Mục đích của báo cáo thực tập tổng hợp Em muốn nhìn nhận lại một cách tổng quan thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động Marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn n
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH LÁNG HẠ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3
1.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Láng Hạ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam 3
2 Nhiệm vụ 4
2.1 Huy động vốn 4
2.2 Cho vay 4
2.3 Kinh doanh ngoại hối 5
2.4 Kinh doanh dịch vụ 5
2.5 Cân đối điều hòa vốn kinh doanh nội tệ 5
2.6 Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập 5
2.7 Các hình thức đầu tư 5
3 Tổ chức hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 5
3.1 Bộ máy tổ chức 5
3.2 Tổ chức bộ máy quản lý 7
3.2.1 Ban giám đốc 7
3.2.2 Các phòng ban 7
4 Điều kiện nguồn lực 10
4.1 Nguồn nhân lực 10
4.1.1 Cơ cấu lao động 10
4.1.2 Trình độ lao động 11
4.2 Cơ sở vật chất 11
4.3 Nguồn lực tài chính 12
5 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và các sản phẩm - dịch vụ 12
5.1 Dịch vụ tiền gửi 13
5.2 Dịch vụ tín dụng 13
5.3 Dịch vụ thanh toán trong nước 13
5.4 Dịch vụ kinh doanh đối ngoại 13
5.5 Các sản phẩm dịch vụ khác 14
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH LÁNG HẠ NHNo & PTNT TRONG THỜI GIAN QUA 15
1 Khái quát về tình hình thị trường, khách hàng của Ngân hàng 15
1.1 Tình hình thị trường Ngân hàng 15
Trang 21.2 Đối tượng khách hàng của Ngân hàng 17
2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 18
2.1 Tình hình huy động vốn 18
2.2 Tình hình sử dụng vốn 20
2.2.1 Tình hình tổng dư nợ 20
2.2.2 Tình hình nợ xấu 21
2.3 Tình hình kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế 22
2.4 Kết quả hoạt động tài chính 23
PHẦN 3: HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CHI NHÁNH LÁNG HẠ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 24
1 Hoạt động quản trị Marketing của Chi nhánh 24
1.1 Hoạt động thiết lập 24
1.2 Hoạt động thực hiện 25
1.3 Hoạt động kiểm tra, giám sát 26
2 Các hoạt động Marketing hỗn hợp 27
2.1 Hoạt động về sản phẩm - dịch vụ 27
2.2 Hoạt động về giá 28
2.3 Hoạt động phân phối 29
2.4 Hoạt động xúc tiến 31
2.5 Hoạt động về con người 31
2.6 Hoạt động về quy trình cung ứng 33
2.7 Hoạt động về yếu tố vật chất 33
3 Điều kiện thực hiện 34
3.1 Chi tiêu cho Marketing 34
3.2 Bố trí nhân sự 34
4 Kết quả hoạt động marketing và những hạn chế còn tồn tại 34
4.1 Kết quả hoạt động marketing 34
4.1.1 Công tác tiếp cận thị trường, phát triển nguồn vốn và dư nợ 35
4.1.2 Công tác khuếch trương, quảng cáo, tiếp thị 35
4.1.3 Công tác khách hàng 36
4.1.4 Công tác phát triển dịch vụ 36
4.2 Hạn chế 37
KẾT LUẬN 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT 6
Sơ đồ 2: Sơ đồ quá trình thiết lập chiến lược Marketing của NHNo & PTNT Láng Hạ 24
Bảng 1: Cơ cấu lao động của Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ 10
Bảng 2: Trình độ lao động của Chi nhánh Láng Hạ NHNo & PTNT 11
Bảng3: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi nhánh 22
Biểu đồ 1: Tổngnguồn vốn của chi nhánh 18
Biểu đồ 2: Tổng dư nợ của chi nhánh 21
Biểu đồ 3: Nợ xấu của chi nhánh 22
Biểu đồ 4: Tình hình hoạt động tài chính 23
Hình 1: Hệ thống cấp bậc mạng lưới chi nhánh của NHNo & PTNT ……….30
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống Ngân hàng đóng vai trò quan trọng như mạch máu của nền kinh tế,bởi nó là các kênh trung gian huy động vốn và cũng là kênh cung cấp vốn cho nềnkinh tế Sau hơn 20 năm chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thịtrường, hệ thống Ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ và đóng góp to lớn vào sựnghiệp phát triển của đất nước Quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra rất mạnh
mẽ, muốn tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi các Ngân hàng thương mại nước taphải nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn.Một trong những biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh là Marketing Ngânhàng Tuy các chiến lược, chính sách Marketing Ngân hàng đã được các Ngân hàngquan tâm chú trọng đến, nhưng hiện nay hiệu quả của hoạt động này đem lại chưatương xứng với tiềm năng hiện có
