Tiểu luận kinh tế phát triển
Trang 1Từ sau khi đất nước giải phóng, kinh tế Việt Nam đã có rất nhiều biến động, thay đổi từ chế độ bao cấp quan liêu lỗi thời sang mục tiêu phát triển thành một nền kinh tế thị trường năng động để bắt kịp với tiến trình đi lên của thế giới Chúng ta đã nỗ lực rất nhiều, đưa nền kinh tế thoát khỏi sự trì trệ, lạc hậu đi vào quá trình “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” theo chủ trương của Đảng và Nhà nước
Trong nhiều yếu tố đầu vào tác động đến tăng trưởng kinh tế, lao động luôn đóng vai trò quan trọng, là nhân tố tiềm năng, là lĩnh vực mà nước ta thu được nhiều kết quả tích cực nhưng cũng là vấn đề nổi cộm cần được quan tâm Chúng ta không có công nghệ hiện đại, diện tích đất không bao la rộng lớn như
Mỹ, Úc, Canada, Trung Quốc,… , vốn không nhiều, chính vì vậy nghiên cứu giải quyết bài toán phát triển kinh tế dựa trên các yếu tố này khó đạt hiểu quả cao Thay vào đó, quản lý, tổ chức tốt cơ cấu lao động trong nước tỏ ra là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn hiện nay
Bản nghiên cứu này không đưa ra những hướng đi hoàn toàn mới đối với việc điều chỉnh cơ cấu lao động mà nhằm mục đích làm rõ vấn đề, nêu ra các giải pháp đã và đang được Đảng, Nhà nước thực hiện, qua đó gợi ý thêm một số chính sách giúp nâng cao hiệu quả, khắc phục những khó khăn từ thực tế thực hiện
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy để bài viết hoàn thiện hơn
Trang 2Chương 1 :
Một số khái niệm và những mô hình kinh tế đề
cập đến vấn đề cơ cấu lao động
1.1 Những khái niệm
1.1.1 Cơ cấu lao động
Là một phạm trù kinh tế thể hiện tỷ trọng của từng yếu tố lao động theo các tiêu thức khác nhau trong tổng thể hoặc tỷ lệ của từng yếu tố so với một yếu tố khác được tính bằng tỷ lệ phần trăm Cơ cấu lao động thưởng thể hiện là:
• Cơ cấu lao động theo thành thị, nông thôn
• Cơ cấu lao động theo giới tính độ tuổi
• Cơ cấu lao động theo vùng kinh tế
• Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
• Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật
• Cơ cấu lao động theo tình trạng có việc làm, thất nghiệp ở thành thị
• Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi qua thời gian về tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng số lao động theo một không gian, thời gian nào đó và diễn ra theo một xu hướng nào đó Thực chất của chuyển dịch cơ cấu lao động
là quá trình tổ chức và phân công lại lực lượng lao động qua đó làm thay đổi quan hệ tỷ trọng giữa các bộ phận của tổng thể
Trong phạm vi bài nghiên cứu này chỉ nhấn mạnh về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế và cụ thể hơn là chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác ngay trong địa bàn nông thôn Đặc điểm của sự chuyển dịch này là không làm thay đổi cơ cấu dân sinh, đây là phương thức chuyển dịch có tính tích cực, đảm bảo mục tiêu “ly nông bất ly hương”
Trang 31.1.2 Cơ cấu kinh tế
Theo C.Mác, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất Như vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành Phân tích cơ cấu phải theo 2 phương diện:
Phương diện thứ nhất, mặt vật chất kĩ thuật của cơ cấu, bao gồm:
• Cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế phản ánh số lượng, vị trí, tỉ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế
• Cơ cấu theo quy mô, trình độ kĩ thuật, công nghệ của các loại hình tổ chức sản xuất phản ánh chất lượng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế
• Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ phản ánh khả năng kết hợp, khai thác tài nguyên, tiềm lực kinh tế-xã hội của các vùng phục vụ cho mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân thống nhất
Phương diện thứ hai, theo cơ cấu kinh tế về mặt kinh tế-xã hội, bao gồm:
• Cơ cấu theo các thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của mọi thành viên xã hội
• Cơ cấu kinh tế theo trình độ phát triển của quan hệ hàng hoá tiền tệ
