1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng ảnh, phim tư liệu và những ca khúc cách mạng trong giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 9 phần lịch sử việt nam giai đoạn 1945 – 1975”

64 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

Sáng kiến của tôi: ‘‘Sử dụng ảnh, phim tư liệu và những ca khúc cách mạng trong giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 9 phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975” sẽ là một trong những giải phá

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ

Môn lịch sử là bộ môn khoa học nghiên cứu về những gì đã diễn ra trong

Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sửViệt Nam đã từng nói: “Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiếnthức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà còn giữ vai trò quan trọng bậc nhấttrong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, gópphần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc…”

Với những đặc trưng và ưu thế vốn có, lịch sử là điều kiện và cơ sở để giáodục HS trên tất cả các mặt: đức, trí, thể, mỹ Dạy và học tốt bộ môn lịch sử sẽgóp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, phục vụ cho công cuộc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Đặc biệt hiện nay, việc đổi mới dạy học và kiểm tra,đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở tất cả các bộ môntrong đó có môn lịch sử đang được tất cả mọi giáo viên quan tâm Đó là cácnăng lực: năng lực quan sát, năng lực tự đánh giá, năng lực phát hiện, năng lựcsáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề… để đáp ứng mục tiêu của ngành giáodục là phải đào tạo những con người năng động, sáng tạo, biết phản biện xã hội,biết khai thác thông tin biết thích ứng với môi trường xã hội thời mở cửa, hộinhập quốc tế

Môn Lịch sử có tầm quan trọng như vậy nhưng hiện nay môn lịch sử chưađược coi trọng Một số bộ phận xã hội, phụ huynh và học sinh xem môn học này

là môn học phụ Do học sinh ngày càng không yêu thích bộ môn lịch sử nên chấtlượng bài thi của bộ môn lịch bao giờ cũng thấp hơn rất nhiều so với các bộ mônvăn hóa khác

Điều này đã trở thành một vấn đề nhức nhối, nóng bỏng được toàn hộiquan tâm, làm cho những giáo viên trực tiếp dạy bộ môn lịch sử phải trăn trở

Trang 2

Bởi những lỗ hổng lớn về kiến thức lịch sử của giới trẻ đang rung lên những hồichuông cảnh báo về nguy cơ lịch sử vẻ vang của một dân tộc anh hùng có thể sẽ

bị chôn vùi trong dĩ vãng

Có một thực tế đáng buồn là nhìn chung việc dạy và học lịch sử ở cáctrường phổ thông hiện nay, dù vẫn được sự chỉ đạo của cấp trên là phải đổi mớiphương pháp dạy học, phải ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhưng

ở nhiều trường THCS, ngoài thời gian hội giảng để tập huấn cho giáo viên thamgia dự thi giáo viên giỏi các cấp và khi đón đoàn thanh tra, kiểm tra thì giáo viên

ở các trường THCS vẫn dạy theo phương pháp truyền thống

Lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, đã bị dòng chảy củathời gian che khuất Vì vậy muốn làm cho học sinh yêu thích bộ môn lịch sử thìchỉ có một cách là người giáo viên dạy bộ môn lịch sử phải làm cho những sựkiện, những nhân vật lịch sử của quá khứ trở nên “có hồn”, “sống lại” trước mắtcác em học sinh

Về mặt lý luận, chủ nghĩa duy vật biện chứng coi con đường biện chứngcủa quá trình nhận thức chân lý không phải là giản đơn, thụ động Quá trình đó

đã được Lênin chỉ rõ: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duytrừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý,của sự nhận thức hiện thực khách quan" (V.I.Lênin: Toàn tập, t.29, Nxb Tiến

bộ, M.1981, tr.179)

Như vậy có nghĩa là muốn cho học sinh hiểu tường tận về lịch sử thì ngoàilời nói của mình người giáo viên cần phải có những đồ dùng trực quan sinhđộng Nhưng trong thực tế, bộ thiết bị mà cấp trên cấp cho các trường THCS tuy

có nhiều thiết bị, nhưng thiết bị của bộ môn lịch sử chủ yếu chỉ là những bản đồ,lược đồ Bản đồ, lược đồ là những đồ dùng trực quan có rất nhiều ưu điểmnhưng nhiều năm nay ở tiết học nào giáo viên cũng chỉ sử dụng bản đồ, lược đồnên cũng đã gây nên sự không hứng thú cho học sinh

Vậy làm thế nào để môn lịch sử trở nên hấp dẫn đối với học sinh? Để nângcao chất lượng bộ môn lịch sử?

Trang 3

Theo tôi, dạy học là một sự sáng tạo Mỗi người giáo viên phải tìm chomình một con đường, một phương pháp dạy học riêng.

