Ngày 5 tháng 5 năm 2008 dưới sự chỉ đạo của bộ môn Động cơ Trường đại học Bách Khoa Hà Nội chúng em được thực tập ở xưởng thực tập Trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên . Tại đây em được tháo lắp và tìm hiểu các loại động cơ đốt trong bao gồm một số loại động cơ điêzen và động cơ xăng. Sau một tháng thực tập em đã hiểu biết thêm rất nhiều về cấu tạo, các hỏng hóc và cách sửa chữa các bộ phận của một loại động cơ đốt trong. Em xin chân thành cảm ơn các thầy trong bộ môn Động cơ đốt trong Trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã nhiệt tình quan tâm chăm sóc tạo điệu kiện tốt nhất cho chúng em có một nơi thực tập tốt và bổ ích . Cảm ơn các thấy giáo trong xưởng thực tập của Khoa Động lực trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em trong quá trình thực tập và học tập .
Trang 1Lời mở đầu
Ngày 5 tháng 5 năm 2008 dưới sự chỉ đạo của bộ môn Động cơ Trường đại học Bách Khoa Hà Nội chúng em được thực tập ở xưởng thực tập Trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên Tại đây em được tháo lắp và tìm hiểu các loại động cơ đốt trong bao gồm một số loại động cơ điêzen và động cơ xăng Sau một tháng thực tập em đã hiểu biết thêm rất nhiều về cấu tạo, các hỏng hóc và cách sửa chữa các bộ phận của một loại động cơ đốt trong
Em xin chân thành cảm ơn các thầy trong bộ môn Động cơ đốt trong Trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã nhiệt tình quan tâm chăm sóc tạo điệu kiện tốt nhất cho chúng em có một nơi thực tập tốt và bổ ích Cảm ơn các thấy giáo trong xưởng thực tập của Khoa Động lực trường đại học sư phạm
kỹ thuật Hưng Yên đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em trong quá trình thực tập và học tập
Sinh viên :
Vũ Anh Tuấn
Hà Nội Ngày 30 Tháng 06 Năm 2008
Trang 2Báo cáo thực tập
Ngày 5 tháng 5 năm 2008
I Dụng cụ tháo lắp
1.Các loại clê
- Clê dẹt
- Clê choong
- Clê khẩu
- Clê ống
- Clê lực ( cân lực )
- Mỏ lết
* Sử dụng clê :
+ khi vặn lực tác dụng phải có hướng kéo về phía mình thế đứng vứng chắc
+với clê dẹt và mỏ lết phải quay mỏ nhỏ và mỏ động vào phía mình
2 Tuốc nơ vít
- có hai loại loại dẹt và 4 cạnh dùng để vặn nhứng ốc ,vít có rãnh
3 Kìm
Kìm có rất nhiều loại tùy theo công dụng củ chúng mà ta sử dụng cho hợp lý
4 Búa
Tùy theo tính chất công việc mà dùng búa gỗ búa nhự hoạc cao su với nhiều hình dạng khác nhau
5 Tông , trục bậc
Là dụng cụ để tháo lắp các trục, chốt ,vòng bi Cấu tạo là một trục hình trụ đặc hoặc rỗng có nhiều kích thước khác nhau được chế tạo tư nhiều loại vật liệu khác nhau
II Dụng cụ đo kiểm
1 Căn lá
- là những lá thép mỏng từ 0,01mm đến 1mm để đo khe hở giữ các chi tiết đã được qui định trong ôtô
2 Thước cặp
- Dùng để đo chiều dài, chiều rông , đường kính trong ngoài và chiều sâu
- Cách đọc kích thước
3 Pan me
- Dùng để đo kích thước chính xác về chiều dày ,rộng ,đường kính trong , ngoài Độ chính xác của panme đạt đến 0,01mm
- Phạm vi đo của panme phụ thuộc vào loại panme
Trang 34 Đồng hồ xo.
