SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn 4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫuSKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn 4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫuSKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn 4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫuSKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn 4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫuSKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn 4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫuSKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn 4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫuSKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn 4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫuSKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn 4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫuSKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn 4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫuSKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn 4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫuSKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn 4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫuSKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn 4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫu
Trang 11
Phòng giáo dục và đào tạo huyện từ liêm
Trờng THDL Đoàn Thị Điểm
sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lợng dạy Tập làm văn 4 bằng phơng pháp luyện tập theo
mẫu
Hà Nội – 2010
Trang 2Phần 1: Mở đầu
1 Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt ở bậc Tiểu học với vai trò tiên phong của quá trình xây dựng và gọt giũa ngôn ngữ của một con người ở bậc học này, Tiếng Việt được dạy thành nhiều phân môn trong đó Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng Phân môn này rèn luyện cho các em kĩ năng sản sinh văn bản, góp phần dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội tri thức Việc sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong Tiếng Việt nói chung, dạy Tập làm văn ở lớp 4 nói riêng, trong đó có phương pháp luyện tập theo mẫu cũng nhằm đạt mục tiêu nói trên Hơn nữa, đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học mang đậm màu sắc nhận thức cảm tính Vì vậy, khi dạy Tiếng Việt cho học sinh Tiêu học phải chú ý
đi từ đơn giản đến phức tạp, đi từ dễ đến khó Tức là đảm bảo yêu cầu “vừa sức’’
và “ tạo sức” cho học sinh Bên cạnh đó, các em thường tư duy theo lối “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”, tiếp thu nhanh hơn khi được trực quan, bắt chước theo những gì đã có Phương pháp luyện tập theo mẫu trong dạy học Tiếng Việt nói chung, dạy học Tập làm văn nói riêng được áp dụng phù hợp với đặc
điểm tâm lí này của học sinh Tiểu học
Phương pháp luyện tập theo mẫu là một trong những phương pháp dạy học Tiếng Việt góp phần không nhỏ vào việc dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4 Nhưng thực tế hiện nay nhiều giáo viên nhận thức còn chủ quan, chưa hoàn thiện
về phương pháp luyện tập theo mẫu trong dạy học Tập làm văn 4 Khái niệm về phương pháp luyện tập theo mẫu chưa được hiểu một cách toàn diện, đầy đủ dẫn
đến việc thực hành, vận dụng phương pháp này trong phân môn Tập làm văn chưa
đúng với bản chất của nó
Hơn nữa, trên thực tế có những giáo viên dù đã nhận thức được đầy đủ về phương pháp luyện tập theo mẫu thì lại sử dụng phương pháp này chưa tốt, chưa thoả đáng Ví dụ như có những giáo viên mới chỉ đưa ra mẫu để học sinh bắt chước là theo mẫu mà không làm cho học sinh hiểu được”’bản chất” của mẫu, không phân tích cho học sinh thấy những mẫu đó chỉ có tính chất tham khảo, cần
được chắt lọc và sáng tạo hơn Điều này thường dẫn đến việc học sinh chép lại nguyên si những câu văn, đoạn văn hay bài văn đó, coi là của mình Ngoài ra, có