Là giáo viên lịch sử hãy dạy cho học sinh niềm đam mê lịch sử bằng cácphương pháp dạy học khác nhau, bằng các cách tiếp cận lịch sử khác nhau đểrèn luyện năng lực tư duy độc lập, sáng tạo cho các em

Xuất phát từ thực tiễn của bộ môn lịch sử, từ lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tôi đã lựa chọn con đường - phương pháp để dạy học bộ môn

mạng trong giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 9 phần lịch sử Việt Nam giai đoạn

1945 – 1975”.

Tôi tin rằng những hình ảnh, mầu sắc, âm thanh trong các bức ảnh, đoạnphim tư liệu và những ca khúc cách mạng sẽ là một trong những phương pháphữu hiệu nhất để lôi cuốn các em học sinh, tạo cho các em có cảm giác như đangđược sống cùng những nhân vật và sự kiện lịch sử

Đây cũng chính là đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2014- 2015của tôi

Theo phân phối chương trình môn lịch sử lớp 9 cả năm có 52 tiết Với đề

tài sáng kiến này, tôi sẽ dùng để dạy 17 tiết học của phần lịch sử Việt Nam giai

đoạn 1945 1975, từ bài 23 tiết 28: Bài Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đến bài 30 tiết 46: Bài hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước(Nghĩa là sáng kiến này tôi sẽ sử dùng để dạy cho 17/52 số tiết của cả chươngtrình môn lịch sử lớp 9)

-Trong đĩa CD gửi kèm theo đề tài gồm có hai phần tương ứng với haiphương án dạy học:

Phần thứ nhất: Tôi sẽ sử dụng 80 đoạn phim tư liệu và những ca khúccách mạng (có hình ảnh) để dạy 17 tiết học phần lịch sử Việt Nam lớp 9 giai

đoạn 1945 - 1975 trong điều kiện nhà trường có máy chiếu.

Phần thứ hai: Tôi sẽ sử dụng ảnh lịch sử và 30 ca khúc cách mạng (không

có hình ảnh, mà là thu thanh) để dạy 17 tiết học phần lịch sử Việt Nam lớp 9

giai đoạn 1945 - 1975 khi nhà trường không có điều kiện sử dụng máy chiếu.

Trang 4

Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn được trao đổi kinh nghiệm

dạy học môn lịch sử với đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mônlịch sử

II THỰC TRẠNG:

1 Về thuận lợi:

Trường THCS Yên Phong huyện Ý Yên tỉnh Nam Định nơi tôi đangcông tác, đã được được ngành Giáo dục - Đào tạo quan tâm đầu tư hai phòngmáy vi tính, mỗi phòng gồm 15 máy vi tính, hai máy chiếu và ba Laptop nên đãtạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp dạyhọc để nâng cao chất lượng giáo dục

Giáo viên của trường luôn có ý thức tự học hỏi nâng cao trình độ côngnghệ thông tin để tự thiết kế và sử dụng được các bài giảng điện tử, trên lớp luônphối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực

Một số em học sinh cũng có ý thức tìm hiểu những kiến thức về bộ mônlịch sử

2 Về khó khăn:

Giáo viên:

Dạy lịch sử cần phải có tâm huyết, phải yêu nghề thì mới dạy hay được.Nhưng hiện nay một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề Do đó bàigiảng thường trở nên khô khan, thiếu sức thuyết phục

Một số giáo viên do kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin còn hạn chếnên cách dạy ‘thầy cứ đọc, trò cứ chép” vẫn diễn ra Học sinh chỉ biết ghi chépnhững gì mà thầy, cô đọc như một cái máy và nếu để làm bài kiểm tra thì các emcũng cứ học bài và chép bài một cái máy

Cách thức ra đề kiểm tra còn thiếu những câu hỏi kích thích tư duy sáng tạo

ở học sinh mà lại có quá nhiều câu hỏi tái hiện, ghi nhớ máy móc như: Hãy nêudiễn biến? Hãy kể tên? Sự kiện này xẩy ra vào thời gian nào? Cuộc kháng chiến,trận đánh chia làm mấy giai đoạn? Với những câu hỏi như vậy bắt buộc học

Trang 5

sinh phải học rất nhiều, phải nhớ rất nhiều mới cú thể đạt được điểm cao Nhưngnhững cõu hỏi này thỡ làm sao cú thể phỏt triển được cỏc năng lực như năng lực

tự đỏnh giỏ, năng lực sỏng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề… của học sinh?

