Tài liệu tham khảo về bộ giống vịt chuyên thịt CV Super M3.Nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm ngoại hình và sinh trưởng để có số liệu công bố về khả năng sản xuất của giống vịt CV Super M3Trên cơ sở xác định được một số đặc điểm năng suất cơ bản của giống, từ đó góp phần đánh giá khả năng phát triển của giống vịt này trong sản xuất.Cung cấp thông tin tham khảo cho học tập, nghiên cứu và sản xuất chăn nuôi.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGHIÊN CỨU VỊT ĐẠI XUYÊN – HÀ NỘI”
Người thực hiện: Mai Hương Thu
Trang 2Lời cam đoan
Chúng tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả thu được là do bản thântrực tiếp theo dõi, thu thập với một thái độ hoàn toàn khách quan trung thực,các tài liệu đã trích dẫ của các tác giả đều được liệt kê đầy đủ, không saochép bất cứ tài liệu nào mà không có trích dẫn
Trang 3Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Lê Mạnh Dũng, người đã trực tiếphướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực tập Xin cảm ơn Trung tâmnghiên cứu vịt Đại Xuyên đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện
đề tài và viết báo cáo kết quả
Trang 5Bảng 4.1 Chế độ chăm sóc được áp dụng tại trung tâm
Bảng 4.2 Chế độ dinh dưỡng nuôi vịt sinh sản
Bảng 4.3 Lịch tiêm phòng cho đàn vịt tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên
Bảng 4.4 Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 1- 24 tuần tuổi (%)
Bảng 4.5 Khối lượng cơ thể dòng trống giai đoạn 1 – 24 tuần tuổi (g/con)Bảng 4.6 Khối lượng cơ thể dòng mái giai đoạn từ 1 – 24 tuần tuổi (g/con)Bảng 4.7 Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
Bảng 4.8 Lượng thức ăn thu nhận của vịt CV Super M3 giai đoạn 1 – 24tuần tuổi
Bảng 4.9 Tuổi đẻ của vịt CV Super M3
Bảng 4.10 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của vịt CV Super M3
Bảng 4.11 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng giống của vịt CV Super M3
Bảng 4.12 Hiệu quả sử dụng thức ăn trên đàn vịt CV Super M3
Danh mục các biểu đồ và đồ thị
Hình 4.1 Tỷ lệ nuôi sống của vịt ở các giai đoạn
Hình 4.2 Khối lượng cơ thể dòng trống so với tiêu chuẩn
Hình 4.3 Khối lượng cơ thể dòng mái so với tiêu chuẩn
Hình 4.4 Khối lượng của vịt ông bà ở các giai đoạn tuổi
Hình 4.5 Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối
Hình 4.6 Lượng thức ăn thu nhận ở các giai đoạn tuổi
Hình 4.7 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của vịt SM3
Phần I
Trang 6MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là một ngành sản xuất truyền thống lâu đời, chiếm
vị trí quan trọng trong kinh tế hộ gia đình của người nông dân Việt Nam;cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với thị hiếu củangười tiêu dùng Trong những năm qua, nghề chăn nuôi gia cầm nước tađược tạo điều kiện để phát triển mạnh mẽ về cả số lượng, chất lượng và quy
mô chăn nuôi Năm 1986 tổng đàn gia cầm là 99,6 triệu con, đến năm 2003đạt 254 triệu con với tốc độ tăng đầu con bình quân là 7,85% một năm Doảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên đến năm 2006 tổng đàn gia cầm giảmcòn 214,6 triệu con Theo số liệu thống kê của FAO năm 2009: Tổng đàn giacầm Việt Nam là 284 triệu con, trong đó thuỷ cầm có 84 triệu con, đứng thứhai trên thế giới sau Trung Quốc Trước xu thế hội nhập, Cục Chăn nuôi đãđịnh hướng phát triển chăn nuôi gia cầm giai đoạn 2010 – 2015, phấn đấuđạt tốc độ tăng trưởng đầu con thuỷ cầm là 5% một năm, tăng trưởng về sảnlượng thịt, trứng từ 12% /năm trở lên
Để đạt được những mục tiêu trên, nước ta đã nhập về những giống giacầm ngoại nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp như: vịt CV Super
M, M2, Star 71, Star 53… Các giống này đều có năng suất và chất lượngcao, dễ nuôi, ít bệnh tật, có thể phát triển ở các vùng khác nhau trong cảnước Trong đó giống vịt CV Super M là giống siêu thịt của công ty CherryValley Vương Quốc Anh, tạo ra từ năm 1976 Hiện nay giống vịt này đãđược phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới Theo tài liệu của Hãng, vịtdòng ông bà đẻ 170 - 180 quả/ 40 tuần, chi phí thức ăn cho 1kg tăng khốilượng của dòng trống là 2,76 kg, của dòng mái là 3,01 kg Từ giống vịt CVSuper M, Hãng Cherry Valley đã tạo ra giống vịt CV Super M2 và CVSuper M3
Nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về di
Trang 7giống vịt siêu thịt đồng thời làm tươi máu cho các bộ giống vịt SM đã nhậptrước đây, năm 2011 Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã nhập về giốngvịt CV Super M3 ông bà Để có cơ sở khoa học đánh giá khả năng sản xuấtcủa giống vịt CV Super M3 nuôi tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của vịt CV Super M3 (SM3) nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên – Hà Nội”
1.2 Mục tiêu của đề tài
Nêu được đặc điểm ngoại hình và có được thông tin về khả năng sinhtrưởng của vịt CV Super M3 ông bà
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm ngoại hình và sinhtrưởng để có số liệu công bố về khả năng sản xuất của giống vịt CV SuperM3
Trên cơ sở xác định được một số đặc điểm năng suất cơ bản củagiống, từ đó góp phần đánh giá khả năng phát triển của giống vịt này trongsản xuất
Cung cấp thông tin tham khảo cho học tập, nghiên cứu và sản xuấtchăn nuôi
Phần II
Trang 8TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Đặc điểm ngoại hình của thủy cầm.