Qua thời gian thực tập tổng hợp tại Chi nhánh Láng Hạ Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển Nông thôn, em đã nghiên cứu về thực trạng hoạt động kinhdoanh cũng như hoạt động Marketing của Chi nhánh và có một số cơ sở để hoànthành báo cáo thực tập tổng hợp này
Mục đích của báo cáo thực tập tổng hợp
Em muốn nhìn nhận lại một cách tổng quan thực trạng hoạt động kinh doanh
và hoạt động Marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nóichung cũng như của Chi nhánh Láng Hạ nói riêng trong bối cảnh của thị trườngNgân hàng hiện nay
Phạm vi báo cáo
Báo cáo thực tập tổng hợp tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động kinhdoanh và hoạt động Marketing của Chi nhánh Láng Hạ Ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển Nông thôn từ các số liệu thống kê trong 5 năm gần đây
Phương pháp báo cáo
Phương pháp luận tư duy: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Trang 5Các phương pháp tổng hợp, phân tích, thực chứng, diễn giải, kết hợp với quynạp và diễn dịch.
Phương pháp thu thập thông tin thông qua thông tin thứ cấp từ các cuộcnghiên cứu trước đây và được công bố rộng rãi trên tạp chí và sách chuyên ngành
về Marketing, đặc biệt là Marketing Ngân hàng
Kết cấu của báo cáo
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung báo cáo gồm 3 phần lớn:
Phần 1: Tổng quan về Chi nhánh Láng Hạ Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn
Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Láng Hạ Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trong thời gian qua
Phần 3: Hoạt động Marketing của Chi nhánh Láng Hạ Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn
Trang 6PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH LÁNG HẠ NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Láng Hạ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
Năm 1996, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã có những bướcphát triển mới, cùng với các ngân hàng thương mại quốc doanh khác, hệ thốngNgân hàng Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ đáp ứng yêu cầu cung cấp vốn chonền kinh tế mọi miền đất nước mà đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
và nông dân
Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền đổi tiên Ngân hàngNông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ViệtNam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90
Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một Ngân hàng thương mại, Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đã thể hiện định hướng chiếnlược có ý nghĩa quan trọng trong những tháng cuối năm 1996 là: Củng cố và giữvững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và từng bước giữ vững thị phần tại thịtrường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng, hiện đại hóa công nghiệ ngân hàng,thúc đẩy nền kinh tế đất nước
Từ thực tiễn trên, cùng với việc ra đời cả một số chi nhanh Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển Nông thôn (NHNo & PTNT) tại các thành phố lớn, khu đô thị
và trung tâm kinh tế mọi miền đất nước trong giai đoạn 1996 – 1997 Ngày1/8/1996 tại Quyết định số 334/QĐ-NHNo-02 của Tổng giám đốc NHNo & PTNTViệt Nam, Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ được thành lập và chính thức đi vàohoạt động từ 17/3/1997 có trụ sở đặt tại 44 Láng Hạ (nay là 24 Láng Hạ - QuậnĐống Đa – Hà Nội)
Đây là Ngân hàng cấp I, loại 2 trực thuộc trung tâm điều hành NHNo &
Trang 7NHNo & PTNT Việt Nam cũng như trong mạng lưới ngân hàng trên địa bàn HàNội Mặc dù ngay từ khi mới bước vào hoạt động đã vấp phải cuộc khủng hoảng tàichính tiền tệ châu Á (tháng 7/1997) với nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt là trong lĩnhvực tài chính ngân hàng, nhưng Chi nhánh Láng Hạ vẫn có những bước phát triểnđáng kể trên hầu hết tất cả các mặt, cả về nhân sự lẫn chất lượng knih doanh vàđang phấn đấu trở thành đơn vị hoạt động có hiẹu quả nhất trong toàn hệ thống.
