MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG BIỂU , SƠ ĐỒ vi LỜI MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 4.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu 2 4.1.1 Phỏng vấn trực tiếp 2 4.1.2 Nghiên cứu tài liệu của đơn vị thực tập 3 4.1.3 Quan sát thực tế 3 4.2 Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê tổng hợp dữ liệu và một số phương pháp khác 3 4.2.1 Phương pháp so sánh 3 4.2.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu 3 5. Kết cấu của đề tài 3 CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI DOANH NGHIỆP 5 1.1. Lý thuyết chung về Kế toán TSCĐ HH trong doanh nghiệp. 5 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về TSCĐ HH 5 1.1.2. Đặc điểm, vai trò và phân loại TSCĐ HH 6 1.1.2.1 Đặc điểm 6 1.1.2.2 Vai trò 6 1.1.2.3 Phân loại 6 1.1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán 8 1.1.3.1. Yêu cầu về quản lý: 8 1.1.3.2. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ HH. 9 1.2. Nội dung kế toán TSCĐ HH theo quy định hiện hành 10 1.2.1 Kế Toán TSCĐHH theo quy định chuẩn mực kế toán Việt Nam 10 1.2.1.1 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ HH 10 1.2.1.2 Xác định giá trị của TSCĐ HH 11 1.2.2 Kế toán TSCĐ HH theo chế độ kế toán hiện hành ( quyết định 482006QĐBTC. ) 16 1.2.2.1 Chứng từ sử dụng. 16 1.2.2.2 Tài khoản sử dụng và phương thức hạch toán. 17 1.2.2.3 Sổ kế toán 26 1. Hình thức kế toán Nhật ký chung 26 1.1. Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung 26 1.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung 27 2. Hình thức kế toán Nhật ký Sổ Cái 28 2.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký Sổ Cái 28 2.2.Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký Sổ Cái . 28 3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 29 3.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 29 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ HH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DI ĐỘNG THẾ HỆ MỚI NMS 32 2.1. Khái quát chung về công ty CP dịch vụ di động thế hệ mới NMS 32 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 32 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP dịch vụ di động thế hệ mới NMS.......... 33 2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần dịch vụ di động thế hệ mới NMS 34 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 35 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 35 2.1.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán 35 2.1.1.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty . 37 2.2 Thực trạng kế toán TSCĐ HH tại công ty CP dịch vụ di động thế hệ mới NMS. . 37 2.2.1 Đặc điểm phân loại và quy định kế toán TSCĐ HH tại công ty CP dịch vụ di động thế hệ mới NMS 37 2.2.1.1 Đặc điểm TSCĐ HH tại công ty 37 2.2.1.2 Phân loại TSCĐ HH tại công ty 38 2.2.2 Nội dung kế toán TSCĐ HH tại công ty CP dịch vụ di động thế hệ mới NMS......... 39 2.2.2.1 Chứng từ sử dụng 39 2.2.2.2 Tài khoản sử dụng 39 2.2.2.3 Công tác kế toán TSCĐ HH 40 2.2.2.4 Sổ kế toán. 44 CHƯƠNG 3 : HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HH TẠI CÔNG TY CP DỊCH VỤ DI ĐỘNG THẾ HỆ MỚI NMS. 45 3.1.Đánh giá chung về tình hình kế toán tài sản cố định tại công ty: 45 3.1.1. Những ưu điểm: 45 3.1.2. Những hạn chế: 46 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty:......... 46 3.2.1. Giải pháp 1: 46 3.2.2 Giải pháp 2 : 47 3.2.3 . Giải pháp 3 : 48 3.2.4. Giải pháp 4: 48 3.2.5 Giải pháp 5 49 KẾT LUẬN 50 PHỤ LỤC
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập tổng hợp và hoàn thành bài khóa luận của mình
em đã nhận được sự giúp đỡ, sự hướng dẫn rất tận tình của các thầy cô giáo Trườngđại học Thương Mại, các cô chú, anh chị là cán bộ nhân viên Công ty CP dịch vụ diđộng thế hệ mới NMS
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Thành Hưng giảng viên Trường đại học Thương Mại, Ông Nguyễn Công Toàn - giám đốc công
-ty, và các anh chị nhân viên phòng kế toán, các anh chị trong công ty đã tận tìnhgiúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận cuối khóa của mình
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học ThươngMại, các thầy cô giáo khoa Kế Toán - Kiểm Toán, các thầy cô giáo trong Bộ mônKế Toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập cũng nhưhoàn thành bài khóa luận của mình
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức bài làm của em chắc chắncòn nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ và những ý kiến đánh giá từcác thầy cô giáo để bài khóa luận của em hoàn thiện hơn
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Hà Nội, năm 2016 Sinh viên thực hiện
Hoàng Mai Hương
Trang 2MỤC LỤC
1.1.3.2.Nhiệm vụ kế toán TSCĐ HH 9
3.1.Đánh giá chung về tình hình kế toán tài sản cố định tại công ty: 45
3.1.1 Những ưu điểm: 45
3.1.2 Những hạn chế: 46
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty: 46
3.2.4 Giải pháp 4: 48
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU , SƠ ĐỒ
Trang 4Sơ đồ 1.4 Kế toán TSCĐ HH tăng do nhận vốn góp 20
Sơ đồ 6.1 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 27
Sơ đồ 6.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- Sổ Cái 28
Sơ đồ 6.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ 30
Sơ đồ 7.1 Tổ chức bộ máy công ty CP dịch vụ di động thế hệ mới NMS 34
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một trong ba yếu tố sản xuất kinh doanh cơ bản ( TSCĐ; nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ; lao động sống ) TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn,thời gian sử dụng lâu dài trong doanh nghiệp, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậnTSCĐ của chuẩn mực kế toán hiện hành
Trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, TSCĐ chiếm một vị trí hết sứcquan trọng, nó không chỉ quyết định tình trạng kĩ thuật, quy mô năng lực sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở tiền đề để doanh nghiệp tiến hành quá trìnhkinh doanh có hiệu quả, ngoài ra, TSCĐ là yếu tố tham gia vào nhiều quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp, TSCĐ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính giá, xác định chiphí, và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vậy, đòi hỏi công tác tổchức hạch toán kế toán TSCĐ tại doanh nghiệp phải hết sức khoa học TSCĐ phảiđược phân loại, đánh giá một cách đúng đắn, việc theo dõi tình hình biền động phảiđược ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời Việc tính khấu hao phải phù hợp với tìnhhình kinh doanh của từng doanh nghiệp
Việc đầu tư lắp đặt, quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ sẽ góp phần làmgiảm chi phí kinh doanh dịch vụ, tạo được uy tín làm việc hiện đại, chuyên nghiệp
từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
Chính vì vậy , để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranhnhư hôm nay, đòi hỏi mỗi đơn vị phải biết tổ chức tốt nguồn lực sẵn có của mình,
và sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất
Công ty CP dịch vụ di động thế hệ mới NMS được thành lập hơn 6 năm, hoạtđộng kinh doanh chủ yếu là về dịch vụ viễn thông Do đặc thù về ngành nghề kinhdoanh nên quy mô TSCĐ của công ty khá lớn,TSCĐ góp phần rất lớn vào việc tạonên doanh thu cho công ty Ngoài ra, TSCĐ của công ty chủ yếu liên quan đến mộtdây chuyền máy móc, linh kiện điện tử, khi thiết bị này hỏng thì sẽ liên quan đếnthiết bị khác nên việc kiểm soát TSCĐ của công ty đòi hỏi cần có sự chặt chẽ, việckế toán TSCĐ còn phải được yêu cầu cao hơn khi những máy móc thiết bị này dễ
Trang 6hỏng hóc,số lượng nhiều cần được kiểm kê thường xuyên để tránh thừa thiếu khôngrõ nguyên nhân, phương pháp khấu hao phải phù hợp để nhanh chóng thu hồi vốn
Sau một thời gian thực tập, được tìm hiểu, nghiên cứu công tác kế toánTSCĐ, nhận thấy tầm quan trọng của TSCĐ trong hoạt động kinh doanh của công
ty Chính vì vậy em đã chọn để tài “ Kế toán Tài sản cố định hữu hình tại công ty
CP dịch vụ di động thế hệ mới NMS “ để có thể nghiên cứu sâu hơn về tầm quan
trọng cũng như công tác kế toán TSCĐ HH tại công ty
2 Mục tiêu nghiên cứu
Em nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm hiểu về kế toán TSCĐ HH tạicông ty CP dịch vụ di động thế hệ mới NMS, từ đó đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu
về công tác kế toán TSCĐ HH của công ty để chỉ ra những hạn chế Và đề xuất giảipháp hoàn thiện kế toán TSCĐ HH tại công ty nhằm thúc đẩy quá trình kinh doanhcủa công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: các vấn đề liên quan đến kế toán TSCĐ HH tại công ty CổPhần dịch vụ di động thế hệ mới NMS
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Kế toán TSCĐ HH tại công ty CP dịch vụ di động thế hệ mớiNMS
- Về không gian: công ty CP dịch vụ di động thế hệ mới NMS
- Thời gian: năm 2015
- Về số liệu : các số liệu được thu thập năm 2014 và năm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu được thực trạng kế toán TSCĐ HH tại công ty Cổ Phần dịchvụ di động thế hệ mới NMS, em đã sử dụng những phương pháp:
4.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu
4.1.1 Phỏng vấn trực tiếp
Em đã đưa ra những câu hỏi cho Ông Nguyễn Công Toàn - Giám đốc công
ty và các nhân viên trong phòng kế toán của công ty, các câu hỏi trực tiếp liên quanđến nội dung công tác kế toán TSCĐ của công ty Sau đó, em ghi lại câu trả lời đãthu thập được
Trang 7Phụ lục số 01: Bản mô tả câu hỏi và kết quả phỏng vấn
4.1.2 Nghiên cứu tài liệu của đơn vị thực tập
Em đã tìm hiểu các chứng từ liên quan đến việc mua bán, thanh lý TSCĐ
HH, bằng trích khấu hao TSCĐ HH của công ty sau đó tiến hành tổng hợp lại vànghiên cứu tình hình thực hiện kế toán TSCĐ HH tại công ty
4.1.3 Quan sát thực tế
Quan sát cách làm việc của nhân viên kế toán, đặc biết là mảng liên quan đếnTSCĐ HH, xem cách nhân viên ấy ghi chép chứng từ như thế nào, cách hạch toánkhi mua TSCĐ HH phục vụ cho công tác quản lí cũng như quá trình kinh doanh,cách trích lập khấu hao như thế nào cho từng bộ phận doanh nghiệp
4.2 Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê tổng hợp dữ liệu và một số phương pháp khác
4.2.1 Phương pháp so sánh
Là phương pháp phân tích được thực hiện thông qua việc đối chiếu giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau để thấy được những điểm giống nhau và khác nhau giữachúng Phương pháp này được thực hiện trong việc nghiên cứu kế toán TSCĐ là đốichiếu số liệu trên các chứng từ gốc với các sổ kế toán liên quan, đối chiếu số liệu ở
sổ cái, sổ tổng hợp với các sổ kế toán chi tiết liên quan Đối chiếu số liệu kiểm kêthực tế với số liệu trên sổ sách ghi nhận của công ty
4.2.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các kết quả nghiên cứu, tìm hiểuđược tại doanh nghiệp, tổng hợp các kết quả điều tra phỏng vấn, các phiếu điềutra… Từ đó đưa ra các kết luận, đánh giá phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài
5 Kết cấu của đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanhnghiệp: Trình bày một số lý thuyết chung liên quan đến kế toán TCSĐ như kháiniệm TSCĐ HH, Nguyên giá, Khấu hao Trình bày về đặc điểm, vai trò và phânloại TSCĐ HH Ngoài ra còn trình bày về nội dung kế toán TCSĐ HH theo quyđịnh chuẩn mực kế toán Việt Nam và theo chế độ hiện hành
Chương II: Thực trạng kế toán TSCĐ HH tại công ty Cổ Phần dịch vụ di
Trang 8dịch vụ di động thế hệ mới NMS Ngoài ra còn nghiên cứu về công tác kế toánTSCĐ HH tại công ty về tăng giảm TSCĐ HH, khấu hao TSCĐ HH, kế toán sửachữa TSCĐ HH.
