1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Sơ cấp cứu cho trẻ em lứa tuổi mầm non

24 5,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 180,99 KB

Nội dung

Sơ cấp cứu là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm_ “ Sơ cấp cứu cứu sống mạng người”. Nói theo tầm hẹp hơn, sơ cấp cứu luôn là mối quan tâm đặc biệt đối với các bậc phụ huynh và nhất là giáo viên mầm non.

Trang 1

- Sơ cấp cứu là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm_ “ Sơ cấp cứu cứu sống mạng người” Nói theo tầm hẹp hơn, sơ cấp cứu luôn là mối quan tâm đặc biệt đối với các bậc phụ huynh và nhất là giáo viên mầm non.

- Là một giáo viên mầm non, kiến thức sơ cấp cứu là rất quan trọng Người có kĩnăng sơ cấp cứu là người có thể bảo vệ tính mạng trẻ mọi lúc, mọi nơi, giúp trẻphát triển toàn diện Người không có kĩ năng sơ cấp cứu thì chắc chắn sẽ không thể nào bảo vệ được tính mạng trẻ trong những trường hợp nguy cấp

- Cẩm nang sức khỏe _ “Sơ cấp cứu cho trẻ, bố mẹ cần biết”.

- Suckhoenet.com_ “Sơ cấp cứu cho trẻ nhỏ”.

- Đề tài NCKH cấp Khoa, trường ĐHSP Vinh “ Một số biện pháp chăm sóc đảm

bảo an toàn cho trẻ và phong chống dịch bệnh hiệu quả trường Mầm Non”

3 Mục đích nghiên cứu”

- “Thảm họa có thể tấn công mọi lúc, mọi nơi và ảnh hưởng đến mọi người” Từ

việc nghiên cứu “sơ cấp cứu cơ bản cho trẻ nhà trẻ ở trường Mầm Non” để chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc sơ cấp cứu cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ Hiểu rõ hơn các kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu cho trẻ, hoàn thiện kĩ năng Từ

đó, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ một cách có khoa học

- Đi sâu vào nghiên cứu đề tài này để tạo một nền tảng kiến thức vững chắc cho

các giáo viên và các bậc phụ huynh trong việc tìm hiểu các cách sơ cấp cứu cho trẻ, nhất là trẻ lứa tuổi nhà trẻ Bên cạnh đó, nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của bản thân , góp phần cho việc học tập và nuôi dạy trẻ trong tương lai

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 2

- Đề tài “ Sơ cấp cứu cơ bản cho trẻ nhà trẻ ở trường Mầm Non” sẽ đi vào tìm

hiểu trước hết là những vấn đề , những kiến thức sơ đẳng và cơ bản nhất ề sơ cấp cứu, đặc biệt là sơ cấp cứu cho trẻ nhỏ Để từ đó, làm cơ sở lí luận cho việc

đi sâu vào tìm hiểu thực trạng kĩ năng về sơ cấp cứu cho trẻ nhà trẻ của phụ huynh và nhất là giáo viên mầm non

- Kĩ năng sơ cấp cứu của giáo viên mầm non sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe,

thể lực của trẻ nhỏ Chính vì thế việc tìm hiểu thực trạng kĩ năng về sơ cấp cứucho trẻ nhà trẻ của giáo viên là rất cần thiết Tìm hiểu thực trạng kĩ năng sơ cấpcứu của giáo viên mầm non hiện nay để đưa ra đề xuất, biện pháp nâng cao hiệu quả kĩ năng sơ cấp cứu của giáo viên mầm non

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là sơ cấp cứu cơ bản cho trẻ nhà trẻ tại trường mầm non

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về sơ cấp cứu cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ sẽ nghiên cứu ở phạm

vi kĩ năng về sơ cấp cứu cho người và chỉ tìm hiểu ở khía cạnh là giáo viên mầm non

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Thu thập các tài liệu lý thuyết có

liên quan đến sơ cấp cứu Để từ đó, phân tích, chọn lọc và sắp xếp các tài liệu

đó cho phù hợp với hướng đi của đề tài

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Từ việc tìm hiểu lý thuyết về sơ cấp cứu

của ngành y học để từ đó, làm cơ sở triển khai đề tài “Sơ cấp cứu cơ bản cho trẻ nhà trẻ ở trường Mầm Non”

