1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu tôm

29 440 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 286,5 KB

Nội dung

Vì vậy, đề tài “Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu tôm của Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng-Stapimex” thực hiện nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh;

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH

QUANG THỊ HOÀNG MAI

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG - STAPIMEX

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Quản trị kinh doanh

Mã số ngành: 52340101

8- 2015

i

Trang 2

ii

Trang 3

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm qua, nền kinh tế nước đã có những bước phát triểnvượt bậc thành công lớn nhất thuộc về lĩnh vực xuất khẩu, trong đó có xuấtkhẩu thủy sản Năm 2014, xuất khẩu thủy sản tuy đứng thứ 5 trong các mặthàng xuất khẩu chủ yếu nhưng lại có mặt ở thị trường lớn và khó tính như

Mỹ, Nhật Bản, EU Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam,năm 2014 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,84 tỷ USD, tăng hơn 17%

so với năm 2013 Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 4.1 tỷ USD, tăng 25% so vớinăm 2013, chiếm 51,9% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thủy sản Vìvậy, tôm được xem là mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam Thành côngnày là do các công ty thủy sản Việt Nam kịp thời nắm bắt một số cơ hội thuậnlợi như diên tích và sản lượng tôm tăng, ngảnh tôm ở Thái Lan và Trung Quốcgặp nhiều khó khăn do dịch bệnh EMS Tuy nhiên, gần đây theo số liệu thống

kê của Hải quan Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tôm ViệtNam chỉ đạt gần 1,3 tỷ USD, giảm 28% so với cũng kỳ năm 2014 và kimngạch xuất khẩu được dự báo sẽ giảm so với năm 2014 Nguyên nhân chủ yếuxuất phát từ sự bất ổn ở các thị trường chính như khủng hoảng nợ công HyLạp sản lượng tôm thế giới tăng trong khi đó nhu cầu và giá tôm của các nướckhác lại giảm, đồng USD tăng giá nên “ép giá” tôm Việt Nam, các hàng rào kỹthuật

Sóc Trăng có đường bờ biển dài 72km với 2 cửa sông lớn là sông Hậu(đổ theo 2 con sông lớn Trần Đề và Định An) và sông Mỹ Thanh nên cónguồn hải sản đáng kể, có điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổnghợp và thủy hải sản Trong năm 2014 vừa qua, Sóc Trăng nằm trong các 6 tỉnhĐồng bằng sông Cửu Long có sản lượng nuôi tôm lớn nhất, đóng góp đáng kểvào sản lượng xuất khẩu tôm của cả nước, với diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnhtrên 50.000 ha, sản lượng đạt hơn 140.000 tấn (Báo cáo số: 227/BC-UBND của UBND tỉnh Sóc Trăng, 05/12/2014) là nguồn nguyên liệu dồi dào chocông ty chế biến xuất khẩu Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng-Stapimex làmột trong những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu tỉnh Sóc Trăng, xếp vịtrí thứ 3 trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy trong quý 1 năm 2015.Song song đó, bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty cũng gặp không ítnhững khó khăn như: trong đợt xem xét hành chính POR8 năm 2014 công ty

đã phải chịu mức thuế đến 9,75% gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh vớicác doanh nghiệp khác Ngoài ra, giá nguyên liệu tăng cùng các tiêu chuẩn về

Trang 4

an toàn vệ sinh thực phẩm khắc khe hơn, mới đây Trung Quốc phá giá đồngNhân dân tệ, kinh tế Nhật Bản suy giảm, cuộc chiến cấm vận của Nga và cácnước phương Tây vẫn còn tiếp diễn cũng là nguyên nhân làm cho hoạt độngxuất khẩu tôm của công ty trong những năm qua chưa đạt hiệu quả như mong

đợi Vì vậy, đề tài “Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu tôm của Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng-Stapimex” thực hiện nhằm tìm ra giải

pháp khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh; tận dụng những cơ hội dothị trường đem lại, hướng tới nâng cao vị thế cạnh tranh với các công ty trong

