1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG MA TRẬN SWOT NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN lược MARETING MIX tại TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG sản VIỆT NAM

105 609 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 756,5 KB
File đính kèm HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARETING - MIX.rar (181 KB)

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu chung Vận dụng ma trận SWOT nhằm đánh giá thực trạng chiến lược Marketing Mix; từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing Mix của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chiến lược Marketing Mix; (2) Vận dụng ma trận SWOT nhằm đánh giá thực trạng chiến lược Marketing Mix tại Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam; (3) Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing Mix của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam.

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : LƯƠNG THU THẢOChuyên ngành đào tạo : KINH TẾ NÔNG

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài khóa luận này làtrung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện bài khóa luận này đãđược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồngốc

Tác giả khóa luận

Lương Thu Thảo

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân,tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân trong vàngoài trường

Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể quý thầy, cô trongKhoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trang bịcho tôi kiến thức, đặc biệt là ThS Quyền Đình Hà đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốtquá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận

Cũng nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Tổng công ty Rauquả, Nông sản đặc biệt là phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu 8 đã tạo điều kiện thuậnlợi cho tôi tiếp cận thực tế và thu thập số liệu hoàn thành khóa luận

Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn

bè tôi đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận

Xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Lương Thu Thảo

Trang 4

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trong thời gian vừa qua, ngành sản xuất nông sản của Việt Nam đã đạtđược nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên quy mô sản xuất còn nhỏ, chất lượng sản phẩmkhông ổn định; công tác xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại vẫn chưa đượcchú trọng đúng mức Do đó cần phải có những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục nhữnghạn chế trên cho nông sản Việt Nam

Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam là một trong những tổng công tyhàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp Trong quá trình hoạt động, Tổng công ty đã ápdụng chiến lược Marketing - Mix giúp tăng doanh thu từ các hoạt động kinh doanh,đặc biệt là từ hoạt động xuất khẩu nông sản Kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả nôngsản thực hiện trong năm 2009 giảm, bằng 69% so với 2008; doanh thu toàn Tổng công

ty đạt trên 4.000 tỷ đồng, bằng 87% cùng kỳ (Tổng công ty Rau quả, Nông sản, 2010).Tuy vậy, việc vận dụng chiến lược Marketing - Mix vẫn chỉ ở mức sơ khai, chưa khaithác được hết tiềm năng và thế mạnh của Tổng công ty

Khóa luận này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá toàn diện chiến lượcMarketing - Mix được áp dụng tại Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt nam bằngcông cụ phân tích SWOT là chủ yếu để từ đó tìm ra giải pháp hoàn thiện chiến lượcMarketing - Mix của Tổng công ty

Để thực hiện khóa luận, trước hết chúng tôi tiến hành tìm hiểu các khái niệm vềMarketing, chiến lược Marketing và tình hình nhu cầu, tiêu thụ nông sản thực tế củamột vài thị trường trên thế giới và của Việt Nam

Sử dụng công cụ phân tích SWOT và một số công cụ nghiên cứu khác, chúngtôi đã tiến hành phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của tình hìnhtổng quan của Tổng công ty và từng chiến lược cụ thể trong chiến lược Marketing -Mix 4Ps nhằm đánh giá hiện trạng chiến lược

Trang 5

Qua nghiên cứu, khóa luận đã rút ra được những kết luận về chiến lượcMarketing - Mix của Tổng công ty là (1) Từng chiến lược cụ thể trong chiến lượcMarketing - Mix của Tổng công ty còn rất nhiều điểm yếu, trong khi những điểm mạnhthì chưa đủ vững chắc để đảm bảo cho sự phát triển trong tương lai; (2) Trong từng chiếnlược cụ thể, Tổng công ty tận dụng cơ hội chưa hiệu quả và khả năng né tránh nguy cơcòn yếu kém.

Chúng tôi đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chiến lược Marketing - Mix tạiTổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam Đó là: (1) Tổ chức nghiên cứu thị trường,phân đoạn thị trường và tìm kiếm thị trường mục tiêu; (2) Đa dạng hóa các dòng sảnphẩm đặc trưng, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, có chiến lược giá linhhoạt đối với từng đối tượng khách hàng và thị trường; (3) Mở rộng hệ thống đại lý, bán

và giới thiệu sản phẩm; (4) Luôn có những kế hoạch phát triển nguồn nhân lực củaTổng công ty; (5) Đảm bảo vùng nguyên liệu cho chế biến; (6) Tăng cường mối liênkết giữa các nhà máy, phòng ban thuộc Tổng công ty

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt đề tài iii

Mục lục v

Danh mục bảng sử dụng trong khóa luận viii

Danh mục biểu đồ, sơ đồ sử dụng trong khóa luận………ix

Danh mục các từ viết tắt sử dụng trong khóa luận x

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Phạm vi nội dung 3

1.4.2 Phạm vi không gian 3

1.4.3 Phạm vi thời gian 3

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Marketing 4

2.1.2 Chiến lược Marketing 5

2.2 Cơ sở thực tiễn 11

2.2.1 Tình hình thị trường nông sản thế giới những năm gần đây 11

2.2.2 Tình hình tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong thời gian vừa qua 14

2.2.3 Tình hình thực tế của Tổng công ty Rau quả, Nông sản 18

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.20

Trang 7

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 20

3.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp 20

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty 20

3.1.3 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 22

3.1.4 Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa chủ yếu 25

3.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của Tổng công ty 26

3.2 Phương pháp nghiên cứu 29

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 29

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 29

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 30

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 30

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÀO LUẬN 45

4.1 Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Rau quả Nông sản Việt Nam 45

4.1.1 Một số kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam 45

4.1.2 Vận dụng ma trận SWOT đánh giá tình hình tổng quan của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam 52

4.1.3 Hiện trạng chiến lược Marketing - Mix của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam 56

4.2 Vận dụng ma trận SWOT đánh giá chiến lược Marketing - Mix được áp dụng tại Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam 64

4.2.1 Vận dụng ma trận SWOT đánh giá chiến lược sản phẩm 65

4.2.2 Vận dụng ma trận SWOT đánh giá chiến lược giá cả 69

4.2.3 Vận dụng ma trận SWOT đánh giá chiến lược phân phối 74

4.2.4 Vận dụng ma trận SWOT đánh giá chiến lược xúc tiến thương mại 77

Trang 8

4.3 Giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing – Mix tại Tổng công ty Rau quả, Nông

sản Việt Nam 80

4.3.1 Giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm 80

4.3.2 Giải pháp hoàn thiện chiến lược giá cả 82

4.3.3 Giải pháp hoàn thiện chiến lược phân phối 82

4.3.4 Giải pháp hoàn thiện chiến lược xúc tiến thương mại 83

4.3.5 Giải pháp hoàn thiện tổng thể chiến lược Marketing - Mix 84

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89

5.1 Kết luận 89

5.2 Kiến nghị 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Trang 9

DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN

Bảng 2.1 Hai loại mục tiêu trong quản lý chiến lược 9

Bảng 3.2 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp 41

Bảng 3.1 Ma trận SWOT 44

Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu tài chính 48

Bảng 4.2 Tình hình xuất nhập khẩu 49

Bảng 4.3 Tình hình lao động của Tổng công ty 51

Bảng 4.4 Bảng ma trận SWOT cho tình hình tổng thể 54

Bảng 4.5 Một số thị trường chính của Tổng công ty 62

Bảng 4.6 Bảng phân tích SWOT cho chiến lược Sản phẩm của Tổng công ty Rau quả, Nông sản 67

Bảng 4.7 Phân tích SWOT cho chiến lược giá cả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản 72

Bảng 4.8 Bảng phân tích SWOT cho chiến lược phân phối của Tổng công ty Rau quả, Nông sản 75

Bảng 4.9 Bảng phân tích SWOT cho chiến lược xúc tiến thương mại của Tổng công ty Rau quả, Nông sản 78

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN

Biểu đồ 2.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản từ năm 2005 - 2009 14

Biểu đồ 2.2 Các thị trường xuất khẩu chính của Nông sản Việt Nam 16

Biểu đồ 4.1 Xu hướng biến động doanh thu 45

Biểu đồ 4.2 Xu thế biến động lợi nhuận trước thuế 46

Biểu đồ 4.3 Xu thế biến động kim ngạch xuất nhập khẩu 50

Biểu đồ 4.4 Tình hình xuất nhập khẩu của Tổng công ty qua các năm 61

Biểu đồ 4.5 Các thị trường chính của Tổng công ty 62

Sơ đồ 2.1 Ba cấp quyết định trong chiến lược Marketing 8

Sơ đồ 3.1 Quy trình công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu 25

Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam 26

Sơ đồ 4.1 Sản phẩm chính của Tổng công ty Rau quả, Nông sản 58

Sơ đồ 4.2 Sơ đồ kênh phân phối của Tổng công ty 63

Trang 12

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Là một nước với hơn 70% dân số tham gia nông nghiệp, có vị trí nằm trongvùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam hội đủ điều kiện để sản xuất nông nghiệp, đặcbiệt là các loại nông sản có giá trị cao như cà phê, điều, hồ tiêu… Theo định hướngchiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 của bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành nôngnghiệp sẽ giữ mức ổn định, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là khoảng 3,3 - 3,8% /năm và giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 3,5 - 4% / năm, với các giải pháp tăng năngsuất, tăng chất lượng, giảm giá thành, điều chỉnh cơ cấu phù hợp xu hướng biến đổinhu cầu tiêu dùng theo mức tăng thu nhập của nhân dân

Theo Bộ NN&PTNT (2009), từ năm 2005 đến năm 2009, tăng trưởng giá trịsản xuất của nông nghiệp bình quân đạt gần 5,5% / năm Cơ cấu sản xuất nông, lâm,thủy sản chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quảgắn với nhu cầu thị trường Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục duy trì

đà tăng trưởng Theo ông Trịnh Văn Tiến (2010) - Trưởng phòng nghiên cứu pháttriển, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - nếu nhưnăm 2007, giá trị xuất khẩu nông sản đạt xấp xỉ 12,5 tỷ USD thì năm 2008 đạt 16 tỷUSD và năm 2009 xuất khẩu đạt 15,4 tỷ USD Cán cân thương mại nông lâm thủysản năm 2007 xuất siêu đạt 5,450 tỷ USD, năm 2008 tiếp tục tăng xuất siêu với mức5,874 tỷ USD và năm 2009 là 7,3 tỷ USD

Như vậy, sau ba năm hội nhập WTO với ba cú sốc về giá lương thực, giáxăng dầu, và khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến Việt Nam, nông nghiệpViệt Nam nói chung và sản xuất và tiêu thụ nông sản nói riêng đã thể hiện được vaitrò quan trọng của mình trong việc thích ứng và vượt qua được những tác động củakhủng hoảng kinh tế

Bên cạnh đó, sản xuất và tiêu thụ nông sản Việt Nam vẫn còn không ít tồntại, chưa phát huy được những thuận lợi và cơ hội của mình Nông sản Việt Namphong phú nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ, chất lượng sản phẩm không ổn định,việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại chưa được chú trọng đúng mức

Trang 13

Trước thực tế trên, để đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản Việt Nam, vấn đềđặt ra là cần qui hoạch sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch tốt Đặc biệt là vấn

đề tiếp cận thông tin thị trường, tạo sự liên doanh, liên kết giữa người sản xuất vàdoanh nghiệp, cùng với đó phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với mặthàng nông sản

Với những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong sản xuất và tiêu thụ nôngsản nói chung và rau quả nói riêng trong thời gian qua, không thể không kể đến vaitrò của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam Sau hơn 20 năm thực hiệnđường lối đổi mới do Đảng và Nhà nước lãnh đạo, Tổng công ty luôn nỗ lực khắcphục mọi khó khăn, thích nghi với cơ chế mới, đóng góp đáng kể vào sự nghiệpphát triển của đất nước Tuy nhiên, so với tiềm năng của Tổng công ty thì kết quảsản xuất kinh doanh như hiện nay vẫn chưa tương xứng Nguyên nhân chủ yếu là dokhó khăn trong khâu nghiên cứu thị trường, tìm đối tác; quá trình chuẩn bị hàngchưa đồng nhất từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong sản xuất; kiểm tra chấtlượng còn nhiều bất cập; các chính sách hỗ trợ thương mại còn nghèo nàn dẫn đếncác mặt hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty chưa đủ sức cạnh tranh, chấtlượng không đồng đều, giá thành cao Bên cạnh đó, giá rau quả trên thị trường ViệtNam và thế giới lại thường xuyên biến động, dẫn đến việc Tổng công ty bị thuathiệt nhiều trên thương trường, làm giảm đáng kể hiệu quả sản xuất kinh doanh

Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn khóa luận “Vận dụng ma trận SWOT nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing - Mix tại Tổng công ty Rau quả, Nông sản” để trả lời cho các câu hỏi:

(1) Thế nào là chiến lược Marketing - Mix?

(2) Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Rau quả, Nông sảntrong thời gian qua như thế nào?

(3) Hiện trạng chiến lược Marketing - Mix đã được áp dụng ở Tổng công ty?(4) Giải pháp nào nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing - Mix của Tổng công ty?

Trang 14

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Vận dụng ma trận SWOT nhằm đánh giá thực trạng chiến lược Marketing Mix; từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing - Mixcủa Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận, thực tiễn vàgiải pháp Marketing nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing - Mix để đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Rau quả, Nông sản

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi nội dung

Khóa luận vận dụng ma trận SWOT để tập trung nghiên cứu chiến lượcMarketing - Mix 4Ps (gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phânphối và chiến lược xúc tiến thương mại); định hướng các giải pháp nhằm hoàn thiệnchiến lược Marketing - Mix tại Tổng công ty Rau quả, Nông sản

Trang 15

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Marketing

2.1.1.1 Vai trò của Marketing đối với kinh doanh của doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường không một doanh nghiệp nào khi bắt tay vào kinhdoanh lại không nghĩ tới việc bán hàng, không nghĩ tới việc gắn các hoạt động củadoanh nghiệp với mọi biến động của thị trường Vì chỉ có như vậy doanh nghiệpmới có thể tồn tại và phát triển

Marketing là một chức năng quan trọng của kinh doanh, cùng với các chứcnăng sản xuất, quản lý tài chính, nhận lực, vật tư… hợp thành những bộ phận tấtyếu của doanh nghiệp Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động Marketing là thu hút nhiềukhách hàng cho doanh nghiệp Vì vậy, Marketing là đầu mối quan trọng để liên kếtcác chức năng khác của doanh nghiệp, hướng các hoạt động của doanh nghiệp vàoviệc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Mặt khác, Marketing cũng có mộtnhiệm vụ quan trọng là tìm kiếm những khách hàng phù hợp với năng lực củadoanh nghiệp và làm thỏa mãn nhu cầu của họ trong điều kiện cụ thể của doanhnghiệp

2.1.1.2 Các khái niệm về Marketing

Marketing là một khái niệm còn đang trong quá trình phát triển và không ngừng hoànthiện

Theo W.J Stanton - một nhà kinh tế học phương tây - Marketing là toàn bộ

hệ thống hoạt động kinh tế trong điều kiện nhất định, phản ánh chương trình sảnxuất, lưu chuyển hàng hóa và giá cả hay sự biến động của giá cả Phân phối sảnphẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hiện tại (Giáo trình Marketing -Viện đại học Mở Hà Nội, 2007)

Theo C.Florescu - chuyên gia Marketing của Rumani - Marketing bao gồmhai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo ra khái niệm đầy đủ và hoàn chỉnh vềMarketing:

Trang 16

(1) Hoạt động Marketing phục vụ cho lãnh đạo doanh nghiệp: Tăng cườnghoạt động Marketing có nghĩa là xác định phương hướng hoạt động đối với thịtrường, đối với tiêu dùng và tất cả những nhân tố có liên quan chặt chẽ tới kết quảhoạt động của doanh nghiệp Tăng cường sự thích hợp của doanh nghiệp để hiểu thịtrường, các thay đổi của thị trường và thỏa mãn chúng một cách tốt ưu.

(2) Marketing là phương pháp, phương thức, nghệ thuật trong hoạt động lãnhđạo thực tế của doanh nghiệp, có vai trò luôn đổi mới, đảm bảo sự phân phối hợp lýgiữa các cơ quan chức năng của nhà nước trong việc tạo môi trường thuận lợi chocác đơn vị kinh tế hoạt động có hiệu quả Thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượngcủa kế hoạch hóa (Giáo trình Marketing - Viện Đại học Mở Hà Nội, 2007)

Theo Hiệp hội Marketing của Mỹ (American Marketing Association) Marketing là sự dự đoán, sự quản lý, sự điều chỉnh và sự thỏa mãn nhu cầu thôngqua quá trình trao đổi (Giáo trình Marketing Nông nghiệp - Đại học Nông nghiệp

-Hà Nội, 2008)

Theo Philip Kotler (1997) - Marketing là một quá trình quản lý mang tính xãhội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốnthông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với nhữngngười khác (Quản trị Marketing - NXB Thống kê)

Vậy, Marketing là khoa học nghiên cứu các quy luật trao đổi giữa cung và

cầu trên thị trường; các phương pháp, hình thức, nghệ thuật thực hiện có hiệu quả các đòi hỏi của các quy luật đó để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh luôn tồn tại và phát triển bền vững.

