Xác định được đặc điểm địa mạo, cấu trúc địa chất khu vực bờ biển Cửa Đại Quảng Nam. Làm sáng tỏ hiện trạng xói lở, tổn thương khu vực bờ biển Cửa Đại Quảng Nam. Đó là cơ sở cho mọi hoạt động dự báo, phòng tránh các tai biến địa chất liên quan. Đồng thời phát hiện, nắm được những quy luật thành tạo địa chất khu vực ven biển để khai thác và sử dụng hợp lý hơn.
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam (nguồn: Internet) 12
Hình 2 Bản đồ địa chất khu vực Cửa Đại – Hội An (nguồn Bản đồ Đà nẵng – Hội An, tỉ lệ 1:50000) 24
Hình 3 Sơ đồ các lieament và đứt gãy quan sát trên trên ảnh vệ tinh khu vực Quảng Nam 26
Hình 4 Bản đồ địa mạo Cửa Đại- Hội An 29
Hình 5 Hoạt động đứt gãy liên quan mật thiết tới đặc điểm địa mạo khu vực nghiên cứu 30
Hình 6 Biến động đường bờ sông suối, bờ biển khu vực Cửa Đại các năm bằng phân tích ảnh vệ tinh qua các thời kỳ và quan sát thực địa năm 2016 39
Hình 7 Sơ đồ hướng gió chính khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam 44
Hình 8 Sơ đồ dòng hải lưu 46
Trang 3DANH MỤC ẢNH
Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam (nguồn: Internet) 12
Ảnh 1: Khu vực nghiên cứu được quan sát trên cầu Cửa Đại tại điểm lộ QN 06-03/01 13
Ảnh 2: Cát ở dọc bờ biển Cửa đại có độ mài mòn tốt 23
Hình 2 Bản đồ địa chất khu vực Cửa Đại – Hội An (nguồn Bản đồ Đà nẵng – Hội An, tỉ lệ 1:50000) 24
Hình 3 Sơ đồ các lieament và đứt gãy quan sát trên trên ảnh vệ tinh khu vực Quảng Nam 26
Hình 4 Bản đồ địa mạo Cửa Đại- Hội An 29
Hình 5 Hoạt động đứt gãy liên quan mật thiết tới đặc điểm địa mạo khu vực nghiên cứu 30
Ảnh 3 Ranh giới thềm bậc 1 và bậc 2 phát hiện điểm lộ QN 06-03/ 01 31
Ảnh 4 Mực nước biển cách xa so với thềm lục địa bậc 1 được quan sát ở điểm lộ QN 06-03/ 02 ( phần phía nam khu vực Cửa Đại) 31
Ảnh 5 Bờ biển ngắn hơn và dốc hơn ở điểm lộ QN 06-03/03 32
Ảnh 6 Thảm thực vật phân hóa độ cao của 2 bậc thềm 34
Ảnh 7 Thảm thực vật bị phá hủy bởi sóng biển 35
Ảnh 8 Sóng biển phá hủy bờ biển và khu sinh sống của dân cư , 37
Ảnh 9 Các khu du lịch nghỉ dưỡng của người dân bị phá tan bởi triều cường 37
38
Ảnh 10 Ảnh vệ tinh Cửa đại (2014) Ảnh11 Ảnh vệ tinh Cửa Đại (2006) 38
Ảnh 12 Ảnh vệ tinh Cửa Đại (2000) Ảnh 13 Ảnh vệ tinh Cửa Đại (1979) 38
Hình 6 Biến động đường bờ sông suối, bờ biển khu vực Cửa Đại các năm bằng phân tích ảnh vệ tinh qua các thời kỳ và quan sát thực địa năm 2016 39
Ảnh 14: Thủy triều tác động vào bờ biển 43
Hình 7 Sơ đồ hướng gió chính khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam 44
Hình 8 Sơ đồ dòng hải lưu 46
Ảnh 15 Đoạn đê kè ở bờ biển phía bắc khu vực Cửa Đại đang bị phá hủy 49
Ảnh 16 Công trình xây dựng ở phía bắc Cửa Đại bị phá hủy 50
Trang 4Ảnh 17 Giải pháp gia cố bằng cọc tre 52 Ảnh 18 Giải pháp gia cố bằng bao cát 53 Ảnh 19 Giải pháp gia cố bằng cách kè đá và đổ bê tông 54
Trang 5MỞ ĐẦU
1.Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài nước
1.1.Trên thế giới
1.1.1 Về tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại
Vận động tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển
tự nhiên diễn ra cách đây khoảng 25 triệu năm, có cường độ mạnh mẽ và kéo dài tới ngàynay, giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho trái đất có diện mạo nhưngày nay Được thể hiện bằng bởi một số hoạt động kiến tạo như: dịch chuyển mảng kiếntạo, đứt gãy, nâng hạ…
Đặc điểm của vận động tân kiến tạo:
- Nâng cao địa hình làm sông ngòi trẻ lại và hoạt động mạnh mẽ Đồi núi cổ được nângcao và mở rộng;
Trang 6quan trọng hơn để dự đoán những tác động tương lai và ảnh hưởng của chúng đối với cuộcsống con người Các nghiên cứu này càng có ý nghĩa đối với các cộng đồng dân cư sinh sốngdọc theo các vùng có vận động kiến tạo hiện đại mạnh mẽ như vùng Vòng cung lửa quanhThái Bình Dương
Vì vậy, những hiểu biết về các quá trình kiến tạo trong quá khứ hàng triệu năm sẽ tạo
cơ sở vững chắc cho các nghiên cứu kiến tạo hiện đại và tìm kiếm giải pháp giảm thiểucác tai biến địa chất liên quan như động đất, xói lở,trượt lở Các chuyển động kiến tạohiện đại xảy ra với cường độ và tốc độ khác nhau: tốc độ phá hủy do đứt gãy hoạt độngsinh ra trong một trận động đất có thể lên tới hàng chục kilomet mỗi giây; trong khi đó,quá trình sụt lún tại một bồn trũng chỉ đạt vài milimet mỗi năm
