Thực tế cho thấy họ thể hiện quan hệ tình yêu của mình một cách côngkhai với mọi người xung quanh, với gia đình, họ hàng… Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây xuất hiện tượng nam nữ than
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
An Thị Hồng Hoa
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ
(Nghiên cứu trường hợp Đại học Tây Bắc)
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2013
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
An Thị Hồng Hoa
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ
(Nghiên cứu trường hợp Đại học Tây Bắc)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 603130
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS LÊ NGỌC VĂN
Hà Nội - 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực
cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Quý thầy cô Học việnKhoa học Xã hội, gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu vàthực hiện luận văn thạc sĩ
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu Học viện Khoa học
Xã hội cùng Quý thầy cô trong Khoa Xã hội học, đặc biệt là những thầy cô đã tậntình dạy bảo cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Học viện
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Ngọc Văn, người thầy khảkính đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôitrong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các bạn bè cùng khóa,những người đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôitrong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mongnhận được những đóng góp quý báu của Quý thầy cô và các bạn
Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Học viên
An Thị Hồng Hoa
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BIỂU TRONG LUẬN VĂN 4
DANH MỤC BẢNG 5
A MỞ ĐẦU 6
1.Lý do chọn đề tài 6
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 8
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 8
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
3 Câu hỏi nghiên cứu 8
4 Giả thuyết nghiên cứu 9
5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 9
5.1 Đối tượng nghiên cứu 9
5.2 Khách thể 9
5.3 Phạm vi nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 9
6.1 Phân tích tài liệu 9
6.2 Phương pháp điều tra xã hội học 10
6.2.1 Sử dụng bảng hỏi tự điền 10
6.2.2 Phương pháp quan sát 10
6.2.3 Phỏng vấn sâu 10
6.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 10
7 Khung phân tích 10
8.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 12
8.1 Ý nghĩa lý luận 12
8.2 Ý nghĩa thực tiễn 12
9 Cấu trúc của luận văn 12
B NỘI DUNG 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 13
1.1 Tổng quan nghiên cứu về sống thử 13
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới 13
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước về sống thử 18
1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài 23
1.2.1 Các lý thuyết xã hội học 23
1.2.1.1 Lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý 23
1.2.1.2 Lý thuyết kiểm soát xã hội 25
1.3 Một số khái niệm 28
1.3.1 Khái niệm SV 28
1.3.2 Khái niệm SV tham gia sống thử 28
1.3.3 Khái niệm sống thử 28
Trang 51.3.4 Khái niệm nhận thức 30
1.4 Quan niệm về sống thử trong xã hội 30
1.4.1 Tình yêu và hôn nhân trong xã hội Việt Nam truyền thống 30
1.4.2 Tình yêu, hôn nhân trong xã hội Việt Nam hiện đại (giai đoạn từ 1986 đến nay) 35
1.4.2.1 Quan hệ tình yêu, hôn nhân và tình dục trong giới trẻ 36
1.4.2.2 Sự xuất hiện của hiện tượng sống thử 36
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN SỐNG THỬ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 38
2.1 Giới thiệu một số nét về địa bàn nghiên cứu 38
2.2 Đặc điểm khách thể nghiên cứu 39
2.3 Quan niệm của SV về vấn đề sống thử 41
2.4 Các nguyên nhân dẫn đến sống thử 44
2.4.1.Đánh giá về lợi ích và bất lợi của việc sống thử 44
2.4.2 Các nguyên nhân dẫn đến quyết định sống thử 48
2.4.2.1 Lý do cá nhân 48
2.4.2.2 Lý do xã hội: cơ chế kiểm soát của thiết chế chính thức và phi chính thức 54
CHƯƠNG 3:NHƯNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬN THỨC CỦA SV VỀ SỐNG THỬ VÀ XU HƯỚNG SỐNG THỬ 58
3.1 Các yếu tố cá nhân 58
3.1.1 Yếu tố giới tính 58
3.1.2 Yếu tố dân tộc 60
3.2 Các yếu tố xã hội 65
3.2.1 Các phương tiện truyền thông đại chúng 65
3.2.2 Yếu tố phong tục tập quán 68
3.3 Các yếu tố gia đình 72
3.3.1 Điều kiện kinh tế 74
3.3.2 Thành phần gia đình 76
3.3.3 Chỗ ở hiện nay 76
3.4 Xu hướng sống thử của SV thông qua nhận thức của họ về sống thử 77
C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79
1 Kết luận 79
2 Khuyến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 6TDTHN Tình dục trước hôn nhân
TTĐC Truyền thông đại chúng
Trang 7DANH MỤC BIỂU TRONG LUẬN VĂN
Trang
Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ về chỗ ở hiện nay của SV 41Biểu đồ 2.3: Đánh giá của người được phỏng vấn về hiện tượng
sống thử trước hôn nhân
42
Biểu đồ 2.5: Đánh giá lợi ích của sống thử 45Biểu đồ 2.6: Đánh giá những bất cập của sống thử 47Biểu đồ 3.1: Nguồn cung cấp thông tin nhận thức từ sống thử 65
Trang 9A MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Sống thử hay còn được gọi là sống chung trước hôn nhân là tình trạng nam
nữ thanh niên, SV xa nhà tự đến sống với nhau như vợ chồng mà chưa được sựđồng ý của cha mẹ hai bên Đây là hiện tượng đang tăng lên trong xã hội Việt Namtrong những năm gần đây, hiện tượng này không chỉ diễn ra tại các khu côngnghiệp, các trường đại học, cao đẳng và các trường chuyên nghiệp tại các thànhphố, khu đô thị lớn như ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…
mà nó cũng đang xảy ra ở các trường chuyên nghiệp đóng trên các địa bàn kháctrong cả nước
Trong xã hội truyền thống như ở Việt Nam việc mỗi cá nhân hoàn toàn tựquyết định hôn nhân là điều ít xảy ra Hôn nhân là việc của gia đình, dòng tộc chứkhông phải là chuyện riêng của mỗi cá nhân Trong cuốn “Công trình góp phầnnghiên cứu văn hóa Việt Nam” tác giả Nguyễn Văn Huyên đã viết: “Cha mẹ quyếtđịnh, con cái chỉ có nghe theo Tình yêu giữa cô dâu và chú rể không quan trọng.Nếu người con không bằng lòng người chồng hay người vợ mà bố mẹ chọn cho thìchỉ có một cách hành động đó là bỏ nhà đi Lúc đó người con bị xem là đứa con bộibội bạc, và cha mẹ có thể tước quyền thừa kế của anh ta” [22, tr.567](dẫn theoNguyễn Đức Chiện- luận án tiến sĩ năm 2011) Để trở thành vợ chồng, được chungsống với nhau nam nữ thanh niên phải trải qua nhiều nghi lễ khác nhau, các nghi lễchính như lễ giạm hay lễ vấn danh, lễ hỏi hay là lễ nạp tệ, và lễ thân nghinh hay còngọi là lễ rước dâu Có thể nói, quan hệ hôn nhân trong thời kì này thường bị chiphối bởi gia đình, nam nữ thanh niên chỉ là vợ chồng và được phép chung sống khi
họ thực hiện các nghi lễ hôn nhân trước sự chứng kiến của gia đình, dòng tộc vàlàng nước [18, tr.8]
Từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội Đờisống vật chất, tinh thần của con người người ngày càng được cải thiện và nâng cao
rõ rệt Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa cũng làm thay đổi hệ thống
Trang 10những giá trị, chuẩn mực và hành vi sống của các nhóm xã hội trong đó có giới trẻ.Hiện nay, nhóm thanh niên được sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 trở lại đâyđang hướng đến những quan niệm và hành vi mới về cuộc sống, tình bạn, tình yêu
và hôn nhân Thực tế cho thấy họ thể hiện quan hệ tình yêu của mình một cách côngkhai với mọi người xung quanh, với gia đình, họ hàng…
Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây xuất hiện tượng nam nữ thanh niênsống chung với nhau trước hôn nhân tại các khu công nghiệp, khu xóm trọ của SV ởcác trường chuyên nghiệp, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước mà phổ biến
ở các khu đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…và khái niệm “sống thử”được thường xuyên nhắc đến trong các nhóm đối tượng này
Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về việc sống thử, sống chung trước hônnhân, có ý kiến thì đồng tình, ủng hộ, có ý kiến thì phê phán, không chấp nhậnnhưng cũng có những ý kiến mang tính trung lập không đồng tình cũng không phảnđối Nhưng một thực tế không thể phủ nhận được là việc “sống thử” đã ảnh hưởngsâu sắc đến lối sống của SV nói riêng và giới trẻ nói chung ngày nay
Trong đề tài tác giả chọn trường Đại học Tây Bắc làm địa bàn nghiên cứu vìtrường đóng trên địa bàn miền núi Tây Bắc, là một trường đại học vùng đào tạonguồn nhân lực cho các tỉnh Tây Bắc là chủ yếu như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu,Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái… con em các dân tộc thiểu số chiếm hơn 50%, đặcbiệt như ngành Nông Lâm chiếm đến hơn 90% là người dân tộc thiểu số Trong cácđề tài nghiên cứu đã thực hiện về nhận thức của SV nói riêng và của giới trẻ nóichung về “sống thử” thường tập chung chủ yếu ở các vùng đô thị lớn như Hà Nội,Hải Phòng, Tp Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng… và cách nhìn nhận về sống thử chủyếu do tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do sự du nhập lối sống phươngTây vào Việt Nam làm cho giới trẻ có những quan niệm mới về các mối quan hệnhư tình bạn, tình yêu và tình dục Ngoài những lý do trên trong đề tài này chúngtôi muốn đề cập đến một khía cạnh khác nữa đó là phong tục, tập quán của một sốdân tộc thiểu số có quan niệm tự do, phóng khoáng trong tình yêu, hôn nhân, do đócũng phần nào ảnh hưởng đến quan niệm cởi mở về tình bạn, tình yêu của con em
Trang 11họ Đây cũng có thể coi là một trong những yếu tố tác động đến quan niệm sống của
SV người dân tộc thiểu số đang học tập và sinh hoạt tại trường Đại học Tây Bắc
Xuất phát từ những vấn đề trên nên tôi chọn đề tài “Nhận thức của SV về
vấn đề sống thử” ( Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Tây Bắc) để phần
nào có thể khái quát về nhận thức của SV đại học Tây Bắc về vấn đề sống thử Việcsống chung hay sống thử của các cặp đôi trước hôn nhân là bắt nguồn từ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và việc du nhập lối sống phương Tây vào Việt Nam hay từquan niệm sống của mỗi dân tộc? Thực trạng, nguyên nhân của việc tham gia sốngthử Nhận thức của SV qua cách nhìn nhận, đánh giá và thái độ của họ với vấn đềsống thử
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả, đánh giá thực trạng và nhận thức của SV về vấn đề sống thử hiệnnay
- Chỉ ra các yếu tố tác động đến nhận thức của SV ĐHTB về sống thử
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập thông tin, phân tích, tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viênvề vấn đề sống thử Trong đó có:
+ Đánh giá thực trạng về nhận thức của SV về vấn đề sống thử
+ Đánh giá về lợi ích và bất lợi của việc sống thử
+ Các nguyên nhân dẫn đến quyết định sống thử
+ Chỉ ra các yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử
và xu hướng sống thử
2.3 Thao tác hóa các khái niệm
-Trình bày cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu đề tài
+ Định nghĩa các khái niệm làm việc như: Nhận thức, sống thử sống thử,Sinh viên, Sinh viên sống thử
+ Thao tác hóa các khái niệm làm việc: Nhận thức của SV về sống thử
Trang 12+ Tiếp cận các lý thuyết nghiên cứu: Lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý,
lý thuyết kiểm soát xã hội
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nhận thức về vấn đề sống thử của SV đại học Tây Bắc đangdiễn ra như thế nào?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến SV lựa chọn hình thức sống thử?
