Đối với công ty

Một phần của tài liệu tc483 (Trang 59 - 67)

II. Một số kiến nghị

2. Đối với công ty

Đối với hoạt động kinh doanh thương mại những rủi ro pháp lý trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng thường để lại những hậu quả nặng nề khó khắc phục, không chỉ mất nhiều thời gian mà còn tốn nhiều công sức, tiền bạc để khắc phục những hậu quả đó. Vấn đề nêu ra ở đây không phải là hướng dẫn cách khắc phục những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng mà vấn đề là làm cách nào đó phòng, tránh được các rủi ro có thể xảy ra hoặc cũng hạn chế mức thấp nhất những khả năng rủi ro có thể xảy ra đối với người tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng.

+ Tìm hiểu kỹ đối tác trước khi chính thức đặt bút ký kết hợp đồng. Nhất thiết phải tìm hiểu kỹ đối tác mà mình đang dự định sẽ ký kết hợp đồng, không chỉ lần đầu làm ăn với nhau mới tìm hiểu kỹ mà ngay cả những lần sau nếu tiếp tục ký kết hợp đồng thì cũng thường xuyên xem xét lại khả năng, điều kiện và những thay đổi của phía đối tác một cách kỹ lưỡng thông qua các nguồn thông tin tin cậy.

Việc tìm hiểu kỹ đối tác sẽ cho phép đánh giá được khả năng, sự tín nhiệm, những hạn chế của đối tác từ đó sẽ có sự lựa chọn cần thiết là có nên hợp tác hay ký kết hợp đồng với họ hay không. Việc làm này là hoàn toàn cần thiết vì chẳng những có thể loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro khi ký hợp đồng mà còn tạo cơ hội cho công việc luôn phát triển vững chắc.

+ Tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng và các quy định có liên quan đến giao dịch khi ký kết, thực hiện hợp đồng. Việc làm này rất cần thiết bởi lẽ nó bảo đảm cho việc ký kết hợp đồng, nội dung thỏa thuận luôn đúng pháp luật, sẽ bảo đảm giá trị pháp lý của hợp đồng và hạn chế được những rủi ro do hợp đồng trái pháp luật gây ra.

Việc tìm hiểu kỹ pháp luật sẽ cho phép quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng luôn thận trọng, chính xác, đạt độ chuẩn cao và như vậy sẽ có thể loại trừ được việc lợi dụng các sơ hở của bên đối tác để vi phạm hợp đồng. Vậy việc tìm hiểu kỹ toàn diện các quy định của pháp luật về hợp đồng và có liên quan đến lĩnh vực mà minh tham gia giao dịch là điều cần làm đầu tiên, có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Soạn thảo nội dung phải chặt chẽ , đầy đủ nội dung cơ bản và ngôn ngữ phải chính xác. Yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng. Để bảo đảm sự chặt chẽ và đầy đủ các nội dung cơ bản của hợp đồng thì nên tham khảo các hợp đồng mẫu hoặc nhờ các luật sư, luật gia giúp đỡ. Ngoài ra phải xem lại giao dịch đó còn những yêu cầu gì cần đưa vào hợp đồng không. Chỉ khi nào tất cả những yêu cầu liên quan đến giao dịch được thỏa mãn thì mới chính thức ký hợp đồng. Tốt nhất khi soạn thảo hợp đồng xong thì nhờ người có am hiểu góp ý các ý kiến của người ngoài cuộc thì sẽ sáng suốt hơn. Cũng không nên chủ quan cho rằng mình đã ký kết nhiều hợp đồng khác mà bỏ qua sự chặt chẽ và quên đưa vào đầy đủ các nội dung chủ yếu của giao dịch trong bản hợp đồng vì sự cẩn thận không bao giờ là thừa.

Về ngôn ngữ, văn phong trong bản hợp đồng thực hiện cho thấy chỉ sai một li đi một dặm nghĩa là rất nhiều trường hợp do ngôn ngữ, cách hành văn trong văn bản hợp

đồng chưa chuẩn, tùy tiện đã gây ra các hậu quả không nhỏ. Nguyên tắc chung khi soạn thảo văn bản phải bảo đảm ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, văn phong phải mạch lạc, dễ hiểu không hàm chứa nhiều nghĩa, tức là chỉ được hiểu một nghĩa mà thôi. Từng dấu chấm, dấu phẩy phải đặt đúng chỗ vì nếu đặt các dấu sai chỗ thì sẽ làm thay đổi hoàn toàn nghĩa của câu. Điều cần chú ý là sau khi soạn thảo, đánh máy bao giờ cũng phải đọc, dò lại để kiểm tra xem khâu đánh máy có nhiều thiếu sót gì không và thêm một lần nữa để kiểm tra, cân nhắc từng câu chữ của bản hợp đồng.