Trang 33
những giáo viên lạm dụng phương pháp này, sử dụng chưa đúng lúc, đúng chỗ làm cho hiệu quả mang lại không cao, có thể hạn chế tính sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập
Căn cứ từ những lập luận trên tôi xin chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn 4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫu”
2 Thời gian nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Để thực hiện đề tài này tôi đã thực nghiệm trên phạm vi lớp 4A1(năm học
2008-2009)và lớp 4P (năm học 2009 -2010) trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị
Điểm do tôi chủ nhiệm và tham khảo việc dạy học Tập làm văn của các đồng nghiệp
Trang 4Phần 2: Nội dung i- cơ sở lí luận
1- Khái quát về phương pháp luyện tập theo mẫu
Phương pháp luyện tập theo mẫu là phương pháp mà học sinh tạo ra các đơn vị ngôn ngữ, lời nói bằng mô phỏng lời thầy cô giáo, sách giáo khoa Phương pháp này gồm nhiều dạng bài tập như đặt câu theo mẫu cho trước, phát âm hoặc đọc diễn cảm theo thầy cô giáo Đây là phương pháp thường được sử dụng trong các giờ Tập đọc , Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Những thao tác cơ bản của phương pháp luyện tập theo mẫu:
- Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu
- Học sinh mô phỏng để tạo ra lời nói của mình
- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
2- Phương pháp luyện tập theo mẫu trong dạy học Tập làm văn 4
Sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu trong dạy học Tập làm văn 4 không
đơn giản như Tập đọc, Tập viết Trong phân môn này, phương pháp luyện tập theo mẫu không có nghĩa là chép lại câu văn, đoạn văn, bài văn mẫu mà “mẫu” cần luyện tập có thể là:
- Mẫu về cách dùng từ, đặt câu
- Mẫu về cách quan sát, chọn lọc chi tiết cho bài văn miêu tả
- Mẫu về cách xây dựng cốt truyện trong văn kể chuyện
- Mẫu về cách diễn đạt, cách dùng các biện pháp nghệ thuật
- Mẫu về cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp), kết bài (mở rộng, không mở rộng)
- Mẫu về cấu tạo 3 phần (bố cục) của bài văn
Như vậy, học sinh tìm hiểu, quan sát mẫu, học cách làm để vận dụng trong các trường hợp tương tự Chính vì thế, khi sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu trong dạy học Tập làm văn 4, giáo viên cần giúp học sinh phân tích mẫu để thấy
được cái hay, cái đẹp của đoạn văn, bài văn mẫu rồi từ đó học tập theo cách làm của bài văn mẫu
Trang 55
iI- Thực trạng của việc dạy học Tập làm văn 4 bằng
phương
pháp luyện tập theo mẫu
Trong thực tế dạy học Tập làm văn 4, khi sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu, giáo viên và học sinh thường gặp phải những khó khăn, hạn chế sau:
- Khả năng quan sát, tìm ý khai thác mẫu của học sinh còn hạn chế
- Bệnh công thức, khuôn sáo, máy móc, thiếu chân thực trong dạy- học Tập làm văn theo phương pháp luyện tập theo mẫu
- Việc xác định, lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt theo mẫu của học sinh chưa cao, dùng từ chưa chính xác, vốn từ thay thế còn hạn chế Câu văn của học sinh còn thiếu tính gợi tả, gợi cảm, đôi khi bắt chước mẫu mà mà thiếu đi tính chân thực và sáng tạo
- Vốn hiểu biết của học sinh Tiểu học về cuộc sống xung quanh, về tự nhiên, xã hội, về thực tế còn nghèo nàn, sơ lược, mang tính hình thức Điều này hạn chế sự phong phú, đa dạng và tính sinh động của các sản phẩm theo mẫu của các em
- “Mẫu” mà giáo viên lựa chọn để đưa ra có thể rất hay nhưng không gần gũi với
hệ ngôn ngữ của học sinh bởi ngôn từ “ cao siêu” Hơn nữa, có giáo viên đã không lợi dụng một cách triệt để các bài văn hay của chính học sinh lớp mình, hay học sinh các khoá trước mà mình dạy để làm mẫu
- Đôi khi giáo viên còn coi nhẹ việc vận dụng các nguyên tắc dạy học khi sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu Khi đưa “mẫu’ ra, giáo viên không định hướng, phân tích kĩ “mẫu” dẫn đến việc học sinh không thấy hết được cái hay cái đẹp của
