1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: “Bản chất con người theo quan điểm triết học MácLênin và việc vận dụng để xây dựng nguồn lực con người ở Nghệ An hiện nay” BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: “Bản chất con người theo

56 2,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 600 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHỈA MÁC LÊNIN ĐÈ TÀI BẢN CHẤT CON NGƯỜI THEO QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN và việc vận dụng để xây dựng nguồn lực con người ở Nghệ An hiện nay” MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁCLÊNIN VỀ NHÂN TỐ CON NGƯỜI VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN NHÂN TỐ CON NGƯỜI…………………………………………………………………………… 1.1. VỀ KHÁI NIỆM CON NGƯỜI VÀ NHÂN TỐ CON NGƯỜI 1.1.1. Quan điểm mác xít về con người và nhân tố con người 1.1.1.1. Quan điểm Mác Lênin về con người 1.1.1.2. Quan niệm Mác Lênin về nhân tố con người 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và nhân tố con người 1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân tố con người 1.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.2.1. Đặc điểm của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay 1.2.1.1. Đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1.2. Đặc điểm về chính trị xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1.3. Đặc điểm của văn hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1.4. Đặc điểm của giáo dục, đào tạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.2. Sự biến đổi của nhân tố con người dưới tác động của điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.2.1. Sự tác động tích cực đối với nhân tố con người 1.2.2.2. Sự tác động tiêu cực đối với nhân tố con người Chương 2: PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở NGHỆ AN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NGHỆ AN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NHÂN TỐ CON NGƯỜI 2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của Nghệ An 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Nghệ An 2.1.1.2. Đặc điểm văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật của Nghệ An 2.1.1.3.Đặc điểm con người Nghệ An 2.1.2. Thực trạng nhân tố con người dưới sự ảnh hưởng của điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Nghệ An 2.1.2.1. Nhân tố con người dưới sự ảnh hưởng của phát triển kinh tế ở Nghẹ An 2.1.2.2. Nhân tố con người dưới sự ảnh hưởng của đời sống chính trị ở Nghệ An 2.1.2.3. Nhân tố con người dưới sự ảnh hưởng của đời sống văn hoá xã hội ở Nghệ An 2.1.2.4. Nhân tố con người dưới sự ảnh hưởng của giáo dục, đào tạo ở Nghệ An 2.2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TRONG VIỆC PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI Ở NGHỆ AN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.2.1. Phương hướng phát huy nhân tố con người trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Nghệ An 2.2.1.1. Phương hướng chung phát huy nhân tố con người 2.2.1.2. Quan điểm phát triển của Nghệ An 2.2.2. Một số giải pháp cơ bản trong việc phát huy nhân tố con người ở Nghệ An trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 2.2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo điều kiện để phát huy nhân tố con người về nhiều mặt PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong triết học, con người là một đề tài lớn, nghiên cứu vấn đề con người có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của thế giới, là vấn đề được các nhà triết gia của mọi thời đại bao gồm phương Đông và phương Tây quan tâm nghiên cứu. Trong các hệ thống tư tưởng đó, vấn đề của con người trong triết học MácLênin được nghiên cứu và trình bày một cách bao quát, đặc săc và mang tính khoa học nhất. Chủ nghĩa MácLênin đã kết luận: con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà con người là chủ thể của quá trình lịch sử, của sự tiến bộ xã hội. Đặc biệt khi xã hội loài người ngày càng phát triển và đạt đến trình độ văn minh cao cấp như hiện nay. Đối với một quốc gia bất kì, trong các điều kiện và nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội. Nhân tố con người (nguồn nhân lực) luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển đó. Nguồn nhân lực có dồi dào có đủ mạnh về tri thức… để thúc đây sự phát triển hay không? Trên thế giới các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh như Hoa Kì, Nhật Bản, các nước Tây Âu…Đều là những quốc gia có nhân tố con người có trình độ tri thức rất cao để dáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế . Với các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển thì nhân tố con người có vai trò quan trọng hơn nữa trên tiễn trình xây dựng nguồn lực con người có trình độ tri thức cao. Nghệ An là một tỉnh đang phát triển và đang thực hiện mạnh mẽ công việc xây dựng nguồn lực con người nhằm mục đích kinh tế. Với đà phát triển như vậy thì việc chú trọng nghiên cứu nhân tố con người là một yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách mà Đảng và Nhà nước ta phải thực hiện. Con người Nghệ An với rất nhiều tố chất và năng lực tốt đẹp đã được chứng minh trong lịch sử dân tộc và cho đến ngày nay. Với những lý luận về vấn đề con người được trình bày khoa học trong triết học MácLênin và được đúc kết sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề đặt ra là đảng và Nhà nước ta đã vận dụng những lý luận khoa học trên như thế nào? Để phục vụ vào việc xây dựng nguồn lực con người. Sau khi học xong môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin dành cho sinh viên và sự hướng dẫn của quý cô phụ trách. Căn cứ vào tình hình thực tế ở Nghệ An tôi đã quyết định chọn đè tài triết học là: ‟Bản chất con người theo quan điểm triết học MácLênin và việc vận dụng để xây dựng nguồn lực con người ở Nghệ An hiện nay.” Với những hiểu biết cá nhân, tôi hi vọng sẽ có sự đóng góp nhỏ cho lý luận về vấn đề này.