2.1.2 Chiến lược Marketing

2.1.2.1 Xuất xứ và khái niệm chiến lược

Trong giáo trình Marketing quốc tế (2006) trường Đại học Ngoại thương HàNội, xuất xứ và khái niệm chiến lược được đề cập rất rõ ràng:

Theo giáo sư P Lasserre, Đại học Chicago, Mỹ, thuật ngữ “chiến lược”(Strategy) xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc, từ 500 năm trước Công Nguyên,vào thời kì “Xuân thu chiến quốc” Người khởi xướng dùng thuật ngữ này là Tôn

Tử (SUNTZU), nhà chiến lược quân sự nổi tiếng hồi đó Tuy đã cách chúng ta2.500 năm, song đến nay lý thuyết uyên bác của ông về chiến lược quân sự hay

Trang 17

“Phép dùng binh” vẫn còn được truyền lại Trong số những thuyết lý đó, Tôn Tử đãnhấn mạnh: “Biết mình biết người, đánh trăm trận thắng mà vẫn không mất mộtbinh hùng tướng mạnh nào”.

Theo Tôn Tử, để làm được điều đó, trước hết người tướng giỏi phải có 5 tiêuchuẩn sau:

(1) Biết mình, biết người;

Tới thập niên 60 của thế kỉ 20, thuật ngữ chiến lược được sử dụng rộng rãitrong kinh doanh nói chung và Marketing nói riêng như: chiến lược kinh doanh,chiến lược Marketing, chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm Vậy chiến lược

là gì?

(1) Theo Carl Von Clausewitez, chiến lược là việc xác định những nguồn lựccần thiết về con người và vật chất trong một thời gian và không gian nhất địnhnhằm đạt được chắc chắn những mục tiêu đã định

(2) Theo Jean Pierre Lacour, trong cuốn “Lexique du Marketing” (Từ điểnMarketing), khái niệm chiến lược được trình bày ngắn gọn:

Chiến lược Marketing là tập hợp các quyết định của doanh nghiệp cần thựchiện cho cả một thời gian dài nhất định trong môi trường hoạt động nhất định

Như vậy, qua khảo sát xuất xứ và những khái niệm điển hình trên, có thể nói,bản chất chiến lược được thâu tóm vào bốn điểm sau:

(1) Tầm nhìn rộng (là đòi hỏi trước hết đối với các nhà chiến lược);

(2) Gồm các quyết định hệ trọng (là bản chất cốt lõi của chiến lược);

(3) Công việc diễn ra lâu dài (là thời gian thực hiện các quyết định);

(4) Môi trường hoạt động cụ thể (là phạm vi diễn ra các quyết định)

a Nội dung chính của chiến lược Marketing

Trang 18

Hai cấp độ chính của chiến lược Marketing

Từ những thập niên cuối thế kỉ 20, nhiều tác giả Bắc Mỹ và Tây Âu vẫnthường phân chia chiến lược ra hai nội dung lớn, đó là phần chiến lược và phầnchiến thuật

Nói chung, phần chiến lược thường bao gồm các quyết định và mục tiêu dàihạn, còn phần chiến thuật lại gắn liền với những quyết định và mục tiêu ngắn hạn,trong đó phần chiến lược là cơ bản và chi phối trực tiếp phần chiến thuật

Chúng ta có thể thấy rõ hơn những nét khác biệt giữa phần chiến lược vàphần chiến thuật qua việc so sánh các nội dung chính ở bảng 2.1

Các cấp quyết định chiến lược Marketing

Theo các giáo sư Denis Lindon và Philip Kotler, có ba cấp quyết định trongchiến lược tổng thể hay chiến lược Marketing - Mix (Hình 2.1)

(1) Cấp quyết định thứ nhất xác định chiến lược tổng thể Marketing, xácđịnh lĩnh vực hoạt động (ở những thị trường nào? Sản phẩm gì?)

(2) Cấp quyết định thứ hai xác định các chiến lược: chiến lược cấu thành củaMarketing - Mix, bao gồm sản phẩm, giá cả, phân phối và yểm trợ (xúc tiến thươngmại)

(3) Sau cùng, cấp quyết định thứ ba đưa ra những vấn đề chiến thuật ngắnhạn theo năm hoặc quý, tháng, thậm chí hàng tuần

Khi quy mô kinh doanh của công ty càng mở rộng thì ý nghĩa của hai cấpquyết định chiến lược (thứ nhất và thứ hai) càng lớn, đặc biệt là cấp chiến lược tổngthể hay chiến lược chung bao trùm 4Ps (Product, Price, Place, Promotion) Tuynhiên, cấp quyết định chiến thuật cũng rất quan trọng bởi nó gắn liền với hành độngthực thi triển khai cả hai cấp quyết định trên và đảm bảo sự thành công của chiếnlược Theo quan điểm của các nhà quản lý chiến lược, mỗi bước đi trong thực tế cònquan trọng hơn cả một lô chương trình

Trang 19

Sơ đồ 2.1 Ba cấp quyết định trong chiến lược Marketing

b Một số điểm cần chú ý về chiến lược Marketing

Với bất cứ một chiến lược nào ta đều cần xác định được mục tiêu cụ thể Và đối với chiến lược Marketing có ba cách tiếp cận mục tiêu chiến lược như sau:

(1) Mục tiêu tổng thể và mục tiêu bộ phận Điển hình của nhóm tác giả theocách tiếp cận này là Denis Lindon và G.Mansillon Mục tiêu tổng thể được hiểu làmục tiêu chiến lược tổng thể của doanh nghiệp bao trùm các chiến lược thành phầncủa Marketing - Mix Trong mỗi mục tiêu tổng thể về doanh số hay về lợi nhuận, lại

có các mục tiêu bộ phận tương ứng như doanh số theo từng sản phẩm cụ thể hoặctheo từng thị trường hoạt động cụ thể Như vậy, các mục tiêu bộ phận này (theo sảnphẩm hay thị trường) cũng rất khác nhau về tỷ trọng vì trên thực tế, sản phẩm này

có thể là át chủ bài nhưng sản phẩm kia chỉ là hỗ trợ, thị trường xuất khẩu này đóngvai trò chủ đạo song thị trường kia chỉ là thứ yếu

(2) Mục tiêu tài chính và mục tiêu chiến lược Trên góc độ quản lý chiến lược,Giáo sư Thompson và Strickland (1990) lại rất quan tâm tới cặp phạm trù mục tiêu này

Theo Thompson và Strickland, các mục tiêu trên đều là yêu cầu cần thiết vìchúng thực sự quan trọng để đảm bảo thành công trong hoạt động kinh doanh Dovậy, mỗi loại mục tiêu như “tài chính” hay “chiến lược” lại bao gồm những mụctiêu cụ thể Nếu các mục tiêu tài chính nói rõ sự thành công của doanh nghiệp thìcác mục tiêu chiến lược là nền tảng cho việc thực hiện các mục tiêu tài chính

Chiến lược tổng thể

Chiến lược sản

phẩm

Chiến lược giá cả

Chiến lược phân phối

Chiến lược yểm trợ

Chiến thuật (Tactic)

Trang 20

(3) Mục tiêu chiến lược và mục tiêu chiến thuật Theo cách tiếp cận này, mụctiêu chiến lược là những mục tiêu dài hạn, thông thường từ 5 năm trở lên Ngượclại, mục tiêu chiến thuật là mục tiêu ngắn hạn như trong 1 năm hay trong 1 quý Cótác giả dùng thuật ngữ “Objectives” cho cả mục tiêu chiến lược và mục tiêu chiếnthuật, có tác giả dùng thuật ngữ Goals cho mục tiêu chiến lược và Objectives chomục tiêu chiến thuật

Bảng 2.1 Hai loại mục tiêu trong quản lý chiến lược

Mục tiêu tài chính (Finacial Objectives) Mục tiêu chiến lược (Strategic Objectives)

- Đảm bảo tăng doanh thu nhanh nhất,

- Tăng trưởng thu nhập/lương,

Chi phí thấp nhất so với đối thủ,

Cơ hội tăng trưởng mở rộng, Khả năng cạnh tranh quốc tế cao, Tuyến sản phẩm hấp dẫn nhất, Danh tiếng cao đối với khách hàng,

