Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng tình trạng gia tăng chênh lệch giàu nghèo CLGN, bất bình đẳng về thu nhập gây: ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của người dân, làm tăng tỷ lệ nghèo
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài luận án
Chênh lệch giàu nghèo là một trong những vấn đề luôn được các
quốc gia trên thế giới quan tâm và đặt ví trí lên hàng đầu Bởi vì nếu
chênh lệch giàu nghèo lớn sẽ gây bất lợi tới tăng trưởng, phát triển kinh tế,
phương hại đến sự gắn kết xã hội, đe dọa sự ổn định về chính trị, an ninh
xã hội của một quốc gia Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng tình trạng gia
tăng chênh lệch giàu nghèo (CLGN), bất bình đẳng về thu nhập gây: ảnh
hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của người dân, làm tăng tỷ lệ nghèo
đói, cản trở tiến bộ trong y tế và giáo dục nói chung và đối với những
người nghèo nói riêng, góp phần làm gia tăng tình trạng tội phạm
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng
trưởng GDP khá cao, nhưng hiệu quả của nó tác động đến người nghèo
lại giảm tương đối Mặc dù thu nhập của các nhóm dân cư đều tăng lên
và đời sống của mọi tầng lớp dân cư đã được cải thiện nhưng tốc độ
tăng thu nhập của nhóm nghèo luôn thấp hơn nhóm giàu, khoảng cách
giàu - nghèo ngày càng doãng rộng ra
Sự tăng lên của CLGN là một thách thức lớn cho quá trình phát
triển bền vững, mang tính nhân văn ở nước ta Vì vậy, để hạn chế sự gia
tăng này cần phải tìm ra các nguyên nhân làm tăng chênh lệch giàu
nghèo ở nước ta Do đó, việc nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến CLGN là cần thiết Từ đó xác định được các giải pháp đúng
đắn, khả thi nhằm hạn chế sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo ở
Việt Nam” để thực hiện luận án tiến sĩ của mình Đây là vấn đề hết sức
có ý nghĩa về mặt thực tiễn, đồng thời nó còn có ý nghĩa trong công
cuộc đổi mới, phát triển kinh tế của Việt Nam
2 Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất các tiêu chí và hệ thống chỉ tiêu đánh giá giàu nghèo, CLGN và các nhân tố ảnh hưởng đến CLGN ở Việt Nam
- Đánh giá CLGN ở nhiều khía cạnh khác nhau
- Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến CLGN ở Việt Nam giai đoạn 2002 - 2012 Xem xét các nhân tố thuộc về đặc trưng của dân
số và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động đến CLGN hay không?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá giàu nghèo, chênh lệch giàu nghèo và các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo
- Nghiên cứu chênh lệch giàu nghèo và các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Phân tích thực trạng CLGN ở Việt Nam trên các giác độ khác nhau và các nhân tố ảnh hưởng đến CLGN ở Việt Nam + Về không gian: Mô hình hồi qui luận án sử dụng cơ sở số liệu của toàn bộ 63 tỉnh/thành phố trong cả nước
+ Về thời gian: Luận án phân tích cho thời kỳ 2002 -2012
4.Câu hỏi nghiên cứu
- Những chỉ tiêu nào được dùng để đánh giá giàu nghèo, CLGN
và đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến CLGN ở Việt Nam?
- Vì sao ở Việt Nam chênh lệch giàu nghèo có xu hướng gia tăng? Nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng?
- Những nhân tố nào quyết định chủ yếu đến CLGN ở Việt Nam?
- Liệu các đặc trưng của dân số và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động đến chênh lệch giàu nghèo không?