Trang 1

[Type text]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

- -BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: “Bản chất con người theo quan điểm triết học Mác-Lênin và việc vận

dụng để xây dựng nguồn lực con người ở Nghệ An hiện nay”

Trang 2

1.1.1 Quan điểm mác - xít về con người và nhân tố con người

1.1.1.1 Quan điểm Mác - Lênin về con người

1.1.1.2 Quan niệm Mác - Lênin về nhân tố con người

1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và nhân tố con người

1.1.3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân tố con người

1.2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.2.1 Đặc điểm của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay

1.2.1.1 Đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.1.2 Đặc điểm về chính trị - xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.1.3 Đặc điểm của văn hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1.4 Đặc điểm của giáo dục, đào tạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 3

1.2.2 Sự biến đổi của nhân tố con người dưới tác động của điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.2.1 Sự tác động tích cực đối với nhân tố con người

1.2.2.2 Sự tác động tiêu cực đối với nhân tố con người

2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Nghệ An

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nghệ An

2.1.1.2 Đặc điểm văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của Nghệ An 2.1.1.3.Đặc điểm con người Nghệ An

2.1.2 Thực trạng nhân tố con người dưới sự ảnh hưởng của điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Nghệ An

2.1.2.1 Nhân tố con người dưới sự ảnh hưởng của phát triển kinh tế ở Nghẹ An 2.1.2.2 Nhân tố con người dưới sự ảnh hưởng của đời sống chính trị ở Nghệ An 2.1.2.3 Nhân tố con người dưới sự ảnh hưởng của đời sống văn hoá - xã hội ở Nghệ An

2.1.2.4 Nhân tố con người dưới sự ảnh hưởng của giáo dục, đào tạo ở Nghệ An

Trang 4

2.2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TRONG VIỆC PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI Ở NGHỆ AN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.2.1 Phương hướng phát huy nhân tố con người trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Nghệ An

2.2.1.1 Phương hướng chung phát huy nhân tố con người

2.2.1.2 Quan điểm phát triển của Nghệ An

2.2.2 Một số giải pháp cơ bản trong việc phát huy nhân tố con người ở Nghệ

An trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

2.2.2.1 Tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo điều kiện để phát huy nhân tố con người về nhiều mặt

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong triết học, con người là một đề tài lớn, nghiên cứu vấn đề con người

có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của thế giới, là vấn đề được các nhàtriết gia của mọi thời đại bao gồm phương Đông và phương Tây quan tâmnghiên cứu Trong các hệ thống tư tưởng đó, vấn đề của con người trong triếthọc Mác-Lênin được nghiên cứu và trình bày một cách bao quát, đặc săc vàmang tính khoa học nhất Chủ nghĩa Mác-Lênin đã kết luận: con người khôngchỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định trong sựphát triển của lực lượng sản xuất, mà con người là chủ thể của quá trình lịch sử,của sự tiến bộ xã hội Đặc biệt khi xã hội loài người ngày càng phát triển và đạtđến trình độ văn minh cao cấp như hiện nay

Đối với một quốc gia bất kì, trong các điều kiện và nguồn lực để phát triểnkinh tế - xã hội Nhân tố con người (nguồn nhân lực) luôn giữ một vai trò vôcùng quan trọng trong sự phát triển đó Nguồn nhân lực có dồi dào có đủ mạnh

về tri thức… để thúc đây sự phát triển hay không? Trên thế giới các quốc gia cónền kinh tế phát triển mạnh như Hoa Kì, Nhật Bản, các nước Tây Âu…Đều lànhững quốc gia có nhân tố con người có trình độ tri thức rất cao để dáp ứng nhucầu phát triển kinh tế Với các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển thìnhân tố con người có vai trò quan trọng hơn nữa trên tiễn trình xây dựng nguồnlực con người có trình độ tri thức cao

Nghệ An là một tỉnh đang phát triển và đang thực hiện mạnh mẽ công việcxây dựng nguồn lực con người nhằm mục đích kinh tế Với đà phát triển như vậythì việc chú trọng nghiên cứu nhân tố con người là một yêu cầu và nhiệm vụ cấpbách mà Đảng và Nhà nước ta phải thực hiện Con người Nghệ An với rất nhiều

Trang 6

tố chất và năng lực tốt đẹp đã được chứng minh trong lịch sử dân tộc và cho đếnngày nay Với những lý luận về vấn đề con người được trình bày khoa học trongtriết học Mác-Lênin và được đúc kết sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh Vấn

đề đặt ra là đảng và Nhà nước ta đã vận dụng những lý luận khoa học trên nhưthế nào? Để phục vụ vào việc xây dựng nguồn lực con người Sau khi học xongmôn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin dành cho sinh viên và sựhướng dẫn của quý cô phụ trách Căn cứ vào tình hình thực tế ở Nghệ An tôi đã

quyết định chọn đè tài triết học là: ‟Bản chất con người theo quan điểm triết học Mác-Lênin và việc vận dụng để xây dựng nguồn lực con người ở Nghệ

An hiện nay.” Với những hiểu biết cá nhân, tôi hi vọng sẽ có sự đóng góp nhỏ

cho lý luận về vấn đề này

Trang 7

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ NHÂN TỐ CON NGƯỜI VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN NHÂN TỐ CON NGƯỜI

1.1 VỀ KHÁI NIỆM CON NGƯỜI VÀ NHÂN TỐ CON NGƯỜI

1.1.1 Quan điểm Mác – Lênin về con người và nhân tố con người

1.1.1.1 Quan điểm Mác - Lênin về con người

1.1.1.1.1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội

Kế thừa các quan điểm tiễn bộ trong lịch sử triết học, dựa trên những thành

tự của khoa học tự nhiên, trực tiếp là thuyết tiễn hóa và thuyết tế bào, triết họcMác đã khẳng định con người vừa là sản phẩm phát triển lâu dài của giới tựnhiên, vừa là sản phẩm của chính hoạt động của chính ban thân con người Conngười là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học với yếu tố xã hội-là thực thể sinh vật– xã hội

Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là sản phẩm củagiới tự nhiên Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học,tính loài Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồntại của con người

Vi vậy giới tự nhiên là ‟thân thể vô cơ của con người” Con người là một bộphận của tự nhiên

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhấtquy định bản chất của con người Đặc trưng quy định sự khác biệt của con ngườivới thế giới loài vật là mặt xã hội Tính xã hội của con người biểu hiện tronghoạt động sản xuất vật chất Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người

