Kiểm tra đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lí. Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin liên hệ ngược giúp người học điều chỉnh hoạt động học. Về giáo dưỡng chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ khuyết. Về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế. Về mặt giáo dục học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, cũng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thứcc tự giác, khắc phụ tính chủ quan tự mãn. Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên những thông tin liên hệ ngược ngoài giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy. Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Trang 1TẬP LÀM VĂN: BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 4
( viết ở nhà)
Đề bài 1: Vào ngày chủ nhật được nghỉ, em được mẹ cho đi chợ cùng Em hãy tả lại
quang cảnh phiên chợ đó
……….Hết………
Đáp án:
1) Mở bài: ( 2điểm)
_ Giới thiệu lí do có mặt tại chợ ( cùng mẹ đi mua sắm)
- Giới thiệu không khí quang cảnh chung của phiên chợ
2) Thân bài: ( 6 điểm)
* Cảnh ngoài cổng chợ
- Âm thanh, không khí chợ
- Dòng người vào ra: nét mặt, cử chỉ
* Cảnh mua bán trong chợ
Trang 2- Quang cảnh chợ lúc ra về: nhiều người trở ra với những túi hàng trên tay, nét mặt hồ hởi, phấn khởi
- Cảm nghĩ của em về phiên chợ đó
Biểu điểm:
- Trình bày đầy đủ các ý, diễn đạt tốt, bài viết sạch đẹp: 10 điểm
- Trình bày thiếu một vài ý hoặc đủ ý mà diễn đạt chưa trôi chảy lắm: 7→ 8 điểm
- Trình bày thiếu ý, diễn đạt còn lủng củng, chưa sắp xếp ý, còn lỗi: : 5→ 6 điểm
- Bài làm sơ sài, chữ viết xấu, cẩu thả, còn lỗi nhiều: : 4→ 1 điểm
Trang 3
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 4
( viết ở nhà)
Đề bài 2: Tả quang cảnh ngôi nhà em trong ngày Tết.
Đáp án:
1 Mở bài: Giới thiệu chung quang cảnh ngôi nhà trong những ngày Tết
2 Thân bài: Tả theo trình tự ngoài vào trong, xa đến gần
- Cảnh sắc chung về ngôi nhà: màu sơn, vôi, sân, vườn, vườn hoa, cây đào
- Quang cảnh phòng khách trong những ngày Tết:
+ Cách bài trí ở phòng khách: màu sắc tường, nền nhà
+ Bàn ghế, ấm chén, lọ hoa, cành đào
+ Không khí ngôi nhà trong những ngày Tết: vui vẻ, ấm cúng
3 Kết bài: Cảm nghĩ của em về không khí những ngày Tết ở gia đình
Biểu điểm:
- Trình bày đầy đủ các ý, diễn đạt tốt, bài viết sạch đẹp: 10 điểm
- Trình bày thiếu một vài ý hoặc đủ ý mà diễn đạt chưa trôi chảy lắm: 7→ 8 điểm
Trang 4TẬP LÀM VĂN : BÀI VIẾT VĂN SỐ 5
VĂN TẢ NGƯỜI
Đề bài 1:
Em hãy tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
Đáp án:
1 Mở bài: Giới thiệu người mà em yêu quý nhất (có thể là mẹ em)
2 Thân bài:
- Một vài nét về hình dáng bên ngoài của mẹ (nếu bài tả mẹ): mẹ dong dỏng cao, hơi gầy, nước da ngăm ngăm, môi hình trái tim rất đẹp, đôi mắt hiền từ, giọng nói dịu dàng…
- Những việc mẹ đã làm cho gia đình, cho mỗi người, cho em…
+ Chăm sóc hàng ngày: ăn, ngủ, mặc…
+ Nhắc nhở học hành
+ Tâm tình, vui buồn, chia sẻ
- Mẹ luôn nhường nhịn, hy sinh vì người khác
- Đáng nhớ nhất là những buổi tối thứ bảy, sau bữa cơm cuối tuần, cả nhà quây quần trò chuyện vui vẻ Mẹ ôm em vào lòng, kể chuyện cho em nghe, đưa em vào giấc ngủ thần tiên đó là những giây phút hạnh phúc
3 Kết bài: Cảm nghĩ của em về mẹ thân yêu
Trang 5Biểu điểm:
- Trình bày đầy đủ các ý, diễn đạt tốt, bài viết sạch đẹp: 10 điểm
- Trình bày thiếu một vài ý hoặc đủ ý mà diễn đạt chưa trôi chảy lắm: 7→ 8 điểm
- Trình bày thiếu ý, diễn đạt còn lủng củng, chưa sắp xếp ý, còn lỗi: : 5→ 6 điểm
- Bài làm sơ sài, chữ viết xấu, cẩu thả, còn lỗi nhiều: : 4→ 1 điểm
Trang 6TẬP LÀM VĂN : BÀI VIẾT VĂN SỐ 5
VĂN TẢ NGƯỜI
Đề bài 2:
Em đã có dịp nhìn thấy người nông dân đang cày ruộng Hãy tái hiện lại hình ảnh đó.