Chuyển động kiến tạo hiện đại có thể là nguyên nhân sinh ra các thảm họa tự nhiênđặc biệt là động đất Số liệu thống kê cho thấy, thiệt hại do động đất gây ra trong lịch sửloài người là hết sức to lớn: trận động đất 9 richter ở Ấn Độ Dương ngày 26/12/2004 gâysóng thần ở các quốc gia Nam Á đã cướp đi sinh mạng của hơn 225 000 người thuộc 11quốc gia; trận động đất 9 richter ở Thái Bình Dương ngày 11/3/2011 gây sóng thần ởNhật Bản làm hơn 16 000 người chết và hàng nghìn người mất tích, là nguyên nhân gâythảm họa điện hạt nhân tồi tệ tại nước này Nghiên cứu vận động kiến tạo hiện đại ở cácquy mô khác nhau có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quy hoạch không gian Kết quảnghiên cứu kiến tạo hiện đại là cơ sở dự báo nguy cơ xảy ra tai biến thiên nhiên, góp phầngiảm thiểu thiệt hại do các thảm họa tự nhiên Nghiên cứu kiến tạo hiện đại thường đikèm các nghiên cứu về địa chấn động đất Động đất là một dấu hiệu quan trọng của hoạtđộng kiến tạo hiện đại
1.1.2 Vận động tân kiến tạo, kiến tạo hiện đại và tác động của nó tới tai biến địa chất đới bờ Các nghiên cứu địa chất ở nhiều vùng trên thế giới cho thấy các chuyển động kiến tạohiện đại có tác động quan trọng tới các tai biến địa chất và tác động tiêu cực tới cuộc sốngcon người (National Research Council, 1986) Các tai biến địa chất hiện đại diễn ra mạnh
mẽ trong các vùng động của vỏ Trái Đất và trong hầu hết các trường hợp đều là kết quả
Trang 7của các vận động nội sinh, xảy ra ở các vùng rìa hoặc ranh giới các địa mảng và hiện đangtập trung mạnh mẽ ở vùng dọc bờ biển Thái Bình Dương (Addicott et al., 1992;Blinkhorn, 2004).
Hậu quả của các vận động kiến tạo hiện đại có tác động to lớn đối với sự thay đổi hìnhthái bề mặt Trái Đất, là nguyên nhân trực tiếp gây ra các tai biến địa chất ở nhiều nơitrong đó có động đất, sóng thần, xói lở, trượt đất, sụt lún bề mặt, sa mạc hóa hoặc ngập lụt Vận động tân kiến tạo đặc biệt quan trọng với hệ thông sông ngòi, làm cho một đoạnsông chết đi hoặc thay đổi lưu lượng nước, cũng như hướng của dòng chảy do xuất hiệnđứt gãy dọc theo đó hình thành các hố sụt dạng lòng chảo do sự nâng hạ cục bộ bởi ảnhhưởng của đứt gãy theo quy luật chung của dòng chảy Hoạt động nâng hạ kiến tạo cũngảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của các con sông, đặc biệt là quá trìnhxói lở và bồi tụ dẫn đến nhiều hậu quả về tai biến địa chất cho khu vực ven biển
Xói lở bờ sông, bờ biển gây thiệt hại to lớn về nhà cửa, hoạt động dân sinh của ngườidân Do đó, hiểu biết về bản chất của các vận động kiến tạo hiện đại đang ngày càng cóvai trò quan trọng, để dự đoán những tác động và ảnh hưởng của nó đối với cuộc sốngcon người Các nghiên cứu này càng có ý nghĩa đối với các cộng đồng dân cư sinh sốngdọc theo các vùng có vận động kiến tạo hiện đại mạnh mẽ
1.1.3 Các nghiên cứu về kiến tạo hiện đại đới ven biển ở khu vực nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về xói lở và bồi tụ bờ biển, đã được xuất bản trên các tạpchí định kì như: Jourual of coastal research (CERF - Mỹ), Natural disaster (Nhật),Proceeding của các hội thảo (University of Tokyo press), Coastal Engineering (Mỹ),Bordomer (Pháp) Trong nhiều chương trình dự án quốc tế, vấn đề xói lở - bồi tụ bờ biển,cửa sông đựợc coi là trọng tâm của chương trình Land Ocean Interactions in the coastalzone (LOCZ), chương trình LOCZ - nghiên cứu tương tác giữa đại dương và lục địa ở dảiven biển, chương trình đối sánh địa chất quốc tế (IGCP), ở khu vực (WESTPAC), chươngtrình APN hiện nay các nước Đông Nam Á đang phối hợp xây dựng mạng lưới quan trắc
và từng bước triển khai dự án EA LOICZ trong đó quá trình xói lở - bồi tụ bờ biển là một
Trang 8trong những nội dung luôn được ưu tiên Ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Anh,Liên Xô (cũ), Pháp, Hà Lan, Bungari, Nhật đã khá thành công trong việc sử dụng các giảipháp kĩ thuật để bảo vệ bờ biển, cửa sông chống xói lở và bồi tụ Song do điều kiện tựnhiên và kinh tế khác nhau, nên việc áp dụng các thành quả của các nước trên thế giới vàoViệt Nam cũng còn nhiều hạn chế và khó khăn.