 S: Strengths: gồm những điểm mạnh của bản thân doanh nghiệp;

 W: Weaknesses: những điểm yếu của doanh nghiệp;

 O: Opportunities: những cơ may (hay cơ hội, thuận lợi) từ phía môitrường và thị trường;

 T: Threats: những Nguy cơ (hay nguy cơ, đe dọa) từ phía môitrường và thị trường

Như vậy, để xây dựng chiến lược và mục tiêu chiến lược, cần phải phân tích,đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan Yêu cầu

Trang 21

đầy đủ và toàn diện đó càng có ý nghĩa hơn trong Marketing quốc tế vì môi trườnghoạt động mở rộng và mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều so với Marketing quốcgia

(2) Phương pháp xác định mục tiêu, cần chú ý ba phương pháp sau:

Xác định rõ thứ bậc của các mục tiêu (Hierarchisation of Objectives) Theophương pháp này, doanh nghiệp phải phân tích rõ mức độ quan trọng cần được ưutiên cho từng mục tiêu

Cân đối các mục tiêu (Objectives Ponderation) Cần kết hợp hài hòa các mụctiêu, nhằm đạt hiệu quả tối ưu của chiến lược

Xác định mức tối đa cần phải đạt được của các mục tiêu Ví dụ, doanh thucủa hãng phải chiếm 10% tổng dung lượng thị trường và phải tăng liên tục trong 5năm tới với mức bình quân là 5% / năm

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý đến một số đặc điểm của mục tiêuchiến lược như sau:

(1) Các mục tiêu chiến lược (như doanh số, lợi nhuận) phải được lượng hóabằng những con số cụ thể chứ không được ghi một cách chung chung Ví dụ, khôngghi: “cố gắng duy trì mức tăng trưởng khả quan về doanh số trong những năm tới”

Mà cần ghi cụ thể: “đảm bảo trong 3 năm tới, mức tăng trưởng doanh số năm thứnhất phải đạt 6,5%, năm thứ hai đạt 7,5% và năm thứ ba phải đạt 8%”

(2) Mục tiêu chiến lược phải mang tính khả thi cao Nói cách khác, đó lànhững con số sẽ được thực hiện một cách khá chắc chắn Như vậy, mục tiêu chiếnlược ở đây không phải là mong muốn chủ quan của doanh nghiệp mà phải dựa trên

cở sở phân tích SWOT đã nêu trên

2.1.2.2 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược Marketing

Để tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp cần đặt cho mình một mục tiêu và

cố gắng để đạt được mục tiêu đó Khi việc quản lý và điều hành công việc dựa trênnhững kinh nghiệm, trực giác và sự khôn ngoan không thể đảm bảo sự thành côngcủa doanh nghiệp thì việc lập kế hoạch chiến lược cho toàn bộ các hoạt động củadoanh nghiệp là điều cần thiết Kế hoạch chiến lược sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy

Trang 22

rõ hơn mục tiêu cần vươn tới của mình và chỉ đạo sự phối hợp các hoạt động hoànhảo hơn Đồng thời kế hoạch chiến lược cũng giúp cho nhà quản trị suy nghĩ có hệthống những vấn đề kinh doanh nhằm đem lại những chuyển biến tốt đẹp hơn.

Nằm trong chiến lược chung của doanh nghiệp, chiến lược Marketing thểhiện sự cố gắng của Công ty nhằm đạt tới một vị trí mong muốn xét trên vị thế cạnhtranh và sự biến động của môi trường kinh doanh Chỉ khi lập được chiến lượcMarketing thì Công ty mới có thể thực hiện một cách đồng bộ các hoạt độngMarketing bắt đầu từ việc tìm hiểu và nhận biết các yếu tố môi trường bên ngoài,đánh giá những điều kiện khác bên trong của Công ty để từ đó có những chính sách

về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến nhằm đạt tới mục tiêu đã định sẵn

Với ý nghĩa đó việc xây dựng chiến lược Marketing thực sự là công việcquan trọng cần thiết cần phải làm đối với mỗi doanh nghiệp Đây là công việc đầutiên để xây dựng một chương trình Marketing của doanh nghiệp và làm cơ sở để tổchức và thực hiện các hoạt động khác trong quản trị doanh nghiệp nói chung vàquản trị Marketing nói riêng

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Tình hình thị trường nông sản thế giới những năm gần đây

Cùng với xu hướng biến động giá của thị trường lương thực và thực phẩmthế giới, thị trường rau quả thế giới những năm gần đây đang dần dần ổn định saukhi đã đạt đỉnh điểm hồi cuối năm 2007, giảm dần từ cuối năm 2008 và lại bắt đầutăng nhẹ trở lại từ đầu năm 2009 đến nay

Trang 23

Một số thông tin nổi bật về thị trường trái cây thế giới được đưa ra trênwebsite của Trang Thông tin thị trường hàng hóa Việt Nam như sau:

a Tại Mỹ, giá nhiên liệu tăng và nhập khẩu sụt giảm đã khiến lượng chuốitrên thị trường khan hiếm và khiến giá chuối tăng

b Tại Nhật Bản, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ thựchiện một chiến dịch khẩn cấp nhằm thúc đẩy mức tiêu thụ rau quả vốn giảm mạnhtrong thời gian gần đây Hiện nay, sản lượng rau của Nhật Bản vẫn duy trì ở mứctrung bình như những năm trước Tuy nhiên, giới trẻ Nhật Bản và một bộ phậnngười dân Nhật Bản đang có xu hướng giảm ăn rau dẫn đến mức tiêu thụ giảm sút,khiến giá rau của Nhật Bản thấp hơn từ 20 - 30% so với những năm trước đây vàkhiến nhà sản xuất gặp nhiều khó khăn

c Tại Liên minh châu Âu (EU), để đối mặt với sự khan hiếm rau quả và giálương thực tăng cao trên thị trường thế giới, EU đã kêu gọi các nước thành viên nớilỏng quy định về hình dạng, mẫu mã các sản phẩm nông nghiệp, để mọi người dânđều có thể hưởng thụ các sản phẩm này Các mặt hàng được đề nghị nới lỏng baogồm một số nông sản thiết yếu như: đậu nành, bí xanh, dưa chuột, hành tây, tỏi tây,dưa quả,

d Tại Irắc: Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại của mình, Irắc đã bắt đầu phảinhập khẩu rau quả trong khi nền nông nghiệp của đất nước này có một di sản giàu

có từ 6.000 năm nay, có đủ nước tưới cây và đất đai phì nhiêu Do chiến tranh tànphá và nền kinh tế thị trường tự do đã đẩy các chủ trang trại người Irắc vào tìnhcảnh bi đát Các loại nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp như phân bón, giống câytrồng đều được bán với giá rất cao, không được trợ cấp phân bón, rau quả nhậpkhẩu tràn ngập thị trường với giá thành thấp

Trang 24

e Tại Thái Lan: nông dân nước này đang tập trung cải tiến chất lượng cácloại trái cây nhiệt đới để có thể xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ Thái Lan là mộttrong những nước xuất khẩu trái cây nhiệt đới hàng đầu thế giới, đặc biệt là dứa,nhãn, xoài, sầu riêng, mãng cầu và vải Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu tráicây nhiệt đới (cả tươi và chế biến) của Thái Lan đạt 48 tỷ baht Thị trường xuấtkhẩu chủ lực là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ Năm 2008, Thái Lan xuất khẩucác loại trái cây nhiệt đới đạt 50 tỷ bath.

g Tại Ucraina: Do diện tích trồng bắp cải trắng tại Ucraina được mở rộngnên sản lượng đã tăng mạnh Lượng bắp cải thu hoạch dồi dào không chỉ đáp ứngnhu cầu trong nước mà Ucraina đã tăng cường xuất khẩu loại rau thế mạnh này.Nguồn cung bắp cải dồi dào nên giá bán trong nước giảm nhẹ Hiện tại, giá bắp cảibán tại Ucraina từ 0,07 - 0,10 USD/kg, song cũng có thể giảm nếu lượng đặt hànglớn hoặc hình thức thanh toán thuận tiện

h Tại Ấn Độ: Sản lượng xoài năm nay của Ấn Độ sẽ đạt 14 triệu tấn, tăng12% so với 12,5 triệu tấn của năm ngoái nhờ sai quả Sản lượng xoài tăng ở tất cảcác bang Nhờ vào nguồn cung dồi dào nên giá xoài năm nay có thể giảm nhẹ

i Tại Braxin: Các nhà xuất khẩu Braxin vui mừng vì từ 15/7/2008, họ đượcphép xuất khẩu giống xoài Kent sang thị trường Nhật Năm 2007, Braxin đã sảnxuất được 15,7 tấn xoài Kent và xuất khẩu tới 20% sản lượng, chủ yếu sang Hà Lan.Ngoài xoài Kent, Bra-xin cũng đã xuất khẩu giống xoài Tomy Athkins

k Tại Uganda: Một nhà kính được điều khiển bằng máy tính dùng để trồngcác loại chuối biến đổi gen đã chính thức hoạt động tại Viện nghiên cứu Nôngnghiệp Kawanda của Uganda Chuối là loại cây lương thực quan trọng của Uganđanhưng đang phải đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng từ môi trường Nhiều loại

vi rút đang tấn công loại cây này và các nhà khoa học có nhiệm vụ tiếp tục phátminh ra những giống mới có khả năng chống lại sâu bệnh

l Tại Indonexia: Indonexia hiện đã trở thành nước sản xuất khoai tây lớnnhất Đông Nam Á với sản lượng 1,1 triệu tấn/năm

