1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn khoa học lớp 4

26 895 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 247 KB

Nội dung

Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy môn Khoa học, một số giáo viên vẫncoi trọng và thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống nhưhỏi - đáp, thuyết trình; ngại tổ chức dạy họ

Trang 1

SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là quá trình áp dụngcác phương pháp dạy học hiện đại vào nhà trường trên cơ sở phát huy nhữngyếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống nhằm thay đổi cách thức,phương pháp học tập của học sinh; sử dụng một cách nhuần nhuyễn các phươngpháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm của từng dạng bài Mụcđính của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy tính tích cực, tư duyđộc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh, bồi dưỡng phươngpháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Để đổi mớiphương pháp học tập của học sinh trước hết phải đổi mới phương pháp dạy họccủa giáo viên và đổi mới môi trường diễn ra các hoạt động giáo dục

Khoa học là một trong hai môn học được tách từ môn Tự nhiên và Xã hội

ở lớp 3 lên Đây là môn học được tích hợp nhiều kiến thức, nội dung về các chủđề: con người và sức khỏe, vật chất và năng lượng, thực vật và động vật Có rấtnhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Khoa học đem lại hiệuquả thiết thực như: hỏi - đáp, quan sát, trò chơi, đóng vai, động não, thínghiệm, thực hành, thảo luận nhóm, Trong các phương pháp trên thì phươngpháp quan sát và thí nghiệm đóng vai trò chủ đạo Tuy nhiên dạy học theonhóm vẫn là một trong những phương pháp giúp học sinh học tập có hiệu quảmột cách nhanh nhất không chỉ ở môn Khoa học mà còn sử dụng phù hợp vớitất cả các môn học nói chung trong chương trình phổ thông hiện nay Bởi khihọc theo nhóm, học sinh sẽ được chia thành từng nhóm nhỏ, chịu trách nhiệm

về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt củatừng người Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơvới nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung Kết quả làm việc của nhóm sẽđược trình bày và đánh giá trước tập thể lớp Dạy học nhóm nếu được tổ chứctốt không những phát huy được tính tích cực, chủ động, tính trách nhiệm màcòn phát triển năng lực cộng tác làm việc và kĩ năng giao tiếp của học sinh, tạo

cơ hội cho các em biết chia sẻ ý kiến của bản thân khi giải quyết các vấn đề cóliên quan đến nội dung bài học

Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy môn Khoa học, một số giáo viên vẫncoi trọng và thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống nhưhỏi - đáp, thuyết trình; ngại tổ chức dạy học theo nhóm hoặc có thực hiện nhưng

Trang 2

SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4

chuẩn bị đồ dùng lích kích, nên hiệu quả tiết học chưa cao Vì vậy nhiều nămqua, bản thân tôi luôn suy nghĩ, trăn trở, làm thế nào để thu hút sự hứng thú,phát huy tối đa năng lực học tập của học sinh, tìm ra các giải pháp phù hợpnhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học nói riêng và chất lượng giáodục toàn diện ở nhà trường nói chung Từ những nội dung phân tích trên, tôi

mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4 để nghiên cứu.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Nghiên cứu nội dung, chương trình của môn Khoa học, mối quan hệ cácchủ đề và các mạch nội dung

Nghiên cứu phương pháp và các hình thức dạy học nhóm trong môn Khoahọc, từ đó tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, giúpcác em thảo luận nhóm có hiệu quả

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm

4 Phạm vi nghiên cứu

Môn Khoa học lớp 4, trường Tiểu học Trần Phú, huyện Krông Ana nămhọc 2013 - 2014 và 2014 - 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp khảo sát, điều tra

- Phương pháp trải nghiệm

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trongNghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục

pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;

Trang 3

SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4 bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Vậy có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tậpchủ động, chống lại thói quen học tập thụ động