- Nhận thức (thông qua cách nhìn nhận, đánh giá và thái độ) của SV ĐHTBvề những lợi ích và bất cập trong quá trình sống thử
4 Giả thuyết nghiên cứu
SV Đại học Tây Bắc quan niệm sống thử là hiện tượng tất yếu trong xã hộihiện đại Ngày nay, có xu hướng ngày càng nhiều người trong giới trẻ (SV) lựachọn hình thức sống thử vì giới trẻ mà tập trung chủ yếu là SV là nhóm người tiếpcận nhanh với cuộc sống hiện đại, thích thử nghiệm cuộc sống của mình Vì vậy, họlựa chọn sống thử để trải nghiệm bản thân, để khẳng định mình và có kinh nghiệmhơn trong cuộc sống gia đình sau này
Sự lựa chọn sống thử của SV Đại học Tây Bắc còn xuất phát từ bản thânnhằm thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý Ngoài ra sự tác động từ bên ngoài như do sống
xa gia đình, do lối sống hiện đại đem lại quan niệm yêu là phải dành trọn cho nhau,
do tác động môi trường sống, của các phương tiện thông tin truyền thông nhưInternet, phim ảnh thì phong tục tập quán cũng là một trong những yếu tố tác độngđến quyết định sống thử hay chung sống trước hôn nhân của nam nữ SV
5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của SV Đại học Tây Bắc về vấn đề sống thử
5.2 Khách thể
SV đại học Tây Bắc tuổi từ 18 đến 24
Trang 135.3 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trường đại học Tây Bắc
- Thời gian: từ năm 2012 đến năm 2013
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phân tích tài liệu
Tìm hiểu, nghiên cứu các chuyên khảo về hôn nhân gia đình, QHTD trướchôn nhân Các bài báo có nội dung về sống thử, SKSS của thanh niên nói chung vàcủa SV nói riêng Các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án
có nội dung nghiên cứu liên quan đến sống thử, sống chung trước hôn nhân vànhững thông tin thu thập qua khảo sát thực tế
6.2 Phỏng vấn sâu
Các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện trên 17 trường hợp (5 trường hợp đãtham gia gia sống thử và 12 trường hợp chưa từng sống thử), một số SV là ngườiKinh, người dân tộc thiểu số, SV tham gia sống thử và SV không tham gia sống thử,
SV ở xóm trọ, SV ở KTX Đối với cán bộ làm công tác quản lý HSSV, cán bộ làmcông tác đoàn, cán bộ quản lý KTX, các chủ nhà trọ có SV ở thuê tác giả chỉ phỏngvấn một số câu hỏi mang tính chất tham khảo
6.3 Phương pháp điều tra xã hội học
Trang 147 Khung phân tích
Bi n đ c l p:ến độc lập: ộc lập: ập:
Đ c đi m cá nhân: Gi i tính, tu i,ặc điểm cá nhân: Giới tính, tuổi, ểm cá nhân: Giới tính, tuổi, ới tính, tuổi, ổi,dân t c, quê quán, ngành h c,ộc lập: ọc,năm h c, ch hi n nay, giaọc, ỗ ở hiện nay, gia ở hiện nay, gia ện nay, giađình, đi u ki n kinh t , b n bèều kiện kinh tế, bạn bè ện nay, gia ến độc lập: ạn bè
Biến can thiệp
Các yếu tốtác động đếnnhận thứccủa SV vềvấn đề sốngthử
Biến trung gianThông tin truyền thông +
dịch vụ
Trang 15- Biến độc lập:
+ Đặc trưng nhân khẩu xã hội: giới tính, tuổi, dân tộc, ngành học
+ Gia đình: Quy mô, hoàn cảnh kinh tế, địa bàn cư trú, thành phần gia đình.+ Nhà trường: Khóa học, hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội SV
- Biến phụ thuộc: Nhận thức của SV về sống thử : Cách nhìn nhận, thái độ và đánh giá của SV với sống thử
+ Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến sống thử
+ Lợi ích của sống thử
+ Bất cập của sống thử
+ Các yếu tố tác động đến quyết định sống thử
-Biến can thiệp
+ Sự biến đổi củakinh tế, văn hóa, xã hội: truyền thống và hiện đại, sự biến đổi các giá trị, các chuẩn mực xã hội
-Biến trung gian: Các loại dịch vụ, các phương tiện thông tin đại chúng…
8.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
8.1 Ý nghĩa lý luận
Góp phần tìm hiểu những vấn đề lý luận nhận thức của SV về sống thử, cácyếu tố tác động đến hiện tượng sống thử trong SV Đại học Tây Bắc theo hướng tiếpcận xã hội học Bổ sung thêm những vấn đề lý luận về nhận thức trong nghiên cứu
xã hội học tiền hôn nhân
8.2 Ý nghĩa thực tiễn
Phản ánh nhận thức bước đầu của SV về vấn đề sống thử nhằm cung cấpcho các nhà quản lý và hoạch định chính sách có cái nhìn đầy đủ hơn về hiện tượng
xã hội này
Trang 169 Cấu trúc của luận văn
Gồm 3 phần
A Mở đầu
B Nội dung
Chương 1 Cơ sở lý luận
Chương 2 Thực trạng về nguyên nhân sống thử của SV Trường ĐH Tây Bắc2.1.Thực trạng nhận thức của SV về vấn đề sống thử
2.2 Các nguyên nhân dẫn đến việc quyết định tham gia sống thử
Chương 3 Những yếu tố tác động đến nhận thức của SV về sống thử và xuhướng sống thử
Trang 17B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan nghiên cứu về sống thử
Sống thử hay sống chung trước hôn nhân không chỉ có ở Việt Nam mà nóxuất hiện ở các nước phương Tây từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước So với xãhội truyền thống thì quan niệm về sống thử lại khá cởi mở trong việc quyết địnhchung sống của các cặp đôi Đây cũng là một trong những nội dung mà ngành xãhội học tiền hôn nhân cần quan tâm nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới
Tác giả người Mỹ là Goode với công trình “Cách mạng thế giới và các môhình gia đình” dựa trên các cứ liệu của nhiều nước khác nhau ông đã phân tích sự tự
do của cá nhân là kết quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nói như thế có nghĩa, trước tiên là di cư tự do và thoát khỏi uy quyền củacha mẹ hay những nhóm anh em bà con, sự độc lập về kinh tế là cơ sở để cung cấpcho sự thực hiện các giá trị tự do cá nhân Tiếp theo hướng giải thích đó, Parsonscũng cho rằng trong một xã hội các cá nhân có sự đa dạng về nghề nghiệp vớinhững kiểu thu nhập và lối sống khác nhau Đời sống cá nhân tách ra khỏi gia đình
mở rộng và hướng đến những giá trị của gia đình hạt nhân [2, tr.243] Với một cáchnhìn bao quát và sâu sắc hơn Shorter lý luận rằng “sự xuất hiện của chủ nghĩa tưbản phá vỡ những sợi dây ràng buộc của nền kinh tế địa phương, và do đó giảiphóng cho gia đình và cộng đồng thoát khỏi những kìm chế truyền thống Sự “tựdo” này cho phép những tình cảm tự nhiên nảy nở Lao động ăn lương không chỉkhuyến khích sự độc lập kinh tế của cá nhân đối với gia đình mà còn đề cao nhữnggiá trị cá nhân chủ nghĩa Kết quả trực tiếp là cách mạng tình dục lớn (khoảng thờigian từ 1750 đến 1850) là thời kì bắt đầu với sự thử nghiệm bằng quan hệ tình dụctrước hôn nhân trong đám thanh niên và chỉ sau đó mới tìm kiếm thật sự thực hiệntình dục đầy đủ trong đời sống vợ chồng ” [2, tr.243]