“mẫu’ nên học sinh không vận dụng được một cách sáng tạo vào bài làm của mình
- Có những giáo viên dù đã nhận thức được đầy đủ về phương pháp luyện tập theo mẫu thì lại sử dụng phương pháp này chưa tốt, chưa thoả đáng Ví dụ như có những giáo viên mới chỉ đưa ra mẫu để học sinh bắt chước là theo mẫu mà không làm cho học sinh hiểu được”’bản chất” của mẫu, không phân tích cho học sinh thấy những mẫu đó chỉ có tính chất tham khảo, cần được chắt lọc và sáng tạo hơn
Điều này thường dẫn đến việc học sinh chép lại nguyên si những câu văn, đoạn văn hay bài văn đó, coi là của mình
Ví dụ: Thể loại văn miêu tả đồ vật
Đề bài: Tả một đồ vật mà em yêu thích
(Tập làm văn – Tuần 16)
*Mẫu:
Ông em còn giữ rất nhiều đồ vật nhưng thứ gắn bó vứi ông nhất lại là chiếc bi
đông
Giờ cái bi đông đã cũ lắm rồi Nó to như quả dừa nhưng tròn, dẹt, đựng được
Trang 6đến hơn một lít nước Cái vỏ bằng nhôm cứng của nó được sơn màu xanh lá cây, nhiều chỗ đã móp mép, lộ ra màu bạc xỉn của nhôm Cái nắp nhựa rất cứng có một dây xích nhỏ buộc chặt vào cổ bi đông, ông bảo để nó khỏi rơi mất Khi mời
ai uống nước, cái nắp nhựa sẽ trở thành cái cốc, rất tiện Bao bọc bên ngoài “quả dừa dẹt” ấy là một cái giỏ đeo đan bằng dây dù, có quai dài đủ vắt qua vai Những sợi dây cũng màu xanh lá cây, tuy đã sờn nhưng vẫn còn rất bền, chắc Những lúc ông treo cái bi đông trên tường, tôi cứ hình dung ra quả thị nằm trong cái túi lưới xinh xắn của chị Thắm, chỉ khác là quả thị màu vàng
Ông tôi luôn nâng niu chiếc bi đông cũ và coi nó như người bạn, người đồng chí của mình
a) Cách khai thác, định hướng, phân tích mẫu của giáo viên
- Tìm câu văn tả bao quát chiếc bi đông (Nó to như quả dừa nhưng tròn, dẹt,
đựng được đến hơn một lít nước)
- Tác giả đã tả những bộ phận nào của chiếc bi đông?(vỏ, nắp nhựa, giỏ bọc ngoài, quai đeo )
- Tìm phần mở bài và cho biết mở bài đó thuộc kiểu nào?( Ông em còn giữ rất
nhiều đồ vật nhưng thứ gắn bó với ông nhất lại là chiếc bi đông.- mở bài trực tiếp)
b) Bài làm của học sinh:
Đêm Trung thu, em được bố mẹ cho đi chơi và mua mặt nạ Trên đường đi em nhìn thấy một cái mặt nạ hình chú tễu trông thật ngộ nghĩnh, dễ thương
Mặt chú tễu đang cười, hở hai cái răng Khăn buộc trên trán để che đầu Đôi mắt mở to như gọi bạn đến chơi Em bảo mẹ mua ngay cho em mặt nạ hình chú tễu Khi đeo mặt nạ lên, ai cũng bảo nó thật dễ thương và ngộ nghĩnh
Em thích món đồ chơi này lắm Em sẽ giữ gìn nó cẩn thận để nó luôn mới
Thanh Mai- 4A 1
c) Đánh giá
- Với những câu hỏi giáo viên đưa ra, học sinh nắm được cách viết một bài văn tả đồ vật theo một bố cục rõ ràng (gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài) Tuy nhiên cách khai thác mẫu của giáo viên chưa sâu, dẫn đến tình trạng bài làm còn khá sơ sài, chưa thể hiện sự sáng tạo, diễn đạt chưa trôi chảy, câu văn còn mang tính liệt kê từng bộ phận của chiếc mặt nạ Ngoài ra, do giáo viên chưa khơi gợi
để học sinh phát hiện ra trong bài văn mẫu tình cảm gắn bó của người ông với chiếc bi đông nên bài văn của HS còn “khô”, chưa thể hiện nhiều tình cảm với đồ vật
III- Đề Xuất Một số kinh nghiệm dạy học Tập làm văn
4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫu
1- Thể loại văn kể chuyện
Trang 77
Đề bài: Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ
đạc Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường Hãy kể lại câu chuyện đó
(Tập làm văn – Tuần 1)
*Mẫu:
Một hôm trên đường về nhà, lúc gần đến cổng bệnh viện Nhi, em thấy một cô chạc tuổi ba mươi, tay bế con, tay xách mấy túi đồ đạc lỉnh kỉnh, nét mặt lộ rõvẻ
lo âu Chừng như cô ấy muốn qua đường mà không được vì dòng ô tô, xe máy cứ nườm nượp chạy không ngừng Em vội chạy đến bên cô nói:
- Cô ơi, có cần cháu giúp không ạ?