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát nhận xét: Tìm hiểu kĩ năng sơ cấp cứu ở các trường

mầm non Từ đó, rút ra nhận xét và thực trạng về sơ cấp cứu của các giáo viênmầm non hiện nay

- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Từ việc tìm hiểu thực trạng kĩ

năng về sơ cấp cứu cho trẻ, đưa ra những nhận xét, đánh giá từ đó, tiếp thu những cái hay, đề xuất những điều còn thiếu

7 Cấu trúc đề tài

Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

1.1 Khái quát về sơ cấp cứu

1.2 Thực trạng chung về việc sơ cấp cứu ở trường Mầm Non

Trang 3

Chương 2: Kĩ năng sơ cấp cứu cơ bản của giáo viên cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ ở trường Mầm Non

2.1 Sự cần thiết của việc sơ cấp cứu ở trường cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ

2.2 Những tai nạn thường gặp ở trẻ

2.3 Biểu hiện, cách sơ cấp cứu những tai nạn thường gặp ở trẻ nhà trẻ

2.4 Biện pháp nâng cao kĩ năng sơ cấp cứu trẻ nhà trẻ cho giáo viên mầm non

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát về sơ cấp cứu

1.1.1 Sơ cấp cứu là gì ?

- Sơ cấp cứu là những trợ giúp hay chữa trị ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị

bất cứ chấn thương, sự cố hay bị một căn bệnh đột ngột nào đó trước khi có xe cấp cứu, bác sĩ, hoặc người có chuyên môn đến chữa trị

- Việc sơ cấp cứu đó là vô cùng cần thiết bởi vì thời gian chờ đợi bác sĩ hay

những người cấp cứu đến có thể làm nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay không thể cứu được nữa cho dù được đưa đến bệnh viện

- Công tác sơ cấp cứu kịp thời và đúng cách tại nơi xảy ra tai nạn có vai trò rất

quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân và phòng tránh được những tổn thương, chấn thương thứ phát cho họ Vì vậy sơ cấp cứu tại cộng đồng là một trong những trọng tâm ưu tiên trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

- Tính mạng trẻ khi xảy ra tai nạn có thể đo từng phút từng giây Nói một cách

khác đó là những lúc mà sự trợ giúp kịp thời của giáo viên mầm non có thể cứusống được một đứa trẻ Thực tế đã xảy ra những sự việc hết sức đau lòng và đáng tiếc, không đáng xảy ra nếu giáo viên mầm non có kiến thức về sơ cấp cứu

1.1.2 Mục đích của việc sơ cấp cứu

- Việc sơ cấp cứu kịp thời cho nạn nhân sẽ đảm bảo được tính mạng của họ Hay

nói cách khác, việc giáo viên sơ cấp cứu cho trẻ khi xảy ra những tai nạn nguy hiểm sec đảm bảo được tính mạng cho trẻ ngay lúc đó

Trang 4

- Việc sơ cấp cứu kịp thời của giáo viên cũng sẽ làm hạn chế tối đa ảnh hưởng

của tai nạn đến trẻ nhỏ

- Giúp trẻ hồi phục, thoát khỏi tình trạng nguy kịch nếu giáo viên có kĩ năng sơ

cấp cứu đúng cách

1.1.3 Yêu cầu về người sơ cấp cứu

- Có kiến thức và kĩ năng sơ cấp cứu là một trong những yêu cầu hàng đầu đối

với mỗi người sơ cấp cứu Giáo viên mầm non phải có kiến thức, kĩ năng sơ cấp cứu thì lúc đó mới sơ cấp cứu cho trẻ được

- Bên cạnh đó, phải là người có chuyên môn, trình độ và được huấn luyện tốt

Phải được huấn luyện, đào tạo thông qua các lớp học kĩ năng sơ cấp cứu, thì lúc đó, mọi người nói chung và giáo viên mầm non nói riêng mới có thể sơ cấpcứu được