Trang 25 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng quan tài liệu, thông tin, tổng hợp, so sánh
- Các phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích định lượng: sử dụng phần mềm Stata
6 Những đóng góp của luận án
+ Làm rõ và sâu sắc hơn cơ sở lý luận về CLGN Tổng quan được lý
thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của các nhân tố
có liên quan đến vấn đề bất bình đẳng ở trong nước và trên thế giới
Xây dựng khung lý thuyết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
CLGN ở Việt Nam
+ Đề xuất được các tiêu chí đánh giá giàu nghèo, hệ thống chỉ tiêu phân
tích giàu nghèo, CLGN và các nhân tố ảnh hưởng đến nó
+ Tính toán được các hệ số, các chỉ tiêu để đánh giá thực trạng CLGN
và các nhân tố ảnh hưởng đến CLGN ở Việt Nam
+ Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tới CLGN
+ Kết quả ước lượng mô hình chỉ ra được các đặc trưng của dân số và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động tới sự gia tăng CLGN
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế CLGN ở Việt Nam và một số
khuyến nghị về phương pháp thống kê CLGN ở Việt Nam
7 Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan về chênh lệch giàu nghèo và các nhân tố
ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo
- Chương 2: Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo
- Chương 3: Phân tích thực trạng chênh lệch giàu nghèo ở Việt
Nam giai đoạn 2002 – 2012
- Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch
giàu nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2002 - 2012
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO 1.1 Tổng quan các nghiên cứu về chênh lệch giàu nghèo và sự tác động của các nhân tố đến chênh lệch giàu nghèo
1.1.1 Các nghiên cứu mô tả về chênh lệch giàu nghèo
- Những nghiên cứu giàu nghèo và phân tầng xã hội ở phạm vi từng vùng hoặc khu vực: mới chỉ là các mảng miêu tả riêng biệt về phân hóa giàu nghèo ở từng khu vực, hay từng vùng Chưa thể hiện được mối liên hệ hữu cơ giữa các vùng, các khu vực để có thể khái quát được sự
phân hóa giàu nghèo ở phạm vi cả nước
- Những nghiên cứu giàu nghèo và phân tầng xã hội trong phạm
vi cả nước: Cho thấy được toàn cảnh bức tranh chung về phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập trong phạm vi cả nước Các nghiên cứu
đã khẳng định bất bình đẳng ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng là do
sự khác biệt về không gian nhưng chưa lượng hóa và chưa chỉ ra được các nhân tố cụ thể tác động đến sự gia tăng đó
1.1.2 Các nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích sự tác động của các yếu tố đến chênh lệch giàu nghèo
1.1.2.1 Các mô hình hồi quy số liệu chéo về chênh lệch giàu nghèo
Các nghiên cứu về CLGN phân tích bằng mô hình hồi quy số liệu chéo đã lượng hóa được sự tác động của các yếu tố đến vấn đề giàu nghèo hay bất bình đẳng trong thu nhập (BBĐTN) Những nghiên cứu này mới chỉ lượng hóa được tác động của các yếu tố thuộc về đặc điểm của hộ đến thu nhập của các nhóm giàu – nghèo trong một năm nào đó
1.1.2.2 Các mô hình hồi quy về chênh lệch giàu nghèo sử dụng số liệu mảng
Trang 3Các nghiên cứu sử dụng mô hình số liệu mảng có liên quan đến
CLGN của các học giả trong và ngoài nước, hầu như chỉ phân tích ảnh
hưởng ở một khía cạnh nào đó đến CLGN hay bất bình đẳng thu nhập
tập trung chủ yếu là: hội nhập quốc tế, tăng trưởng và phát triển kinh tế,
già hóa dân số, hệ thống tài chính
Ở Việt Nam, các nghiên cứu định lượng sử dụng số liệu mảng để
phân tích vấn đề BBĐTN còn rất ít Chủ yếu là mô tả, còn một số
nghiên cứu phân tích bằng mô hình về BBĐTN của nước ta cũng chỉ tập
trung ở vấn đề hội nhập quốc tế và tăng trưởng kinh tế
Với mong muốn tìm ra các nhân tố có tác động thực sự đến
CLGN Luận án sử dụng phương pháp phân tích số liệu mảng để nghiên
cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến CLGN
1.2.Tổng quan về lý luận chênh lệch giàu nghèo
1.2.1 Cơ sở lý thuyết về chênh lệch giàu nghèo
- Lý thuyết của Karl Marx: Marx đã nghiên cứu phân tầng xã hội
hay phân hóa giàu nghèo dựa trên sự phân hóa giai cấp Ông cho rằng,
sự phân chia thành các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội đều bắt nguồn
từ sự khác nhau về sở hữu tài sản
- Lý thuyết của Max Weber: Lý thuyết của Weber cho rằng
nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng là do quyền lực kinh tế, chính trị
và uy tín xã hội
- Lý thuyết hiện đại:Nghiên cứu sự bất bình đẳng xã hội dựa trên
nhiều khía cạnh mới, khác nhau hơn Mà các khía cạnh này không tác
động một cách độc lập mà luôn có mối quan hệ qua lại gắn kết với nhau
1.2.2 Các quan niệm về giàu, nghèo và chênh lệch giàu nghèo
1.2.2.1 Quan niệm về giàu
Có nhiều quan niệm khác nhau về giàu, mỗi quan niệm đánh giá
hộ gia đình là giàu dưới nhiều góc độ khác nhau Nhưng tựu chung lại
các quan niệm này đều dựa trên một hoặc một số tiêu chí nhất định để xem xét như: tài sản, nhà cửa, đất đai, đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt, thu nhập hoặc chi tiêu
1.2.2.2 Quan niệm về nghèo đói
Có rất nhiều quan niệm về nghèo đói, từ các quan điểm đơn chiều chỉ coi nghèo đói là không có đủ cái ăn, cái mặc rồi đến các quan điểm đa chiều xem xét nghèo đói dưới nhiều khía cạnh khác nhau, ngoài việc không thỏa mãn những nhu cầu về sản phẩm thiết yếu, điều kiện sống ra thì nghèo đói còn xét đến cả vấn đề về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, dễ bị tổn thương, không có tiếng nói trong xã hội
1.2.2.3 Quan niệm về chênh lệch giàu nghèo
Nhìn chung các quan niệm về CLGN đều đánh giá chủ yếu dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu Luận án quan niệm về CLGN là biểu hiện sự chênh lệch về tài sản, thu nhập, chi tiêu, trình độ giáo dục,y tế vàchăm sóc sức khỏe, điều kiện nhà ở và khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội giữa nhóm dân cư giàu với nhóm dân cư nghèo, giữa thành thị với nông thôn, giữa các vùng lãnh thổ và các địa phương
1.2.3 Các cách tiếp cận đo lường chênh lệch giàu nghèo
1.2.3.1 Cách tiếp cận dựa vào chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất
Được xác định bằng cách so sánh thu nhập giữa nhóm giàu với nhóm nghèo Theo cách tiếp cận này rất dễ tính toán, dễ hiểu và tiện lợi khi
so sánh theo thời gian, giữa các địa phương, các quốc gia nhưng cách tiếp cận này không cho biết sự phân phối thu nhập trong các nhóm trung bình
1.2.3.2 Cách tiếp cận dựa theo tiêu chuẩn "40"
Do Ngân hàng thế giới đề xuất vào năm 2002 là xác định tỷ lệ thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất chiếm trong tổng thu nhập của tất cả dân số
Trang 4Cách này có hạn chế đó là chỉ phản ánh được sự phân phối thu
nhập của 2 nhóm thu nhập thấp nhất và chưa phản ánh được sự phân
phối thu nhập của các nhóm có thu nhập từ trung bình trở lên
1.2.3.3 Cách tiếp cận dựa vào đồ thị đường cong Lorenz
Đường cong Lorenz mô tả phần trăm thu nhập nhận được trong
tổng thu nhập tương ứng với phần trăm số người được nhận thu nhập
đó, bắt đầu từ những người hoặc hộ gia đình nghèo nhất
Đường cong Lorenz phản ánh được sự phân phối thu nhập của
tất cả các nhóm Nhưng đường cong Lorenz sẽ không lượng hóa được
sự bất bình đẳng thu nhập, trong trường hợp 2 đường Lorenz giao nhau
thì không thể xếp hạng được sự bất bình đẳng
1.2.3.4.Cách tiếp cận dựa vào hệ số Gini
Hệ số Gini được xác định bằng tỷ số của phần diện tích nằm
giữa đường cong Lorenz và đường chéo 450 so với phần diện tích tam
giác vuông nằm bên dưới đường chéo 450
Hệ số Gini có hạn chế là nó không thể phân tách theo các nhóm
để phản ánh sự bất bình đẳng giữa các nhóm và trong nội bộ từng nhóm
1.2.3.5.Cách tiếp cận dựa vào các thước đo Entropy tổng hợp