Phần lớn học sinh cũn coi lịch sử là mụn phụ, chưa nhiệt tỡnh với mụn họcnờn chất lượng học tập chưa cao

Phụ huynh khụng muốn cho con em mỡnh dành thời gian để học mụn lịch

sử vỡ họ cú suy nghĩ rằng học mụn sử chẳng cú ớch gỡ vỡ nú là bộ mụn khụngphục vụ cho việc thi vào THPT

Một bộ phận xó hội khụng coi trọng đỳng mức giỏ trị của bộ mụn lịch sử

Sỏch giỏo khoa lịch sử cú quỏ nhiều sự kiện Tất cả những hỡnh ảnh trongsỏch giỏo khoa sỏch giỏo khoa lịch sử lớp 9 đều là những hỡnh ảnh đen trắng,khụng tạo nờn sự lụi cuốn, hấp dẫn nờn đó làm cho cỏc em chỏn nản khi phảicầm cuốn sỏch trờn tay Những cuốn sỏch giỏo khoa lịch sử như thế chưa thể đỏpứng được yờu cầu đổi mới

3 Điều tra cụ thể:

Về phía giáo viên:

Để tìm hiểu rõ thực trạng việc sử dụng ảnh, phim tư liệu và những cakhỳc cỏch mạng về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 tôi tiến hành điềutra, phỏng vấn giỏo viờn với phiếu hỏi

Việc điều tra đợc tiến hành đối với giáo viên dạy lịch sử nhằm tìm hiểuquan niệm của các thầy cô về thực trạng việc sử dụng ảnh, phim tư liệu vànhững ca khỳc cỏch mạng, đề xuất ý kiến để góp phần nâng cao hiệu quả bàihọc

Qua điều tra, tụi nhận thấy hầu hết các giáo viên lịch sử đều đã nhận thức

đợc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng ảnh, phim tư liệu và những cakhỳc cỏch mạng với việc nâng cao chất lợng bộ môn Khi đợc hỏi "Theo thầycô, sử dụng ảnh, phim tư liệu và những ca khỳc cỏch mạng trong dạy học lịch

sử Việt Nam có vai trò và ý nghĩa nh thế nào" thì có tới 60% trả lời đó là việclàm rất cần thiết, 40% cho rằng việc sử dụng ảnh, phim tư liệu và những cakhỳc cỏch mạng sẽ góp phần nâng cao chất lợng bài học lịch sử

Trang 6

Song trên thực tế, việc nhận thức về vai trò của việc sử dụng ảnh, phim tưliệu và những ca khỳc cỏch mạng trong dạy học lịch sử Việt Nam nói chung, giai đoạn 1945 - 1975 nói riêng mới chỉ dừng lại ở lý luận, nhiều giáo viên còn

tỏ ra lúng túng khi sử dụng ảnh, phim tư liệu và những ca khỳc cỏch vào nộidung của bài

Nhìn chung, hầu hết giáo viên chỉ vận dụng phơng pháp dạy học truyềnthống là trình bày miệng Việc sử dụng biện pháp trình bày miệng là chủ yếu đódẫn tới bài học tẻ nhạt, nhàm chán, không đạt hiệu quả cao

Nguyên nhân của thực trạng trờn là do giáo viên cha có trỡnh độ về tin học,chưa dành nhiều thời gian đầu t công sức vào việc soạn và giảng bài

Về phía học sinh:

Khi đợc hỏi: Em có thích học môn lịch sử không? thì có tới 25% học sinhtrả lời là thích, 45% học sinh trả lời là bình thờng, 30% học sinh trả lời là khụngthích

Trả lời câu hỏi: Em có hứng thú khi thầy, cụ sử dụng ảnh, phim tư liệu vànhững ca khỳc cỏch mạng để dạy mụn lịch sử khụng? thì 95,% học sinh trả lời

là rất thích

Trả lời câu hỏi: Ở trường em, thầy, cụ cú sử dụng ảnh, phim tư liệu vànhững ca khỳc cỏch mạng để dạy mụn lịch sử khụng? thì 100,% học sinh trả lời

là thầy, cụ chỉ sử dụng trong cỏc giờ hội giảng thụi

Những kết quả điều tra về thực trạng dạy và học lịch sử trờn làm cho tụinhớ tới lời vớ von của giỏo sư Nguyễn Lõn Dũng khi núi về thực trạng việc dạyhọc lịch sử hiện nay: với kiểu học lịch sử ộp học sinh phải nhớ quỏ nhiều số liệunhư hiện nay thỡ ngay cả giỏo sư Phan Huy Lờ (là một trong những giỏo sư sửhọc hàng đầu ở Việt Nam) nếu khụng dở tài liệu mà đó phải viết ngay lời giải thỡliệu giỏo sư sẽ được mấy điểm?

ca khỳc cỏch mạng trong giảng dạy bộ mụn lịch sử lớp 9 phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975” sẽ là một giải phỏp mới, cần thiết, nhằm khắc phụcnhững nhược điểm của phương phỏp dạy học truyền thống trước đõy

Trang 7

1 Vấn đề cần giải quyết.

Cách dạy, cách kiểm tra và cách học như tôi vừa nêu trong phần thực trạng

đã không những không phát triển được các năng lực của học sinh mà còn làmmất dần đi sự tư duy sáng tạo của các em Điều này không còn phù hợp với yêucầu của thời đại ngày nay

