II. Một số kiến nghị
1. Đối với nhà nước
Do phạm vi hoạt động đại lý thượng mại rộng nên nguồn pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động trung gian thương mại này rất phong phú, không chỉ có Luật thương mại 2005 mà còn nhiều luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan điều chỉnh hoạt động đại lý trong các lĩnh vực chuyên ngành.
Do có nhiều văn bản pháp luật quy định về các vấn đề liên quan đến hoạt động đại lý thương mại nên việc áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và hoạt động đại lý nói riêng phải tuân theo nguyên tắc quy định tại điều 4 Luật thương mại 2005. Theo đó, hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.
Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại 2005 và trong các văn bản khác thì áp dụng Bộ Luật dân sự 2005. Mặt khác theo các nhà nghiên cứu luật tìm hiểu thì trong nhiều tài liệu cũng như trong các văn bản pháp luật có cách hiểu, cách quy định rất khác nhau về đại lý nói chung và đại lý thương mại nói riêng. Quy định đại lý thương mại trong Luật thương mại 2005 khác với quy định đại lý trong nhiều luật chuyên ngành. Căn cứ vào nội dung của hoạt động đại lý: đại lý thương mại sẽ chia thành nhiều loại: đại lý bảo hiểm, đại lý lữ hành, đại lý quảng cáo…Vì vậy, Luật thương mại 2005 là luật chung điều chỉnh hoạt động thương mại nên khái niêm đại lý trong những lĩnh vực hoạt động cụ thể phải có cách hiểu thống nhất, phù hợp với cách hiểu về đại lý thương mại trong Luật thương mại 2005. Tuy nhiên trong nhiều luật chuyên ngành, đại lý lại được hiểu theo phương diện chủ thể,(người thực hiện hoạt động thương mại). Ví dụ điều 84 Luật kinh doanh bảo hiểm: đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của luật này. Do đó tư cách của người đại lý theo các văn bản này giống với tư cách của người đại diện cho thương nhân chứ không phải với tư cách của người đại lý trong hoạt động đại lý thương mại quy định trong Luật thương mại 2005.
Do đó, các cơ quan nhà nước cũng cần xem xét lại việc pháp luật dùng cùng một tên gọi, một khái niệm là đại lý để tránh tình trạng nội dung của chúng lại không đồng nhất như đã nêu ở trên. Từ đó dẫn tới sự hiểu lầm, gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật, đặc biệt là khi có tranh chấp xảy ra.
Với việc Việt Nam là thành viên của WTO thì trong quá trình xin ra kết nạp thành viên thì Việt Nam đã phải tiến hành sửa các điều luật, luật, bộ luật cho phù hợp với luật quốc tế, chính vì vậy mà việc tham khảo luật quốc tế là điều tất yếu để cho quá trình áp dụng luật trong nước trở nên dễ dàng hơn khi các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ quốc tế, đồng thời đưa luật trong nước phù hợp với thông lệ quốc tê.
Tuy nhiên cùng với quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các nguồn luật quốc tế khác nhau thì trong quá trình các dịch giả soạn dịch sang tiếng việt thì tùy thuộc vào nội dung của quy định mà sử dụng thuật ngữ cho phù hợp với ngôn ngữ pháp lý, tránh làm sai lệch bản chất và sự khác biệt giữa các quan hệ này. Do đó mà nó đỏi hỏi các cơ quan nhà nước và các nhà làm luật cần đưa ra một cách hiểu chung nhất để từ đó nó thuận lợi cho dịch giả đồng thời tạo cho đọc giả cách hiểu đúng nhất. Về ngôn ngữ pháp lý nói riêng cũng như hiểu rõ bản chất, khái niệm pháp lý của đại lý thương mại nói riêng cũng như hoạt động thương mại nói chung, từ đó nó tạo ra tính thống nhất trong các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của nó.