1.2 Thực trạng chung về việc sơ cấp cứu ở trường Mầm Non

Theo thống kê cho thấy,“Cứ mỗi 5 giây, có người nào đó trên thế giới chết do hậu quả của chấn thương” Nguy hiểm luôn rình rập xung quanh

chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ_lứa tuổi hiếu động và nghịch ngợm nhất Hiện nay, ở các trường Mầm Non thường xảy ra các tai nạn ở trẻ, nhất là trẻ nhà trẻ Những tai nạn xảy ra trong trường mầm non, điểm trông giữ trẻ khiến các cháu tử vong như điện giật, ngã trong nhà vệ sinh hay bị tủ đựng đồ đè… là hồichuông cảnh báo sự an toàn của trẻ tại các trường Mầm Non đang ở tình trạng báo động

- Điển hình, ngày 12/07/2014, cháu bé Dương Thị Băng Trâm (3 tuổi) bị tấm

liếp giường đổ xuống đè lên người, bị chấn thương vùng đầu, phổi tại Trường, không được sơ cấp cứu và rồi tử vong trên đường đi cấp cứu tại Trung tâm Y tếhuyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai Theo cơ quan chức năng cho biết, khoảng 9h khi bé Trâm đang chơi ở trong phòng học của Trường Mầm non Tư thục 8/3 thì bị tấm liếp giường dựng sát cửa phòng đổ xuống đè lên người gây chấn thương vùng đầu, phổi Bé Trâm được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyệnPhú Thiện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, môi tím và có nhiều vết xây

xát vùng ngực và bác sỹ xác định là cháu đã chết trước đó.( Nguồn:

baolaodong.net)

- Ngày 1/3/2012, bé Võ Long Nhật (14 tháng tuổi) lớp Nhỡ, trường Mầm non

Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh bị bất tỉnh và không may tử vong Cụ thể, vào khoảng 13h45 phút, hết giờ ngủ trưa, cô giáo đánh thức các bé dậy nhưng không thấy bé Nhật dậy cùng các bạn Đến gần thì giáo viên này phát hiện bé Nhật đã bất tỉnh, có chất dịch nôn ở miệng và gối Ngay lập tức, bé Võ Long

Trang 5

Nhật được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân cấp cứu nhưng các bác sỹ xác định cháu đã tử vong trước khi đưa đến viện.

Trả lời báo chí, bác sỹ Nguyễn Hữu Thắng - trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân cho biết: “Khi cháu Nhật được các giáo viên đưa đến phòng cấp cứu thì đã ở trong tình trạng toàn thân tím ngắt, tim ngừng đập, phổikhông còn thở, đồng tử giãn cực đại, ở mũ len cháu đội có chất dịch nôn Và

không thể xác định được nguyên nhân tử vong của cháu”.( Nguồn: VnExpress)

Tai nạn tại trường Mầm Non xảy ra thường xuyên, và một trong những nguyên nhân khiến các cháu dẫn đến tử vong là do không được phát hiện kịp thời và sơ cấp cứu từ giáo viên Mầm Non

Những dẫn chứng trên cho thấy, trình độ và kiến thức của giáo viên Mầm Non trong việc xử lí những tình huống cấp bách, sơ cấp cứu cho trẻ còn yếu, chưa có hiệu quả Các trường Mầm Non nâng cao chất lượng dạy học nhưng chưa đề cao việc đào tạo, tập huấn cho giáo viên về sơ cấp cứu cho trẻ

Chương 2

KĨ NĂNG SƠ CẤP CỨU CƠ BẢN CỦA GIÁO VIÊN CHO TRẺ LỨA TUỔI

NHÀ TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 2.1 Sự cần thiết của việc sơ cấp cứu ở trường cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ

Nói đến tai nạn của trẻ ở trường mầm non thì có đến hàng trăm ngàn lý do nhưng xét cho cùng thì người lớn vẫn phải là những người chịu trách nhiệm chínhtrong mỗi sự việc Bởi, như chúng ta đã biết, trẻ đi mẫu giáo còn đang trong quá trình hoàn thiện ý thức cũng như hành vi của mình