Màu sắc lông: Màu sắc lông của gia cầm là một đặc điểm ngoại hìnhquan trọng để phân biệt giống, dòng; thể hiện tình trạng sức khoẻ và khảnăng sản xuất của chúng Gia cầm khoẻ mạnh có lông bóng mượt, sạch sẽ vàđồng đều; ngược lại, gia cầm ốm lông xỉn màu, xơ xác, bẩn Đối với cácgiống vịt, khi thay lông chúng sẽ ngừng đẻ, vì thế chỉ cần quan sát lông cánh
để phân biệt khả năng sản xuất trứng của từng cá thể và loại thải ngay tránhnhững lãng phí trong chăn nuôi
Màu sắc lông còn liên quan đến giá trị kinh tế Trong chăn nuôi giacầm lấy thịt người ta thường chọn những giống lông trắng để khi bán sảnphẩm làm sẵn có thể hạn chế những lỗ chân lông màu đen trên da của sảnphẩm, trông gia cầm sẽ trắng đẹp và ngon mắt hơn Ngoài ra màu sắc lôngcũng liên quan đến một số chỉ tiêu chất lượng của giống, dòng như là tínhkháng bệnh và khả năng sản xuất
Trong sản xuất, những giống vịt chuyên thịt thường có màu lông trắngnhư CV Super M, M2, M3; M14; Star76, 53 Các giống vịt chuyên trứng cólông màu kaki, màu cánh sẻ như vịt Khaki Campbell, vịt Cỏ, vịt Triết Giang
Mỏ và chân: là sản phẩm của da, được tạo thành từ lớp sừng có màngdày bao bọc Ở vịt, mỏ có nhiều nhánh thần kinh và các hàng răng cưa, chứanhiều thể xúc giác nên chúng có thể mò được thức ăn trong nước Mỏ cónhiều màu khác nhau: vàng, đen, xám, xanh lục và là đặc trưng cho giống.Chân vịt có màu phù hợp với màu của mỏ, có màng bơi là phần cấu tạokhông có lông của da giữa các ngón chân giống mái chèo giúp vịt bơi lộilinh hoạt trong nước
2.2 Tính trạng số lượng của vật nuôi
Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của một giống giasúc, gia cầm trong một điều kiện chăn nuôi cụ thể thực chất là nghiên cứu
Trang 9tính trạng đó Phần lớn các tính trạng về năng suất của vật nuôi như sinhtrưởng, sinh sản, sản xuất thịt, lông, trứng đều là các tính trạng số lượng Cơ
sở di truyền học của tính trạng số lượng do các gen nằm trên nhiễm sắc thểquy định
Tính trạng số lượng còn được gọi là tính trạng đo lường (metriccharacter) vì sự nghiên cứu của chúng phụ thuộc vào sự đo lường như mức
độ tăng trọng, kích thước các chiều đo, khối lượng trứng tuy nhiên, cónhững tính trạng mà giá trị của chúng có được bằng cách đếm như: Số lợncon đẻ ra trong một lứa, số lượng trứng gia cầm đẻ ra trong một năm vẫnđược coi là tính trạng số lượng, đó là những tính trạng số lượng đặc biệt.Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính trạng số lượng do giá trị kiểugen và sai lệch môi trường quy định Giá trị kiểu gen (Genotypic value) docác gen có hiệu ứng riêng biệt nhỏ, nhưng khi tập hợp nhiều gen thì có ảnhhưởng rõ rệt tới tính trạng, chúng gây ra các hiệu ứng cộng gộp, trội và átgen Tính trạng số lượng chịu tác động lớn của ngoại cảnh
Theo Đặng Vũ Bình (1999), để hiển thị đặc tính của những tính trạng
số lượng người ta sử dụng khái niệm giá trị, đó là các số đo dùng để đánhgiá các tính trạng số lượng Giá trị thu được khi đánh giá một tính trạng sốlượng trên một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình (phenotypic value) của cáthể đó Các giá trị có liên hệ với kiểu gen là giá trị kiểu gen (genotypicvalue) và giá trị có liên hệ với môi trường là sai lệch môi trường(environmental deviation) Như vậy có nghĩa là kiểu gen quy định một giátrị nào đó của cá thể và môi trường gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gentheo hướng này hoặc hướng khác Quan hệ trên có thể biểu thị như sau:
P = G + ETrong đó: P: là giá trị kiểu hình (phenotypic value)
G: là giá trị kiểu gen (genotypic value)E: là sai lệch môi trường (environmental deviation)
Trang 10Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏcấu tạo thành, đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ,nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới tính trạng nghiêncứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen Giá trị kiểu gen được phântheo 3 phương thức hoạt động, đó là sự cộng gộp, sai lệch trội lặn và tươngtác giữa các gen như sau:
G = A + D + I Trong đó: G: là giá trị kiểu gen (genotypic value)
A: là giá trị cộng gộp (additive value)D: là sai lệch do tác động trội lặn (dominance deviation)I: là sai lệch do tương tác giữa các gen (interaction devition)Các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường baogồm:
Sai lệch môi trường chung (general environmental deviation): Là sailệch do các yếu tố môi trường có tính chất thường xuyên và không cục bộtác động lên toàn bộ các cá thể trong một nhóm vật nuôi
Sai lệch môi trường riêng (special environmental deviation): Là sai lệch
do các nhân tố môi trường có tính chất không thường xuyên và cục bộ tácđộng riêng rẽ lên từng cá thể trong cùng một nhóm vật nuôi Do đó, khi mộtkiểu hình của một cá thể được quy định bởi từ hai locus trở lên thì giá trịkiểu hình của nó được biểu thị như sau:
P = A + D + I + Eg + EsTrong chăn nuôi, các giống vật nuôi luôn luôn nhận được từ bố mẹ một
số gen quy định tính trạng số lượng nào đó và được xem như là được nhân
từ bố mẹ một khả năng di truyền, tuy nhiên khả năng đó có phát huy tốt haykhông còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện của vật nuôi
Khi quan sát cá tính trạng số lượng (cân, đo, đếm ) người ta thườngxác định các tham số sau:
Trang 11sẽ phải tăng thêm chi phí vacxin và các biện pháp thú y khác
Sức sống và khả năng kháng bệnh thường được thể hiện gián tiếp thôngqua chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm con là chỉ tiêu chủyếu đánh giá sức sống của gia cầm sau khi nở ra, sự giảm sức sống được thểhiện ở tỷ lệ chết cao qua các giai đoạn sinh trưởng Tỷ lệ nuôi sống được xácđịnh bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể còn sống ở cuối kỳ so với số cá thể cómặt đầu kỳ
Nhiều tác giả cho rằng hiện tượng cận huyết làm giảm tỷ lệ nuôi sống,
ưu thế lai làm tăng tỷ lệ sống Sự giảm sức sống sau khi nở phần lớn là dotác động của môi trường, chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc Có thể nâng cao
tỷ lệ nuôi sống bằng các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng tốt, vệ sinh tiêmphòng kịp thời Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyềnnhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi vùng ôn đới; do đócần tiêm phòng đầy đủ khi nhập các giống gốc từ vùng ôn đới để nâng cao tỷ
lệ nuôi sống, tăng khả năng sản xuất của con giống
