1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khâu trung gian trong sự phát triển xã hội và ý nghĩa phương pháp luận của nó đối với quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam

27 389 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 781,36 KB

Nội dung

Trang 1

tpg 2) BO GIAO DUC VA DAO TAO HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH

TRUONG NGOC NAM

KHAU TRUNG GIAN TRONG SU PHAT TRIEN XÃ HỘI VÀ Ý NGHIA PHUONG PHAP LUẬN CUA NO DOI VOI

QUÁ TRÌNH ĐỔI MỨI KINH TẾ Ứ VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 2

Cong trình được hoàn thành

tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dân khoa học: GS.TS Lê Hữu Nghĩa

Phản biện I: GS.TS Nguyễn Trọng Chuan

Viện Triết học

Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Hữu Vui

Đại học KHXH và NV quốc gia Phản biện 3: TS Đạng Hữu Toàn

Tạp chí Triết học

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà

nước, họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội

trường số 7A

Vào hồi 8 giờ 00, ngày 18 tháng 7 năm 2000

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia

và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đẻ tài

Công cuộc đổi mới do Đảng tà khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được

những thành tựu rất quan trọng Một trons những thành tựu đó là sự đối

mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở nước ta, Đi lên CNXH từ một nước còn lạc hậu xẻ kinh tế tất yếu phải thực

hiện sự gu độ gián tiếp Để thực hiện sự quá độ gián tiếp đó, đồi hỏi

chúng ta phải tìm tòi và sử dụng đúng đẫn những hình thức kinh tế trung gian, ñm ra những "chiếc cầu nhỏ” xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước

để tiên lên CNXH Do dó cần thiết phai tim hiệu nghiên cứu những khảu trung gian trong sự phát triển xã hội với tính cách là cơ sở lý luận cho việc xây dựng và phát triển nên kinh tế quá độ Nhưng, như Lênin đã nói đó

cũng là vấn để hết sức khó khăn và phức tạp

Trong những năm vừa quá nhiều nhà khoa học thông quá nhiều để tài, chương trình khoa học khác nhau đã tập trung nghiên cứu vấn để trên

và đã đạt được những kết quả nhất định Việc vận dụng những kết quả nghiên cứu đó vào thực tiễn đã góp phần làm cho nên kinh tế có bước phát triển mới, chính trị được ổn định đời sống xã hội từng bước được vải

thiện đất nước đã ra khỏi cuộc khủng hoàng kinh tế - xã hội và bước vào giải doạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tuy nhiên, Không phải mọi vấn để có liên quan tới việc nắm vững và

sư dụng những hình thức trung gian trong quá trình đối mới kinh tế hiện

nay đều đã được giải quyết Đó cũng chính là nhiệm vu trong tam cua công tắc lý luận hiện nay Thực tiễn công cuộc đổi mới - nhất là đổi mới

Trang 4

mới kinh tế ở nước ta vẫn là một đòi hỏi bức thiết cả từ phương điện lý

luận lẫn phương điện thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gân đây đã có một số công trình nghiên cứu trong

và ngoài nước đã đề cáp tới một số khía cạnh của vấn để trên Chẳng hạn:

"Vấn đề nhảy vọi và khâu trung gian trong qui luật chuyển hóa về số lượng và chất lượngvà ngược lại" của Giáo sư Hồ Văn Thông (tạp chí Triết học số 4/1980); "Lịch sử và lôgíc" của Giáo sự Lê Hữu Nghĩa (Nxb SGK Mác- Lênin, H, 1987); "Vai trò của khâu trung gian trong bước quá độ lên chủ nghĩa xế hội ở nước ta" của Giáo sư Nguyễn Ngọc Long (tạp chí Cộng sản số 6/1980); "Các hình thúc kính tế quá độ" của Hồng Giao (Nxb ST, H,

1987); V.E Kzlôpxki (Liên Xô): Pháp biện chứng của sự quá độ từ chú

nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, A Lãu-bì-nm (Liên Xô): Tính tất yếu

và những kiểu của các hình thức quá độ Những công trình trên ít nhiều

đề cập đến bản chất, vai trò và việc vận dụng khâu trung gian trong hoạt động thực tiễn cách mạng Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình

nào đi sâu nghiên cứu toàn điện cơ sở lý luận vẻ khâu trung gian trong su van động,

phát triển nói chung cũng như trong quá trình vận động từ hình thái kinh tế - xã hội

này lên hình thái kinh tế - xã hội khác nói nêng; cũng chưa có công trình nào đi sâu

làm rõ vai trò và ý nghĩa của nó đối với những vấn đề kinh tế, xã hội đang được đặt

ra trong công cuộc đổi mới ở nước ta Vì vậy, tắc giả di vào nghiên cứu vấn đề khá

trung gian trong sự phát triển xã hội và $ nghĩa phương pháp luận của nó đối với

quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay, với mơng muốn có những đóng gớp nhất định về phương điện lý luận nhằm gớp phần fhực hiện tháng lợi công cuộc đối mới ở nước ta vì mục tiều, dân giàu, nước mạnh xã hội công bảng, văn minh

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án là:

Trên cơ sở làm sáng tô bản chất và vai trò của khâu trung gian trong sự phát triển xã hội nhất là trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đề xuất một số

Trang 5

văn để có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nhận thức và sử dụng khảu Irung gian đối với sự nghiệp đối mới kinh tế ở nước ta hiện nay

Để thực hiện mục đích trên ahiém vu cua luận án là: - Lâm rõ bản chất, đặc diểm, vai trò của khâu trung

ian trong qua

trình vận động và phát triển nói chung, su thể hiện của chúng trong quá

trình chuyển hóa từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã

hội khác nói riêng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế

- Luận chứng sự cần thiết và nội dung của những hình thức kinh tế trung gian trong quá trình đối mới kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ là pho

biển lên CNXH: làm rõ những thành tựu và hạn chế trong việc nhận thức và vàn dụng những hình thức Kinh tế trung gian ở nước ta trong quá trình

đổi mới vừa qua những văn đề đặt ra hiện nay

- Phản tích những điều kiện khách quan và chủ quan để đảm báo định hướng

xã hội chủ nghĩa (UXHCN) trong quá trình nhận thức và vận dụng những

hình thức kinh tế trung gian nhằm tiếp tục thực hiện quá trình đổi mới ở

nước ta

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luan án được thực hiện trên co so van dụng tổng hợp lý luận và

phương pháp luận của chủ nghĩa Miác - Lẻnin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đăng tá thể hiện qua các văn kiện, các tac pham các công trình nghiên cứu của các đồng chí lãnh đạo Đăng và Nhà nước Ngoài ra chúng tôi cũng kế thừa thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học các sách báo trong và ngoài nước

Trong luàn ẩn tác giả su dụng tổng hợp các phương pháp, nhưng chủ

yếu là các phương pháp: logic va lich sữ phân tích và tong hợp phương phấp tiếp can hệ thống để nghiên cứu và trình bay

