tình yêu cũng

“Đi mau! trốn nét! trốn màu!

Trốn hơi! trốn tiếng! trốn nhau! trốn mình”

(Cặp hài vạn dặm)

Cách mạng tháng Tám và xã hội mới đã phá vỡ dần bức tường thành ngăn cách con người với con người Tâm hồn si mê của Xuân Diệu không còn cảm thấy bơ vơ giá lạnh nữa Nhiều bài thơ tình của ông thể hiện những tình cảm giao hoà đầm ấm giữa những linh hồn đồng điệu Song thiết nghĩ, trong lĩnh vực tình yêu, cách mạng và xã hội mới cũng khó có thể chấm dứt được bi kịch ,vốn là qui luật của

tình yêu: “Tình yêu luôn luôn là một quá trình phấn đấu với những dằn vặt và đau đớn không cùng” (Nguyễn Đăng Mạnh):

“Núi cao cót vót chon von

Trang 36

Anh xây xây mãi chưa tròn tình yêu”

1.2.2 Xuân Quỳnh - nỗi hoài nghi về tình yêu, về hạnh phúc lứa đôi:

Cũng như Xuân Diệu, trong tình yêu Xuân Quỳnh luôn sống hết mình, dâng hiến hết mình và đòi hỏi ở tình yêu vô biên và tyệt đích, nên cũng không tránh khỏi sự thất vọng vì tình người có hạn Nhưng dường như, ở người phụ nữ với trái tim yêu đương mãnh liệt này, không lâm vào tình trạng bi quan đến mức tuyệt vọng Bi kịch tình yêu nơi chị được thể hiện đằm tĩnh hơn, lắng sâu hơn tuy không kém phần đau đớn với những hoài nghi, ngờ vực rất đỗi đời thường của một trái tim đang yêu

Xuân Quỳnh là người đàn bà gặp không ít bất hạnh trong đời, ngay từ tuổi nhỏ đã chịu cảnh bơ vơ, côi cút với nỗi đau câm nín riêng chịu:

“Tôi không có một gian phòngLang thang khắp những năm ròng tuổi thơ”

(Thơ viết tặng anh)

Chị bước vào tình yêu với niềm khát khao hạnh phúc thiết tha, cháy bỏng Vì thế, hành trình trong đời cũng như trong thơ của chị là hành trình của một người đàn bà trên con đường truy tìm hạnh phúc, một hạnh phúc đời thường, bình dị với cảm giác mong được chở che, được bình yên thanh thản trong đời Song dường như trên cả hai lộ trình rượt đuổi hạnh phúc ấy, Xuân Quỳnh vẫn cứ mãi là con người cô đơn đến tội nghiệp bởi trên cuộc đời này, truy đến cùng làm sao hiểu được tình yêu là gì, hạnh phúc là gì và làm gì có cái gọi là tuyệt đối,

vô biên, vĩnh cửu Ngoài việc sở hữu một trái tim nồng nhiệt, tha thiết

Trang 37

yêu thương, Xuân Quỳnh còn có một tâm hồn rất nhạy cảm, hết sức tinh tế, chứa đầy dự cảm, lúc nào cũng đau đáu một nỗi đau, một nỗi

buồn, một “cái tôi” luôn băn khoăn, bất ổn, thức đập những lo âu, một

“cái tôi” với nỗi hoài nghi miên man, day dứt về tình yêu, về hạnh

phúc

Ngay từ thời “Chồi biếc” khi tiếng thơ vừa mới dậy thì người ta

đã thấy thoáng gợn lên nỗi phấp phỏng lo âu, ngờ sợ về tình yêu bất trắc:

“Này anh em biếtRồi sẽ có ngàyDưới hàng cây đây

Ta không còn bước”

(Chồi biếc)

“ Mùa thu nay sao bão mưa nhiều

Những cửa sổ con tàu chẳng đóngDải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm

Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh”

(Tự hát)

Trước những đổi thay của ngoại cảnh, Xuân Quỳnh cũng dễ dàng bàng hoàng, thảng thốt đến chạnh lòng, để rồi lại vận nó vào trái tim đầy âu lo, hoài nghi của mình:

“Em lo âu trước xa tắp đường mìnhTrái tim đập những điều không thể nóiTrái tim đập cồn cào cơn đói

Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn”

(Tự hát)

Trang 38

Rõ ràng ở Xuân Quỳnh bên cạnh cái táo bạo, mạnh mẽ, vẫn có cái yếu đuối đầy nữ tính, bên cạnh niềm hạnh phúc vẫn có cái lo âu giận hờn, nghi ngại rất đàn bà.

Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta thường bắt gặp sự đối lập đến hụt hẫng

xuyên thấm cảm hứng thơ: Những “bão mưa nhiều” với “cửa sổ con tàu chẳng đóng”, những “dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm”, rồi

“vừa thoáng tiếng con tàu, lòng đã Nam đã Bắc”… tạo cảm giác bấp

bênh, bất ổn Càng về sau, cảm giác ấy, nỗi hoài nghi, âu lo ấy càng như một ám ảnh, một cái bóng đáng sợ đổ lên những vần thơ đầy trải nghiệm của chị Ngay cả khi đang ở bên cạnh người yêu, hưởng những giây phút hạnh phúc nhất, Xuân Quỳnh vẫn không yên lòng, vẫn không thôi day dứt Chị vẫn muốn đo tình cảm bạn tình, vẫn muốn nhận được nhiều hơn nữa những lời yêu thương khẳng định tình yêu:

“Hoa ơi sao chẳng nóiAnh ơi sao lặng thinhĐốt lòng em câu hỏiYêu em nhiều không anh?”

(Mùa hoa doi)

Khi yêu nhau người ta thường mong ước được gần nhau Với Xuân Quỳnh, dù được ở bên nhau rồi nhưng nỗi niềm vẫn không nguôi thảng thốt nghi ngờ Cứ ngỡ chị miêu tả về một trạng thái tình cảm nhất thời nhưng không, đó là một câu hỏi lớn không lời đáp, một câu hỏi thường trực lúc nào cũng nhói buốt trong tim chị như một nỗi khắc khoải, hoài nghi vời vợi

Trang 39

Hoài nghi về tình yêu, lo lắng về sự đổi thay của người yêu cũng

là niềm thấp thỏm trước hiện tại không vững bền Nhiều khi chỉ là một câu hỏi thôi nhưng nó mang cái mong chờ khắc khoải của người phụ nữ:

“Cửa kính mờ trong mưa đẫm ướt

Em chờ anh, anh có về không?”

(Ngày mai trời còn mưa)

Câu hỏi ấy cất lên tưởng như bâng quơ nhưng cũng đã mở ra cả một thế giới tình yêu đầy biến động trong thơ Xuân Quỳnh

Trong bài thơ “Sóng”, tuy thể hiện một tình yêu chân thành,

mãnh liệt nhưng từ trong sâu thẳm tâm hồn Xuân Quỳnh vẫn luôn có

sự ám ảnh bởi một dư ba bất thường nào đó đến từ hai phía đối lập và tương tranh dữ dội: Bình yên và bão tố, hiện hữu và hư vô:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽSông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bể”

(Sóng)

Những biên độ tình cảm luôn diễn ra bất ngờ trong hai thái cực hay chính là sự mất thăng bằng trong trái tim chủ thể trữ tình đã dẫn

đến việc “không hiểu nổi mình” Đến đây, Xuân Quỳnh bàng hoàng

đối diện với chính mình, đối diện với mâu thuẫn logic bên trong thôi thúc trước nhu cầu khám phá, từ đó nảy sinh khao khát bứt phá khỏi

giới hạn chật hẹp để vươn ra những chân trời rộng lớn, mới lạ: “sóng tìm ra tận bể” Chính sự bất ổn trong tình cảm không lúc nào nguôi

ngoai yên định ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ ẩn chứa trong trái tim

Trang 40

Xuân Quỳnh Người phụ nữ đang yêu ấy luôn trân trọng và khao khát tình yêu, thế nhưng hi vọng càng nhiều thì thất vọng càng thêm đau đớn:

“Và tình yêu không ai khác ngoài anhNgười trai mới vài lần thoáng gặpLuôn hy vọng để rồi luôn thất vọng”

(Có một thời như thế).

Cứ như thế, Xuân Quỳnh yêu nhiều, khao khát nhiều để rồi lại mang trong mình những nỗi lo âu, những dự cảm bấp bênh Có nhiều lúc nữ sĩ cảm thấy rõ rệt niềm cô đơn đông cứng quanh mình vì tình yêu lỡ nhịp, vì chị mải mê tìm một tình yêu tuyệt đối, một tình yêu hy sinh hết thảy và quên mình hết thảy như tình yêu đang trào dâng trong trái tim đầy khát khao của chị Điều đó chắc chắn mãi mãi sẽ chỉ là ảo tưởng Vì vậy niềm hoài nghi, nỗi cô đơn, lo lắng đến với chị như một điều tất yếu Hơn ai hết Xuân Quỳnh cảm nhận một cách rõ rệt sự mong manh, dễ vỡ của tình yêu, nên luôn cảm thấy mình đang ở giữa cái chơi vơi, bấp bênh, bất ổn:

“Lời yêu mỏng mảnh như màu khói

Ai biết lòng ai có đổi thay?”

(Hoa cỏ may)

“Ngọn sào thưa cánh buồm ai ngái ngủNhững cánh chuồn mỏng manh như tình yêu”

(Chuồn chuồn báo bão)

“Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễnHôm nay yêu mai có thể xa rồi”

(Nói cùng anh)

Ngày đăng: 09/05/2016, 19:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w