Trang 8

sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ nhu cầu cuộc sống của mình;Hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; Xác lập quan hệ xã hội Bởi vậylao động chính là yếu tố quyết định bản chất xã hội của con người, đồng thờihình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội Theo Mác, xã hội suy chocùng là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người với người Con người tạo ra

xã hội, là thành viên của xã hội Mọi biểu hiện sinh hoạt của con người là biểuhiện và là khẳng định của xã hội

Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển,của con người luôn phải chịu sự tác động của ba hệ thống quy luật khác nhau,nhưng thống nhất với nhau Bao gồm: Hệ thông quy luật tự nhiên chịu sự quyđịnh của mặt sinh học, hệ thống quy luật tâm lý ý thức hình thànhvà vận độngtrên nền tảng ý thức của con người, hệ thống quy luật xã hội quy định các quan

hệ giữa người với người trong xã hội

1.1.1.1.2 Con người là chủ thể của lịch sử, mục tiêu của sự phát triển xã hội

a Con người là chủ thể của lịch sử

Không thể có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại conngười Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài củagiới hữu sinh Song điều quan trọng hơn cả là: Con người luôn là chủ thể củalịch sử - xã hội C.Mác đã khẳng định ‟ Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa chorằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và giáo dục… cái học thuyết

ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhàgiáo dục cũng cần được giáo dục” Trong tác phẩm ‟Biện chứng của tự nhiên”,Ph.Ăngghen cũng cho rằng: ‟ thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần củachúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng Nhưng lịch sử ấy không phải dochúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc tham gia lịch sử

Trang 9

ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn củachúng Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp từ nàybao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ýthức bấy nhiêu”

Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tácđộng vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động pháttriển của lịch sử xã hội thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tựnhiên Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làmphong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một giới tự nhiên thứ hai theo mụcđích của mình

Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình.Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử củachính bản thân con người Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sựtồn tại của con người, vừa là phương thức làm biến đổi đời sống và bộ mặt xãhội Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạtđộng vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợpvới mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra Không có hoạt động của con ngườithì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộlịch sử xã hội loài người

Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giaiđoạn phát triển nhất định của xã hội Do vậy, bản chất con người trong mỗi quan

hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động, biến đổi cũng phải thay đổicho phù hợp Bản chất con người không phải là một hệ thống dòng kín, mà là hệthống mở, tương ứng với điêu kiện tồn tại của con người Mặc dù là ‟tổng hòacác quan hệ xã hội ”, con người có vai trò tích cực trong tiến trình lịch sử với tưcách là chủ thể sáng tạo Thông qua đó, bản chất con người cũng vận động biến

Trang 10

đổi cho phù hợp Có thể nói rằng, mỗi sự vận động và tiễn lên của lịch sử sẽ quyđịnh tương ứng (mặc dù không trùng khắp) với sự vận động và biến đổi của bảnchất con người

Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làmcho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn Hoàn cảnh đó chính làtoàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynhhướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩađịnh hướng giáo dục Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cáchtích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiêu phương diện khác nhau: hoạtđộng thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chấttrí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt độngvật chất Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trongbất kì giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người

b Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội

Từ khi xuất hiện đến nay, loài người luôn cháy bỏng hoài bão được sống tự

do, hạnh phúc và không ngừng đấu tranh để hoài bão đó được trở thành hiệnthực Trong các chế độ xã hội dựa trên quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất(chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản ) Các giai cấp thốngtrị luôn dùng mọi thủ đoạn để tước đoạt hoặc hạn chế quyền tự do và hạnh phúccủa số đông quần chúng lao động Cho nên loài người không ngừng đấu tranhchống lại sự áp bức bất công đó

Xã hội ngày càng căn minh, đó là xu hướng chủ yếu của xã hội Nhưng chođến nay, bước tiễn của nền văn minh vẫn chứa đựng những yếu tố, nhữngkhuynh hướng đi ngược lại lợi ích chung của loài người, nhiều thành tựu củakhoa học kĩ thuật được sử dụng để hủy diệt con người Công nghiệp hóa học tạo

Trang 11

ra năng suất, chất lượng lao động cao , nhưng lại gây ô nhiễm môi trường, máymóc thay thế sức người nhưng lại đẩy hàng chục triệu người vào thất nghiệp, xuthế hội nhập mở cửa tạo ra cơ hội phát triển cho mỗi người, cho mỗi quốc gianhưng lại nảy sinh những biểu hiện tiêu cực về lối sống làm mất bản sắc dântộc… Ông Nobel đã phát minh ra thuốc nổ và nhờ thuốc nổ trở thành giàu có.nhưng bản thân ông lại không ngờ thuốc nổ lại sử dụng rộng rãi trong chiếntranh, tàn sát hàng chục triệu người vô tội Ân hận về điều đó, ông đã để lại dichúc, đề nghị sử dụng tài sản mà ông có được do phát minh thuốc nổ, làm giảithưởng cho những ai có công trình khoa học đem lại hạnh phúc cho con người.Như vậy ,Nobel đã đề xuất một tư tưởng: Văn minh phải hướng tới nhân đạo.Thế kỉ XXI chắc chắn sẽ có nhiều biến đổi to lớn, khoa học và công nghệ sẽ

có những bước tiễn không ngờ Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người, mỗi quốcgia là phải làm chủ được các thành tựu của văn minh Vậy con người là chủ thểcủa lịch sử nên chính con người chứ không phải đối tượng nào khác, phải loại trừnhững yếu tố ngăn cản tự do, hạnh phúc của con người, đồng thời thúc đẩy làmbiến đổi xã hội theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn Thế giới hiện nay cònchứa đựng những yếu tố khác đe dọa tự do và hạnh phúc của con người như đóinghèo, dịch bệnh, thất học, ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng xã hội, nguy cơkhủng bố, chiến tranh Do đó mọi chủ trương chính sách, mọi hành động củacộng đồng quốc tế, của các quốc gia và hành động của mỗi cá nhân phải nhằmbảo vệ con người, vì tự do hạnh phúc của con người