2 Nhiệm vụ
Theo quy chế tổ chức và hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam ban hànhtheo quy định số 169/QĐ-02 (ngày 07/09/2000) của Hội đồng quản trị NHNo &PTNT Việt Nam, Chi nhánh Láng Hạ là chi nhánh NHNo & PTNT cấp I
Căn cứ theo quy định này, nhiệm vụ của Chi nhánh Láng Hạ được ghi rõtrong chương 2 điều 9 như sau:
2.1 Huy động vốn
Khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửithanh toán của tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế nước ngoài bằng đồngViệt nam và ngoại tệ
Phát hành chứng chỉ tièn gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các hìnhthức huy động vốn khác theo quy định của NHNo
Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, Chínhquyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quyđịnh của NHNo
Được phép vay vốn của các tổ chức tín dụng trong nước khi Tổng giámđốc NHNo cho phép
2.2 Cho vay
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đốivới các tổ chức kinh tế, các cá nhân và gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế
Trang 82.3 Kinh doanh ngoại hối
Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụkhác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân HàngNhà Nước (NHNN) và NHNo & PTNT Việt Nam
2.4 Kinh doanh dịch vụ
Thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động (ATM); dịch vụthẻ tín dụng; thẻ thanh toán; két sắt, nhận cất giữ tài sản quý; chiết khấu các loạigiấy tờ có giá; nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tín dụng, tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước; các dịch vụ khác được NHNo & PTNT Việt Nam cho phép
2.5 Cân đối điều hòa vốn kinh doanh nội tệ
Cân đối điều hòa vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh NHNo &PTNT trực thuộc trên địa bàn
2.6 Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập
Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định củaNHNo & PTNT
2.7 Các hình thức đầu tư
Thực hiện đầu tư dưới các hình thức: hùn vốn kinh doanh, mua cổ phần vàcác hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi đượcNHNo & PTNT cho phép
3 Tổ chức hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Trang 93.2.2 Các phòng ban
a Phòng nhân sự
Phòng bao gồm 07 người, trong đó có 01 Trưởng phòng Phòng có nhiệm vụthực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tậptrong và ngoài nước; tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được đàotạo; trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ tại Chi nhánh; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khenthưởng cán bộ, nhân viên của Chi nhánh
b Phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ
Phòng bao gồm 07 người, trong đó có 01 Trưởng phòng Phòng có nhiệm vụthực hiện sơ kế và tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm; tổ chứcgiao ban hàng tháng với các kiểm tra viên Chi nhánh Ngân hàng cấp 2; tổng hợp vàbáo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại, thiếu sótcủa Chi nhánh, đơn vị mình
c Phòng kế toán – ngân quỹ
Phòng bao gồm 33 người, trong đó có 01 Trưởng phòng, 03 Phó phòng.Phòng có nhiệm vụ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quyđịnh của NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam; xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính,quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương tại Chi nhánh Láng Hạ, Chinhánh cấp 2 và các Phòng giao dịch trực thuộc trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp
Trang 10trên phê duyệt; quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo
& PTNT trên địa bàn; tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyếttoán và các báo cáo theo quy định; thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nướctheo luật định; thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước; thấp hành quy định về antoàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định; quản lý, sử dụng các thiết bịthông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo &PTNT Việt Nam; chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề
e Phòng tin học
Phòng bao gồm 07 người, trong đó có 01 Trưởng phòng Phòng có nhiệm vụtổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của Chinhánh; quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị Tin học
f Phòng tín dụng
Phòng bao gồm 21 người, trong đó có 01 Trưởng phòng, 02 Phó phòng.Phòng có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loạikhách hàng và đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng; phân tíchkinh tế theo ngành nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp chovay an toàn và đạt hiệu quả cao; thẩm định và đề xuất cho vay các đề án tín dụngtheo phân cấp ủy quyền, thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấptrên theo phân cấp ủy quyền; tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộcnguồn vốn trong nước và nước ngoài; trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn củaChính phủ, Bộ, Ngành khác và tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước;thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá han, tìm nguyên nhân và hướng khắc
Trang 11phục, giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dung của các Chi nhánh trựcthuộc trên địa bàn, tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên để theo quy định.
g Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp
Phòng bao gồm 16 người, trong đó có 01 Trưởng phòng, 02 Phó phòng.Phòng có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huyđộng vốn tại địa phương; xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dàihạn theo định hướng kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ; tổng hợpkinh doanh quý, năm, dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết
h Phòng thẩm định
Phòng bao gồm 09 người, trong đó có 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng.Phòng có nhiệm vụ thu thập, quản lý và cung cấp những thông tin phục vụ cho thẩmđịnh và phòng ngừa rủi ro tín dụng; thẩm định các khoản vay cho Giám đốc Chinhánh cấp dưới, thẩm định các khoản cho vay vượt quyền phán quyết của Giám đốcChi nhánh cấp I, lập hồ sơ trình Tổng Giám đốc; tổ chức kiểm tra công tác thẩmđịnh của Chi nhánh, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định
i Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
Phòng bao gồm 15 người, trong đó có 01 Trưởng phòng, 02 Phó phòng.Phòng có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế trực tiếp, mua bán,chuyển đổi ngoại tệ theo quy định; thực hiện thanh toán quốc tế thông qua mạngSWIFT của NHNo & PTNT Việt Nam; thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnhngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế
j Phòng dịch vụ và marketing
Phòng bao gồm 20 người, trong đó có 01 Trưởng phòng, 03 Phó phòng.Phòng có nhiệm vụ thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ thẻ theo quy định củaNHNo & PTNT Việt Nam, tham mưu cho Giám đóc Chi nhánh phát triển mạnglưới và chủ thẻ; giải đáp thắc mắc của khách hàng, giải quyết các tranh chấp, khiếunại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ Đồng thời, phòng còn thựchiện xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện hoạt động Marketing màNHNo & PTNT Việt Nam giao, lập chương trình Marketing của Chi nhánh
Trang 12k Các Chi nhánh cấp 2 và Phòng giao dịch
Các Chi nhánh cấp 2 và Phòng giao dịch thực hiện các nhiệm vụ sau:
Về hoạt động huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức,
cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi
có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam
và ngoại tệ theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam; Các hình thức huy độngvốn khác theo quy định của NHNo &PTNT Việt Nam và Chi nhánh NHNo &PTNT Láng Hạ
Về hoạt động cho vay: Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốncho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức cá nhân và hộ gia đìnhthuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền
4 Điều kiện nguồn lực
4.1 Nguồn nhân lực
4.1.1 Cơ cấu lao động
Bảng 1: Cơ cấu lao động của Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ
Sốlượng
Tỷtrọng(%)
Sốlượng
Tỷtrọng(%)
Sốlượng
Tỷtrọng(%)
(Nguồn: Phòng nhân sự Chi nhánh Láng Hạ NHNo & PTNT)
Qua Bảng Cơ cấu lao động, ta thấy rõ số lao động của Ngân hàng không
ngừng tăng lên qua các năm Điều này chứng tỏ rằng dựa vào lợi thế của một Chinhánh Ngân hàng cấp I lớn mạnh, quy mô nguồn nhân lực của Chi nhánh Láng HạNHNo & PTNT đã không ngừng được mở rộng để đáp ứng yêu cầu của hoạt độngkinh doanh
Trang 134.1.2 Trình độ lao động
Bảng thống kê Trình độ lao động của Chi nhánh Láng Hạ NHNo & PTNT
cho chúng ta thấy trình độ lao động của Ngân hàng
Bảng 2: Trình độ lao động của Chi nhánh Láng Hạ NHNo & PTNT
Sốlượng
Tỷtrọng(%)
Sốlượng
Tỷtrọng(%)
Sốlượng
Tỷtrọng(%)
(Nguồn: Phòng nhân sự Chi nhánh Láng Hạ NHNo & PTNT)
Bảng thống kê Trình độ lao động của Chi nhánh Láng Hạ NHNo & PTNT
cho thấy trình độ củangười lao động tại Ngân hàng đang được cải thiện đáng kể Sốlượng người lao động có trình độ cao học và đại học đang tăng lên Đây là một tínhiệu đáng mừng cho Chi nhánh
4.2 Cơ sở vật chất
