Hiệu quả hay nói cách khác, chất lượng tín dụng tronghoạt động cho vay trung dài hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tốthuộc về ngân hàng nhưng cũng có yếu tố thuộc về khách
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kếtquả nêu trong Khóa luận tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế củađơn vị thực tập
Tác giả Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tính
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH MINH HỌA
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, nềnkinh tế nước ta đã dần chuyển từ nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Mọihoạt động sản xuất kinh doanh trở nên năng động, hiệu quả hơn và nó tạo ta sự cạnhtranh gay gắt, đòi hỏi mọi người phải sáng tạo hơn để thích nghi với môi trường Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanhtrong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng.Hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế thịtrường cũng đòi hỏi sự mềm dẻo và thích ứng cao độ.Trước những diễn biến hết sứcphức tạp của thị trường hiện nay, khi mànhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khókhăn, thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh thì vai trò của các ngân hàng thươngmại càng được nâng cao Là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của ngânhàng, không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động tín dụng nói chung và tíndụng trung và dài hạn nói riêng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển theohướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa Hoạt động tín dụng trung dài hạn không chỉ
có ý nghĩa đối với sự phát triển của mỗingân hàng thương mại mà còn là vấn đềquan tâm của cả nền kinh tế Hiệu quả hay nói cách khác, chất lượng tín dụng tronghoạt động cho vay trung dài hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tốthuộc về ngân hàng nhưng cũng có yếu tố thuộc về khách hàng, đồng thời còn phụthuộc vào các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô như chính trị, lạm phát, tỷ giá, tìnhhình phát triển kinh tế…
Cũng giống như các ngân hàng khác, thời gian qua, chất lượng tín dụng tronghoạt động cho vay trung và dài hạn của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam BIDV – Chi nhánh Tây Hồ vẫn còn gặp nhiều khó khăn: dư nợ tín dụng trung
và dài hạn vẫn còn khiêm tốn trong tổng dư nợ, quy mô hoạt động tín dụng trung vàdài hạn vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của ngân hàng và nhu cầu củacác doanh nghiệp, tình trạng nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để… Vì vậy, làm
Trang 5thế nào để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung
và dài hạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngân hàng BIDV– chi nhánh Tây
Hồ nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, qua tìm hiểu thực tế tại ngân
hàng BIDV – Chi nhánh Tây Hồ, em quyết định chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàngThương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV – Chi nhánh Tây Hồ” để trình bày trong Khóa luậntốt nghiệp của mình Kết cấu của Khóa luận
ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm có 3 chương:
Chương 1: Hoạt động cho vay trung, dài hạn và sự cần thiết phải nâng caochất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung, dài hạn của ngân hàng thươngmại
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung, dàihạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamBIDV – Chi nhánh Tây Hồ
Chương 3: Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạtđộng cho vay trung, dài hạn tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamBIDV – Chi nhánh Tây Hồ
Do có nhiều hạn chế về mặt thời gian khảo sát cũng như về kinh nghiệm thực
tế, Khóa luận của em sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết Em rất mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để giúp Khóa luận của em hoàn chỉnhhơn
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo trong khoaNgân Hàng - Bảo Hiểm, Học Viện Tài Chính, đặc biệt là Ths.Trần Cảnh Toàn đãtrực tiếp hướng dẫn; các phòng ban trong ngân hàng BIDV – Chi nhánh Tây Hồ,đặc biệt là phòng Khách hàng Doanh nghiệp 2 đã giúp đỡ em rất nhiều để hoànthiện Khóa luận này
Trang 6CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.1.Ngân hàng thương mại và các hoạt động chính của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung gian mà hoạt động chủyếu là tiếp nhận các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế với trách nhiệm hoàn trả
và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nhiệm vụ chiết khấu và làm phươngtiện thanh toán và cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp, tư nhân, hộ gia đình, cácnhà xuất nhập khẩu
Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà, cung cấpvốn cho nền kinh tế Với sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện nay,hoạt độngngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh, đa dạng và phong phú hơn, song ngânhàng vẫn duy trì các nghiệp vụ cơ bản là: Huy động vốn, sử dụng vốn và các nghiệp
vụ trung gian khác
- Nghiệp vụ huy động vốn
Đây là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động củangân hàng Vốn được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức khác nhau như huyđộng dưới hình thức tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá
- Nghiệp vụ sử dụng vốn
Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.Nghiệp vụ sửdụng vốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng, quyết địnhnăng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Do vậy ngân hàng cần phảinghiên cứu và đưa ra chiến lược sử dụng vốn của mình sao cho hợp lý nhất Nghiệp
vụ sử dụng vốn gồm có:
+ Một là, ngân hàng tiến hành cho vay
Trang 7Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM Theo thống kê, khoảng60%-75% thu nhập của ngân hàng thương mại tại Việt Nam là từ hoạt động chovay Thành công hay thất bại của một ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thựchiện kế hoạch tín dụng và thành công của tín dụng xuất phát từ chính sách cho vaycủa ngân hàng Các loại cho vay có thể phân loại bằng nhiều cách, bao gồm: mụcđích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc và phương pháp hoàn trả.
+ Hai là tiến hành đầu tư.
Với tư cách là một chủ thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, đòi hỏi ngânhàng phải luôn nắm bắt được thông tin, đa dạng các nghiệp vụ để cung cấp đầy đủkịp thời nguồn vốn cho nền kinh tế Ngoài hình thức phổ biến là cho vay, ngân hàngcòn sử dụng vốn để đầu tư Có 2 hình thức chủ yếu mà các ngân hàng thương mại
có thể tiến hành là:Đầu tư vào chứng khoán hoặc đầu tư góp vốn vào các doanhnghiệp, các công ty khác, đầu tư vào trang thiết bị TSCĐ phục vụ cho hoạt độngkinh doanh của ngân hàng
+ Ba là nghiệp vụ ngân quỹ.
Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng mà các chủ thể khi tham gia tiến hànhsản xuất kinh doanh.Tuy nhiên, đằng sau mục tiêu quan trọng đó là hàng loạt cácnhân tố cần quan tâm Một trong những nhân tố đó là tính an toàn Nghề ngân hàng
là một nghề kinh doanh đầy mạo hiểm, trong hoạt động của mình, ngân hàng khôngthể bỏ qua sự “antoàn” Vì vậy, ngoài việc cho vay và đầu tư để thu được lợi nhuận,ngân hàng còn phải sử dụng một phần nguồn vốn huy động được để đảm bảo antoàn về khả năng thanh toán và thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc do ngânhàng Nhà nước đề ra
- Các nghiệp vụ trung gian khác :
Nghiệp vụ thanh toán, tiến hànhmôi giới, mua bán chứng khoán, các dịch vụ
uỷ thác, tư vấn tài chính…
Như vậy, tín dụng hay cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngânhàng thương mại để tạo ra lợi nhuận Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp
Trang 8nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trử, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôinổi, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư.
1.1.2.Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng vớimột bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa
là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác, ngân hàng là một trunggian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm thừa vốn sang nơi thiếu Lãi suất (Giá)của khoản vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồntại của khoản vay
Tín dụng ngân hàng cần tuân thủ các nguyên tắc cho vay và đáp ứng các điềukiện cho vay như sau:
- Nguyên tắc cho vay: Tín dụng ngân hàng được thực hiện trên 3 nguyên tắc sau:
a Nợ gốc và lãi được hoàn trả đúng thời điểm đã thỏa thuận
b Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tíndụng
c Cho vay dựa trên phương án, dự án kinh doanh có hiệu quả
- Điều kiện cho vay
a Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịutrách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
b Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả được nợ trong thời hạn cam kết
c Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp
d Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi; phương án đầu tư,phục vụ đời sống khả thi kèm phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định củapháp luật
e Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ,Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước và hướng dẫn của MHB
- Phân hoạt hoạt động tín dụng
Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa vào các căn cứ khác nhautuỳ theo mục đích nghiên cứu Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một số tiêuthức sau:
Trang 9•Theo thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng được phân thành 3 loại sau:
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụngvào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động củacác doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân
- Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụnhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựngcác công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung cấpvốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn
Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định
và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất
•Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng chia thành 2 loại
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho cácdoanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh
- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầutiêu dùng Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, cácthiết bị gia đình Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên
•Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, có các loại tín dụngsau:
- Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có tàisản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu vàbảo lãnh
- Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát rakhông cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp Loại hình này thường được ápdụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng,khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngânhàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khảthi, có khả năng hoàn trả nợ
Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng ngân hàng theo các tiêuthức trên chỉ có ý nghĩa tương đối Khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì cách
Trang 10phân loại càng chi tiết.Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận động củavốn tín dụng trong từng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quảkinh tế của chúng.
1.1.3.Hoạt động cho vaytrung dài hạn của các ngân hàng thương mại
Do mục đích cho vay trung dài hạn là để bổ sung vốn cố định nên tín dụngtrung, dài hạn của ngân hàng thương mại thường có đặc điểm sau:
- Quy mô vốn lớn: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, vốn là yếu tố khôngthể thiểu đối với các doanh nghiệp Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp rất đa dạngbao gồm nhu cầu vốn ngắn hạn và nhu cầu vốn trung, dài hạn Trong đó, nhu cầuvốn trung, dài hạn thường được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiếnđổi mới thiết bị… do đó ngân hàng cần cung ứng một lượng vốn lớn để đáp ứng yêucầu đặt ra của các doanh nghiệp
- Thời gian dài: Khác với cho vay ngắn hạn là phục vụ chi tiêu, mua nguyênvật liệu, trả lương, bổ sung vốn lưu động… có nghĩa là để đáp ứng nhu cầu thanhtoán ngắn hạn, thì mục đích của cho vay trung, dài hạn lại là để đầu tư vào các thiết
bị, dự án có thời gian thi công dài chưa thể thu hồi vốn trong thời gian ngắn Do đó,
để phù hợp với yêu cầu của việc đầu tư thì thời hạn của tín dụng trung, dài hạn làtương đối dài
- Rủi ro lớn: Nền kinh tế luôn chứa đựng những biến động lớn không thểlường trước được và những biến động đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực Do đặcđiểm của tín dụng trung và dài hạn là quy mô lớn và thời hạn dài, vì thế khi nềnkinh tế biến động theo chiều hướng bất lợi thì nguy cơ gặp rủi ro của ngân hàng làrất lớn Bởi vậy, các khoản tiền cho vay tín dụng trung, dài hạn luôn có độ rủi rocao hơn khoản tiền cho vay ngắn hạn tương ứng
- Lãi suất cao: Lãi suất là giá của khoản vay, được biểu hiện bằng tỷ lệ phầntrăm giữa số lợi tức ngân hàng thu được với số tiền cho vay trong một thời giannhất định, hay nói cách khác đó là mức chi phí mà người đi vay phải trả cho ngânhàng để đổi lấy quyền sử dụng vốn và khoản thu nhập này có tác dụng bù đắp phầnnào cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra Tín dụng trung và dài hạn luôn tiềm ẩn
Trang 11những rủi ro lớn, bởi vậy lãi suất cho vay trung và dài hạn bao giờ cũng cao hơn lãisuất cho vay ngắn hạn cùng quy mô.