Vì con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần được tôn trọng, cầnphải được đảm bảo các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu của mọitiến bộ xã hội Chủ Nghĩa Tư bản hiện đại vẫn đang còn sự phát triển Nhưngtheo quy luật tiễn hóa của lịch sử, tương lai sẽ thuộc về một xã hội tốt đẹp hơn.Một xã hội không có tình trạng áp bức, bót lột, và xã hội đó chỉ có thể là XHCN

Trang 12

1.1.1.2 Quan niệm Mác-Lênin về nhân tố con người

Con người là một thực thể xã hội được tách ra như một lực lượng đối lậpvới giới tự nhiên, sự tác động qua lại giữa cái sinh học và cái xã hội tạo thànhbản chất của con người Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người,C.Mác đã nêu lên luận điểm nổi tiếng Luận cương về Phoiơbắc: ‟Bản chất conngười không phải là một cái trừu tượng cố hữu của một cá nhân riêng biệt Trongtính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xãhội”

Theo luận đề trên thì không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện,hoàn cảnh cụ thể của lịch sử và xã hội Luận đề đã khẳng định bản chất xã hộikhông có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người Trái lại, điều

đó muốn nhấn mạnh sự phân biệt giữa con người và giới động vật trước hết làbản chất xã hội và đó cũng là để khắc phục sự thiếu sót của các nhà triết họctrước Mác, không thấy được bản chất xã hội của con người Mặt khác cái bảnchất với ý nghĩa là cái phổ biến, là cái mang tính quy luật Vi vậy cần phải thấyđược các biểu hiện riêng biệt, phong phú và đa dạng của mỗi cá nhân về cảphong cách, nhu cầu và lợi ích trong cộng đồng xã hội

Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, song con người không hoàn toànphụ thuộc và giới tự nhiên mà đã vươn lên, tách xa thế giới động vật, trở thànhcon người của xã hội, sáng tạo ra lịch sử Với vai trò là chủ thể của lịch sử conngười phải được tự do, hạnh phúc, phải được phát triển các khả năng của mình.Nhưng không phải lúc nào và ở đâu con người cũng có đủ điều kiện để phát triểntoàn diện Vi vậy, một vấn đề đã và đang đặt ra là các quốc gia nói riêng, nhânloại nói chung, phải coi con người là mục tiêu của sự phát triển của xã hội

Trang 13

1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và nhân tố con người

Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa làthành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cánhân hài hòa, phong phú Người đã nêu một định nghĩa về con người: "Chữngười, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn Nghĩa rộng là đồng bào

cả nước Rộng nữa là cả loài người" Quan điểm đó thể hiện ở chỗ Người chưabao giờ nhìn nhận con người một cách chung chung, trừu tượng Khi bàn vềchính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, Người

luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho

sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không đượcquan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được Trongkhi phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: "Đấu tranhchống chủ nghĩa cá nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân" Mỗi ngườiđều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của giađình mình" Trong quan điểm về thực hiện một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,theo Người, phải là một nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cựcđoan, trong đó mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những quyền lợi và

nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật Con người, với tư cách là những

cá nhân, không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộngđồng dân tộc và với các loài người trên toàn thế giới

Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù

bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một

cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị

áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam

đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ

Trang 14

mất nước" và "người cùng khổ" Lôgíc phát triển tư tưởng của Người là xuấtphát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa

quốc tế chân chính Theo lôgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm "con người" của

Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm "giai cấp vô sản cách mạng" Người đề cập

đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp

đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân) Người nhậnthức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt tớiđược mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân loại khỏimọi sự nô dịch, áp bức Toàn bộ các tư tưởng, lý luận (chiếm một khối lượng lớn

trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng (chiến lược giải pháp; bàn về

người cách mạng và đạo đức cách mạng, về hoạch định và thực hiện các chínhsách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con người v.v ) về thực chất chỉ là sự cụ

thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính

sự nghiệp đó Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ

đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nướcta

Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xâydựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủnghĩa xã hội Trong kháng chiến giải phóng dân tộc cần xây dựng chế độ dân chủnhân dân để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, đồng thời tạo ra những tiền đềcho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phảithực hiện chế độ dân chủ nhân dân, vì như Người nói: "Đây là cuộc chiến đấukhổng lồ chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ,tốt tươi" Cuộc chiến đấu ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực

Trang 15

lượng của toàn dân" Về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh không bao giờ quanniệm hình thái xã hội đó như một mô hình hoàn chỉnh, một công thức bất biến.Bao giờ Người cũng coi trọng những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóakhách quan Người chỉ đề ra những mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội với những bước đi thiết thực và những nội dung cơ bản nhất Theo Người:

"Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dânlao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm

no và được sống đời hạnh phúc"; "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sốngvật chất và văn hóa của nhân dân" xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là làm cho nhândân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp Người dạy xây dựng chủ nghĩa

xã hội phải thiết thực, phù hợp với điều kiện khách quan, phải nắm được quy luật

và phải biết vận dụng quy luật một cách sáng tạo trên cơ sở nắm vững tính đặcthù, tránh giáo điều, rập khuôn máy móc Sự sáng tạo đó gần gũi, tương đồng,nhất quán với luận điểm của Ăngghen: "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sảnkhông phải là trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiệnthực phải khuôn theo Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiệnthực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay" Vì vậy, không chỉ trong lý luận về đấu tranhgiành độc lập dân tộc mà cả trong lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội khi định ranhững mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước hết, "cần có con người xã hội chủ

nghĩa", Hồ Chí Minh đã thể hiện nhất quán quan điểm về con người: con người

là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người.

Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng về con người Người yêu thương con

người, tin tưởng con người, tin và thương yêu nhân dân, trước hết là người laođộng, nhân dân mình và nhân dân các nước Với Hồ Chí Minh, "lòng thương yêunhân dân, thương yêu nhân loại" là "không bao giờ thay đổi" Người có mộtniềm tin lớn ở sức mạnh sáng tạo của con người Lòng tin mãnh liệt và vô tận

Trang 16

của Hồ Chí Minh vào nhân dân, vào những con người bình thường đã được hìnhthành rất sớm Từ những năm tháng Người bôn ba tìm đường cứu nước, thâmnhập, lăn lộn, tìm hiểu thực tế cuộc sống và tâm tư của những người dân laođộng trong nước và nước ngoài Người đã khẳng định: "Đằng sau sự phục tùngtiêu cực, người Đông Dương ẩn giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét, và sẽbùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến"1 Tin vào quần chúng, theo quanđiểm của Hồ Chí Minh, đó là một trong những phẩm chất cơ bản của người cộngsản Và đây cũng chính là chỗ khác căn bản, khác về chất, giữa quan điểm của

Hồ Chí Minh với quan điểm của các nhà Nho yêu nước xưa kia (kể cả các bậc sĩphu tiền bối gần thời với Hồ Chí Minh) về con người Nếu như quan điểm của

Hồ Chí Minh: "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân Trong thế giớikhông có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết toàn dân", thì các nhà Nho phongkiến xưa kia mặc dù có những tư tưởng tích cực "lấy dân làm gốc", mặc dù cũngchủ trương khoan thư sức dân", nhưng quan điểm của họ mới chỉ dừng lại ở chỗcoi việc dựa vào dân cũng như một "kế sách", một phương tiện để thực hiện mụcđích "trị nước", "bình thiên hạ" Ngay cả những bậc sĩ phu tiền bối của Hồ ChíMinh, tuy là những người yêu nước một cách nhiệt thành, nhưng họ chưa có mộtquan điểm đúng đắn và đầy đủ về nhân dân, chưa có đủ niềm tin vào sức mạnh

của quần chúng nhân dân Quan điểm tin vào dân, vào nhân tố con người của Người thống nhất với quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin: "Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử".

Tin dân, đồng thời lại hết lòng thương dân, tình thương yêu nhân dân của

Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ trong truyền thống dân tộc, truyền thốngnhân ái ngàn đời của người Việt Nam Cũng như bao nhà Nho yêu nước khác cócùng quan điểm "ái quốc là ái dân", nhưng điểm khác cơ bản trong tư tưởng "áidân" của Người là tình thương ấy không bao giờ dừng lại ở ý thức, tư tưởng mà

đã trở thành ý chí, quyết tâm thực hiện đến cùng sự nghiệp giải phóng giai cấp,

Trang 17

giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại cần lao, xóa bỏ đau khổ, áp bức bất

công giành lại tự do, nhân phẩm và giá trị làm người cho con người ở Hồ Chí

Minh, chủ nghĩa yêu nước gắn bó không tách rời với chủ nghĩa quốc tế chânchính Tình thương yêu cũng như toàn bộ tư tưởng về nhân dân của Người không

bị giới hạn trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà nó tồn tại trong mối quan hệkhăng khít giữa các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia với quốc tế Yêu thươngnhân dân Việt Nam, Người đồng thời yêu thương nhân dân các dân tộc bị áp bứctrên toàn thế giới Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coitrọng sức mạnh đoàn kết toàn dân và sự đồng tình ủng hộ to lớn của bè bạn khắpnăm châu, của cả nhân loại tiến bộ Người cũng xác định sự nghiệp cách mạngcủa nước ta là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranhgiải phóng nhân loại trên phạm vi toàn thế giới

Tóm lại: Quan niệm về con người, coi con người là một thực thể thống nhất của "cái cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người, đó chính là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh Xuất phát từ những luận điểm đúng đắn đó, trong khi lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh luôn tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý trọng nhân dân, biết tổ chức và phát huy sức mạnh của nhân dân Tư tưởng về con người của Người thông qua thực tiễn cách mạng của Người

1.1.3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân tố con người

Trang 18

Ngay từ những ngày đầu xây dựng XHCN, Đảng ta đã khẳng định ‟Conngười là vốn quý nhất” và ‟Muốn xây dựng thành công XHCN thì phải có conngười XHCN”.

Đảng ta đã đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội, nhằm giải quyết hài hòa mỗi quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi íchtập thể, lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, lợi ích riêng và lợi ích chung

Đại hội lần thứ VII của Đảng: ‟Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển

là vì con người, do con người trước hết là người lao động ’’

Đại hội lần thứ VIII của Đảng: ‟Lấy việc phát huy yếu tố con người là nhân

tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững ”

Đại hội lần thứ IX của Đảng: ‟Nguồn lực con người – yếu tố cơ bản của sựphát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”

Phát triển nền văn hóa tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhằm xây dựng và pháthuy nguồn lực con người Đại hội lần thứ Ĩ của Đảng cũng đã nêu: ‟Mọi hoạtđộng văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chínhtrị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có tinh thần yêu nước

và yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm cao trong laođộng, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, có ý thức cộngđồng, tôn trọng nhân nghĩa, có lối sống văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình

và cộng đồng xã hội”

1.2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.2.1 Đặc điểm của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay

Trang 19

1.2.1.1 Đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Nền kinh tế thị trường đang hình thành và phát triển

Thứ nhất, trong thời gian qua, kết cấu hạ tầng được đầu tư với mức độ ngày càng

tăng Tuy nhiên, kết cấu hạ tang vật chất và xã hội ở nước ta còn ở trình độ thấp,

chưa đáp ứng yêu cầu phát triển Trình độ công nghệ lạc hậu, máy móc cũ kỹ, quy mô sản xuất nhỏ bé, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất còn thấp

Thứ hai, cơ cấu kinh tế đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, tuy nhiên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, còn mất cân đối vàkém hiệu quả Cơ cấu kinh tế nước ta còn mang nặng đặc trưng của một cơ cấukinh tế nông nghiệp Ngành nghề chưa phát triển; sự phân công hiệp tác, chuyênmôn hóa sản xuất chưa rộng, chưa sâu, giao lưu hàng hóa còn nhiều hạn chế

Thứ ba, chưa có thị trường theo đúng nghĩa của nó Trong những năm qua thị

trường của nước ta đang trong quá trình hình thành và phát triển nên nó còn ởtrình độ thấp Dung lượng thị trường nhỏ hẹp, cơ cấu và các yếu tố kinh tế thịtrường hình thành chưa đầy đủ Chưa có thị trường sức lao động theo đúngnghĩa, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và côngnghệ còn sơ khai, phát triển chậm