Nó phản ánh khả năng giải quyết mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các ngành, lĩnh vực và các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân thống nhất
1.1.3 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao
động
Chuyển dịch cơ cấu lao động nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động theo
Trang 4ngành kinh tế, theo vùng lãnh thổ do chuyển dịch cơ cấu kinh tế quyết định nhưng cũng có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chậm phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó
sự thực hiện và vận dụng cơ chế, chính sách ở từng vùng, từng ngành, sự đáp ứng về lao động, đất đai… cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng ngành, từng vùng…
Cơ cấu lao động được chuyển dịch tùy theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu lao động được chuyển dịch nhanh hay chậm phụ thuộc sự hấp dẫn và điều kiện làm việc, hưởng thụ của ngành nghề sẽ chuyển dịch sang làm việc; sự chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể…
Tuy nhiên khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi lại tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuận lợi và đòi hỏi phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế
1.2 Một số mô hình kinh tế
1.2.1 Mô hình Lewis (1955)
Theo ông do đất đai ngày càng khan hiếm trong khi lao động ngày càng tăng, hệ quả là có tình trạng dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp Khu vực này có một số đặc trưng:
• Sản phẩm biên lao động bằng không
• Mức tiền lương ở mức tối thiểu
• Số lao động dù có giảm đi 1 lượng L vẫn không ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nông nghiệp
Với mức tiền lương cao hơn khoảng 30% khu vực Công nghiệp có thể thu hút số lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp:
Trang 5Giải thích:
Khi Li ≤ L3: Wi = W1 việc thu hút thêm lao động giúp tăng TP (Tổng sản lượng) dẫn đến lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm tăng, lợi nhuận của nhà tư bản tăng Khi Li > L3: Wi = W3 lương tăng de dọa lợi nhuận, nhà tư bản sẽ lựa chọn yếu tố khác thay vì lao động Quá trình tăng trưởng sẽ tiếp tục.
1.2.2 Mô hình Harry T Oshima
Oshima cho rằng:
• Khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động nhưng chỉ lúc thời vụ không căng thằng
• Đầu tư chiều sâu cả cho Nông nghiệp và Công nghiệp không khả thi vì nguồn lực và trình độ lao động có hạn của các nước đang phát triển
Ông đề nghị:
Giai đoạn 1: đầu tư cho nông nghiệp theo chiều rộng nhằm đa dạng hóa
sản xuất thu hút lao động Nông nghiệp mở rộng sản lượng tạo ngoại tệ nhập khẩu máy móc cho công nghiệp
Lao Động
Si: Cung L từ khu vực nông nghiệp
Tiền lương
cân bằng
Sản lượng
Y1
Y3
W3
W1
TP(K1) TP(K2)
TP(K3)
Trang 6Giai đoạn 2: phát triển theo chiều rộng các ngành nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ Tiếp tục đa dạng hóa nông nghiệp Phát triển công nghiệp chế biến cung cấp đầu vào cho nông nghiệp
Giai đoạn 3: nông nghiệp đẩy nhanh cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ
sinh học để tăng năng suất lao động Nông nghiệp có thể giảm số lao động chuyển sang khu vực công nghiệp mà không ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nông nghiệp Công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và chuyển dịch hướng về xuất khẩu
1.2.3 Lý thuyết thay đổi cơ cấu của Chenery
Dựa vào các công trình nghiên cứu, ông kết luận rằng: “Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần, trong khi tỷ trọng công nghiệp trong GDP có xu hướng tăng dần tương ứng với GNP/người tăng dần” Đặc trưng cho giai đoạn phát triển của một quốc gia chính là cơ cấu GDP
và sự thay đổi từ thấp lên cao khi sự thay đổi cơ cấu GDP theo hướng tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm dần Cụ thể:
• GNP/người < 600 USD và tỷ trọng Công nghiệp < Nông nghiệp: Kém phát triển