……… Hết………
Đáp án:
+ Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh gặp bác nông dân đang cày ruộng.
+ Thân bài: * Miêu tả về ngoại hình:
- Hình dáng: khoẻ khoắn
- Trang phục (đội nón, mặc quần áo lao động)
- Cánh tay rắn chắc: các cơ bắp
- Nước da bánh mật sạm nắng
- Những giọt mồ hôi trên khuôn mặt
* Miêu tả về cử chỉ, hành động trong công việc cày ruộng
- Cánh tay rắn chắc cầm cày, một tay cầm lấy roi và thừng để điều khiển trâu
- Con trâu ngoan ngoãn kéo cày theo lời chủ, cái đuôi cứ vắt qua vắt lại, hai tai vẫy vẫy
- Tiếng đất đổ rào rào, đường cày thẳng tắp, những thớ đất lần lượt được lật lên
- Người và vật làm việc hăng say quên cả mệt nhọc
Trang 7+ Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về bác nông dân và công việc lao động của bác
Biểu điểm:
- Trình bày đầy đủ các ý, diễn đạt tốt, bài viết sạch đẹp: 10 điểm
- Trình bày thiếu một vài ý hoặc đủ ý mà diễn đạt chưa trôi chảy lắm: 7→ 8 điểm
- Trình bày thiếu ý, diễn đạt còn lủng củng, chưa sắp xếp ý, còn lỗi: : 5→ 6 điểm
- Bài làm sơ sài, chữ viết xấu, cẩu thả, còn lỗi nhiều: : 4→ 1 điểm
Trang 8TẬP LÀM VĂN : BÀI VIẾT VĂN SỐ 6
Đề bài 1:
Em đó từng mơ ước được gặp ông tiên trong những truyện cổ dân gian Hãy miêu tả lại hình ảnh tiên ông đó theo trí tưởng tượng của mình ?
Hết
Đáp án:
+ Mở bài: * Giới thiệu chung:
- Em rất thích cổ tích vì cổ tích rất hay, có nhiều nhân vật hấp dẫn Trong truyện, Tiên ông thường xuất hiện để cứu giúp người hiền lành, lương thiện qua những cơn khốn khó, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ
+ Thân bài: Tả tiên ông :
- Ngoại hình :
+ Tiên ông xuất hiện trong ánh hào quang và hương thơm
+ Là một cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt phúc hậu, tay chống cây gậy
+ Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp
- Phấm chất :
+ Thương yêu giúp đỡ người nghèo khổ
+ Căm ghét, trừng trị kẻ xấu xa, độc ác
- Tài năng :
Trang 9+ Có phép thần thông biến hóa Đi mây về gió, thoắt ẩn, thoắt hiện
+ Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Nhân vật tiên ông trong tuyện cổ tích đại diện cho công lí của nhân dân, luôn bênh vực, giúp đỡ người hiền, trừng trị kẻ ác
- Hình ảnh đẹp đẽ của Tiên ông trở nên gần gũi, quen thuộc, in đậm trong trí nhớ của
em
Biểu điểm:
- Trình bày đầy đủ các ý, diễn đạt tốt, bài viết sạch đẹp: 10 điểm
- Trình bày thiếu một vài ý hoặc đủ ý mà diễn đạt chưa trôi chảy lắm: 7→ 8 điểm
- Trình bày thiếu ý, diễn đạt còn lủng củng, chưa sắp xếp ý, còn lỗi: : 5→ 6 điểm
- Bài làm sơ sài, chữ viết xấu, cẩu thả, còn lỗi nhiều: : 4→ 1 điểm
Trang 10
BÀI VIẾT VĂN SỐ 6
Đề bài 2:
Hãy tưởng tượng về những đổi mới của quê hương em sau hai mươi năm và miêu tả lại?