Thứ tư, công cuộc đổi mới ở nước ta trong 20 năm qua đã đạt được những thành

tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xãhội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện Một trong những thành tựu quan trọngnhất là kinh tế tăng trưởng khá nhanh, GDP bình quân đầu người liên tục tăng.Song, thực tế cho thấy thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người cònthấp, do đó sức mua hàng hóa còn thấp, tỷ suất hàng hóa chưa cao

Trang 20

Thứ năm, còn chịu ảnh hưởng lớn của mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập

trung quan liêu, bao cấp

Nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nướcgiữ vai trò chủ đạo

Các thành phần kinh tế tiến hành sản xuất hàng hóa tuy có bản chất kinh tế khácnhau, nhưng chúng đều là những bộ phận của một cơ cấu kinh tế quốc dân thốngnhất với các quan hệ cung - cầu, tiền tệ, giá cả chung Bởi vậy, chúng vừa hợptác, vừa cạnh tranh với nhau Mỗi đơn vị kinh tế là một chủ thể độc lập, tự chủ

và tất cả đều bình đẳng trước pháp luật

Tuy nhiên, mỗi thành phần kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tếriêng nên bên cạnh tính thống nhất của các thành phần kinh tế, chúng còn có sựkhác nhau và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năngphát triển theo những phương hướng khác nhau Chẳng hạn, các thành phần kinh

tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) tuy có vai trò quan trọng trong pháttriển sản xuất, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu về vốn, hàng hóa và dịch vụcho xã hội, nhưng vì dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, các thành phầnkinh tế này không tránh khỏi tính tự phát, chạy theo lợi nhuận đơn thuần, nảysinh những hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội

Vì vậy, cùng với sự khuyến khích làm giàu chính đáng của các doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế, Nhà nước ta phải sử dụng nhiều biện pháp để ngănchặn và hạn chế những khuynh hướng tự phát, những hiện tượng tiêu cực, hướng

sự phát triển của các thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Nhưng, vấn đề có ý nghĩa quyết định nhất là Nhà nước phải quan tâm tạo điềukiện củng cố, phát huy hiệu quả, ra sức xây dựng khu vực kinh tế nhà nước đủmạnh để làm tốt vai trò chủ đạo, tránh nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 21

Nền kinh tế thị trường phát triển theo cơ cấu kinh tế "mở"

Cơ cấu kinh tế "mở" bắt nguồn từ sự phân bố không đều về tài nguyên thiênnhiên và sự phát triển không đều về kinh tế, kỹ thuật giữa các nước, đáp ứng yêucầu quy luật phân công và hợp tác lao động quốc tế Vì vậy, trong thời đại ngàynay, mỗi quốc gia muốn phát triển toàn diện cần phải tích cực mở rộng quan hệkinh tế quốc tế

Cơ cấu kinh tế "mở" thích ứng với chiến lược thị trường "hướng ngoại", làm chothị trường trong nước thông thoáng và gắn liền với thị trường thế giới Thôngqua phát triển cơ cấu kinh tế "mở", cùng các hoạt động kinh tế đối ngoại sẽ giúpnước ta tiếp thu được kỹ thuật công nghệ, vốn và kinh nghiệm sản xuất kinhdoanh của các nước tiên tiến để khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, kỹthuật so với các nước phát triển

Nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự quản lý vĩ mô của nhà nước

Đây là đặc điểm cơ bản nhất của kinh tế thị trường ở nước ta, làm cho nền kinh

tế thị trường ở nước ta khác với nền sản xuất hàng hóa giản đơn trước đây, cũngnhư khác với nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa Đặc điểm nàycũng chính là mô hình kinh tế khái quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội ở nước ta Mô hình kinh tế đó có những đặc trưng riêng, làm cho nó khác vớikinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa

1.2.1.2 Đặc điểm về chính trị - xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất: Là hình thức quá độ từ HTCT dân chủ nhân dân tiến lên HTCT xã

hội chủ nghĩa Sự quá độ này không chỉ do những điều kiện lịch sử cụ thể và yếu

tố “địa chính trị” quy định, hơn nữa còn trực tiếp bị quy định bởi tính quá độchính trị của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Chính vì vậy, HTCT Việt

Trang 22

Nam vừa mang những đặc trưng của HTCT dân chủ nhân dân vừa mang nhữngđặc trưng của HTCT XHCN Từ đặc điểm này để nhận thấy, trong quá trình xâydựng và hoàn thiện HTCT phải tính đến việc sử dụng những giải pháp, hìnhthức, những bước đi quá độ phù hợp.

Thứ hai: HTCT Việt Nam là HTCT nhất nguyên, dưới sự lãnh đạo duy

nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam Tính nhất nguyên của HTCT Việt Nam đượcquy định bởi, trước hết, nó được xây dựng và hoạt động trên nền tảng của chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; mục tiêu của nó không ngoài việcxây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm toàn bộ quyền lực thuộc vềnhân dân; hai là, sự lãnh đạo duy nhất của Đảng còn được quy định bởi bản chấtcách mạng và khoa học của Đảng, một đảng và ở Việt Nam chỉ duy có ĐảngCộng sản mới là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiênphong của nhân dân và của cả dân tộc; bởi, thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhândân Việt Nam luôn thừa nhận và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng

Thứ ba, HTCT mang tính nhân dân rộng rãi Hiến pháp của nước ta ghi

rõ: “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhànước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân vớinông dân và đội ngũ trí thức” Tính nhân dân rộng rãi của HTCT thể hiện chủyếu ở mục tiêu, phương thức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTCT

- Nhân dân là gốc của quyền lực, là chủ của xã hội Tổ chức của Nhà nước

do nhân dân lập ra, hoạt động của các cơ quan và công chức nhà nước là đầy tớcủa dân chịu sự giám sát tối cao và thường xuyên của dân

