MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU1NỘI DUNG11.Để hiểu được thái độ của người bị hại đối với việc khai báo.1a.Phương pháp quan sát1b.Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn2c.Phương pháp thực nghiệm3d.Phương pháp nghiên cứu hồ sơ tài liệu độc lập3e.Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động42.Để giúp người bị hại tái hiện lại những tình tiết cần thiết khi họ quên hoặc nhầm lẫn.5a.Phương pháp truyền đạt thông tin5b.Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy7KẾT LUẬN9
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động điều tra là một giai đoạn quan trọng của Tố tụng hình sự, nhằm mục đích xác định tội phạm, tìm ra sự thật khách quan của hành vi phạm tội , tạo cơ sở cho việc giải quyết vụ án Để đạt được mục đích, điều tra viên phải sử dụng các phương pháp tâm lý một cách phù hợp Sau đây chúng em xin trình bày các phương pháp tâm lý mà điều tra viên có thể sử dụng trong quá trình lấy lời khai của người bị hại:
a Để hiểu được thái độ của người bị hại đối với việc khai báo
b Để giúp người bị hại tái hiện lại những tình tiết khi họ quên hoặc nhầm lần
NỘI DUNG
1. Để hiểu được thái độ của người bị hại đối với việc khai báo.
a. Phương pháp quan sát
Lấy lời khai của người bị hại là hoạt động điều tra do điều tra viên tiến hành bằng cách sử dụng các biện pháp tác động đến tư duy, tình
Trang 3ngôn ngữ và các phương tiện biểu cảm khác như nét mặt, cử chỉ, ánh mắt… nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của họ
Điều tra viên trong quá trình giao tiếp với người bị hại phải quan sát nét mặt, cử chỉ, hành vi lời nói của bị can để nhanh chóng phát hiện trạng thái tâm lí của họ Tuỳ theo trạng thái tâm lí của người bị hại là bình thường hay bất thường mà điều tra viên phải ra quyết định có nên xúc tiến việc lấy lời khai như dự định hay hoãn lại Ví dụ: Nếu quan sát thấy đồng tử mắt người bị hại giãn ra, mắt mở to nhìn thẳng điều tra viên, nét mặt bình thản, ngồi với tư thế không gò bó… chứng tỏ người bị hại đang ở trong trạng thái tâm lí tích cực thì điều tra viên nên sẵn sàng lấy lời khai của họ Ngược lại, trong trường hợp người bị hại lúng túng, hay nhíu mày, không dám nhìn vào người đối diện để khai, lời khai ngập ngừng, run rẩy…, điều tra viên phải tìm mọi cách để giúp người bị hại trấn tĩnh hoặc hoãn lại để đợi lần sau lấy lời khai Nhiều trường hợp người bị hại cố tình khai gian dối vì sợ bị trả thù hoặc để được hưởng những lợi ích cá nhân khác, điều tra viên phải phát hiện các dấu hiệu này nhờ vào phương pháp quan sát để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra
b. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn
Trang 4Là phương pháp nhận thức đặc điểm tâm lý của con người thông qua giao tiếp ngôn ngữ với họ Bằng cách đặt ra những câu hỏi và dựa vào trả lời của đối tượng để trao đổi, hỏi thêm nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu
Đàm thoại, phỏng vấn phải được diễn ra trong không khí thân mật chân thành, tin cậy, thoải mái, không gò bó,giữ kẽ và giả tạo Thông qua đàm thoại, phỏng vấn có thể hiểu được tâm trạng, cảm xúc, trình độ học vấn, hứng thú, nhu cầu, thế giới quan, tính cách, khí chất và năng lực của người bị hại Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong hoạt động tư pháp và thường xuyên kết hợp với phương pháp quan sát
c. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp mà trong đó nhà nghiên cứu chủ động tạo ra các hiện tượng cần nghiên cứu, sau khi đã tạo ra điều kiện cần thiết loại trừ yếu tố ngẫu nhiên Ví dụ: điều tra viên có thể tiến hành thực nghiệm tìm hiểu thái độ của người bị hại thông qua giao tiếp được tiến hành tại gia đình hoặc nơi làm việc của họ
d. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ tài liệu độc lập
Trang 5Các đặc trưng tâm lý của đối tượng (một con người cụ thể, một nhóm người, tập thể người….) thường được ghi lại dấu ấn trong các tài liệu độc lập khác nhau Khái quát các tài liệu độc lập này có thể giúp ta đưa