Chi nhánh được đặt tại tòa nhà 8 tầng, diện tích mặt bằng rộng 430m2.Ngoài ra, với đặc thù kinh doanh các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, trang thiết bịcủa chi nhánh phục vụ chủ yếu cho công tác thông tin giữa chi nhánh với toàn bộ hệthống Ngân hàng Nhà nước, NHNo & PTNT Việt Nam, các phòng ban trực thuộcchi nhánh, chi nhánh sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu tập trung, mọi thông tinkhách hàng đều được quản lý trên máy chủ, sự đảm bảo thông suốt và tính bảo mậtcao của nó sẽ giúp cho công tác quản lý được thuận lợi
Trong nội bộ Chi nhánh có tổng số 150 máy vi tính công nghệ cao giúpcho việc điều hành và quan hệ chặt chẽ giữa bộ máy quản lý với các phòng ban vàgiữa các phòng ban với nhau Tiến tới hiện đại hóa Ngân hàng, Chi nhánh có nhiềukênh để cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng của mình như hệ thống máy
Trang 14giao dịch tự động (ATM), Internet banking, Home banking…Nhưng không thểthiếu một kênh rất quan trọng nữa đó là giao dịch trực tiếp với khách hàng Phân hệBDS (Branch Delivery System) là một chương trình phục vụ cho giao dịch viên tiếnhành giao dịch trực tiếp với khách hàng và một số nghiệp vụ khác của chinhánh.Với chương trình BDS mà chi nhánh đang áp dụng thì mọi giao dịch của tất
cả các khách hàng trên toàn quốc sẽ được truyền trực tuyến về một máy tính lớn đặttại Hội sở chính Các giao dịch của giao dịch viên với khách hnàg như gửi tiền, rúttiền, phát tiền vay, thu nợ,gửi tiền…sẽ thông qua chương trình BDS để truyền vềHội sở chính Tại đó, máy trung tâm sẽ xử lý các giao dịch và thông báo kết quả xử
lý cho giao dịch viên Như vậy, có thể nói Chi nhánh Láng Hạ có điều kiện cơ sởvật chất khá tốt
4.3 Nguồn lực tài chính
NHNo & PTNT là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản Đếntháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của NHNo & PTNT vẫn được khẳng định với trênnhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000
tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới,phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%
Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn và biến động, nhưng NHNo & PTNTLáng Hạ vẫn giữ được kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt: Tổng nguồn vốn đạt9.094 tỷ đồng, Tổng dư nợ đạt 2.172 tỷ đồng, Nợ xấu nằm trong chỉ tiêu cho phépcủa NHNo & PTNT Việt Nam 1,9%, Lợi nhuận trước thuế đạt 109 nghìn tỷ đồng.Điều này thể hiện nguồn lực dồi dào của NHNo & PTNT Láng Hạ
5 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và các sản phẩm - dịch vụ
Là một bộ phận nhỏ của NHNo & PTNT và Ngân hàng thương mại có uytín, Chi nhánh Láng Hạ NHNo & PTNT có truyền thống trong hoạt động kinhdoanh tài chính – tiền tệ Trong lĩnh vực này, các sản phẩm – dịch vụ được Chinhánh Ngân hàng cung cấp bao gồm:
Trang 15 Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế
Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tưcác dự án trong nước và quốc tế
Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanhnghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực
Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đốivới cán bộ, CNV và các đối tượng khác
5.3 Dịch vụ thanh toán trong nước
Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR) chocác cá nhân và tổ chức kinh tế
Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước
Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án Thu, chi hộ đơn vị
Chi trả lương qua tài khoản…
5.4 Dịch vụ kinh doanh đối ngoại
Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờthu (D/A,DP,CAD), chuyển tiền (TTR)
Mua bán ngoại tệ, Thanh toán phi thương mại
Chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuấtkhẩu
Thanh toán, chuyển tiền biên giới
Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế
Thu đổi ngoại tệ
Trang 16 Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa SUCCESS và quốc