Trẻ em _lứa tuổi nhà trẻ, là lứa tuổi hiếu động và thích nghịch “dại”, trẻ không hiểu được đâu là an toàn và đâu là nguy hiểm cả Chính vì thế, lứa tuổi nàyrất cần đến sự giám sát của người lớn Tại trường Mầm Non, sự giám sát của cô giáo là vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ Và việc có kinh nghiệm trong việc sơ cấp cứu cho trẻ nhà trẻ là vô cùng cần thiết đối với mỗi giáo viên mầm non Trẻ

sẽ được bảo vệ cả về thể chất lẫn tinh thần Tính mạng trẻ có thể bị cướp đi bất cứlúc nào nên trang bị kiến thức sơ cấp cứu cho mối giáo viên mầm non sẽ làm ngăn chặn mối nguy hiểm về tính mạng cho trẻ nhỏ Giúp trẻ an toàn để được chơi và học trong một môi trường giáo dục lành mạnh

2.2 Những tai nạn thường gặp ở trẻ

Theo nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tìm hiểu, với những trường hợp trẻ trên 1 tuổi tử vong, 25% là do bệnh, 75% còn lại là do tai nạn

Trang 6

Khi khảo sát với giáo viên ở trường mầm non, kết quả cho thấy 86,5% tai nạn thường gặp là do té ngã; 11,3% do nghẹt, tắc đường thở; 4,5% do vật sắc nhọn; 2,3% do ngộ độc, ngạt nước Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ gặp tai nạn là cơ sở vật chất, đồ chơi, đồ dùng không đảm bảo an toàn, hiểu biết của giáo viên về các nguyên nhân, cách phòng tránh, sơ cấp cứu trẻ còn thiếu và do tỉ lệ trẻ đông, khả năng quan sát, kiểm soát của giáo viên bị hạn chế.

Trong nửa đầu năm nay, hàng loạt vụ tai nạn xảy ra đối với trẻ mầm non ngay trongtrường học - môi trường ngỡ là an toàn nhất Dưới đây là một số tai nạn thường gặp nhất

Trẻ trong độ tuổi 1-3 rất có khả năng rơi vào các tình huống nguy hiểm này Rủi ro

có thể đến từ bất cứ “sát thủ vô hình nào”: tiền xu, kẹp tóc, đinh bấm, cúc áo, miếng gioăng cao su, đậu, lạc, nho, thạch…Hay đơn giản chỉ là một mẫu xương nhỏ trong chén cháo cũng đã là sự nguy hiểm đối với trẻ

Hóc, nghẹn do dị vật xảy ra ở trẻ nhỏ phần nhiều là do sơ suất của giáo viên và phụ huynh trong việc chăm sóc, giám sát trẻ

2.2.2 Sốt cao, co giật

Sốt là một phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây sốt, cũng là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhà trẻ, khi nhiệt độ cơ thể lên đến 37oC (cặp nhiệt ở nách) và 37,5oC (nếu cặp nhiệt độ ở hậu môn) thì trẻ được xem là đang bị sốt Sốt có rất nhiều triệu chứng, thường gặp nhất là do nhiễm trùng tai, mũi, họng, nguyên nhân có thể là do vi trùng hay siêu vi trùng Sốt được phân 2 loại, sốt cấp tính chỉ dưới 7 ngày, thường sốt cao đột ngột và gặp nhiều ở trẻ nhũ nhi Những trẻ bị sốt cao khó hạ hay bị sốt kéo dài trên 7 ngày thì được coi là sốt phức tạp, có thể là 1 triệu chứng của bệnh nào đó Cũng có thể phân sốt ra thànhnhiều bậc như trẻ được xem là sốt nhẹ khi nhiệt độ dưới 38o5, sốt cao khi nhiệt độ trên 39oC và được coi là sốt ác tính khi nhiệt độ trên 42oC