Xét về khả năng thích nghi khi điều kiện sống bị thay đổi, như thay đổithức ăn, thời tiết khí hậu, quy trình chăn nuôi, môi trường vi sinh vật xungquanh Trong gia súc và gia cầm thì vịt là loài vật nuôi có khả năng thíchứng rộng rãi hơn đối với môi trường sống nhờ có tiềm năng sinh học đặc
Trang 12biệt Vịt có khả năng sử dụng chất thải và đồng thời cũng là vật nuôi có khảnăng kỳ diệu về việc tìm kiếm mồi Tiềm năng này giúp vịt thích ứng vớicác điều kiện chăn nuôi và quy trình nuôi dưỡng ở môi trường mới
Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường ở các nước nóng ẩm với vịt có thểnói là không lớn vì vịt có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt Vịt chỉ bị ảnhhưởng của stress khi nuôi nhốt mà sự thông thoáng và trao đổi khí kém
2.4 Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng của gia cầm
2.4.1 Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích lũy hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sựtăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơthể của con vật trên cơ sở di truyền từ đời trước Sinh trưởng chính là quátrình tích lũy dần dần các chất mà chủ yếu là protein, nên tốc độ và khốilượng tích lũy các chất, tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là tốc độhoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể
Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), quá trình sinhtrưởng là quá trình phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào và thể tích giữa các
tế bào để tạo nên sự sống Tính giai đoạn của sinh trưởng biểu hiện ở nhiềuhình thức khác nhau Thời gian của các giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giaiđoạn và sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống, từng cá thể có sự khácnhau Giai đoạn này nối tiếp giai đoạn khác, không đi ngược trở lại, không
bỏ qua thời kỳ nào, ở mỗi giai đoạn, thời kỳ đều có đặc điểm riêng Căn cứvào sự sinh trưởng ta có thể phân chia thành các thời kỳ phát triển của giacầm như sau: Thời kỳ phát triển của phôi trong trứng trước khi đẻ, thời kỳphát triển của phôi trong quá trình ấp, thời kỳ gia cầm con và thời kỳ giacầm trưởng thành
Thời kỳ gia cầm con: Thời kỳ này số lượng tế bào tăng nhanh nên quátrình sinh trưởng diễn ra rất nhanh, một số cơ quan nội tạng chưa phát triển
Trang 13kém, gia cầm con dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn và điều kiện môi trường Vìvậy, thức ăn và nuôi dưỡng trong thời kỳ này rất quan trọng, ảnh hưởng lớnđến tốc độ sinh trưởng của gia cầm Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡngtrong thức ăn và quan trọng nhất là các axit amin không hạn chế như lysine,methionine, tryprophan
Thời kỳ gia cầm trưởng thành: Thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể giacầm gần như đã phát triển hoàn thiện Số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu làquá trình phát dục Quá trình tích lũy chất dinh dưỡng của gia cầm một phần
là để duy trì sự sống, một phần để tích lũy mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơnthời kỳ gia cầm con Đối với gia cầm sinh sản, cần phải có chế độ ăn hạn chếphù hợp để vừa không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát dục vừa khôngquá béo, tránh tình trạng giảm năng suất và chất lượng trứng
2.4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Có rất nhiều yếu tố về di truyền và ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinhtrưởng của gia cầm như: giống, tính biệt, tốc độ mọc lông, ngoại hình và sựphát triển của cơ lưỡi hái, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng, điều kiện chănnuôi
Ảnh hưởng của giống, dòng đến sinh trưởng: Giống, dòng có ảnh
hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng của gia súc, gia cầm Nhiều công trìnhnghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng của từng cá thể giữa các giống, cácdòng, có sự khác nhau
Tác giả Hoàng Văn Tiệu và cộng sự (1993) cho biết: Khối lượng cơ thểcác cặp lai Anh Đào x Cỏ; Anh Đào x (Anh Đào x Cỏ); Anh Đào x Bầu lúc
70 ngày tuổi có khối lượng cơ thể lần lượt là: 1761 - 1853g; 2138 - 2269g;1656g
Theo tác giả Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994), sự khác nhau vềkhối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơngiống gà hướng trứng 500 - 700g tức là khoảng 13 - 30%
Trang 14Ảnh hưởng của tính biệt: Giới tính khác nhau thì đặc điểm và chức
năng sinh lý cũng khác nhau nên khả năng đồng hóa, dị hóa và quá trình traođổi chất dinh dưỡng của chúng là khác nhau Nhiều thí nghiệm cho biết, ởgia cầm cùng một giống, dòng, lứa tuổi nhưng nhu cầu năng lượng, protein,axit amin cho trao đổi cơ bản của gia cầm trống luôn cao hơn gia cầm máitrưởng thành; nên khối lượng của gia cầm trống luôn cao hơn gia cầm mái.Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh, Hoàng Văn Tiệu, Phạm VănTrượng (1996) trên vịt Cỏ màu cánh sẻ nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịtĐại Xuyên cho biết: Khối lượng cơ thể của vịt Cỏ màu cánh sẻ thế hệ thứ 5lúc vào đẻ của con đực là 1582g và con mái là 1467g
Kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Tuyển (1998) cho biết: Vịt CV Super M nuôi thịt cho ăn tự do, khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi dòng trốngvịt đực là 3323g và vịt mái là 3062g; dòng mái, vịt trống là 3126g, vịt mái là2879g
-Ảnh hưởng của lứa tuổi: Lứa tuổi ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển của gia cầm cũng tuân theo quy luật đường cong sinh trưởng, do mốitương quan giữa hai quá trình đồng hóa, dị hóa ở mỗi giai đoạn quy định.Đây là cơ sở quan trọng để tính toán thời gian nuôi dưỡng, nhu cầu thức ăn
và điều kiện chăm sóc thích hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất
Theo Lê Viết Ly và cộng sự (1998), tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của vịt
Cỏ đực ở 3 tuần tuổi là 8,31g/con/ngày và ở 8 tuần tuổi là 18,05g/con/ngày;của con mái ở 3 tuần tuổi là 6,90 g/con/ngày và 8 tuần tuổi là 16,55g/con/ngày
Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông: Tốc độ mọc lông của vịt có ảnh hưởng
tới tốc độ sinh trưởng Những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đãxác định trong cùng một giống, cùng tính biệt ở gia cầm có tốc độ mọc lôngnhanh cũng có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt hơn Gia cầm có tốc độ mọclông nhanh thì sự thành thục về thể trọng sớm hơn, chất lượng thịt tốt hơn
Trang 15gia cầm mọc lông chậm Song dù có tốc độ mọc lông chậm thì từ 8 - 12 tuầntuổi gia cầm cũng mọc lông đủ Warren, 1994 dẫn theo Trần Long, (1994).