- ồ may quá! Cháu giúp cô sang bên kia đường nhé! Cô đưa em bé đi khám bệnh
Em xách giúp túi quần áo của bé vào tận phòng nộp sổ khám bệnh Lúc hai mẹ con cô đã ngồi yên trên ghế, em mới chào cô ra về Cô nắm chặt tay em và cảm
ơn mãi
Về đến nhà, thấy em tủm tỉm cười, mẹ hỏi:
- Con có gì mà vui thế?
Em kể lại chuyện vừa rồi cho mẹ nghe, mẹ xoa đầu em khen:
- Con gái mẹ giỏi lắm! Giúp đỡ người khác là điều nên làm, con ạ!
a) Cách khai thác, định hướng, phân tích mẫu của giáo viên
- Đề bài yêu cầu kể về điều gì?( kể về việc giúp đỡ một phụ nữ em gặp trên
đường)
- Việc tốt đó của ai? (của em)
- Trong bài mẫu, bạn học sinh đã làm việc gì tốt? (giúp đỡ một phụ nữ, xách đồ cho cô ấy)
- Bạn đã gặp người phụ nữ trong hoàn cảnh nào? ( khi bạn đang trên đường đi học về)
- Bạn đã giúp người phụ nữ đó với thái độ như thế nào? ( tự nguyện, vui vẻ)
- Người phụ nữ đã nói gì với bạn nhỏ? ( cảm ơn sự tốt bụng của bạn nhỏ)
- Bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi làm được việc tốt đó? ( cảm thấy lòng lâng lâng vui sướng)
- Em học tập được gì ở bạn nhỏ? ( sự tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác)
- Em hãy nhớ lại và kể câu chuyện em đã làm để giúp đỡ một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc
Giáo viên gợi ý cho học sinh những tình huống học sinh có thể gặp người phụ nữ cần sự giúp đỡ: khi đi học về, khi đi chơi, khi đi siêu thị, đi chợ, khi tới nhà
ông bà,
b) Bài làm của học sinh:
* Học sinh1:
Trang 8Hôm nay là một ngày đẹp trời mà em lại hoàn thành bài xong xuôi cả nên tranh thủ tới nhà Hoa mượn vài quyển vở về luyện chữ viết Vừa ra đến đầu phố, chợt em nhìn thấy một cô vừa bế con vừa mang rất nhiều đồ đạc trên tay Nhớ lời cô giáo dặn:”Các em phải biết giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn hoạn nạn,
có như vậy mới xứng đáng là con ngoan trò giỏi”, Em vội chạy tới bên cạnh cô và cất lời:
- Thưa cô, cháu có thể xách bớt đồ giúp cô được không ạ?
Mồ hôi nhễ nhại đầy mặt, cô mừng rỡ trả lời:
- Cháu tốt quá, xách giúp cô hai túi đồ này nhé!