Tín dụng trung và dài hạn là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chủ yếucủa ngân hàng, việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động chovay trung, dài hạn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triểncủa bản thân ngân hàng, mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển củacác doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung
1.2 Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại
1.2.1 Thế nào là chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn củangân hàng thương mại
Có thể nói, chất lượng của một sản phẩm hay một dịch vụ đều được biểu hiện
ở mức độ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và lợi ích về mặt tài chính chongười cung cấp Theo cách đó, trong hoạt độngtín dụng ngân hàng, chất lượng tíndụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn được thể hiện ở sự thoả mãn nhu cầuvay vốn của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng
Với mỗi bên tham gia vào hoạt động tín dụng thì chất lượng tín dụng tronghoạt động cho vay trung dài hạn lại được hiểu một cách khác nhau
Đối với NHTM: Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn thể
hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng trung dài hạn phải phù hợp khả năng thựclực vốn trung dài hạn huy động được của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tínhcạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn và có lãi
Đối với khách hàng: Do nhu cầu vay vốn tín dụng trung dài hạn của khách
hàng là để bổ sung vốn cố địnhnên chất lượng tín dụng được đánh giá theo tính chấtphù hợp giữa mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý,thủ tục vay đơn giản, thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng
Trang 12Đối với nền kinh tế: Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài
hạn được đánh giá qua mức phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giảiquyết việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, giải quyết tốt mối quan hệgiữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế
Hiểu đúng về bản chất của chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trungdài hạn, phân tích và đánh giá đúng những tồn tại về chất lượng sẽ giúp cho ngânhàng tìm được biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tếthị trường
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại
Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của ngân hàng
là một khái niệm phản ánh khả năng mở rộng cho vay trung và dài hạn của ngânhàng phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng, yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Vì vậy, đánh giá chấtlượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng cần phải được xem xét cả về mặtđịnh tính và định lượng
Có thể nói thước đo chất lượng tín dụng của một ngân hàng chính là sự hàilòng của khách hàng, đồng thời ngân hàng cũng phải đảm bảo được sự hài hoà,antoàn và đạt hiệu quảcao nhất
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính
Chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vaytrung dài hạn nói riêng của ngân hàng thương mại có thể được phản ánh thông quacác chỉ tiêu định tính - những chỉ tiêu hết sức quan trọng có tính chất quyết định đốivới chất lượng và độ an toàn, hiệu quả của tín dụng ngân hàng:
- Thủ tục và quy chế cho vay vốn
Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với ngân hàng Thủ tục làmviệc, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng của các cán bộ tín dụng sẽ gây ấn tượngmạnh cho khách hàng Yêu cầu về các thủ tục giấy tờ thời gian làm việc đơn giản,
Trang 13không gây phiền hà kết hợp tinh thần thái độ phục vụ chu đáo nhiệt tình của cán bộtín dụng sẽ tạo cho khách hàng một tâm lý thoải mái, tạo niềm tin và hình ảnh tốttrong mỗi khách hàng.
Phục vụ tốt nhất cho khách hàng nhưng phải đảm bảo đúng quy chế cho vayvốn tín dụng.Thực hiện tuần tự, chuẩn xác trong công tác thẩm định về dự án, khảnăng tài chính, năng lực pháp lý của khách hàng, về tài sản đảm bảo nhằm đưa rađược quyết định hợp lý nhất vừa phục vụ tốt khách hàng vừa phòng ngừa rủi ro
- Xét duyệt cho vay
Khách hàng đến với ngân hàng mong muốn được vay vốn phù hợp với thờigian nhanh nhất và chi phí thấp nhất Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở phục
vụ khách hàng tốt nhất nhưng cũng phải đảm bảo an toàn tín dụng Hiện nay quyđịnh thời hạn xét duyệt cho vay là tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn xin vayvốn Trong khoảng thời gian này ngân hàng phải làm rất nhiều công việc trong côngtác thẩm định Với các khoản cho vay trung dài hạn, thời gian thẩm định dự án càngyêu cầu dài hơn, đòi hỏi tính cẩn trọng cao hơn Với một khách hàng lâu năm vàtruyền thống thì công tác thẩm định tốn ít thời gian và chi phí, hơn nữa các thôngtin có độ chính xác và tin cậy cao, thời gian xét duyệt ngắn hơn Với một kháchhàng mới thì công tác thẩm định vất vả hơn, việc thu thập thông tin có nhiều hạnchế nên chi phí và thời gian cho thẩm định là cao hơn, việc tiếp xúc giữa kháchhàng và ngân hàng có nhiều thủ tục phiền phức hơn
-Tinh thần thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.
Khi cho vay, nếu cán bộ tín dụng có tinh thần thái độ, đạo đức nghề nghiệp tốtthì trong quá trình tiếp cận phục vụ khách hàng sẽ tạo cho khách hàng niềm tin vàtạo một hình ảnh tốt trong mỗi khách hàng
Năng lực trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có ảnh hưởngrất lớn đến chất lượng các món vay Với năng lực trình độ chuyên môn và kinhnghiệm cao thì khi thẩm định cho vay sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn,
có hiệu quả, khả năng gặp rủi ro thấp
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ của ngân hàng.
Trang 14Một cơ sở vật chất tốt có ảnh hưởng tốt tới tâm lý khách hàng, phục vụ chocác hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng một cách chính xác và nhanh nhất, một cơ
sở vật chất tốt sẽ tạo hứng khởi cho chính cán bộ tín dụng thực hiện tốt công việccủa mình
Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng có thể tiếp cậnđược những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tốt nhất trên các mặt: thôngtin về khách hàng, thông tin về dự án (tính hiệu quả của dự án, xu hướng phát triểnđối với sản phẩm của dự án, thông tin về thị trường, giá cả, cạnh tranh ) một cáchnhanh chóng và chuẩn xác nhất, thông tin quản lý đối với các khách hàng lớn vayvốn của nhiều tổ chức tín dụng Độ tin cậy của các thông tin này là yếu tố trước tiên
để cán bộ tín dụng ra quyết định cho vay và ảnh hưởng rất lớn đến độ an toàn củamón vay
Để hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, chất lượng tín dụng ngânhàng nói chung và chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn nóiriêng cao thì ngân hàng phải luôn luôn quan tâm tới các chỉ tiêu trên Các chỉ tiêuthường xuyên được kiểm tra và đánh giá giúp cho ngân hàng nhìn nhận được mặttốt và hạn chế từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời cho hoạt động ngânhàng mình đồng thời tránh được rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
- Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn.