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến
sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm Dinh dưỡng là một quá trình sinhhọc nhằm duy trì cơ thể và không ngừng đổi mới những vật chất tạo nên cơthể Cơ thể đòi hỏi được cung cấp các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống vàphát triển Do đó trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng việc xác định nhu cầucác chất dinh dưỡng hay chế độ dinh dưỡng hợp lý cho vật nuôi là rất cầnthiết và có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng Tỷ lệ sinh trưởng cácphần cơ thể khác nhau ở độ tuổi và phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng Theo Chamber và cộng sự (1990), chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới tốc
độ sinh trưởng, đến sự phát triển của từng mô khác nhau và gây nên sự biếnđổi trong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác Dinh dưỡngkhông chỉ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến sự di truyền
về sinh trưởng
Theo Bùi Hữu Lũng và cộng sự (1992), để phát huy được tốc độ sinhtrưởng tối đa cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng đượccân bằng nghiêm ngặt giữa protein và các axit amin với năng lượng Ngoài
ra trong thức ăn hỗn hợp còn được bổ sung hàng loạt các chế phẩm hóa sinhkhông mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng, làm tăngnăng suất và chất lượng thịt
Các yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ẩm độ, ánh
sáng và độ thông thoáng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng của giacầm nói chung và vịt nói riêng
Khi các yếu tố môi trường không thuật lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếnsức đề kháng, khả năng thu nhận thức ăn và từ đó ảnh hưởng lớn đến sinhtrưởng, phát triển của vật nuôi Do đó cần đảm bảo chuồng nuôi có độ thôngthoáng tốt, mật độ nuôi dưỡng và chế độ chiếu sáng thích hợp để nâng caohiệu quả chăn nuôi
Trang 16Ngoài ra ẩm độ môi trường cũng có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởngcủa gia cầm Ẩm độ quá thấp sẽ làm tăng lượng bụi trong chuồng nuôi nêngia cầm dễ mắc một số bệnh hô hấp, bệnh về mắt Mặt khác độ ẩm thấpcòn làm da khô, gầy yếu và khó chịu Song nếu ẩm độ cao dễ làm gà mắcbệnh đường ruột, làm giảm khả năng tăng trưởng nhất là trong điều kiệnnóng ẩm nước ta.
Như vậy, trong chăn nuôi vịt thịt, đặc biệt là những giống cao sản thìngoài yếu tố giống tốt, dinh dưỡng hợp lý là nhằm mục đích khai thác tối đatiềm năng sinh học về khả năng tăng khối lượng cơ thể của vịt, đồng thời tốc
độ tăng khối lượng cơ thể khác nhau qua các giai đoạn tuổi cho phép các nhàchăn nuôi xác định thời điểm giết thịt cho hiệu quả kinh tế cao nhất
2.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hóa phức tạp từ khi phôi thaiđược hình thành đến khi con vật thành thục về thể vóc Để đánh giá sức sinhtrưởng của gia cầm người ta thường dùng các chỉ tiêu chính như: Sinhtrưởng tích lũy (khối lượng cơ thể), sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tươngđối và đường cong sinh trưởng (Theo Chambes 1990)
Sinh trưởng tích lũy (khối lượng cơ thể): Khối lượng cơ thể ở một
thời điểm nào đó là một chỉ số được sử dụng quen thuộc nhất về sinh trưởng.Khối lượng cơ thể không nói lên được mức độ khác nhau về tốc độ sinhtrưởng trong một thời gian Xác định được khối lượng cơ thể ở các khoảngthời gian khác nhau, như ở các tuần tuổi ta có thể biểu thị trên đồ thị gọi là
đồ thị sinh trưởng tích lũy
Đối với gia cầm thịt, đây là tính trạng năng suất quan trọng được tínhbằng kg hoặc gam/con và cũng là căn cứ để so sánh được khối lượng cơ thểcủa các tổ hợp lai, từ đó lựa chọn tổ hợp lai tốt nhất
Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể
tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát Đồ thị sinh trưởng
Trang 17tuyệt đối có dạng Parabol, với vịt hướng thịt thường đạt đỉnh cao từ 6 – 7tuần tuổi Sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng gam/con/ngày.
Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng,
kích thước và thể tích cơ thể từ lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát.Đơn vị tính % Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạnh Hypebol Đối với giacầm thịt thường có tốc độ tương đối tăng từ tuần tuổi đầu đến tuần tuổi thứ3-4 sau đó giảm dần qua các tuần tuổi
Đường cong sinh trưởng: dùng để biểu thị tốc độ sinh trưởng của gia
súc, gia cầm nói chung Thông thường người ta sử dụng khối lượng cơ thểvật nuôi ở các tuần tuổi để thể hiện bằng đồ thị sinh trưởng tích lũy và chobiết một cách đơn giản nhất về đường cong sinh trưởng Đường cong sinhtrưởng không chỉ sử dụng để chỉ rõ về số lượng mà còn làm rõ về chấtlượng, sự sai khác giữa các dòng, các giống, giới tính, điều kiện nuôi dưỡng,chăm sóc, môi trường
2.5 Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn
Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn để đạt đượctốc độ tăng trọng, vì vậy tăng trọng đã phản ánh hiệu quả của quá trìnhchuyển hóa thức ăn, hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn là hiệu suất giữa thức
ăn trên kilogam tăng trọng
Trong chăn nuôi, thức ăn thường chiếm 70% giá thành sản phẩm, dovậy thức ăn/một đơn vị sản phẩm càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao vàngược lại
Hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức
ăn đã được xác định là 0,5 – 0,9 Tương quan giữa sinh trưởng và chuyểnhóa thức ăn là âm và thấp từ - 0,2 đến - 0,8
Đối với gia cầm sinh sản, thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứnghay 1kg trứng Hiện nay, nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp dụngphương pháp tính mức tiêu tốn thức ăn bằng lượng chi phí thức ăn cho giacầm từ lúc 1 ngày tuổi cho đến kết thúc 1 năm đẻ
Trang 18Tiêu tốn thức ăn cho tăng trọng có liên quan đến tính biệt, biện phápnuôi dưỡng và những tác động kỹ thuật Do vậy, để hạ thấp TTTA cần thựchiện cho gia cầm ăn theo những nhu cầu đặc điểm sinh lý, cải thiện khả năngtăng trọng, giảm thời gian nuôi vỗ béo kết hợp với quy trình chọn lọc.