Em nhanh nhảu trả lời cô:
- Vâng ạ
Vậy là em và cô sánh bước bên nhau, vừa đi em vừa trò chuyện với em bé con của cô vui ơi là vui Xách đồ hộ cô trên một đoạn đường ngắn nhưng em cảm thấy vô cùng hãnh diện vì bản thân đã biết nghĩ tới người kháckhi họ gặp khó khăn, hoạn nạn Các bạn ơi, chúng mình hãy thi đua làm nhiều việc tốt nhé!
- YếnNhi- 4P
*Học sinh 2:
Chiều qua, khi tan học, em, Phương và Sơn cùng nhau về nhà Sau khi chia tay Phương và Sơn ở góc phố, em chợt nhìn thấy một cô vừa bế em trai nhỏ trên tay vừa xách rất nhiều đồ đạc đang đi về phía em Em vội vàng chạy về phía cô rồi cất lời:
- Cô ơi, để cháu xách bớt đồ giúp cô nhé!
Cô mỉm cười nói:
- Ôi, cháu ngoan quá! Cháu giúp cô với nhé, cô bế em nên mang đồ vất vả quá!
- Vâng ạ! Cô cứ yên tâm, cháu xách được mà – Em lễ phép đáp lại
Thế là em đi với cô, cả hai cô cháu vừa đi vừa nói chuyện rất vui vẻ Chẳng mấy chốc đã tới nhà cô, cô cảm ơn em và nhờ chú hàng xóm đưa em về nhà Vì nhà cô cũng khá gần nhà em nên em cảm ơn cô rồi từ chối lời đề nghị của cô Một lần nữa cô lại cười rất tươi đáp lại lời chào của em Em bé trai nhà cô cũng vẫy tay rối rít chào em Trên đường về nhà em cảm thấy lòng lâng lâng vui sướng vì em vừa làm được một việc tốt giúp đỡ mọi người
- Ngọc Diệp –4P
c) Đánh giá
ở phần phân tích mẫu, giáo viên khai thác triệt để những nội dung và những
điểm cần lưu ý khi viết bài Điều đó đã giúp học sinh kể được tốt đứng theo yêu cầu của bài Cũng là kể về việc xách đồ hộ một phụ nữ vừ bế con vừa mang nhiều
đồ đạc thì học sinh 1 đã có sự sáng tạo và cách viết riêng của mình, không sao
Trang 99
chép, lấy ý của bài mẫu Cả hai bài viết của hai học sinh đều kể được đúng việc tốt của mình với thái độ đúng đắn, tình cảm chân thành, lời kể lôgíc, tự nhiên Đó
là những điều các em đã làm và nên làm để giúp đỡ những người xung quanh mình trong cuộc sống hàng ngày Từ đó giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt
2- Thể loại văn viết thư
Đề bài: Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ,
bạn cũ, ) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới
(Tập làm văn – Tuần 5)
*Mẫu:
Hà Nội ngày 11 tháng 2 năm 2008
Hương thân mến!
Thư trước mình viết cho bạn khá lâu mà chưa nhận được thư trả lời Sốt ruột, mình viết tiếp cho bạn một lá nữa đây Đầu thư, cho mình gửi lời hỏi thăm sức khoẻ gia đình bạn
Từ ngày bạn theo bố mẹ chuyển vào Đà Nẵng chắc mọi việc đều thuận lợi cả chứ? Trường mới của bạn có gần nhà không?Chắc bạn đã có thêm nhiều bạn mới rồi chứ? Trong đó có khác nhiều so với ngoài này không? Kể cho tớ nghe với nhé! Hương ơi, thời gian cuối năm trôi nhanh thật Mình và gia đình vừa làm lễ tiễn ông Táo lên chầu trời đó Trong đó có làm giống như ngoài này không?Mình hơi buồn khi Tết này không được cùng bạn đi xem bắn pháo hoa đón giao thừa ở
Hồ Gươm như mọi năm
Nhân dịp năm mới, mình xin gửi tới bạn cùng gia đình lời chúc sức khoẻ, an khang thịnh vượng và vạn sự như ý Mình mong sao Tết sang năm bạn ra Hà Nội
đón Tết cùng mình Hẹn gặp lại bạn vào thời gian ngắn nhất!