Trong chương trình lớp 4, mục tiêu của môn Khoa học là cung cấp chohọc sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu về sự trao đổi chất, nhu cầu dinhdưỡng, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm; sựtrao đổi chất và sự sinh sản của thực vật, động vật với môi trường; một số đặcđiểm, tính chất, vai trò của nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt trong đờisống và sản xuất Hình thành và phát triển các kĩ năng ứng xử thích hợp trongnhững tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe; quan sát và làm một số thínghiệm đơn giản, gần gũi với đời sống; biết phân tích, so sánh, nêu những thắcmắc để tìm ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơngiản trong tự nhiên Qua đó hình thành và phát triển cho học sinh các hành vi tựgiác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng;thích khám phá khoa học; yêu con người, thiên nhiên, đất nước; đặc biệt giáodục các em có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh

Nội dung kiến thức của môn Khoa học mang tính trừu tượng, yêu cầu họcsinh phải ghi nhớ Việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo cho học sinh khi học môn Khoa học là hết sức cần thiết Do đó, dạy họctheo nhóm là một trong những phương pháp đáp ứng được các yêu cầu trên,đồng thời giúp học sinh học tập có hiệu quả một cách nhanh nhất Vì khi họctheo nhóm, học sinh sẽ được thảo luận từng vấn đề của bài học, đó là cơ hội chomọi học sinh tham gia hoạt động học tập, các em tự do trao đổi ý kiến, bày tỏthái độ, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về cách tìm kiếm các giải pháp để giảiquyết những tình huống trong bài học

Bản thân nhiều năm liền giảng dạy lớp 4, trong đó có môn Khoa học.Học sinh được học 2 buổi/ ngày, đa số các em có ý thức học tập tốt Cha

Trang 4

SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4

mẹ học sinh rất quan tâm đến việc học hành của con em mình,luôn tạo điềukiện tốt cho các em học tập

Nội dung chương trình môn Khoa học đã được lựa chọn biên soạn phùhợp với lứa tuổi học sinh và được sắp xếp theo một lôgíc hợp lí Mỗi bài họcđược trình bày gọn trong hai trang liền nhau giúp học sinh dễ dàng theo dõi,

tiếp cận và có cái nhìn hệ thống toàn bài học; cuối mỗi bài đều có mục Bạn cần biết cung cấp cho học sinh những thông tin quan trọng, những khái niệm đơn

giản Màu sắc, hình ảnh, kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa sinh động,hài hòa, hệ thống các kí hiệu (như: kính lúp, dấu chấm hỏi, cái kéo và quả đấm,ống nhòm, bóng đèn tỏa sáng, bút chì) chỉ dẫn rõ hoạt động học của học sinh, từ

đó giúp giáo viên linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học tương đối hiệu quả

Một số cha mẹ học sinh thường xuyên đi làm ăn xa nhà, chưa quan tâmđến việc học hành của con cái

đó Bước đầu các em đã biết chủ động chiếm lĩnh kiến thức trong từng hoạtđộng học

- Hạn chế

Một số giáo viên còn lúng túng trong tổ chức học theo nhóm Nội dung

Trang 5

SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4

vấn đề thảo luận giáo viên đưa ra chưa phù hợp với khả năng, chưa kích thíchđược hứng thú của học sinh

Vai trò của các thành viên trong nhóm không thay đổi (chỉ một, hai emthường xuyên làm nhóm trưởng và thư ký) trong các buổi dạy học có sử dụngnhóm

2.3 Mặt mạnh, mặt yếu

- Mặt mạnh

Giáo viên chủ động trong việc tổ chức phương pháp dạy học theo nhóm.Phần lớn giáo viên đã biết phân hóa hệ thống câu hỏi cho từng dạng nhóm.Học sinh mạnh dạn, tự tin và có thể làm nhóm trưởng hoặc báo cáo viên

mà không hề e ngại Phát huy được tinh thần hợp tác, đoàn kết và giải quyếtđược các tình huống đưa ra

2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

Nhiều giáo viên biết tổ chức hoạt động nhóm khoa học, đúng đối tượng;khai thác hiệu quả các thông tin trong bài học, kĩ năng quản lý các nhóm họcsinh tốt Bên cạnh những nguyên nhân trên, vẫn còn một số nguyên nhân củahạn chế và yếu kém cụ thể như sau:

Trong chương trình môn Khoa học lớp 4, để giúp học sinh dễ hiểu, tiếpthu các bài học thuộc chủ đề Vật chất và năng lượng nhanh thì giáo viên cần tổchức cho các em làm một số thí nghiệm đơn giản Song thực tế trang thiết bị vàcác đồ dùng thí nghiệm để phục vụ cho tất cả các lớp học cùng một thời điểmchưa đầy đủ, chất lượng chưa tốt, độ chính xác chưa cao Mặt khác, nhà trườngchưa có phòng riêng để hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm vì vậy đôi lúc các

em thao tác thiếu cẩn thận, làm vỡ đồ dùng (cốc, nhiệt kế) hoặc vương vãi nước,cát, ra bàn học

Quỹ thời gian dành để nghiên cứu tài liệu của giáo viên còn hạn chế; việcvận dụng các phương pháp, hình thức dạy học chưa linh hoạt, sáng tạo trong các

Trang 6

SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4

giờ dạy; hình thức tổ chức thảo luận nhóm còn cứng nhắc

Một số em khả năng tiếp thu chậm nên bản thân cũng như các giáo viêndành nhiều thời gian tăng cường hai môn Toán và Tiếng Việt cho các em, cácmôn học còn lại (trong đó có môn Khoa học) chỉ giúp các em nắm được chuẩnkiến thức, kĩ năng cơ bản của môn học

2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.

Trường Tiểu học Trần Phú nằm ngay trung tâm thị trấn Buôn Trấp, trình

độ dân trí tương đối cao Cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ, đápứng cho việc tổ chức các hình thức học tập phát huy tính tích cực của học sinh Giáo viên luôn chủ động tìm tòi kiến thức qua sách, báo, mạng để phục vụcho tiết dạy, nghiên cứu nhiều tài liệu, thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượnghọc sinh nên chất lượng dạy học ngày một nâng cao

Đa số cha mẹ học sinh quan tâm và coi trọng đến hoạt động học tập củacon em mình nên việc nâng cao chất lượng giáo dục phần nào cũng thuận lợihơn Nhiều em có tinh thần tự giác, hợp tác cao, ham tìm hiểu về vấn đề sứckhỏe và con người, động vật, thực vật, tìm hiểu về đặc điểm, tính chất đơn giản

thích được làm nhóm trưởng, được thể hiện mình trước tập thể

Bên cạnh đó, trong địa bàn vẫn còn nhiều gia đình học sinh thuộc diện hộnghèo, đời sống kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa ít quan tâm theo dõi đếnviệc học của con em mình Trường có 2 điểm trường, trong đó phân hiệu BuônTrấp 100% số học sinh là người dân tộc Ê-đê, phần lớn các em đọc chưa thông,viết chưa thạo tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp hạn chế nên việc tổ chức hoạt độngnhóm gặp nhiều khó khăn Trong lớp, một số em ý thức tự học, tự rèn chưa cao,khả năng tiếp thu chậm, do vậy việc tiếp thu bài cũng như khả năng điều hànhnhóm còn hạn chế

Một số giáo viên ngại tổ chức thảo luận nhóm vì sợ mất nhiều thời gian,rườm rà, khó quản lý học sinh Hoặc trong khi học sinh thảo luận nhóm, giáoviên chưa kích thích được tính tự quản của các em, chưa bao quát triệt để nộidung các nhóm thảo luận Ngoài ra, trong quá trình soạn - giảng, giáo viên chưanghiên cứu kĩ hoạt động nào cần thảo luận nhóm, hoạt động nào không cần thảoluận nhóm dẫn đến hiệu quả làm việc theo nhóm chưa cao

Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm còn mang nặng tính hình thức,chiếu lệ Nhiều giáo viên quan niệm và hiểu rằng muốn đổi mới phương pháp

Trang 7

SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4

dạy học là bắt buộc phải sử dụng hình thức thảo luận nhóm nên bất kỳ tiết dạynào, hoạt động nào hoặc khi có giáo viên dự giờ, thăm lớp là sử dụng đến thảoluận nhóm mà chưa thực sự chú ý đến hiệu quả của nó mang lại như thế nào.Nội dung vấn đề thảo luận giáo viên đưa ra chưa phù hợp với khả năng,chưa kích thích được hứng thú của học sinh Vấn đề thảo luận nhóm quá dễ, quáthấp sẽ làm học sinh chủ quan, không làm việc Ngược lại, vấn đề đưa ra quákhó, quá cao thì học sinh không thể tranh luận để giải quyết được Tất cả đềukhông mang lại hiệu quả cho thảo luận nhóm