2.6 Cơ sở khoa học của sức sinh sản ở gia cầm
2.6.1 Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên
Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là một chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinhdục, chỉ tiêu này cũng là một yếu tố cấu thành năng suất Tuổi đẻ quả trứngđầu được xác định bằng số ngày tuổi kể từ khi nở đến khi đẻ quả trứng đầutiên
Gudeil, Lerner và một số tác giả khác cho rằng: có các gen trên nhiễmsắc thể giới tính cùng tham gia hình thành tính trạng này (dẫn theo TrầnĐình Miêu, Nguyễn Kim Đường (1992)) có ít nhất 2 cặp gen cùng quy định.Tuổi đẻ quả trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng, các yếu tố môitrường, đặc biệt là thời gian chiếu sáng, thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩygia cầm đẻ trứng sớm Khối lượng cơ thể và cấu trúc thành phần cơ thể lànhững nhân tố ảnh hưởng đến tính thành thục của gia cầm mái, gà càng nặngcân lại càng đẻ ít trứng, nguyên nhân là do tồn tại nhiều bao noãn lấn átbuồng trứng Giữa tuổi thành thục sinh dục và kích thước cơ thể có mốitương quan nghịch, chọn lọc theo hướng tăng khối lượng trứng sẽ dẫn đến
sự tăng khối lượng cơ thể và tăng tuổi đẻ quả trứng đầu tiên
2.6.2 Sức sản xuất trứng của gia cầm
Sức đẻ trứng của gia cầm là chỉ tiêu chủ yếu của gia cầm hướng trứng,
nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục; là chỉtiêu quan trọng của gia cầm hướng thịt hoặc kiêm dụng, đồng thời nó cũng
là đặc điểm sinh vật học quan trọng và là chỉ tiêu kinh tế, sử dụng trong việcsản xuất trứng thương phẩm và trứng ấp để bổ sung đàn và sản xuất gia cầmcon
Trang 19Sức đẻ trứng là số lượng trứng một gia cầm mái sinh ra trên một đơn
vị thời gian, thông thường người ta tính sản lượng trứng cho một năm, cũng
có khi tính sản lượng trứng theo một năm sinh học (số trứng đẻ ra trong 365ngày kể từ khi đẻ quả trứng đầu tiên hay 500 ngày tuổi kể từ khi gia cầm nởra)
Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng
Sức sản xuất trứng chịu sự chi phối của các tập hợp gen khác nhau, cácgen quy định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường và bị hạn chế bởigiới tính Năng suất trứng được truyền lại cho đời sau từ bố mẹ Sức đẻtrứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố di truyền cá thể là: tuổi thànhthục sinh dục, cường độ đẻ, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, tínhnghỉ đẻ mùa đông và tính ấp bóng
Tuổi thành thục sinh dục: thường tuổi thành thục sinh dục của vịt dao
động trong khoảng 20-26 tuần tuổi tuổi thành thục sinh dục càng sớm thìthời gian đẻ trứng càng dài, năng suất trứng càng cao Tuy nhiên nếu tuổithành thục sinh dục sớm hơn tuổi thành thục thể vóc thì sức bền đẻ trứngkhông cao Vì lúc này cơ thể vịt mái chưa thành thục về thể vóc và vẫn đangsinh trưởng phát dục để hoàn thiện cấu trức chức năng cơ thể, nhưng chấtdinh dưỡng không thể tập trung cho hoàn thiện cấu trúc cơ thể được mà phảicung cấp cho quá trình tạo trứng nên ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng vềsau
Sản lượng trứng 3 – 4 tháng đầu tiên có mối tương quan dương với sảnlượng trứng cả năm Vì vậy, để xác định chỉ tiêu về sức đẻ trứng người tathường tính sản lượng trứng của 3 – 4 tháng đầu để có phán đoán sớm và kịpthời trong công tác giống
Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, loài, giớitính, thời gian nở trong năm… Cụ thể, giống vịt hướng trứng có tuổi thànhthục sinh dục sớm hơn giống vịt hướng thịt, vịt thành thục sinh dục sớm hơn
Trang 20ngan và ngỗng Vịt con nở vào mùa thu thường có tuổi thành thục sinh dụcsớm hơn các mùa khác trong năm.
Cường độ đẻ: cường độ đẻ trong 3 – 4 tháng đầu có tương quan rất chặt
chẽ với sản lượng trứng của gia cầm Nếu cường độ đẻ trứng càng cao thìsản lượng trứng cao và ngược lại
Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học: chu kỳ đẻ trứng sinh học
được tính từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên đến khi gia cầm nghỉ đẻ đểthay lông, đó là chu kỳ thứ nhất và lại tiếp tục chu kỳ thứ hai Sản lượngtrứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, thời giannày càng dài càng tốt Chỉ tiêu này có tương quan dương với tuổi thành thụcsinh dục, sức bền đẻ trứng dài, nhịp độ đẻ trứng đều và thời gian nghỉ đẻngắn, còn những gia cầm đẻ kém có dấu hiệu ngược lại Nói chung, thờigian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học có tính di truyền phụ thuộc vào nhiềuyếu tố khác nhau nhất là chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, mùa vụ
Tính nghỉ đẻ mùa đông: vào mùa đông, nhiệt độ thấp nên cơ thể gia
cầm phải huy động năng lượng để chống rét, tuy nhiên với những giống giacầm tốt thì thời gian nghỉ đẻ rất ngắn thậm chí không có Tính nghỉ đẻ cómối tương quan nghịch với năng suất trứng, tính nghỉ đẻ mùa đông càng dàithì năng suất trứng càng thấp
Tính ấp bóng: tính ấp bóng hay bản năng ấp liên quan đến khả năng đẻ
trứng là phản xạ không điều kiện của gia cầm Bản năng đòi ấp của gia cầmnhằm bảo vệ nòi giống và là điều kiện để sản xuất ra thế hệ con cháu, bảnnăng đòi ấp càng mạnh thì thời gian nghỉ đẻ càng lớn Vì vậy, để tăng hiệuquả chăn nuôi, người ta chọn lọc và loại bỏ dần bản năng đòi ấp nhằm rútngắn thời gian nghỉ đẻ
Ngoài 4 yếu tế di truyền cá thể, sức đẻ trứng còn bị ảnh hưởng bởi cácyếu tố khác nhau như giống, dòng, lứa tuổi, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc,tiểu khí hậu chuồng nuôi…
Trang 21Giống, dòng ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất trứng của gia cầm, giốnggia cầm khác nhau thì sức sản xuất trứng khác nhau Trong cùng một giống,các dòng khác nhau cho năng suất trứng khác nhau, những dòng được chọnlọc kỹ cho sản lượng trứng cao hơn những dòng chưa được chọn lọc kỹkhoảng 15 – 20%.