Trang 18Các tranh luận và nghiên cứu chuyên sâu về đề tài sống chung trước hônnhân ở các nước phương Tây và một số quốc gia khác trên thế giới trở thành nhữngvấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm do sự gia tăng quá nhanh số cặp sốngchung trước hôn nhân “Hiện nay, tại Mỹ bất cứ cuộc tranh luận nào về hôn nhânđều đề cập đến chủ đề sống chung”.(dẫn theo Nguyễn Đức Chiện - luận án Tiến sĩ,2011) Các nghiên cứu này không chỉ đưa ra các khái niệm mà còn thống kê tỉ lệsống chung trước hôn nhân như là một chỉ báo trong đời sống gia đình nhằm giảithích các lý do dẫn đến quyết định sống chung và đánh giá hậu quả của việc thamgia sống chung trước hôn nhân của các cặp đôi [18, tr.11]
Qua nghiên cứu các tài liệu cho biết ở Mỹ nhiều nhóm nghiên cứu thừa nhận
tỉ lệ sống chung trước hôn nhân gia tăng đối với tất cả các nhóm xã hội Các nghiêncứu này cho biết, trong xã hội Mỹ truyền thống có rất ít cặp tham gia sống chung
mà không tổ chức lễ cưới chính thức hoặc không có giấy xác nhận hôn nhân Ngàynay sống chung xuất hiện ở tất cả các nhóm xã hội Giới nghiên cứu và thống kêcũng đánh giá tốc độ phát triển sống chung ở Mỹ theo cấp số nhân Hai tác giảBumpass và Sweet chỉ ra con số “sống chung trước hôn nhân gia tăng đột ngột từnửa triệu cặp năm 1970 đến 2,6 triệu cặp năm 1988” Một nghiên cứu trường hợp
do Popenoe tiến hành năm 1993 tại tiểu bang Oregon (Mỹ) cho biết “từ năm 1970đến năm 1980 tỉ lệ các cặp chung sống không đăng ký kết hôn tăng từ 13% lên đến53%”(dẫn theo Nguyễn Đức Chiện, luận án Tiến sĩ, 2011) Hiện nay, hầu hết nhữngngười trẻ tuổi ở Mỹ đã có thời gian chung sống khi chưa kết hôn, hơn một nửa sốngười kết hôn lần đầu đã tham gia sống chung, hiện tượng này cách đây 50 năm hầunhư không có [18, tr.12]
Theo một nghiên cứu mới nhất có hơn 40% thanh thiếu niên Hoa Kỳ thamgia sống thử (Wilcox 2011) Nếu như hồi thập niên 1960, các cặp kết hôn ở Mỹchiếm 72% số người ở độ tuổi kết hôn, thì giờ đây con số này chỉ còn là 51%, mộtcon số được coi là thấp kỷ lục từ trước tới nay Theo các phân tích của trung tâmnghiên cứu Pew ở Hoa Kỳ, chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm
Trang 192010, số các cặp kết hôn mới ở Mỹ đã giảm 5% mỗi năm Các chuyên gia phân tíchcho rằng nếu xu hướng này tiếp diễn thì số những cặp kết hôn ở Mỹ sẽ giảm xuốngdưới 50% trong vài năm tới, trong khi số các cặp dọn về sống cùng nhau nhưngkhông kết hôn sẽ gia tăng.(dẫn theo Minh Anh) [13]
Trong các nghiên cứu ở Mỹ hiện nay chỉ ra rằng các nguyên nhân dẫn đếnviệc không kết hôn là do khó khăn về mặt tài chính, nếu làm lễ kết hôn thì họ phảichi một khoản tiền không nhỏ cho đám cưới khoảng $27000 và việc người đàn ôngphải có khả năng chu cấp cho gia đình đây là điều rất quan trọng để họ đi đến quyếtđịnh có kết hôn hay không Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến quyết định kết hôn
đó là họ còn theo đuổi sự nghiệp học hành Theo số liệu mới nhất phần lớn các cặpkết hôn ở Mỹ đều có bằng đại học đây là lý do tại sao người Mỹ trì hoãn việc kếthôn cho tới khi họ học xong đại học, hoặc có thể cho tới khi họ học xong cao họchay thậm chí cho tới khi họ có sự nghiệp đàng hoàng (dẫn theo Minh Anh)[13]
Trong khi ở Anh là xã hội có xu hướng bảo thủ hơn so với xã hội một sốnước phương Tây khác, gần đây việc cá nhân có hành vi tham gia sống thử trướchôn nhân vẫn được xem là điều tai tiếng Mặc dù vậy, tỉ lệ sống chung trước hônnhân vẫn tăng mạnh theo từng giai đoạn “Chỉ có 19% phụ nữ sinh năm 1940 sốngchung nhưng tỉ lệ đó ở lứa phụ nữ sinh những năm 1960 là gần một nửa người ta
dự đoán vào năm 2004 bốn trong số năm cặp vợ chồng đã chung sống trước khi kếthôn”(dẫn theo Nguyễn Đức Chiện – luận án Tiến sĩ, 2011) [18, tr.12] Trong mộtnghiên cứu gần đây nhất cho rằng, sống chung trước hôn nhân đã trở thành chuyệnbình thường trong xã hội hiện đại Từ năm 2001 số lượng sống chung ở Anh tănglên đáng kể từ 2,1 triệu lên 2,9 triệu cặp (dẫn theo Thông tấn xã Việt nam) [32].Theo số liệu công bố ngày 1/11 của Cơ quan Thống kê quốc gia Anh: số cặp đôisống chung không có hôn thú và các cặp vợ chồng đồng tính đã tăng mạnh trong 16năm qua tại xứ sở sương mù Số người sống chung kiểu này ở Anh hiện nay là 5,9triệu, trong đó có nhiều người từ 65 tuổi trở lên và chủ yếu là những người đã ly dị.Giải thích về thực tế này, các nhà xã hội học cho rằng những người trên 60 tuổi lànhững người thuộc thế hệ đầu tiên được xã hội chấp nhận sống chung mà không cần
Trang 20tới hôn thú Tuổi thọ kéo dài cũng có nghĩa là mọi người muốn có những thay đổilớn khi họ bước vào tuổi xế chiều Ngoài ra, nhu cầu kết hôn ở những đối tượng nàykhông phải là vấn đề quan trọng vì giữa hai người luôn tồn tại những thỏa thuận độclập về tài chính và họ chỉ cần có mối quan hệ dễ chịu Những người trong độ tuổi25-34, mà nhiều người trong số họ đã chung sống trước khi cưới, cũng là nhữngngười có xu hướng thích sống chung không có giá thú nhiều nhất Tỷ lệ của nhữngcặp đôi này đã tăng lên 27% trong năm 2012 nếu so với con số 15% trong năm
1996 (dẫn theo Thông tấn xã Việt Nam)[38]
Trong xã hội phương Tây mà đại diện là Mỹ và Anh việc nghiên cứu về vấnđề sống chung trước hôn nhân chủ yếu tập trung vào tỉ lệ số cặp đôi sống chung quacác thời kỳ, theo số liệu thống kê tỉ lệ sống chung không kết hôn ngày càng cao vàđiều đó cho thấy tỉ lệ kết hôn ngày càng giảm xuống Ví dụ ở Mỹ từ năm 1970 đếnnăm 1980 tỉ lệ các cặp sống chung không đăng ký kết hôn tăng từ 13% lên 53%.[33, tr.12]
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chủ thể tham gia sống chung chủ yếu là giới trẻ
Độ tuổi tham gia sống chung là từ 24 đến 35, khoảng một phần tư tổng số SV thamgia sống cùng bạn khác giới trong thời gian học đại học và họ có quan hệ tình dục
Về thời gian chung sống không xác định và xu hướng sống chung là phổ biếnnhưng sống chung ít lâu bền, một số cặp chung sống từ hai đến ba năm có khuynhhướng kết hôn
Lý do tham gia sống chung để tiết kiệm chi tiêu, chia sẻ công việc, tình dục
và chia tay dễ dàng
Nghiên cứu còn đề cập tới vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần Cácnghiên cứu chỉ ra phụ nữ là nhóm phải gánh chịu ảnh hưởng thể lực và tinh thầntrong thời gian sống chung
Từ các nghiên cứu trên ta thấy các chủ thể tham gia sống chung là giới trẻ,thanh niên, SV Đáng chú ý trong các nghiên cứu này không chỉ đưa ra các lý giải
cá nhân mà còn chỉ ra các lý do xã hội dẫn đến quyết định tham gia sống chung
Trang 21Tuy nhiên các nghiên cứu chưa chú ý đến nguồn gốc gia đình, đến đặc điểm nhânkhẩu xã hội, chưa đưa ra vấn đề nhận thức về sống chung, sống thử.