Trang 6

chung, sự phát triển xã hội nói riêng: chỉ ra vai trò của khâu trung gian

trong những bước quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kmh tế - xã hội khác, nhất là bước quá độ từ CNTE lên CNXH Qua đó, vạch ra ý

nghĩa phương pháp luận của việc nhận thức, vận dụng những hình thức

kinh tế trung gian trong quá trình đổi mới kinh tể ở nước ta hiện nay - Luận án cũng đề xuất được một số quan điểm và giải pháp nhằm

thực hiện có hiệu quả việc giữ vững định hướng XHCN trong quá trình sử

dụng những hình thức kinh tế trung gian trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án góp phần làm sáng tö nội dung, vai trò của vấn để khâu trung

gian trong phép biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận của nó đối

với quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta Do vậy, kết quả của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy triết học, kinh tế học trong các trường đại học, cao đẳng và trường Đảng các cấp

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3 chương, 6 tiết

Chương I

KHÂU TRUNG GIAN VỚI TÍNH CÁCH LÀ TRẠNG THÁI TỒN TẠI CỦA SỰ VẬT TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VỀ CHẤT

1.1 Vấn đề khâu trung gian trong phép biện chứng duy vật

1.1.1 Khái niệm khâu trung gian

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, khâu trung gian được hình

thành và tồn tại trong quá trình vận động, phát triển và tác động qua lại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Khâu trung gian (tiếng Nga là lÏpoMe%vTownoe 3seno, tiếng Anh là Intermediary Stage)

Trang 7

Mor ld, trong khau trung gian su vat o trang thai “vita cd edi nay, vitu có cái kia”, Trong khâu trung gian sự vật có sự tồn tai dan xen những mặt,

những yếu tố, những bộ phận khác nhau, thảm chí đổi lập với nhau, của cả

sự vật cũ và sự vật mới Ở đây sự vải cũ chưa thể mất đí ngay vì còn cắn thiết cho sự ra đời của sự Vật mới còn sự vật mới đang thoát đẩn ra khỏi sự

vật cũ Chính vì vậy chúng còn phải liên kết với nhau thâm nhập vào nhau để đâu tranh và chuyển hóa sang chất mới

u tố của chát mới và chất cũ mã

Hai là, trong khâu trung gian các v

dù tồn tại đan xen, kết hợp với nhau trong một chỉnh thể nhưng sự đấu

tranh giữa các mặt đối lập, giữa cái mới và cái cũ vẫn con gay gat Boi vi,

cái mới đang "thoát ra” dẫn từ cái cũ nên lúc đầu còn nhỏ bé và non yếu, ngược lại cái cũ lúc đầu còn rất mạnh nên còn tác động cản trở sự ra đời và phát triển của cái mới Hơn nữa trong lúc cái mới vừa nảy sinh thì cái cũ, trong một thời gian nào đó, còn mạnh hơn cái mới can trở sự phát

triển của cái mới Sự đấu tranh

giữa cái mới và cái cũ trong trang thái "đặc

biết” ấy làm cho cái mới ra đời và chiến thăng cái cũ rải khó khăn Do đó

khuynh hướng vận động của sự vật ở khâu trung gian là rất phức tạp, có cả

sự thụt lùi, thoái bộ lẫn sự phát triển tiến lên

Ba là trong khâu trưng gian có sự thống nhất giữa sự định hướng và xự định hình của cái mới Nhân tố định hướng thể hiến ở những mật, những bộ phận đại diện cho xu hướng phát triển của sự vật, có tác độn oe

ảnh hưởng “lan tỏa”, chỉ phối sự biến đổi các bộ phân khác Cái mới là

nhân tổ quy định sự phát triển của sự vật, là tác nhân cải tạo cái cũ, tạo

điều kiện cho những hình thức phát triển mới của sự vặt Nếu ở khâu trung

gian sự vật mới chưa thể chiến thắng sự vật cũ ngay lập tức, thì cũng chính ở đây, sự phát triển của sự vật sẽ đực đỉnh hình từng bước thông qua vỎ số những sự phụ định và

giải quyết máu thuần

Từ đây, khảu trung gian dược hiểu là „tới trạng thi tồn tại tất YếN của xự

Trang 8

chất mới dan xen thám nhập vào nhau, đấu tranh với nhau, thông qua đó cái cũ bị lọc bỏ và chuyển hóa thành cái mới

Khái niệm khâu trung gian có liên quan trực tiếp với khái niệm quá độ Theo nghĩa chung, khái niệm quá độ phản ánh một quá trình ván động từ chất cũ sang chất mới của sự vật, ở đó chất cũ từng bước bị phá hity va chuyển hóa thành chất mới Sự quá độ như vậy bao giờ cũng điễn ra trong mộ( không gian và thời gian nhất định, đố là rhời kỳ quá độ Trong lĩnh vực xã hội, thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử điễn ra những

biến đối về chất của xã hội

“Khâu trung gian" và "quá độ" là những khái niệm có quan hệ mật

thiết "họ hàng" với nhau nhưng không phải là những khái niệm đông nhất

Chúng có vai trò nhất định trên cùng một quá trình vận động và phát triển

của sự vật Nếu “khâu trung gian” là khái niệm dùng để chỉ một trạng thái đặc biệt trong quá trình chuyển hóa chất này thành chất khác, thì quá độ là

khái niệm dùng để chỉ bản thân quá trình ấy Khái niệm quá độ nhấn

mạnh sự chuyển hóa từ cái này sang cái khác, khái niệm khâu trung gian

nhấn mạnh đến trạng thái nối liền giữa cái này với cái kia, trong sự liên hệ

và chuyển hóa giữa chúng, nó vừa mang đặc trưng của cái này, vừa mang

đặc trưng của cái kia Cho nên “khâu trung gian” mang tinh tinh tai hơn, “quá độ” mang tính động hơn Sự tồn tại của khâu trung gian là điều kiện cần thiết cho sự quá độ từ chất này sang chất khác Nói cách khác, su qua độ từ chất này thành chất khác phải được thực hiện bằng kháu trung gian, thông qua khâu trưng gian

1.1.2 Vai trò của khâu trung gian trong su phat triển

Vấn để khâu trung gian là một trong những nội dune quan trọng của

phép biện chứng duy vậi, nó có liên quan mật thiết với các qui luật cơ bản

và các phạm trù của phép biện chứng duy vật, mà trước hết là phạm trù nhảy vợi Nhảy vọt dù diễn ra dưới hình thức nào nhảy vọt đản dan hay

đột biến, bao giờ cũng gắn liền với kháu trung gian

Trang 9

Mac dit gitta nhay vot va khau trung gian cé quan hé mat thiết với

nhau song lại có vai trò khóng giống nhau dối với quá trình thay đổi chất của sự vật Nhảy vọt là quá trình tất yếu để chuyển hóa chất cũ thành chất

mới, là sự đút đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật Còn Khâu trung gian với tính cách là trạng thái tồn tại của sự vật đang trong quá trình

nhảy vọt lại là điều kiện tất yếu để cho sự nhảy vọt được thực hiện

Khảu ung gian với guá trình giải quyết máu tuyẫn cua cde suv

hiện tượng Đặc điểm của quá trình giải quyết máu thuần của cáy mật đối

lập là sự chuyển hóa từ mật đối lập này thành mặt đối lập kia, nhưng dé

thực hiện được sự chuyên hóa ấy, vác mát đối lập không tách rời nhau mà “dung hợp” với nhau trong những khảu trung gian Khâu trung gian làm