- HTCT bằng mọi hình thức khác nhau để tập hợp, tổ chức mọi người dânthuộc các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, nghề nghiệp, chính kiến…ở trong và ngoàinước để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 23

Thứ tư, HTCT nước ta được tổ chức chặt chẽ, có sự phân định chức năng,

nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi tổ chức và cơ chế hoạt động của từng tổ chứccũng như của cả hệ thống HTCT ở Việt Nam được tổ chức hết sức rộng rãi, chặtchẽ, các mối quan hệ ngày càng được xác định rõ ràng hơn Trong phạm vi hoạtđộng của mình, cùng một lúc mỗi một thành viên phải thực hiện các quan hệ cótính chất khác nhau với các đối tượng khác nhau của HTCT: quan hệ lãnh đạo,chỉ đạo, hướng dẫn; quan hệ phối hợp, cộng tác, liên kết Tất cả tạo thành mộtmạng lưới chằng chịt, gắn kết chặt chẽ

Thứ năm, HTCT nước ta có thuộc tính bản chất là sự thống nhất giữa tính

giai cấp và tính dân tộc Ở nước ta, vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc luôn gắn

bó, quyện chặt lẫn nhau Nghiên cứu quá trình dân tộc và quá trình chính trị củanước ta sẽ đi tới khẳng định sự nổi trội của tính dân tộc trong suốt lịch sử hàngnghìn năm dựng nước và gĩư nước Nhận rõ đặc trưng về sự nổi trội của tính dântộc không phải là coi nhẹ tính giai cấp, mà là khắc phục quan niệm tuyệt đối hoágiai cấp để thấy rõ sự thống nhất giữa tính dân tộc và tính giai cấp trong hoàncảnh đặc thù của nước ta

Những đặc điểm trên vừa quy định kết cấu, tổ chức, vận hành và các mốiquan hệ vừa quy định tính thống nhất của HTCT duy nhất trong cả nước Cáckhái niệm trung ương - địa phương - cơ sở chỉ là những cấp độ khác nhau củaHTCT nói chung chứ không phải là có ba HTCT: HTCT trung ương, HTCT địaphương và HTCT cơ sở Khẳng định điều này có ý nghĩa rất quan trọng cả về lýluận và thực tiễn Với cách hiểu HTCT nói chung có tính toàn vẹn, duy nhất,thống nhất như vậy sẽ là tiền đề, cơ sở để hiểu đúng vai trò, vị trí của HTCT ở cơ

sở - cấp cơ sở của HTCT nói chung

1.2.1.3 Đặc điểm của văn hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 24

 Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạngtrên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc cónhững phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩasinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoandung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụtrong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của vănhọc, nghệ thuật.

 Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bốdân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêngtại Việt Nam Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sôngHồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa Kinh Kỳ, văn hóa làng xã vàvăn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tâybắc và Đông bắc Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước

ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ởNam

tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người

ở Tây Nguyên

 Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việtcùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa củangười Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài tronghàng nghìn năm nay Với những ảnh hưởng từ xa xưa của TrungQuốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phươngTây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21 Việt Nam đã có những thayđổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng

Trang 25

cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Namhiện đại.

Một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi nhìn nhận

từ bên ngoài bao gồm tôn kính tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và giađình, thủ công mỹ nghệ, lao động cần cù và hiếu học Phương Tây cũng cho rằngnhững biểu tượng quan trọng trong văn hóa Việt Nam bao gồm rồng, rùa, hoasen và tre

1.2.1.4 Đặc điểm của giáo dục, đào tạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Về mục tiêu giáo dục toàn diện, trước đây thường được hiểu đơn giản là:

Học sinh phải học đầy đủ tất cả các môn học thuộc các lĩnh vực khoa học tựnhiên, khoa học xã hội, rồi thì cả về nghệ thuật, thể dục thể thao…; chú trọngdạy chữ hơn dạy người, chú trọng truyền bá kiến thức hơn đào tạo, bồi dưỡngnăng lực của người học, ít yêu cầu người học vận dụng kiến thức vào thực tế.Điều đó dẫn đến tình trạng người học bị quá tải, nhưng lại vẫn không đáp ứngđược yêu cầu của thực tiễn, không đạt được mục tiêu giáo dục

Giáo dục toàn diện theo tinh thần đổi mới hiện nay là: Phát triển toàn diện năng

lực và phẩm chất của người học; chú trọng cả dạy chữ, dạy người và dạy nghề.Giáo dục và Đào tạo phải làm sao để tạo ra được những con người có phẩm chất,năng lực cần thiết để phục vụ đất nước, xây dựng xã hội; có đủ hiểu biết và kỹnăng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả…

Quá trình thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo, chỉ được coi là thành công khikhắc phục được những yếu kém, những hạn chế, những bất cập của giáo dục tồntại trong nhiều năm qua và đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng

Trang 26

cao phục vụ sự phát triển và hội nghập của đất nước Nghĩa là phải khắc phụcđược tình trạng: Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp; Chươngtrình giáo dục còn coi nhẹ thực hành; phương pháp giáo dục, kiểm tra, thi vàđánh giá kết quả lạc hậu, thiếu thực chất; thiếu sự gắn kết giữa đào tạo vớinghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh; hệ thống giáo dục còn thiếu tínhliên thông giữa các trình độ đào tạo và các phương thức giáo dục, chưa phù hợpvới yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế; sự yếu kém trong quản lýgiáo dục; sự bất cập cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ nhà giáo

và cán bộ quản lý; sự thiếu hiệu quả trong đầu tư cho giáo dục… Sự thiếu hụtnguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay trước hết là do công tác đào tạo chậmđổi mới Cụ thể là do thiếu quy hoạch hệ thống đào tạo nghề nên việc tăng /giảmngành nghề đào tạo còn nặng tính tự phát; cơ cấu đào tạo nghề mất cân đối,không bắt kịp nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa; người được đào tạo xong khi đi vào cuộc sống vẫn thiếu kỹ năng,yếu về trình độ chuyên môn Bên cạnh đó, chương trình học của ta còn “ômđồm” và hầu như chưa tạo cho người học có được sự lựa chọn cho sở trường vàkhả năng riêng có của mình; chẳng hạn bậc đại học của ta, tất cả các môn đều cótính bắt buộc, sinh viên không có quyền tự chọn; trong khi có những cái cần lạichưa đủ, thậm chí chưa có, cái không cần đôi khi lại tồn tại mãi…