Trong các xã hội châu Á truyền thống, việc cá nhân có quan hệ TDTHN làđiều cấm kị, dư luận lên án và xã hội có nhiều hình phạt đối với những người viphạm điều cấm kị này Ở Philipine nếu ai đó sống cùng người khác giới như vợchồng mà không kết hôn thì được xem là chống lại những lời dạy của nhà thờ vànhững chuẩn mực của xã hội công giáo.(dẫn theo Nguyễn Đức Chiện – Luận ánTiến sĩ, 2011) [18, tr.18]
Tại Trung Quốc, các cuộc tranh luận của SV trên một số báo điện tử vềquyền được quan hệ tình dục, quyền được sống chung trước hôn nhân đã dấy lênphong trào sống chung và trở thành mốt của giới trẻ Trung Quốc, đặc biệt là tầnglớp SV “Thanh niên Trung Quốc hiện đại không còn gò ép theo những giá trịtruyền thống nữa Tỉ lệ thanh niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân tăng đáng kể
và vấn đề này trở thành chủ đề chính cho những cuộc tranh luận Các chuyên gia vàgiới lãnh đạo rất đau đầu về hiện tượng này và cho rằng đây là một hiện tượngkhông lành mạnh” (dẫn theoLưu Phương Thảo - luận văn thạc sĩ, 2007) [33, tr.18]
Tại Indonesia, đất nước có phong tục truyền thống và tôn giáo có những quyđịnh ngặt nghèo về hôn nhân và gia đình thì việc tham gia sống chung của các cặpđôi trước hôn nhân vẫn diễn ra mạnh mẽ và ngày càng gia tăng về số lượng thậmchí ở Indonesia đang cân nhắc việc bỏ tù những cặp đôi chưa kết hôn nhưng lại sống cùng nhau và sẽ tăng án tù nhằm vào những kẻ ngoại tình “Nếu một đôi nam
nữ đang sống ở một ngôi nhà và chưa kết hôn, hiển nhiên họ sẽ bị trừng phạt”
-Khatibul Umam Wiranu, một thành viên của ủy ban giám sát việc cải cách luật cho
AFP biết – " Trong quan điểm của tôi, ngoại tình là nguồn gốc của nhiều vấn đề xã
hội” (dẫn theo Linh Vũ).[40]
Từ các cách nhìn nhận trên ta thấy rằng đây là hiện tượng xã hội mà các nhànghiên cứu và giới lãnh đạo của các nước này rất quan tâm nghiên cứu làm căn cứcho các nhà hoạch định có cơ sở xây dựng chiến lược nhằm phát triển và ổn định xãhội
Trang 221.1.2 Các nghiên cứu trong nước về sống thử
Vấn đề sống thử, sống chung trước hôn nhân không còn là một hiện tượngmới trong cuộc sống của giới trẻ nói chung và SV nói riêng Đã từ lâu hiện tượngnày đã được nhắc tới trên một số báo viết như: (Phụ nữ Việt Nam, Gia đình, Thanhniên, Tuổi trẻ…) và trên các báo điện tử (Dân trí, Vnexpress, Vietnamnet,tienphong, thanhnien…và một số trang web khác) Các bài viết thường đề cập đếnhiện tượng này với các từ ngữ như “mốt”, “tình yêu thời @”…
Có thể nói phần lớn các bài viết đã cung cấp cho chúng ta những bằng chứngsinh động mô tả hiện tượng sống thử, sống chung trước hôn nhân đang lan tràntrong giới SV ngoại tỉnh sống và học tập tại các thành phố lớn ở nước ta hiện nay.Các bài viết cũng đã chỉ ra những đặc điểm liên quan đến nguồn gốc xã hội của SV
là chủ yếu, các gia đình của SV đều ở các tỉnh xa, họ có thể công khai sống chung ởcác phòng trọ gần các trường cao đẳng và đại học, không chịu sự kiểm soát của nhàtrường và gia đình Số cặp SV nam nữ tham gia sống chung, sống thử diễn ra ởnhiều trường và nhiều ngành học khác nhau Đặc biệt trường sư phạm là một ngànhđược coi là mô phạm, quan niệm sống của SV phần lớn thể hiện những giá trịtruyền thống cũng có hiện tượng sống chung này
Các bài viết cũng đã nêu lên được nguyên nhân xã hội dẫn đến sống chungnhư: để tiết kiệm chi tiêu, để chia sẻ tình cảm, chia sẻ công việc nội trợ và để thỏamãn nhu cầu tình dục, do không có bố mẹ kiểm soát, để trải nghiệm hôn nhân…Các bài viết cũng chỉ ra tham gia sống chung cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và họctập Nhưng bên cạnh đó có một số ít bài viết cũng cho rằng sống chung giúp cho họtrưởng thành hơn, biết cách chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, giúp nhautrong học tập và sinh hoạt hàng ngày
Gần đây, trong các trường đại học, cao đẳng SV cũng đã chọn vấn đề sốngchung sống thử làm nghiên cứu khoa học Họ tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng
là công nhân tham gia sống chung và không tham gia sống chung đang làm việc tạicác khu công nghiệp lớn như ở thành phố Hồ Chí Minh Các đề tài này tập trungvào tìm hiểu các ý kiến của các nhóm công nhân, họ đồng tình hay phản đối việc
Trang 23tham gia sống chung trước hôn nhân, kết quả của cuộc khảo sát cho thấy 62,5% có
ý kiến cho rằng vấn đề sống chung phải tùy thuộc vào hoàn cảnh mà xem xét chứvấn đề không phải là chỉ lên án hay đồng tình ủng hộ Trong một đề tài khác lại đềcập đến vấn đề “vì sao lại lựa chọn giải pháp sống chung”, đối tượng nghiên cứu chỉtập trung vào các cặp nam nữ công nhân nhập cư đang tham gia sống chung và làmviệc tại khu công nghiệp Sóng Thần, quận Thủ Đức, tp Hồ Chí Minh cho thấy quyếtđịnh tham gia sống chung trước hôn nhân của nam nữ công nhân là xuất phát từ tìnhyêu, họ hài lòng với cuộc sống hiện tại và hạnh phúc với cuộc sống đó, vấn đề ở đây
là họ không đủ tiền để lo tổ chức tiệc cưới tốn kém Vì vậy, xã hội cần có cái nhìnthông cảm hơn về hiện tượng này.[33, tr.16]
Và một công trình viết về đề tài “Xu hướng sống thử của thanh niên ViệtNam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hoa đăng trên tạp chí Nghiên cứugia đình và giới, số 2 năm 2007 Qua nghiên cứu này ta thấy, hiện tượng sốngchung trước hôn nhân hay còn được xem là hiện tượng “sống thử” trong tầng lớpthanh niên hiện nay coi đó như là một “thử nghiệm” trước khi đi tới quyết địnhquan trọng trong hôn nhân Do nghiên cứu này chỉ dựa vào nguồn tài liệu công bốtrên báo chí, tác giả đã tổng hợp lại quan niệm về sống thử, phân tích các nguyênnhân, hậu quả của tình trạng sống thử trong thanh niên hiện nay qua góc nhìn củabáo chí nên nghiên cứu chưa chỉ rõ nguồn gốc xuất thân của người tham gia sốngchung để từ đó làm rõ các nguyên nhân và hậu quả sống chung trước hôn nhântrong giới trẻ Việt Nam hiện nay.[21]
Sống thử là một hiện tượng nảy sinh trong quá trình của nền kinh tế thịtrường, do du nhập văn hóa phương Tây tác động trực tiếp đến quan niệm sống, đếncác giá trị mới trong xã hội hiện đại Việc lựa chọn sống thử, sống chung trước hônnhân của giới trẻ ngày nay cũng là việc lựa chọn theo xu thế thời đại mới Trongnghiên cứu cũng chỉ ra lý do dẫn đến quá trình sống thử như sự quản lý của giađình, nhà trường và cộng đồng còn lỏng lẻo, môi trường sống có nhiều cám dỗ, cácnhà trọ, nhà nghỉ mọc lên như nấm nhằm phục vụ nhu cầu của xã hội hoặc một bộphận nam nữ thanh niên chủ động lựa chọn cách sống này Phần lớn số nam nữ lựa
Trang 24chọn sống thử, sống chung trước hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tìnhcảm, tình yêu, hiểu biết về nhau căn kẽ hơn, tiết kiệm chi phí sinh hoạt…
Đáng chú ý đề tài nghiên cứu khoa học “Hiện tượng chung sống trước hônnhân của công nhân trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh” năm 2007, đề tài luận văn Thạc
sĩ chuyên ngành Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thànhphố Hồ Chí Minh của tác giả Lưu Phương Thảo Trong nghiên cứu này, tác giả đãtiến hành các phương pháp điều tra xã hội học để khảo sát định tính (10 cuộc phỏngvấn sâu, 3 thảo luận nhóm) và khảo sát định lượng (228 người trong độ tuổi từ 18đến 35) Nhóm nghiên cứu là những nam nữ thanh niên tham gia sống chung nhưngchưa kết hôn, họ thuộc những thành phần như: công nhân, trí thức, nhân viên vănphòng Tác giả chọn 3 nhóm đối tượng này để so sánh và đối chiếu Do khó khăntrong việc tiếp cận đối tượng phỏng vấn nên tác giả tìm đến phòng tư vấn về sứckhỏe sinh sản ở các bệnh viện phụ sản để tiếp xúc và phỏng vấn các đối tượng Kếtquả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính của việc lựa chọn giải pháp chung sốngtrước hôn nhân của giới công nhân trẻ xuất phát từ tình yêu nhưng nó cũng xuấtphát từ khó khăn về nhiều mặt mà họ không đảm đương được (như không đủ tiền lo
lễ cưới) Bên cạnh đó, việc lựa chọn giải pháp chung sống trước hôn nhân của giớicông nhân trẻ còn tiềm ẩn tâm lý ngại sự ràng buộc, họ sợ trách nhiệm phải gắn bóvới nhau suốt đời, họ không mấy tin tưởng vào tính bền vững của tình yêu, tiềm ẩnnhững quan niệm lợi dụng người yêu để có sự bảo đảm về kinh tế cũng như chỗ dựavề mặt tinh thần [33, tr.105,107]
Trong nghiên cứu này, đối tượng tập trung chủ yếu là công nhân trẻ đã thamgia sống chung Họ lựa chọn sống thử do không đủ tiền lo cho đám cưới nhưng nócũng tiềm ẩn dấu hiệu của sự ngại ràng buộc nếu không kết hôn sẽ dễ dàng chia tayhơn Sự lợi dụng người yêu để đảm bảo cho mình một cuộc sống về vật chất, tinhthần Có thể nói, tác giả đã giới hạn trong giới công nhân trẻ nhưng đề tài chưa đềcập đến thời gian chung sống của các cặp đôi
Một nghiên cứu khác về vấn đề này là “Nhận thức của SV đại học về sốngthử” năm 2009 của tác giả Đào Thị Tuyết Mai, đây là luận văn Thạc sĩ xã hội học,