Các thước đo Entropy tổng hợp được sử dụng nhằm khắc phục
những hạn chế của hệ số Gini, có thể cho phép đánh giá mức độ bất bình
đẳng của quốc gia là do tác động của bất bình đẳng trong mỗi nhóm nhỏ
là bao nhiêu, hay do bất bình đẳng giữa các nhóm tác động là bao nhiêu
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO 2.1 Sự cần thiết và những yêu cầu của xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đánh giá giàu nghèo, chênh lệch giàu nghèo và các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo
2.1.1 Sự cần thiết của hệ thống chỉ tiêu thống kê đánh giá giàu nghèo, chênh lệch giàu nghèo và các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo
Để đánh giá CLGN một cách sâu sắc và toàn diện hơn không đơn giản chỉ dựa vào thu nhập, phải phân tích CLGN ở nhiều khía cạnh khác nhau Mỗi khía cạnh này là một tiêu chí để phân biệt giàu nghèo Các tiêu chí này phải được cụ thể hóa thành các chỉ tiêu để đánh giá
Hiện nay TCTK chưa có công bố nào về các tiêu chí đánh giá giàu nghèo và hệ thống chỉ tiêu (HTCT) đo lường giàu nghèo, CLGN và các nhân tố ảnh hưởng đến CLGN Do đó, việc đề xuất các tiêu chí và các HTCT này là cần thiết
2.1.2 Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu
Hệ thống chỉ tiêu thống kê cần phải đảm bảo các yêu cầu về: tính hiệu quả, tính so sánh, tính hội nhập và tính khả thi
2.2 Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê đánh giá giàu nghèo, chênh lệch giàu nghèo và các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo
2.2.1 Định hướng đề xuất
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu đã được tổng quan,luận án xin đề xuất 5 tiêu chí để đánh giá giàu nghèo, đó là: (i) Thu nhập, (ii) chi tiêu, (iii) tài sản, (iv) giáo dục, (v) y tế và chăm sóc sức khỏe Dựa vào các tiêu chí này, luận án đề xuất những chỉ
Trang 5tiêu phù hợp nhất để đo lường giàu nghèo, CLGN và các nhân tố ảnh
hưởng đến CLGN Các chỉ tiêu trong 3 HTCT này được trình bày:
khái niệm, phương pháp xác định, ý nghĩa của nó sử dụng trong phân
tích của từng HTCT và nguồn thông tin Trong các HTCT này sẽ có:
- Những chỉ tiêu đã được đề cập ở một HTCT hay ấn phẩm nào
đó: với các chỉ tiêu này có thể giữ nguyên hoặc hoàn thiện cho phù hợp
- Các chỉ tiêu mới: luận án sẽ xây dựng
2.2.2 Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê giàu nghèo
2.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh về thu nhập
- Thu nhập BQĐN
- Cơ cấu thu nhập
2.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh về chi tiêu
- Chi tiêu dùng BQĐN
- Cơ cấu chi tiêu dùng
2.2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh về tài sản
- Trị giá đồ dùng lâu bền bình quân một hộ gia đình:
- Tỷ lệ hộ gia đình sống trong từng loại nhà ở
2.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh về giáo dục
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đạt được bằng cấp cao nhất
- Cơ cấu chi tiêu trong giáo dục
2.2.2.5 Các chỉ tiêu phản ánh về y tế và tình hình chăm sóc sức khỏe
- Tỷ lệ dân số khám chữa bệnh
- Tỷ lệ người điều trị nội (ngoại) trú
- Chi tiêu cho y tế bình quân một người có khám chữa bệnh
- Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch
- Tỷ lệ hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh
2.2.3 Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê đánh giá chênh lệch giàu
nghèo
- Hệ số chênh lệch giàu - nghèo
- Hệ số giãn cách thu nhập/chi tiêu
- Hệ số phân hóa thành thị - nông thôn
- Hệ số Gini
- Chỉ số Entropy tổng hợp
2.2.4 Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo
2.2.4.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của dân số
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên là người dân tộc thiểu số
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi lao động
- Tỷ số dân số phụ thuộc
- Tỷ lệ dân số thành thị
- Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ
- Tỷ suất di cư thuần túy
2.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu lao động chia theo khu vực kinh tế
- Cơ cấu GDP chia theo khu vực kinh tế
2.2.4.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh xu thế hội nhập quốc tế
- Tỷ lệ xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) so với GDP
- Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với GDP
2.2.4.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm kinh tế - xã hội khác
- GDP bình quân đầu người
- Tỷ lệ động viên tài chính trong GDP
- Năng suất lao động theo khu vực kinh tế
2.3 Phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo
2.3.1 Phương pháp phân tích mô hình số liệu mảng
2.3.1.1 Giới thiệu chung về dữ liệu mảng (panel data) (hay số liệu gộp)
Trang 6Dữ liệu mảng là dữ liệu kết hợp, kết hợp dữ liệu theo chuỗi thời
gian và dữ liệu chéo theo không gian
2.3.1.2 Ưu điểm của sử dụng dữ liệu mảng
Làm tăng kích thước mẫu, xử lý được những vấn đề không
thuần nhất, cung cấp nhiều thông tin, ít đa cộng tuyến và hiệu quả hơn
Nghiên cứu được động thái thay đổi của các đơn vị chéo theo thời gian
Kiểm soát các biến không quan sát được nhưng thay đổi theo thời gian
và nghiên cứu những mô hình phức tạp hơn
2.3.2 Các loại mô hình phân tích dữ liệu mảng
Mô hình tổng quát với số liệu Panel:
Trong đó: i là các tỉnh/thành phố
2.3.2.1 Mô hình hệ số không thay đổi (hay POLS)
Trong mô hình bình phương gộp (POLS) thì tất cả các hệ số
chặn, hệ số hồi quy không đổi theo thời gian và theo không gian
2.3.2.2.Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
Sử dụng mô hình REM trong trường hợp các yếu tố không thuần
nhất giữa các tỉnh/thành phố không quan sát được không có mối quan hệ
tương quan với các biến độc lập của mô hình Mô hình có dạng:
(**)
2.3.2.3.Mô hình tác động cố định (FEM)
Mô hình FEM sử dụng trong trường hợp các yếu tố không
thuần nhất có tương quan với các biến độc lập Xi Mô hình có dạng:
(***)
2.3.3.Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu
Khung nghiên cứu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CLGN
-
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002 - 2012 3.1 Phân tích tình hình chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam dựa theo thu nhập
3.1.1.Thực trạng chênh lệch giàu nghèo chung
Xét theo hệ số Gini, trong 10 năm qua (2002 -2012) BBĐTN ở
Việt Nam có xu hướng gia tăng nhưng chỉ gia tăng một cách khiêm tốn
Dựa vào đường cong Lorenz: bất bình đẳng chỉ gia tăng trong những nhóm thu nhập thấp
Xét theo hệ số giãn cách thu nhập và hệ số chênh lệch giàu nghèo: cho thấy BBĐTN ở Việt Nam tăng lên nhanh và ngày càng lớn, các hệ số này đang dần chạm đến mức bất bình đẳng cao
Tỷ lệ thu nhập của các nhóm nghèo nhận được càng ít đi, người nghèo đã nghèo lại càng nghèo hơn so với các nhóm khá và giàu, dẫn đến khoảng cách CLGN càng doãng ra
Nhóm các nhân tố thuộc về thể chế, chính sách
Nhóm nhân tố phản ánh về đặc điểm của dân số
Chênh lệch giàu nghèo (Biến phụ thuộc)
Nhóm nhân tố phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhóm nhân tố phản ánh về
xu thế hội nhập quốc tế
Nhóm nhân tố phản ánh về đặc điểm kinh tế - xã hội khác
Nhóm nhân tố thuộc về
địa lý
Trang 7Hình 3.3: Tỷ trọng thu nhập của 5 nhóm giàu - nghèo thời kỳ 2002 - 2012
3.1.2 Chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị - nông thôn và trong
từng khu vực
-Hệ số chênh lệch giữa thành thị với nông thôn đang được rút
ngắn, nhưng mức chênh lệch tuyệt đối lại tăng lên
Bảng3.3:Thu nhập BQĐN 1 tháng chia theo khu vực thành thị -
nông thôn ở Việt Nam thời kỳ 2002 – 2012
Năm
Khu vực
Thu nhập BQĐN 1 tháng (nghìn đồng)
2002 2004 2006 2008 2010 2012
Thành thị 622,1 815,4 1058,4 1605,2 2129,5 2989,1
Nông Thôn 275,1 378,1 505,7 762,2 1070,4 1579,4
Mức chênh lệch
tuyệt đối TT - NT 374,0 437,3 552,7 843,0 1059,1 1409,7