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng.Nếu
tỷ lệ này cao chứng tỏ các khoản tín dụng trung và dài hạn chiếm một tỷ trọng lớntrong tổng dư nợ của ngân hàng Điều này là tích cực nếu ngân hàng có tiềm năngdồi dào về nguồn vốn trung, dài hạn, đồng thời việc quản lý các khoản vay đượcthực hiện tốt, đảm bảo an toàn Ngược lại nếu tỷ lệ này cao trong khi ngân hàngkhông có tiềm lực vốn trung, dài hạn dồi dào và khả năng quản lý tốt thì điều đó cónghĩa là ngân hàng đang đi vào tình thế nguy hiểm có thể dẫn đến mất khả năngthanh toán bất cứ lúc nào
Trang 15Chỉ tiêu tổng dư nợ tín dụng trung, dài hạn phản ánh quy mô cấp tín dụngtrung, dài hạn của ngân hàng tại một thời điểm.Nếu tổng dư nợ trung và dài hạnthấp thì chúng ta vẫn chưa thể đánh giá hoạt động tín dụng trung và dài hạn là yếukém, nó còn phụ thuộc nhu cầu của khách hàng mà ngân hàng đang phục vụ tài thờiđiểm đó Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào chính sách cho vay của từng ngân hàng,
có thể vào thời gian này tín dụng trung – dài hạn đang được ngân hàng thắt chắt đểhạn chế rủi ro Song vẫn có những nguyên nhân chủ quan làm cho dư nợ tín dụngtrung và dài hạn thấp kém như là: khả năng tiếp thị của ngân hàng là hạn chế, trình
độ cán bộ nhân viên thấp và ngân hàng không có khả năng mở rộng thị phần cuảmình trên thị trường
- Chỉ tiêu nợ quá hạn:
Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ món cho vay của ngân hàng có chất lượng thấp.Nócho thấy hoạt động của ngân hàng là không hiệu quả và khi đó việc tính toán các chitiêu khác đánh giá chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn đềutrở nên vô nghĩa
Ngoài các chỉ tiêu cơ bản nêu trên, chất lượng tín dụng trong hoạt động chovay trung dài hạn của ngân hàng còn có thể được đánh giá qua các chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu lợi nhuận:
Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn được nâng cao chỉthực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng
Chỉ tiêu này cho thấy rõ vị trí của tín dụng trung, dài hạn trong hoạt động củangân hàng Lợi nhuận hoạt động tín dụng trung, dài hạn không những thu hồi đượcgốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốn cho vay, đó là dấu hiệucho thấy chất lượng tín dụng được nâng cao
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn:
Trang 16Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng về nguồn vốn của ngân hàng để đápứng nhu cầu tín dụng trung, dài hạn của nền kinh tế.Hầu hết các ngân hàng thươngmại đều sử dụng nguồn vốn trung, dài hạn để tài trợ cho tài sản cố định, cho vaytrung, dài hạn và đầu tư các dự án Nếu vậy nếu tỷ lệ trên càng gần 1 thì chứng tỏhầu hết các khoản vay trung, dài hạn của ngân hàng được tài trợ bởi nguồn vốntrung, dài hạn, điều đó đảm bảo cho ngân hàng một cơ cấu vốn tối ưu xét về mặtphòng ngừa rủi ro Tuy nhiên, do đặc điểm các nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng
có sự gối đầu nhất định nên ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn này một cách hợp
lý để cho vay trung, dài hạn Do đó, trong thực tế tỷ lệ về cân đối nói trên thườnglớn hơn 1 và mỗi ngân hàng sẽ có một mức riêng thích hợp với điều kiện cụ thể củamình
Nói tóm lại, khi xem xét chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trungdài hạn của ngân hàng ta không thể căn cứ vào một chỉ tiêu cụ thể mà phải sử dụngmột hệ thống các chỉ tiêu trên cơ sở xem xét tổng hợp các mục tiêu của dự án vayvốn trung, dài hạn để có thể đưa ra kết luận một cách chính xác
- Chỉ tiêu dư nợ cho vay trung, dài hạn từ nguồn huy động ngắn hạn
Với các NHTM ở Việt Nam hiện nay thì tỷ lệ này được hạn chế trong phạm vitối đa 30% là tỷ lệ an toàn
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại
Để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tronghoạt động cho vay trung dài hạn, cần phải quan tâm tới các nhân tố ảnh hưởng đến
nó, chúng ta sẽ lần lượt xem xét các nhân tố về phía ngân hàng, khách hàng và cácnhân tố khác
•Về phía ngân hàng.