1.2 Trong nước
1.2.1 Về tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại
Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực: Vùng tỉnh Quảng Nam trước đây đã được cácnhà địa chất Pháp nghiên cứu sơ lược Cho đến nay, toàn bộ diện tích tỉnh Quảng Nam đãđược điều tra, lập bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:500.000 (1981), 1:200.000 (các
tờ Hội An, Bà Nà, Quảng Ngãi, Đăk Tô, Hướng Hóa - Huế - Đà Nẵng, 1986); 80% diệntích đã được đo vẽ lập bản đồ địa chất, khoáng sản ở tỷ lệ 1:50.000 (các nhóm tờ Tam Kỳ
- Hiệp Đức, 1991; Hội An - Đà Nẵng, 1996; Đăk Glei, Khâm Đức, 1998; Trà My - Tắc
Pỏ, 2004) Vùng Đà Nẵng - Hội An đã được điều tra địa chất đô thị năm 1994, thành lậploạt bản đồ địa chất - khoáng sản, địa mạo, tân kiến tạo, địa chất thủy văn, địa chất côngtrình và bản đồ sử dụng đất Kết quả là đã xác định được những nét cơ bản về địa tầng,magma, cấu trúc khu vực và sự phân bố của nhiều loại khoáng sản trên toàn bộ lãnh thổ.Tuy nhiên, các nghiên cứu về địa chất hiện đại và tai biến địa chất lại không được chú trọng Trong giai đoạn 1954 đến 1975, nghiên cứu địa chất nói chung và địa chất môi trườngtai biến địa chất nói riêng ít được chú trọng
Trong giai đoạn 1975 đến nay, công tác nghiên cứu địa chất được đẩy mạnh trong đó
có việc hoàn thành các đo vẽ địa chất trên đất liền ở tỷ lệ 1:200.000 và 1:50.000 cũng nhưđiều tra khoáng sản Trong những năm cuối của thập kỷ 1990, công tác nghiên cứu củacác tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có tác động của nước biển dâng cũng như tácđộng của chúng tới hoạt động sống của con người, đặc biệt là ở các khu vực đới bờ đãđược tiến hành ở quy mô khái quát và một số công trình chi tiết hơn
Trang 9Từ các nghiên cứu mang tính tổng quan, các kết quả nghiên cứu trước đây đều chothấy khu vực ven biển miền Trung Việt Nam là một khu vực có tiềm năng tài nguyênthiên nhiên phong phú rất thuận lợi cho hoạt động sống của con người nhưng cũng là khuvực có tiềm năng tai biến thiên nhiên cao nhất, trong đó có khu vực Hội An Đây là khuvực có đặc điểm cấu trúc địa chất phức tạp với nhiều biểu hiện của chuyển động kiến tạohiện đại Như vậy, khu vực này chịu các tác động địa chất hiện đại mạnh mẽ và bao gồm
sự tác động cộng ứng từ hàng loạt hiện tượng địa chất nội sinh và ngoại sinh Chính vìvậy, đới ven biển miền Trung đã được chú trọng nghiên cứu theo hướng đánh giá tácđộng của các tai biến tự nhiên tới các hệ thống tự nhiên và xã hội của toàn bộ khu vựchoặc từng địa phương
1.2.2 Các nghiên cứu về kiến tạo hiện đại đới ven biển ở khu vực nghiên cứu
Vùng ven biển cửa sông nước ta có vị trí địa lí đặc biệt, đa dạng và phong phú về tàinguyên, là nơi tập trung dân cư (chỉ tính riêng các huyện ven biển đã chiếm 24% dân số
cả nước), các công trình dân sinh kinh tế, quốc phòng quan trọng
Xói lở bờ biển, cửa sông là dạng thiên tai nặng nề xảy ra ở cả 28 tỉnh duyên hải venbiển nước ta, diễn biến hết sức phức tạp gây thiệt hại lớn về người và của, để lại hậụ quả
về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái Hàng năm nhà nước phải bỏ ra một khoản chiphí lớn để khắc phục, phòng chống cứu hộ
Từ các nghiên cứu mang tính tổng quan, các kết quả nghiên cứu trước đây đều chothấy khu vực ven biển miền Trung là một khu vực có tiềm năng tài nguyên thiên nhiênphong phú rất thuận lợi cho hoạt động sống của con người nhưng cũng là khu vực có tiềmnăng tai biến thiên nhiên cao nhất, trong đó có khu vực Cửa Đại – Hội An Đây là khuvực có đặc điểm cấu trúc địa chất phức tạp với nhiều biểu hiện của chuyển động kiến tạohiện đại Như vậy, khu vực này chịu các tác động địa chất hiện đại mạnh mẽ và bao gồm
sự tác động cộng ứng từ hàng loạt hiện tượng địa chất nội và ngoại sinh Chính vì vậy, đớiven biển miền Trung đã được chú trọng nghiên cứu theo hướng đánh giá tác động của các
Trang 10tai biến tự nhiên tới các hệ thống tự nhiên và xã hội của toàn bộ khu vực hoặc từng địaphương.