Trang 25

m Tại Italia: Do tình hình giá cả tăng cao trong năm nay, trong đó bao gồm

cả mặt hàng rau quả, người dân Italia đã chuyển qua hình thức mua bán hàng quamạng thay cho phương thức truyền thống để tiết kiệm chi tiêu Lượng giao dịch mặthàng rau quả chiếm 16,8% trên tổng giao dịch mua bán tại các siêu thị của nướcnày

Dự báo, giá rau quả thế giới sẽ giảm dần trong thời gian tới do nông dân đãchú trọng hơn vào phát triển nông nghiệp và đa dạng hóa sản phẩm, tuy nhiên vẫn ởmức cao so với vài năm qua do thời tiết khắc nghiệt và nhu cầu không ngừng tăngcao

Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi, 70% dân số làm nghề nông

và diện tích canh tác rau quả khoảng 1.500.000 ha, Việt Nam có tiềm năng pháttriển ổn định lâu dài trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm rau quả khi có một chiếnlược phát triển ngành tầm quốc gia Theo đánh giá của chuyên gia nước ngoài, ViệtNam là quốc gia sản xuất rau quả đạt sản lượng lớn đứng thứ 5 ở châu Á nhưng chủyếu lại là tiêu thụ trong thị trường nội địa (85%) xuất khẩu được rất ít

2.2.2 Tình hình tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong thời gian vừa qua

Đa số nông sản của Việt Nam sản xuất ra là để xuất khẩu, nên khi thị trườngnước ngoài không ổn định, tình hình tiêu thụ nông sản của Việt Nam gặp rất nhiềukhó khăn

Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu rau quả có tốc độ tăng trưởng khá

ổn định, bình quân khoảng 20%/năm Rau quả Việt Nam đã có mặt tại 50 quốc gia,vùng lãnh thổ Song theo nhận định, kết quả xuất khẩu trên vẫn chưa xứng với tiềmnăng

Theo Hiệp hội Rau, Hoa, Quả Việt Nam (2009), cụ thể: năm 2005 đạt 235triệu; năm 2006 đạt 259 triệu; năm 2007 đạt 306 triệu; năm 2008 đạt 407 triệu; năm

2009 đạt 439 triệu

Trang 26

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

2005 2006 2007 2008 2009

Biểu đồ 2.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản từ năm 2005 - 2009

Với thị trường nhập khẩu là 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, rau quả Việt Nam

đã dần tạo được vị thế trên thị trường thế giới, đặc biệt với một số hoa quả đặc sảnnhư: thanh long, sầu riêng, chuối, măng cụt, Hơn nữa, trong khi các thị trườngnhập khẩu khó tính như: EU, Nhật, Mỹ, đều tăng cường kiểm soát về chất lượngđối với rau quả thì rau quả xuất khẩu Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng ổn định Giátrị xuất khẩu rau quả 3 tháng đầu năm 2010 vẫn giữ mức tương đương so với cùng

kỳ, thậm chí tăng về giá trị do giá xuất khẩu tăng

Xét về mặt sản phẩm, rau quả của Việt Nam được xuất khẩu ngày càng đadạng, mới lạ hơn như: gấc đông lạnh, vải, hỗn hợp quả trong nước như chanh dây,

lô hội đóng hộp và quả hỗn hợp đông lạnh nhiều màu Bên cạnh đó, nhiều doanhnghiệp chế biến, xuất khẩu rau quả đã dần đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng,quy trình kiểm soát tiêu chuẩn toàn cầu Thậm chí, thị trường tiềm năng mới vốnđược coi “khó tính” là Mỹ, ngoài trái thanh long được xuất sang đây thì theo CụcBảo vệ thực vật, năm nay nhiều khả năng có thêm nhãn, xoài, vải thiều,…

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng liên tục, nhất là năm 2009, khi hầuhết các mặt hàng nông sản chủ lực đều rơi vào trạng thái giảm nhưng ngành hàngrau quả tăng, cho thấy tiềm năng mặt hàng này của Việt Nam trên thị trường thếgiới còn rất lớn Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứucây ăn quả miền Nam, hàng năm Việt Nam xuất khẩu trên 439 triệu USD rau quả

Trang 27

các loại, nhưng chỉ nhập 280 triệu USD Mặt hàng rau quả xuất siêu trên 150 triệuUSD

Nhưng so với các ngành hàng nông sản khác, tốc độ tăng xuất khẩu của rauquả vẫn còn rất chậm chạp và không xứng với tiềm năng sẵn có Theo Cục Trồngtrọt, hiện diện tích trồng rau quả của cả nước chỉ đứng sau cây lúa, vượt xa so vớidiện tích cà phê, điều, hồ tiêu, cao su,… Theo đó, sản lượng rau quả hàng năm đạtkhoảng 7 triệu tấn, đứng hàng thứ 5 trên thế giới Song trong số này chỉ có khoảng10% được xuất khẩu, còn lại chiếm đến 90% là tiêu thụ nội địa, chủ yếu qua chếbiến, xuất khẩu rau quả tươi (thanh long, bưởi, vú sữa,…) mới chiếm 2,5%

(Nguồn: Hiệp hội Rau, hoa, quả Việt Nam, 2010)

Biểu đồ 2.2 Các thị trường xuất khẩu chính của Nông sản Việt Nam

Theo thông tin tổng hợp từ Hiệp hội Rau, Hoa, Quả Việt Nam, thị trườnggiao dịch gạo, cà phê, cao su,… trên thế giới mỗi năm không quá 10 tỷUSD/năm/loại; trà, điều nhân, hồ tiêu khoảng 3 tỷ USD/năm, trong khi với rau quả

Trang 28

khoảng 103 tỷ USD/năm và tăng 3,5%/năm, đặc biệt là quả nhiệt đới Có thể thấy,rau quả luôn là thị trường giao dịch đầy tiềm năng Trong khi đó, các chuyên giangành nông nghiệp đều nhận định, Việt Nam có đầy đủ điều kiện thuận lợi về khíhậu, thổ nhưỡng để phát triển Dù đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ổn định 20%/năm,song tốc độ này lại khá chậm, bởi so với tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cảnước (15,4 tỷ USD năm 2009) thì ngành rau quả chiếm một tỷ trọng thấp.

Mặt khác, dù đã mở rộng thị trường nhưng tỷ lệ hoa quả xuất đi một số nướcchâu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… còn rất khiêm tốn Hiện nay, Trung Quốc vẫn là thịtrường xuất khẩu hoa quả chủ lực của Việt Nam Nhưng nhiều năm qua, rau quảViệt Nam xuất sang Trung Quốc phải mượn tên, mẫu mã, bao bì của Trung Quốcnên liên tục bị ép giá, việc xây dựng thương hiệu hoa quả Việt Nam ở Trung Quốcrất khó khăn Bên cạnh đó, việc xuất khẩu hoa quả sang Trung Quốc luôn tiềm ẩnrất nhiều rủi ro

Thêm vào đó, do vùng nguyên liệu trong nước thiếu ổn định, nông dân liêntục thay đổi cây trồng bởi tình trạng được mùa rớt giá, khi được giá lại mất mùa nênnhiều khi không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu Đơn cử, tại Đồng Nai, vừa quamột doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng sang Mỹ đã phải hạn chế đơn hàng từ phíanước bạn do lo sợ không thu mua đủ lượng hàng để giao