Chất lượng cán bộ: Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại
trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt đọng ngân hàng nói riêng Đặc
Trang 17biệt là trong quan hệ tín dụng trung dài hạn, tổn thất do các rủi ro mang đến là rấtlớn, ngân hàng cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, am hiểu về thị trường đầu
tư vốn trung dài hạn, có năng lực thẩm định tốt Trong bố trí sử dụng, người cán bộcần phải sàng lọc kỹ, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức cần thiết, cóđạo đức và sự liêm khiết, bởi lẽ người cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm hay cố tình
vi phạm có thể gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng
Công tác tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng: Công tác sắp xếp cán bộ,
các phòng ban một cách khoa học, linh hoạt và cụ thể hoá nhằm đảm bảo thực hiệncác nguyên tắc tín dụng Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, các
bộ phận thiết lập quan hệ với các cơ quan pháp luật, tài chính để quản lý có hiệuquả các khoản tín dụng
Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho
hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định thành công hay thất bại của ngânhàng Để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần phải có chính sách phù hợpvới đường lối phát trỉên kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền,của ngân hàng và người vay tiền
Kiểm soát nội bộ: Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối
với mọi hoạt động của ngân hàng Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chấtngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụngkịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng
Thông tin tín dụng: Hoạt động tín dụng muốn đạt được hiệu quả, an toàn cần
phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này Muốn nâng cao chấtlượng tín dụng, ngân hàng cần xây dựng được hệ thống thông tin đầy đủ và linhhoạt, nhờ đó cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời về khách hàng, tăng khảnăng phòng ngừa rủi ro tín dụng
•Về phía khách hàng.
Uy tín, đạo đức của người vay: Đây là yếu tố rất quan trọng của quy trìnhthẩm định, tính cách của người vay và là chỉ tiêu đánh giá sự sẵn sàng trả nợ vàthực hiện nghĩa vụ cam kết hợp đồng Do đó, ngân hàng cần phân tích số liệu và
Trang 18tình hình sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của khách hàng đểquyết định đầu tư chính xác.
Năng lực kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng: Đây chính là tiền
đề cần thiết tạo ra khả năng kinh doanh của khách hàng, là cơ sở đểkhách hàng thựchiện cam kết hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng Trình độ của người quản lý còn
bị hạn chế thì doanh nghiệp dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh hưởngxấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng
• Các nhân tố khác
- Môi trường kinh tế: tính ổn định về kinh tế mà trước hết là ổn định về tài chínhquốc gia, vấn đề lạm phát là những điều mà những doanh nghiệp rất quan tâm vì nóliên quan trực tiếp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Môi trường pháp lý: Hoạt động của ngân hàng phải tuân thủ theo quy địnhcủa nhà nước, luật tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định khác Nếu quy địnhpháp luật không rõ ràng, không đồng bộ và có nhiều kẽ hở rất khó khăn cho ngânhàng trong mọi hoạt động
- Thảm hoạ thiên nhiên: Các yếu tố do thiên nhiên gây ra lũ lụt, hoả hoạn,động đất, dịch bệnh…có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cảngười và ngân hàng
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung và dài hạn
Tín dụng trung và dài hạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triểncủa ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế, bởi vậy mở rộng và nâng cao chấtlượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung, dài hạn luôn là vấn đề được các nhàkinh tế quan tâm hàng đầu
Thứ nhất, mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay
trung dài hạn quyết định sự tồn tại và phát triển của các NHTM
+ Chất lượng tín dụng trong cho vay trung và dài hạn làm tăng khả năng sinhlời của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí
Trang 19nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã chovay.
+ Chất lượng tín dụng trong cho vay trung và dài cải thiện tình hình tài chínhcủa ngân hàng bởi ngân hàng sẽ xây dựng được những khách hàng trung thành,từ
đó tạo ra nguồn thu lớn và ổn định để bổ sung vốn đầu tư
+ Chất lượng tín dụng trong cho vay trung và dài củng cố mối quan hệ củangân hàng bằng những điều kiện tốt nhất
Thứ hai, chất lượng tín dụng trong cho vay trung và dài tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh
Khi chất lượng tín dụng trong cho vaytrung và dài hạn được nâng cao, cácngân hàng sẽ tăng cường quản lý quá trình vốn vay của doanh nghiệp, điều đó đòihỏi doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Điều này cónghĩa doanh nghiệp phải làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, được thị trườngchấp nhận từ đó thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm, đem lại lợi nhuận, tạo điềukiện cho doanh nghiệp tiến hành quá trình tái sản xuất, mở rộng quy mô, đảm bảotrả được vốn vay của ngân hàng đúng hạn
Thứ ba, nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vaytrung và dài hạn là đòi hỏi
bức thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế
Ngày nay, cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụngnói chung và tín dụng trung dài hạn nói riêng cũng ngày càng phát triển nhằm cungcấp phương tiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Trongđiều kiện đó chất lượng tín dụng trong cho vay trung dài hạn càng được quan tâmvì:
+ Chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trunggian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tíndụng điều hoà vốn trong nền kinh tế, tăng cường chất lượng tín dụng sẽ giảm lượngtiền thừa trong lưu thông Điều đó không chỉ giải quyết mối quan hệ cung - cầutrong nền kinh tế mà còn tạo điều kiện để mở rộng phạm vi thanh toán không dùng
Trang 20tiền mặt, từ đó tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội, góp phần điều hoà và ổn địnhlưu thông tiền tệ.
Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại có quan hệ chặt chẽ với khốilượng tiền mặt trong lưu thông và là nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát Đảm bảochất lượng tín dụng sẽ tạo khả năng giảm bớt lượng tiền thừa trong lưu thông gópphần hạn chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng uy tín quốc gia bằng việc phát huy tácdụng của các sản phẩm, dịch vụ trong tương lai của các công trình đầu tư
+ Chất lượng tín dụng góp phần lành mạnh hoá quan hệ tín dụng: hoạt độngtín dụng được mở rộng với các thủ tục đơn giản hoá, thuận tiện nhưng vẫn tuân thủcác nguyên tắc tín dụng sẽ góp phần cho vay đúng đối tượng cần thiết, giảm thiểu
và đi đến xoá bỏ nạn đi vay nặng lãi chủ yếu đang hoành hành ở nông thôn và cácvùng xa xôi hẻo lánh
Để có chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trong hoạt độngcho vay trung dài hạn nói riêng, ngoài nỗ lực của bản thân ngân hàng còn đòi hỏinền kinh tế phải ổn định và có một cơ chế phù hợp về chính sách, chế độ, sự phốihợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa các ngành, các cấp, tạo môi trường cho sự hoạtđộng của tín dụng được thuận lợi
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HỒ 2.1 Vài nét về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV – Chi nhánh Tây Hồ
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn cho kinh tế Việt Nam nói chung và hoạtđộng ngân hàng nói riêng Khủng hoảng tài chính toàn cầu càng về cuối năm càngthấm sâu và càng khốc liệt khi chuyển sang trạng thái thiểu phát Với vai trò là ngânhàng chủ đạo, ngân hàng dẫn dắt thị trường tiên phong trong lĩnh vực tài chính tiền
Trang 21tệ để ngăn chặn khủng hoảng, BIDV đã có nhiều giải pháp, đặc biệt là liên tục cắtgiảm lãi suất để kích cầu, thúc đẩy sản xuất Trong bối cảnh đó chi nhánh BIDVTây Hồ được thành lập theo quyết định số 717/QĐ- HĐQT ngày 19/9/2008 của Chủtịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc mở Chinhánh Tây Hồ và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 13/10/2008 Hiện nayBIDV Tây Hồ có trụ sở đặt tại Số 47 Đường Phan Đình Phùng, Quận Ba Đình, TP
- Về số lượng cán bộ: 57 cán bộ với kinh nghiệm 4 năm (bình quân) Như vậy
đã bước đầu đáp ứng được hoạt động kinh doanh và phục vụ khách hàng củaChi nhánh
Sau gần 07 năm thành lập và hoạt động, hiện tại Chi nhánh có 03 phòng Giaodịch và 1 quỹ tiết kiệm trực thuộc, gần 100 cán bộ Chi nhánh đang từng bước mởrộng, khai thác triệt để mạng lưới giao dịch nhằm phục vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầukhách hàng với nhiều sản phẩm dịch vụ tiên tiến, củng cố vững thêm niềm tin củakhách hàng đối với thương hiệu BIDV
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
Ngân hàng BIDV Chi nhánh Tây Hồ bắt đầu hoạt động cùng với thời điểmBIDV đang chuyển đổi vận hành tổ chức theo mô hình TA2, theo đó hoạt động kinhdoanh của chi nhánh được phân chia thành 3 bộ phận: bộ phận Kinh doanh (Frontoffice), bộ phận Quản lý rủi ro (Middle office) và bộ phận Tác nghiệp (Backoffice) Mô hình mới này đã đảm bảo được nguyên tắc phân tách giữa 3 chức năng:khởi tạo tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và tác nghiệp để từ đó hạn chế được rủi rocho ngân hàng
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh BIDV Tây Hồ hiện nay được sắp xếp thành 5
Trang 22•Khối Quan hệ khách hàng: bao gồm Phòng Khách hàng Cá nhân, Phòng
Khách hàng Doanh nghiệp;
•Khối quản lý rủi ro: bao gồm phòng Quản lý rủi ro;
•Khối tác nghiệp: bao gồm Phòng Quản trị tín dụng; Phòng Dịch vụ/ Giao
dịch khách hàng; Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ;
•Khối quản lý nội bộ: bao gồm Phòng kế hoạch – Tổng hợp; Phòng Tài chính
– Kế toán; Phòng Tổ chức – Hành chính
•Khối trực thuộc: bao gồm các phòng giao dịch và quỹ Tiết kiệm
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy BIDV chi nhánh Tây Hồ
Mỗi phòng ban của chi nhánh được chuyên môn hoá theo chức năng nhiệm vụriêng Trong quá trình hoạt động kinh doanh các phòng luôn có quan hệ chặt chẽ và
hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu chung cùng thúc đẩy sự phát triển của chi nhánh Với
mô hình tổ chức như vậy, việc quản trị điều hành của chi nhánh được chủ động, kịp
thời thống nhất từ Giám đốc, các phó Giám đốc đến các đơn vị trực thuộc, nhờ đó
mà hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã thu hồi được nhiều kết quả khả quan
BAN LÃNH ĐẠO
Phòng KHCN
Phòng Tổ
chức hành
chính
Phòng KHDN I, II
Phòng Quản trị Tín dụng
Phòng Quản trị Rủi ro
Phòng Kế hoạch Tổng hợp
Phòng Dịch
vụ Khách hàng
Trang 23Chức năng, nhiệm vụ của các phòng.
•Phòng Khách hàng doanh nghiệp
+ Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: Tham mưu, đề xuất chính sách,
kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng; Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm; Chịutrách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bánsản phảm của ngân hàng
+ Tín dụng: Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng;Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng; Kiểm tra, giám sát quá trình
sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi;
Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tấttoán hợp đồng tín dụng; Xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiệntín dụng Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý; Phânloại, rà soát phát hiện rủi ro; Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòngngừa, xử lý rủi ro; Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quyđịnh và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; Tiếp nhận, kiểmtra hồ sơ đề nghị miễn/ giảm lãi, đề xuất miễn/ giảm lãi và chuyển phòng Quản lýrủi ro xử lý tiếp theo quy định Tuân thủ các giới hạn, hạn mức tín dụng của ngânhàng đối với ngân hàng Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng
•Phòng Khách hàng cá nhân
+ Tiếp thị và phát triển khách hàng: Tham gia, đề xuất chính sách và kế hoạchphát triển khách hàng cá nhân; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trìnhmarketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm; Tiếp cận, triển khai và phát triển cácsản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV,phối hợp với các đơn vị liên quan/ đề nghị BIDV hỗ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệuvới khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng cánhân, những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng
+ Là đơn vị đầu mối tiếp nhận và triển khai các sản phẩm bán lẻ ngân hàng tạiChi nhánh theo sự chỉ đạo của Trụ sở chính BIDV và Ban lãnh đạo Chi nhánh; Xâydựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân;
Trang 24+ Các nhiệm vụ khác;
•Phòng Quản lý rủi ro
+ Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác QLRR của chi nhánh Quản
lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tíndụng cho từng khách hàng, thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án,phương án đề nghị cấp tín dụng
+ Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnhhạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm, từng khách hàng cụthể với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế của Chi nhánh Kiểm tra việc thựchiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm;
+ Tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trong toàn chi nhánh, giám sátkhách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng và các nhiệm vụ khác
•Phòng Giao dịch khách hàng
+ Công tác dịch vụ: Trực tiếp thực hiện quản lý tài khoản và giao dịch vớikhách hàng; phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định củaNhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấuhiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp;
•Tổ Quản lý dịch vụ kho quỹ
+ Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho quỹ và xuất/ nhập Quỹ chi;+ Chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các biệnpháp, điều kiện bảo đảm an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ
về kho quỹ, thực hiện theo đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ; Chịu trách
Trang 25nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tàisản của Chi nhánh/ BIDV và của khách hàng
•Phòng Tổng hợp kế hoạch.
