1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

TÍNH CHẤT, ỨNG DỤNG VÀ CÁC HỢP KIM CỦA KIM LOẠI VÀNG

21 2,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 866,79 KB

Nội dung

Sự có mặt các kim loại khác lẫn trong vàng sẽ làm thay đổi đáng kể kết cấu tinh thể của vàng làm cho nó trở thành một hợp kim cứng rắn, đàn hồi hoặc giòn vỡ tuỳ theo tính chất và hàm lượ

Trang 1

MỞ ĐẦU

Từ xưa đến nay, vàng luôn được công nhận là một kim loại có vị

trí cao về độ quý hiếm Không những vậy, vàng còn có những tính chất

vật lý và hóa học hết sức tuyệt vời Vốn là một kim loại chuyên dùng để

chế tạo đồ trang sức, đồ mỹ nghệ, nhưng ngày nay, vàng còn được sử

dụng với nhiều mục đích khác nhau như y học, điện tử, kiến trúc Ứng

dụng của vàng trong đời sống có thể còn rất nhiều mà con người chưa

khám phá hết Nhằm tìm hiểu thêm và củng cố lại những kiến thức đã

biết về vàng, tôi chọn đề tài: “Vàng - tính chất lý hóa của đơn chất, hợp

chất và ứng dụng trong khoa học và đời sống” để nghiên cứu.

Trang 2

NỘI DUNG

1 Khái quát hiểu biết về kim loại vàng trong lịch sử

Vàng được loài người tìm thấy trong thiên nhiên từ rất lâu Lịch

sử của vàng chính là lịch sử của nền văn minh nhân loại Những hạt

vàng đầu tiên đã được con người tìm ra từ vài ngàn năm trước, và

ngay từ lúc bấy giờ, nó đã được đạt vào hàng kim loại quý Vàng đã

được biết tới và sử dụng bởi các nghệ nhân từ thời đồng đá Các đồ tạo

tác bằng vàng ở Balkan xuất hiện từ thiên niên kỷ 4 trước Công

Nguyên, như những đồ vật được tìm thấy tại Varna Necropolis Các đồ

tạo tác bằng vàng như những chiếc mũ vàng và đĩa Nebra xuất hiện ở

Trung Âu từ thiên niên kỷ 2 trước Công Nguyên tại Thời đồ đồng Vào

khoảng 12000 năm Trước Công nguyên, người Ấn Độ đã biết đến vàng

và trong tự vị cổ Ấn Độ từ 6000 năm trước đây đã có ghi từ “vàng”.

Cách nay khoảng 3000 năm đã thấy xuất hiện tiền vàng ở Ấn Độ

và Trung Quốc Ở Việt Nam đầu Công nguyên ông cha ta đã

16m 3 tức là tương đương với kích thước của toà nhà lớn Bởi vậy, vàng

được xếp vào hàng kim loại quý và hiếm.

2 Vàng trong thiên nhiên

Vàng tồn tại trong tự nhiên như một thành phần cấu tạo nên vỏ của Trái Đất chiếm tỷ lệ 4,3 x 10 -7 %, phân bố khắp mọi nên trên Trái

Đất, trong lòng đất và trong nước biển Trên mặt đất, người ta bắt gặp

vàng sa khoáng nhiều hơn vàng quặng Vàng sa khoáng hình thành do

quá trình xâm thực của tự nhiên như mưa, gió, giông tố, lũ lụt gây xói

mòn đất đá, lôi cuốn các mảnh vàng vụn, vàng tấm, vàng cám bị “tích

động” lâu đời trong các lớp đất ngầm hay trong các bãi cát, cồn cát ven

sông, khe suối, trong lòng đất, lòng sông Trong nước biển cũng chứa

một lượng vàng trung bình khoảng 0,05mg/m 3 , trữ lượng vàng trong

đại dương ước tính vào khoảng 3 tỷ tấn, nhưng công nghệ khai thác

vàng hiện nay chưa cho phép khai thác được lượng vàng này vì giá

Trang 3

thác bằng thủ công, đãi cát lấy vàng Vàng gốc nằm rải rác trong các

mạch thạch anh gốc vàng thủy nhiệt, được khai thác theo 3 phương

pháp: hỗn hóng hóa, xianua hóa và tuyển nồi Mỏ vàng có quy mô khai

thác, trữ lượng lớn nhất hiện nay là mỏ Eezsteling của Nam Phi – trữ

lượng ước tính khoảng 3,3 triệu tấn, hàm lượng 5,7gr/tấn quặng Còn

vàng hiện đang khai thác ở độ sâu lớn nhất thế giới là mỏ vàng Gold

Strike, nằm trong bang Neveda, miền Tây Hoa Kỳ Đó là mạch vàng của

thế kỳ, chứa 900 tấn vàng, nằm sâu 400m dưới lòng đất.