“môi giới” cho sự chuyển hóa giữa các mật đối lập Tất cả các mặt đối lập

đều thông qua những khâu trung gian mà chuyển hóa lẫn nhau Vì vậy, nếu xự chuyển hóa của các mặt đối lập là phương thức để giải quyết máu thuận của xự vật, thì kháu trung gian đóng vài trò là những điểu kiện tất

ven dé giải quyết máu thuận,

Khau trung gian trang qué trink phú đinh biên chứng Sự phủ định

theo quan điểm biện chứng là quá trình cái mới ra đời thay thể cái cũ Cái mới ra đời không phải từ hư vô mà trên cơ sở kế thừa, lọc bỏ cái cũ để phát

triển Khâu trung sian sẽ đóng vai trò là "mắt khâu” tất yếu trong quá trình

cái mới phù định cái cũ Trong đó, cả cái cũ lẫn cái mới, cả cát kháng định và cái phủ định đều tồn tại đan xen nhau làm thành "vòng khâu” của

những liên hệ, những "vòng khâu” của sự phát triển

1.3 Khảu trung gian trong sự phát triển xã húi

1.1.1 Đặc điểm của khẩu trung gian trong su phái triển xá hội

Khảu trung gian trong sự phát triển xã hội là bộ phận đặc thù của khảu trung gian trong sự phát triển của thế siới nói chung Khảu trung

Trang 10

nhiên, kháu trung gian được thực hiện bởi những nhân tố võ ý thức, còn trong lĩnh vực xã hội, con người với ý thức của mình là nhan tố nội tại của khâu trung gian Thứ hai, khâu trung gian trong xã hội là những hình thức

đặc biệt cứa sự phát triển xã hội, đặc trưng cho thời kỳ diễn ra những thay

đổi dẫn tới phá vỡ hệ thống các yếu tố các quan hệ xã hội cũ, thiết lập hệ

thống mới, trong đó cả cái mới và cái cũ kết hợp với nhau, cho phép thúc đẩy sự tiêu vong của những yếu tố, những quan hệ x hội cũ và sự ra đời

của những yếu tố, các quan hệ xã hội mới, đảm bảo tính liên tục trong sự phát triển xã hội Sự hiện hữu của một kết cấu xã hội đan xen giữa cái cũ

và cái mới, sự chi phối của những quy luật mang bản chất xã hội khác nhau, tình trạng mâu thuần trở nên đa đạng, phức tạp và gay gắt, là nguyên

nhân của rạng thái chưa ổn định, thiếu vững chắc trong kết cấu, trong

khuynh hướng vận động và phát triển của kháu trung gian Vì vậy, khâu trung gian xã hội luôn tiểm tàng những khuynh hướng vận động, phát triển khác nhau Nhân tố chủ quan có vai trò quyết định đối với sự lựa chọn khả

nàng và phương hướng phát triển khác nhau; thúc đẩy hay rút ngắn tiến

trình quá độ so với tiến trình lịch sử “tự nhiên” Hơn bất cứ đâu, vai trò

“bà đỡ" của nhân tố chính trị, những chủ trương, chính sách có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình quá độ Do đó, phải hết sức tránh những sai lâm chủ quan trong khi tiến hành những cải tạo cách mạng

Khái quát lại, khâu trung gian trong sự phát triển xã hội là trạng thái

tôn tại đặc trưng cho thời kỳ điễn ra những cải biến có tính chất cách

mạng trong sự phát triển xã hội, trong đó, những yếu tố, những quan hệ xã

hội cũ và mới đan xen, thâm nhập vào nhau, đấu tranh và chuyển hóa cho

nhau, tạo điều kiện cho kết cấu xã hội cũ từng bước bị tiêu vong và chuyển sang kết cấu xã hội mới

Hình thức biểu hiện của khâu trung gian trong sự phát triển xã hội rất

đa dạng Về kết cấu của toàn bộ hệ thống xã hội ở thời kỳ quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác là một khâu trung gian

Vẻ sự biến đổi về chất trên từng mặt từns lĩnh vực trong kết cấu xã hội của

Trang 11

thời kỳ quá độ cũng được thể hiện và được thực hiện thông qua khâu trung

gian ở những cấp độ và hình thức biểu hiện khác nhau: Trên lĩnh vực kính tế, khau trung giun là những hình thức Kinh tế trung gian; trong lĩnh vực

chính trị - xã hội, khảu trung gian biểu hiện là những hình thứ: tổ chức

chính trị, xã hội các thiết chế chính trị các hình thức tổ chức nhà nước khác nhau: trong lĩnh vực ý thức xã hội khảu trung sian biểu hiện qua hệ

thống pháp quyền, các qui phạm đạo đức, các thiết chế văn hóa lỗi sống

trong đó, những yếu tố của đời sống tỉnh thần xã hội cũ và mới vẫn còn quyện

chat với nhau trong sự phát triển Khảu trung gian trong sự phát triển xã

hội biểu hiện với những hình thức đa dạng nhiều mặt, nhiều cấp độ khác nhau Nếu hình dung mỗi thời đại lịch sử quá độ như một "cáy cầu” nói tiếp từ nấc thang này lên nấc thang khác, thì “cây cầu” ấy phải bao gồm

nhiều tuyến và nhiều nhịp cảu khác nhau để thực hiện sự chuyển tiếp

1.3.2 Kháu trung gian trang những thôi kỳ quá độ trước hình thái

kinh tế - xã hội Cụng sản chủ nghĩa

Sự biểu hiện của những khâu trung gian trong những thời kỳ lịch sử

quả độ giữa vác hình thái kinh tế-xã hội trước CNXH là hết sức đa dạng Trong đồ có một số hình thức điển hình sau đây:

Bước chuyển từ xã hội cộng sản nguyên thủy lên hình thái Kinh tế - xã

hội chiếm hữu nô lệ, công xứ nóng thôn là hình thức tổ chức xã hội mang

tính chất trung gian chuyển tiếp Đặc trưng về kinh tế-xã hội công xã nông

thôn là cá sự tổn rại “song tràng” của cụ xở hữu công xã và sở hữu từ nhắn Đặc biệt ở một số nước châu Á đã diễn ra hình thức quá độ “bỏ qua” (hay “bỏ qua” khơng hồn toàn) chế độ chiếm hữu nó lệ chuyển tháng lên chế độ xã hội phong kiến thông qua tổ chức xã hội là ninh thức chau A do có sự tồn tại "dại

dắng” của chế độ công hữu về ruộng đất bên cạnh chế độ tư hữu,

Trang 12

đồng thời lại vừa thực hiện chế độ chiếm hữu tư liệu sản xuất nhỏ, manh

mún; vữa áp dụng hình thức bóc lột trực tiếp qua lao dịch nóng nó, lai vita áp dụng hình thức bóc lội gián tiếp qua địa tô và thuế khóa