Theo tôi, khi dạy lịch sử giáo viên không nên áp đặt, bắt buộc học sinh phảighi nhớ máy móc những ngày, tháng sự kiện, số quân địch bị ta tiêu diệt là baonhiêu, trình bầy chi tiết, cụ thể các giai đoạn của cuộc kháng chiến, của trậnđánh… mà chủ yếu giáo viên phải khích lệ, tôn trọng các chính kiến khi đánhgiá nhân vật, sự kiện của các em Bài làm của các em có thể lấy ở ngoài sáchgiáo khoa, ngoài vở mà cô đã cho ghi, miễn là các em có lập luận logic, chặt chẽ

và có có sức thuyết phục cao Chỉ có cách dạy và học như vậy mới hình thành ởhọc sinh các năng lực cần thiết của người học như: năng lực tự đánh giá, nănglực sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề…để đáp ứng mục tiêu của ngànhgiáo dục là phải đào tạo những con người năng động, sáng tạo, biết phản biện xãhội, biết khai thác thông tin biết thích ứng với môi trường xã hội thời mở cửa,hội nhập quốc tế

Sáng kiến của tôi: ‘‘Sử dụng ảnh, phim tư liệu và những ca khúc cách mạng trong giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 9 phần lịch sử Việt Nam giai đoạn

1945 – 1975” sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề trên

2 Tính mới của đề tài.

Đề tài này của tôi là một đề tài mới Điểm mới nhất trong đề tài của tôi đó

là trong đĩa CD gửi kèm theo đề tài gồm có hai phần tương ứng với hai phương

án dạy học:

Phần thứ nhất: Tôi sẽ sử dụng 80 đoạn phim tư liệu và những ca khúccách mạng (có hình ảnh) để dạy 17 tiết học phần lịch sử Việt Nam lớp 9 giai

đoạn 1945 - 1975 trong điều kiện nhà trường có máy chiếu đa năng.

Phần thứ hai: Tôi sẽ sử dụng ảnh lịch sử và 30 ca khúc cách mạng (không

có hình ảnh, mà là thu thanh) để dạy 17 tiết học phần lịch sử Việt Nam lớp 9 giai

đoạn 1945 - 1975 khi nhà trường không có điều kiện sử dụng máy chiếu đa năng.

Trang 8

Tôi hy vọng rằng với phương pháp dạy học này, học sinh sẽ có một cáchnhìn mới về môn lịch sử để các em sẽ yêu thích bộ môn lịch sử hơn và từ đóchất lượng của bộ môn lich sử sẽ ngày càng được nâng cao hơn!

Khái niệm phim tư liệu và những ca khúc cách mạng.

Phim tư liệu là phim được quay trực tiếp dựa vào các hình ảnh ngoài thực

tế, không có hoặc rất ít các chỉ đạo diễn xuất của đạo diễn

Những ca khúc cách mạng là những ca khúc được gắn liền với thời kỳchiến tranh và xây dựng đất nước Đặc biệt, những ca khúc được ra đời trong haicuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã trở thành những bài ca đi cùngnăm tháng, là những dấu ấn lịch sử không phai trong tâm thức của mỗi ngườicon đất Việt

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ Do đó, để tái hiện lại lịch sửgần giống như nó đã từng tồn tại là một việc rất khó khăn

Với đặc trưng này, ảnh, phim tư liệu và những ca khúc cách mạng sẽ là một

nguồn tư liệu học tập sinh động, hấp dẫn

Tác dụng của ảnh, phim tư liệu và những ca khúc cách mạng.

Tác dụng của ảnh và phim tư liệu.

Các em học sinh sẽ rất thích thú trước những bức ảnh, những thước phimquý hiếm về những ngày tháng hào hùng của cách mạng tháng Tám Hình ảnhnhững đoàn công binh mở đường, chở gạo ra mặt trận, cảnh kéo pháo vào trậnđịa, hình ảnh những trận đánh trên đồi Him Lam, đồi Độc Lập, đồi A1 và đặcbiệt là cảnh bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh tấn công vào Sở chỉ huy củatướng De Castrie tại chiến dịch Điện Biên Phủ

Các em cũng sẽ rất hào hứng, phấn khởi khi được chứng kiến những hìnhảnh về quân và dân miền Bắc vừa sản xuất, bảo đảm lúa gạo cung cấp cho chiếntrường miền Nam, vừa kiên cường chống lại cuộc chiến tranh leo thang bắn phácủa giặc Mỹ Đặc biệt là hình ảnh quân dân Hà Nội bắn rơi pháo đài bay B52của giặc Mỹ lập nên một trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972

Hình ảnh nhân dân miền Nam khổ cực, đau thương dưới ách thống trị tànbạo của Mĩ- Diệm nhưng vẫn ngoan cường, anh dũng với cao trào: “Tìm Mĩ mà

Trang 9

đánh, lùng ngụy mà diệt” Phối hợp cùng quân dân miền Bắc làm nên đại thắngmùa Xuân năm 1975 thống nhất đất nước.