Sốt cao, co giật là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhà trẻ Bệnh nếu không được phát hiện

và điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ

Trang 7

Sốt cao, co giật thường gặp ở các bé trong độ tuổi 1 - 3 tuổi Ở các bé gái tuổi càng nhỏ nguy cơ bị sốt cao, co giật cao hơn các bé trai cùng độ tuổi Cơn co giật xảy ra khi trẻ

bị sốt ở nhiệt độ từ 39,2 độ C, khoảng 25% xảy ra khi nhiệt độ của bé là 40,2 độ C Những em bé ở độ tuổi 6-18 tháng tuổi, sốt co giật diễn ra khi nhiệt độ trên 40 độ C Thông thường ở trẻ, co giật nửa người sau đó tự khỏi hoặc nếu không điều trị kịp thời

có thể gây liệt nửa người Ở những trẻ do sốt cao động kinh, thường biến chứng thành liệtcứng hoặc động kinh cục bộ vận động

2.2.3 Chảy máu cam, chảy nhiều máu

Chảy máu cam là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhà trẻ Khi thấy máu đỏ tươi đột ngột chảy

ra từ hốc mũi

Hơn 90% các trường hợp chảy máu mũi có nguyên nhân là những tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi.Thường gặp nhất là tình huống do trẻ tò mò, hiếu kỳ khi chơi với các bộ phận nhỏ của đồ chơi, trẻ vô ý cho vào mũi rồi quên bẵng đi hoặc giấu diếm vì sợ

để người lớn biết sẽ la rầy và chảy máu cam là điều không thể tránh khỏi

Độ ẩm trong phòng của trẻ làm cho không khí khô dẫn đến các màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi và sức co giãn Khi đó, chỉ cần trẻ chà xát mũi hay hắt hơi thì cũng đủ để gây máu cam

Trong mùa hè, trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong mũi bị

vỡ, gây ngứa ngáy Trẻ có tật ngoáy mũi, vô tình làm vỡ mạch máu

Viêm mũi mãn tính, một bệnh truyền nhiễm gây ra sự mở rộng của các động mạch và tĩnh mạch dẫn đến sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị chảy máu mũi

Một số nguyên nhân khác liên quan đến tình trạng chảy máu cam ở trẻ như: sự thiếu hụt vitamin C, các bệnh lý di truyền liên quan đến thay đổi trong cấu trúc của thành mạchmáu, tình trạng viêm mạch máu… Những bất thường này làm tăng tính thấm thành mạch dẫn đến chảy máu

Trang 8

2.2.4 Bị côn trùng đốt, động vật cắn

Trẻ nhà trẻ bị côn trùng, động vật cắn/chích là một trong những tai nạn phổ biến nhất ở trường Mầm Non Côn trùng cắn, đốt là một vấn đề không nên xem nhẹ đặc biệt với các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em.Trường hợp các phản ứng do bị côn trùng đốt có thể dấn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Những con côn trùng bé nhỏ nhưng nó gây khá nhiều phiền phức cho trẻ nhỏ Mỗi khi chúng cắn là để lại những ngứa ngáy khó chịu, đôi khi những là vết thương nhỏ lâu ngày mới khỏi, hay nặng nhất là chúng có thể khiến trẻ tử vong nhanh chóng khi không

2.2.5 Chấn thương đầu, dập móng tay/chân, gãy tay/chân

Trẻ nhà trẻ đang ở lứa tuổi hiếu động, thích nô đùa chạy nhảy, dễ bị vấp ngã và hay

bị đập đầu vào các vật cứng, hay xuống đất hoặc nguy hiểm hơn là vào các vật sắc nhọn, gây chấn thương ở đầu Với lứa tuổi còn non nớt, một chấn thương ở đầu sau ngã, đập mạnh đầu xuống đất hay bị xoay giật mạnh vào đầu có thể gây biến chứng sọ não nặng

nề, cần được đặc biệt quan tâm theo dõi và điều trị kịp thời

Trong số các chấn thương mà trẻ nhà trẻ hay gặp phải, dập ngón tay/ngón chân là dạng khá phổ biến, do bé vô tình dập cửa vào ngón tay hoặc bị các vật nặng như cuốn sách, đồ gỗ, đồ chơi lớn ở phòng học… rơi xuống bàn chân