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong công nghiệp đã hình thành và phát triển từ kinh tế phường hội phong kiến qua các hình thức trung gian là hợp tác giản đơn và công trường thủ công tiến dan lên đại công nghiệp cơ khí Trong nông nghiệp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng trải qua vô số

hình thức kinh tế trung gian khác nhau để chuyển hóa Chẳng hạn, ở Nga,

CNTT đã hình thành trên cơ sở chế độ kinh tế, trong đó kết hợp những đặc

điểm của kinh tế diêu địch và chế độ tư bản chủ nghĩa

Những hình fhức nhà nước đầu tiên trong lịch sử được hình thành và

phát triển lên từ chính những tổ chức đại diện của'công xã Đặc trưng của

những chế độ nhà nước đó vừa là thể thế dan chủ, đại điện lợi ích công xã, đồng thời lại vừa có những tính chất của bộ máy chính trị quan liêu, đại

điện cho giai cấp quý tộc Hình thức nhà nước đán chủ chủ nô ở A- ten

hay nhà nước Giéc- manh thời cổ đại ở Tây Âu là hình thức chính trị trung

gian có sự kết hợp giữa chế độ dân chủ của công xã nông thôn (làm chủ cộng đồng) với chế độ chủ nô quý tộc (độc quyền chuyên chế) Bản thân chế độ chuyên chế phương Đông cũng là một trong những hình thức chính 1rị trung gian từ chế độ công xã tự quản lên chế độ quân chủ phong kiến,

Từ chế độ phong kiến lén chế độ tư bản chủ nghĩa, đã trải qua một thời kỳ quá độ là thoi kỳ Phục Hưng, Ở đó, do tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp đã xuất hiện những hình thức nhà nước, các thể chế chính trị có tính chất trung gian Một trons những hình thức đó là chế độ quân chủ lập hiển, và

hiện nay, nó vẫn còn biểu hiện ở một số nhà nước tư sản

Quá trình phát triển của các hình thái gia đình trong lịch sử cñng xuất hiện những khâu trung gian Trong bước chuyển từ hình thức gia đình

quần hôn lên gia đình văn minh - một vợ một chồng - gia đình cập đôi

chính là bình thức trung gian của hai hình thức trên Bởi vì, ở đây có sự xen kẽ sự thống trị của người đàn ông với nữ nô lệ và chế độ nhiều vợ

Trang 13

Nghĩa là những tàn dư của chế độ quần hôn còn chưa mất hẳn tồn tai dan xen với hình thức mọt vợ một chỏng đang dược hình thành và phát triển

1.2.3 Khâu trung gian trong sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ

nghĩa xã hột

Từ CNTB lên CNXH phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài Đó là

trạng thái xã hội đang "thoát thai” từ xã hội cũ; là thời kỳ mà CNTB đã bị đánh bại song chưa bị tiêu diệt hắn, CNXH đang hình thành nhưng còn non vếu Cho nén, trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội đều có kết cấu không thuần nhất, có sự tổn tại đan xen siữa những yếu tố xã hội cũ và những yếu tố xã hội mới Trong đó những yếu tố, những trát tự

cũ vẫn còn củn trở sự ru đời của cái mới, thậm chí còn lấn ất cái mới dây

cái mới vào tình trạng thụt lùi tạm thời và phải làm đi làm lại nhiều lẫn trong khi, những mắm mông của cái mới có khi lại phát triển chậm chap va khong

phái báo giờ cũng thấy rõ ngay được Vì vậy, đây là thời kỳ cái biển cách

mạng lau dai, khó khăn và phức tạp Để thực hiện sự chuyển hóa ấy, đồi hỏi

phải văn dụng những hình thức trung gian, để rút ngắn thời kỳ “đau đớn” kếo dài mà không cắt đứt mối liên hệ bình thường giữa chất cũ và chất mới

Đi lên CNXH phù hợp với đặc điểm lịch sử, trình độ phát triển kinh tế

~- xã hội của mỗi nước phải thực hiện những hình thức quá đó khác nhau,

trong đố có hai hình thức chủ yếu là quá độ rực riếp và quá độ giản tiếp Tuy mỗi hình thức quá độ nói trên có đặc thù riêng, song tính qui luật

chung của chúng là phải vận dụng những khâu trung gian để từng bước xóa bỏ "tàn tích” của xã hội cũ và xây dựng xã hội mới Chính sách kinh

ié m6i (NEP) cua Lénin là thể hiện dac sắc tư tưởng về sự nhận thức và

Trang 14

Chương 2

KHÂU TRUNG GIAN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Sự cần thiết phải vận dụng các hình thức kinh tế trung gian

trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay

2.1.1 Đặc điểm của nên kinh tế Việt Nam trước khi bước vào thời

kỳ đổi mới

Nước ta quá độ lên CNXH từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, chưa

qua giai đoạn phát triển TBCN, nền sản xuất nhỏ tự cấp tự túc còn phổ biến, nhiều mặt vàn hóa, xã hội còn ở trình độ lạc hậu Điều đó cho thấy, so với kiểu quá độ mà Lê-nin đã vạch ra và thực hiện ở nước Nga trước đây thì

kiểu quá độ của nước ta có tính chất gián tiếp hơn, đặc biệt bơn Vì thế, nội dung, hình thức, biện pháp, bước đi của thời kỳ quá độ của nước ta đặc thù hơn so với các kiểu quá độ nói trên Thời kỳ quá độ ở nước ta sẽ khó

khăn, phức tạp và lâu đài hơn Thực tế nước ta đang diễn ra đúng như vậy,

Do chưa nhận thức một cách sâu sắc đặc điểm của kiểu quá độ đặc

thù “đạc biệt”, nền có thời kỳ chúng ta đã giáo điều, chủ quan duy ý chí trong việc vận dụng lý luận cũng như kinh nghiệm một số nước thuộc kiểu

quá độ khác vào nước ta; chưa chú ý đây đủ đến việc vận dụng những khâu trung gian, các bước quá độ để tiến hành cải tạo và xây dựng CNXH, nên đã dé lại những hậu quả tiêu cực Điều đó càng khẳng định tính qui luật biện chứng sáu sắc của sự vận động từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất

lớn XHCN ở Việt Nam là phải vận dụng một cách sáng tạo các hình thức

kinh tế trung gian dé đưa nền kinh tế nước ta tiến lên CNXH

2.1.2 Chuyển sang áp dụng các hình thức kinh tế trung gian trong

quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta

Quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay, thực chất là chuyển từ

Trang 15

quan của thời kỳ quá độ Đồ là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trước hết, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta đòi hỏi phải vận dụng nhiều hình thức,

biện pháp mang tính chất trung gian, kết hợp các nguồn lực và trình độ của

lực lượng sản xuất trong nước với các nguồn lực, trình độ khoa học, công

nghệ hiện đại trên thế giới, kết hợp những bước đi “tự nhiên” tuần tự với

những bước nhảy vọt, bổ qua một số khâu, một số yếu tố của tiến trình

phát triển tự nhiên, nhằm tranh thủ lợi thế đi sau, “đi tát, "đón đầu”

những thành tựu kinh tế, khoa học - kỹ thuật của thế giới, để “bứt phá”, rút

ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Quá trình đổi mới kinh tế nước ta là phải chuyển từ nền kinh tế dựa

trên chế độ công hữu thuần nhất với hai hình thức nhà nước và tập thể sang

nền kinh tế nhiều thành phần, với 5 thành phân chủ yếu: kinh tế nhà nước,

kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể, tiểu chủ Các thành phần kinh tế mặc dù có bản chất khác nhau, song lai dan xen, liên kết với nhau, vừa đấu tranh vừa hợp tác, tạo nên nhiều hình thức tế chức với tính chất và trình độ khác nhau, trên cơ sở kết hợp các quan hệ sản xuất khác nhau Bản thán mỗi hình thức kinh tế hỗn

hợp là một kiểu, một nấc thang phát triển, một trình độ xã hội hóa của nền

kinh tế, chúng đóng vai trò khâu trung gian trong bước chuyển lên CNXH,

phù hợp với qui luật khách quan Vì vậy, việc đối mới kinh tế ở nước ta đòi hỏi phải tìm tòi, phát hiện và sử đụng có hiệu quả các hình thức kinh tế đó,