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

-Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu tôm của Công ty cổ phần

thủy sản Sóc Trăng-Stapimex

-Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

tôm của Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng-Stapimex

-Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

tôm của công ty trong thời gian tới

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc Stapimex

Trăng-1.3.2 Thời gian nghiên cứu

-Số liệu sử dụng phân tích được thu thập trong khoảng thời gian từ năm

2012 đến tháng 6/2015

-Đề tài được tiến hành thực hiện từ ngày 10/8/2015 đến ngày16/11/2015

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thủy sản của Công ty cổ phầnthủy sản Sóc Trăng-Stapimex

Trang 5

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Trần Thị Ngọc Hân (2010) Phân tích tinh hình xuất khẩu tôm của Công

ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – Stapimex dã sử dụng phương pháp so sánh

kết hợp với phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích tình hình xuất khẩutôm của công ty trong giai đoạn từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 dựatrên các chỉ tiêu về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu theo từng thị trường, từ

đó tìm ra thị trường xuất khẩu chính cho công ty Bên cạnh đó đề tài cũng sửdụng ma trận IFE và EFE để phân tích tác động các yếu tố bên trong và bênngoài tác động đến hoạt động xuất khẩu của công ty, nhằm giúp tìm ra giảipháp khắc phục những yếu tố trên

Tác giả Võ Châu Nhật Duy (2012) Tình hình xuất khẩu tôm của Công

ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng - Stapimex sử dụng phương pháp so sánh tuyệt

đối và tương đối thông qua sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm trong giai đoạn

từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2013, qua đó đánh giá hiệu quả hoạt độngxuất khẩu tôm của công ty Ngoài ra, đề tài cũng sừ dụng phương pháp phântích ma trận SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức củacông ty Từ đó đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm củacông ty

Phan Thị Cẩm Hường (2013) Phân tích hoạt động xuất khẩu tôm của

công ty cổ phần thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Huỳnh Hương giai đoạn 2010 – 2012, tác giả sử dụng phương pháp so sánh dựa trên các chỉ tiêu

về doanh thu, chi phí, lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu tômcủa công ty trong giai đoạn 2010 - 2012, phân tích kim ngạch xuất khẩu theothị trường và cơ cấu sản phẩm Từ đó nhận ra đặc điểm của từng thị trường đểtìm ra sản phẩm và thị trường chủ lực cho công ty

Trang 6

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu lợi bằng cách bán sản phầmhoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải dichuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia (Dương Hữu Hạnh, 2014, trang 11)

2.1.2 Các loại hình xuất khẩu

2.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là loại hình xuất khẩu trong đó người bán người mualiên hệ trực tiếp với nhau để bàn bạc, thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và cácđiều kiện giao dịch khác (Quan Minh Nhựt và Lê Trần Thiên Ý, 2013, trang32)

Cách thức tiến hành xuất nhập khẩu trực tiếp:

-Nghiên cứu thị trường và thương nhân

-Đánh giá hiệu quả thương vụ kinh doanh thông qua việc xác định tỷ suấthuy động hàng hóa xuất khẩu và tỷ suất huy động hàng hóa nhập khẩu

-Tiến hành đàm phán trực tiếp hoặc qua thư thương mại để bàn bạc, thỏathuận các vấn đề về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao nhận,…

-Ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa

-Tổ chức hợp đồng xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa đã ký kết

2.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu trong đó người mua và ngườibán giao dịch với nhau thông qua trung gian (Quan Minh Nhựt và Lê TrầnThiên Ý, 2011, trang 26)

Đây là hình thức được đa phần các công ty xuất khẩu của Việt Nam sửdụng vì phù hợp với trinh độ tài chính của công ty mình, giảm thiểu rủi rotrong quá trình buôn bán với đối tác nước ngoài Tuy nhiên, hình thức này làmgiảm lợi nhuận cho doanh nghiệp Việt Nam vì phải tốn một khoản tiền (phí)nhất định giành cho trung gian, hơn thế nữa người bán không nắm bắt đượcnhu cầu của thị trường về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm này khiếnngười xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào uy tín kinh doanh của trung gian

Xuất khẩu gián tiếp có các hình thức:

Trang 7

- Môi giới: Là loại trung gian đơn thuần giữa bên mua và bên bán.