Nhưng lịch sử của dân tộc Việt Nam không chỉ có những chiến thắng hàohùng Những chiến thắng ấy đã phải đổi bằng máu của biết bao con người đã sẵnsàng hy sinh vì Tổ Quốc như ở trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968 (có nhữngngôi mộ tập thể chôn chung 300 người), như trận chiến ở thành cổ Quảng Trị năm

1972 (trong 81 ngày đêm, số bom đạn mà Mĩ ném xuống Quảng Trị tương đươngvới 7 quả bom nguyên tử mà Mĩ ném xuống Nhật Bản trong thế chiến thứ hai)

Tác dụng của những ca khúc cách mạng.

Những ca khúc cách mạng đã đi cùng với năm tháng, phản ánh nhữngthăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam Đó là những ca khúc bất hủ Những cakhúc ấy cần phải vang mãi trong lòng người Việt

Những ca khúc cách mạng với những cung bậc của âm thanh, tự bản thân

nó đã có một đời sống rất mãnh liệt Những giai điệu vừa hùng tráng, vừa dadiết của một thời “Tiếng hát át tiếng bom” sẽ đem lại niềm vui, sự sảng khoáicho các em, sẽ giáo dục, kêu gọi các em phải sống có trách nhiệm với bản thân,với gia đình và xã hội đồng thời cũng giúp các em có một nhân cách toàn vẹnhơn

Các em sẽ vô cùng vui mừng, phấn khởi khi được xem, được nghe những

ca khúc hùng tráng về cách mạng tháng Tám, về chiến thắng Điện Biên và đặcbiệt là về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - một cuộc chiến tranh nhân dân

vĩ đại

Từ những chị nông dân thay chồng đi cày trên cánh đồng năm tấn (trong cakhúc “Đường cầy đảm đang” của nhạc sĩ An Chung, từ những anh công nhânlàm việc mải miết thâu đêm (trong ca khúc “Những ánh sao đêm” của nhạc sĩPhan Huỳnh Điểu) đến những cụ ông dùng súng trường bắn rơi máy bay Mĩ trênmảnh đất Thanh Hóa (trong ca khúc “Hát mừng các cụ dân quân” của nhạc sĩ

Đỗ Nhuận)

Trang 10

Từ những cô gái của mảnh đất Gio Linh - Quảng Trị, nơi có sông Bến

Hải, cầu Hiền Lương, nơi có vĩ tuyến 17 ác liệt đầy đạn bom (trong ca khúc

“Tiếng hát trên đường quê hương” của nhạc sĩ Huy Thục), đến trận chiến 1 đấu

20 giữa tiểu đội trưởng Bùi Ngọc Đủ cùng 9 đồng đội của mình với đội quân

200 lính Mỹ để nhạc sĩ Huy Thục viết nên giai điệu của bài hát “Ơi con suối LaLa”, đến những cô gái của thành phố Sài Gòn hoa lệ, mà sương đêm còn chưatan, cũng đã lên đường đi tải đạn (trong ca khúc “Cô gái Sài Gòn đi tải

đạn” của nhạc sĩ Lưu Nhất Vũ).

Từ những cô gái Pa Kô, những chàng trai, những cô gái đêm đêm giã gạobằng chày tay đến sáng vì “cách mạng cần gạo nhiều để đánh Mĩ”, đến nhữngngười mẹ địu con trên lưng, vừa ru con vừa làm nương, làm rẫy

Rồi mặc cho bom đạn của giặc Mĩ, mặc cho gian khổ chất chồng, trên conđường Trường Sơn huyền thoại:

“Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây Bên nắng đốt bên mưa quây”

ấy đã có biết bao đôi trai gái đã nảy nở tình yêu Trong cảnh rợp trời thương làmàu xanh suốt của núi rừng Trường Sơn ấy, “em chỉ muốn nghiêng hết (ấy mới)

về phương anh” Nhưng rồi, sau mỗi trận đánh, họ “đi tìm nhau để mãi mãikhông về” Tình yêu của những đôi trai gái trong chiến tranh đã làm cho nhữngnốt nhạc cứ tuôn chảy làm rung động bao trái tim người nghe với niềm tiếcthương, cảm phục:

Xa thẳm một miền xa thẳm Tiếng gọi hồn thiêng núi sông Một tình yêu như cánh chim từ quy Bay bay đi tìm nhau

Một tình yêu như bão giông khát khao Đến bên nhau giữa đạn bom

Đi tìm nhau suốt chiều dài đất nước

Đi tìm nhau giữa hai đầu trận đánh

Đi tìm nhau đi mãi mãi không về

Trang 11

Hồn thiêng sông núi tạc nên tượng đài.