Tuổi gia cầm cũng ảnh hưởng đến năng suất trứng của nó Ở vịt, sảnlượng trứng giảm dần theo tuổi, thường sản lượng trứng trung bình năm thứhai giảm 15 – 20% so với năm thứ nhất
Mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng của vịt, mùa hè sức đẻ trứnggiảm xuống nhiều so với mùa xuân và đến mùa thu sức đẻ trứng lại tăng lên.Nhiệt độ môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến sản lượng trứng.Nhiệt độ thích hợp đối với gia cầm đẻ trứng là 14 – 200C Khi nhiệt độ thấphơn nhiệt độ giới hạn thấp, gia cầm phải huy động năng lượng để chống rét;nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ giới hạn, gia cầm thải nhiệt nhiều ảnh hưởngđến sản lượng trứng và làm giảm sản lượng trứng
Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng yêu cầu đối với vịt đẻ là
16 – 18 giờ/ngày với cường độ chiếu sáng là 3 – 3,5 W/m2
Thay lông: sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học vịt nghỉ đẻ và thay lông.Trong điều kiện bình thường, lúc thay lông lần đầu tiên là thời điểm quantrọng để đánh giá đàn vịt đẻ tốt hay không Những đàn vịt thay lông sớm,thường thời gian thay lông bắt đầu từ tháng 6 – 7 và quá trình thay lông diễn
ra chậm, kéo dài 3 – 4 tháng là những đàn vịt đẻ kém Ngược lại, có nhữngđang thay lông muộn, thời gian thay lông bắt đầu từ tháng 10 – 11, quá trìnhthay lông lại diễn ra nhanh và những đàn vịt đẻ tốt Đặc biệt ở một số đàncao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ 4 – 5 tuần và đẻ lại ngay khi chưa hình thànhxong bộ lông mới, có những con đẻ ngay trong thời gian thay lông Như vậy,thay lông liên quan mật thiết đến sản lượng trứng của gia cầm
Trong chăn nuôi có một yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quảkinh tế suốt cả quá trình chăn nuôi là tác động của con người Ngày nay, mô
Trang 22hình chăn nuôi từng bước đã thay đổi, dù là cơ sở chăn nuôi lớn hay chănnuôi nhỏ đều rất quan tâm đến các tiến bộ kỹ thuật về mọi lĩnh vực trongchăn nuôi như: con giống, dinh dưỡng, quy trình chăn nuôi… Dưới ảnhhưởng của công tác giống, điều kiện thức ăn, nuôi dưỡng đã không ngừngnâng cao hiệu quả của chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng
2.7 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.7.1 Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm trên thế giới
Cùng với sự phát triển nhanh của nông nghiệp, ngành chăn nuôi giacầm cũng có những bước tiến vượt bậc trong nghiên cứu chọn lọc, tạo giốngmới Bên cạnh việc luôn chọn lọc, nhân giống để nâng cao năng suất và chấtlượng của các giống vịt lâu năm như Khaki Campbell nuôi ở Ấn Độ, vịt AnhĐào nuôi ở Hungari, các công ty giống gia cầm cũng luôn tập trung nghiêncứu để tạo ra các giống mới như các giống vịt siêu thịt SM; SM2; SM3(hãng Cherry Valley của Vương quốc Anh) giống vịt Star 42, Star 53, Star
76, M14, M15 (của hãng Grimaud Frères cộng hoà Pháp)…
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm
2009 số lượng đầu gia cầm chính của thế giới như sau: Gà 14.191,1 triệu con
và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con Tổng sản lượng thịt sản xuất năm 2009của thế giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt gà đạt 79,5 triệu tấn, chiếm28,5% , thịt vịt đạt 3,8 triệu tấn Về chăn nuôi gà: Trung Quốc 4.702,2 triệucon gà, Indonesia 1.341,7 triệu, Brazin 1.205,0 triệu, Ấn Độ 613 triệu vàIran 513 triệu con gà Việt Nam có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới Chănnuôi vịt Trung Quốc có 771 triệu con, Việt Nam 84 triệu, Indonesia 42,3triệu, Bangladesh 24 triệu và Pháp có 22,5 triệu con vịt Tổng sản lượngtrứng của thế giới năm 2009 là 67,4 triệu tấn
Theo số liệu thống kê của FAO năm 2009 ở châu Á tổng đàn gà là9101,3 triệu con và vịt 953 triệu con Thịt gà 21.287,1 nghìn tấn và thịt vịt
Trang 232.884,9 nghìn tấn, thịt gà chiếm 18,21%, thịt vịt chiếm 2,40% tổng sảnlượng thịt.