2 Tính cấp thiết của đề tài.
Vùng ven biển Nam Trung Bộ, trong đó có vùng Cửa Đại là nơi thường xuyên xảy racác hiện tượng tai biến địa chất như sụt lún, sạt lở bờ biển, xói lở hoặc bồi lấp vùng cửasông… Những hiện tượng tai biến địa chất này xảy ra thường xuyên trong thời gian gầnđây và gây thiệt lớn về kinh tế cũng như làm ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của nhândân trong vùng Đặc biệt, trong bối cảnh biến đối khí hậu và nước biển dâng, khu vực sẽcàng bị tác động tiêu cực và các tai biến trên càng trở lên trầm trọng Nhiều nghiên cứuđịa chất hiện nay cho thấy vùng nghiên cứu có hoạt động kiến tạo tích cực và chính cáchoạt động kiến tạo hiện đại này đã góp phần tạo nên các tai biến địa chất khu vực Dovậy, xác định được sự tồn tại của các dịch chuyển kiến tạo hiện đại vùng ven biển CửaĐại sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc dự báo tai biến địa chất khu vực, đặc biệt là trongbối cảnh nước biển dâng nhằm đưa ra các giải pháp phòng chống và thích ứng với cácdiễn biến môi trường bất lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng
Theo báo cáo kết quả khảo sát của các nhà khoa học thuộc Trường Cao đẳng Thủy lợimiền Trung tại Hội thảo nêu rõ, tình trạng xói lở bãi biển tại bờ bắc Cửa Đại bắt đầu từnăm 2004 Tuy nhiên, tình trạng xói lở tại đây trở nên nghiêm trọng kể từ sau lũ năm
2013 Đặc biệt, đến năm 2014 và 2015, xói lở đã diễn ra ở mức độ ngày một nghiêm trọnghơn và có những tác hại không lường trải dài trên bãi biển bắc Cửa Đại kéo dài đến 5km
3 Mục tiêu của đề tài
Xác định được đặc điểm địa mạo, cấu trúc địa chất khu vực bờ biển Cửa Đại- QuảngNam Làm sáng tỏ hiện trạng xói lở, tổn thương khu vực bờ biển Cửa Đại- Quảng Nam
Đó là cơ sở cho mọi hoạt động dự báo, phòng tránh các tai biến địa chất liên quan Đồngthời phát hiện, nắm được những quy luật thành tạo địa chất khu vực ven biển để khai thác
và sử dụng hợp lý hơn
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp khảo sát địa chất
Tiến hành khảo sát chi tiết trên một số mặt cắt dọc đới ven biển trong khu vựcnghiên cứu nhằm thu thập bổ sung các thông tin về địa chất, kiến tạo, địa mạo kiến tạohiện đại, các tai biến địa chất trong vùng nghiên cứu và thu thập các mẫu phân tích tuổituyệt đối Việc khảo sát thực địa được tiến hành với sự trợ giúp của dụng cụ GPS cầm tay
để định vị các điểm khảo sát
4.2 Phương pháp viễn thám
Trong phương pháp này, sử dụng hàng loạt các kỹ thuật khác nhau để nhận dạng cácyếu tố địa chất Phân tích ảnh viễn thám được áp dụng trên các ảnh được chụp ở cáckhoảng thời gian khác nhau nhằm xác định sự biến dạng địa hình theo thời gian do cáchiện tượng xói lở, bồi tụ, thay đổi đường bờ, xác định các dấu hiệu đứt gãy, kiến trúcnâng hạ, biến hình lòng sông, các bậc thềm và giải đoán cấu trúc địa chất Việc phân tíchảnh viễn thám theo thời gian sẽ được tính cho các thời điểm 1979, 1995, 2003, 2014.4.3 Phương pháp mô hình hóa
Các số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp, xử lý để tìm ra các quy luật phân bốhoặc xu thế phát triển Trên cơ sở các kết quả này, việc đối sánh với các mô hình chuẩnhoặc xây dựng các mô hình sẽ được thực hiện để mô phỏng các kết quả nghiên cứu.Trong nghiên cứu này, 2 dạng mô hình sau sẽ được sử dụng:
+ Mô hình hình thái: là việc giải đoán sự phân bố và định hướng không gian của các thểđịa chất trên bề mặt hoặc bên trong Trái đất Các mô hình kiểu này là các bản đồ, sơ đồđịa chất, địa mạo, kiến tạo … và các loại mặt cắt địa chất tương ứng Các mô hình kiểunày biểu diễn các số liệu quan sát sau khi đã được thu thập và xử lý phục vụ các nội dungnghiên cứu của đề tài
+ Mô hình cơ học: được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa hành vi hoặc sự thành tạocác thể địa chất trong khu vực với các luật cơ bản của cơ học, vật lý, hóa học… Mô hình
Trang 12kiểu này được xây dựng để giải thích sự hình thành các yếu tố địa mạo-kiến tạo hoặc cácbiến dạng như sự sụt lún của địa hình, quá trình biển thoái, biển tiến thông qua các quantrắc về sự định hướng và bản chất của các cấu tạo địa chất.
5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu của đề tài nằm ở thành phố biển Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam,nằm ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam Cửa Đại có vị trí giáp với huyện Điện Bàn ở phíabắc, giáp Thăng Bình ở phía nam, phía đông giáp biển Đông
Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam (nguồn: Internet).
Phần trong khung đen là khu vực nghiên cúu của đề tài.
Việc khảo sát thực địa tiến hành dọc theo đới bờ, trong đó bao gồm vùng hạ lưu vàđồng bằng ven biển của hệ thống sông Thu Bồn trong khu vực Bao gồm khu vực phía
Trang 13Bắc và phía Nam Cửa Đại- là những khu vực có biểu hiện xâm thực bờ mạnh và các khuvực phát triển các thềm biển hiện đại, các bậc thềm sông, các đoạn sông bị đổi dòng, xói
lở hoặc bồi tụ
Ảnh 1: Khu vực nghiên cứu được quan sát trên cầu Cửa Đại tại điểm lộ QN 06-03/01
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Cửa Đại là một phường trực thuộc thành phố Hội An, Quảng Nam, nằm ở vùng NamTrung Bộ Việt Nam Địa hình Hội An nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam,
độ dốc thoải trung bình 0,015o phân thành 2 dạng địa hình sau:
Địa hình các vùng đồng bằng của Hội An chia thành ba vùng:
- Vùng cồn cát tập trung ở phía Tây Bắc, trải dài từ dốc Lai Nghi phường Thanh Hà, sang
xã Cẩm Hà, qua phường Cẩm An, chạy dọc biển xuống phường Cửa Đại, kết nối với vùngcát phía Đông huyện Điện Bàn (giáp các xã Điện Nam, Điện Dương)
- Vùng thấp trũng gồm các phường Cẩm Phô, Minh An, Sơn Phong, Cẩm Nam, CẩmChâu và xã Cẩm Kim ở bờ Nam sông Thu Bồn
- Vùng mặt nước/sông ngòi gồm phần lớn diện tích xã Cẩm Thanh và các cồn nổi dọc hạlưu sông Thu Bồn Địa hình hải đảo Cù Lao Chàm chủ yếu là đồi núi thấp, hầu hết cácđảo nhỏ có hình chóp cụt, độ cao lớn nhất so với mặt biển dao động từ 70 – 517m Đảolớn nhất là Hòn Lao có một dãy núi xếp theo hình cánh cung từ Tây Bắc xuống ĐôngNam, chia Hòn Lao thành hai sườn có địa thế khác nhau: sườn Đông có độ dốc lớn, đátảng bao quanh chân núi rất hiểm trở; sườn Tây dốc thoải, ít đá tảng, nhiều bãi bồi venbiểu Bồn
2.1.2 Điều kiện khí hậu
Khu vực Cửa Đại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có hai mùa là mùakhô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh như miền Bắc Nhiệt độ trungbình hằng năm là 25,6ºC, cao nhất là 39.8ºC, thấp nhất là 22,8ºC và không chịu sự cáchbiệt đáng kể nào giữa các tháng trong năm Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.000 -
Trang 152.500mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian Mưa tập trung chủ yếuvào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm, mùa mưa trùng vào mùa bão.