Chương III: Các kết luận nghiên cứu và giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ
HH tại công ty Cổ Phần dịch vụ di động thế hệ mới NMS : Từ thực trạng nghiêncứu được ở Chương I,Chương II, tìm ra những mặt còn hạn chế trong công tác kếtoán TSCĐ HH của công ty, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục
Trang 9CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU
HÌNH TẠI DOANH NGHIỆP
1.1.Lý thuyết chung về Kế toán TSCĐ HH trong doanh nghiệp.
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về TSCĐ HH
Tài sản cố định là một trong những yếu tố cấu thành nên tư liệu lao động,là một
bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp
Tài sản cố định là tư liệu sản xuất có giá trị lớn, khi tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh, tài sản đấy bị hao mòn và giá trị hao mòn đó được chuyển dịchvào chi phí sản xuất kinh doanh Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất
và giữ nguyên trạng thái ban đầu cho đến khi bị hư hỏng
Tài sản cố định là những tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soátlâu dài của doanh nghiệp, có giá trị lớn và thời gian sử dụng trên một năm phù hợpvới tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ theo chuẩn mực kế toán quy định
Theo điều 3 của TT 45/2013/TT-BTC quy định điều kiện tiêu chuẩn ghinhận tài sản cố định như sau
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai về việc sử dụng tài sản đó
Có thời gian sử dụng trên 1 năm
Nguyên giá tài sản được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên
TSCĐ HH: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ
để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậnTSCĐ HH
Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được
TSCĐ HH tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
Khấu hao: là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của
TSCĐ HH trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó
Giá trị phải khấu hao: là nguyên giá của TSCĐ HH ghi trên BCTC, trừ giá
trị thanh lý ước tính của tài sản đó
Thời gian sử dụng hữu ích: là thời gian mà TSCĐ HH phát huy được tác
dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng thời gian mà doanh nghiệp dự tính
sử dụng TSCĐ HH hoặc số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà
Trang 101.1.2. Đặc điểm, vai trò và phân loại TSCĐ HH
- Do có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận với mức độ hao mòn khôngđồng đều nên trong quá trình sử dụng TSCĐ có thể hư hỏng từng bộ phận
1.1.2.2 Vai trò
TSCĐ HH là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao đôngchủ yếu của quá trình sản xuất Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai tròquan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,là điều kiện tăng năng suất laođộng xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân
Từ góc độ vi mô, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chính làyếu tố để xác định quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.Từ góc độ vĩ mô,đánh giá về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
có thực lực vững mạnh hay không?
Chính vì vậy, trong sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêngcũng như của toàn bộ nền kinh tế nói chung, TSCĐ HH là cơ sở vật chất và có vaitrò cực kì quan trọng Việc cải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả TSCĐ
HH là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanhnghiệp và của nên kinh tế
1.1.2.3 Phân loại
Sự cần thiết phải phân loại tài sản cố định nhằm mục đích giúp cho cácdoanh nghiệp có sự thuận tiện trong công tác quản lý và hạch toán tài sản cốđịnh.Thuận tiện cho việc tính và phân bổ khấu hao cho từng loại hình kinhdoanh.TSCĐHH được phân loại theo các tiêu thức sau:
Phân loại TSCĐHH theo hình thái vật chất biểu hiện
Trang 11Theo cách này toàn bộ TSCĐHH của các doanh nghiệp được chia thành cácloại sau:
-Nhà cửa, vật kiến trúc:Bao gồm những TSCĐHH được hình thành sau quátrình thi công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà xưởng, nhà kho, hang rào…phụcvụ cho hoạt động cho sản xuất kinh doanh
-Máy móc, thiết bị:Là toàn bộ máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc thiết bị chuyên dùng,máy mócthiết bị công tác,dây chuyền công nghệ thiết bị động lực…
-Phương tiện vận tải thiết bị truyền dẫn:Gồm các loại phương tiện vận tảiđường sắt,đường bộ,đường thủy…và các thiết bị truyền dẫn như hệ thốngđiện,nước,băng truyền tải vật tư hàng hóa…
-Thiết bị dụng cụ quản lý:là những thiết bị,dụng cụ dùng trong công cụ quản
lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như máy tính,thiết bị điện tử,dụng cụ
đo lường,kiểm tra chất lượng…
-Vườn cây lâu năm,súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm:là các vườn cây lâunăm như cà phê,chè,cao su,vườn cây ăn quả…;súc vật làm việc như trâu,bò…;súcvật chăn nuôi để lấy sản phẩm như bò sữa…
Phân loại TSCĐHH theo quyết định quyền sở hữu
TSCĐHH của doanh nghiệp được phân chia thành:
- TSCĐHH tự có: là những TSCĐHH được đần tư mua sắm,xây đựng bằngnguồn vốn tự có của các doanh nghiệp như được cấp phát vốn tự bổ sung vay vốn…
- TSCĐHH thuê ngoài:là những TSCĐHH doanh nghiệp đi thuê của đơn vị
cá nhân khác doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng trong suốt thời gian theohợp đồng được phân thành:
+ TSCĐHH thuê tài chính:là tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của cáccông ty cho thuê tài chính.Khi kết thúc thời hạn thuê bên thuê được quyền mua lạitài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuêtài chính.Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính,ítnhất phải tương đương với giá của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng
+ TSCĐHH thuê hợp đồng:mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không
Trang 12 Phân loại TSCĐHH theo tình hình sử dụng
-TSCĐHH đang dùng : Đây là những TSCĐ HH đang trực tiếp hoặc giántiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Trong Doanhnghiệp, tỉ trọng TSCĐ HH đã đưa vào sử dụng so với tổng TSCĐ HH Doanhnghiệp nắm giữ càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ cùa Doanh nghiệp càng cao
-TSCĐHH chưa cần dùng : Đây là những TSCĐ HH mà do nguyên nhân chủquan hoặc khách quan chưa thể đưa vào sử dụng : Tài sản dự trữ, tài sản mua sắm,xây dựng thiết kế chưa đồng bộ, tài sản đang trong giai đoạn lắp ráp chạy thử