(Ca khúc “Miền xa thẳm” của nhạc sĩ Đức Trịnh)

Tình yêu thương và lòng căm thù đã biến thành “Bão nổi lên rồi” (ca khúc

“Bão nổi lên rồi” của nhạc sĩ Liêu Phong) để quân ta “Tiến về Sài Gòn” (cakhúc “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước) quét sạch lũ cướp nước và

bè lũ bán nước

Và trong ngày “ Đất nước trọn niềm vui” (ca khúc “Đất nước trọn niềmvui” của nhạc sĩ Hoàng Hà) lòng các em lại lắng xuống khi nhìn thấy hàng hàng,lớp lớp những tấm bia mộ nằm san sát bên nhau trong nghĩa trang liệt sĩ TrườngSơn, trong đài tưởng niệm Thành Cổ - Quảng Trị

Các em cũng sẽ vô cùng xúc động khi nghe ca khúc “Vì đâu em chết” của

nhạc sĩ Thanh Trúc khi các em chứng kiến những thân thể nhỏ bé, khẳng khiu,

dị tật với những đôi mắt mở to, đờ đẫn của con, của cháu những nạn nhân bịnhiễm chất độc đi-ô-xin

Đó là nỗi đau chung của dân tộc Việt Nam

Cứ như vậy, giáo viên không cần phải nói các em phải yêu ai, không cầnphải nói các em phải ghét điều gì và các em phải làm gì Mà cứ sau mỗi tiết họcnhư thế, tự các em sẽ biết căm thù cái ác, căm thù chiến tranh Tự các em sẽ biếtphải yêu và giữ gìn hòa bình, biết yêu thương, trân trọng mảnh đất Việt Nam -nơi đã thấm đẫm bao máu và nước mắt của cha ông Để từ đó tự thấy tráchnhiệm của mình trong cuộc sống hôm nay

Như vậy: Ảnh, phim tư liệu và những ca khúc cách mạng về lịch sử ViệtNam giai đoạn 1945 – 1975 với những biểu tượng chân thực về quá khứ lịch sử,với những hình ảnh màu sắc, âm thanh phản ánh hiện thực lịch sử một cách sinhđộng sẽ làm cho các em có cảm giác như đang được sống cùng sự kiện của quákhứ, sẽ giúp các em hứng thú, say mê học tập, chủ động khám phá kiến thức,độc lập trong tư duy đặc biệt những kĩ năng cần thiết sẽ được hình thành trongcác em

Trang 12

Sử dụng ảnh, phim tư liệu và những ca khúc cách mạng chính là mộtphương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu của thời đại và phù hợp với chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước vì chiến lược phát triển giáo dục đào

tạo đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “từng bước phát triển

giáo dục dựa trên công nghệ thông tin…công nghệ thông tin sẽ tạo ra thay đổi lớn trong hệ thống quản lí giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”

3 Các điều kiện cần thiết để sử dụng ảnh, phim tư liệu và những ca khúc cách mạng trong giảng dạy bộ môn lịch sử.

3.1 Đối với giáo viên:

- Phải có những kiến thức về tin học, biết sử dụng máy tính, biết soạn thảovăn bản

- Biết sử dụng phần mềm Power point

- Biết cách truy cập và lựa chọn ảnh, phim tư liệu và những ca khúc cáchmạng trên Internet cho phù hợp với nội dung của từng bài học

- Biết cắt, ghép, đổi đuôi các đoạn phim trong những bộ phim tư liệu,những đoạn bài hát trong những ca khúc cách mạng Biết chèn các đoạn phim,đoạn bài hát vào các slide trên Power point

- Biết trình chiếu bài giảng điện tử

- Có bộ sưu tập ảnh và tuyển tập những ca khúc cách mạng giai đoạn 1945-1975

3.2 Đối với nhà trường: phải có các trang thiết bị sau:

- Máy tính nối mạng Internet

Trang 13

Trường THCS Yên Phong huyện Ý Yên tỉnh Nam Định đã có đủ các trangthiết bị trên để giáo viên sử dụng ảnh, phim tư liệu và những ca khúc cách mạngtrong giảng dạy bộ môn lịch sử.

4 Sau đây là các bước tiến hành khi soạn, giảng một tiết học có sử dụng ảnh, phim tư liệu và những ca khúc cách mạng trong giảng dạy bộ môn lịch

sử lớp 9 phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.

4.1 Phương án thứ nhất:

Đối với việc sử dụng phim tư liệu và những ca khúc cách mạng (có hìnhảnh) để dạy 17 tiết học phần lịch sử Việt Nam lớp 9 giai đoạn 1945 - 1975 trongđiều kiện nhà trường có máy chiếu đa năng

4.1.1 Các bước tiến hành khi soạn một giáo án có sử dụng phim tư liệu và những ca khúc cách mạng trong giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 9 phần lịch

sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.