• GNP/người từ 600-3000 USD, tỷ trọng Công nghiệp > Nông
nghiệp: trung bình
• GNP/người >3000 USD, tỷ trọng Công nghiệp > Nông nghiệp: Phát triển.%
45 28
15
Tỷ trọng GDP nông nghiệp, công nghiệp
Yi (%)
Ya (%) 20
Trang 7Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tác động đến cơ cấu kinh tế ở nước ta
hiện nay
2.1 Những bước tiến khả quan
2.2.1 Hoàn thành bước đầu mục tiêu đã đề ra:
Giai đoạn 1: Chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành, từ độc canh cây lúa chuyển sang thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng từng bước mở rộng qui mô và hiện đại hóa Đến nay lao động trong nông nghiệp đã có sự dư thừa cả về tuyệt đối lẫn tương đối, chúng ta đã tiến hành đầu tư vào các ngành phi nông nghiệp như: Công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… (đã hoàn thành)
Giai đoạn 2: Tăng tỷ trọng lao động có trình độ thấp và giảm tỷ trọng lao
động chưa qua đào tạo Khi sự đòi hỏi về mức độ phức tạp của công việc tăng lên thì sẽ tiến hành tăng tỷ trọng lao động có trình độ, bằng cấp; giảm tỷ trọng lao động có trình độ thấp Bên cạnh đó, hoạt động lao động hộ gia đình phân tán riêng lẻ được đẩy qua hình thức kiểu hợp tác xã, công xưởng, trang trại,… Đây là giai đoạn chúng ta đang thực hiện quyết liệt
Giai đoạn 3: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với cơ cấu kinh
tế vùng lãnh thổ Tạo ra vùng kinh tế trọng điểm với ngành kinh tế mũi nhọn giữ vai trò hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
2.2.2 Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa,
hội nhập vào kinh tế toàn cầu
Thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP ngày càng tăng, từ 34,7% năm 1992 lên 47.62% năm 2002, và đến năm 2005 là 61.09% Tổng kim ngạch xuất khẩu
Trang 8bình quân đầu người trong 4 năm 2002 - 2005 tăng 86.35% từ 209.5 lên 390.4 Đôla Mỹ (Niên giám thống kê 2006 – xem thêm phụ lục 4)
Nhiều sản phẩm của Việt Nam như gạo, cao su, may mặc, giày dép, hải sản… đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới Các hoạt động kinh
tế đối ngoại khác như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng đều tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vốn FDI
đã có bước phát triển tích cực, tăng mạnh từ năm 2004 đến nay Năm 2001, vốn FDI vào Việt Nam là 3142.8 triệu USD; tiếp theo, năm 2002: 2998.8 triệu USD; 2003: 3191triệu USD; 2004: 4547 triệu USD; 2005: 6839 triệu USD; 2006: 10,2 tỉ USD (Niên giám thống kê 2006- xem thêm phụ lục 3)
Năm 2007 vừa qua đã là năm thứ hai nước ta liên tục nhận được các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt con số kỷ lục: 20,3 tỉ USD, tăng gấp đôi so với năm 2006, bằng tổng mức thu hút FDI của cả giai đoạn 5 năm 2001-2005, chiếm 1/4 tổng vốn FDI vào Việt Nam trong suốt hơn 20 năm vừa qua
2.2.3 Cơ cấu ngành đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá
Tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế
đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 27,18% năm 1995; 24,53% năm 2000; 20,97% năm 2005, và đến năm 2008 ước còn
20,6% Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm 1995 tăng lên 28,76%; năm 2000: 36,73%; năm 2005: 41.02% và đến năm 2008 ước tính sẽ tăng đến 41,6% (Niên giám thống kê 2006)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo
xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Số lao động trong các ngành công
Trang 9nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi
2.2.4 Cơ cấu lao động chuyển dịch theo ba nhóm ngành kinh tế
Bảng số liệu (Niên giám thống kê 2006- xem thêm phụ lục số 1 và 2):
Phân theo ngành kinh tế
(nghìn người)
Vận tải kho bãi, thông tin
liên lạc
Như vậy trong 6 năm từ 2000-2006 số lao động trong khu vực nông lâm nghiệp giảm 712 nghìn (5.3%/ năm) trong khi khu vực công nghiệp tăng 1606.4 nghìn người (7.16%/năm) cùng với sự tăng lên hàng loạt từ các ngành dịch vụ như y tế, giáo dục, vận tải thông tin… Tuy nhiên nhìn chung lại tỷ trọng của ngành dịch vụ vẫn còn chưa vượt trội hơn ngành công nghiệp, đây là điều