+ Công tác kế tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế tổng hợp, tham mưu xây dựng, triển khai kế hoạch phát triển kinh doanh, tổng hợpcông tác Marketing và phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh
+ Đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiệnchế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản trị tài sản, định mức vàquản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ
•Phòng tổ chức hành chính
+ Công tác tổ chức- nhân sự: tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về việctriển khai thực hiện công tác tổ chức- nhân sự và phát triền nguồn nhân lực tại Chinhánh
+ Công tác hành chính: Thực hiện công tác văn thư theo quy định; quản lý, sửdụng con dấu của Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV; kiểmtra, giám sát, tổng hợp, báo cáo về việc chấp hành nội quy chi nhánh
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV – Chi nhánh Tây Hồ
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn
Trong thời gian qua Chi nhánh luôn xác định tăng trưởng nguồn vốn chính là
cơ sở cho tăng trưởng các hoạt động khác, tập trung đẩy mạnh huy động vốn từ các
Trang 26định chế tài chính, tổ chức kinh tế và đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn từ dân cư.Chi nhánh đã áp dụng rất nhiều các biện pháp, vận dụng tốt các mối quan hệ sẵn có,đẩy mạnh công tác tiếp thị, marketing và đã đạt được những thành tích như sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại BIDV Chi nhánh Tây Hồ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013
So sánh 2013/2012 31/12/2014
So sánh 2014/2013
38,0
4 164 10,12
196
7 35,70 183 10,26(Nguồn: Báo cáoTài chính năm 2012,2013, 2014)Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng nguồn vốn huy động liên tục tăng trong banăm 2012-2014 cho thấy ngân hàng đã có những chính sách hiệu quả nâng caonguồn vốn huy động
Tổng nguồn vốn huy động trong 3 năm đã có sự thay đổi rõ rệt Từ thời điểm31/12/2012 đến 31/12/2013 tổng nguồn vốn huy động tăng 724 tỷ đồng tươngđương với 18,25%; từ 31/12/2013 đến 31/12/2014 tăng 820 tỷ đồng tương ứng với
Trang 2717,48% Sở dĩ có sự thay đổi khá lớn là do chi nhánh đã tận dụng lợi thế khu vực
dân cư đông đúc, đồng thời chi nhánh đã áp dụng các chính sách nhằm thu hút tiền
gửi từ dân cư như tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, khi khách hàng gửi tiền sẽ được
tham gia các chương trình dự thưởng, có chính sách ưu đãi đối với khách hàng tiềm
năng và lâu năm, ngoài ra ngân hàng còn giao chỉ tiêu cho các phòng ban nhằm tận
dụng mối quan hệ của chính họ từ gia đình, bạn bè
2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn
Bảng 2 Hoạt động tín dụng của Chi nhánh Tây Hồ
Đơn vị tính: Tỷ đồngChỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 2013/2012 2014/2013
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014)
Có thể thấy tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh Tây Hồ có xu hướng tăng qua
các năm Năm 2013 dù có nhiều biến động trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và
ngành Ngân hàng nói riêng nhưng tổng dư nợ của chi nhánh tại thời điểm cuối năm
vẫn tăng trên 65,53% so với thời điểm 31/12/2012 Năm 2014, chi nhánh tiếp tục
Trang 28đương 28,76% so với 31/12/2013.Mức tăng này là cũng phù hợp với mức tăng củahoạt động huy động vốn của chi nhánh Điều này cho thấy chi nhánh đã có nhiều cốgắng trong việc tăng trưởng tín dụng, và cũng cho thấy BIDV có sự nỗ lực để hỗtrợ, giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn của nền kinh tế.