ra những kết luận nhất định về đối tượng nghiên cứu Vì tài liệu thu được là chính thống nên các sự kiện, con số nhận được mang tính chân thực và tạo điều kiện cho người nghiên cứu tiếp tục phân tích các sự kiện, hiện tượng một cách khách quan, có hiệu quả Trong quá trình nghiên cứu, điều tra viên cần có tác phong làm việc cụ thể tỉ mỉ, khách quan và thận trọng, không được bỏ qua bất cứ tài liệu nào Nghiên cứu theo phương pháp này cho phép kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ trong lời khai của người bị hại Và từ đó có thể biết được thái độ của người bị hại khi khai xem có đúng với những gì trong tài liệu hay không
e. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
Trong giao tiếp, điều tra viên và người bị hại đều ở trong trạng thái mong chờ thông tin Điều tra viên mong thông tin từ người khai để rồi
có những nhận định đúng đắn về vụ án Còn người bị hại mong tin tức từ điều tra viên để định hướng khai báo, giải quyết tốt các nhiệm vụ tự duy đặt ra, khôi phục nhanh chóng mô hình của sự kiện đã xảy ra Điều tra viên cần phải nắm được các đặc điểm về cá nhân người bị hại như quan điểm, xu hướng, trình độ, tính cách, khí chất… từ đó mới có thể tiến
Trang 6hành xét hỏi và đánh giá đúng chất lượng lời khai của họ Để có thể làm được điều đó điều tra viên có thể sử dụng phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
Phân tích sản phẩm hoạt động là phương pháp dựa vào kết quả, sản phẩm của hoạt động do con người làm ra để nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của con người đó, bởi vì tâm lý- ý thức con người được biểu hiện trong hành vi và hoạt động cụ thể của họ Căn cứ vào kết quả đó có thể biết được nhưng hứng thú, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và trạng thái tâm lý của đối tượng
2. Để giúp người bị hại tái hiện lại những tình tiết cần thiết khi họ quên hoặc nhầm lẫn.
a. Phương pháp truyền đạt thông tin
Trong một số trường hợp, sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người
bị hại do quá sợ hãi hay bị kích động hoặc trong quá trình điều tra do khả năng diễn đạt kém trong trạng thái tinh thần không bình tĩnh đã quên hoặc nhầm lẫn tình tiết của vụ án Để kích thích trí nhớ của người bị hại, giúp họ tái hiện được tình tiết mà họ quên hoặc nhầm lẫn, điều tra viên
có thể sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin
Trang 7Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp mà chủ thể tác động đưa ra những thông tin có liên quan đến các vấn đề mà người bị tác động đang quan tâm, nhằm tác động đến tư duy tình cảm, ý chí…của họ
Từ đó làm xuất hiện những cảm xúc hay làm thay đổi thái độ và hành vi của người bị tác động Phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng rộng rãi trong tất cả các giai đoạn tố tụng
Đối với phương pháp truyền đạt thông tin, đây là phương pháp sử dụng những thông tin có ý nghĩa với đối tượng làm phương tiện tác động đến tâm lý của họ để đạt được những mục đích nhất định Các thông tin này, sau khi được tiếp nhận, sẽ đi sâu vào các quá trình trí tuệ, làm thay đổi nhận thức, làm xuất hiện những xúc cảm và dẫn đến những thay đổi trong thái độ và hành vi của người tiếp nhận thông tin Như vậy, đối với trường hợp điều tra viên muốn kích thích trí nhớ của người bị hại, giúp
họ tái hiện những tình tiết họ quên hoặc nhầm lẫn thì việc tiếp nhận thông tin sẽ làm tích cực hóa hoạt động trí tuệ của của bị can, làm xuất hiện trong đầu óc họ những liên tưởng, tạo khả năng nhớ lại tình tiết bị quên
Ví dụ: Trong một vụ cướp tài sản người bị hại là chị A Tuy nhiên,
do trời tối và do yếu tố bất ngờ nên chị A không thể nhớ được mặt của thủ phạm Điều tra viên sẽ đưa ra những câu hỏi nhằm mục đích giúp A
Trang 8nhớ lại được những đặc điểm nổi bật của thủ phạm: Khi thủ ra tay có đặc điểm gì nhận dạng mà người bị hại nhớ không? Người đó thuận tay phải hay tay trái? Trên tay có vết sẹo hay không? …
Từ những thông tin được truyền đạt từ những câu hỏi của điều tra viên mà người bị hại từ chỗ mơ hồ về thủ phạm thì có thể phác họa được hình ảnh cơ bản của thủ phạm
b. Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy
Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy là đặt ra một loạt câu hỏi chi tiết để khám phá sự thiếu rõ ràng về một khối lượng lớn thông tin của đối tượng đã đưa ra lời khai không đúng sự thật về sự kiện
Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy thường được sử dụng trong các trường hợp:
+Khi người cung cấp lời khai quên một số tình tiết của vụ án
+ Khi cần làm thay đổi thái độ, quan điểm và lập trường của đồi tượng
+Khi người bị tác động khai báo không đúng sự thật
Trang 9Như vậy, trong trường hợp để người bị hại tái hiện lại những tình tiết cần thiết nhưng họ quên hoặc nhầm lẫn thì phương pháp đặt và thay đổi vấn đề là một phương pháp có hiệu quả và thường được điều tra viên sử dụng Trong trường hợp này, việc đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan làm sống lại những mối liên hệ thần kinh tạm thời và phục hồi lại những kí
ức trong tình tiết mà họ đã quên
Người bị hại là người trong cuộc, hơn ai hết hiểu rõ diễn biến vụ án Bởi vậy, việc lấy lời khai của người bị hại rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án đã xảy ra Song, không phải lúc nào họ cũng đủ tỉnh táo để kể lại diễn biến vụ án cho cơ quan điều tra
Họ thường có tâm lý sợ hãi, căng thẳng vì chịu tác động bởi hành vi phạm tội của bị can nên khó có thể diễn tả lại sự kiện khách quan đã xảy
ra Hơn nữa, hành vi phạm tội của bị can luôn mang tính bất ngờ đối với người bị hại nên sự nhìn nhận sự việc bị hại ít nhiều không rõ ràng, mạch lạc… Từ đó, yêu cầu khiến họ nhớ lại một cách đúng đắn sự việc được đặt ra Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy có thể giúp họ làm được điều đó
Điều tra viên, người trực tiếp điều tra vụ án là chủ thể thực hiện phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy Theo đó, điều tra viên sẽ đặt
ra một loạt câu hỏi có hệ thống liên quan đến vụ án xảy ra Ví dụ: trong
Trang 10một vụ án cướp giật dây chuyền, người bị hại nói rằng đang chạy xe trên đường thì bị một thanh niên, tóc để dài (chị ta nghi ngờ là con gái), cao, đội mũ lưỡi chai, đi xe Dream biển số 54-S4 3679 giật lấy chiếc dây trên
cổ làm chị ngã xe…Trường hợp này, điều tra viên có thể đưa ra một loạt những câu hỏi như: Hôm ấy chị đi đâu? Hẹn với ai? Lúc mấy giờ? Xảy
ra ở đâu? Hắn mặc áo màu, quần màu gì? Người gầy hay béo? Chị nhìn thấy hắn qua gương chiếu hậu không? Lúc hắn giật chị thấy mặt hắn không, như thế nào? Hắn cướp từ phía bên trái, phải, sau? Chị ngã bên nào? Ngã rồi mới nhìn thấy biển số hay lúc chưa ngã đã nhìn thấy biển số? Xe hắn đi màu gì, nhìn có cũ, mới không? Trước khi đến địa điểm xảy ra vụ án, đã từng gặp hắn chưa? …
Để trả lời các câu hỏi đó, người bị hại buộc phải sử dụng những tình tiết của vụ án đã xảy ra Từ đó, họ dần liên kết các sự kiện lại, hồi tưởng lại, đính chính lại lời khai của mình Ở ví dụ trên, thực tế, kẻ phạm tội là một người quen của chị đã lừa chị đến địa điểm của hắn Lợi dụng quãng đường vắng đã đội tóc giả, cướp giật dây chuyền Chiếc xe đó không phải mang biển số 54-S4 3679 mà là 54-S4 3976 (vì chị ta ngã nên nhìn nhầm…)
Để đạt được hiệu quả cao thì các câu hỏi phải mang tính hệ thống,
Trang 11nhận của người bị hại khi vụ án xảy ra mà họ không thể nhớ nổi hoặc nhầm lẫn chi tiết nào đó Những câu hỏi đó phải nhằm loại bỏ sự vô lý trong lời khai của người bị hại, hướng tới nguyên do của sự sai sót, nhầm lẫn trong nhìn nhận sự việc và hướng tới khả năng xâu chuỗi các
sự kiện để người bị hại thống nhất diễn biến sự việc…
KẾT LUẬN
Các phương pháp tác động tâm lý được sử dụng rộng rãi trong hoạt động tố tụng, giúp cho hoạt động tố tụng được tiến hành thuận lợi và khách quan hơn Tuy nhiên, chúng ta không thể vận dụng một cách tràn lan mà cần biết vận dụng từng phương pháp vào từng giai đoạn một cách khoa học để đạt được mục đích cao nhất, phù hợp với yêu cầu của hoạt động tư pháp
Trên đây là một số ý kiến của nhóm em Bài làm còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 121. Giáo trình Tâm lý học Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb, CAND, 2009
2. http://www.dhluathn.com/2015/02/phan-tich-vai-tro-cua-ieu-tra-vien.html
3. http://en.wikipedia.org/wiki/Victim_psychology
4. “Tâm lý học tư pháp: hướng dẫn trả lời lý thuyết, giải bài tập tình huống và trắc nghiệm” , Chu Liên Anh – Dương Thị Loan, 2010