Vàng tự nhiên thường được tìm thấy cùng telu như là các khoáng

vậtcalaverit, krennerit, nagyagit, petzit và sylvanit, và như khoáng vật

bitmutua hiếm maldonit (Au2Bi) và antimonua aurostibit (AuSb2) Vàng

cũng phát sinh trong các hợp kim hiếm với đồng, chì, và thủy ngân: các

khoáng vật auricuprid (Cu3Au), novodneprit (AuPb3) và weishanit ((Au,

Ag)3Hg2)

Theo các nhà địa chất, trữ lượng vàng có thể khai thác trên Trái Đất

hiện nay vào khoảng 40 ngàn tấn Với công nghệ khai thác vàng tiên tiến,

nhu cầu vàng trong đời sông kinh tế xã hội ngày càng tăng đã kích thích

mọi nơi trên Trái Đất đua nhau tìm vàng, làm cho sản lượng vàng khai

thác ngày càng tăng, năm sau thường cao hơn năm trước Các nhà khoa

học đã tính toán, với sản lượng khai thác vàng hằng năm như hiện nay,

trong vòng vài thập kỉ nữa, loài người sẽ khai thác hết số vàng nói trên

3 Tính chất vật lý

3.1 Các đặc tính cơ bản

- Vàng là 1 kim loại có tên latin là: aurum (ký hiệu là Au), có số thứ tự 79

trong bảng tuần hoàn Là một kim loại chuyển tiếp, thuộc chu kì 6,

nhóm IB Khối lượng nguyên tử chuẩn của nó là 196,966569(4)

- Vàng kim loại có màu vàng khi thành khối, khi dạng bột vàng nguyên

chất 100% có màu đen, hồng ngọc hay tía khi được cắt nhuyễn Màu của

vàng rắn cũng như của dung dịch keo từ vàng (có màu đậm, thường

tía) được tạo ra bởi tần số plasmon của nguyên tố này nằm trong

Trang 4

khoảng thấy được, tạo ra ánh sáng vàng và đỏ khi phản xạ và ánh sáng

xanh khi hấp thụ.

- Ở nhiệt độ bình thường, vàng tồn tại ở thể rắn có khối lượng riêng d =

19,346 gr/cm 3 tại nhiệt độ 20 o C Nhiệt độ nóng chảy của vàng là

1064 o C, nhiệt độ sôi ban đầu 2807 o C và 2950 o C Khi nóng chảy, vàng dễ

dàng hoà tan với các kim loại màu khác như: đồng (Cu), bạc (Ag), kẽm

(Zn), nhôm (Al), thiếc (Sn), Niken (Ni)

- Từ trạng thái chảy lỏng đến điểm đông đặc hoàn toàn, thể tích của

vàng giảm rất nhiều Khi nguội tới điểm nóng đỏ, nếu trong vàng có lẫn

các kim loại khác đột nhiên bề mặt xuất hiện mầu lục sẫm Hợp kim của

vàng với đồng cho màu đỏ, hợp kim với sắt màu xanh lá, hợp kim

với nhôm cho màu tía, với bạch kim cho màu trắng, bitmut tự nhiên với

hợp kim bạc cho màu đen

- Vàng nguyên chất là một kim loại tương đối mềm Nó là kim loại dễ uốn

dát nhất được biết Thực tế, 1g vàng có thể được dập thành tấm 1m², hoặc

1 ounce thành 300 feet² Là kim loại mềm, vàng thường tạo hợp kim với

các kim loại khác để làm cho nó cứng thêm. Sự có mặt các kim loại khác

lẫn trong vàng sẽ làm thay đổi đáng kể kết cấu tinh thể của vàng làm

cho nó trở thành một hợp kim cứng rắn, đàn hồi hoặc giòn vỡ tuỳ theo

tính chất và hàm lượng của kim loại có trong hợp chất.

- Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không bị tác động bởi không khí và

phần lớn hoá chất (chỉ có bạc và đồng là những chất dẫn điện tốt hơn) Ở

18 o C, hằng số dẫn điện của vàng bằng 67,3% của bạc, còn hệ số dẫn

nhiệt bằng 70% của bạc Vàng còn là một chất có tính phản xạ tuyệt

vời, nếu phủ lên bề mặt vật thể một lớp vàng mỏng nó có thể phản xạ

tới 90% sự phóng xạ có mật độ cao hoặc bức xạ nhiệt.

3.2 Cấu hình electron

- Ở trạng thái cơ bản, đáng lẽ cấu trúc electron ở hai lớp ngoài cùng của

vàng là 5d9 6s2 nhưng ở lớp 5d9 đã gần hoàn thiện nên việc chuyển một

electron ở phân lớp 6s2 sang phân lớp 5d sẽ thuận lợi hơn về mặt năng

lượng Vì vậy cấu hình electron nguyên tử của vàng là [Xe] 4f14 5d 10 6s 1

- Số electron mỗi lớp: 2, 8, 18, 32, 18, 1.

3.3 Một vài thông số vật lý:

- Màu sắc: Ánh kim vàng

- Bán kính nguyên tử: 174 pm

- Độ âm điện: 2,54 (Thang Pauling)

- Năng lượng ion hóa: I1 = 9,22 eV

Trang 5

- Nhiệt độ sôi: 3129oK (2856oC, 5173oF)

- Mật độ (gần nhiệt độ phòng): 19,30 g.cm-3(tại 0oC, 101,325 kPa)

- Mật độ ở thể lỏng: ở nhiệt độ nóng chảy: 17,31 g.cm-3

- Nhiệt lượng nóng chảy: 12,55 kJ/mol

- Nhiệt lượng bay hơi: 324 kJ/mol

- Nhiệt dung: 25,418 J/mol.K

- Áp suất hơi:

ở T (K) 1646 1814 2021 2281 2620 3078

- Cấu trúc tinh thể: Lập phương tâm mặt

- Độ giản nở nhiệt: 14,2 µm·m−1·K−1(at 25 °C)

- Cấu hình electron nguyên tử của vàng là [Xe] 4f14 5d 10 6s 1 Tuy vàng có 1

electron lớp ngoài cùng tương tự các kim loại kiềm, nhưng lớp thứ 2 từ

ngoài vào lại có 18 electron (s 2 p 6 d 10 ) chắn electron s kém hiệu quả hơn

8 electron bền của khí hiếm, của kim loại kiềm Chính điều này đã gây

ra sự khác biệt về tính chất của vàng.

- Đồng thời, bán kính nguyên tử của vàng bé hơn kim loại kiềm cùng chu

kỳ, thế ion hóa cao hơn, ái lực electron cao hơn nhiều so với kim loại

kiềm và lớn hơn oxi (1,465 eV), lưu huỳnh (2,07 eV), photpho (0,77 eV)

Vì vậy, trong khi kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học thì Au là

kim loại rất kém hoạt động, ion kim loại của Au dễ bị khử hơn kim loại

kiềm rất nhiều

Trang 6

- Các kim loại kiềm tạo nên hợp chất ion còn Au lại tạo nên hợp chất chủ

yếu có liên kết cộng hóa trị Phân tử Au2 có độ bền lớn hơn các phân tử

K2, Rb2, Cs2 do có tạo ra liên kết bổ sung giữa các cặp electron d và

obitan p trống của Au

4.2 Số oxi hóa

- Mặc dù Au các phân lớp d đã điền đầy đủ nhưng cấu trúc này chưa phải

hoàn toàn bền vững do đó nguyên tử có thể bị kích thích thành trạng thái

5d9 6s1 6p1 Như vậy, các electron hóa trị của vàng không chỉ là electron s

mà còn là electron d nên chúng có các mức oxi hóa +1, +2, +3

- Tuy nhiên, số oxi hóa đặc trưng nhất đối với Au trong các hợp chất của

chúng là số oxi hóa +3 Vì ở đây, cả 3 electron độc thân ở cấu hình 5d9

6s1 6p1 đều tham gia hình thành liên kết

- Sơ đồ thế oxi hóa – khử:

cho thấy trạng thái kim loại là bền nhất đối với Au, tất cả các trạng thái

oxi hóa trên đều không bền về mặt nhiệt động, dễ chuyển về số oxi hóa

(0) Số oxi hóa trên có thể được làm bền khi tạo phức hay tạo hợp chất ít

tan

- Khả năng tạo nên phức chất là một tính chất đặc trưng của vàng cũng như

kim loại nhóm IB Những hợp chất của Au với số oxi hóa cao đều có màu

vì trong đó các cation có obitan d không điền đủ electron Những hợp

chất của vàng đều độc

4.3 Tính chất hóa học

- Vàng là một kim loại không tan trong đơn chất axit, không bị oxi hoá

trong môi trường tự nhiên, không bị tác động bởi các muối kiềm

- Vàng có tính khử rất yếu (E o Au3+/Au = +1,50V) nên nó không bị oxi hóa

trong không khí dù ở nhiệt độ cao và không bị hòa tan trong axit, kể cả

HNO3, nhưng vàng tan được trong axit selenic, muối cyanua của kim

loại kiềm và nước cường toan

- Nước cường toan là hỗn hợp axít HCl (axit clohidric) và axit HNO 3 (axit

nitric) với tỷ lệ: 1 phần HNO3 + 3 phần HCl, khi đun nóng:

Au + 4HCl + HNO3  H[AuCl4] + 2H2O + NO

- Vàng tan chậm trong dung dịch natri cyanua (NaCN) khi có sự tác động

của oxi già (H2O2) thì tan mạnh hơn:

2Au + 4NaCN + H2O2  2Na[Au(CN)2] + 2NaOH

Trang 7

- Vàng có thể xảy ra phản ứng với halogen trong những điều kiện thích

hợp: Au chỉ tác dụng với flo ở nhiệt độ cao (460 o C) cho sản phẩm AuF3.

Au tan dễ trong dung dịch nước clo nhưng không tác dụng trực tiếp với

brom và iot.

- Các hợp chất của vàng như: AuCl3, Na[Au(CN)2] là những chất oxi hoá

rất mạnh nên dễ dàng dùng các chất khử như SnCl2 (muối clorua thiếc),

FeSO3 (sunfit sắt), Na2SO3 (natrisunfit), Al (nhôm), Zn (kẽm), than hoạt

tính, hidroquinon, hidroperoxit trong môi trường kiềm, v.v để giải

phóng vàng ra khỏi hợp chất của chúng nhằm thu lại vàng nguyên

chất.

- Vàng tan được trong thuỷ ngân lỏng tạo thành hỗn hống vàng + thuỷ

ngân Khi hàm lượng vàng trong hỗn hống đạt 15% Au thì hỗn hống

trở nên đông rắn Lợi dụng tính chất hóa học của vàng là tan trong

thủy ngân, người ta nghiền nhỏ quặng ra rồi hòa vào thủy ngân để tách

vàng ra khỏi tạp chất Chỉ có vàng bị hòa tan còn các tạp chất khác sẽ

lắng lại dưới đáy bình Sau đó người ta tách thủy ngân ra là thu được

vàng nguyên chất.

- Vàng dễ tạo thành hợp kim với nhiều nguyên tố: bạc, đồng, cadimi,

asen, bitmut, bạch kim, telua, chì Vàng dễ hoà tan trong nhôm kim

loại khi có nhiệt độ cao Vàng nung nóng ở nhiệt độ 600°C nếu tiếp xúc

với nhôm (Al) thì nhôm sẽ bị tan biến trong vàng trở thành hợp kim

giòn vỡ ánh kim màu tím.

5 Điều chế

- Phương pháp tuyển trọng lực: dựa và tỉ khối của đất, cát bé hơn so với

Au, người ta dùng nước rửa trôi ngay trên các máng nghiêng để đãi vàng,

làm nhiều lần như vậy ta thu được vàng thô

- Phương pháp hỗn hóng hóa: Cho quặng hay tinh quặng thu được sau khi

đãi bằng nước đi qua những máng đặt dốc và rung, đáy máng có những lá

đồng trên mặt được bôi thủy ngân, vàng tan vào thủy ngân tạo thành hỗn

hóng vàng – thủy ngân và nằm lại trên máng Đun nóng hỗn hống vàng –

thủy ngân trong thiết bị riêng để chưng cất thủy ngân thu vàng Phương

pháp này cho phép tách được những hạt vàng có kích thước tương đối lớn

hơn ở trong quặng

- Phương pháp xianua: đây là phương pháp tốt nhất, phổ biến nhất để tách

vàng ra khỏi quặng:

• Hòa tan Au có trong bột quặng bằng dung dịch NaCN loãng (0,03 –

0,2%), đồng thời cho không khí lội qua, Au chuyển vào phức chất:

4Au + 8NaCN + O2 + 2H2O  4Na[Au(CN)2] + 4NaOH

• Dùng bụi kẽm để kết tủa vàng, Au được tách ra:

2Na[Au(CN)2] + Zn  Na2[Zn(CN)4] + 2Au

Trang 8

- Hằng năm thế giới sản xuất hơn 1000 tấn vàng Để đánh giá hàm lượng

Au trong vàng người ta dùng đơn vị cara, một cara được xác định bằng

1/24 khối lượng toàn phần vàng Như vậy vàng 24 cara là vàng tinh khiết

chứa 100% Au, vàng 18 cara là vàng chứa 75% Au… Chú ý rằng một

đơn vị khối lượng của kim cương cũng được gọi là cara, một cara đó

bằng 0,2 g

Đến nay, các nhà khoa học đã tìm thấy và nghiên cứu được nhiềuhợp chất của vàng Nhưng nhiều nhất trong số chúng là hợp chất của

vàng có số oxi hóa +1 và +3 Trong đó, nhiều và bền hơn cả là hợp chất

của Au3+ Dưới đây là những hợp chất phổ biến nhất và được nghiên cứu,

- Là một chất kém bền nhiệt, có màu tím xám; ít được nghiên cứu và

được tạo ra khi cho AuCl tác dụng với NaOH hoặc KOH Số oxi hóa +1

không phải đặc trưng của vàng cho nên Au2O bị phân hủy thành Au và

Au2O3 ở nhiệt độ khoảng trên 200 o C.

1.2 Vàng (III) oxit

- Vàng (III) oxit hay còn gọi là vàng trioxit hoặc vàng sesquioxit là một

trong những oxit ổn định nhất của vàng với công thức hoá học Au 2O3

(khối lượng phân tử 441,93).

- Nó là một chất rắn màu nâu đỏ, có tỷ trọng 11,34 g/cm3 tại 20°C

Không bị hoàn tan trong nước, điểm nóng chảy khoảng 160oC Vàng (III)

oxit có thể hoàn tan được trong axit clohidric và axit nitric.

- Vàng (III) oxit có thể phân hủy ở 160oC: 2Au2O3 → 4 Au + 3 O2

- Dạng ngậm nước của nó có tính axit yếu và hoàn tan trong kiềm đậm

đặc tạo thành muối.

- Vàng (III) oxit khan có thể được điều chế bằng cách nung nóng vàng

(III) oxit ngậm nước với axit pecloric và peclora kim loại kiềm trong

một ống thạch anh kín ở nhiệt độ 250 o C và ở áp suất 30 MPa.

2 Vàng (III) hidroxit

- Au(OH)3 là chất bột màu nâu đỏ, không tan trong nước

- Ở nhiệt độ thường, nó mất dần nước biến thành dạng meta AuOOH, khi

đun nóng biến thành Au2O3

Trang 9

- Au(OH)3 và Au2O3 là những chất lưỡng tính điển hình, tan trong dung

dịch axit và dung dịch kiền nóng tạo nên các phức chất.

Au(OH)3 + 4HCl  H[AuCl4] + 3H2O

Au(OH)3 + 4HNO3  H[Au(NO3)4] + 3H2O

Au(OH)3 + NaOH  Na[Au(OH)4] Hay NaAuO2.2H2O

- Điều chế vàng (III) hidroxit bằng cách cho dung dịch Au 3+ tác dụng với

kiềm.

3.1 Vàng (I) Sunfua

- Vàng (I) sulfua là một hợp chất vô cơ với công thức hoá học là Au2S

(khối lượng phân tử 426 g/mol) Nó là một trong hai loại hợp chất

chính chứa lưu huỳnh của vàng, chất kia là Vàng (III) sulfua với công

thức Au2S3.

- Au2S là chất độc hại, không tan trong nước.

- Nó có thể được điều chế bàng cách xử lí vàng clorua hoặc đixyanoaurat

với hiđro sulfua:

H2S + 2 KAu(CN)2 → Au2S + 2 KCN + 2 HCN

3.2 Vàng (III) clorua

- Vàng (III) clorua (AuCl3) là chất dạng tinh thể màu đỏ ngọc Nó có cấu

tạo dime ở trạng thái rắn cũng như trạng thái hơi:

- Khi đun nóng trên 175 o C, Au2Cl6 mất bớt clo biến thành AuCl.