Vịt CV Super M3 ông bà có nguồn gốc từ hãng Cherry Valley VươngQuốc Anh, là giống vịt có năng suất thịt, trứng cao hơn hẳn so với các dòngvịt siêu thịt đã nhập khác Tuổi đẻ của vịt bố mẹ là 25 tuần, năng suất trứng
từ 180 – 220 quả/mái/67 tuần tuổi Vịt thương phẩm nuôi nhốt (56 ngàytuổi) hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả có khoanh vùng (70 ngày tuổi) đạtkhối lượng 3 – 3,4kg, tiêu tốn 2,6 – 2,8kg thức ăn/kg tăng trọng Vịt có thểtrọng lớn, khả năng tự kiếm mồi kém, thiên về hướng chăn nuôi công nghiệphoặc bán công nghiệp, vịt có thể nuôi trên khô không cần bơi lội
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có bahình thức cơ bản đó là: Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệcao, chăn nuôi trang trại bán thâm canh và chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ
áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản
và điều khiển giới tính
Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớncác nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nướcTrung Đông Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sảnphẩm chăn nuôi năng suất thấp nhưng được thị trường xem như là một phầncủa chăn nuôi hữu cơ
Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nướcphát triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng Xu hướng
Trang 24chăn nuôi gắn liền với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21 không chănnuôi gà công nghiệp trên lồng tầng và không chăn nuôi heo trên nền ximăng Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chănnuôi cao thường là mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đóđang là thách thức của nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chănnuôi hữu cơ.
2.7.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam
Trong những năm gần đây chăn nuôi vịt đã trở thành một trong nhữngphương thức chủ yếu chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất hàng hoá, cungcấp ¼ sản lượng trứng gia cầm ở Việt Nam Theo số liệu thống kê của Tổchức Nông Lương thế giới (FAO) năm 2009, số lượng vịt của Việt Nam xếpthứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc Các giống vịt nước ta như vịt Cỏ,vịt Bầu, vịt Đốm (Pất lài) thường có tầm vóc nhỏ nhưng năng suất trứng khácao, ngoại hình đồng nhất, có sức đề kháng cao chống chịu bệnh tốt nhưngnăng suất thịt thấp
Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm từ chăn nuôi vịt, nước ta
đã nhập một số giống vịt cao sản của thế giới như Khaki Campbell;CV2000; Triết Giang; CV Super M, SM2, SM3; M14; M15; Star 76, 53…nuôi thích nghi và tiến hành nghiên cứu chọn lọc Theo Nguyễn Thị BạchYến (1997) khi nghiên cứu trên vịt Khaki Campbell cho biết: Tuổi đẻ quảtrứng đầu tiên là 134 – 155ngày, sản lượng trứng 247,5 – 263,8quả/mái/năm, khối lượng trứng 53,1 – 73,3 gam/quả Tỷ lệ trứng có phôi:91,7 – 93,6%, tỷ lệ nở/ phôi là 81,3 – 88,1% Theo Nguyễn Văn Diện,Dương Xuân Tuyển, Đinh Xuân Tiến, Nguyễn Ngọc Hân và cộng sự (1997)khi nghiên cứu trên vịt CV2000 cho biết: Tỷ lệ nuôi sống đến 7 tuần tuổi đạt98,4 – 98,8%, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 156 ngày, tỷ lệ trứng có phôi đạt82,5%, năng suất trứng đạt 104,5 quả/mái/19 tuần đẻ, tỷ lệ nở/phôi đạt89,3%, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,17 kg Theo Nguyễn Đức
Trang 25M cho ăn hạn chế lúc 8 tuần tuổi với dòng trống là 2,14kg, dòng mái là2,04kg, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi của dòng trống là 98,5%, dòng mái là98,7%, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của dòng trống là 182 ngày, dòng mái là
168 ngày, năng suất trứng của dòng trống là 174 quả/mái/40 tuần đẻ, dòngmái là 183 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ trứng có phôi của dòng trống là 93,5%,của dòng mái là 96%, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng với dòng trống là5,2 kg, dòng mái là 4,9kg Với vịt CV Super M2 theo Lê Sỹ Cương (2001)cho biết: Tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi với dòng trống là 96,67%, dòngmái là 98,97%, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của dòng trống là 199 ngày, dòngmái là 180 ngày, năng suất trứng của dòng trống là 104,96 quả/mái/24 tuần
đẻ, dòng mái là 131,35 quả/mái/24 tuần đẻ, tiêu tốn thức ăn cho 10 quảtrứng với dòng trống là 5,17 kg, dòng mái là 5,12 kg Cùng với việc nghiêncứu chọn lọc và xây dựng quy trình chăn nuôi của từng giống vịt nhập nội,các nhà di truyền giống trong nước còn tiến hành lai tạo các giống vịt nộivới các giống vịt ngoại nhằm mục đích nâng cao năng suất, thúc đẩy ngànhchăn nuôi thuỷ cầm phát triển Các tổ hợp lai đã được nghiên cứu: KhakiCampbell x CV2000 Layer; CV Super M x (Anh Đào x Cỏ); KhakiCampbell x Cỏ; CV Super M x Anh Đào; CV Super M x ngan Pháp; SM xĐốm; Triết Giang x Cỏ.… Theo Ngô Văn Vĩnh, Nguyễn Đức Trọng và cộng
sự (2009) khi nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai CV Super M xngan Pháp cho biết: con lai có tỷ lệ nuôi sống đạt 95 – 100%, khối lượng cơthể khi nuôi đến 10 tuần tuổi đạt 3821,0 – 3938,0 gam/con, tỷ lệ thịt xẻ đạt69,4 – 71,0%, tỷ lệ thịt có giá trị của bốn công thức lai đều đạt từ 32,79 –33,84% Nuôi con lai ngan vịt nhồi lấy gan béo đạt hiệu quả kinh tế cao.Theo Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy (2009) khi nghiên cứu khả năngsản xuất của con lai giữa vịt SM và vịt Đốm cho biết: con lai có tỷ lệ nuôisống từ 95,2 – 97,6%, tuổi đẻ là 159 ngày, khối lượng vào đẻ là 2703,7 –2798,4 gam/con, tỷ lệ phôi đạt 93,83 – 94,33%, tỷ lệ nở/ tổng số trứng ấp:78,62 – 79,87% Theo Đồng Thị Diệu Hiền, Nguyễn Thị Huệ (2009) khi
Trang 26nghiên cứu khả năng sản xuất của con lai Triết Giang x Cỏ cho biết: con lai
có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên từ 92 – 95 ngày, năng suất trứng/ 52 tuần đẻ là279,8 – 289,3 quả/mái, tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng là 2,0 – 2,1 kg, khốilượng trứng đạt 65,2 – 65,5 gam/quả