Trong chiến lược xuất khẩu rau quả của Bộ NN&PTNT đã đưa ra mục tiêunăm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước phải đạt 760 triệu USD và đếnnăm 2020 đạt 1,2 tỷ USD/năm Trong đó, vào năm 2010, diện tích trồng cây hoaquả là 1 triệu hecta, sản lượng khoảng 10 triệu tấn Tuy nhiên, các chuyên gia đềucho rằng, mục tiêu trên sẽ xa vời nếu như nhà nước không có những chiến lược vàmức đầu tư đủ mạnh để xây dựng một ngành trồng và chế biến rau quả mangthương hiệu Việt Nam và cái vòng quẩn quanh “được mùa rớt giá” sẽ mãi không gỡ

ra được

Ngoài việc xuất khẩu, thị trường nội địa là giải pháp hữu hiệu cho các mặthàng nông sản hiện nay Trên thực tế, hiện nay Việt Nam xuất khẩu đến 95% sảnlượng hạt tiêu hằng năm, tiêu thụ tại thị trường nội địa chỉ khoảng 5% Cà phê xuấtkhẩu cũng chiếm đến 90 - 95% tổng sản lượng trong nước Sản xuất và chế biến hạtđiều cũng chủ yếu để xuất khẩu, tiêu dùng nội địa chỉ khoảng 5% Với sản phẩm

Trang 29

chè, 2/3 sản phẩm chế biến tiêu thụ qua xuất khẩu (Hiệp hội Rau, Hoa, Quả ViệtNam (2009)

Theo tiến sĩ Ngô Văn Hải (2010) - Viện Chính sách và chiến lược phát triểnnông nghiệp nông thôn - trong những năm 1980-1990, nền kinh tế của Việt Namcòn khó khăn, do vậy mục tiêu quan trọng lúc này là tạo nguồn ngoại tệ Do đó suốtthời gian dài vừa qua, nền kinh tế tìm mọi nguồn hàng hóa dành cho xuất khẩu, thịtrường trong nước còn bị bỏ ngỏ chưa được quan tâm Đến thời điểm hiện nay, giaiđoạn khó khăn nhất đã đi qua, nguồn thu ngoại tệ không phải là mục tiêu tiên quyết,mặt khác thu nhập của một số tầng lớp dân cư đã được tăng lên, nhu cầu phải cảithiện mức sống của người dân trong nước Như vậy đã đến lúc khi tổ chức tiêu thụnông sản hàng hóa, các bên liên quan sẽ phải cân nhắc: xuất khẩu hay tiêu thụ tại thịtrường trong nước khi có nhu cầu? Với dân số hiện tại trên 86 triệu dân chưa kểhàng triệu du khách vãng lai, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm, nông sản rấtlớn

Mặt khác, hiện nay Nhà nước đang khuyến khích lưu thông tiêu thụ nông sảnhàng hóa trong nước bằng các chính sách miễn thuế, đồng thời kinh doanh tiêu thụnông sản ngay trên thị trường nội địa sẽ không bị các khoản thuế xuất nhập khẩu,bảo hiểm, chi phí thuê kho Đây là lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp trong nướcngay trên thị trường nội địa

Tóm lại, Việt Nam có nhiều lợi thế trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩunông sản như vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, nguồn nhân lực Cácloại rau quả của Việt Nam rất phong phú và đa dạng về chủng loại, có thể đáp ứngnhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và nước ngoài về các sản phẩmrau quả tươi và chế biến Trong những năm vừa qua, ngành nông nghiệp đã đầu tưxây dựng, quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung để cung cấp nguyên liệu đầu vàocho các nhà máy chế biến Bên cạnh đó, ngành cũng chú trọng đầu tư trang thiết bị,công nghệ tiên tiến, hiện đại cho việc sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyểnnông sản, cho phép tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, số lượng lớn phục vụcho tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu Tuy nhiên, sức cạnh tranh của cácmặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn kém do chất lượng thấp, giá thànhcao, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu, hình thức mẫu mã, bao bì chưa hấp dẫn…

Trang 30

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục những yếu kémtrên, không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêuthụ

2.2.3 Tình hình thực tế của Tổng công ty Rau quả, Nông sản

Trong những năm vừa qua, Tổng công ty Rau quả, Nông sản đã đạt đượcnhiều thành tích đáng kể, điển hình như các năm 2008 và 2009

Năm 2008, diễn biến giá cả và cung cầu thị trường thế giới có diễn biến khólường Công tác phân tích, nhận định, dự đoán giá cả và cung cầu sản phẩm tại cácthị trường xuất khẩu chưa nhiều kinh nghiệm nhưng kim ngạch xuất khẩu sản phẩmnông sản của Tổng công ty vẫn tăng 25% so với cùng kỳ năm 2007 Doanh thu kinhdoanh nội địa đạt trên 2.000 tỷ đồng, chiếm 44% tổng doanh thu, tăng 24% so vớicùng kỳ năm 2007 (Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam, 2008) Các đơn vịsản xuất kinh doanh nội địa với các sản phẩm như bao bì hộp sắt, bao bì lon nhôm,nước quả, dịch vụ cảng biển, vận tải, đại lý vận tải, kho hang đạt hiệu quả cao

Nhằm mở rộng thị trường, Tổng công ty đã tổ chức đoàn khảo sát thị trườngNam Phi, Ai Cập, tham gia đoàn khảo sát thị trường EU với hiệp hội rau quả, đồngthời tham gia các hội trợ trong nước và triển khai nhiều chương trình quảng cáo củaTổng công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng

Năm 2009, trong điều kiện có rất nhiều khó khăn nhất là ảnh hưởng củakhủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, các đơn vị trong tổng công ty đã có nhiều

cố gắng, kịp thời đề ra và thực hiện các giải pháp phù hợp, tận dụng các chiến lược

hỗ trợ của Nhà nước, bước đầu hạn chế được ảnh hưởng của những khó khăn trên,

đã duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra

Kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả nông sản thực hiện trong năm 2009 giảm,bằng 69% so với 2008 Tuy nhiên, một số mặt hàng có kim ngạch tăng khá (so vớicùng kỳ) như: nước dứa cô đặc đạt 201%, nước dứa tươi đạt 196%, pure vải và vải

cô đặc đạt 224%, dưa chuột muối đạt 219%, quế đạt 143%, tiêu đạt 174% Doanhthu toàn Tổng công ty đạt trên 4.000 tỷ đồng, bằng 87% cùng kỳ (Tổng công ty Rauquả, Nông sản Việt Nam, 2010)

Trang 31

Nhằm phát triển thị trường trong và ngoài nước, các đơn vị trong Tổng công

ty đã tham gia các chương trình xúc tiến thương mại năm 2009 như: Lễ hội hoa HànQuốc, Hội chợ ẩm thực New York - Mỹ, khảo sát thị trường Australia, hội chợ nôngnghiệp Việt Nam Qua các hoạt động này, một số đơn vị đã ký kết được hợp đồngxuất nhập khẩu cũng như tìm kiếm được bạn hàng mới và sản phẩm mới

Trang 32

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp

Tên giao dịch: Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Vegetable, Fruit and AgriculturalProduct Corporation

Tên viết tắt: VEGETEXCO VIETNAM

Địa chỉ trụ sở chính: Số 2 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (84.4) 8.523.061 Fax: (84.4) 8.523.920

- Số lượng cán bộ công nhân viên: gần 10.000 người

Hiện nay, Tổng công ty Rau quả, Nông sản là thành viên của của Hiệp hộitrái cây Việt Nam (Vinafruit)

Email: vegetexcovn@fpt.vn

Website: http://www.vegetexcovn.com.vn

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty

Tổng công ty rau quả Việt Nam được thành lập theo quyết định số 63 NN TCCB/QB ngày 11/02/1988 của Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (nay là

-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) trên cơ sở hợp nhất của 3 công ty là Tổngcông ty XNK rau quả, Công ty rau quả Trung ương và Liên hiệp các xí nghiệp nông

- công nghiệp Phú Quỳ

Trang 33

Ngày 11/06/2003 Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam được thành lậptheo quyết định số 66/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam do sự sát nhập của Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩmchế biến với Tổng công ty Rau quả Việt Nam Tổng công ty Rau quả, Nông sảnViệt Nam bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 07 năm 2003.