tế VISA, MASTER CARD
Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác
Trang 17PHẦN 2:
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH LÁNG HẠ
NHNo & PTNT TRONG THỜI GIAN QUA
1 Khái quát về tình hình thị trường, khách hàng của Ngân hàng
Khi hoạt động của ngành tài chính - ngân hàng trong giai đoạn bứt phá, cácngân hàng thường có tốc độ tăng trưởng rất cao và thường xuyên tăng vốn điều lệ.Kết thúc năm 2005, bình quân các ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăngkhoảng 48% - 50% so với cuối năm 2004, gấp 2,5 lần tốc độ tăng chung của toànngành ngân hàng Việt Nam và gấp 5-6 lần tốc độ tăng trung bình của thế giới Ngânhàng Thương mại Cổ phần Quốc tế - VIB có tốc độ tăng cao nhất, đạt tổng tài sản là8.978,2 tỷ đồng, tăng 117,9% so với cuối năm 2004 Tiếp đến là Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank, đạt tốc độ trên 63%; Ngân hàngThương mại Cổ phần Phương Đông - OCB, tăng 58,9%; Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Á châu - ACB tăng 56,2%; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanhnghiệp ngoài quốc doanh - VP Bank tăng 55,0%, so với cuối năm 2004 Trong 8tháng đầu năm 2006, khối ngân hàng thương mại cổ phần cũng tiếp tục có tốc độtăng cao, bình quân đạt 35% - 40% so với cuối năm 2005
Trang 18Cùng với việc tăng thêm vốn điều lệ, các ngân hàng còn đua nhau mở Chinhánh, Phòng giao dịch để nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần Việc mở rộng mạnglưới hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn 2006 - 2007 đã khiến thị trường laođộng ngành tài chính rơi vào tình trạng khủng hoảng
Tuy vậy, cơ cấu ngành ngân hàng không đồng đều Hệ thống ngân hàngnông thôn trên cả nước gần như không còn tồn tại Số liệu không chính thức chothấy hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả miền Đông Nam bộ chỉ còn mộtngân hàng cổ phần nông thôn hoạt động cầm chừng Trên thực tế, các ngân hàngnông thôn trước đây, tuy danh nghĩa là ngân hàng nông thôn nhưng chẳng nhữngkhông tập trung nỗ lực mở rộng tín dụng cho nông dân mà dần dần có xu hướng đôthị hóa, tham gia tích cực vào các hoạt động cho vay thương mại cùng các hoạtđộng kinh doanh chứng khoán và đầu cơ bất động sản Trong khi đó, tín dụng nôngnghiệp và nông thôn được giao gần hết cho mạng lưới Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn
Một năm trở lại đây, do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, cácngân hàng đã có tốc độ tăng trưởng thấp hơn Khoảng 25% các ngân hàng xếp hạngcuối gặp khó khăn và hạn chế trong hoạt động kinh doanh, hầu hết đang trong tìnhtrạng thiếu vốn và khó có thể trụ vững Ngành ngân hàng trong năm 2008 phải đốimặt với tỷ lệ lạm phát tăng cao (24%) do đó việc thắt chặt tiền tệ đã gây khó khănkhông nhỏ cho ngân hàng Thứ nhất, họ phải tăng lãi suất huy động vốn vì thế phảităng lãi suất cho vay Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn,làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng Thứ hai, do lãi suất cao nên khảnăng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản
nợ xấu gia tăng, làm tăng khả năng rủi ro của các ngân hàng Thứ ba, các ngân hàngtrở nên dè dặt trong việc cho vay vốn, tiền không được mang ra sử dụng lưu thôngtrở thành những khoản tiền vô ích, làm tăng chí phí cho ngân hàng
Ngoài ra, sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng cũng đang trở nên gay gắt.Đầu tiên là sự cạnh tranh các ngân hàng lớn trong nước và các ngân hàng nướcngoài Càng ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam Lợi thế của
họ là có nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý HSBC là ngân hàng nước ngoài