Bước 1: Xây dựng kế hoạch: giáo viên lựa chọn ảnh, phim tư liệu và

những ca khúc cách mạng cho 17 tiết học của bộ môn lịch sử lớp 9 phần lịch sửViệt Nam giai đoạn 1945 – 1975

Bước 2: Khai thác Internet để tìm kiếm và lựa chọn được những bộ phim

tư liệu và những ca khúc cách mạng cho từng bài trong kế hoạch

Bước 3: Sử dụng phần mềm Adobe Photoshop để cắt, ghép những bộ phim

tư liệu và những ca khúc cách mạng đã lựa chọn thành các đoạn phim và cácđoạn ca khúc cách mạng Tôi đã lựa chọn được 80 đoạn phim và các đoạn cakhúc cách mạng để dạy 17 tiết học của bộ môn lịch sử lớp 9 phần lịch sử ViệtNam giai đoạn 1945 – 1975

Bước 4: Sử dụng phần mềm WebM Converter hoặc Format Factory…đểđổi đuôi các đoạn phim và các đoạn ca khúc cách mạng và sau đó chèn các đoạnphim và các đoạn ca khúc cách mạng này vào bài giảng sẽ trình chiếu (nếu không đổi đuôi thì các đoạn phim và các đoạn ca khúc cách mạng sẽ khôngtrình chiếu được)

Trang 14

Bước 5: Sử dụng các phần mềm Microsoft Powerpoint, Adobe Presenter…

để soạn và trình chiếu giáo án cho 17 tiết học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn

1945 – 1975

Bước 6: Lưu giáo án vào USB hoặc lưu dữ liệu của mình lên các dịch vụ lưutrữ đám mây, chẳng hạn như Google Drive, Dropbox, OneDrive để bảo quản

Tên các đoạn phim tư liệu và các đoạn ca khúc cách mạng trong đĩa

CD gửi kèm theo đề tài (trong đó có hiển thị thời gian trình chiếu của từng đoạn phim tư liệu và các đoạn ca khúc cách mạng).

Tiết 28 Bài 23

Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

2 Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố (00_00_32)

3 Bài hát “Diệt phát xít” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi (00_01_22)

4 Bài hát “Mười chín tháng Tám” của nhạc sĩ Xuân Oanh (00_01_05)

5 Tuyên ngôn độc lập (00_01_45)

Tiết 29 Bài 24

Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946).

1 Nạn đói Ất Dậu năm 1945 (00_00_39)

2 Diệt giặc đói và giặc dốt (00_01_50)

Tiết 30 Bài 24

Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946).

1 Nhân dân Nam Bộ chống thực dân Pháp xâm lược trở lại (00_01_12)

2 Bài hát “Nam bộ kháng chiến” của nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn (00_01_20)

3 Hiệp định sơ bộ (00_01_05)

4 Tạm ước 14-9-1946 (00_01_44)

Tiết 31 Bài 25

Trang 15

Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950).

1 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (00_00_35)

2 Đường lối kháng chiến (00_0_50)

3 Chiến đấu ở Thủ đô Hà Nội (00_01_53)

4 Chiến đấu ở các nơi khác (00_00_45)

5 Bài hát “Đoàn vệ quốc quân” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (00_01_57)

1 Các chiến dịch lớn trong năm 1951-1953 (00_01_19)

2 Bài hát “Qua miền Tây Bắc” của nhạc sĩ Nguyễn Thành (00_01_25)

Tiết 35 Bài 27

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 – 1954).

1 Chủ trương của ta trong chiến cuộc đông xuân 1953-1954 (00_00_26)

2 Chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ (00_01_34)

Trang 16

3 Bài hát “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân (00_01_57).

4 Đợt tấn công thứ nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ (00_02_00)

5 Đợt tấn công thứ ba trong chiến dịch Điện Biên Phủ (00_01_16)

6 Thất bại của Pháp ở Điện Biên ( 00_01_30)

1 Ngày tiếp quản (00_01_42)

2 Bài hát “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao (00_01_22)

3 Âm mưu của Mĩ sau năm 1954 (00_02_00)

4 Cải cách ruộng đất (00_00_35)

Tiết 40 Bài 28

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965).

1.Tội ác của lính Việt Nam Cộng Hòa (00_00_59 )

2 Miền Nam dưới ách thống trị của Mĩ Diệm (00_00_50 )

3 Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre (00_01_09 )

4 Đại hội Đảng lần thứ ba (00_01_21)

Tiết 41 Bài 28

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965).

1 Ấp chiến lược của Việt Nam Cộng Hòa (00_01_27)

2 Miền Nam chống chiến tranh đặc biệt của Mĩ - Chiến thắng Ấp Bắc (00_02_12)

Trang 17

3 Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu (00_01_16).