3 Giải pháp, biện pháp

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Giúp giáo viên nắm vững cách thức tổ chức thảo luận nhóm trong giảngdạy môn Khoa học nhằm nâng cao chất lượng của môn học

Học sinh tích cực, chủ động khi tham gia hoạt động nhóm Trình bàyđược kết quả thảo luận bằng nhiều hình thức như: lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ

đồ, phân tích vật thật qua thực hành thí nghiệm Vận dụng được các kiến thức

đã học vào thực tiễn đời sống

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

3.2.1 Giáo viên phải hiểu được tầm quan trọng và quy định của việc dạy học theo nhóm

Dạy học theo nhóm còn được gọi là dạy học hợp tác Đây là một phươngpháp chia học sinh thành các nhóm nhỏ để các em tự do trao đổi ý kiến, bày tỏthái độ, chia sẻ kinh nghiệm về một vấn đề đặt ra dưới sự hướng dẫn của giáoviên Phương pháp này giúp học sinh có nhiều cơ hội để diễn đạt và khám phá ýtưởng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn luyện kĩ năng nói; đồng thời tạo cơhội để học sinh học hỏi từ bạn, phát huy vai trò trách nhiệm cá nhân, biết tuânthủ làm việc theo sự phân công của tập thể Qua hoạt động nhóm, hình thành vàphát triển cho học sinh kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hộikhác như: năng lực lãnh đạo, đưa ra quyết định, năng lực học tập cá nhân, ýthức được khả năng của mình,

Dạy học theo nhóm luôn đưa các em vào thế chủ động tìm tòi kiến thức.Khi làm việc theo nhóm, học sinh cảm thấy thoải mái, không bị căng thẳng nhưlúc làm việc một mình, các em luôn được hỗ trợ, hợp tác trong nhóm Vì vậy,việc tổ chức cho học sinh học theo nhóm là rất quan trọng, nếu giáo viên tổ

Trang 8

SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4

chức tốt sẽ đạt hiệu quả cao trong tiến trình của từng bài học

Thông thường, quy trình tổ chức dạy học theo nhóm gồm 4 bước sau:Bước 1: Chia nhóm; giao nhiệm vụ và quy định thời gian dành cho cácnhóm thảo luận

Bước 2: Các nhóm thảo luận; giáo viên kết hợp theo dõi, hỗ trợ và giúp

đỡ các nhóm

Bước 3: Tổ chức báo cáo trước lớp (đại diện của từng nhóm trình bày; cácnhóm khác có thể chất vấn hoặc bổ sung)

Bước 4: Tổng kết, đánh giá quá trình thảo luận

Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên hiểu rõ bản chất, ý nghĩa và nắmvững quy trình dạy học theo nhóm thì sẽ phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạocủa học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả mỗi tiết học

3.2.2 Làm tốt công tác chuẩn bị trước khi tổ chức dạy học theo nhóm

Để tổ chức dạy học theo nhóm đạt hiệu quả nhanh nhất, giáo viên cầnphải thực hiện tốt từ khâu thiết kế bài soạn, hệ thống câu hỏi, đồ dùng dạy - họcđến việc định hướng sử dụng các hình thức nhóm trong từng hoạt động của tiếtdạy sao cho phù hợp Cụ thể:

a) Thiết kế bài soạn

Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung chương trình môn học xem bài nào cóthể vận dụng phương pháp dạy học nhóm Đối với các bài học có nội dung trừutượng hoặc hệ thống kênh hình nhiều, câu hỏi có độ khó, có hướng mở đòi hỏicần phải nhiều thời gian và nhiều người tham gia thảo luận, tranh cãi mới vỡ lẽ