- Ủy thác mua bán hàng hóa: Đây là hình thức trong đó người ủy thácgiao cho người nhận ủy thác mua hoặc bán một loại hàng hóa nào đó nhândanh người ủy thác

- Đại lý mua bán hàng hóa: Là người hoạt động nhân danh mình với chiphí của người ủy thác để ký kết và thực hiện hợp đồng Nói cách khác đại lý là

tư nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự ủy thác củangười ủy thác (Principal) Quan hệ giữa người ủy thác với đại lý là quan hệhợp đồng đại lý

2.1.2.3 Gia công thương mại

Gia công là hành vi thươnng mại, theo đó bên gia công nhận gia côngthực hiện việc gia công hàng hóa theo yêu cầu, bằng nguyên liệu vật liệu củabên đặt gia công để hưởng tiền gia công, bên đặt gia công nhận hàng hóa đãgia công để kinh doanh thương mại và phải trả tiền gia công cho bên nhận giacông

Bên nhận gia công là bên nhận thực hiện việc gia công hàng hóa đểhưởng tiền gia công

2.1.2.4 Bao tiêu

Bao tiêu là một trong những phương thức quen dùng trong buôn bánquốc tế, là cạh thức buôn bán trong đó qua thỏa thuận, người xuất khẩu đơnđộc trao cho khách hàng hoặc công ty nào độc quyền kinh doanh một loạihàng hóa ở một khu vực và trong một thời gian nào đó

2.1.2.5 Chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sởHợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với các quyđịnh của pháp luật Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao kiến thức tổng hợp củacông nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo…kèm theocác kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán chobên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đãthỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

2.1.2.6 Hội chợ, triển lãm thương mại

Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trongmột thời gian và địa điểm nhất định, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh được trưng bày hàng hóa của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợpđồng kinh doanh

Trang 8

Triễn lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việctrưng bày hàng hóa, tài liệu về hàng hóa để giới thiệu, quảng cáo nhằm mởrộng và thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa

2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của xuất khẩu

Xuất khẩu có vai trò đặc biệt trong việc phát triển tình hình kinh tế củađất nước cụ thể ở các vai trò như sau;

- Hoạt độg xuất khẩu mang về nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và đóng

góp một phần lớn vào tăng trưởng kinh tế quốc gia

- Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà nhập khẩu, nước sản xuấtbắt buộc phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm Điều nàygóp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm của nước xuất khẩu

- Đẩy mạnh xuất khẩu giúp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo xu hướng của thế giới và khu vực

- Các họa động sản xuất và đặc biệt là gia công hàng xuất khẩu là mộttrong những hoạt động góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm, giảm bớttình trạng thất nghiệp cho nước xuất khẩu

- Việc xuất khẩu hàng hóa, giao thương với các nước trong khu vực vàthế giới là động lực thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

- Xuất khẩu mang về một lượng ngoại tệ cho đất nước, từ đó tạo mộtnguồn vốn nhất định cho hoạt động nhập khẩu

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

2.1.4.1 Các yếu tố bên trong

Trang 9

-Năng lực đổi mới

-Danh tiếng

2.1.4.2 Các yếu tố bên ngoài

Môi trường vĩ mô

Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh

doanh xuất khẩu, hơn nữa các yếu tố này rất rộng nên các doanh nghiệp có thểlựa chọn và phân tích các yếu tố thiết thực nhất để đưa ra các biện pháp tácđộng cụ thể như:

- Thuế quan

Thuế quan là một khoản tiền mà người chủ hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủnhà

Kết quả của thuế quan làm tăng chi phí của việc đưa hàng hóa đến mộtnước

- Trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu là khoản tiền Chính phủ trả cho một công ty hay một

cá nhân đưa hàng ra bán ở nước ngoài

- Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao động, vệ sinh an toàn

thực phẩm môi trường…

Vận dụng Thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại(Technical Barriers to Trade – TBT) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO,các nước còn đưa ra những tiêu chuẩn mà có thể, hàng hóa sản xuất nội địa dễdàng đáp ứng hàng hóa nhập khẩu, như quy định về công nghệ, quy trình sảnxuất, về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường

- Chính sách thương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia là một hệ thống cácnguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện cácmục tiêu đã xác định trong lĩnh vực thương mại quốc tế của một nước trongthời kỳ nhất định

Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận của chính sách kinh tếcủa một nước, nó góp phần thúc đẩy mục tiêu kinh tế của đất nước trong từngthời kỳ Ngoài ra chính sách thương mại quốc tế mang tính lịch sử rõ rệt,không có chính sách áp dụng cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế

Ngoài ra còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến xuất khẩu như:

Trang 10

-Hạn chế xuất khẩu tự nguyện.

-Trợ cấp tín dụng xuất khẩu

-Sự mua sắm của quốc gia

-Tỷ giá hối đoái

-Nguyên tắc tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation)

-Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (Generalized System ofPrference)

Yếu tố chính trị và pháp luật: Yếu tố chính trị là nhân tố khuyến khích

hoặc hạn chế quá trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh Chính sách củachính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăngtrưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuếquan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường Khi không

ổn định chính trị sẽ cản trợ sự phát triển kinh tế của đất nước và tạo ra tâm lýkhông tốt cho các nhà kinh doanh Các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởngtrực tiếp đến hoạt động xuất khẩu Các công ty kinh doanh xuất khẩu đều phảituân thủ các quy định mà chính phủ tham gia vào các tổ chức quốc tế trongkhu vực và trên thế giới cũng các thông lệ quốc tế

Yếu tố văn hóa – xã hội

Hoạt động của con người luôn luôn tồn tại trong một điều kiện xã hộinhất định Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động củacon người Các yếu tố xã hội là tương đối rộng, do vậy, để làm sáng tỏ ảnhhưởng của yếu tố này có thể nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, đặcbiệt trong ký kết hợp đồng

Nền văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định cáchthức tiêu dung, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thỏa mãn và cáchthỏa mãn của con người sống trong đó Chính vì vậy văn hóa là yếu tố chi phốilối sống nên các nhà xuất khẩu luôn luôn phải quan tâm tìm hiểu yếu tố vănhóa ở các thị trường mà mình tiến hành hoạt động xuất khẩu

Yếu tố kỹ thuật và công nghệ

- Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tớithời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, ảnh hưởngtới việc lựa chọn nguồn hang, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu…

- Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thịtrường tiêu thụ ví dụ: Việc mua bán hàng hoá với các nước có cảng biển có chiphí thấp hơn so với các nước không có cảng biển

Trang 11

- Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tainhư bão, động đất…

- Sự phát triển của khoa hóc công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tincho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóngthông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, điều khiển hàng hoá xuấtkhẩu, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu Đồng thời yếu

tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuấtkhẩu, các lĩnh vực khác có liên quan như vận tải, ngân hàng…

Môi trường vi mô

Môi trường vi mô bao gồm những yếu tố trong ngành và là các yếu tốngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranhcủa doanh nghiệp

Nguồn: Lê Nguyễn Đoan Khôi và cộng sự (2013, trang 19)

Hình 2.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

2.1.5 Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu

2.1.5.1 Doanh thu

Doanh thu bán hàng của công ty xuất nhập khẩu là toàn bộ giá trị hànghóa và dịch vụ đã bán, đã thu tiền và chưa thu tiền (do phương thức thanhtoán) trong một chu kỳ nào đó

Doanh thu bán hàng được xác định bằng công thức:

Trang 12

LN: Là lợi nhuận kinh doanh

DTBHXK: Là doanh thu bán hàng trong hoạt động xuất khẩu

GVHXK: Là giá vốn của hàng xuất khẩu

CPLT: Là chi phí lưu thông trong quá trình xuất khẩu

T: Là các loại thuế trong quá trình hoạt động

2.1.5.3 Hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụngnguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện các mụctiêu đã đặt ra Hay có thể hiểu một cách đơn giản hiệu quả là lợi ích tối đa trênchi phí tối thiểu hay hiệu quả kinh doanh là kết quả đầu ra trên chi phí đầu vàotối thiểu (Phan Thị Ngọc Khuyên và Phan Anh Tú, 2004, trang 136)

Hiệu quả được tính bằng công thức sau:

Hiệu quả kinh doanh=Kết quả đầu ra/Chi phí đầu vào (2.3)Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị sản xuất côngnghiệp, doanh thu, lợi nhuận…

Chi phí đầu vào: tiền lương, chi phí kinh doanh, chi phí nguyên vật liệu,vốn kinh doanh…

2.1.5.4 Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng củasản phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêudùng xác định (Quan Minh Nhựt và Trương Chí Tiến, 2004, trang 8)

Trang 13

Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu chất lượng là sự phù hợp với

yêu cầu Sự phù hợp này phải được thể hiện trên cả 3 phương diện, mà ta

có thể gọi tóm tắt là 3P, đó là :

(1)Performance hay Perfectibility: hiệu năng, khả năng hoàn thiện (2)Price: giá thỏa mãn nhu cầu.

(3)Punctuallity: đúng thời điểm.

2.1.6 Phương thức thanh toán

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong đó ngân hàng(ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (ngườixin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác (ngân hàng ởnước xuất khẩu) chi trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của người hưởng lợivới điều kiện người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phùhợp với các điều khoản đã ghi trong thư tín dụng

Phương thức tín dụng chứng từ bao gồm các bên như sau:

- Người xin mở thư tín dụng (buyer, importer): Là người mua, nhậpkhẩu

- Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank): Là ngân hàng đại diện củanhà nhập khẩu, sẵn sàng cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu

- Người hưởng lợi (exporter): Là người bán, nhà xuất khẩu hay mộtngười bất kỳ nào đó do người hưởng lợi chỉ dịnh

- Ngân hàng thông báo tín dụng (Advising Bank): Là ngân hàng cónhiệm vụ thông báo thư tín dụng cho nhà xuất khẩu thường là ngân hàng đại lýcủa ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người hưởng lợi

Ngoài ra còn có thể có các ngân hàng khác tham gia trong phương thứcthanh toán này như sau:

- Ngân hàng xác nhận

- Ngân hàng thanh toán

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáoxuất khẩu của công ty Đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, cácđánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty do cácphòng ban cung cấp Ngoài ra, số liệu còn thu thập từ sách báo, tạp chí,

Trang 14

website của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP);Website của Tổng cục thủy sản và Tổng cục hải quan và các thông tin vềngành thủy sản trên Internet

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Đối với mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để

phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của công ty từ năm 2012 đếntháng 6 năm 2015 Các số liệu trong giai đoạn này phân tích bằng cách so sánh

số tương đối, số tuyệt đối của phương pháp thống kê mô tả, nhằm nêu lên mức

độ tăng (giảm) của số liệu so với năm trước Qua việc đó có thể đưa ra kếtluận và nguyên nhân của sự tăng (giảm)

Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tíchbằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc)

Phương pháp so sánh gồm 2 phương pháp: phương pháp so sánh số tuyệtđối và phương pháp so sánh tương đối

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu

kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy môcủa các hiện tượng kinh tế

Trong đó:

Y0: chỉ tiêu kỳ gốc

Y1: chỉ tiêu kỳ phân tích

Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

- Phương pháp so sánh tương đối: Phân tích dựa trên tỷ lệ % giữa chỉ tiêucần phân tích và chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hoặc tỷ

lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng

Trong đó:

Y0: chỉ tiêu kỳ gốc

Y1: chỉ tiêu kỳ phân tích

Y: biểu thị tốc độ tăng trưởng của các kỳ kinh tế

- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng ma trận EFE để tóm tắt và đánh giá các

yếu tố của môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp, giúp doanh

Ngày đăng: 05/05/2016, 07:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w