Dàn ý chi tiết, luận điểm chính xác, luận cứ rõ ràng. Có kèm theo phân tích tình đồng chí, đồng đội. Dàn ý hay, là tài liệu bổ ích cho những bạn học sinh lớp 9 để ôn tập trước khi kiểm tra, thi cử. Từ dàn ý có thể dễ dàng viết thành bài, chỉ cần nhớ sơ qua một số sự việc chính trong văn bản
Trang 1Phân tích tình đồng chí, đồng đội, tình cha con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
I Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
II Thân bài:
*Tình đồng chí, đồng đội:
- Ông Sáu và bác Ba đã cùng nhau đi qua hai cuộc trường chinh kháng chiến nên gắn bó keo sơn, cùng nhau vượt qua hoàn cảnh ác liệt nơi chiến trường
- Họ cùng nhau chiến đấu để giành độc lập, tự do cho đất nước, chung lí tưởng
- Họ chứng kiến và thấu hiểu cảnh ngộ của nhau, sẻ chia với nhau:
+ Bác Ba hiểu được tâm lí của ông Sáu khi Thu không chịu nhận ba,
+ Bác Ba hiểu được nguyên nhân của mọi hành động của ông Sáu ( khi ông Sáu đánh con, )
+ Trong giây phút cận kề cái chết, bác Ba nhìn ánh mắt của ông Sáu mà hiểu được
ý nguyện của ông
- Họ dành cho nhau niềm tin tưởng sâu sắc: trước lúc nhắm mắt, ông Sáu đã trao chiếc lược ngà – vật quan trọng cho bác Ba
=> Tình đồng chí, đồng đội của hai người sâu sắc, mãnh liệt, thủy chung son sắt
*Tình cha con:
~ Bé Thu yêu thương ba sâu sắc:
- Tám năm trời xa cách, Thu không được gặp ba nhưng trong em vẫn luôn giữ nguyên vẹn hình ảnh một người ba – người trong tấm hình chụp chung với má
- Thu trân trọng, giữ gìn tình yêu ba nên em cương quyết không chịu nhận ông Sáu
là ba và phản kháng quyết liệt trước mọi cử chỉ quan tâm của ông
- Khi hiểu ra mọi chuyện, em ân hận, thở dài như người lớn, trằn trọc không ngủ được vì đã trót ngang bướng với ba, em thấy xót xa thay cho ba
- Tình yêu thương của Thu bị kìm nén trong tám năm trời, nay vỡ òa trong tiếng gọi “Ba a a ba” – tiếng gọi vô cùng xót xa
- Thu khao khát được có ba ở bên: lúc chia tay, em hôn ba cùng khắp, níu không cho ba đi
~ Ông Sáu yêu thương con mãnh liệt:
- Trong xa cách, ông nhớ con da diết: cứ mỗi khi vợ đến thăm, ông lại hỏi về con
- Ông khao khát cháy bỏng được gặp lại con: xuồng chưa cập bến, thấy một đứa bé gái độ tám tuổi […]
- Ông mong chờ sự đáp lại tình yêu thương từ đứa con bé bỏng: suốt mấy ngày nghỉ phép, ông chẳng đi đâu xa, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con
Trang 2- Thu không chịu nhận ba, tình yêu thương con nay trở thành nỗi đau quặn thắt trong lòng ông
- Ông vỡ òa trong hạnh phúc, sung sướng khi được nghe con gọi một tiếng ba: ông
đã khóc và phải cố gắng không để con thấy mình khóc
- Ở chiến khu, ông cứ ân hận mãi vì đã đánh con, ông nhớ con vô cùng
- Ông muốn giữ lời hứa với con, cố gắng làm cho con cây lược, tình cha con đã biến ông từ một chiến sĩ trở thành một người thợ bạc tỉ mẩn, cố công
* Câu chuyện trở thành bi kịch khi người cha khao khát được gặp con nhưng lại hi sinh, không thể gặp và trao con cây lược
* Chiếc lược ngà đã trở thành vật kí thác, là kỉ vật kết tinh từ tình cha con sâu nặng Tình phụ tử nay đã trở thành bất tử, trở thành hữu hình
* Đánh giá: bằng tình huống éo le, kể chuyện theo ngôi thứ nhất, ngôn ngữ kể linh hoạt, nghệ thuật khắc họa nhân vật tinh tế, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bé Thu trước và sau khi nhận ra ba, Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thành công tình phụ tử thiêng liên sâu nặng và tình đồng chí, đồng đội gắn bó III Kết bài:
Những tình cảm trong tác phẩm đã tạo ra sức sống cho tác phẩm, cho người đọc thấm thía những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra, giúp người đọc biết trân trọng những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp
( Khi viết bài, chú ý đưa dẫn chứng vào những phần có thể )