Hết
Đáp án:
+ Mở bài: * Giới thiệu chung về quê hương.
+ Thân bài: Miêu tả chi tiết
- Tả quang cảnh làng quê hiện tại về cơ sở vật chất, đời sống tinh thần của người dân.
- Những đổi mới của quê hương sau hai mươi năm
+ Về cơ sở vật chất: Đường nhựa được mở rộng và trải khắp làng quê, ngõ xóm những ngôi nhà mới được xây dựng, cuộc sống của người dân no đủ hơn,
+ Đời sống tinh thần: có nhiều phương tiện thông tin giải trí hiện đại, nhiều địa điểm vui chơi,
+ Kết bài: * Cảm nghĩ của em về quê hương trong tương lai.
Biểu điểm:
- Trình bày đầy đủ các ý, diễn đạt tốt, bài viết sạch đẹp: 10 điểm
- Trình bày thiếu một vài ý hoặc đủ ý mà diễn đạt chưa trôi chảy lắm: 7→ 8 điểm
- Trình bày thiếu ý, diễn đạt còn lủng củng, chưa sắp xếp ý, còn lỗi: : 5→ 6 điểm
- Bài làm sơ sài, chữ viết xấu, cẩu thả, còn lỗi nhiều: : 4→ 1 điểm
Trang 11KIỂM TRA 45 PHÚT TIẾNG VIỆT
Đề 1
Đề ra:
Câu 1/ Hãy phân tích các thành phần câu trong các câu sau :
a/ Dùng cây bút thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo trong vùng
b/ Một hôm, nắng to , người vợ vào rừng hái củi cho chủ
c/ Vợ chồng gặp nhau , mừng mừng tủi tủi
d/ Lan , Hoa , Huệ gặp nhau tại cổng trường như đã hẹn
Câu 2/ Hãy đặt 2 câu trần thuật đơn có từ là trong đó có một câu có vị ngữ có cấu tạo
từ một cụm tính từ
Câu 3/ Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn 10-12 dùng trong đó có sử dụng các phép tu
từ so sánh , hoán dụ
Đáp án, biểu điểm:
Câu 1/ Hãy phân tích các thành phần câu trong các câu sau (4 điểm)
Đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Trang 12C V1 V2
d/ Lan , Hoa , Huệ / gặp nhau tại cổng trường như đã hẹn
C1 C2 C3 V
Câu 2/ (1 điểm)Học sinh đặt đúng theo yêu cầu đúng mỗi câu được 1 điểm
Câu 3/ Viết đúng hình thức một đoạn văn, nội dung theo yêu cầu của đề, dùng các phép
tu từ hợp lí( 4 điểm )
Trang 13KIỂM TRA 45 PHÚT TIẾNG VIỆT
Đề 2
Câu 1: So sánh là gì? Lấy 2 ví dụ? Phân tích cấu tạo của phép so sánh đó.
Câu 2: Hãy viết một đoạn văn miêu tả khoảng 4- 5 câu với nội dung tự chọn trong đó có
dùng phép nhân hóa
Câu 3: Tìm hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ sau và cho biết nó thuộc kiểu ẩn dụ nào?
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên Lăng Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
Câu 4: Đặt 4 câu đơn hai thành phần trong đó có 2 câu có chủ ngữ trả lời cho câu hỏi “
ai”, " cái gì" Hai câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi “làm gì”, " như thế nào" ?
……….Hết………
ĐÁP ÁN Câu 1: ( 3 điểm)
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét nghĩa tương đồng
để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.( 1 đ)
Trang 14Yêu cầu viết đúng hình thức của một đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng phép nhân hóa
Câu 3: ( 2 đ)
- Hình ảnh ẩn dụ là Mặt Trời trong câu thơ thứ 2 ( 1 đ)
- Tác giả dùng phép ẩn dụ phẩm chất ( 1 đ)
Câu 4: ( 2 đ) Đặt đúng mỗi câu được 0,5 đ