để cải tạo các thành phần kinh tế theo các nguyên tắc của CNXH

Phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN nên kinh tế phải được vận hành cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước Đó là cơ chế kinh tế mang tính chất trung gian Cơ chế đó có sự kết hợp giữa qui luật thị trường với sự quản lý bằng kế hoạch hóa

Trang 16

triển Kinh tế mục tiêu kinh tế với công bảng và tiến bộ xã hội Nói cách khác đó là sự kết hợp giữa sự tác động của quy luật phát triển tự nhiên với hoạt động tự giác của nhân tổ chu quan, thong qua vai trò của nhà nước

Quá trình đổi mới ở những nước khác nhau diễn ra khơng hồn tồn

giống nhau song chúng đều có lôgic tính qui luật chung là xóa bỏ cái cũ,

xây dựng cái mới Trong đó nhất thiết phải sử dụng những hình thức kinh

tế trung gian, thực hiện sự kết hợp giữa cơ cấu cơ chế kinh tế cũ và mới, để cái cũ thích ứng dần với vái mới, không trải qua những đổ vỡ đột ngột:

gắn đổi mới với ôn định kinh tế, xã hội cho phép phat trién lực lượng san

xuất và nền kinh tế hoạt động có hiệu qua hon trong điều kiện quá độ

2.2 Nhàn thức và vận dụng một số hình thức kinh tế trung gian dể

phát triển kinh tế nước ta hiện nay va nhimg van dé dat ra

2.2.1 Chủ nghĩa tư bản nhà nước

Chủ nghĩa tư bản nhà nước theo nghĩa chúng nhất là sự dụng hợp giữa nhà

nước và các nhà tư bản nhằm phát huy sức mạnh của chủ nghĩa tư bản với sức mạnh tập trung của nhà nước Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá

độ lên CNXH là khău trung gian để vải tạo các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa và nền sản xuảt nhỏ từng bước lên CNXH Bởi vì: Bản chát chủ nghĩa tư

bản nhà nước là quan hệ kinh tế - chính trị giữa một bên là nhà nước xã hội chủ nghĩa, đại diện cho lợi ích của giải cấp công nhân và nhân dân lao động,

với một bên là chủ nghĩa tư bản, đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản Đó là

sự kết hợp "các mát đối lập” để giải quyết mâu thuần giữa kiến trúc thượng

ting và cơ sở hạ tầng; giữa tự do sản xuất ở bên dướt (tự do sản xuất tư bán chủ

nghĩa) với sự kiểm kê, kiểm soát của nhà nước ở bên trên (sức mạnh tập trung

hóa của nhà nước); giữa tính mềm dẻo, linh hoạt với những nguyên tắc chặt chế: giữa sự định hướng và sự định hình trong quá trình phát triển của nền kinh tế theo mục tiêu cua CNXH Chủ nghĩa tư bản nhà nước là sự kết hợp có

nguyen Li

giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và các nhà tư bản nhằm sử dụng mặt năng động tích cực của chủ nghĩa tư bán, hạn chế tính tự phát tư bản chủ nghĩa, từng bước gái tạo và xây dựng quan hệ xin xuất mới tiến bộ

Trang 17

Vì vậy, chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ ở nước ta

được hiểu là một kiểu sản xuất xã hội đặc thù, là khảu trung gian để đưa

sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN: là con đường để thực hiện sự quá độ

lên CNXH ở một nước mà kinh tế tiểu nông còn chiếm ưu thế

Khi nước ta chuyển sang thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần chủ

nghĩa tư bản nhà nước đã được phát triển một cách phổ biến, đa dạng, từ các loại hình kinh tế liên doanh giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước đến các loại hình tö nhượng trong các đặc khu kinh tế (các khu chế xuất, các khu công nghiệp tập trung ) Nhờ đó, lực lượng sản xuất phát triển một bước; góp phần chuyển địch cơ cấu kinh tế theo hướng hiên đại hóa; giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho

người lao động; thúc đẩy quá trình xã hội hóa nền sản xuất, làm biến đổi từng bước quan hệ sản xuất cũ theo hướng tiến bộ

Tuy nhiên, quá trình vận dụng kinh tế tư bản nhà nước còn nhiều hạn

chế, nổi lên trong đó là sự yếu kém trone việc kiểm soát, quản lý của nhà

nước Do đó, hoạt động của một bộ phận doanh nghiệp tư bản nhà nước đang có biểu hiện chệch hướng, hoặc gặp khó khăn trong hoạt động

2.2.2 Kinh tế hợp tác

Khái niệm kinh tế hợp tác, theo quan niệm của Đáng ta, là một tổ chức kinh tế tự chủ, liên kết tự nguyện của người lao động, kết hợp sức

mạnh tập thể với sức mạnh của từng thành viên, để giải quyết có hiệu quả

hơn những vấn đề sản xuất kinh doanh và đời sống Kinh tế hợp tác dựa trên cơ sở chế độ sở hữu hỗn hợp giữa tập thể và cá nhân, hoạt động tập

trung thống nhất, dân chủ, bình đẳng Theo mức độ xã hội hóa tư liệu sản xuất và hoạt động, kinh tế hợp tác được thể hiện đưới nhiều hình thức khác nhau: tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã liên hiệp hợp tác xã, hiệp hội ngành

nghẻ nà nòng cốt là hợp tác xã Hợp tác xã là tổ chức hợp tác có tư cách

pháp nhân, tự chủ, do những người có nhu cầu và lợi ích chung tự neuyện

góp vốn, góp sức cùng lập ra theo quy định của pháp luật, nhằm giúp nhau

Trang 18

thực hiện có hiệu quá hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống, góp phản phát triển Kinh tế, xã hội của đất nước

Bản chất kinh tế hợp tác với tr cách là khâu trung gian từ nên sản xuất tiểu nông lên nẻn kinh tế XHCN dược thể hiện ở chỗ: Mội mặt, kinh tế hợp tác

là tổ chức kinh tế dựa trên chế độ xở hữu cộng đồng lao động liên hợp, tự

quản, dân chủ và bình dang giữa các thành viên, phản phối chủ yếu theo lao

động Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước tị, kinh tế hợp tác là hình thức

tốt để khác phục tính tự phát tư Bán và tiểu tư sản, tạo điều kiện thuận lợi để tổ

chức phát triển kinh tế theo kế hoạch thống nhất, đồng thời kinh tế hợp tác còn hướng tới mục tiêu xã hội xóa đối giảm nghèo tạo thêm việc làm, thu nhập,