Trang 25trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Trong nghiên cứu này, tácgiả đã tiến hành các phương pháp điều tra xã hội học để khảo sát định tính (32 cuộcphỏng vấn sâu) và khảo sát định lượng (300 người trong độ tuổi từ 18 đến 24) họctại 3 trường: Học viện Báo chí tuyên truyền, Đại học KHXH&NV Hà Nội và Đạihọc Bách khoa Hà Nội Tác giả chọn SV 3 trường này là nhóm đối tượng được đàotạo những chuyên ngành khác nhau để tìm hiểu SV có nhận thức và đánh giá nhưthế nào về sống thử Trong nghiên cứu này tác giả muốn tìm hiểu nhận thức của SVđại học với với vấn đề sống thử, sống chung trước hôn nhân dưới góc độ so sánhvới cuộc sống gia đình, đánh giá những yếu tố tác động đến nhận thức đó như thếnào và tác giả nghiên cứu sống thử như một khía cạnh của cuộc sống gia đình, vậndụng các lý thuyết trong chuyên ngành xã hội học gia đình vào trong nghiên cứunày.[27]
Gần đây nhất phải kể đến Luận án Tiến sĩ: “Sống chung trước hôn nhân củanam nữ SV hiện nay” (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)của tác giả Nguyễn Đức Chiện - Viện Xã Hội học - Viện Khoa học Xã hội ViệtNam Đây là một đề tài đã khái quát về cuộc sống chung trước hôn nhân của nam
nữ SV hiện nay Tác giả chọn địa bàn nghiên cứu là trường đại học Nông nghiệp I
Hà Nội Đối tượng mà nghiên cứu này quan tâm là tìm hiểu tình huống sống chungtrước hôn nhân (đặc điểm nhân khẩu xã hội, lý do chi phối hành vi sống chungtrước hôn nhân và ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập) của nam, nữ SV sống xanhà Tác giả đã tiến hành khảo sát trong hai đợt của năm 2009 và 2010 tại đại họcNông nghiệp Hà Nội Đối tượng phỏng vấn là nam, nữ SV sống xa nhà tham giasống chung ở các khu nhà trọ thuộc ba cụm dân cư An Đào, Cửu Việt và ĐàoNguyên của thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội Đây là các cụm dân cư có sốlượng đông dân cư sống trọ Nghiên cứu cũng đồng thời thực hiện các cuộc phỏngvấn nhóm ngoài cuộc gồm: SV không sống chung trước hôn nhân ở nhà trọ, kí túc
xá, chủ nhà trọ, lãnh đạo địa phương và cán bộ nhà trường Dựa vào kết quả khảosát tác giả cho rằng: “Sống chung trước hôn nhân đang diễn ra trong giới trẻ SVnước ta hiện nay Bằng chứng từ nghiên cứu này cho thấy sống chung trước hôn
Trang 26nhân tồn tại phổ biến trong các khu nhà trọ xung quanh đại học Nông nghiệp I HàNội Họ thuộc các nhóm xã hội khác nhau; thời gian và dự định tương lai chungsống không bền vững Lý do tham gia sống chung của SV bị chi phối trực tiếp hoặcgián tiếp bởi các lý do cá nhân và xã hội Mỗi SV tham gia vào mô hình sống chungđều có động cơ và mục đích riêng nhằm thỏa mãn động cơ cá nhân Sức khỏe thểlực và tinh thần bị tổn hại, nữ SV là người chịu thiệt thòi nhiều nhất Khi tham giavào quan hệ sống chung trước hôn nhân nam nữ SV chểnh mảng trong việc họchành đưa lại kết quả học tập sa sút… ” [18, tr.143]
Trong luận án này tác giả đã đề cập đến việc chung sống của nam nữ SV, họ
từ các tỉnh miền núi như: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu …và các tỉnh đồng bằngnhư: Hải Dương, Quảng Ninh, Hưng Yên, Nghệ An, Thanh Hóa…do sống xa nhànên họ lựa chọn sống chung để thỏa mãn nhu cầu tình cảm, chia sẻ, giúp đỡ nhautrong cuộc sống, trong học tập, tiết kiệm chi tiêu… Nhìn chung đề tài đã khái quátđược về hiện tượng sống chung trước hôn nhân trong nam nữ SV hiện nay và chỉ rađây là một kiểu sống mới trong giới SV Việt Nam hiện nay và hiện tượng này có xuhướng ngày càng gia tăng
Các đề tài này đã đề cập đến vấn đề sống thử, sống chung của nam nữ thanhniên nói chung và của SV đại học nói riêng hiện nay nhưng các nghiên cứu này chỉtập trung nghiên cứu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh làhai đô thị lớn nhất của Việt Nam, là nơi diễn ra sự biến đổi nhanh chóng về côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa cũng như sự du nhập văn hóa, lối sốngphương Tây vào Việt Nam Chính vì vậy, giới trẻ nói chung và SV tại các trườngđại học đóng trên hai địa bàn này sẽ bị ảnh hưởng rất lớn về quan niệm sống cũngnhư lối sống của phương Tây là điều tất yếu
Các nghiên cứu trong và ngoài nước hầu hết đã chỉ ra được việc sống thử,sống chung trước hôn nhân đều bắt nguồn từ tác động của công nghiệp hóa, hiện đạihóa đề cao quyền tự do của cá nhân Đây là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến việc tựquyết định của mỗi cá nhân và họ coi sống thử, sống chung trước hôn nhân là để trảinghiệm cuộc sống gia đình trước khi bắt đầu một cuộc sống gia đình thật sự
Trang 27Như vậy các chuyên khảo trên đã đóng góp vào việc nghiên cứu về vấn đềsống chung, sống thử của một bộ phận giới trẻ nói chung và nhóm SV nói riênghiện nay một cách đa diện với nhiều cách tiếp cận khác nhau làm phong phú thêmkhi nghiên cứu về sống thử, sống chung trước hôn nhân Tuy nhiên vấn đề này chủyếu được nghiên cứu ở các vùng đô thị lớn nơi kinh tế thị trường rất phát triển, quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động trựctiếp đến lối suy nghĩ, đến quan niệm về giá tri, chuẩn mực trong cuộc sống hiện đại.
Trong đề tài này tác giả đã chọn trường Đại học Tây Bắc là địa bàn đểnghiên cứu Trường Đại học Tây Bắc nằm ở phía Tây của tổ quốc, về mặt địa lýcách thủ đô Hà Nội 320km thuộc địa phận của tỉnh Sơn La, là một trong những tỉnhmiền núi còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế Do đó, việc nhận thức của
SV trường đại học Tây Bắc về vấn đề “sống thử” có khác gì so với SV học tại cáctrường đại học đóng trên địa bàn đô thị lớn không? Các yếu tố như công nghiệp hóa,hiện đại hóa và toàn cầu hóa có tác động đến nhận thức của SV về vấn đề sống thửhay không? Liệu phong tục tập quán của một số dân tộc có là nhân tố tác động đếnquyết định tham gia sống thử của SV không?
1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.2.1 Các lý thuyết xã hội học
1.2.1.1 Lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý
Thuyết trao đổi xã hội và lựa chọn hợp lý bắt nguồn từ những tư duy kinh tếhọc Trong đó các nguồn lực và quyền lực đóng vai trò then chốt, là cơ sở cho sựtrao đổi Đại diện tiêu biểu cho trường phái này là nhà xã hội học người MỹG.Homans, theo ông các cá nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi các giá trịvật chất và tinh thần như sự ủng hộ, tán thưởng hay danh dự
Thuyết này cho rằng, trước khi làm một việc gì đó, cá nhân đứng trước nhiềuđường lối hành động khác nhau, và do bản chất sống có mục đích và luôn mưu lợicho bản thân nên cá nhân lựa chọn đường lối nào mang lợi nhiều nhất cho mình(Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng,2006) Theo thuyết này chúng ta luôn căn đo các
Trang 28hành động và quan hệ của chúng ta trên cơ sở lợi - hại, được - mất Nhiều nhànghiên cứu về gia đình nhận định thuyết này phát huy vai trò tốt nhất khi được vậndụng để phân tích về việc lựa chọn bạn đời và ly hôn [10, tr.136].
Trong nghiên cứu về gia đình các nhà nghiên cứu thường vận dụng lý thuyếttrao đổi và lựa chọn hợp lý để giải thích những nhóm xã hội như gia đình có thể tồntại lâu dài là vì nó đáp ứng được lợi ích của các thành viên cá nhân Các cá nhân tậphợp với nhau thành nhóm để dành được điều lợi cho họ Tuy nhiên, trong nhóm xãhội này mỗi thành viên cũng có thể có những đòi hỏi nhất thiết và có khi phải thỏahiệp, thậm chí có cả sự trả giá Nếu cái giá phải trả của việc tham gia làm thành viêncủa nhóm vượt qua cái “lợi” và cái “được” thì việc được là thành viên của nhómkhông còn là một sự lựa chọn hợp lý nữa
Trong nghiên cứu này tác giả vận dụng lý thuyết sự lựa chọn hợp lý vàotrong nghiên cứu về “Nhận thức của SV về vấn đề sống thử” có vẻ như không phùhợp với lĩnh vực tình cảm như tình yêu nam nữ… song suy cho cùng quan hệ tìnhyêu, hôn nhân và gia đình giữa nam và nữ xưa nay bị chi thường bị chi phối bởi sựtính toán và lòng vụ lợi, có điều mức độ khác nhau và và biểu hiện rất tinh vi Conngười ta tác động qua lại để tăng tối đa lợi ích hay những điều được của bản thân vàgiảm tối thiểu điều mất hoặc cái giá phải trả [3,tr.220] Nói về quan hệ trao đổi vàlựa chọn hợp lý trong việc quyết định “sống thử” của SV chúng tôi giả định rằngcác cá nhân SV tham gia vào việc sống thử đều cố gắng đạt tối đa hóa cái “được” vàgiảm cái “mất” mà họ có thể có trong quan hệ này Điều “được” hay “lợi ích” củaviệc sống chung không chỉ hiểu ở góc độ kinh tế (chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày…)
mà nó có thể bao hàm các khía cạnh khác như tình cảm, tâm sinh lý (thỏa mãn nhucầu tâm sinh lí, sự chia sẻ yêu thương…) chia sẻ, phục vụ và bảo đảm sự che trở lẫnnhau Điều mất ở đây cũng bao gồm các khía cạnh kinh tế (chi tiêu tốn kém, tặngquà…), tâm sinh lý, danh dự, và uy tín cá nhân (nhất là đối với SV nữ vì nếu thamgia sống thử trước khi kết hôn thì dễ bị coi là hư hỏng) Phải chi phí nhiều thời gian,sức khỏe, phục vụ… [18, tr.39]
Trang 29Tóm lại, cách tiếp cận theo thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý sẽ giải thíchcác cá nhân cân nhắc những điều “được” hay “lợi ích”, những điều “mất” haynhững “bất cập” khi lựa chọn hình thức “sống thử” nhằm có lợi nhất cho mình.