-TSCĐHH không cần dùng và chờ thanh lý :Đây là những tài sản đã hưhỏng, không thể sử dụng được hoặc có thể sử dụng nhưng lạc hậu về mặt kỹthuật,đang chờ giải quyết
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm được tình hình sử dụng, tiềmnăng của tài sản cố định để có biệt pháp tăng cường TSCĐHH hiện có giải phóngnhanh chóng các TSCĐHH không cần dùng chờ thanh lý để thu hồi vốn
Phân loại TSCĐHH theo mục đích sử dụng
- TSCĐHH dùng trong sản xuất kinh doanh:là TSCĐHH đang sử dụng tronghoạt động sản xuất kinh doanh, đối với những tài sản này bắt buộc doanh nghiệpphải tính và trích khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh
- TSCĐHH dùng trong hoạt động phúc lợi:là TSCĐHH mà đơn vị dùng chocác nhu cầu phúc lợi công cụ như : văn hóa nhà trẻ, xe ca phúc lợi
- TSCĐHH chờ xử lý :TSCĐHH không cần dùng,chưa cần dùng vì thừa sovới nhu cầu hoặc không thích hợp với sự đổi mới công nghệ,bị hư hỏng chờ thanh
lý TSCĐHH tranh chấp chờ giải quyết.Những tài sản này cần xử lý nhanh chóng đểthu hồi vốn sử dụng cho việc đầu tư đổi mới TSCĐHH
1.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán
1.1.3.1. Yêu cầu về quản lý:
Công tác kế toán TSCĐ HH trong doanh nghiệp phải quản lý tốt TSCĐHHtrên hệ thống sổ sách và để phục vụ cho quá trình quản lý, kế toán phải cung cấpđầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin về:
Quản lý TSCĐ HH về chủng loại theo đặc trưng kỹ thuật và đặc trưng kinh tếNguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn hình thành TSCĐ HH…
Trang 13Các thông tin về sử dụng và khấu hao TSCĐ HH như: thời gian sử dụng,phương pháp thu hồi vốn, phương pháp khấu hao và phương pháp phân bổ chi phícho các đối tượng sử dụng.
Yêu cầu về tổ chức công tác kế toán TSCĐHH:
+ Tổ chức phân loại TSCĐ HHvà đánh giá TSCĐ HH theo đúng chế độ quy định.+ Tổ chức công tác hạch toán ban đầu các nghiệp vụ biến động, khấu hao,sửa chữa TSCĐ HH, cũng như việc phản ánh các nghiệp vụ này trên hệ thống sổ kếtoán theo đúng chế độ quy định và theo tính đặc thù TSCĐ HH trong đơn vị
+ Thực hiện tốt chế độ báo cáo TSCĐ HH theo đúng chế độ và yêu cầu quản lý
1.1.3.2 Nhiệm vụ kế toán TSCĐ HH.
TSCĐ HH là tư liệu sản xuất chủ yếu, có vai trò quan trọng trong quá trìnhsản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.TSCĐ HH thường có giá trị lớn và chiếm tỷtrọng cao trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Quản lý và sử dụng tốt TSCĐ
HH không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất mà còn
là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạ giá thành sản phẩm Để góp phầnquản lý và sử dụng TSCĐ HH tốt, hạch toán TSCĐ HH phải thực hiện các nhiệmvụ sau:
Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ HHhiện có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng TSCĐ HH trong phạm vi toàn đơn vị,cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ HH, tạo điều kiện cung cấp thông tin đểkiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ HH và kếhoạch đầu tư đổi mới TSCĐ HH trong từng đơn vị
Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ HH và chi phí sản xuấtkinh doanh theo mức độ hao mòn của TS và chế độ quy định
Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ HH vềchi phí và kết quả của công việc sửa chữa
Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm đổimới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng nguyên giá TSCĐ HH cũng như tình hìnhthanh lý, nhượng bán TSCĐ HH
Trang 14Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc trong các doanhnghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ HH, mở các sổ, thẻ kếtoán cần thiết và hạch toán TSCĐ HH đúng chế độ quy định.
Tham gia kiểm tra đánh giá lại TSCĐ HH theo quy định của Nhà nước vàyêu cầu bảo quản vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động bảo quản, sửdụng TSCĐ HH tại đơn vị
1.2 Nội dung kế toán TSCĐ HH theo quy định hiện hành
1.2.1 Kế Toán TSCĐHH theo quy định chuẩn mực kế toán Việt Nam
1.2.1.1 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ HH
TSCĐ HH thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vai tròquan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy, việc xácđịnh một tài sản có được ghi nhận là TSCĐ HH hay là một khoản chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp
Theo điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ TàiChính quy định điều kiện, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ như sau :
Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ HH phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn(4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy, giá trị lớntrên 30.000.000 đồng
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
Khi xác định tiêu chuẩn thứ nhất của mỗi TSCĐ HH, doanh nghiệp phải xácđịnh mức độ chắc chắn của việc thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, dựa trêncác bằng chứng hiện có tại thời điểm ghi nhận ban đầu và phải chịu mọi rủi ro liênquan
Những tài sản sử dụng cho mục đích đảm bảo an toàn sản xuất, kinh doanhhoặc bảo vệ môi trường mặc dù không trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế như cácTSCĐ khác nhưng chúng lại cần thiết cho doanh nghiệp trong việc đạt được các lợiích kinh tế nhiều hơn từ các tài sản khác Tuy nhiên, các tài sản này chỉ được ghi
Trang 15nhận là TSCĐ HH nếu nguyên giá của chúng và các tài sản có liên quan không vượtquá tổng giá trị có thể thu hồi từ các tài sản đó và các tài sản khác có liên quan Vídụ, một nhà máy hóa chất có thể phải lắp đặt các thiết bị và thực hiện quy trìnhchứa và bảo quản hóa chất mới để tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường đối vớiviệc sản xuất và lưu trữ hóa chất độc Các tài sản lắp đặt liên quan đi kèm chỉ đượchạch toán là TSCĐ HH nếu không có chúng doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động
và bán sản phẩm hóa chất của mình
Tiêu chuẩn thứ hai cho việc ghi nhận TSCĐ HH thường đã được thỏa mãn vìnguyên giá tài sản được xác định thông qua mua sắm, trao đổi, hoặc tự xây dựng
Khi xác định các bộ phận cấu thành TSCĐ HH, doanh nghiệp phải áp dụngcác tiêu chuẩn TSCĐ HH cho từng trường hợp cụ thể Doanh nghiệp có thể hợpnhất các bộ phận riêng biệt không chủ yếu, như khuôn đúc, công cụ, khuôn dập và