ổn định đời sống, không thôn tinh lẫn nhau Cho nên kinh tế hợp tác là nhân tố

của phương thức sản xuất mới XHƠN #qi #hác bản chất kinh tế hợp tác mang tinh chất cổ phản nghĩa là sở hữu kinh tế hợp tác là sở hữu hỗn hợp trong d6 vai trò của của mỗi chủ thể sở hữu đối với phản tài sản của mình văn

được duy tì; tính tự phát tiểu tư sản, quan hệ hóc lột lao động làm thuê như

thuê mướn lao động; vẫn còn nhiều hình thức phản phối, như phán phối theo lao động theo khả năng đóng góp theo lợi tức cổ phản được áp dụng

Trong quá trình phát triển nên kinh tế nhiều thành phản, nhiều loại hình

Kinh tế hợp tác đã được vận dụng và phát triển đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực của nên kinh tế góp phán thúc đấy nên kinh tế phát triển lên một bước mới Bên cạnh những kết quả đạt được quá trình vận dụng phát

triển kinh tế hợp tác ở nước ta hiện nay vấn còn nhiều hạn chế và yếu kém

Thực tiễn phát triển kinh tế hợp tác ở nước ta chỉ ra vấn để có tính qui luật là: quá trình hình thành và phát triển của kinh tế hợp tác phải trên cơ

SỞ của nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển; quá trình hợp tác hóa

phải trên cơ sở nhận thứ: và vận dụng các hình thức kinh tế trung gian thực hiện những bước quá dộ từ thấp đến cao, tôn trọng quá trình phat

triển tự nhiên cua nen sản xuất xã hội: đồng thời để Kinh tế hợp tác phát

Trang 19

73⁄

2.2.3 Vận dụng các hình thức trung gian để đối mới kinh tế nhà nước

Kinh tế nhà nước ở nước ta là một thành phân kinh tế đựa trên sở hữu xã hội vẻ tư liệu sản xuất, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các nguồn lực

thuộc sở hữu nhà nước như đất đại, ngán sách nhà nước, cơ sở vật chất, kỹ

thuật, lực lượng dự trữ, nền tài chính quốc gia Trong nên kinh tế nhiều thành

phần, kinh tế nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã

din dân trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc đan Tuy nhiên, kinh tế nhà nước hiện nay đang tồn tại nhiều yếu kém Nguyên nhân chủ yếu lä do chưa

nhận thức và vận dụng đúng qui luật biện chứng của quá trình hình thành

phương thức sản xuất mới xã hội chủ nghĩa mà thực chất là chưa xác định

và vận dụng chúng như một khâu trung gian Tính chất trung gian của nó

biểu hiện ở chỗ: về chế độ sở hữu và cơ chế quan ly, phân phối trong các

doanh nghiệp nhà nước còn tổn tại đan xen giữa quan hệ kinh tế mới và quan hệ kinh tế cũ Vì vậy, đổi mới doanh nghiệp nhà nước hiện nay đòi hỏi phải chuyển sang vận dụng những hình thức trung gian thích hợp Đó là đối mới một cách căn bản cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với nền kinh tế

hàng hóa nhiều thành phản vận hành theo cơ chế thị trường; thực hiện cổ phân hóa chuyển từ mô hình doanh nghiệp mà sở hữu nhà nước là duy nhất sang mô hình kinh tế dựa trên cơ sở quan hệ sở hữu hỗn hợp

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIAI PHAP DAM BAO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC

TRUNG GIAN ĐỀ ĐỐI MỚI KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

3.1 Những phương hướng cơ bản chỉ đạo quá trình vận dụng các

hình thức kinh tế trung gian theo định hướng xã hội chủ nghĩa

3.1.1 Phat huy vai trò nhân tố chủ quan, đảm bảo sự thống nhất giữa

chính trị và linh tế trong quá trình vận dụng các hình thức kinh lê trung giaH Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, sự phát triển xã hội bao giờ cũng

là sự thống nhất giữa nhân tG chủ quan và những điều kiện khách quan Nhân

Trang 20

tố chủ quan có vai trò quan trọng trong cách mạng XHCN và càng có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình vận dụng các hình thức trung gian đưa kinh tế

nước ta tiến lên CNXH

Về bản chất khâu trung gian có sự đạn xen và đấu tranh giữa cái cũ

và cái mới còn chưa ổn định về hình thức, chưa phát triển đầy đủ về nội

dung Vì thế, nhận thức cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển và

loại bỏ dần cái cũ trong quá trình vận dụng các hình thức kinh tế trung gian, đòi hói phải có sự định hướng và tác động mạnh mẽ của nhản tố chủ quan Chủ thể định hướng 1ày không ai khác là Đảng cộng sản và Nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân

Phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong nhân thức và vận dụng

các hình thức kinh tế trung

an dồi hỏi phải kết hợp biện chứng giữa kính tế và chính trị Chính trị là mối quan hệ về mặt nhà nước giữa các giai cấp

các đảng phái, ete dan tộc, các quốc gia Chính trị do kinh tế qui định là biểu hiện tập trung của kinh tế, song chính trị có vai trò tác động trở lại

kinh tế, kim hãm hay thúc dẩy Kinh tế phát triển Việc phát triển nẻn kinh

tế hàng hóa nhiều thành phản theo cơ chế thị trường sử dụng các hình thức kinh tế trung gian ở nước ta, khong tránh khỏi còn có xu hướng Lự phát tư bản chủ nghĩa vì vậy, không thể thiếu vai trò “bà đỡ” của nhà nước vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Phải đảm bao vai trò lãnh đạo chính trị

đúng đắn tự giác đối với nẻn Kinh tế

3.1.2 Ð& dạng húa các hình thức kinh tế để từng bước xác lập chế

độ còng hữu vẻ những tư liệu sản xuất chủ yếu trong quá trink van

dụng các hình thức kinh tế trung gian

Da dạng hóa các hình thức kinh tẻ là điều kiện để các thành phan kinh tế đan xen thâm nhập vào nhau liên kết và hợp tác vớt nhau từ đồ

chủ dong fa chon va van dung vác hình thức kinh tế trung gian phù hợp phát triển nên Kinh tế theo định hướng XHƠN

Trang 21

lực lượng sản xuất ở nước ta, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đồng

thời từng bước xã hội hóa nền sản xuất theo hướng tiến bộ

Đa dạng hóa các hình thức kinh tế không phải là tư nhân hóa nền kinh tế, là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, mà hướng tới xác lập từng bước chế đó công hữu làm nền tảng của chế độ kinh tế - xã hội Cho nên, đa đạng hóa các hình thức kinh tế, đi đôi với xác lập chế độ công hữu trong quá trình vận dụng các hình thức kinh tế trung gian là đòi hỏi khách quan

3.1.3 Việc vận dụng các hình thức kinh tế trung gian phải nhằm

bướng tới xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, kết hợp tăng trưởng kinh

tế với công bằng và tiến bộ xế hội

Việc vận dụng các hình thức kinh tế trung gian là phải hướng tới sự

phát triển nền kinh tế hài hòa, cân đối giữa các ngành, vùng, lãnh thổ, giữa

các thành phân kinh tế nhàm khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và

ngoài nước, tham gia hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả trong nền kinh tế thế giới, xây dựng được một nên kinh tế độc lập tự chủ, kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội, thực hiện thắng lợi những