Hệ số chênh lệch
Nguồn:Kết quả điều tra mức sống HGĐ -Tổng cục Thống kê
- Khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa thành thị với nông thôn
đang thu hẹp dần là do sự thay đổi cơ cấu thu nhập ở khu vực nông thôn
theo chiều hướng tiến bộ đã làm cho thu nhập ở khu vực này tăng lên
- Khi chênh lệch giàu nghèo trong nội bộ khu vực thành thị đang
có xu hướng giảm, thì ngược lại, ở khu vực nông thôn lại ngày càng tăng làm cho CLGN trên phạm vi cả nước có xu hướng gia tăng
3.1.3 Chênh l ệch giàu nghèo trong từng vùng lãnh thổ và
- Những năm đầu của thời kỳ 2002-2012, phân hóa giàu nghèo của các vùng có thu nhập và mức sống cao như: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng diễn ra sâu sắc hơn các vùng có mức sống thấp, nhưng đến giai đoạn cuối thì ngược lại
- Ngoại trừ vùng Đông Nam Bộ CLGN và BBĐTN có xu hướng giảm, bảy vùng còn lại đều có xu hướng tăng lên Đặc biệt tăng mạnh nhất ở các vùng nghèo như: Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Bắc
3.2 Chênh lệch giàu – nghèo ở các khía cạnh khác
3.2.1 Chênh lệch về tài sản
Thứ nhất, về tiện nghi và đồ dùng lâu bền: các hộ gia đình nghèo
có rất ít tiện nghi trong gia đình, trị giá đồ dùng lâu bền của các HGĐ ở những nhóm này chỉ bằng 1/10 của nhóm giàu Những đồ dùng mà họ đang sử dụng chủ yếu là các loại đồ dùng rẻ tiền và quá lạc hậu Trái lại, các hộ giàu chủ yếu sử dụng tiện nghi và đồ dùng đắt tiền, có giá trị lớn Thứ hai, sự khác biệt về tình trạng nhà ở giữa hai nhóm giàu nghèo đang dần thay đổi theo hướng tích cực Nhưng đại đa số hộ giàu
là sống trong các các ngôi nhà kiên cố Ngược lại, hộ nghèo chủ yếu sống trong các ngôi nhà bán kiên cố và nhà tạm
3.2.2 Chênh lệch về chi tiêu
Chênh lệch về mức sống của các hộ gia đình ở hai nhóm giàu – nghèo vẫn còn khá cao và có xu hướng nới rộng:
Cơ cấu chi tiêu cho đời sống của cả hai nhóm đều thay đổi theo chiều hướng giảm dần tỷ trọng chi tiêu cho ăn, uống đặc biệt là chi cho lương thực và tăng dần các khoản chi không phải ăn uống Nhưng với
Trang 8nhóm hộ nghèo vẫn còn70% chi tiêu đời sống là cho lương thực, thực
phẩm Ngược lại, các hộ giàu trên 50% chi tiêu của họ là cho đời sống
văn hóa, tinh thần, giáo dục và chăm lo sức khỏe tốt nhất
3.2.3 Chênh lệch về giáo dục
Trình độ học vấn giữa nhóm giàu và nhóm nghèo ngày càng cách
biệt Bằng cấp cao nhất của 90% dân số từ 15 tuổi trở lên ở nhóm nghèo
chủ yếu là ở mức thấp như: chưa bao giờ đến trường, không có bằng
cấp, tốt nghiệp tiểu học hay tốt nghiệp trung học cơ sở, thì trái lại, nhóm
giàu phần đông dân số ở độ tuổi này có bằng cấp cao nhất đạt được ở
các mức tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên
Trong khi tỷ lệ dân số có trình độ cao của nhóm giàu ngày càng
tăng, thì nhóm nghèo không thay đổi Sự chênh lệch về trình độ ở mức
của nhóm giàu so với nhóm nghèo tăng mạnh trong thời kỳ này từ 3,5
lần (năm 2002) → lên 73→lên 101,5→ và 106,5 lần (năm 2012)
Có sự chênh lệch lớn về chi tiêu cho giáo dục nói chung và từng
khoản chi cho giáo dục nói riêng giữa hai nhóm giàu – nghèo Người
nghèo cũng phải gánh nặng các khoản chi như: đóng góp cho trường,
lớp, đồng phục, dụng cụ học tập chiếm 4/5 tổng chi giáo dục của họ
3.2.4 Chênh lệch về y tế và chăm sóc sức khỏe
Người nghèo thường mắc bệnh nặng mới đi khám bệnh, do đó tỷ
lệ người phải vào viện để điều trị nội trú lớn hơn so với nhóm giàu
Sự bất bình đẳng trong lĩnh vực y tế còn được thể hiện một cách
khá rõ ràng thông qua sự chênh lệch về chi tiêu y tế bình quân một người
khám chữa bệnh và cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế
Đại đa số người giàu là sử dụng nguồn nước sạch đã qua xử lý
do nhà máy cung cấp hoặc từ giếng khoan, trái lại khoảng 70 -85%
dân số nghèo sử dụng các nguồn tự cung, tự cấp, chưa đảm bảo vệ