Hàng năm khu vực Cửa Đại thường phải chịu nhiều cơn bão nhiệt đới gây thiệt hạinặng nề về tính mạng cũng như tài sản con người
1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1 Về kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất (GO) toàn thành phố theo giá cố định ước đạt 3.495,313 tỷ đồng,tăng 12,64% so với năm 2013; GO hiện hành đạt 7.194,033 tỷ đồng, tăng 10,44%; kimngạch xuất khẩu đạt 9.613.000 USD; thu nhập bình quân đầu người đạt 27,49 triệu đồng,tăng 5,54% so với năm trước, trong đó khu vực thành thị đạt 29,2 triệu đồng, khu vựcnông thôn đạt 21,94 triệu đồng
- Nhóm ngành du lịch - dịch vụ - thương mại giữ được nhịp độ tăng trưởng khá GO hiệnhành đạt 4.648,93 tỷ đồng, đạt 98,64% KH và tăng 9,76% so với năm 2013, chiếm tỷtrọng 64,62% GO toàn thành phố
- Nhóm ngành CN-TTCN và xây dựng có bước tăng trưởng khá GO hiện hành đạt1.931,800 tỷ đồng, đạt 102,46% KH, tăng 14,46% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng26,85% GO toàn thành phố
- Nhóm nông - ngư - lâm phát triển ổn định, GO hiện hành đạt 613,3 tỷ đồng, đạt kế hoạch đề
ra và tăng 3,9% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 8,53% tổng GO toàn thành phố
1.2.2 Về văn hóa - xã hội
Công tác thông tin – tuyên truyền, cổ động trực quan diễn ra sôi nổi với nhiều hìnhthức sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực Hoạt động văn hóa văn nghệ phát triển khámạnh, huy động được các lực lượng tham gia Nhiều lễ hội văn hóa truyền thống và hiệnđại được tổ chức thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân và du khách, nhất làđợt hoạt động kỷ niệm 15 năm ngày đô thị cổ Hội An được công nhận là Di sản văn hóathế giới, 05 năm ngày Cù Lao Chàm được công nhận là khu Dự trữ Sinh quyển thế giới,
50 năm ngày Đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh, phát động cuộc thi Tìm hiểu Hội An
Trang 16qua Internet Phong trào TDTT, rèn luyện sức khỏe phát triển ngày càng sâu rộng ở địabàn dân cư, trong đó thể thao thành tích cao được chú trọng đầu tư và có chuyển biến tốt.Thành phố đã ban hành và đang từng bước triển khai đề án phát triển sự nghiệp thể dụcthể thao giai đoạn 2014-2020, định hướng đến 2025.
Cùng với việc tăng cường tổ chức các sự kiện tại địa phương, thành phố còn chú trọngxây dựng chương trình tham gia giao lưu, biểu diễn nghệ thuật ở một số nước, góp phầnquảng bá hình ảnh Hội An
Chương trình xây dựng Thành phố văn hóa được tập trung thực hiện, chú trọng việccủng cố và nâng cao chất lượng các mô hình đã triển khai Đã tổ chức tuyên truyền nộidung NQTW9 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững đất nước” trong tình hình mới gắn kết với nhiệm vụ trọng tâm xâydựng thành phố văn hóa giai đoạn 2015 - 2020 Năm 2014, qua kiểm tra có 93,04% hộ giađình, 133/141 cơ quan - công sở, 58/77 thôn - khối phố và 13/13 xã - phường đạt danh hiệu vănhóa (chính thức: 94,04% gia đình (19.675/20.914), 59/77 thôn - khối
Cửa Đại là một phường thuộc phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam
Kinh tế Cửa Đai khá đa dạng với nhiều nghề như đánh bắt chăn nuôi thủy hải sản, thủcông mỹ nghệ, cây cảnh và đặc biệt là du lịch Trong những năm gần đây phường CửaĐại xác định chiến lược phát triển kinh tế theo hướng Thương mại- dịch vụ- du lịch, nềnkinh tế phường tăng trưởng liên tục trong 10 năm Lượng khách tham quan, lưu trú, năm
2013 tăng gấp 3 lần so với mới thành lập Các hoạt động đánh bắt hải sản được ngư dânđầu tư nâng cấp tàu thuyền, đảm bảo cho việc đánh bắt khơi xa Các ngành nghề sản xuấttiểu thủ công nghiệp được đầu tư phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, ổnđịnh đời sống của nhân dân Tổng thu ngân sách năm 2013 đạt trên 6,7 tỷ đồng, gấp 4,5lần so với 10 năm trước, thu nhập bình quân đầu người đến năm cuối năm 2013 là 28,3triệu đồng tăng 152,6 % so với năm 2004
Công tác môi trường đô thị, cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị có nhiều chuyển biến, hệthống điện chiếu sáng, đường giao thông, trường học, trạm y tế, các công trình côngcộng… được đầu tư xây dựng Đặc biệt, Chính phủ đã đầu tư gần 50 tỷ đồng để thi côngđoạn kè xung yếu bảo vệ bờ biển Cửa Đại với chiều dài 174m Thành phố đầu tư xây
Trang 17dựng các hạng mục công trình tại Cảng du lịch Cửa Đại- Cù Lao Chàm, đã góp phần tạonên diện mạo mới, sắc thái mới của một phường đô thị ven biển.
Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh được chútrọng Đến nay, chỉ còn 23 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 1,82%, các đối tượng chính sách - xã hộiđược quan tâm chăm sóc Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư luôn được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện, được nhân dân đồng tìnhhưởng ứng, tỷ lệ gia đình đạt văn hóa tăng hàng năm, năm 2013 đạt tỷ lệ 96,5%, tăng10,2% so với năm 2004, 5/5 khối phố được công nhận danh hiệu Khối phố văn hóa,phường được công nhận là danh hiệu Phường văn hóa Tình hình an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội được giữ vững Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể được nâng cao
Trang 18CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm thành phần vật chất
Ở tỉnh Quảng Nam có mặt các thành tạo địa chất từ Paleoproterozoi đến Đệ tứ,bao gồm các đá biến chất cao, các trầm tích lục nguyên - carbonat bị biến chất yếu, cáctrầm tích lục nguyên, lục nguyên màu đỏ, lục nguyên chứa than, các đá trầm tích - phuntrào, trầm tích bở rời như các hệ tầng Sông Re, Tắc Pỏ, A Vương, Thọ Lâm, … trầm tích
Đệ tứ không phân chia
Tuy nhiên, vùng ven biển Cửa Đại được đặc trưng là các thành tạo địa chất bao gồmchủ yếu là các thành tạo trầm tích trẻ có tuổi Đệ Tứ Chủ yếu là các trầm tích sông, trầmtích biển, một phần nhỏ trầm tích gió, đầm lầy
2.1.1 Các phân vị địa tầng
Trong vùng nghiên cứu ghi nhận được các phân vị địa tầng có tuổi Đệ Tứ với các đặcđiểm sau (Hình 2):
2.1.1.1 Trầm tích Holocen Trung nguồn gốc biển ( mQ IV 2 )
Tham khảo kết quả nghiên cứu hiện có cho thấy các trầm tích Holocen Trungnguồn gốc biển (mQIV2) tạo nên bề mặt thềm cao từ 8m đến 15m Tại đây mặt cắt địa tầngtương đối đồng nhất, chủ yếu là cát từ hạt nhỏ đến hạt thô màu xám trắng ở dưới, đến màutrắng tinh khiết ở phía trên Giữa tầng cát trắng tinh khiết nhiều nơi có lớp cát đượcnhuộm vàng đỏ đến nâu đen được gắn kết khá chắc chắn bằng hydroxit sắt Các trầm tíchnày có độ chọn lọc khá tốt đặc trưng cho trầm tích thành tạo trong môi trường biển Ngoài ra các trầm tích này còn quan sát được ở Hội An, Hòa Tiến với mặt cắt từdưới lên trên gồm 2 tập như sau:
Tập 1: Chủ yếu là cát thạch anh hạt vừa đến thô màu xám trắng chứa nhiều vỏ thânmềm gắn kết yếu
Trang 19Tập 2: Cát thạch anh hạt mịn đến vừa màu trắng, xám trắng, gắn kết yếu trầm tíchchọn lọc tốt bề dày nhiều nơi đạt 6m.
Trong các trầm tích này gặp nhiều vi cổ sinh Rotalia orbicularis,… Ngoài ra, còngặp phấn hoa hạt kín gồm các đại biểu nước ngọt như: euphorbiaceae, araliaceae, và cácdạng nước lợ: arenga, poaceae,…
2.1.1.2 Trầm tích Holocen Trung- Thượng nguồn gốc hỗn hợp sông biển: Hệ tầng Nam Phước (amQ IV 2-3 np)
Hệ tầng Nam Phước được Phạm Huy Long đặt tên trong quá trình điều tra địa chất
đô thị vùng Đà Nẵng – Hội An, trên cơ sở các mặt cắt theo tuyến khoan Chiêm Sơn -NamPhước - Triều Châu Trong vùng nghiên cứu, trầm tích hệ tầng Nam Phước tạo bề mặtđồng bằng cao 4m, có chiều rộng 0,5-5 km2 với tổng diện tích khoảng 20km2 Thànhphần của hệ tầng khá đồng nhất, từ dưới lên gồm:
Tập 1: Cát - sạn chuyển lên trên là cát hạt thô màu xám đen, dày trên 4m,
Tập 2: Cát hạt vừa đến thô, màu xám nâu, dày từ 4-5m,
Tập 3: Cát hạt nhỏ đến vừa, lẫn bột sét, màu xám đen, dày từ 2-3m,
Tập 4: Bột sét lẫn cát hạt thô, màu xám đen, xám vàng dày từ 2-3m,
Tập 5: Cát hạt nhỏ lẫn bột sét, màu xám vàng, dày từ 1-2,5m
Trầm tích của hệ tầng Nam Phước có sự đan xen giữa bột sét và cát – bột màu xámđen giàu thực vật, đặc trưng cho trầm tích vùng cửa sông - biển - đầm lầy hoặc sông -biển Trong thành phần trầm tích giàu di tích sinh vật Bào tử phấn hoa bao gồm:Polypodium, osmunda sp,… Ngoài ra, còn gặp di tích Tảo nước lợ - ngọt, gồm các dạng:Cocconeis placentula, Nitzchia granulate,…tuổi Holocen giữa muộn
2.1.1.3 Trầm tích Holocen Trung - Thượng nguồn gốc hỗn hợp sông-biển-đầm lầy (ambQ IV 2-3 )
Trang 20Theo các tài liệu hiện có, các thành tạo sông- biển- đầm lầy phân bố ở các đầm pháhiện đại tạo các dải rộng 50m-200m kéo dài 10km dọc sông Đề Võng.