- Dùng để đo đường kính xác định độ côn ôvan của lỗ , đo độ dơ, cong của các cổ trục …
- Cấu tạo : đồng hồ xo thông thường có hai loại
+ Loại hai vòng số
+ Loại một vòng số
5.Đồng hồ đo áp suất
- Dùng để đo áp suất dầu , hơi nhiên liệu … Qua đó xác định được hư hỏng để tiến hành sửa chữa
Ngày 6 tháng 5 năm 2008
Sửa chữa xi lanh
1 Quy trình tháo lắp
- Dùng vam chuyên dùng để tháo lót xilanh ra khỏi động cơ
- Không đóng vào lót xi lanh sẽ làm vỡ sứt mẻ
- Đánh dấu các lót xi lanh theo thứ tự của nó
- Nếu không có vam ta dùng trực tiếp thân máy để ép lót xi lanh vao
- Lót xi lanh phải nhô cao hơn mặt của thân động cơ là 0,07 – 0,1 mm
2 Hư hỏng nguyên nhân tác hại
- Bề mặt làm việc bị mòn theo chiều ngang không bằng nhau tạo nên
độ ôvan
- Nguyên nhân : Là do thành phần lực ngang tác dụng đẩy xéc măng
và piston miết vào thành xi lanh gây nên hiện tượng mòn méo
- Bề mặt làm việc bị mòn theo chiều dọc không bằng nhau tạo nên độ côn
- Ngoài ra xilanh còn bị xước do mạt kim loai lẫn trong dầu bôi trơn hoạc xéc măng bị gẫy
- Bề mặt làm việc của xi lanh bị cháy rỗ và ăn mòn hóa học do tiếp xúc với sản vật cháy
- Xilanh đôi khi còn bị nứt , vỡ do piston bị kẹt trong xilanh , do chốt piston thúc vào hoặc tháo lắp không đúng kỹ thuật , hay nhiệt độ thay đổi đột ngột
3.Kiểm tra và sửa chữa
- Dùng mắt quan sát các vết cào xước cháy rỗ
- Dùng đồng hồ hoặc panme đo trong để xác định độ mòn côn và ôvan
- Độ ôvan là hiệu số đo dực của hai đường kính trên cùng một mặt cắt ngang ống xilanh
- Độ côn là hiệu số đo được của hai đường kính trên cùng một đường sinh trong mặt phẳng cắt dọc ống xi lanh
Trang 4- Xilanh bị cào xước nhẹ thi dùng giấy nhám mịn đánh bóng đi dùng tiếp
- xilanh bị mòn côn , ôvan thì doa lại theo cốt sửa chữa , mỗi cốt sửa chữa tăng lên 0,25mm
- Xi lanh đã hết cốt sửa chữa thì thay xi lanh mới, xi lanh bị nứt vỡ cũng phải thay mới, xilanh còn dùng lại thị phải cạo gờ trên miệng xi lanh đối với xi lanh ướt tháo ra quay một góc 900 để dùng tiếp
Ngày 7 / 5 / 2008
Sửa chữa piston
1.Quy trình tháo lắp
- Kiểm tra xem thanh truyền đã có dấu chưa nếu không thì đánh dấu lại
- Quay cho thanh truyền cần tháo xuống vị trim thấp nhất
- Nới đều hai bu lông hoặc êcu làm nhiều lần rồi mới tháo hẳn ra để đúng vị trí của nó tránh nhầm lấn
- Dung cán búa đẩy cụm piston – thanh truyền để dưa ra ngoài ( tránh làm xước bề mặt xi lanh)
- Lắp lại nắp thanh truyền đúng vị trí theo từng cụm thanh truyền vặn êcu lại cho chặt theo từng cụm một
- Đưa cụm Piston – thanh truyền lên giá chuyên dùng không được để chung vào khay các chi tiết khác
- Cứ như thế lần lượt tháo hết các cụm Piston thanh truyền ra khỏi động cơ
- Nếu động cơ thuộc loại xi lanh ướt thì phải cố định xi lanh lại trước rồi mới tháo cụm Piston – thanh truyền ra khỏi xi lanh
2.Tháo piston ra khỏi thanh truyền
- Tháo rời xéc măng ra khỏi Piston
- Đánh dấu chiều lắp ghép giữa piston và thanh truyền của nó
- Tháo phanh hãm chốt piston
- Dùng trục bậc để đóng chốt Piston ra, không nên đưa chốt tụt hẳn ra khỏi Piston
3 Kiểm tra và sửa chữa
- Dùng mắt quan sát các vết cào xước nhẹ thì dùng giấy nhám dánh lại
- Đưa piston không có xéc măng vào xi lanh dùng căn lá để kiểm tra khe hở , khe hở không được vợt quá 0,35mm
- Khe hở tiêu chuẩn là 0,06 – 0,08mm
Trang 5- Piston dùng tiếp không phải thay thế thì phải cạo sạch muội thanowr các rãnh và đỉnh
- Khe hở Piston với xi lanh lớn quá , khe hở rãnh lắp xéc măng lớn thì phải thay piston mới
- Lỗ chốt bị mòn rộng so với chốt thì ta doa lại và thay chốt piston có kích thước lớn hơn
- Piston bị nứt , vỡ thì phải piston mới
4.Lắp cụm Piston thanh truyền vào động cơ
a.Lắp Piston vào thanh truyền
- Chọn Piston đúng thứ tự đã dánh dấu với thanh truyền để lắp cho đồng bộ Chú ý chiều làm việc của Piston
- Dùng trục bậc lắp vào chốt lấy búa gõ nhẹ vvaof là được
- Loại chốt có phanh chặn ở đầu thì dùng kìm đưa vào rãnh của chốt Piston miệng mở của phanh quay xuống dưới
- Phanh hãm chốt phải nằm vào trong rãnh lắp phanh 2/3 đướng kính của nó
- Đối với Piston không có dấu thì phải căn cứ vào đặc điểm chế tạo lắp cho đúng
b Lắp cụm Piston Thanh Truyền vào động cơ
- Trước khi lắp phải làm vệ sinh sạch sẽ Piston xilanh , bạc lót cổ trục…
- Bôi một lớp dầu nhờn vào các vị trí làm việc của các chi tiết
- Phân miệng xéc măng theo yêu cầu kỹ thuật
- Lắp đai kẹp xéc măng vào đầu Píton
- Quay cho cổ trục thanh truyền cần lắp xuống vị trí thấp nhất , dùng đuôi búa đẩy cho Piston thanh truyền vào xilanh
- Đỡ đầu to thanh truyền chon gay ngắn vào đường trục
- Lắp nắp thanh truyền lại , vặn êcu hay bu lông của nó cho đều cả hai
phía
- Cứ như thế lắp toàn bộ cụm piston thanh truyền vào rồi mới vặn từ từ
đến khi đủ cân lực của từng thanh truyền một, tùy từng động cơ mà vặn cân lực cho phù hợp
Ngày 8 / 5 /2008
Sửa chữa nắp máy