+ Nội dung của bản hợp đồng không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội. Nếu bất kỳ nội dung nào mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mà trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì nội dung đó bị vô hiệu, nhiều trường hợp làm cho hợp đồng bị vô hiệu hoàn toàn. Điều này sẽ làm cho phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề chẳng hạn tài sản giao dịch có thể bị tịch thu, không thu hồi được vốn, không được pháp luật bảo hộ…

Đây thực chất là một biện pháp mang yếu tố kỹ thuật, buộc người tham gia ký kết hợp đồng phải cân nhắc, xem xét về tính chất và hậu quả xấu có thể xảy ra trước khi ghi các nội dung thỏa thuận vào văn bản. Do đó có thể nói đương nhiên người tham gia giao kết còn phải nhận biết chính xác những quy định của pháp luật về lĩnh vực mà mình giao kết để tránh không vi phạm.

+ Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng đã được pháp luật quy định. Pháp luật dân sự, kinh doanh- thương mại quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng gồm cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược. Tùy từng nội dung giao dịch mà người tham gia giao kết xem xét nên đưa hình thức bảo đảm nào và sao cho phù hợp và không phải giao dịch nào cũng giống nhau và áp dụng hình thức bảo đảm giống nhau.

Các biện pháp bảo đảm này có tính ràng buộc bên đối tác để tạo sự tin tưởng và độ an toàn khi giao dịch (nhất là trong hoạt động cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng). Các biện pháp này nhìn chung là hiệu quả cao, ít xảy ra hậu quả xấu, nếu thường

được áp dụng phổ biến để phòng ngừa sự vi phạm hợp đồng của bên đối tác. Lưu ý, để bảo đảm tính pháp lý của hợp đồng khi có áp dụng biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp tài sản thì cần phải làm thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng thủ tục pháp luật quy định.

+ Nhờ luật sư, luật gia hoặc người có kinh nghiệm về lĩnh vực giao kết hợp đồng tư vấn trong lĩnh vực soạn thảo hợp đồng. Không phải ngẫu nhiên mà ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì tổ chức luật sư, luật gia cũng phát triển và vai trò của luật sư luật gia trong đời sống xã hội nói chung và trong các hoạt động kinh doanh thương mại và giao dịch dân sự trở nên rất quan trọng. Việc nhờ luật sư, luật gia cố vấn từ khi soạn thảo, ký kết hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng, có thể được xem là một biện pháp hữu hiệu. Luật gia, luật sư sẽ sử dụng kiến thức pháp lý và vận dụng các quy định pháp luật để giúp người tham gia giao dịch (dân sự, kinh doanh-thương mại) soạn thảo một hợp đồng đạt được yêu cầu và khi ký kết thì các bên có thể vững tin. Vấn đề còn lại là phải chọn lựa đúng luật sư, luật gia mà mình có thể tin cậy.

Với sự giúp đỡ của luật sư, luật gia thì người tham gia giao dịch có thể yên tâm là mình đang ở trong một hành lang pháp lý an toàn. Điều này cũng giải thích được hiện tượng các doanh nghiêp nước ngoài (kể cả nhiều công dân nước ngoài) bao giờ cũng có luật sư tư vấn riêng. Cũng cần lưu ý rằng việc nhờ luật sư, luật gia phải nhằm mục đích giúp đỡ mình khi soạn thảo, ký kết hợp đồng luôn đúng pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý chứ không được lợi dụng họ để soạn thảo, ký kết hợp đồng có tinh thần lách luật, che dấu thỏa thuận, các giao dịch, trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Kết luận

Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế trong nước bắt nhịp cùng với sự phát triển hội nhập đó thì hệ thống thị trường bán lẻ đó là kênh phân phối quan trọng giúp cho hàng hóa trong nước có thể đứng vững khi đã đưa những sản phẩm của mình vào lòng người tiêu dùng trước khi hàng hóa nước ngoài tràn ngập thị trường Việt Nam.