áp dụng các tiêu chuẩn TSCĐ HH vào tổng giá trị đó Các phụ tùng và thiết bị phụtrợ thường được coi là tài sản lưu động và được hạch toán vào chi phí khi sử dụng.Các phụ tùng chủ yếu và các thiết bị bảo trì được xác định là TSCĐ HH khi doanhnghiệp ước tính thời gian sử dụng chúng nhiều hơn một năm Nếu phụ tùng và thiết
bị bảo trì chỉ được dùng gắn liền với TSCĐ HH và việc sử dụng chúng là khôngthường xuyên thì chúng được hạch toán là TSCĐ HH riêng biệt và được khấu haotrong thời gian ít hơn thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ HH liên quan
Trong từng trường hợp cụ thể, có thể phân bổ tổng chi phí của tài sản chocác bộ phận cấu thành của nó và hạch toán riêng biệt cho mỗi bộ phận cấu thành.Trường hợp này được áp dụng khi từng bộ phận cấu thành tài sản có thời gian sửdụng hữu ích khác nhau, hoặc góp phần tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp theonhững tiêu chuẩn quy định khác nhau nên được sử dụng các tỷ lệ và các phươngpháp khấu hao khác nhau Ví dụ, một thân máy bay và động cơ của nó cần đượchạch toán thành hai TSCĐ HH riêng biệt, có tỷ lệ khấu hao khác nhau, nếu chúng
có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau
1.2.1.2 Xác định giá trị của TSCĐ HH
Xác định giá trị bạn đầu ( nguyên giá )
TSCĐ HH mua sắm
Trang 16Nguyên giá TSCĐ HH mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản đượcchiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoảnthuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạngthái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốcxếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phếliệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Đối với TSCĐ HH hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giaothầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quantrực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có)
Trường hợp TSCĐ HH mua sắm được thanh toán theo phương thức trảchậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua.Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạchtoán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vàonguyên giá TSCĐ HH (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đivay”
Các khoản chi phí phát sinh, như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sảnxuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác nếu không liên quan trực tiếp đếnviệc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tínhvào nguyên giá TSCĐ HH Các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt độngđúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
TSCĐ HH tự xây dựng hoặc tự chế
Nguyên giá TSCĐ HH tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế củaTSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử Trường hợpdoanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thìnguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quanđến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Trong các trường hợp trên,mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó Các chiphí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chiphí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tựchế không được tính vào nguyên giá TSCĐ HH
Trang 17 TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi
Nguyên giá TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ HHkhông tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ HHnhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoảntiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về
Nguyên giá TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ HHtương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sảntương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinhdoanh và có giá trị tương đương) Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoảnlãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi Nguyên giá TSCĐ nhận vềđược tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi Ví dụ: Việc trao đổi cácTSCĐ HH tương tự như trao đổi máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sởdịch vụ hoặc TSCĐ HH khác
TSCĐ HH tăng từ các nguồn khác
Nguyên giá TSCĐ HH được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầutheo giá trị hợp lý ban đầu Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầuthì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trựctiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
Xác định chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu.
Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ HH được ghi tăng nguyêngiá cảu TS nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do
sử dụng tài sản đó Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên phải đượcghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Các chi phí được ghi tăng vào nguyên giá nếu chúng thực sự cải thiện trạngthái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó như:
(a) Thay đổi bộ phận của TSCĐ HH làm tăng thời gian sử dụng hữu ích,hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng
(b) Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sảnphẩm sản xuất ra
(c) Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt
Trang 18Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phụchoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt độngtiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Việc hạch toán các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đấu TSCĐ HH phảicăn cứ vào từng trường hợp cụ thể và khả năng thu hồi các chi phí phát sinh sau.Khi giá trị còn lại của TSCĐ HH đã bao gồm các khoản giảm về lợi ích kinh tế thìcác chi phí phát sinh sau để khôi phục các lợi ích kinh tế từ TS đó sẽ được tính vàonguyên giá nếu giá trị còn lại của TSCĐ không vượt quá giá trị có thể thu hồi từ tàisản đó
Ví dụ khi mua một ngôi nhà đòi hỏi DN phải sửa chữa trước khi sử dụng, chiphí sửa chữa được tính vào nguyên giá vì đây là chi phí cần thiết phải bỏ ra để đưa
TS vào trạng thái sử dụng tốt nhất và chi phí này có thể thu hồi được từ việc sửdụng ngôi nhà trong tương lai
Trường hợp một số bộ phận của TSCĐ hữu hình đòi hỏi phải được thay thếthường xuyên, được hạch toán là các TSCĐ độc lập nếu các bộ phận đó thỏa mãn
đủ bốn (4) tiêu chuẩn quy định cho TSCĐ hữu hình Ví dụ máy điều hòa nhiệt độtrong một ngôi nhà có thể phải thay thế nhiều lần trong suốt thời gian sử dụng hữuích của ngôi nhà đó thì các khoản chi phí phát sinh trong việc thay thế hay khôiphục máy điều hòa được hạch toán thành một tài sản độc lập và giá trị máy điều hoàkhi được thay thế sẽ được ghi giảm
Khấu hao.