Các trầm tích này thường phân bố ở vùng trũng có nơi bị ngập úng Nơi quan sátđược, thành phần của phân vị này chủ yếu gồm cát lẫn ít bột sét giàu mùn thực vật thâncây hóa than yếu và di tích động thực vật nước lợ Các thành tạo này được xếp vàoHolocen Thượng, dựa trên kết quả phân tích tuổi C14 là 3000 + 50 năm
2.1.1.4 Trầm tích Holocen Trung - Thượng nguồn gốc biển - gió (mvQ IV 2-3 )
Trầm tích biển với sự tham gia của gió tạo nên địa hình gò đụn cát cao 5 - 10m,rộng 200-1000m thành các dải kéo dài dọc bờ biển từ Nam Ngũ Hành Sơn đến Cửa Đại.Trầm tích tương đối đồng nhất gồm:
Phần dưới là các lớp cát hạt trung đến nhỏ cấu tạo phân lớp ngang hơi nghiêng vềphía biển dày từ 3-6m
Phần dưới là cát hạt nhỏ đến trung bình xen ít bột sét màu xám vàng cấu tạo phânlớp chéo, dày từ 2-4m
Tại phía Nam Cửa Đại các trầm tích này có cấu tạo phân lớp ngang mặt lớp hơinghiêng về phía biển phân bố ổn định ở độ cao 2 - 3m
2.1.1.5 Trầm tích Holocen Thượng phần dưới nguồn gốc hỗn hợp sông – biển (amQ IV 3 )
Mặt cắt của phân vị gồm 3 tập từ dưới lên như sau:
Tập 1: gồm cát sạn, sạn, cát chứa bột sét màu xám vàng, gắn kết yếu,
Tập 2: gồm cát thạch anh màu xám vàng, phần dưới lẫn ít sạn, trầm tích gắn kếtyếu Các trầm tích của tập hợp này chứa một tập hợp bào tử phấn hoa khá đa dạng,
Trang 21Tập 3: gồm bột-sét pha cát màu xám nâu, trầm tích gắn kết trung bình Các trầmtích của tập hợp này chứa tập hợp bào tử phấn hoa khá đa dạng: anacardiaceae, araceae,Castane sp…v,v.
2.1.1.6 Trầm tích Holocen Trung-Thượng nguồn gốc hỗnhợp sông biển đầm lầy:
Phần dưới: cát hạt vừa đến thô, lẫn ít bột sét chứa cát màu xám đen, xám vàng vớichiều dày 2-3m,
Phần giữa: cát hạt nhỏ đến vừa, lẫn ít bột sét chứa cát màu xám đen, xám vàng dày
từ 2-3m,
Phần trên : Á cát màu xám
2.1.1.7 Trầm tích Holocen Thượng phần dưới nguồn gốc biển (mQ IV 3 )
Trầm tích Holocen Thượng phần dưới nguồn gốc biển cấu tạo nên thềm biển cao từ1,5m đến 2m, phân bố thành các dải kéo dài theo bờ biển hiên đại chúng có độ rộng từ50-300m các trầm tích này tạo bề mặt nghiêng về phía biển thường ngăn cách với bờ biểnhiện đại bởi các đụn cát cao từ 3-4m Thành phần trầm tích tương đối đồng nhất chủ yếugồm cát hạt vừa đến nhỏ mài tròn chọn lọc tốt màu xám vàng, thành phần chủ yếu của cát
là thạch anh
Trang 222.1.1.8 Trầm tích Holocen Thượng phần trên nguồn gốc sông (aQ IV 3 )
Trầm tích sông Holocen Thượng, phần dưới cấu tạo nên các bãi bồi thấp có độ cao 4m, phân bố dọc theo sông các bãi bồi này rộng từ 80-800m kéo dài 500-1000m thườnggặp hơn cả vào các phần lồi của khúc sông uốn cong
2-Thành phần mặt cắt biến đổi theo độ hạt (đặc biệt là ở phần dưới) theo chiều mịn dần
về 2 hướng của dòng chảy hiện đại cũng như xuôi về hạ lưu Mặt cắt từ dưới lên gồm 3tập:
Tập 1: cát thạch anh hạt thô màu xám xanh, xám đen dày 3m,
Tập 2: cát hạt nhỏ màu xám vàng dày 4m,
Tập 3: cát pha sét, bột –sét pha cát màu vàng sẫm dày 1-3m
Bề dày chung của mặt cắt đạt trên 12m
2.1.1.9 Trầm tích Holocen Thượng phần trên nguồn gốc biển (mQ IV 3 )
Các trầm tích biển Holocen Thượng phần trên phân bố thành dải rộng 50-100 đến600m, kéo dài từ 5-10 đến 45-50 km dọc bờ biển hiện tại.Thành phần trầm tích là cátthạch anh, cát ít khoáng hạt thô đến vừa màu xám vàng, vàng, chứa vỏ thân mềm Chiềudày của hệ tầng này thay đổi từ 5-7m
Thành phần mặt cắt hệ tầng khá đồng nhất, gồm chủ yếu là cát hạt vừa đến mịn màuxám vàng, độ mài tròn, chọn lọc tốt
Trang 23Ảnh 2: Cát ở dọc bờ biển Cửa đại có độ mài mòn tốt
Trang 24Hình 2 Bản đồ địa chất khu vực Cửa Đại – Hội An (nguồn Bản đồ Đà nẵng – Hội An,
tỉ lệ 1:50000)
Trang 252.2 Đặc điểm cấu trúc kiến tạo vùng Cửa Đại
2.2.1 Vị trí kiến tạo khu vực
Theo Luận án Tiến sĩ Địa Chất “Nghiên cứu đặc điểm địa chất Holocen lưu vựcsông Thu Bồn – Vu Gia (Quảng Nam – Đà Nẵng)”, Nguyễn Chí Trung, năm 2011 (tr 112– tr 120) thì vùng nghiên cứu nằm trong đơn vị kiến tạo phức tạp thuộc khối kiến trúcBắc Trung Bộ Chuyển động tân kiến tạo phá hủy các cấu trúc cổ, hình thành cấu trúcgồm các khối kiến trúc và các đứt gãy có phương ĐB- TN, TB- ĐN, á vĩ tuyến trong khuvực Cửa Đại gồm các khối cấu trúc: Đông Đại Lộc- Hội An, và Đông Thăng Bình- BắcTam Kỳ