Tnục tiêu của CNXH

3.2 Một số giải pháp chủ yếu đảm bảo định hướng xã hội chủ

nghĩa trong quá trình nhận thức và vận dựng kháu trung gian

3.1.1 Đổi mới và nang cao trình độ nhận thức và năng lực tư duy lý luận cho cán bộ quản lý nhà nước và các doanh nghiệp

Trước hết, tiếp tục đối mới tư duy lý luận, xác lập những quan niệm

đúng đán, vững chắc và thấu suối về mục tiêu và con đường đi lên CNXH

làm cơ sở cho sự nhận thức và vận dụng đúng đán các hình thức kinh tế

trung gian Vì vậy, phải chú trọng bồi dưỡng lý luận, nâng cao nãng lực tư

duy nhất là tư duy lý luận, tư duy chính trị và phẩm chất chính trị, đạo đức

cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc các thành phần kinh tế: khắc

phục bệnh kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan duy ¥ chi trong quá trình xây dựng và

thực hiện đường lối, chính sách; đổi mới va nâne cao chất lượng công tác nghiền

Trang 22

cứu lý luận trên cơ sở phát huy dân chủ, coi trọng tông kết thực tiền và phát triển lý

luận lầm căn cứ cho việc

y dựng đường lối chính xách của Đảng và Nhà nước

3.2.2 Nang cao vai trò hiệu lực, liệu quả quan lý của nhà nước đối

với các hình thức kinh tế trung gian

Việc nàng cụủo hiệu quả sử dụng các hình thức kinh tế trung gian theo định hướng XHCN dồi hỏi trước hết phải xây dựng thể chế kinh tế và hệ

thống pháp luật nói chung một cách đồng hộ; tạo ra khung pháp lý cho các

tổ chức và cá nhàn sản xuất kinh doanh Đồi mới tổ chức bộ máy nhà nước:

khẩn trương cài cách hành chính đảm bảo cho nhà nước quản lý có hiệu lực và hiệu quả đối với các hình thức kinh tế trung gian quá độ Lập qui hoạch kẻ hoạch phát triển kinh tế, định hướng các doanh nghiệp phát triển theo mục tiêu

của chủ nghĩa xã hội Tạo lập môi trường chính trị xã hội ổn định để các

tổ chức và cá nhắn dầu tư phát triển lâu dài, Tập trung các nguồn lực vào

nhà nước để thực hiện quản lý và điều tiết có hiệu quả nền kinh tế và khác phục những tác hại của cơ chế thị trường Cung cấp dịch vụ thông tin thị trường, lựa chọn ứng dụng khoa học, công nghệ cho các doanh nghiệp Quản lý tài sản, tài nguyên quốc gia, bảo đảm khai thác và tôn tạo hợp lý các nguồn lực của đất nước

3.3.3 Phát huy dân chủ, nắng cao tính tích cực tự giác của nhân

đản lao động trong các thành phần kinh tế trung gian

Cách mạng là sự nghiệp của quản chúng Việc vận dụng các hình

thức kinh tế trung gian chỉ đem lại hiệu quả to lớn khi quyền làm chủ tính

tích cực tự giác của nhân dân lao động được phát huy Vì vậy, phải tạo

mọi điều Kiện để các cá nhàn, các doanh nghiệp được tự do sản xuất kinh doanh theo khả năng và trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước Có

những hình thức xà biện pháp thích hợp để người lao động trong cuc doanh

Trang 23

tế nào Chú trọng đào tạo nhân lực, nhân tài nhất là đội ngũ cán bộ quản ly

cho kinh tế tư nhân, cá thể, kinh tế hợp tác

3.2.4 Củng cố, đổi mới và phát huy vai trò chủ dạo của kinh tế nhà

nước để sử dụng có hiệu quả các hình thức kinh tế trung gian

Đối mới kinh tế nhà nước trước hết phải đổi mới quan hệ sản xuất phù

hợp với đặc điểm của thời kỳ quá độ Chuyển một số doanh nghiệp từ sở

hữu nhà nước hoàn toàn sang các hình thức sở hữu hỗn hợp, cho phép

người lao động, tập thể và cá nhân các nhà tư bản tham gia vào sở hữu

doanh nghiệp dưới hình thức cổ phân hóa, hay bán, khoán, cho thuê Đồng thời, phải tiếp tục đổi mới cơ chế và những nguyên tác quân lý kinh tế phù

hợp với nền kinh tế nhiều thành phần Áp dụng rộng rãi hình thức quản lý

có tính chất trung gian, chăng hạn chế độ thuê giám đốc đối với các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp kinh tế tư bản nhà nước Nâng cao trách nhiệm và quyền lợi cho các nhà quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp, để tài sản của nhà nước được bảo tồn và sử dụng có hiệu quả cao Tổ chức, sấp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp nhà nước, một

mặt khẩn trương tiến hành cổ phân hóa, cho thuê, bán, khoán hoặc giải thể các doanh nghiệp làm ãn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài Đồng thời, xây

dựng các tập đoàn kinh tế lớn, tập trung năng lực sản xuất, công nghệ, kỹ

thuật hiện đại, tạo sức cạnh tranh mạnh để chỉ phối và dân dắt các thành phần kinh tế tư nhân và tư bản nhà nước lên chủ nghĩa xã hội

Kinh tế nhà nước chủ đóng liên doanh, hợp tác của nó với các thành

phần kinh tế khác nhằm thúc đẩy quá trình xã hội hóa nền kinh tế và định

hướng XHCN đối với các thành phản kinh tế

3.2.5 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các hình thức kinh

lế trung gian

Xác lập, củng cố và tăng cường thường xuyên vai trò lãnh đạo của Đảng

trong các tổ chức kinh tế trung gian Tang cường lãnh đạo kiểm tra, giám sắt

hoạt động của các doanh nghiệp và các thành viên được nhà nước cử tham gia quản lý kinh tế Đảng phải thực hiện tốt công tác cán bộ Có chính sách đào

Trang 24

tạo sử dụng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực trình độ đấp ứng yêu cảu quản lý nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp kinh tế tư bản nhà nước và kính tế hợp tác Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cuộc vận động xây dựng và chính

đốn Đảng, làm trong sạch Đăng và bộ máy nhà nước theo tỉnh thần nghị quyết

“Trung ương lần thứ sáu (khóa VIH), Phải cới công tác xây dựng đáng là then

chốt đảm báo thắng lợi cho sự vận dụng các hình thức kinh tế trung gian

KẾT LUẬN

Với kết quả trên đây luận án góp phần làm sáng tỏ một số phương

điện quan trong vé khau trưng gian trong sự phát triển xã hội và sự vận

dụng chúng để thực hiện công guộc đổi mới kinh tế nước tá hiện nay Từ

đó có thể khái quát nội dung luận án trên những mại cơ bản sau đây: 1 Khâu trung gian là trạng thái tồn tại tất yếu của sự vật trong quá

trình chuyển hóa từ chất này sang chất khác: trong đó, chất cũ và chất mới

đan xen, đấu tranh và chuyên hóa cho nhau, tạo điều kiện cho chất mới ra đời Khảu trung gián gắn liên với nhảy vọt, với xự quá độ từ chất cũ sang chất mới Vì vậy, sự nhảy vọt, sự quá độ dù diễn ra dưới bất kỳ hình thức nào cũng được thực hiện bảng khâu trung gian, thông qua khâu trung gian