1.2.1.2 Lý thuyết kiểm soát xã hội
Lý thuyết kiểm soát xã hội gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học tiềnbối như Durkhiem, Parson khi các tác giả này nghiên cứu về các hiện tượng lệchchuẩn trong xã hội Ví dụ, trong tác phẩm kinh điển của Durkhiem về “tự tử”(1897), ông đã tìm cách chứng minh rằng các hành động mà vẻ ngoài dường như làhoàn toàn mang tính cá nhân thì xét cho cùng lại bị quyết định bởi xã hội [52,tr.175-176] Ở đây Durkhiem muốn ám chỉ yếu tố bên ngoài cá nhân, đó là chuẩnmực, giá trị và cơ chế kiểm soát xã hội liên quan đến hành động cá nhân
Các quan điểm về kiểm soát xã hội không ngừng được vận dụng trong cácnghiên cứu xã hội, nó trở thành một trong những khuynh hướng lý thuyết chủ đạokhông tách rời với lịch sử phát triển xã hội học
Ngày nay, thuyết kiểm soát xã hội được sử dụng rộng rãi trong các nghiêncứu xã hội học, nhất là các nghiên cứu về lệch chuẩn xã hội
Theo quan điểm của Bruce J.Cohen, Terri L Orbuch “Kiểm soát xã hội lànhằm bảo đảm các thành viêm của một xã hội làm theo các chuẩn mực và quy tắccủa xã hội hiện tồn Các chuẩn mực và qui tắc xã hội định rõ những hành vi nào của
cá nhân được xã hội mong đợi” [10, tr.83]
Quá trình kiểm soát xã hội được thực hiện thông qua các cơ chế: thứ nhất,kiểm soát nội tâm Nhằm mục tiêu là các hành vi phải tuân theo những khuân mẫu
xã hội chấp nhận Để thực hiện một cách trọn vẹn các mục đích đó, tất cả các thànhviên của xã hội sẽ phải hành động trong một xã hội mà các hành động đó được chấpnhận Để được như vậy trước hết là các thành viên của xã hội cần biết rõ và phânbiệt được cái đúng và cái sai, cái thích hợp và cái không thích hợp của hành vi Thứhai, kiểm sóat xã hội từ bên ngoài, dùng để bảo vệ trật tự xã hội, khi mà quá trình xãhội hóa không thành công, cá nhân không thể hoặc không muốn nội tâm hóa các giátrị, chuẩn mực và qui tắc xã hội Kiểm soát bên ngoài thông qua hình thức như chế
Trang 30diễu, tẩy chay, khinh bỉ dè bửu và trừng phạt Áp lực từ bên ngoài buộc cá nhânphải sợ hãi sự trừng phạt hoặc tẩy chay của cộng đồng Kiểm soát từ bên ngoàiđược thể hiện qua hai cơ chế chính thức và không chính thức
Kiểm soát xã hội không chính thức tồn tại trong các nhóm xã hội sơ cấp nhưtrong gia đình, nhóm bạn bè, nhóm làm việc…qua các biểu hiện như sự chế diễu, xalánh, ly khai, khinh bỉ, diễu cợt…Việc cá nhân sợ hãi sự tẩy chay, sự ly khai củacộng đồng mà chính mình đang sống trong đó đã thể hiện một cách có hiệu quả Bởi
lẽ sự thừa nhận của nhóm có tầm quan trọng đặc biệt Đánh mất sự thừa nhận làđánh mất tất cả [10, tr.85-86]
Kiểm soát xã hội chính thức tồn tại trong một số thiết chế xã hội và một vài
cơ quan trọng yếu Các tổ chức đó bao gồm cơ quan cảnh sát, nhà tù, tòa án, … Hệthống chủ yếu của kiểm soát xã hội chính thức có một cơ chế điều luật kèm theo.Trong đó các điều luật, các qui tắc xã hội được viết thành văn bản Trong các điềuluật qui định nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt, nếu ai thực hiện tốt sẽ được khen thưởngnhằm khuyến khích động viên các cá nhân thực hiện các hành vi cho phù hợp vớicác qui tắc xã hội hiện tồn Sự trừng phạt (hay khen thưởng) đúng mức đều mang ýnghĩa là hướng cá nhân tới hành động đúng với sự mong đợi của xã hội [10,tr.86,87]
Như vậy, kiểm soát xã hội là chỉ những quá trình xã hội qui định, điều chỉnhhành vi của các cá nhân hay nhóm Do mọi xã hội đều có những chuẩn mực vànhững quy tắc chi phối cách ứng xử, nên mọi xã hội đều có những cơ chế tương ứng
để đảm bảo sự tuân thủ chuẩn mực và để đối phó với lệch chuẩn Có nhiều dạng vàcác hình thức kiểm soát xã hội khác nhau [52, tr.610]
Trong đề tài này việc vận dụng quan điểm của lý thuyết kiểm soát xã hộinhằm bổ sung, giải thích các yếu tố chi phối hành vi tham gia sống thử trước hônnhân của SV mà thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý không bao quát được Chuẩnmực xã hội hiện nay bao gồm các bước đi sau đây trong quá trình tiến tới hôn nhân:con cái tìm người yêu, xin ý kiến bố mẹ, nếu bố mẹ đồng ý thì cưới rồi sau đó mớisống chung Sống thử hay sống chung trước hôn nhân là một hành vi lệch chuẩn xã
Trang 31hội vì nó phá vỡ trình tự các bước trên và hành vi này có liên quan đến thực trạngcủa cơ chế và biện pháp của các thiết chế xã hội Các thiết chế (gia đình, nhàtrường, đoàn thể …) luôn có chức năng uốn nắn hướng cá nhân thực hiện hành viyêu đương theo những chuẩn mực và giá trị mong đợi xã hội Quá trình kiểm soátcũng được thực hiện qua hai cơ chế là kiểm soát nội tâm và kiểm soát bên ngoài.Nếu một SV không biết nhập tâm rằng sống thử là trái với chuẩn mực, giá trị xã hộithì sẽ dẫn đến quyết định sống chung dễ dàng hơn những SV suy nghĩ đó là nhữnggiá trị lệch chuẩn xã hội Đồng thời các thiết chế chính thức bên ngoài như là nhàtrường, công an, chính quyền sở tại không có cơ chế và biện pháp kiểm soát chặtchẽ SV sẽ tạo điều kiện cho SV tham gia “sống thử” Các hình thức kiểm soátkhông chính thức như nhóm bạn bè, gia đình, cộng đồng xung quanh cơ chế và biệnpháp kiểm soát yếu sẽ tạo cơ hội cho hành vi tham gia sống chung, sống thử trướchôn nhân của nam nữ SV dễ dàng Đối với hiện tượng lệch chuẩn là “sống thử” sựkiểm soát của gia đình, của cha mẹ thể hiện dưới nhiều hình thức như cha mẹthường xuyên đến nơi ở của con cái để tìm hiểu xem con cái có thuân thủ chặt chẽchuẩn mực về trật tự các bước đi trong trình tự được coi là bình thường đối với họhay không (tốt nghiệp - đi làm - yêu - kết hôn) Nhà trường cũng cần thường xuyêntheo dõi cuộc sống bên ngoài học đường của SV để đảm bảo tuân thủ chuẩn mựcnày Trong trường hợp SV sống xa gia đình và thuê nhà trọ thì chủ nhà trọ và chínhquyền địa phương sở tại cũng có thể đóng vai trò là một tác nhân kiểm soát xã hội.(dẫn theo Nguyễn Đức Chiện – luận án Tiến sĩ, 2011).[18, tr.40 - 42].
kiểm soát xã hội trong đề tài này nhằm giải thích cho hiện tượng sống thử của SV.Tại sao nhóm SV này lựa chọn hình thức sống thử và nhóm SV khác lại không.Cách tiếp cận các lý thuyết được nêu trong luận văn sẽ bổ trợ cho nhau và giúp choviệc lý giải thấu đáo lý do tham gia sống thử của nam nữ SV trường Đại học TâyBắc hiện nay
Trang 321.3 Một số khái niệm
1.3.1 Khái niệm SV
SV là nhóm xã hội đang trong quá trình xã hội hóa nghề nghiệp SV là đốitượng thích nghi với cuộc sống hiện đại, thích thử nghiệm với chính cuộc sống củamình Trong đề tài này chỉ đề cập đến SV đang theo học tại Đại học Tây Bắc –Thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La, độ tuổi từ 18 đến 24
1.3.2 Khái niệm SV tham gia sống thử
Trong nghiên cứu này nói đến hiện tượng SV tham gia sống thử có nghĩa làchỉ những cặp một nam và một nữ SV đang theo học các khóa đào tạo chính thứccủa ĐHTB tham gia sống chung với nhau, họ ăn, ở, ngủ cùng nhau trong một phòngtrọ bên ngoài nhà trường Họ cùng nhau chia sẻ tài chính, việc nội trợ, học tập và cóquan hệ tình dục v.v… Hình thức sống chung của họ chưa được gia đình biết, cộngđồng và pháp luật không thừa nhận
1.3.3 Khái niệm sống thử
Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một cụm từ thường được báo chíViệt Nam, đặc biệt là báo mạng dùng để chỉ một hiện tượng xã hội theo đó các cặpnam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được tổ chức hôn lễcũng như việc đăng ký kết hôn
Dưới góc độ nghiên cứu của luận văn này có thể hiểu sống thử là quá trìnhchung sống của cặp đôi nam nữ SV khi chưa đăng ký kết hôn và cũng chưa tổ chứcđám cưới Trên phương diện pháp lý những cặp đôi này chưa được công nhận là vợchồng nhưng trên thực tế họ ăn chung, ở chung, ngủ chung, sinh hoạt như một đôivợ chồng thật Vậy có thể dùng các khái niệm tương đương như chung sống trướchôn nhân, gia đình tiền hôn nhân, hôn nhân thực tế Tác giả của đề tài muốn dùngkhái niệm “sống thử” để khu biệt nhóm đối tượng là SV, nhóm xã hội này chỉ đượchình thành trong một khoảng thời gian nhất định và trong một một độ tuổi nhất định
là từ 18 đến 24 Trong thực tế còn có những hiện tượng sống chung ở nhiều lứa tuổikhác nữa
Trang 33Có thể so sánh giữa sống thử và hôn nhân thực tế có những điểm giống và khácnhau như sau:
Giống nhau:
Chung sống như vợ chồng nhưng chưa
đăng kí kết hôn