Gãy tay/chân rất ít gặp ở các bé nhà trẻ vì xương của các bé chưa cứng hẳn, mềm nên có khuynh hướng bị bẻ cong hơn là gãy Dạng gãy xương thường gặp nhất ở trẻ nhà trẻ là dạng gãy cành tươi, là kiểu gãy mà xương bị đứt ra ở một chỗ và bị uốn cong chứ không đứt lìa ra

2.2.6 Ngộ độc thực phẩm ( Ăn nhầm thức ăn, uống nhầm thuốc/hóa chất)

Thời tiết mùa hè nóng nực rất dễ làm cho thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, nhiễm vi sinh vật gây bệnh (như vi trùng roi, phẩy khuẩn tả…) Trong khi đó, bộ máy tiêu hóa của trẻ nhà trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện nên khi tiếp nhận những thực phẩm

Trang 9

ôi thiu, nhiễm khuẩn… trẻ rất dễ bị ngộ độc Hơn nữa, trẻ ở lứa tuổi này chưa có ý thức

về vệ sinh an toàn thực phẩm nên dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn bất cứ lứa tuổi nào Đặc biệt, ngộ độc thực phẩm do hóa chất như ăn thức ăn chứa nhiều hàn the, formol, thuốc trừ sâu, màu thực phẩm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ, nhất là trẻ nhà trẻ Trẻ có thể mắc các bệnh mãn tính, thậm chí gây ung thư hoặc biến đổi gien Trường hợp trẻ bị ngộ độc nặng, xử trí không kịp thời có thể dẫn đến tử vong

2.2.7 Bỏng do nước/ vật nóng

Hiện nay, tình trạng trẻ bị bỏng tại các trường Mầm Non đang ở mức cảnh báo Trẻ

ấu nhi là lứa tuổi cần sự giám sát của người lớn Đa số các vụ tai nạn bỏng ở trẻ hiện nay,phần nhiều là do sự thờ ơ , lơ là của giáo viên mầm non

Trẻ nhà trẻ là lứa tuổi hiếu động, nghịch ngợm, tò mò lại chưa ý thức được sự nguy hiểm nên càng có nguy cơ bị bỏng Và trong số trẻ đang nằm viện vì bỏng nhiệt, nước sôichủ yếu là trẻ dưới 3 tuổi

Nước canh nóng, nước đun sôi … đổ vào người gây bỏng Hay do trong quá trình đun nấu vô ý chạm vào lửa khiến bị bỏng hoặc trẻ nhỏ nghịch lửa nên bị bỏng Hoặc bị bỏng khi gặp đám cháy lớn, nghịch dại với lửa Đó là những nguyên nhân điển hình khiếntrẻ bị bỏng Và nếu không được phát hiện và sơ cứu kịp thời thì tính mạng của trẻ sẽ gặp nguy hiểm

2.2.9 Điện giật, nạt nước

Điện giật rất nguy hiểm vì thường gây tử vong tức thì Người bị điện giật không thể

tự rút tay hoặc bứt cơ thể khỏi nơi chạm vào điện nên nếu không được cấp cứu kịp thời,

tỷ lệ tử vong là rất cao Trẻ ấu nhi rất hiếu động và tò mò Trong khi chơi đùa chúng rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm, quạt Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật

Trang 10

Có thể do nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị điện giật, ngạt nước như: dây điện hở, bé thọc tay vào ổ cắm Các thiết bị điện không an toàn, bé chạm tay ướt vào các dụng cụ điện Ao, hồ, sông cạnh trường không được rào chắn Dụng cụ chứa nước đặt ở vị trí không an toàn

Rơi xuống ao hồ hay bị điện giật là nguy cơ rất dễ gặp phải ở trẻ Nếu chẳng may

bé bị rơi vào trường hợp này thì trước tiên gióa viên không nên quá hoảng sợ mà phải thật sự bình tĩnh để tiến hành nhanh chóng và kịp thời thực hiện các bước sơ cứu cho bé trong lúc đợi người tới giúp hay chờ xe cứu thương