chúng ta cần có giải pháp khắc phục trong tương lai
2.2 Những khuyết điểm từ thực tế
2.2.1 Những hạn chế, bất cập của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
So với yêu cầu đặt ra, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chất lượng chưa cao Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghệ nhìn chung, vẫn ở mức trung bình Công nghiệp chế biến, đặc
Trang 10biệt là những ngành công nghệ cao chưa phát triển Tỷ trọng dịch vụ trong GDP giảm liên tục trong những năm gần đây Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển Tình trạng độc quyền, dẫn tới giá cả dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ thấp còn tồn tại ở nhiều ngành như điện lực, viễn thông, đường sắt Một
số ngành có tính chất động lực như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tính chất xã hội hoá còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước
Mới đây, tháng 9-2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội trong 3 năm qua (2006-2008) và dự báo khả năng thực hiện 52 chỉ tiêu chủ yếu đã được Đại hội X của Đảng đề ra trong kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, trong đó có các chỉ tiêu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa
ra cảnh báo, mặc dù đã có sự chuyển dịch đúng hướng, song tiến độ thực hiện còn chậm so với mục tiêu kế hoạch; trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái hiện nay mà dự báo là sẽ còn rất nan giải, chí ít là trong vài ba năm tới, nếu không có các giải pháp chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng nâng cao sản lượng và chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế cùng với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ… thì khó có thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra Có cảnh báo đó là vì, theo ước tính, đến hết năm 2008,
tỷ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn còn 20,6-20,7%, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải giảm còn 15-16%; giá trị công nghiệp năm 2008 mới đạt 40,6-40,7% GDP, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải đạt 43-44%; tỷ trọng
thương mại - dịch vụ năm 2008 ước tính có thể đạt 38,7-38,8% GDP, trong khi
kế hoạch đến năm 2010 phải là 40-41%
Trang 112.2.2 Một ví dụ điển hình
Tại thôn Cảnh Diễn, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, đây là khu vực đồng bào dân tộc Chăm sinh sống Số lượng lao động của thôn vào khoảng hơn 100 người cả nam lẫn nữ Trong số này có khoảng 4-5% hiện đang làm việc trong quân đội, 2% đang làm việc cho chính quyền huyện, số còn lại >90% đều sống bằng nghề nông một năm 3 vụ
Vào những lúc sau khi thu hoạch, hầu hết số lao động trong thông đều rơi vào tình trạng “thất nghiệp tự nguyện”, thu nhập của người dân vùng này thuộc loại thu nhập theo mùa khiến cho việc chi tiêu và tiết kiệm trở nên khó khăn
25-30% lao động trong thôn (đa phần là nữ) được chính quyền tỉnh hỗ trợ học nghề dệt may, số lao động này đáp ứng tốt cho nhu cầu của Hợp tác xã Phan Thanh- hợp tác xã sản xuất mặt hàng vải thổ cẩm truyền thống của dân tộc Chăm Mức thu nhập của người dân khi làm việc tại hợp tác xã cao hơn và ổn định hơn so với làm nông Tuy nhiên đến nay hợp tác xã này vẫn chưa hoạt động được vì lí do không tiêu thụ được sản phẩm khiến cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong thôn diễn ra chậm, người dân vẫn phải bám víu vào nghề nông chỉ với mức thu nhập 950.000/đ cho 1 hộ gia đình 5 người
(Thông tin từ Đội SIFE trường ĐH Kinh tế TPHCM)
Trường hợp của Hợp tác xã Phan Thanh là một điển hình cho nông thôn Việt Nam ngày nay trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Vẫn còn nhiều hạn chế: vốn, kinh phí; kĩ năng, chất lượng lao động, các tổ chức thực hiện,… tiến độ vẫn còn rất chậm so với quá trình phát triển của kinh tế thị trường