Au2Cl6  2AuCl + 2Cl2

và đến 290 o C phân hủy thành nguyên tố.

- Vàng (III) clorua tan trong nước, rượu và ete Khi tan trong nước, nó bị

thủy phân một phần cho dung dịch màu da cam:

AuCl3 + H2O  H[AuOHCl3]

(axit hidroxotricloroauric)

- Vàng (III) clorua kết hợp với axit clohidric tạo thành axit

tetracloroauric.

AuCl3 + HCl  H[AuCl4]

- Axit này cũng tạo nên khi hòa tan vàng trong nước cường thủy Khi cô

đặc dung dịch, thu được những hidrat tinh thể hình kim màu vàng

H[AuCl4].4H2O.

- Vàng (III) clorua kim loại kiềm tạo nên phức chất M[AuCl 4] Những

phức chất này của vàng (III) đều dễ tan trong nước và dung môi hữu

Trang 10

những anion phức của Ni(II), Pd(II) và Pt(II) Đó là cấu hình đặc trưng

của ion phức có cấu hình electron d 8 Các liên kết trong trong chất có

các đặc trưng cộng hóa trị lẫn ion.

- Vàng (III) clorua có tính oxi hóa mạnh, dễ bị khử hơn so với muối của

Ag (I) Ví dụ:

2AuCl3 + 3H2O2  2Au + 3O2 +6HCl AuCl3 + 3FeSO4  Au + Fe2(SO4)3 + FeCl3 AuCl3 + 4 Na2S2O3  Na3[Au(S2O3)2] + Na2S4O6 + 3NaCl

- Vàng (III) clorua là hóa chất thông dụng nhất của vàng và là chất đầu

để điều chế các hợp chất khác của vàng

- Nó được điều chế bằng tác dụng của vàng bột với khí clo ở 250 o C hoặc

bằng cách nung nóng H[AuCl4].4H2O ở 120 o C.

3.3 Các hợp chất khác:

- Vàng sunfua (Au2S3): Màu hơi đen, liên kết với sufua kim loại kiềm tạo

thành: Thioaurat, các muối sunfit kép của vàng và Natri NH4Au(SO3)

được bán dạng ở dung dịch Được sử dụng để mạ điện

- Natri Aurothiosunphat (Na3Au(S2O3)2) và Aurothioglucose (AuSC6H11O5)

Được sử dụng trong y học

- Vàng Cyanua (AuCN): Dạng bột tinh thể màu vàng bị phân hủy nếu đun

nóng, nó được sử dụng để điện phân mạ vàng và dùng trong y học, cách

xử lý với Amoniac và KOH, Osminat cũng như Kali hoặc Natri osminat

đó là dạng tinh thể màu vàng

Vàng nguyên chất quá mềm khi riêng rẻ một mình Do đó, để dễdàng trong chế tác trang sức, đòi hỏi phải tạo độ cứng cho vàng bằng việc

bổ sung các kim loại khác vào vàng tạo thành hợp kim vàng như: Đồng,

bạc, niken, palađi và kẽm…

- Là hợp kim đa nguyên tố các kim loại màu mà trong đó thành phần của

vàng là nguyên tố mang tính đặc trưng về giá trị của nó

- Vận dụng tính biến cứng của hợp chất các kim loại màu (các kim loại

màu ở dạng đơn chất thường là mềm dẻo, nhưng khi pha trộn từ 2

nguyên tố trở lên với nhau thì trở thành một hợp chất bền vững có độ

cứng cao, chịu mài mòn hoặc đàn hồi tốt) Người ta pha nấu vàng

nguyên chất cùng với một số kim loại màu khác như: đồng (Cu), bạc

(Ag), Niken (Ni) với những tỷ lệ thích hợp để tạo thành một hỗn hợp

kim loại có tính bền cao chịu được sự va đập mà không biến dạng,

chống được sự mài mòn, không bị oxi hoá trong môi trường tự nhiên,

Ngày đăng: 28/04/2016, 00:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hóa học vô cơ - T3 – Hoàng Nhâm Khác
2. Hóa học vô cơ – Tập hai – Các kim loại điển hình – PGS. Nguyễn Đức Vận Khác
3. Các nguyên tố nhóm IB – d3.violet.vn Khác
4. Vàng và các hợp chất của vàng – vi.wikipedia.org Khác
5. Những ứng dụng độc đáo của vàng trong cuộc sống - internet Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w