Chung sống như vợ chồng nhưng chưađăng kí kết hôn
Khác nhau:
+ Không được sự đồng ý của gia đình,
dòng họ, cộng đồng nơi họ sống
+ Mang tính chất thử nghiệm trước khi
đi đến một quyết định chung sống lâu
dài
+ Xuất hiện trong xã hội hiện đại, nơi
tập trung nhiều thanh niên (công nhân,
SV)
+ Không có sự chứng kiến của gia đình,
họ hàng nên chia tay dễ dàng, không bị
ràng buộc nhau bởi bất cứ cái gì Trong
sống thử khi có mâu thuẫn xảy ra thì tự
giải quyết, không có sự can thiệp thiệp
của gia đình, người thân…, …
+ Được sự đồng ý của gia đình, dòng
họ, cộng đồng
+ Coi như một cuộc hôn nhân chínhthức, phải thực hiện nghĩa vụ như mộtgia đình thực sự (sinh con, chung nhauvề tài sản, thực hiện mọi nghĩa vụ củamột gia đình)
+ Xuất hiện trong xã hội truyền thống,vẫn tồn tại ở vùng nông thôn, vùng sâu,vùng xa, vùng đồng bào có dân trí thấp.+ Khi có mâu thuẫn xảy ra nếu khônggiải quyết được sẽ có sự can thiệp củagia đình, họ hàng…
Từ những so sánh trên ta có thể thấy được sống thử chỉ xuất hiện trong xãhội hiện đại còn trong xã hội truyền thống thì hiện tượng sống thử chưa xuất hiện
Trong nghiên cứu này tác giả luận văn nhìn nhận sống thử như một hiệntượng xã hội, nó chỉ hình thành và xuất hiện trong xã hội hiện đại Hiện tượng này
Trang 34được xem xét ở ba khía cạnh: thực trạng, nguyên nhân và những yếu tố tác độngđến nhận thức về vấn đề sống thử
1.3.4 Khái niệm nhận thức
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh vàtái hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giớikhách quan hoặc kết quả quá trình đó nhằm nâng cao nhận thức Có nhận thứcđúng, có nhận thức sai.”( Dẫn theo Từ điển, “Từ điển tiếng Việt”, NXB Đà Nẵng –1998)
Như vậy, Nhận thức được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh Nhậnthức là quá trình con người nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhậnthức đó
Trong đề tài này có thể hiểu khái niệm nhận thức là cách nhìn nhận, đánh giácủa SV về vấn đề sống thử Là quá trình phản ánh của một hiện tượng xã hội thôngqua một số đối tượng mà cụ thể trong nghiên cứu này là sự nhìn nhận, là việc đánhgiá, sự thể hiện thái độ của SV đại học Tây Bắc hiện nay với vấn đề sống thử
1.4 Quan niệm về sống thử trong xã hội
1.4.1 Tình yêu và hôn nhân trong xã hội Việt Nam truyền thống
Trong giai đoạn từ trước năm 1945 trở về trước, theo các tư liệu văn hóa, dântộc học cho thấy trong truyền thống người Việt (người Kinh) đã coi quan hệ tìnhyêu, TDTHN là một hoạt động cấm kị Thể hiện là các bài gia huấn do các nhà Nhonhư Hồ Phi Tích, Phạm Văn Nghị … soạn ra cho họ tộc của mình trong việc răndạy con gái và phụ nữ phải đứng đắn, đoan trang giữ gìn tiết hạnh [22] Tình yêunam nữ trước hôn nhân hầu hết là không có, tình yêu chỉ xuất hiện sau hôn nhân
“Nhiều người khi cưới mới biết mặt nhau; giữa các cặp vợ chồng cũng có thể cóquan hệ thân tình, gắn bó với nhau thật sự nhưng điều đó chỉ xảy ra sau hôn nhânchứ không phải trước hôn nhân” [3, tr.75]
Về quyền quyết định trong hôn nhân ở thời kì này không coi trọng tình yêunam nữ mà đề cao vai trò của cha mẹ và ông bà, điều này được luật pháp thừa nhận
Trang 35Hôn nhân của mỗi cá nhân có một vị trí cực kì quan trọng đối với gia đình và dòng
họ Chính vì vậy, hôn nhân không được coi là vấn đề riêng của mỗi đôi thanh niênnam nữ mà chủ yếu là kết quả của sự xắp xếp bàn bạc giữa hai gia đình “Trong cáccuộc hôn nhân đó lợi ích của người con thường không được coi trọng và những mụctiêu riêng của các bậc cha mẹ hoặc người già trong gia đình được đặt lên hàng đầu”[27]
Những dẫn chứng trên cho thấy ở vùng châu thổ sông Hồng giai đoạn trướcnăm 1945, quan hệ tình yêu và hôn nhân của các cá nhân bị chi phối, kiểm soátnghiêm ngặt bởi gia đình Nam nữ thanh niên có rất ít cơ hội hẹn hò, gặp gỡ để thểhiện tình cảm riêng tư với bạn khác giới [22, tr.57,58]
Giai đoạn từ năm 1858 sang đầu thế kỉ XX văn hóa phương Tây (Pháp) thâmnhập vào các đô thị lớn ở Việt Nam nhưng ảnh hưởng của nó không lớn Những tưtưởng và lối sống mới chỉ được chấp nhận bởi một số rất ít các cá nhân và gia đìnhthuộc tầng lớp công chức và trí thức, những người làm việc cho người Pháp hoặcđược tiếp xúc với văn hóa Pháp qua học hành Nhưng ngay cả nhóm đối tượng nàythì sự ảnh hưởng cũng chỉ thể hiện trong một số ít các lĩnh vực của đời sống màkhông phải là tất cả Mặc dù vậy, văn hóa Pháp đã giữ một vai trò rất quan trọngtrong việc tấn công vào thành trì Nho giáo Biểu hiện là nhiều tác phẩm văn họcthời kì này của các tác giả như Hugo, George Sand… được các độc giả Việt Nambiết đến và đã có ảnh hưởng đến văn học Việt Nam lúc bấy giờ Sau đó xuất hiệnmột số tác phẩm văn học phê phán hôn nhân sắp đặt và sự hà khắc của lễ giáophong kiến, bênh vực tình yêu tự do và lãng mạn của thanh niên Những tình cảmriêng tư của cá nhân, quan hệ vợ chồng và sinh hoạt gia đình thường là chủ đề chínhcủa các tác phẩm này Tiêu biểu cho trào lưu đó là các tác giả Thạch Lam, KháiHưng, Nhất Linh…Trong thực tế có lẽ đây cũng là lần đầu tiên một số thanh niênnam nữ thuộc các gia đình tầng lớp trên được tự lựa chọn người bạn đời tương lai,được phép đi chơi riêng với bạn bè và người yêu Đó là sự chuẩn bị cho quyền tự doyêu đương sau này Một tác giả nghiên cứu về xã hội học cho rằng: “do ảnh hưởngcủa văn hóa phương Tây truyền đến Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX , khuân mẫu hôn
Trang 36nhân do cha mẹ sắp đặt đã dần bị các thanh niên, đặc biệt trong các gia đình thượnglưu ở các vùng đô thị phản đối” [28, tr 28].
Có thể thấy rằng, trong thời kì này quan hệ hôn nhân và tình yêu của ngườiViệt ở châu thổ sông Hồng rất nghiêm khắc, cơ hội gặp gỡ, hẹn hò của thanh niên bịhạn chế bởi những quy định khắt khe của Nho giáo như “Nam nữ thụ thụ bất thân”.TDTHN được xem là hành vi cấm kị, quá trình tiến đến hôn nhân phụ thuộc vàomai mối và cha mẹ hai bên và thường là “hôn nhân thường diễn ra trước tình yêu”.Tóm lại, khuân mẫu văn hóa thời kì này không cổ vũ cho tình yêu, hôn nhân xuấtphát từ lựa chọn cá nhân Tuy nhiên văn hóa Pháp từ cuối thế kỉ XIX được truyền
bá vào các đô thị lớn của Việt Nam cũng bắt đầu tác động và làm hình thành nhữngquan điểm mới về quan hệ tình yêu và hôn nhân của người Việt ở châu thổ sôngHồng
Giai đoạn từ 1945 đến 1985, đây là giai đoạn hình thành một nhà nước ViệtNam mới – Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở đầu một kỉ nguyên mớitrong lịch sử dân tộc Việt Nam Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chấm rứt
80 năm đô hộ của thực dân Pháp, Việt Nam bước vào công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội ở Miền Bắc và bắt đầu công cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam.Bối cảnh xã hội đó đã tạo điều kiện cho quan hệ tình yêu và hôn nhân của ngườiViệt ở châu thổ sông Hồng phát triển theo hướng mới
Bối cảnh xã hội thời kì này có vẻ như rất thuận lợi cho quan hệ tình yêu vàhôn nhân tự do Sự kiện đầu tiên phải kể đến là phong trào phản đối các quan niệm
cũ về phân biệt nam nữ, về hôn nhân sắp đặt, về quyền uy tuyệt đối của người giatrưởng … Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được banhành năm 1946 nhấn mạnh quyền bình đẳng nam nữ đã khuyến khích người phụ nữtham gia tích cực vào các hoạt động xã hội tiếp đó Luật Hôn nhân và gia đình năm
1960 công nhận quyền tự do yêu đương và lựa chọn của con cái càng có một ýnghĩa quan trọng sự biến đổi của quan hệ tình yêu, hôn nhân [26, tr.8]
Nhưng trên thực tế quan hệ tình yêu, hôn nhân trong gia đoạn này không thểphát triển theo hướng cá nhân Người ta cho rằng đó không phải là lúc để nghĩ đến
Trang 37những tình cảm cá nhân mềm yếu mà phải hết mình đóng góp cho sự nghiệp xâydựng và bảo vệ tổ quốc Nhiều tác phẩm văn học thời kì này viết về chủ đề tình yêulãng mạn hầu như không được cổ vũ, thậm chí còn bị phê phán, lên án mạnh mẽ.Trong xã hội bấy giờ đấu tranh cho tình yêu nam nữ tự do nhưng đồng thời cũng lên
án gay gắt những quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, coi đó là một tội lỗi hết sứcnghiêm trọng Giữa một khung cảnh xã hội mà những quan niệm cứng nhắc về đạođức được tuyệt đối hóa trong việc đánh giá và quyết định số phận của con người thìQHTD trước khi kết hôn hay ngoại tình dù dưới bất cứ lí do nào cũng bị coi là quan