Khối Đông Đại Lộc- Hội An nằm ở phía bắc khu vực nghiên cứu Khối kiến trúcphát triển trên nền móng uốn nếp được cố kết vào Paleozoi- Mezozoi Trong giai đọan tânkiến tạo, khối kiến trúc này diễn ra chuyển động hạ lún với biên độ khoảng 300m đượclấp đầy bởi các trầm tích Neogen- Đệ Tứ có nguồn gốc hỗn hợp sông, biển Trên địa hìnhhiện tại, khối này thể hiện là dải đồng bằng tích tụ tương đối bằng phẳng với thành phầnchủ yếu là cuội, sạn, cát, sét, cát pha có nguồn gốc sông, sông biển và biển Độ cao địahình dao động khoảng 2m – 4m đến 7m – 10m và có xu hướng thấp dần về phía đông.Phần tiếp giáp với biển phổ biến là các gờ cát nổi cao nguồn gốc biển- gió, chạy songsong với bờ biển
Khối Đông Thăng Bình- Bắc Tam Kì nằm ở phía nam khu vực nghiên cứu Khốikiến trúc phát triển trên nền móng uốn nếp được cố kết vào Paleozoi- Mezozoi Trong giaiđoạn Tân kiến tạo khối cấu trúc này diễn ra chuyển động hạ lún yếu với biên độ dao độngkhoảng từ 100- 200m, được lấp đầy bởi các trầm tích Neogen- Đệ Tứ có nguồn gốc hỗnhợp sông, sông – biển và biển Trên địa hình hiện tại khối này thể hiện là các đồng bằngtích tụ tương đối bằng phẳng kéo dài theo phương TB- ĐN với thành phần chủ yếu làcuội, sạn, cát, sét có nguồn gốc sông, sông- biển và biển Dải ven bờ hình thành các khốinhô cao từ 10- 20m, chạy song song với biển có nguồn gốc biển gió Độ cao địa hình dao
Trang 26động khoảng 4m đến 15m và có xu hướng thấp dần từ phía tây bắc đến đông nam Tronggiai đoạn kiến tạo hiện đại khối cấu trúc này vẫn tiếp tục hạ lún.
Khu vực nghiên cứu có hệ thống sông suối phát triển chủ yếu về phía Bắc CửaĐại, có sự thay đổi dòng đột ngột của sông Cửa Đại và bờ sông tương đối thẳng, thể hiện
ở sự tồn tại rất nhiều hệ thống đứt gãy phát triển theo nhiều phương khác nhau
Hình 3 Sơ đồ các lieament và đứt gãy quan sát trên trên ảnh vệ tinh khu vực Quảng Nam
Trang 27Phần lớn các đứt gãy trong vùng Quảng Nam kế thừa các kiến trúc cổ và phát triểntrong giai đoạn tân kiến tạo, tạo nên các hệ thống giao cắt phức tạp Sự nổi bật của hệthống các đứt gãy trong giai đoạn tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại là hầu hết các đứt gãy
kể trên đều thể hiện rõ nét trên tài liệu viễn thám cũng như trên địa hình hiện tại, cùng vớicác dấu hiệu về địa mạo
Dựa theo phương kéo dài của đứt gãy trong vùng chia làm 4 nhóm: ĐB – TN, TB– ĐN, á vĩ tuyến, á kinh tuyến Trong đó hai hệ thống đứt gãy phương á vĩ tuyến và TB-
ĐN phát triển mạnh, và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển kiến tạo của vùng
• Nhóm đứt gãy đông bắc – tây nam
Dọc theo phương đông bắc – tây nam, các hệ thống đứt gãy phát triển rất mạnh mẽ.Đứt gãy có quy mô lớn và thể hiện rõ nhất đó là đứt gãy trùng với hướng dòng chảy củasông Cửa Đại
• Nhóm đứt gãy tây bắc – đông nam
Các đứt gãy tây bắc – đông nam quan sát thấy rõ ở khu vực Thanh Tây, An Bàn, Hội
An Hệ thống đứt gãy làm sông đổi dòng đột ngột, hoạt động xâm thực diễn ra mạnh mẽ ở
bờ trái của dòng chảy
Các hiện tượng vận động kiến tạo hiện đại xảy ra khá phổ biến trong khu vực, bao gồm
cả hiện tượng nâng và hạ kiến tạo Hiện tượng nâng kiến tạo khá phổ biến trong vùngnghiên cứu, thể hiện bởi sự xuất hiện của các bậc thềm, sự nắn thẳng hoặc cướp dòng củacác đoạn sông
2.3 Đặc điểm địa mạo
Khu vực nghiên cứu vùng ven biển Cửa Đại chịu tác động mạnh mẽ của các quá trìnhnội sinh, các quá trình nâng khối tảng Sự biến động của mực nước biển cùng với bề mặtđịa hình bị chia cắt do mạng lưới sông ngòi đã tạo nên cường độ phân cắt xâm thực sâucho vùng Cửa Đại Địa hình khu vực đồi núi khu vực nghiên cứu chịu tác động mãnh mẽ
Trang 28của đứt gãy ĐB-TN; có nhiều sườn dốc và các thung lũng hẹp cùng với vỏ phong hóa bảotồn kém do hoạt động nâng kiến tạo tạo nên.
Bên cạnh đó, hoạt động của sông cũng tác động mạnh mẽ tới địa hình trong vùngnghiên cứu, điển hình là một số đoạn sông bị đổi dòng liên tục, xuất hiện nhiều bậc thềmkhá bằng phẳng (đôi chỗ tạo nên các đoạn sông chết) Hoạt động của biển và gió tạo nêncác thềm mài mòn, thềm tích tụ phát triển rải rác trong vùng nghiên cứu cùng với các bãicát chạy dọc đường bờ biển
Các hoạt động nâng kiến tạo khá phổ biến trong vùng nghiên cứu tại khu vực nam CửaĐại, kết quả là sự hình các bậc thềm cổ, tương dối bằng phẳng, rộng, độ chênh cao giữacác bậc thềm giao động từ 1-2m
Trang 29Hình 4 Bản đồ địa mạo Cửa Đại- Hội An.