Một trong những kênh phân phối đó là hoạt động đại lý mà tôi đã được nghiên cứu qua quá trình thực tập và thực tế tại công ty gạch ốp lát Hà Nội đã cho thấy một số sự nhìn nhận vấn đề là cần có sự đẩy mạnh hơn nữa sao cho hoạt động đại lý (thị trường bán lẻ) của cả nước nói chung phát triển cũng như hoạt động đại lý của công ty ngày càng phải có xu hướng phát triển để từ đó tự tạo dựng cho thương hiệu của mình chấp cánh bay xa hơn nữa. Để đáp ứng điều đó một mặt công ty cũng cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách nâng cao đầu tư hệ thống máy móc, nhà xưởng áp dụng công nghệ hiện đại, việc chiêu dụng nhân tài để đáp ứng ngày càng cao sự đòi hỏi của người tiêu dùng trong nước cũng như thị trường nước ngoài.

Trong thời gian thực tập tại công ty, được sự giứp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo phòng kinh doanh nói riêng cũng như cán bộ công ty nói chung đã cho em nắm vững được giữa lý luận đã học và tình hình thực tế áp dụng lý luận đó.

Do điều kiện thực tế không cho phép và thời gian có hạn nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài thực tập chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, ban lãnh đạo công ty để bài thực tập được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hữu Mạnh, thầy Đinh Hoài Nam cùng ban lãnh đạo và toàn thể anh chị phòng kinh doanh đã tận tình giúp đỡ em. Tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận chuyên đề thực tập này.

Tài liệu tham khảo

Luật

1. Luật dân sự 1995 2. Bộ Luật dân sự 2005 3. Luật thương mại 2005 4. Luật doanh nghiệp 2005

Sách

1. Ths.luật học Đặng Văn Được, hợp đồng thương mại, NXB LĐXH 2006 2. 219 mẫu soạn thảo hợp đồng dân sự- kinh doanh thương mại. NXB LĐXH 2006

3. Mẫu soạn thảo hợp đồng dân sự-kinh doanh thương mại, NXB LĐXH 2006

4. Giáo trình Luật kinh tế, trường đại học luật, 2006

5. Giáo trình luật kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân, 2006

Tạp chí

1. Luật học số 5/2006

2. Nghiên cứu pháp luật số 4/2005

Mục lục

Mục lục

Mở đầu... 1

Chương I:Cơ sở pháp lý của hợp đồng đại lý...2

I. Khái quát chung về hợp đồng...2

1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng...2

1.1. Khái niệm...2

1.2. Đặc điểm...2

2. Phân loại hợp đồng ...4

2.1. Theo tính chất, nghĩa vụ các bên...4

2.2. Theo các lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật ...5

II. Hợp đồng đại lý ...9

1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng đại lý ...9

1.1. Khái niệm...9 1.2. Đặc điểm...13 2. Các loại hợp đồng đại lý ...15 3. Giao kết hợp đồng đại lý ...17 3.1. Nguyên tắc...17 3.2. Chủ thể...18 3.3. Trình tự, thủ tục...20 3.4. Nội dung...22 3.5. Hình thức...26 3.6. Căn cứ...26 4. Thực hiện hợp đồng đại lý ...27 4.1. Nguyên tắc...27

5. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng đại lý...29

5.1. Đã được hoàn thành hợp đồng...29

5.2. Theo thỏa thuận của các bên...29

5.3. Hợp đồng bị hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng ...30

6. Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý...31

6.1. Thương lượng-hòa giải...31

6.2. Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng ...31

6.3. Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết...32

6.4. Yêu cầu cơ quan điều tra, việc kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự...32

Chương II:Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý tại công ty...33

I .Khái quát về công ty...33

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty...33

2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ...37

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy...39

4. Ngành nghề kinh doanh...42

5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...43

II. Áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý tại công ty ...46

1. Các loại hợp đồng đại lý...46

2. Giao kết hợp đồng...47

3. Thực hiện...50

4. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng đại lý...51

5. Giải quyết tranh chấp...51

Chương III:Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý và một số kiến nghị...52

1. Những kết quả đạt được...52

2. Khó khăn...54

II. Một số kiến nghị...54

1. Đối với nhà nước ...54

2. Đối với công ty...56

Kết luận...60

Một phần của tài liệu tc483 (Trang 59 - 67)

w