Vegetexco Vietnam là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân theopháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước vàcác ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Tổng công ty làmột tổ chức lớn của nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm rauquả và liên doanh với các tổ chức nước ngoài về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,chế biến nông nghiệp và các sản phẩm rau quả, gia vị

Hoạt động của Tổng công ty được chia thành 4 giai đoạn chính như sau: (1) Giai đoạn 1 (1988 - 1990)

Thời kỳ này Tổng công ty triển khai tổ chức mới, tiếp nhận các đơn vị thuộcngành và tổ chức lại hoạt động của các đơn vị theo cơ chế bao cấp, mô hình khépkín từ nghiên cứu, sản xuất, chế biến đến kinh doanh xuất nhập khẩu Trong giaiđoạn này hoạt động kinh doanh của tổng công ty nằm trong chương trình hợp tácrau quả nông sản của Việt Nam và Liên Xô (1986 - 1990) nên được Liên Xô cungcấp hầu hết các vật tư phục vụ cho qúa trình sản xuất đồng thời cung cấp choTổng công ty một thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định, từ đó tạo cho ngành rauquả nông sản cơ sở vật chất ban đầu

(2) Giai đoạn 2 (1991 - 1995)

Trong giai đoạn này chiến lược về xuất nhập khẩu rau quả của Nhà nước có

sự thay đổi, cho phép hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu rau quả rađời và đi vào hoạt động, làm đánh mất vị trí độc tôn của VEGETEXCO trên thịtrường rau quả nông sản Việt Nam Môi trường cạnh tranh gay gắt buộc các doanhnghiệp muốn tồn tại phải có sự đầu tư, nghiên cứu, thay đổi cơ chế hoạt động phùhợp và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm

Trang 34

Không đứng ngoài vòng thay đổi của nền kinh tế, tổng công ty rau quả nôngsản đã sắp xếp lại bộ máy tổ chức, hoàn thiện và củng cố các đơn vị theo hướnggiảm đàu mối, tinh giảm bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động.

(3) Giai đoạn 3 (1996 - 2002)

Trải qua thời kì chuyển cơ chế với nhiều khó khăn thử thách, trong giaiđoạn nay, công ty đã tìm được cho mình một hướng đi vững chắc hơn, mở rộngquy mô hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường

Bất chấp những nguy cơ về sự biến động nền kinh tế thế giới (chịu ảnhhưởng lớn nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997), với năng lực sẵn cócùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, Tổng công ty vẫn hoàn thành

kế hoạch chung, đồng thời đạt những kết quả đáng mừng Giá trị năm sau luôn caohơn những năm trước và vượt chỉ tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn đưa ra

(4) Giai đoạn 4 (2003 - nay)

Ngày 11 - 06 - 2003 Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam được thànhlập trên cơ sở sát nhập của 2 tổng công ty lớn là Tổng công ty Rau quả Việt Nam

và Tổng công ty Xuất, nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến theo quy đinh66/QĐ - BNN - TCCB của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Hiện nay tổng công ty mở rộng quy mô hoạt động hơn truớc, cụ thể baogồm các đơn vị thành viên như sau: 3 đơn vị phụ thuộc, 22 đơn vị hạch toán độclập, 8 doanh nghiệp cổ phần, 5 đơn vị liên doanh, đồng thời Tổng công ty còn có

cơ quan đại diện tại Mát-xcơ-va ở Cộng hòa Liên Bang Nga và Philadenphia ởMỹ

3.1.3 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp

3.1.3.1 Chức năng

Tổng công ty có 3 chức năng:

(1) Chức năng sản xuất nông nghiệp: đây là chức năng đầu tiên đảm nhiệmnguyên liệu chính cho quá trình hoạt động của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt

Trang 35

Nam Chức năng này hoạt động có hiệu quả thì mới tạo điều kiện cho các chức năngkhác có nguyên liệu để chế biến và cung cấp cho khách hàng Chức năng sản xuấtsản phẩm nông nghiệp là chức năng cơ bản nhất, do đó mà Tổng công ty luôn thayđổi những giống mới, áp dụng khoa học kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng sảnphẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh với thị trường trong nước và thị trường quốc

tế

(2) Chức năng chế biến: đó là chức năng chế biến những sản phẩm nôngnghiệp tươi thành những sản phẩm đồ hộp, sản phẩm khô nguyên chất để xuất khẩu

ra nước ngoài Chức năng này thường xuyên được quan tâm đổi mới trang thiết bị

để nâng cao năng suất lao động và chất lượng để đảm bảo mở rộng thị trường xuấtkhẩu

(3) Chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu: đây là chức năng quyết định của

Tổng công ty Chức năng này phản ánh thực chất kết quả hoạt động kinh doanh của

Tổng công ty

3.1.3.2 Nhiệm vụ

Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống sản xuất và cungcấp giống rau quả trong phạm vi toàn quốc, xây dựng các vùng chuyên canh, thâmcanh rau quả có năng suất và chất lượng cao

(1) Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ đặc biệt là côngnghệ sinh học để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu

(2) Đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật có chất lượng và có trình độ đảm bảocho sự phát triển bền vững

(3) Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để pháttriển sản xuất kinh doanh rau quả cao cấp, công nghệ sạch

3.1.3.3 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu

Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty được đề ra trong điều lệcủa Tổng công ty bao gồm:

Trang 36

(1) Tham gia xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống sản xuất vàcung cấp rau quả trong phạm vi toàn quốc, đảm bảo cung cấp giống tốt cho toànquốc, xây dựng các vùng chuyên canh, thâm canh rau quả có năng suất và chấtlượng cao;

(2) Sản xuất giống rau quả và các nông, lâm sản khác;

(3) Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng;

(4) Sản xuất bao bì (giấy, thủy tinh,…);

(5) Bán buôn, bán lẻ, bán đại lý giống rau quả, thực phẩm, đồ uống, máymóc, thiết bị, phụ tùng chuyên dùng, nguyên vật liệu, hóa chất, hàng tiêu dùng;

(6) Chế biến rau quả, thịt, thủy sản, đường kính, đồ uống (nước quả các loại,nước uống có cồn, không cồn,…);

(7) Kinh doanh vận tải, kho, cảng và giao nhận;

(8) Kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê;

(9) Kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán;

(10) Xây lắp công nghiệp và dân dụng;

(11) Dịch vụ tư vấn phát triển ngành rau, hoa quả;

(12) Sản xuất, chế tạo các sản phẩm cơ khí, thiết bị, máy móc, phụ tùng phục

vụ chuyên ngành rua quả và gia dụng;

(13) Xuất nhập khẩu: Xuất nhập khẩu trực tiếp các lọai rau quả tươi, rau quảchế biến, hoa quả và cây cảnh, gia vị, giống rau quả, nông lâm, hải sản, thực phẩm,hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, hóa chất, vật tư, thiết bị, phương tiện vậntải, nguyên vật liệu;

(14) Thực hiện công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, đặcbiệt là công nghệ sinh học để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu có năng suất

Trang 38

3.1.4 Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa chủ yếu

Quy trình công nghệ sản xuất của một số hàng hóa chủ yếu được thể hiệnqua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1 Quy trình công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu

Sau đây là quy trình sản xuất cụ thể của mặt hàng vải đóng hộp:

(1) Nguyên liệu là vải quả, được thu mua từ các nhà vườn, các đại lý bánbuôn bán lẻ;

(2) Sau đó, nguyên liệu được nhập kho Tại đây, người ta tiến hành phân loạinguyên liệu để đem đi chế biến Những quả bị khuyết tật (sâu bệnh, kích thướckhông đạt,…sẽ bị loại bỏ Những quả đủ tiêu chuẩn được đưa đi chế biến;

(3) Tại phân xưởng chế biến, nguyên liệu đủ tiêu chuẩn được ngâm rửa, bóc

vỏ, tách hạt rồi đưa đi ngâm trong dung dịch CaCl2 Sau đó vớt vải đưa đi rửa bằngnước sạch, để ráo nước rồi đóng hộp Ngâm vải trong dung dịch đã được pha trộnrồi đem ra dây chuyền ghép nắp Tiếp đến là công đoạn thanh trùng và làm nguội;

(4) Xong công đoạn chế biến, vải thành thành phẩm, được nhập kho thànhphẩm;

(5) Từ kho thành phẩm, vải được phân phối tới tay người tiêu dùng quanhiều hình thức: bán buôn, bán lẻ nhưng hình thức phổ biến nhất là xuất khẩu

3.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của Tổng công ty

3.1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty

Nhập nông sản tươi

Nhập kho nguyên liệu

Phân xưởng chế biến

3 Phòng tư vấn đầu tư xúc

tiến thương mại.