2.2.10 Các vật sắc nhọn đâm

Tai nạn gây ra bởi các vật sắc nhọn là một loại hình thương tích rất thường gặp ở trẻ

em, xảy ra với mọi lứa tuổi nhất là trẻ nhà trẻ, mọi nơi, mọi lúc Thương tích do vật sắc nhọn có thể gây ra nhiều hậu quả với các mức độ khác nhau, từ nhẹ (xây xát ngoài da, phần mềm…) đến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng (nhiễm trùng, hoại tử chi…), thậm chí rất nặng gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ

Trẻ nhà trẻ thiếu hiểu biết, hiếu kỳ Giáo viên thiếu quan tâm, thiếu kiến thức Có thể là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ nhà trẻ bị các vật sắc nhọn đâm

2.3 Biểu hiện_cách sơ cấp cứu những tai nạn thường gặp ở trẻ nhà trẻ

Đối với trẻ nhà trẻ, môi trường xung quanh luôn ẩn chứa nhiều hiểm họa Để đảm bảo an toàn cho trẻ,giáo viên mầm non đã cố gắng hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với các thứ nguy hiểm Tuy nhiên, trẻ ở lứa tuổi hiếu động thì dù có lập rào chắn cũng không tránh được tình huống đáng tiếc xảy ra Do đó, nắm rõ một số cách sơ cứu cho trẻ khi gặpphải tai nạn là kiến thức cần thiết đối với tất cả các giáo viên mầm non Dưới đây là những cách sơ cứu các tai nạn phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ mà mỗi giáo viên mầm non cần phải nắm rõ trong lòng bàn tay

2.3.1 Hóc, nghẹn do dị vật

2.3.1.1 Biểu hiện

- Hóc, nghẹn do dị vật ở cấp độ nhẹ sẽ có biểu hiện như: nôn, nuốt nghẹn, nuốt đau và

gần như không ăn uống được gì

- Ở cấp độ nặng hơn sẽ có biểu hiện: tím tái, khó thở, giáo viên nên tiến hành sơ cứu cho trẻ trước khi đưa trẻ tới bênh viện

Trang 11

Cách 4: Nếu trẻ dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân trẻ hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗvào lưng để dị vật bắn ra ngoài.

Trang 12

Thời gian tự sơ cứu trên nên trong khoảng 3 phút Nếu 3 phút sơ cứu không hiệu quả, giáo viênnên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất

2.3.2 Sốt cao, co giật

2.3.2.1 Biểu hiện

- Trẻ bị sốt có biểu hiện: Nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao, cơ thể trẻ nóng khiến trẻ khó chịu, mệtmỏi, lừ đừ , có khi mê sản

- Ở mức độ sốt cao dẫn đến co giật , trẻ sẽ có những biểu hiện như:

Co giật nhẹ cơn co giật thường kéo dài 15 phút, trẻ không có dấu hiệu thần kinh cục bộ và cơn

co giật chỉ diễn ra một lần Ở thể nhẹ bệnh thường tự khỏi, 90% ca không để lại bất cứ di chứngnào

Co giật nặng kéo dài trên 15 phút, vận động cục bộ ở não, dẫn đến làm liệt todd (liệt sau cơn cogiật) Ở thể nặng, trẻ thường bị trên 1 cơn co giật trong vòng 24 giờ Khi bị sốt cao co giật nặng,

hệ thần kinh của trẻ sẽ bị tổn thương, có 7% ca bị sốt cao co giật phức tạp bị suy giảm thần kinh,dẫn đến bị động kinh

2.3.2.2 Cách sơ cứu

Bước 1: Khi trẻ bị sốt cao, co giật, giáo viên nhanh chóng đặt trẻ nằm ở nơi bằng phẳng, tạo không khí thông thoáng, nới quần áo của trẻ rộng ra, đặc biệt là vùng cổ hoặc có thể cởi hết quần áo của trẻ Khi trẻ bị sốt hãy chườm nóng cho bé

Bước 2: Sau đó dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người trẻ,đặc biệt vùng bẹn, nách, cổ trẻ và trán, lau đi lau lại liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì dừng lại

Ngày đăng: 05/05/2016, 13:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w