Mức tăng trưởng tín dụng đối với cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dàihạn đều khá cao Tại ngày 31/12/2012, tín dụng ngắn hạn đạt 1607 tỷ đồng, đến31/12/2013 đã tăng thêm 310 tỷ (tương đương 19,29%) và đến 31/12/2014 tăngthêm 603 tỷ, đạt mức 2520 tỷ đồng Tín dụng trung dài hạn cuối năm 2013 tăngthêm 1067 tỷ đồng so với cuối năm 2012 (tương đương 211,84%), từ 508 tỷ lênmức 1584 tỷ đồng, sang đến cuối năm 2014, chỉ tiêu này tiếp tục tăng thêm 404 tỷđồng, tương đương 25,51và đạt 1988 tỷ đồng.Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp hơn trongtổng dư nợ tín dụng, nhưngtỷ trọng tín dụng trung dài hạn ngày càng tăng qua cácnăm(thời điểm 31/12/2012 chiếm 24,02% trong tổng dư nợ tín dụng, đến31/12/2013 đã tăng lên 45,24% và đến 31/12/2014 tiếp tục tăng, đạt mức 46,15%).Điều này cho thấy chi nhánh đã chú trọng rất nhiều trong việc đẩy mạnh tín dụngtrung, dài hạncho nền kinh tế
239,553
69,92
6 41,22 308,763 69,21 28,89Tổng chi phí
156,411
220,054
Trang 29Qua bảng 3 ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của chi nhánh có nhữngđiểm nỗi bật như sau:
Tổng doanh thu tăng qua các năm từ năm 2012 – 2014 Năm 2013 tổng doanhthu tăng 69,926 tỷ đồng so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng là 41,22% Đếnnăm 2014 tổng doanh thu tiếp tục tăng,mức tăng 69,62 tỷ đồng tương ứng 28,89%.Nguồn thu của chi nhánh đa số từ hoạt động tín dụng (70 – 80%), các khoản thunhập khác của chi nhánh cũng tăng qua các năm từ nghiệp vụ bảo lãnh, mở L/C,nghiệp vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế…
Chi phí cũng tăng lên qua các năm cùng với sự tăng lên của doanh thu Tuynhiên, so sánh với mức tăng của tổng doanh thu thì sự tăng của tổng chi phí cũng làhợp lý Năm 2013 tổng chi phí tăng 63,643tỷ đồng (~40,69%) dẫn tới lợi nhuậntăng 6,283 tỷ đồng tương đương 47,54% so với năm 2012 Đến năm 2014, so sánhvới năm 2013, tổng chi phí tăng 61,621 tỷ đồng (~28%) và lợi nhuận tăng 7,589 tỷđồng tương ứng 38,92%.Có được kết quả này là do năm 2013, NHNN đã có nhữngchính sách tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm nguồn vốn, mặtkhác chi nhánh Tây Hồ đã tận dụng được thời cơ, cung cấp nhiều dịch vụ, sảnphẩm linh hoạt, đa dạng để đón đầu rất nhiều khách hàng mới.Thời gian này chinhánh cũng liên hệ được nhiều khách hàng mới khu vực trụ sởmới chuyển đến
Là một trong những chi nhánh đầu mối của hệ thống, BIDV - Chi nhánh Tây
Hồ đã đạt được mức lợi nhuận tương đối ổn định qua các năm.Điều này cho thấychi nhánh đã không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, tận dụng được lợi thế nhờquy mô Với mức tăng trưởng lợi nhuận trên 35% là một mức tăng trưởng khá hứahẹn, là cơ sở để BIDV Tây Hồ tiếp tục đà tăng trưởng trong thời gian tới, góp sứcvào thành công của toàn hệ thống
Trang 302.2 Thực trạng chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn tại BIDV - Chi nhánh Tây Hồ
2.2.1 Tình hình cho vay trung, dài hạn tại BIDV – Chi nhánh Tây Hồ
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động tín dụng gắn với giải pháp của Chính phủ
để ngăn chặn suy giảm kinh tế, Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Tây Hồ đã khôngngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh đã đặt ra gắnliền với việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai lầm, thiếu sót, tiếp tục pháttriển tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng
Bảng 4: Tổng dư nợ theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Chỉ
Tiêu
Tổng dư nợ
1.Ngắn hạn
2.Trung và dài hạn
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NH BIDV – Tây Hồ)
Hình 1: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng
Qua bảng 4 ta thấy tổng dư nợ trung và dài hạn tăng qua các năm Cụ thể, tạithời điểm 31/12/2013 tổng dư nợ trung và dài hạn tăng lên 1076 tỷ đồng, tương ứngvới mức tăng 211,8% so với 31/12/2012.Mức tăng đột khá cao này đạt được là dođây là thời điểm Nhà nước có những chính sách hỗ trợ thiết thực cho các doanhnghiệp như hỗ trợ về lãi suất sau đầu tư, lãi suất vốn vay… giúp các doanh nghiệpmạnh dạn hơn trong việc tìm nguồn vốn đầu tư dàihạn để đầu tư nhằm khôi phụclại hoạt động kinh doanh sau gian đoạn khó khăn những năm 2013 – 2012.Tại31/12/2014, tín dụng trung dài hạn tiếp tục tăng thêm 404 tỷ đồng, tương ứng
Trang 3125,51% so với thời điểm 31/12/2013 Mức tăng này chậm hơn so với năm 2012, tuynhiên cũng hoàn toàn dễ hiểu do trong giai đoạn này, giống như các ngân hàngthương mại khác, BIDV chú trọng hơn vào việc cung cấp các sản phẩm bán lẻ đểrút ngắn thời gian thu hồi vốn, giảm rủi ro nợ khó đòi.
Bên cạnh đó, xem xét hình 1 ta có nhận xét,trong 3 năm,tỷ trọng dư nợ tíndụng trung, dài hạnđều chiếm một phần tương đối trong tổng dư nợ của chi nhánh
và liên tục tăng qua các năm Thời điểm 31/12/2012 dư nợ trung, dài hạn chiếm24,02% tổng dư nợ, chỉ tiêu này tăng lên 45,24% tại 31/12/2013, và tiếp tục tănglên đạt 46,15% tại cuối năm 2014 Qua đó chúng ta có thể thấy, mặc dù có đặc thù
là mức độ rủi ro cao, song tín dụng trung dài hạn ngày càng được chi nhánh tậptrung và mở rộng
Cho vay trung, dài hạntheo thành phần kinh tế.
Bảng 5: Tình hình cho vay trung, dài hạntheo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2 012
31/12/2 013
31/12/2 014
S T
T T (
% )
S T
T T (
% )
S T
T T (
% )
Dư nợ CVTDH
5 0 8
10 0
15 84
10 0
1 9 8 8 10 0