Một trong những “căn bệnh” tồn tại lâu nay là tư duy giáo dục chạy theo thànhtích, hư danh, theo số lượng mà không quan tâm đúng mức đến chất lượng.Chính tư duy có “tính phong trào“ này đã dẫn đến tâm lý sính đại học, coithường cao đẳng, dạy nghề, sính bằng cấp Việc đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ có nhữnglúc tràn lan, “hữu danh” mà “vô thực”, chất lượng và tính chuyên sâu chưa đượcđảm bảo Trong đánh giá, đâu cũng thấy xuất sắc, tiên tiến, trong khi chất lượng

và hiệu quả thực thì không đạt yêu cầu, nhất là khi đưa vào thực tiễn công việc

Trang 27

Ngay cả về công tác quản lý nhà nước cũng có những mặt chưa phù hợp Tổchức bộ máy chủ yếu theo nguyên tắc quản lý ngành dọc; còn phân tán, thiếu sựliên kết và phối hợp chặt chẽ với nhau trên cơ sở thống nhất theo một địnhhướng chung về phát triển nhân lực cho một kế hoạch dài hạn Hầu như chưa có

sự phối hợp bài bản trong việc quản lý giữa ngành và lãnh thổ, cũng như giữacác vùng lãnh thổ về đào tạo, phát triển nhân lực Phương pháp quản lý nhìnchung lạc hậu, hiệu lực thấp và kém hiệu quả Các cơ quan chủ quản (bộ, cơquan ngang bộ) thực hiện quản lý đối với các cơ sở đào tạo nhân lực trực thuộcvẫn còn nặng về mệnh lệnh hành chính, xơ cứng, bao biện và chưa hết tính baocấp (giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh cứng, cấp kinh phí trực tiếp cho cơ sở đàotạo, định mức chi phí đào tạo chậm sửa đổi ) Chưa sử dụng rộng rãi và hiệuquả các công cụ của thị trường lao động trong phát triển nhân lực, sử dụng côngnghệ thông tin còn hạn chế Còn có sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử đối vớicác cơ sở đào tạo nhân lực thuộc các thành phần kinh tế khác nhau… Những tồntại đó đã và đang cản trở sự phát triển của giáo dục đào tạo, khiến cho giáo dục

và đào tạo không những dậm chân tại chỗ mà có những mặt còn tụt hậu

1.2.2 Sự biến đổi của nhân tố con người dưới tác động của điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.2.1 Sự tác động tích cực đối với nhân tố con người

Trong những năm đất nước ta đổi mới, mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế,đặc biệt là qua các phương tiện thông tin hiện đại, các giá trị của toàn cầu hoá đãtác đông mạnh mẽ tới lối sống Việt Nam, tạo ra những chuyển biến quan trọngtrong lối sống Những giá trị phổ quát của văn minh nhân loại thâm nhập xã hội

ta, chúng được chọn lọc, đón nhận và tiếp cận tối đa bởi những con người vốnthông minh, rộng mở và cầu thị; chúng trang bị cho người Việt Nam những nhậnthức mới và tầm nhìn mới

Trang 28

Lối sống thể hiện phổ quát nhất ớ phương thức hoạt động kinh tế - xã hôi.Những phương thức sản xuất trên tiến và hiện đại của thế giới đã mớ mang vànâng cao tầm hiểu biết cũng như phương thức hoạt động trong các lĩnh vực kinh

tế - xã hội, khắc phục tầm tư duy và thao tác của nền sản xuất nông nghiệp, thủcông; nâng chúng lên tẩm tư duy và thao tác của nền sản xuất công nghiệp Đâychính là cơ sở vững chắc đưa phương thức sống, phương thức hoạt động củangười Việt Nam lên trình độ cao, phù hợp với một phương thức sống hiện đại,hoá nhập với đời sống các quốc gia dân tộc khác Thông qua hội nhập kinh tế,giao lưu văn hoá, khoa học, công nghệ, v.v với các phương tiện thông tin vàgiao thông hiện đại, các mô hình kinh tế, các cách thức tổ chức, quản lý xã hội,các điển hình công nghiệp tiên tiến v.v của các nước phát triển đã đến với ViệtNam Có thể nói, đây là điều kiện thuận lợi cho việc làm phong phú và hiện đạihoá lối tư duy, lối thao tác, lối sống cụ thể trong các hoạt động kinh tế, xã hội ,văn hoá của người Việt Nam

Từ các lĩnh vực kinh tế, xã hội, lối sống trong lĩnh vực chính trị người ViệtNam cũng được đổi mới và nâng cao Ý thức chính trị, tình cảm chính trị từtrong lịch sử đã thấm sâu vào đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá con người ViệtNam Tính nhạy bén trong hoạt động kinh tế và xã hội được chuyển vào sự nhìnnhận và xử lý linh hoạt những tình huống chính tri Tri thức và kinh nghiệmchính trị được đúc kết trong suốt quá trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổquốc, trước sự đối mặt với đời sống chính trị quốc tế đương đại, được nâng lêntầng văn hoá chính trị cao, chuyển vào ý thức, tình cảm thể hiện trong thái độhành vi ở bất cứ lĩnh vực đời sống nào trong con người Việt Nam thời hiện đại

Cuộc cách mạng tin học với hệ thống internet hoạt động hiệu quả làm tăngrất nhanh hàm lượng trí tuệ không chỉ trong ý thức, động cơ mà hành động củamỗi con người mà trực tiếp hơn, nó làm tăng khả năng và hiệu quả của việc tổ

Ngày đăng: 09/05/2016, 07:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w