Thân ái chào bạn!
Bạn thân
Chi
a) Cách khai thác, định hướng, phân tích mẫu của giáo viên
- Bức thư trên của ai viết cho ai?
- Bạn Chi viết cho bạn Hương để làm gì?
- Tìm những câu cho thấy bạn Chi đã biết quan tâm, hỏi thăm tình hình của bạn Hương
- Câu văn nào cho thấy bạn Chi đã biết gửi lời chúc mừng năm mới tới bạn Hương?
- Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc thư
- Người ta viết thư để làm gì?
- Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?
Trang 10- Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
GV nhắc HS khi viết thư cần chú ý thể hiện tình cảm đối với người nhận thư
b) Bài làm của học sinh:
Ông bà kính mến!
Ông bà ơi, thế là đã sắp sang năm mới rồi Năm nay cháu không về quê ăn Tết với ông bà được nên hôm nay chaú viết thư này chúc ông bà và các bác năm mới mạnh khỏe
Ông ơi, ông đã khỏi ốm chưa ạ?Nghe tin ông ốm cháu lo lắm Ôg nhớ uống thuốc đều đặn ông nhé! Thuốc bố cháu mua tốt lắm đấy ạ Cháu mong sao ông chóng khỏe để mỗi khi cháu về chơi cháu lại được ông dẫn di thả diều ngoài bờ
đê và được theo ông đi câu cá mang về cho bà kho ăn Tết
Bà ơi, Tết năm nay bà có định gói nhiều bánh chưng không ạ? Bà đã bày mâm ngũ quả chưa? Bà nhớ bày cả bánh kẹo mà mẹ cháu gửi về nữa nhé
Ông bà ạ, bây giờ đã là cuối năm nên công việc của bố mẹ cháu rất bận Cháu thì vừa mới thi học kì xong, kết quả rất tốt ạ Cháu sẽ được nghỉ mười ngày Tết, khi đó cháu sẽ đi siêu thị sắm đồ Tết với mẹ Chắc chỉ cần đi một lúc thôi là có đủ các thứ cần thiết cho ngày Tết rồi ông bà ạ Còn bố cháu thì định xuống làng hoa Nhật Tân để mua đào về trang trí phòng khách Giá mà ông bà ra đây ăn Tết với nhà cháu thì hay biết mấy!
Thôi thư đã dài, cháu xin dừng bút ở đây Một lần nữa cháu xin kính chúcông bà sang năm mới thật mạnh khỏe và sống lâu trăm tuổi để vui vầy với con cháu Cháu trai của ông bà
Đức Anh
c) Đánh giá
ở phần phân tích mẫu, giáo viên đã giúp học sinh nhớ lại những đặc điểm cơ bản của một bức thư Như vậy, học sinh sẽ viết đúng hình thức của một bức thư
mà không bị lẫn với loại văn bản khác như: viét tin nhắn, viết bưu thiếp, Bài viết của học sinh có bố cục rõ ràng, đầy đủ Nội dung thư đúng trọng tâm của đề Lời thư trong sáng, diễn đạt khúc chiết Câu văn rõ ý , có hình ảnh Tình cảm chân thành, phù hợp với nội dung bức thư
3- Thể loại văn miêu tả đồ vật
Đề bài: Tả một đồ vật mà em yêu thích
(Tập làm văn – Tuần 16)
*Mẫu:
Ông em còn giữ rất nhiều đồ vật nhưng thứ gắn bó với ông nhất lại là chiếc bi
đông
Giờ cái bi đông đã cũ lắm rồi Nó to như quả dừa nhưng tròn, dẹt, đựng được