- Giá trị phải khấu hao của TSCĐ HH được phân bổ một cách có hệ thốngtrong thời gian sử dụng hữu ích của chúng Phương pháp khấu hao phải phù hợp vớilợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp Số khấu hao của từng kỳ đượchạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vàogiá trị của các tài sản khác
- Lợi ích kinh tế do TSCĐ HH đem lại được doanh nghiệp khai thác dầnbằng cách sử dụng các tài sản đó Tuy nhiên, các nhân tố khác, như: Sự lạc hậu về
kỹ thuật, sự hao mòn của tài sản do chúng không được sử dụng thường dẫn đến sựsuy giảm lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ đem lại Do đó,khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ HH phải xem xét các yếu tố sau:
Trang 19+ Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó Mức độ sửdụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính;
+ Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sửdụng tài sản, như: Số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đốivới tài sản, cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động;
+ Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệhay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sảnxuất ra;
+ Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợpđồng của tài sản thuê tài chính
- Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ HH do doanh nghiệp xác định chủyếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản Tuy nhiên, do chính sách quản lýtài sản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản có thểngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó Vì vậy, việc ước tính thời gian
sử dụng hữu ích của một TSCĐ HH còn phải dựa trên kinh nghiệm của doanhnghiệp đối với các tài sản cùng loại
- Ba phương pháp khấu hao TSCĐ HH, gồm:
+ Phương pháp khấu hao đường thẳng;
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; và
+ Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng TSCĐ
HH phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụngtài sản đó
Xác định giá trị sau khi ghi nhận ban đầu.
Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ HH được xác địnhtheo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại Trường hợp TSCĐ HH đượcđánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trịcòn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại Chênh lệch do đánh giá lạiTSCĐ HH được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước
Trang 20Xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích
Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ HH phải được xem xét lại theo định kỳthường là cuối năm tài chính Nếu có sự thay đổi đáng kể trong việc đánh giá thờigian sử dụng hữu ích của TS thì phải điều chỉnh lại mức khấu hao
Trong quá trình sử dụng TSCĐ HH, khi đã xác định chắc chắn là thời gian
sử dụng hữu ích không còn phù hợp thì phải điều chỉnh thời gian sử dụng hữu ích
và tỉ lệ khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp
Chế độ sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ HH có thể kéo dài thời gian sử dụnghữu ích thực tế hoặc làm tăng giá trị thanh lý ước tình của TS nhưng DN khôngđược thay đổi mức khấu hao của tài sản
Xem xét lại phương pháp khấu hao TSCĐ HH
Phương pháp khấu hao TSCĐ HH phải được xem xét lại theo định kỳ ,thường là cuối năm tài chính, nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụngtài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì được thay đổi phương pháp khấu hao
và mức khấu hao tình cho năm hiện hành và năm tiếp theo
Nhượng bán, thanh lí TSCĐ HH
TSCĐ HH được ghi giảm khi thanh lí, nhượng bán
Lãi hay lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán được tính theo chênh lệch giữathu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng (+) giá trị còn lại của TSCĐ hữuhình Số lãi, lỗ này được ghi nhận là một khoản thu nhập hay chi phí trên báo cáokết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ
1.2.2 Kế toán TSCĐ HH theo chế độ kế toán hiện hành ( quyết định 48/2006/QĐ-BTC )
1.2.2.1 Chứng từ sử dụng.
+ Biên bản bàn giao TSCĐ HH : Nhằm xác nhận việc bàn giao TSCĐ HHsau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm được cấp trên cấp phát,được biếu tặng,nhận viện trợ, nhận vốn góp
+ Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ HH : Xác nhận việc than lý TSCĐ
HH và làm cơ sở để ghi nhận giảm TSCĐ HH của DN trên sổ kế toán
Trang 21+ Biên bản bàn giao TSCĐ HH sữa chữa lớn hoàn thành : Xác nhận việchoàn thành SCL TSCĐ HH, từ đó kế toán có thể tổng hợp chi phí, phân bổ sao chophù hợp.
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ HH : Dùng đề xác nhận việc đánh giá lạiTSCĐ HH , làm căn cứ để ghi sổ kế toán,và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch(tăng, giảm) do đánh giá lại TSCĐ HH
+ Biên bản kiểm kê TSCĐ HH : Nhằm xác định số lượng, giá trị TSCĐ HHhiện có, thừa thiếu so với sổ kế toán,trên cơ sở đó tăng cường quản lý TSCĐ HH vàlàm cơ sở quy trách nhiệm vật chất,ghi sổ kế toán số chênh lệch
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ HH :Dùng để phản ánh số khấu haophải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng
+ Thẻ TSCĐ :Theo dõi thông tin đầy đủ của từng TSCĐ HH như : ngàytháng đưa vào sử dụng, nguyên giá, giá trị hao mòn, hao mòn lũy kế
+ Hóa đơn GTGT
+ Phiếu thu, phiếu chi, các chứng từ ngân hàng…
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng và phương thức hạch toán.
a Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 2111 : Tài sản cố định hữu hình
Bên Nợ:
- Nguyên giá của TSCĐ HH tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sửdụng, do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ, pháthiện thừa;
- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc docải tạo nâng cấp;
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại
Bên Có:
- Nguyên giá của TSCĐ HH giảm do điều chuyển cho doanh nghiệp khác, donhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,
- Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận;
- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại
Trang 22Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ HH hiện có ở doanh nghiệp.
Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ
Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐSĐT thanh
lý, nhượng bán, điều động cho doanh nghiệp khác, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác
Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐSĐT tăng do trích khấu hao TSCĐ,
Bên Nợ: Tập hợp chi phí SCL TSCĐ phát sinh trong kì
Bên Có: Kết chuyển giá thành thực tế công tác SCL hoàn thành
Số dư Nợ: Chi phí SCL chưa kết chuyển hiện còn
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK như 642, 152, 153 …
b Phương thức hạch toán
b1.Kế toán tăng TSCĐ HH
Tài sản cố định tăng do nhiều nguyên nhân, có thể là tăng do mua sắm, xâydựng, cấp phát.Khi phát sinh tăng TSCĐ HH , kế toán căn cứ vào chừng từ, biênbản bàn giao TSCĐ HH và căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để có thể hạch toánđược một cách chính xác nhất và tiến hành ghi sổ phù hợp cho những nghiệp vụkinh tế đã phát sinh liên quan đến TSCĐ HH
Đối với các Doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thìVAT được tách riêng ra là khoản thuế GTGT được khấu trừ ( TK 133 )
Còn các Doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp thì hạchtoán tương tự, chỉ khác VAT được cộng trực tiếp vào nguyên giá TSCĐ HH
Có thể hạch toán các nghiệp vụ kinh tế làm tăng TSCĐ HH theo các sơ đồ sau:
Trang 23Sơ đồ 1.1 (a) : Kế toán TSCĐ HH tăng do mua sắm:
Nếu Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì kế toán địnhkhoản cả 2 nghiệp vụ
Nguyên giá TSCĐ HH được xác định bằng giá mua và các chi phí phát sinh (vận chuyển , lắp đặt ) để TSCĐ HH được đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (giákhông bao gồm VAT )
Nếu Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì kế toán chỉcần định khoản nghiệp vụ 1
Nguyên giá TSCĐ HH trong TH này được xác định bằng giá mua, các chiphí liên quan và bao gồm cả thuế VAT
Đồng thời, tùy theo doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn nào đầu tư mua sắmTSCĐ HH để kết chuyển nguồn
Sơ đồ 1.1 (b) Kết chuyển nguồn trong mua sắm TSCĐ HH:
Trang 24Sơ đồ 1.2 : Kế toán TSCĐ HH tăng do được tài trợ, biếu tặng :
Sơ đồ 1.3 : Kế toán TSCĐ HH tăng do tự sản xuất:
Sơ đồ 1.4 : Kế toán TSCĐ HH tăng do nhận vốn góp bằng TSCĐ HH:
TK 133
Nhận biếu tặng TSCĐ HH
Các chi phí liên quan
Trang 25Sơ đồ 1.5 : Kế toán TSCĐ HH tăng do đầu tư xây dựng cơ bản:
b2 Kế toán giảm TSCĐ HH
Tương tự như việc tăng , TSCĐ HH của Doanh nghiệp giảm là do thanh lý,nhượng bán, mất mát , thiếu khi kiểm kê, đem góp vốn liên doanh, tháo dỡ một số
bộ phận
Trong mọi trường hợp giảm TSCĐ HH, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xácđịnh đúng những khoản thiệt hại về thu nhập ( nếu có ) Căn cứ chứng từ liên quan,kế toán hạch toán theo các sơ đồ sau :
Sơ đồ 2.1 : Thanh lý, nhượng bán TSCĐ HH:
Đồng thời ghi nhận khoản thu được do thanh lý, nhượng bán vào các TK liênquan:
+ Thanh lý nhượng bán TSCĐ HH dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh :
Số tiền thu được hạch toán vào bên Có TK 711 : Thu nhập khác
+ Thanh lý nhượng bán TSCĐ HH dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án : Số
Trang 26+ Thanh lý nhượng bán TSCĐ HH dùng cho hoạt động văn hóa phúc lợi : Sốtiền thu được hạch toán vào bên Có TK 353 : Quỹ khen thưởng phúc lợi
Sơ đồ 2.2 : TSCĐ HH đem đi góp vốn liên doanh liên kết :
(1) : Góp vốn liên doanh liên kết bằng TSCĐ
(2) : Giá trị hao mòn của TSCĐ góp vốn
(3) : Chênh lệch giá đánh giá lại > giá trị còn lại
(4) : Chênh lệch giá đánh giá lại < giá trị còn lại
b3.TSCĐ phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê
Khi kiểm kê, phát hiện TSCĐ HH thừa hoặc thiếu, kế toán phải làm rõnguyên nhân.Căn cứ vào “ Biên bản kiểm kê TSCĐ HH “ để xác định kịp thờinguyên nhân và có các biện pháp xử lý
a TSCĐ HH thừa khi kiểm kê
TSCĐ HH phát hiện thừa do để ngoài sổ sách ( chưa ghi sổ ), thừa được xácđịnh là của đơn vị khác
Trường hợp nếu phát hiện là của đơn vị khác thì DN cần phải báo ngay chođơn vị chủ Tài sản đó Nếu không xác định được chủ tài sản thì phải báo ngay cho
cơ quan cấp trên để có hướng xử lý phù hợp
Đồng thời, kế toán căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời phản ánh vào “TK
002 : Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công “ để theo dõi hộ
Trang 27Sơ đồ 3.1 : Kế toán TSCĐ HH phát hiện thừa khi kiểm kê :
(1) : Khi có biên bản xử lý của cấp trên
(2) :TSCĐ HH phát hiện thừa chờ xừ lý
(3) : Giá trị hao mòn của TSCĐ
(4) : Tiền, CCDC,hàng hóa thừa chờ xử lý
b TSCĐ HH phát hiện thiếu khi kiểm kê
Tương tự, nếu DN kiểm kê phát hiện thiếu TSCĐ HH thì phải xác định rõ nguyên nhân để đưa ra phương án xử lý phù hợp
Sơ đồ 3.2 : Kế toán TSCĐ HH phát hiện thiếu khi kiểm kê
Trang 28b4 Kế toán khấu hao TSCĐ HH
Quy định về khấu hao TSCĐ HH
Hao mòn TSCĐ HH được hiểu là sự suy giảm giá trị và giá trị sử dụng củaTSCĐ HH, hao mòn TSCĐ HH là một phạm tru mang tính khách quan Khấu haoTSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra để có đượcTSCĐ HH vào chi phí SXKD phù hợp với cách thức sử dụng TSCĐ đem lại lợi íchkinh tế
Về nguyên tắc, tất cả TSCĐ HH hiện có của doanh nghiệp đều phải tríchkhấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt độngSXKD
- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạchtoán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính)
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động củadoanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệpnhư: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca…
Việc tính khấu hao TSCĐ HH có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp,việc lựa chọn phương pháp khấu hao áp dụng cho từng loại TSCĐ HH trong doanhnghiệp phụ thuộc vào quy định của nhà nước, chế độ quản lý tài chính, cách thức sửdụng TSCĐ HH trong hoạt động kinh doanh và nhu cầu quản lý kinh tế tài chínhcủa doanh nghiệp Theo quy định của VAS cũng như cơ chế quản lý tài chính hiệnhành có các phương pháp khấu hao TSCĐ HH như sau
- Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theomức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp củatài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụngđối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi,phát triển nhanh TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu haotheo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điềukiện sau: Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);Là các loại máy móc,thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
Trang 29Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theophương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiệnsau: Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm; Xác định được tổng số lượng,khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định; Công suất
sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% côngsuất thiết kế
- Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đãlựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhấtquán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phươngpháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sửdụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp Mỗi tài sản cố định chỉđược phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng vàphải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Sơ đồ 4.1 : Kế toán khấu hao TSCĐ HH:
b5 Kế toán sửa chữa và nâng cấp TSCĐ HH
Sửa chữa thường xuyên TSCĐ mang tính chất bảo dưỡng TSCĐ nhằm đểthay thế một số bộ phận chi tiết hay bảo dưỡng với mục đích duy trì hoạt động bìnhthường của TSCĐ Xét về quy mô thì tính chất sửa chữa đơn giản, không cần phảingừng hoạt động sản xuất và chi phí ít Do đó khi phát sinh chi phí thì được ghi trựctiếp vào chi phí SXKD của từng bộ phận có TSCĐ sửa chữa thường xuyên
Sơ đồ 5.1 : Kế toán SCL TSCĐ HH
Trang 301.2.2.3 Sổ kế toán
1 Hình thức kế toán Nhật ký chung
1.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổNhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (địnhkhoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi SổCái theo từng nghiệp vụ phát sinh
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung: Số ghi phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ tài chính theotrình tự thời gian phát sinh chúng
- Sổ Nhật ký đặc biệt ( nếu có ) : Thường là Nhật ký chi tiền và Nhật ký thutiền.Theo dõi riêng một đối tượng cụ thể để tiện quản lý và tìm kiếm thông tin
- Sổ Cái TK 211, 214, 241,133
- Sổ chi tiết TK 211, 214 và thẻ chi tiết TSCĐ HH
1.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Sơ đồ 6.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
TK 241
Kết chuyển Chi phí
TK 142
TK 331
TK 133
Chi phí SCL thuê ngoài
VAT
Trang 31THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ sổ sách ghi nhận các nghiệp vụ kinhtế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, từ số liệu Nhật ký chung ghi vào Sổ cái tàikhoản 211, 214, 241 tùy theo từng nghiệp vụ phát sinh
Trường hợp đơn vị mở sổ Nhật ký đặc biệt thì kế toán cũng căn cứ vàochứng từ để ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt hàng ngày Cuối tháng hoặc định kỳ tổnghợp số liệu trên Nhật ký đặc biệt để ghi vào Sổ Cái tài khoản phù hợp
Tương tự với trường hợp đơn vị mở sổ chi tiết hay thẻ chi tiết thì hàng ngàycăn cứ vào chứng từ ghi nhận theo từng nghiệp vụ phát sinh Cuối tháng hoặc địnhkỳ tổng hợp vào bảng tổng hợp chi tiết
Cuối kỳ, đối chiếu số liệu trên Sổ Cái và trên bảng tổng hợp chi tiết đượctổng hợp từ sổ chi tiết hoặc thẻ chi tiết.Nếu số liệu trùng khớp thì tiến hành lậpBCTC
2 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ Nhật ký đặc biệt
Trang 32kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nộidung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duynhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từkế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký - Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết : Sổ chi tiết TK
2.2.Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
Sơ đồ 6.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ, trước hết xác định tài khoản ghi
Nợ, tài khoản ghi Có đề ghi vào Nhật ký- Sổ Cái
Trường hợp đơn vị lập sổ và thẻ TSCĐ chi tiết thì kế toán căn cứ vào cácchứng từ ghi vào sổ chi tiết ( TK 211, 214 ) hoặc thẻ TSCĐ chi tiết
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
NHẬT KÝ – SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 33Cuối tháng, từ số liệu trên sổ, thẻ chi kế toán chi tiết, kế toán tiến hành tổnghợp vào Bảng tổng hợp chi tiết Sau đó, đối chiếu, kiểm tra số liệu trên bảng tổnghợp với Nhật ký- Sổ Cái Nếu số liệu chính xác và trùng khớp thì tiến hành lậpBCTC.
3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
3.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổkế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
Trang 343.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 6.3 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN
Đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từkế toán kế toán lập Chứng từ ghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổĐăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kếtoán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toánchi tiết có liên quan
Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu trên Sổ Cái và số liệu được tổng hợp trênBảng tổng hợp chi tiết Số liệu trùng khớp thì tiến hành lập Bảng cân đối phát sinh
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợpchứng từ kế toáncùng loại
Sổ, thẻkế toánchi tiết
Bảngtổng hợpchi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 35Đối chiếu số liệu từ Bảng cân đối phát sinh và sổ đăng kí chứng từ ghi sổ.Đồng thời căn cứ vào Sổ Cái, Bảng tổng hợp chi tiết Nếu số liệu trùng khớp, kếtoán tiến hành lập BCTC.Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phátsinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phátsinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi
sổ Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phátsinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinhphải bằng số dư của từng TK trên Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 36CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ HH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DỊCH VỤ DI ĐỘNG THẾ HỆ MỚI NMS
2.1 Khái quát chung về công ty CP dịch vụ di động thế hệ mới NMS
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty : Công ty CP Dịch vụ Di động thế hệ mới NMS
Tên tiếng việt : Công ty CP Dịch vụ Di động thế hệ mới NMS
Tên tiếng anh : Next genneration mobile services joint stock company Tên giao dịch : Next genneration mobile services JSC
Quy mô : Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng
Tổng số nhân viên : 200 nhân viên
Trình độ lao động : tốt nghiệp THPT trở lên
Ngành nghề : Dịch Vụ Viễn thông
Chức năng nhiệm vụ chính của công ty :
+ Công ty CP dịch vụ di động thế hệ mới NMS và trung tâm thông tin diđộng Vietnamobile là hai công ty con của công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HaNoi telecom corporation – HTC )
+ NMS là một công ty lớn trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàngContact Center cho mạng Vietnamobile NMS cũng là công ty cung cấp dịch vụnhạc chuông chờ, dịch vụ nội dung mạng, dịch vụ nhắn tin cho mạng Vietnamobile
Quá trình hình thành và phát triển :