sinh Tuy vậy, sự bất bình đẳng về cơ hội sử dụng nước sạch giữa
nhóm giàu và nghèo đã giảm khá rõ trong giai đoạn 2002 -2012 Cụ
thể, chênh lệch về tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch giữa hai nhóm giảm dần: từ 12,6 lần (năm 2002) xuống 5,9 lần (năm 2012) Chênh lệch về môi trường sống giữa giàu và nghèo càng được rút ngắn Năm 2002 tỷ lệ hộ gia đình ở nhóm giàu sử dụng hố xí hợp vệ sinh cao gấp 20 lần nhóm nghèo thì đến năm 2012 chỉ còn 3,79 lần
3.3 Tổng hợp chênh lệch giàu nghèo đa chiềuthời kỳ 2002 - 2012
Luận án tổng hợp CLGN theo nhiều chiều cạnh, mỗi chiều luận án chọn một hoặc một số chỉ tiêu đại diện để đưa vào đánh giá
và so sánh
Hình 3.7: Chênh lệch giàu nghèo đa chiều thời kỳ 2002 - 2012
- CLGN cả nước nói chung và trong từng khu vực, vùng nói riêng ngày càng tăng, đặc biệt tăng mạnh ở khu vực nông thôn
- Sự khác biệt về thu nhập, trình độ học vấn giữa hai nhóm giàu nghèo ngày càng lớn
- Khoảng cách chênh lệch về mức sống, các khoản chi tiêu dùng, nhà ở, phương tiện sinh hoạt giữa nhóm giàu và nghèo đã cải thiện, song vẫn còn khá cao
- Sự bất bình đẳng trong y tế chưa được cải thiện nhiều, người nghèo
ít có cơ hội khám chữa bệnh trong các dịch vụ y tế có chất lượng cao
- Người nghèo cũng tích cực quan tâm đến chăm sóc sức khỏe, môi trường sống, góp phần làm cho CLGN ở lĩnh vực này giảm mạnh
Trang 9CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH
LỆCH GIÀU – NGHÈO Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 2002 – 2012
4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo của nước ta
hiện nay
4.1.1 Nhóm nhân tố phản ánh sự phát triển của các thể chế kinh tế
thị trường
Sự thất bại của các thể chế kinh tế thị trường sẽ làm cho bất
bình đẳng về thu nhập gia tăng và khoảng cách chênh lệch giàu
nghèo ngày càng lớn Chẳng hạn như: sự kém phát triển của thị
trường vốn dẫn đến các doanh nghiệp nhỏ hay người nghèo không có
khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thống Hay hoạt động biến
dạng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, đã làm
cho một nhóm người giàu lên nhanh chóng Sự giàu lên nhờ đầu cơ
đất đai hay cổ phiếu không tạo ra được bất cứ chỗ làm nào cho xã hội
và không góp phần cho công cuộc xóa đói giảm nghèo mà làm cho
khoảng cách giàu - nghèo ngày một nới rộng
4.1.2 Nhóm nhân tố thuộc về chính sách của nhà nước
Sự yếu kém của các chính sách nhà nước vẫn còn tồn tại, gây ra
các rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội, làm cho CLGN ngày càng
doãng ra Cụ thể:
Chính sách chi tiêu công: còn nghiêng về những dịch vụ được
người giàu tiêu dùng nhiều hơn, dẫn đến người giàu được thụ hưởng
nhiều hơn người nghèo Mặt khác, việc quản lý chi tiêu công còn
nhiều bất cập, tạo cơ hội cho sự thất thoát, lãng phí lớn nguồn ngân
sách nhà nước
Đối với chính sách đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng
chưa hợp lý và hiệu quả Những vùng nghèo, khu vực nông thôn, miền
núi thì tỷ lệ vốn đầu tư còn quá thấp Các vùng này càng cách biệt so với
các vùng khác và khoảng cách giữa vùng giàu với vùng nghèo ngày càng cao Chính sách đầu tư công chủ yếu dành cho doanh nghiệp nhà nước nhưng lại tạo ra rất ít việc làm và hiệu quả thấp
Chính sách quản lý của nhà nước: còn chưa chặt chẽ và bất
cập, chẳng hạn ở đầu giàu có một số người giàu mới với các nguồn thu nhập không rõ ràng
Về chính sách hỗ trợ cho người nghèo có hiệu quả nhưng chưa
cao, thể hiện ở đầu nghèo có rất nhiều người nghèo do thiếu vốn, thiếu việc làm, thiếu kinh nghiệm và trình độ hiểu biết Các chính sách và dự
án chưa tạo ra được sự gắn kết chung trong giảm nghèo, thiếu sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng và còn có sự chồng chéo
Chính sách về y tế và chăm sóc sức khỏe vẫn còn nhiều bất cập,
mạng lưới y tế phân bố chưa hợp lý, chưa thuận lợi cho người dân sống
ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa Cơ chế chính sách bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ
4.1.3 Nhóm nhân tố thuộc về khía cạnh địa lý
4.1.3.1 Sự phát triển không đồng đều giữa khu vực thành thị với nông thôn và trong nội bộ từng khu vực
Giai đoạn 2002 -2012, Sự tăng lên của CLGN ở Việt Nam trong
thời kỳ này chủ yếu là do sự phát triển không đồng đều trong nội bộ khu
vực nông thôn, còn sự chênh lệch giữa hai khu vực chỉ đóng góp một phần nhỏ
Tốc độ phát triển không đều giữa các vùng nông thôn trong cả nước cũng là một nguyên nhân
4.1.3.2 Sự khác biệt giữa các vùng lãnh thổ và trong nội bộ từng vùng
Tốc độ phát triển giữa các vùng không đồng đều dẫn đến chênh lệch vùng – miền ngày càng lớn Ảnh hưởng của CLGN giữa các vùng
Trang 10tới CLGN chung của cả nước ngày càng nhỏ Ngược lại, đóng góp của
CLGN trong tám vùng tới bất bình đẳng của cả nước ngày càng lớn
Khoảng 5/6 sự bất bình đẳng của cả nước là do phân phối thu
nhập trong nội bộ các vùng không đồng đều, còn lại 1/6 là do sự phát
triển không đồng đều giữa các vùng
4.1.4 Nhóm nhân tố phản ánh đặc điểm của dân số
Sự khác biệt về dân tộc, độ tuổi, trình độ học vấn, khu vực sống
ảnh hưởng đến quá trình phân hóa giàu nghèo
4.1.5 Nhóm nhân tố phản ánh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Lý thuyết của Lewis cho rằng sự chuyển dịch từ nông nghiệp
sang công nghiệp góp phần làm tăng bất bình đẳng ở giai đoạn đầu và
giảm ở giai đoạn sau
4.1.6 Nhóm nhân tố phản ánh xu thế hội nhập quốc tế
Quá trình mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới dẫn đến
sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các nhóm dân cư, giữa
thành thị và nông thôn cũng là một sự kiện thường thấy ở những nước
nông nghiệp trong đó có Việt Nam
4.1.7 Nhóm nhân tố phản ánh các đặc điểm kinh tế - xã hội khác
Những nhân tố thuộc về các đặc điểm kinh tế - xã hội khác có
ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo như: Tăng trưởng kinh tế, năng
suất lao động, tỷ lệ đóng góp của thuế trong GDP,
4.2 Ước lượng và phân tích mô hình hồi quy các nhân tố ảnh
hưởng đến chênh lệch giàu nghèo
4.2.1 Xây dựng mô hình hồi quy
4.2.2 Ước lượng và lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp
* Ước lượng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là hệ số Gini: kết quả ước lượng cho thấy mô hình REM - Robust là phù hợp nhất
*Ước lượng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là hệ số chênh lệch giàu nghèo (HSGN): kết quả phù hợp là mô hình FEM– Robust
4.2.3 Phân tích và đánh giá kết quả ước lượng mô hình hồi quy
Kết quả ước lượng cho thấy đại đa số các nhân tố đều có tác động đến CLGN, ngoại trừ các biến năng suất lao động (biến NS1 và
NS2) Cụ thể:
Thứ nhất, là GDP bình quân đầu người (biến logGDPbqdn): khi GDP bình quân đầu người tăng lên 1% thì BBĐTN giữa các nhóm dân cưtăng lên 2,87% Nghĩa là, kinh tế càng phát triểnthì càng tạo ra sự bất bình đẳng và CLGN càng lớn
Thứ hai, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên là người dân tộc thiểu số (biến tldantoc): đã góp phần làm tăng CLGN của nước ta trong thời gian qua, sự phân bố dân số là người dân tộc không đều tạo ra sự chênh lệch
giữa các địa phương Những tỉnh có tldantoc càng cao thì phân hóa giàu
nghèo càng sâu sắc hơn các tỉnh khác
-Thứ ba, là tỷ lệ dân số thành thị (biến TLdstt):nếu TLdstt lên
1% thì CLGN giảm 0,07% Nghĩa là,sự tăng lên của tỷ lệ dân số thành thị đã làm BBĐTN giảm một cách đáng kể Quá trình đô thị hóa đã tạo nhiều cơ hội việc làmcho dân số nghèo, vì vậy nó đãđóng góp tích cực cho việc giảm CLGN ở nước ta
Thứ tư, cơ cấu dân số theo tuổi lao động (tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi – biến tlds_15t và tỷ lệ dân số trên 65 tuổi – biến tlds_65t):sự biến đổi cơ cấu tuổi dân số trong thời gian qua đã góp phần làm giảm BBĐTN của nước ta