Trang 19tích cực nhất hiện nay HSBC vừa được Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phépthành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam Việc thành lập ngânhàng con sẽ cho phép HSBC mở rộng mạng lưới phân phối rộng hơn, tới các kháchhàng hiện tại cũng như khách hàng mới HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầutiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước sau khi nâng
cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 14,4% lên 20% Điều này cho phép HSBC mởrộng sức ảnh hưởng và gia tăng tầm hoạt động của mình Sức ép cạnh tranh ngàycàng gia tăng đối với các ngân hàng nội
Cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước là hiển nhiên Các ngân hàngtrong nước không những cạnh tranh về lãi suất, chất lượng dịch vụ mà còn cạnhtranh về vị trí địa lý và công nghệ Nhưng cạnh tranh giữa các ngân hàng trongnước hiện nay có xu thế mới đó là việc hợp tác giữa các ngân hàng Việc rõ ràngnhất là liên minh trong lĩnh vực thẻ ATM Cầm thẻ ATM của ngân hàngTechcombank nhưng khi đến trạm rút tiền của ngân hàng Vietcombank, chúng tavẫn có thể rút tiền được Điều này làm gia tăng tầm hoạt động, khả năng cạnh tranh,sức thu hút khách hàng hơn là những ngân hàng không nằm trong liên minh
Do khủng hoảng kinh tế, một số ngân hàng nhỏ trong nước đang phải đốimặt với các khó khăn trong hoạt động kinh doanh Vì vậy, xu thế mới trong thờigian tới của các ngân hàng nhỏ trong nước là tiến hành sáp nhập, các ngân hàng nhỏyếu phải tìm đến ngân hàng lớn hơn để hợp tác cùng có lợi Trong khi đó, các ngânhàng nước ngoài có xu hướng tăng lên và mở rộng quy mô hoạt động hơn nữa Điềunày làm cho cuộc cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gay gắt hơn
1.2 Đối tượng khách hàng của Ngân hàng
Khách hàng luôn là đối tượng trung tâm mà mọi hoạt động của Chi nhánhđều hướng tới để thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất (trong tương quan so sánhgiữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận) Chi nhánh đã xác định được đối tượng kháchhàng khá rõ ràng, phân loại theo từng loại thị trường khác nhau:
Thị trường thẻ ATM: học sinh, sinh viên, CBCNVC Nhà nước và cán
bộ về hưu (thực hiện trả lương qua tài khoản)
Trang 20 Thị trường huy động vốn: những cá nhân có mức lương khá trở lên, tuổi
từ 25-50 tuổi, thu nhập từ 5 triệu trở lên
Thị trường thanh toán quốc tế: các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanhxuất nhập khẩu
Thị trường tín dụng: các cá nhân, hộ gia đình (đặc biệt là nông dân hoặcsản xuất nông nghiệp), các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp lớn(đặc biệt là các công ty thuộc tổng công ty 90, 91 cũ)
2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
2.1 Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động vốn luôn là một hoạt động quan trọng của bất cứ ngânhàng thương mại nào Nó cung cấp nguồn cho hoạt động tín dụng và là một hoạtđộng không thể thiếu để ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính củamình Một nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp, khả năng huy độngvốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và nâng cao hoạt động kinh doanh củangân hàng
Trang 21Biểu đồ sau sẽ cho ta biết sơ lược về tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Láng Hạ.
Biểu đồ 1: Tổng nguồn vốn của Chi nhánh
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh từ năm 2004-2008)
Qua Biểu đồ 1, ta thấy tổng nguồn vốn năm 2005 đạt 4023 tỷ đồng, giảm
446 tỷ đồng và đạt 90% so với năm 2004 Có thể nêu ra một số nguyên nhân chủyếu khiến nguồn vốn giảm như sau:
Nhu cầu sử dụng vốn của một số đơn vị kinh tế có nguồn tiền gửi thanhtoán lớn đặc biệt là ngoại tệ khiến cho giảm nguồn tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm so với năm 2004 (từ 776 tỷđồng xuống 88 tỷ đồng) theo tinh thần chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam
Lãi suất huy động của một số Ngân hàng khác hệ thống cao hơn nhất làcác tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh
Đơn vị: Tỷ đồng