Mặt khác khảu trung gian còn có vai trò tất yêu trong quá trình giải quyết

mâu thuẫn và thực hiện sự phủ định biện chứng dối với quá trình phát triển của các xự vát, hiện tượng Từ đó có thẻ khăng dịnh rằng: khâu trung gian là một khái niềm năm trong hệ thống các khái niệm phạm trù, qui luật của

phép biện chứng duy vài, Cho nên việc năm vững lý luận khâu trung gian

đem lại nhản thức sâu sắc hơn cụ thể hơn sự liên hệ sự vận động, phát triển của vác xự

ạt, hiện tượng và cáu quá trình trong thẻ giới

3 Trong sự phát triển xã hội, khâu trung gián là trụng thái đặc trưng

Trang 25

hội cũ và mới đan xen thâm nhập vào nhau, trước khi xã hội mới hình thành về cơ bản Thời kỳ quá đệ từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác trong lịch sử về bản chất mang tính trung gian;

đồng thời trên từng mặt, từng lĩnh vực, từng quá trình của sự phát triển-xã hội đều có những khâu trung gian để thực hiện sự biến đổi Giữa các xã hội càng khác xa nhau vẻ trình độ phát triển, thì càng có nhiều bước quá độ và càng phải qua nhiều khâu trung gian để tiến hành các cuộc cải tạo

cách mạng

Khâu trung gian trong sự phát triển xã hội biểu hiện mối quan hệ giữa con người với nhau trong quá trình hoạt động; là kết quả hoạt động có ý thức của con người Khâu trung gian là điều kiện tất yếu trong hoạt động cải tạo thế giới của con người Vì vậy, mọi cuộc cách mạng xã hội đều

phải vận dụng khâu trung gian Đó chính là sự thể hiện qui luật phát triển tự nhiên của lịch sử Sự biểu hiện và vai trò của những khâu trung gian

trong những bước quá độ "đạc biệt” - bỏ qua một số chế độ xã hội trong lịch sữ - cho chúng ta những gợi ý có giá trị để suy nghĩ về con đường và

giải pháp để tiến lén CNXH ở Việt Nam Chẳng hạn, vai trò của công xã nóng thôn và điền trang thái ấp đối với việc làm giảm sự căng thăng xã hội

trong quá trình chuyển từ sở hữu công xã sang tư hữu; vai trò của chủ nghĩa tư bản nhà nước, kinh tế hợp tác trong việc chuyển nền kinh tế lạc

hậu lên CNXH

3- Một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoàng kinh tế - xã

hội ở nước ta vào những năm 80 của thế kỹ này là sự nóng vội, muốn thực

hiện kiểu quá độ trực tiếp, trong khi về khách quan phải thực hiện kiểu

quá độ gián tiếp Từ đó cho thấy, nước ta bỏ qua chế độ TBCN để đi lên

CNXH không có nghĩa là bỏ qua tất cả những gì mà CNTB đã tạo ra cũng

như tất cả những gì mà các xã hội cũ để lại, mà phải tầm ra những hình thức trung gian nhằm kết hợp nhữns yếu tố còn hợp lý của chúng với

CNXH, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Quá trình đổi mới kinh tế ở nước

ta hiện nay, thực chất là quá trình chuyển sang bước quá độ gián tiếp: là sự

Trang 26

thực hiện những hình thức trung gian: từ nẻn kinh tế công hữu thuần nhất chuyên sang nẻn kinh tế nhiều thành phần: từ cơ chế kế hoạch hóa tập

trung quan liêu chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước: từ cơ cấu kinh tế - kỹ thuật lạc hậu đồng cửa chuyển sang nên kinh tế hiện đại, mở cưa Những thành tựu mã nên kinh tế nước ta đạt được

chứng tó việc nhận thức và van dụng các hình thức kinh tế trưng gian của

Dang ta la dung dan ›

4- Vise phat triển nền xinh tế hàng hóa nhiều thành phần đồi hỏi phải

vàn dung các hình thức kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế

nhà nước để từng bước đưa các thành phản kinh tế tư nhân lên CNXH

Vận dụng vác hình thức kinh tế trung gian trong diểu kiện đất nước và quốc tế có sự phát triển mới, cho nên tính da dạng của các hình thức kinh tế trung gian ngày càng tăng lên: sự thảm nhập lần nhau giữa chúng ngày

vàn trẻ đậm nét, vai trò của những hình thức trung gián cũng khác nhau Điều đó đồi hót phái không ngừng tìm rồi lựa chọn và sử dụng một cách năng động, có hiệu quả các hình thức kinh tế trung sian, phù hợp với mỗi thời kỳ, mỗi lĩnh vực cụ thể của đất nước: tận dụng mọi điều kiện hát huy mọi khả nâng và sức mạnh để đưa nên kinh te lên CNXH

- Khi văn dụng các hình thức kinh tế trung gian nhằm chuyển nẻn

kinh tế nước ta lên CNXH điều quan trong là các hình thức kinh tế trung

gian phải được định hướng đúng và phải được đám bảo bảng những điều

Kiện khách quan và chủ quan nhất định Trước hết, phải có phương hướng

và những giải pháp hữu hiệu phát huy vai trò nhân tố chủ quan, thể hiện

trước hết ở sự lãnh đạo của Đảng cộng sản sự quản lý của Nhà nước, phát

huy dược ý thức tự giác tự chủ vai trò làm chủ của nhân dân lao đóng

Xây dựng và phát huy vai trò của kính tế nhà nước đề từng bước hình

Trang 27

CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CONG BO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1- Trương Ngọc Nam, Về khâu "trung gian" trong sự phái triển, Tạp

chí Báo chí & Tuyên truyền, số 5/1996, tr 16-17

2- Trương Ngọc Nam, Một số nhận thức về vấn đề xoá bỏ chế độ tư hitu

trong tác phẩm Tuyên ngón của Đảng cộng sản, Tạp chí Báo chí &

Tuyên truyền, số 2/1998, tr 10-12

3- Trương Ngọc Nam, 7ưực chất của kinh tế nhà nước trong thời Kỳ quá độ ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 8/1998, tr 46-49 4- Trương Ngọc Nam, Vấn đề “khâu trung gian" trong phép biện chứng

duy vat, Tap chi Triét hoc, s6 6/1999, tr 34-36

5- Truong Ngoc Nam, Ndm viing IX luận về khâu trung gian - mội cơ sở phương pháp luận để xác định mau thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá

độ lên CNXH ở nước ta, thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước "Về những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu và cách giải quyết các

mãn thuận trên con đường phát triển đất nước theo định hướng XHCN” Mã số: KHXH 01-06 do GS.TS Pham Ngoc Quang Chi

nhiém, Ky yéu, tr 120-165

6- Trương Ngọc Nam, Chính sách kinh tế mới của Lênin với quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay, Tạp chí Báo chí và Tuyến truyền,

Ngày đăng: 28/04/2016, 01:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w