ra vấn đề thì giáo viên nên vận dụng các hình thức dạy học nhóm

Trong mỗi bài học, tuỳ theo từng hoạt động học để giáo viên lựa chọnhình thức nhóm phù hợp, như: nhóm cố định (2 em ngồi cùng bàn; hoặc 3 - 4

em bàn trên bàn dưới quay mặt vào nhau), nhóm ngẫu nhiên (theo số thứ tự,màu sắc), nhóm cùng trình độ, nhóm khác trình độ, nhóm cùng sở thích, nhómlớn theo dãy bàn; nhằm tạo ra không khí học tập vui vẻ, không nhàm chán.Trước khi sử dụng hoạt động nhóm vào một bài dạy, giáo viên cần phảinắm được:

+ Mục tiêu của hoạt động nhóm trong bài này là gì ?

+ Hoạt động nào cần thảo luận nhóm ? với bao nhiêu thời gian ?

Trang 9

SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4

+ Thời gian còn lại đủ để hoàn thành bài dạy không ?

+ Hoạt động này yêu cầu giáo viên và học sinh chuẩn bị những phươngtiện, thiết bị gì ?

+ Học sinh cần phải tham khảo trước những tài liệu gì ?

………

b) Chuẩn bị hệ thống câu hỏi

Để cho hoạt động nhóm làm việc hiệu quả, phát huy được năng lực họctập của từng thành viên trong nhóm thì việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi là mộtkhâu quan trọng Nếu như câu hỏi quá đơn giản sẽ làm cho việc thảo luận đơnđiệu, học sinh chủ quan và thờ ơ với nhiiệm vụ được giao Ngược lại, nếu nhưcâu hỏi quá khó sẽ làm cho học sinh chán nản, tinh thần học tập căng thẳng Vìthế, giáo viên cần lưu ý mức độ và dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi phảitương đối đồng đều với nhau, tránh trường hợp giao cho nhóm này câu hỏi quá

dễ, nhóm kia lại câu hỏi quá khó

Trong quá trình dạy học, giáo viên nên sử dụng các dạng câu hỏi khácnhau cho các đối tượng học sinh, cụ thể:

+ Dạng 1: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Ví dụ: Khi dạy bài 26 “Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm” (Sách giáo

khoa trang 54 & 55)

Đầu tiên, tôi chia nhóm theo bàn (nhóm 2), yêu cầu các em quan sát tranhSGK và trao đổi về các nguyên nhân gây cho nguồn nước bị ô nhiễm, trả lời câuhỏi ở phiếu bài tập dưới đây (khoảng 3 phút)

* Phiếu bài tập

Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là :

A Xả rác, phân, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt Sử dụng thuốc trừsâu, phân hoá học, nước thải của nhà máy không qua xử lý xả thẳng vào sônghồ

B Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ làm ô nhiễm nước mưa

C Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu làm ô nhiễm nước biển

D Tất cả các nguyên nhân trên

Hết thời gian thảo luận, tổ chức cho các nhóm báo cáo, nhận xét và bổ

Trang 10

SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4

sung Sau đó bằng một số câu hỏi liên hệ, giáo viên yêu cầu học sinh kể nhữngviệc làm của bản thân hằng ngày đã làm để bảo vệ nguồn nước

+ Dạng 2: Hệ thống câu hỏi mở

Câu hỏi mở là dạng câu hỏi có nhiều phương án trả lời, nhiều cách lí giảikhác nhau đòi hỏi học sinh phải tư duy và thậm chí có phần tranh luận để tìm rakết quả đúng nhất Sử dụng hệ thống câu hỏi dạng này sẽ lôi cuốn được nhiềuhọc sinh tham gia, lớp học sôi nổi hơn vì các em được trình bày suy nghĩ, quanđiểm của mình trước tập thể

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoạt động 1 bài 26 “Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm”, giáo viên không sử dụng câu hỏi trắc nghiệm (dạng