hệ bất chính và là hành vi vô đạo đức bị lên án Những người vi phạm nếu bị pháthiện sẽ chịu những hình thức kỉ luật nặng nề mà từ đó địa vị và nhân phẩm của họtrong mặt người khác có thể sẽ không bao giờ phục hồi được nữa
Còn đối với các bậc cha mẹ, quan hệ tình yêu mà có quan hệ TDTHN củacon gái là một việc làm không thể tha thứ vì nó có thể dẫn đến nguy cơ làm nhục cảgia đình và làm lỡ làng chính cuộc đời của cô ta Vì vậy, cha mẹ và gia đình phảigiám sát mối quan hệ bạn bè khác giới của cô gái rất chặt chẽ Mặc dù có sự kiểmsoát nghiêm ngặt của của gia đình và xã hội nhưng quan hệ tình yêu và có quan hệTDTHN vẫn xảy ra nhưng không nhiều, chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượngcông nhân ngoại tỉnh sống xa nhà và nhóm SV học tại các trường đại học, cao đẳng
Do sống xa nhà, được tự do yêu đương nên một số người đã vượt quá giới hạn.Những vi phạm này nếu bị phát hiện sẽ bị buộc thôi học, thôi việc hoặc phải cướisớm Nhìn chung trong thời kì này, quan hệ TDTHN cũng có nhưng không nhiều vàhầu như bao giờ cũng gắn với tình yêu
Ở vào thời kì này tình yêu và hôn nhân thường bị chi phối bởi các yếu tố nhưgia đình, cơ quan, đoàn thể và thường chỉ hạn chế trong phạm vi gia đình và nơi làmviệc, sinh hoạt Theo Daniele Belanger và Khuất Thu Hồng (1995) “sự gặp gỡ củatrai gái chỉ có thể xảy ra ở những nơi mà hành vi của họ có thể được giám sát” [16,tr.6 - 8] “Đối với nhóm thanh niên ngoài biên chế nhà nước dù sinh sống ở đô thịhay nông thôn, khi lựa chọn người bạn đời, mỗi người phải báo cáo với chi bộ haychi đoàn nơi mình đang sinh hoạt Với nhóm thanh niên là SV, bộ đội hay công
Trang 38nhân viên chức, yêu cầu đó càng chặt chẽ hơn Nhiều trường hợp cơ quan tổ chứctrực tiếp can thiệp vào việc tìm hiểu và kết hôn của nam nữ thanh niên nếu đương
sự không chấp thuận sự can thiệp đó, họ bị khai trừ ra khỏi cơ quan tổ chức” [3,tr.76]
Về quyết định hôn nhân, Belanger và Khuất Thu Hồng (1995) cho rằng
“khác biệt lớn nhất trong hôn nhân thời kì này và hôn nhân truyền thống là bên cạnhgia đình còn có sự tham gia của nhà nước vào quá trình dẫn đến hôn nhân của phầnlớn cư dân đô thị Số liệu cho thấy vai trò của Nhà nước trong hôn nhân thông qua
cơ quan hoặc các tổ chức xã hội khác, đối với những người làm việc trong thànhphần kinh tế Nhà nước” [16, tr.3-4]
Như vậy, bối cảnh xã hội thời kì kinh tế kế hoạch có vẻ như tạo cơ hội chocon người tự do trong quan hệ tình yêu và hôn nhân nhưng các bằng chứng chỉ rarằng ở thời kì này bên cạnh sự kiểm soát của gia đình thì cơ quan, đoàn thể xã hộicũng can thiệp và kiểm soát nghiêm ngặt đối với các mối quan hệ tình yêu và hônnhân của cá nhân Có thể sự pha trộn của các khuynh hướng văn hoá là nguồn gốcnảy sinh những mâu thuẫn giữa suy nghĩ và hành động thực tế hay sự tồn tại songsong của các xu hướng đối lập nhau trong quan hệ tình yêu và hôn nhân ở châu thổsông Hồng giai đoạn 1945 - 1985
Đây là những đặc điểm trong quan hệ tình yêu và hôn nhân của người Việtvùng châu thổ sông Hồng thời kì trước, sau năm 1945 và thời kì kinh tế kế hoạch.Vậy đặc điểm tình yêu và hôn nhân của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung vàcác dân tộc Tây Bắc nói riêng có bị gia đình, các tổ chức đoàn thể chi phối không.[18, tr.59 - 62]
Trong cuốn “Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” của tác giảNguyễn Đăng Duy, đây là cuốn sách giới thiệu những nét khái quát nhất về 53 dântộc thiểu số cư trú trên lãnh thổ Việt Nam Trong cuốn này viết về lối sống, cácphong tục tập quán và tác giả đã đề cập tới quá trình tiến tới hôn nhân của một sốdân tộc thiểu số bắt nguồn từ tình cảm nam nữ thanh niên đến tuổi trưởng thành họđược tự do tìm hiểu và để tiến đến hôn nhân thì phải thông qua ông, bà mối Vậy có
Trang 39thể nói rằng, trong xã hội truyền thống của một số dân tộc thiểu số nói chung và dântộc thiểu số vùng Tây Bắc nói riêng trong quan hệ tình yêu và hôn nhân họ được tự
do tìm hiểu, và khi tiến tới hôn nhân thì phải thông qua người làm mối Mặc dùđược tự do tìm hiểu nhưng mỗi dân tộc đều có những quy định riêng để giáo dụccon cái khi đến tuổi trưởng thành phải tuân theo những quy tắc bắt buộc khôngđược làm ô danh gia đình và dòng họ.[5]
Trên thực tế, trong xã hội Việt Nam từ trước năm 1945 đến xã hội hiện tại
cả miền xuôi, miền núi, miền Bắc, miền Trung và miền Nam vẫn tồn tại hôn nhânthực tế, đây là hiện tượng nhiều đôi nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng,phần lớn trong số đó thực hiện đầy đủ các nghi thức của hôn nhân truyền thống và
có sự chứng kiến của hai bên gia đình họ hàng và cộng đồng nơi họ sinh sống trongcuộc sống gia đình họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm làm con, làmcha mẹ, có chung tài sản… nhưng họ chưa hoặc không đăng kí kết hôn theo quyđịnh của Luật Hôn nhân và gia đình Theo kết quả điều tra cho thấy, hôn nhân thực
tế chiếm một tỉ lệ không nhỏ, từ năm 2001 trở lại đây số người chung sống khôngđăng kí kết hôn không những không giảm đi mà có chiều hướng tăng lên Tình trạngnày xảy ra nhiều hơn với những người có trình độ học vấn thấp, một số nhóm dântộc thiểu số, người sống ở nông thôn, người nghèo và khác biệt theo vùng (trướcnăm 2001 là 30,4% và sau 2001 là 31,9%) [10, tr 313]
1.4.2 Tình yêu, hôn nhân trong xã hội Việt Nam hiện đại (giai đoạn từ 1986 đến nay)
Việc mở rộng và đa dạng hoá thành phần kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đạihoá là tiền đề thúc đẩy sản xuất phát triển và đặt ra nhu cầu đào tạo nguồn nhân lựclớn cho các khu công nghiệp tại các thành phố trung ương và địa phương phục vụcho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Chính sách đổi mới, mở cửa và hộinhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong hơn ba thập kỉ qua đã tạo ra những tiềnđề phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội Bên cạnh quá trình đổimới thì hội nhập kinh tế và văn hoá quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng.Thực tế này tất yếu dẫn đến những biến đổi quan trọng về quan hệ xã hội trong đó
Trang 40có quan hệ tình yêu và hôn nhân Quyền tự do của cá nhân trong quan hệ tình yêuđược khẳng định, địa vị của người phụ nữ được cải thiện rõ rệt do có cơ hội nângcao thu nhập và độc lập về kinh tế Trong quan hệ gia đình, cha mẹ mất dần quyềnkiểm soát đối với con cái trưởng thành do thoát li khỏi ra đình đến các thành phốhọc tập và làm việc Những biến đổi văn hoá xã hội là cơ hội để người dân, điểnhình là giới trẻ có điều kiện tiếp xúc với văn hoá phương Tây qua các phương tiệntruyền thông đại chúng như phim ảnh, báo chí và đặc biệt là internet Những quanniệm, tâm thế và lối sống mới đã được hình thành qua nhiều khía cạnh của cuộcsống Đáng chú ý nhất là những biến đổi trong quan hệ tình yêu của giới trẻ đangdiễn ra mạnh mẽ nhất là ở các thành phố lớn Có quan điểm cho rằng: “đang có mộtcuộc cách mạng tình dục thầm lặng ở Việt Nam” [63, tr.300].(dẫn theo Nguyễn ĐứcChiện – Luận án Tiến sĩ, 2011) [18, tr.65]
1.4.2.1 Quan hệ tình yêu, hôn nhân và tình dục trong giới trẻ
Quan hệ tình yêu và hôn nhân trong giai đoạn này bắt đầu có sự chuyển biến
rõ rệt Tình bạn, tình yêu trong giới trẻ được thể hiện công khai với gia đình, bạnbè… thậm chí trên các phương tiện TTĐC như báo giấy, báo mạng có riêng mộtchuyên mục viết về tình bạn, tình yêu dành cho giới trẻ
Có người cho rằng sự tràn ngập của các chủ đề này trên các phương tiệntruyền thông đại chúng có thể đã ảnh hưởng đến thanh thiếu niên vì các bài báo hayphim ảnh còn có tác dụng phụ là kích thích tình dục và khuyến khích lớp trẻ sốngthoải mái, bất chấp hậu quả
1.4.2.2 Sự xuất hiện của hiện tượng sống thử
Qua thông tin trên báo chí công bố những năm gần đây có thể thấy rằngquan niệm và tâm thế của người Việt Nam nhất là giới trẻ đối với vấn đề tình yêu,tình dục và hôn nhân đã thay đổi nhiều Nếu trong những năm 90 của thể kỉ trước
dư luận xã hội sôi nổi đề cập đến vấn đề QHTDTHN như một biểu hiện của nền đạođức đang bị xuống cấp thì ngày nay người ta chỉ xem đó như hiện tượng xã hội bìnhthường