Cty CP XNK Rau quả Cty CP SX & DV XNK Rau quảCty CP In & Bao

bì Mỹ ChâuCty CP Vật tư & XNKCTy CP cảng RQCty CP TP XK Đòng GiaoCty CP Thực phẩm XK Tân BìnhCty CP Xây dựng & SX VLCty CP TPXK Bắc GiangCty CP XNK Rau quả Tam HiệpCty CP XNK NS & TP Sài Gòn Cty CP XNK NLS chế biénCty CP Vận tải và TMCty CP XNK Rau quả Thanh HóaCty CP VINALIMEX HCMCty CP Nông lâm sản Hà TĩnhCty CP XNK Rau quả 1 Cty CP XNK RQ Hải PhòngCty CP VianCty CP CB TPXPK kiên giang Cty CP TPXK Hưng YênCty CP Tiền GiangCty CP vật tư CN & TPCty CP TB & NGK Dona_ Newtowner

CÁC ĐƠN VỊ PHỤ

THUỘC

1.Cty chế biến XNK

điều Bình Phước

2 Cty giống rau quả

CTY LIÊN DOANH

Trang 39

Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam

Hiện nay tổng công ty mở rộng qui mô hơn trước với cơ cấu tổ chức theo

mô hình công ty mẹ - công ty con cụ thể bao gồm: 2 công ty trực thuộc, 24 doanhnghiệp cổ phần, 4 công ty liên doanh, 5 phòng chức năng và 8 phòng kinh doanh

Mô hình cơ cấu tổ chức của Tổng công ty được sắp xếp theo mô hình trựctuyến chức năng, kết hợp ưu điểm của hai mô hình trực tuyến và mô hình chứcnăng Đặc điểm của mô hình này là:

(1) Ưu điểm: rõ ràng, tường mạch, dễ kiểm soát, đạt được sự thống nhấttrong mệnh lệnh, nâng cao chất lượng các quyết định, giảm gánh nặng cho ngườiquản lý, dễ quy trách nhiệm;

(2) Nhược điểm: không có vì kết hợp ưu điểm của hai mô hình trực tuyến và

mô hình chức năng

Trang 40

Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ hướng dẫn cho các bộ phận ở dướithực hiện nhiệm vụ của mình Trong trường hợp được ủy quyền của phòng ban cấpcao thì lúc đó mới được trực tiếp ra các quyết định

Tổng công ty được tổ chức theo mô hình gồm 4 khối:

(1) Khối nông nghiệp gồm 28 nông trường và trạm trại từ Bắc tới Nam;(2) Khối kinh doanh xuất nhập khẩu: có trách nhiệm kinh doanh sản phẩmrau quả của Tổng công ty tại thị trường trong và ngoài nước;

(3) Khối nghiên cứu khoa học kỹ thuật: gồm một viện nghiên cứu rau quả vàmột số trung tâm Khối này có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới,

đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong sản xuất;

(4) Khối công nghiệp: gồm 9 nhà máy, đó là các nhà máy đồ hộp như HàNội, Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc, Kiên Giang

3.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong Tổng công ty Rau quả, Nông sản

(1) Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàphát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm Hội đồng quản trị làm chức năng quản

lý hợp đồng của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp vàphát triển nông thôn trong mọi hoạt động của Tổng công ty;

(2) Ban kiểm soát: do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trịkiểm tra, giám sát hoạt động của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các thànhviên trong hoạt động tài chính, chấp hành điều lệ của doanh nghiệp, quyết định củaHội đồng quản trị, chấp hành pháp luật của nhà nước Ban kiểm soát thực hiệnnhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trướcHội đồng quản trị chi phí hoạt động kiểm soát, kể cả tiền lương và các điều kiện vậtchất cho hoạt động của Ban kiểm soát do Tổng công ty đảm bảo;

(3) Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc: Tổng giám đốc của Tổng công tyrau quả, nông sản Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn

bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị với nhiệm kỳ là 5 năm Tổng giám đốc

là đại diện đương nhiệm và hợp pháp của Tổng công ty trong các quan hệ kinh

Ngày đăng: 06/05/2016, 14:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam, (2006), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết công tác năm2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006
Tác giả: Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam
Năm: 2006
2. Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam, (2007), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết công tác năm2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007
Tác giả: Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam
Năm: 2007
3. Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam, (2008), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết công tác năm2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008
Tác giả: Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam
Năm: 2008
4. Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam, (2009), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết công tác năm2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009
Tác giả: Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam
Năm: 2009
5. Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam, (2010), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết công tác năm2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010
Tác giả: Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam
Năm: 2010
6. Bùi Tú Anh (2008), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam, Luận văn Tốt nghiệp đại học, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuấtkhẩu rau quả tại Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam
Tác giả: Bùi Tú Anh
Năm: 2008
7. Chiến lược là gì? (2008), Báo điện tử Thông tin Marketing, ngày 21/03/2010 http://www.thongtinmarketing.com/detail.php?qnews=1041 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược là gì
Tác giả: Chiến lược là gì
Năm: 2008
8. Giáo trình Marketing quốc tế (2006), Đại học Ngoại thương Hà Nội, Hà Nội 9. Giáo trình Lý thuyết Marketing (2006), Đại học Ngoại thương Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing quốc tế" (2006), Đại học Ngoại thương Hà Nội, Hà Nội9. "Giáo trình Lý thuyết Marketing
Tác giả: Giáo trình Marketing quốc tế (2006), Đại học Ngoại thương Hà Nội, Hà Nội 9. Giáo trình Lý thuyết Marketing
Năm: 2006
10. GS. TS Đỗ Hoàng Toàn (2007), Giáo trình Marketing, Viện Đại học Mở Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing
Tác giả: GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
Nhà XB: Nhàxuất bản Thống kê
Năm: 2007
11. Hiệp hội Rau quả Việt Nam (2010), Báo cáo tình hình xuất khẩu rau quả năm 2009, Hội thảo “Trái cây Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Mỹ Tho Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình xuất khẩu rau quả năm 2009",Hội thảo “Trái cây Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Hiệp hội Rau quả Việt Nam
Năm: 2010
12. Lê Thị Huyền (2008), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty rau quả, nông sản, Chuyên đề tốt nghiệp đại học, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng rauquả xuất khẩu của Tổng công ty rau quả, nông sản
Tác giả: Lê Thị Huyền
Năm: 2008
13. Lê Xuân Hoàn (2006), Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến ở Tổng công ty Rau quả, Nông sản, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, Đại học Thương mại Hà Nội, Hà Nội Phạm Thị Minh Thư (2001), Ma trận SWOT trong Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dứa chếbiến ở Tổng công ty Rau quả, Nông sản, "Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, Đại họcThương mại Hà Nội, Hà Nội Phạm Thị Minh Thư (2001)
Tác giả: Lê Xuân Hoàn (2006), Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến ở Tổng công ty Rau quả, Nông sản, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, Đại học Thương mại Hà Nội, Hà Nội Phạm Thị Minh Thư
Năm: 2001
14. Ngân Tuyền (2010), Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng lớn, khai thác nhỏ, Báo điện tử An ninh Thủ đô, ngày 17 /04/2010http://www.anninhthudo.vn/tianyon/index.aspx?articleid=72174&channelid=6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng lớn, khai thác nhỏ
Tác giả: Ngân Tuyền
Năm: 2010
15. Những gì không được gọi là chiến lược? (2009), Forum Cao học Kinh tế, ngày 05/02/2010 http://www.caohockinhte.info/forum/showthread.php?t=8126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những gì không được gọi là chiến lược
Tác giả: Những gì không được gọi là chiến lược
Năm: 2009
16. Nguyễn Cảnh Thắng (2003), Chiến lược Marketing của Công ty Vật Tư Bưu Điện I trong thời gian tới, Chuyên đề tốt nghiệp đại học, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược Marketing của Công ty Vật Tư Bưu Điện Itrong thời gian tới
Tác giả: Nguyễn Cảnh Thắng
Năm: 2003
17. Nguyễn Đình Trung (2008), Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành sản xuất mây tre đan của huyện Trương Mỹ tỉnh Hà Tây và đề xuất một số giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh, Luận văn Tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành sản xuất mây tre đancủa huyện Trương Mỹ tỉnh Hà Tây và đề xuất một số giải pháp phát huy lợi thế cạnhtranh
Tác giả: Nguyễn Đình Trung
Năm: 2008
19. Phạm Quang Diệu (2009), Định vị lại chiến lược xuất khẩu nông sản, Báo điện tử Sài Gòn, ngày 20/03/2010,http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/20274/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định vị lại chiến lược xuất khẩu nông sản
Tác giả: Phạm Quang Diệu
Năm: 2009
20. ThS. Trương Đức Lực (2006), Phân tích Swot với phát triển công nghiệp chế biến rau quả, Tạp chí Công nghiệp, Kỳ I tháng 6 năm 2006, trang 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích Swot với phát triển công nghiệp chế biến rauquả
Tác giả: ThS. Trương Đức Lực
Năm: 2006
18. Nông sản Việt Nam vẫn loay hoay với bài toàn đầu ra (2010), Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 09/05/2010,http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=400543#An4Fkm5PKmOH Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w