1) mà tiến hành cho học sinh thảo luận câu hỏi mở

Nội dung thảo luận có thể lấy từ các câu hỏi khó trong sách giáo khoahoặc khi khai thác tình huống mâu thuẫn trong lúc giảng bài để cho học sinhthảo luận tìm phương án giải quyết Khi chọn nội dung thảo luận, giáo viên cầnchú ý xem xét học sinh đã biết gì, cảm thấy gì, suy nghĩ gì về vấn đề mà mìnhđưa ra để tránh trường hợp quá sức với các em

c) Các đồ dùng và phương tiện dạy học

Đồ dùng và phương tiện dạy học được coi là công cụ để thực hiện phương

học và hoạt động dạy học

Sử dụng tốt đồ dùng và phương tiện dạy học sẽ giúp cho giáo viên có thểthu hút sự chú ý, say mê và phát huy tối đa tính tích cực, năng động, sáng tạohơn của học sinh trong học tập Học sinh có thể tự khám phá, lĩnh hội kiến thức

và phát triển kỹ năng thực hành Tôi cho rằng tiết dạy của giáo viên sẽ khôngđạt được kết quả tốt nếu như không có sự hổ trợ của đồ dùng dạy học bởi vìgiáo viên lên lớp mà không có bất cứ phương tiện dạy học nào thì chẳng khácnào một người lính ra trận mà không có vũ khí Việc sử dụng tốt phương tiệndạy học là một sự hỗ trợ đắc lực thể hiện một phần nội dung chính của sáchgiáo khoa mới, đáp ứng nhu cầu học tập theo hướng tích cực và gây hứng thúhơn trong học tập của học sinh

Đối với môn Khoa học lớp 4, thông thường giáo viên và học sinh cầnchuẩn bị các đồ dùng, phương tiện dạy học sau:

- Tranh ảnh phóng to (tùy từng bài); phiếu học tập; các tấm thẻ; bảng phụ

Trang 11

SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4

(bảng nhóm); mô hình, sơ đồ; đồ dùng thí nghiệm

- Vật thật (rau, củ, quả,…); một số tranh ảnh sưu tầm; dụng cụ làm thínghiệm (cốc, nước, đường, cát, muối; hộp giấy, nến,…)

- Hình ảnh minh họa từ phần mềm hỗ trợ của Công nghệ thông tin (GV)

Để giúp các nhóm làm việc có hiệu quả và đảm bảo thời gian quy định,cuối tiết học trước, giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị một số đồ dùng, dụng

cụ có liên quan đến bài học sau Nhóm trưởng có nhiệm vụ phân công các thànhviên trong nhóm mang đồ dùng, dụng cụ đầy đủ Tùy từng bài hoặc nội dungtừng hoạt động, giáo viên hướng dẫn các nhóm học sinh sử dụng đồ dùng,phương tiện dạy học phù hợp, triệt để và hiệu quả

Ví dụ 1: Khi dạy bài 40 “Bảo vệ bầu không khí trong sạch” (Sách giáo

khoa trang 80)

Ở hoạt động 1, để giúp các em tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầukhông khí trong sạch, tôi đã tiến hành tổ chức hoạt động nhóm như sau:

- Mục tiêu hoạt động này: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo

vệ bầu không khí trong sạch

- Đồ dùng:

* Giáo viên: + Máy chiếu (hỗ trợ bài giảng), sưu tầm một số tranh ảnhminh họa cho các việc làm; thiết kế theo các Slike

+ Các tấm thẻ ghi nội dung việc làm từng tranh

* Học sinh : Tranh ảnh sưu tầm

3.2.3 Tạo môi trường hợp tác trong nhóm và nâng cao trách nhiệm mỗi thành viên

Môi trường học của hợp tác nhóm đòi hỏi sự trao đổi qua lại tích cực giữacác học sinh độc lập trong nhóm Điều đó được thực hiện khi các thành viênnhóm nhìn thấy nhau trong trao đổi Tương tác mặt đối mặt, có tác động tíchcực đối với học sinh như: tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh nhữnghứng thú mới, kích thích sự giao thiệp chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và đáp ángiải quyết vấn đề, tăng cường các kĩ năng tỏ thái độ, biểu đạt, phản hồi bằng cáchình thức lời nói, ánh mắt, cử chỉ, khích lệ mọi thành viên tham gia, phát triểnmối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau

Nhóm hợp tác được tổ chức sao cho từng thành viên trong nhóm không

Trang 12

SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4

thể trốn tránh công việc hoặc trách nhiệm học tập Mọi thành viên đều phải học,đóng góp phần mình vào công việc chung và thành công của nhóm Mỗi thànhviên thực hiện một vai trò nhất định Các vai trò ấy được luân phiên thườngxuyên trong các nội dung hoạt động khác nhau (nhóm trưởng, thư kí, báo cáoviên )

Vì thế, ngay từ các tiết học đầu năm, tôi đã giúp các em hiểu được chứcnăng, nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm và hướng dẫn tỉ mỉ cách điềuhành hoạt động nhóm Cụ thể:

+ Trưởng nhóm : chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động

+ Thư kí : Ghi lại kết quả của nhóm sau khi được thống nhất

+ Báo cáo viên: trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm (Báo cáoviên có thể là trưởng nhóm hoặc các thành viên trong nhóm)

Đồng thời, trong quá trình theo dõi hoạt động của các nhóm, giáo viênđưa ra những gợi ý, nhắc lại những biện pháp và cách thức để hoàn thành côngviệc được giao, giải đáp các thắc mắc và dạy các kĩ năng thực hiện nhiệm vụkhi cần thiết Đối với những nhóm chưa thực hiện nhiệm vụ được giao một cáchtích cực, gáo viên đến gần và cùng tham gia, làm mẫu cho học sinh Khi họcsinh gặp khó khăn, giáo viên đưa ra những gợi ý cần thiết như liên hệ nhữngkiến thức đang trao đổi với những kiến thức học sinh đã được học, tạo ra mốiquan hệ giữa kiến thức mới và những kiến thức học sinh đã biết, đã trải nghiệm

Chính vì thế, học sinh các lớp tôi phụ trách hiện này rất quen thuộc và thành

thạo với hình thức học theo nhóm Sau khi nghe hiệu lệnh chia nhóm của giáoviên, các em tự hội ý cử nhóm trưởng, thư kí và điều hành nhóm hoạt động rấtsôi nổi, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận rất tự tin, mạnh dạn trước tậpthể lớp Đặc biệt, mỗi thành viên trong nhóm đều hiểu rằng không thể dựa vàocông việc của người khác

3.2.4 Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học nhóm trong từng bài và từng hoạt động học

Trong mỗi tiết học, giáo viên cần phối hợp nhiều phương pháp dạy họckhác nhau một cách linh hoạt, sáng tạo theo hướng giảm sự can thiệp và quyếtđịnh của giáo viên, tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động tìmtòi, phát hiện ra kiến thức mới Vì thế, tuỳ theo từng hoạt động học trong bài đểgiáo viên lựa chọn các mô hình tổ chức hoạt động nhóm phù hợp

Mỗi mô hình nhóm có ưu điểm và hạn chế khác nhau, như:

Trang 13

SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4

Học sinh ít được giao lưu,học hỏi với các bạn kháctrong lớp dẫn đến sự nhàmchán, không thích hợp tácvới bạn đó nữa

Hệ thống câu hỏi giáo viênphải chuẩn bị nhiều, phânhóa rõ ràng; nhóm học sinh

có khả năng tiếp thu chậmlàm việc không có người chủchốt, việc điều hành sẽkhông sôi nổi, hiệu quả,nhiều lần như thế các emcảm thấy nhàm chán

Nhóm khác trình

độ (có 03 đối

tượng khác nhau)

Học sinh năng khiếu giúp

đỡ, hỗ trợ học sinh yếu trongquá trình thảo luận

Một số em còn ỷ lại, dựadẫm vào các bạn học sinhnăng khiếu; lúng túng vàchưa mạnh dạn tham gia vàohoạt động chung của nhómNhóm nhiều học

Khuôn viên lớp học chật,phải xoay bàn ghế hoặc dichuyển nhiều làm ảnh hưởngthời gian tiết học; cơ hộitương tác, giao tiếp một số

em ít, có thể xảy ra hiệntượng học sinh năng khiếulấn át học sinh khác; giáo

Ngày đăng: 08/05/2016, 12:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w