Các phương thức chăm sóc nuôi dưỡng cũng đã được các tác giả nghiêncứu như phương thức nuôi vịt thả vườn, nuôi khô… cho thấy những kết quảkhả quan vì đảm bảo chủ động kiểm soát dịch bệnh, hạn chế ảnh hưởng đếnchất lượng thịt, trứng, năng suất trứng không kém hơn so với những nơi cóđiều kiện chăn thả tốt Nhất là về mùa thu – đông nuôi vịt trong vườn chomột số chỉ tiêu sản xuất cao hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nuôi vịt chăn thả(không tận dụng được thức ăn)
Một số thí nghiệm nghiêm cứu về ảnh hưởng của thảo dược lên sứcchống chịu bệnh tật của vịt cũng đang được tiến hành và bước đầu đạt đượckết quả tốt
Những công trình nghiên cứu này đã góp phần không nhỏ vào sự pháttriển của ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi vịt nói riêng, tạonên sự phát triển vững chắc cho ngành chăn nuôi trong nước, tạo đà thúc đẩycạnh tranh trên thị trường quốc tế
Phần III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Trang 273.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trên vịt Super M3 ông bà nhập nội: Trống A: 53 con; MáiB: 231 con; Trống C: 79 con; Mái D: 340 con
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên từtháng 1/2010 đến tháng 6/2011
3.3 Nội dung nghiên cứu
Một số đặc điểm ngoại hình
Tỷ lệ nuôi sống của vịt trong giai đoạn từ 0 - 24 tuần tuổi
Khả năng sinh trưởng của vịt trong giai đoạn từ 0 - 24 tuần tuổi
Thức ăn thu nhận
Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp quan sát, mô tả kết hợp với việc cân đo và chụpảnh thực địa Đàn vịt được nuôi theo phương thức nuôi nhốt công nghiệp cósân chơi
3.4.1 Chuẩn bị vịt thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh, giữa các
lô thí nghiệm đảm bảo đồng đều về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và quytrình vệ sinh thú y
Toàn bộ đàn giống ông bà được nuôi theo quy trình chăm sóc và chế độdinh dưỡng dựa trên tài liệu hướng dẫn của Hãng Cherry Valley, kết hợp vớiquy trình nuôi dưỡng của Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên
3.4.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
3.4.2.1 Đặc điểm ngoại hình
Quan sát trực tiếp bằng mắt từ khi vịt mới nở đến 24 tuần tuổi Quansát màu lông, mỏ, chân và theo dõi các đặc điểm và hình dáng vào mỗigiai đoạn phát triển
3.4.2.2 Tỷ lệ nuôi sống
Trang 28Tỷ lệ nuôi sống (%) =
Số vịt còn sống ở cuối kỳ (con)
x 100
Số vịt đầu kỳ (con)
3.4.2.3 Khối lượng cơ thể vịt qua các giai đoạn tuổi
Cân khối lượng vịt hàng tuần từ 1 tuần tuổi đến 24 tuần tuổi, cân từngcon một vào một ngày cố định trong tuần trước khi cho ăn
Giai đoạn 1-8 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ có độ chính xác ± 2gGiai đoạn 9-24 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ có độ chíh xác ± 5gThời gian cân từ 7-8 giờ sáng vào ngày thứ 5 hàng tuần, cân trước lúccho vịt ăn Khối lượng cơ thể trung bình được tính bằng công thức:
Sinh trưởng tích lũy:
X =
Σ Xnn
Trong đó: X: khối lượng trung bình của vịt (gam)
Σ Xn: tổng khối lượng của n con vịt (gam)n: số lượng vịt được cân (con)
Sinh trưởng tuyệt đối:
A(g/con/ngày) =
P2 - P1
t2 - t1
Trong đó: A: là sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày)
P1: là khối lượng cơ thể vịt cân tại thời điểm t1
P2: là khối lượng cơ thể vịt cân tại thời điểm t2
t2 - t1: là khoảng cách giữa hai lần cân
Sinh trưởng tương đối:
R (%) =
P2 - P1
(P1 + P2)/2Trong đó: R: là sinh trưởng tương đối (%)
Trang 29P2: là khối lượng cơ thể vịt ở lần cân sau (g)
3.4.2.4 Lượng thức ăn thu nhận
Vịt được cho ăn khống chế từ một ngày tuổi theo hướng dẫn của HãngCherry Valley kết hợp với quy trình của Trung tâm nghiên cứu vịt ĐạiXuyên Hàng ngày cho ăn vào một giờ nhất định, cân chính xác lượng thức
ăn cho ăn
Lượng thức ăn thu nhận =
Lượng thức ăn cho ăn (g) - Lượng thức ăn thừa (g)
Số vịt có mặt trong tuần (con)
3.4.2.5 Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục được tính từ khi vịt con một ngày tuổi đếnkhi đẻ quả trứng đầu tiên và tỷ lệ đẻ đạt 5%, 30%, 50% (tính theo đơn vịtuần và ngày) Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời gian được tính từ một ngàytuổi đến khi trong đàn vịt có vịt mái đẻ trứng đầu tiên, tuổi đẻ 5% của đànđược tính từ một ngày tuổi đến khi đàn có số vịt mái đẻ đạt tỷ lệ 5%
Tuổi đẻ đạt tỷ lệ đỉnh cao: là thời gian từ khi vịt con một ngày tuổiđến khi đàn vịt có tỷ lệ đẻ cao nhất trong toàn chu kỳ đẻ trứng (đơn vịt tính:tuần tuổi)
N ng su t tr ng l t ng s tr ng ất trứng là tổng số trứng đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái ứng là tổng số trứng đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái à tổng số trứng đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái ổng số trứng đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái ố trứng đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái ứng là tổng số trứng đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái ra (qu ) trên t ng s v t máiả) trên tổng số vịt mái ổng số trứng đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái ố trứng đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái ịt máibình quân nuôi đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái trong kho ng th i gian quy ả) trên tổng số vịt mái ời gian quy định, được tính từ tuần địt máinh, được tính từ tuầnc tính t tu nừ tuần ần
th nh t (tu n u tiên tính t khi t l at 5%) theo công
đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái ứng là tổng số trứng đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái ất trứng là tổng số trứng đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái ần đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái đần ừ tuần ỷ lệ đẻ đat 5%) theo công ệ đẻ đat 5%) theo công đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái đ
th c c a Tr n ình Miên v c ng s (1977).ứng là tổng số trứng đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái ủa Trần Đình Miên và cộng sự (1977) ần Đình Miên và cộng sự (1977) à tổng số trứng đẻ ra (quả) trên tổng số vịt mái ộng sự (1977) ự (1977)
Năng suất trứng (quả) =