4 Cảnh hành quyết anh Nguyễn Văn Trỗi (00_01_19)

5 Bài hát “Dậy mà đi” của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Tân (00_01_31)

Tiết 42 Bài 29

Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973).

1 Mĩ với cuộc hành quân Tìm Diệt và Bình Định trong chiến tranh cục bộ(00_1_21)

Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973).

1 Kế hoạch 34A phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ (00_01_19)

2 Miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ(00_01_50)

3 Đường Trường Sơn trên bộ (00_01_20 )

4 Kết phim truyện Ngã Ba Đồng Lộc (00_02_21)

5 Quảng Trị Bi Hùng (00_01_00)

6 Bài hát “Cỏ non Thành Cổ” của nhạc sĩ Tân Huyền (00_02_12)

Tiết 44 Bài 29

Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973).

1 Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế ( 00_00_34)

2 Máy bay Mĩ phá hoại miền Bắc lần thứ hai (00_02_40)

3 Hà Nội bắn rơi B52 của Mĩ năm 1972 ( 00_02_27)

4 Bài hát “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”của nhạc sĩ Huy Thục (00_01_26)

5 Hiệp định Pa ri năm 1973 (00_01_20)

6 Mĩ rút khỏi miền Nam (00_01_22)

Trang 18

Tiết 45 Bài 30

Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975).

1 Tình hình nước ta sau Hiệp định Pa ri ( 00_01_58)

2 Chống địch Bình định và Lấn chiếm ( 00_00_32)

Tiết 46 Bài 30

Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975).

1 Chiến dịch Tây Nguyên - giải phóng Buôn Ma Thuột (00_01_18)

2 Chiến dịch Huế ( 00_01_12)

3 Chiến dịch Đà Nẵng (00_02_10)

4 Chiến dịch Hồ Chí Minh- giải phóng Sài Gòn (00_01_29)

5 Bài hát “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (00_01_13)

6 Niềm vui ngày 30_04_1975 - Giờ khắc lịch sử (00_01_15)

7 Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường sơn - Khu 5 (00_01_30)

4.1.2 Các bước tiến hành khi lên lớp với một giáo án có sử dụng phim tư liệu và những ca khúc cách mạng trong giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 9 phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.

Chuẩn bị chung:

Đối với giáo viên: Kiểm tra lại các trang thiết bị của nhà trường để phục vụ

cho quá trình trình chiếu bài giảng có sử dụng phim tư liệu và những ca khúc

có lưu giáo án điện tử trong đó có những đoạn phim tư liệu và những đoạn cakhúc cách mạng mà giáo viên đã chuẩn bị

Đối với học sinh: Trước mỗi bài học, tôi đều yêu cầu học sinh nếu có thểthì xem những bộ phim tư liệu và học hát những bài hát có nội dung liên quanđến bài học

Sau đây là hai ví dụ đối với hai tiết dạy cụ thể trong đó có sử dụng những

đoạn phim tư liệu và những đoạn ca khúc cách mạng:

Ví dụ 1:

Tiết 43 Bài 29

Trang 19

Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973).

Chuẩn bị:

Đối với giáo viên:

- Kiểm tra lại các trang thiết bị của nhà trường như: máy tính, máy chiếu

- Kiểm tra USB có lưu giáo án của bài giảng điện tử này với những đoạnphim tư liệu và những ca khúc cách mạng sau:

1 Kế hoạch 34A phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ (00_01_19)

2 Miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ( 00_01_50)

3 Đường Trường Sơn trên bộ (00_01_20 )

4 Kết phim truyện Ngã Ba Đồng Lộc (00_02_21)

5 Quảng Trị Bi Hùng (00_01_00)

6 Bài hát “Cỏ non Thành Cổ” của nhạc sĩ Tân Huyền (00_02_12)

7 Bài thơ “Cúc Ơi” của nhà thơ Yến Thanh

Đối với học sinh:

Ở bài học trước, tôi đã yêu cầu học sinh nếu có điều kiện thì các em hãyxem những bộ phim tư liệu, phim truyện Ngã Ba Đồng Lộc, sưu tầm bài thơ

“Cúc Ơi” của nhà thơ Yến Thanh và học bài hát “Cỏ non Thành Cổ” của TânHuyền

Trong tiết 43 giáo viên sẽ dạy hai phần của bài 29 - Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973), đó là:

II Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩvừa sản xuất (1965 - 1968)

III Chiến đấu chống chiến lược " Việt Nam hoá chiến tranh" và ĐôngDương hóa chiến tranh" của Mĩ (1969 - 1973)

Đối với phần II Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ vừa sản xuất (1965 - 1968):

Trang 20

Ở mục 1: Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại Miền Bắc.

1 Học sinh được xem đoạn phim tư liệu “Kế hoạch 34A phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ” để các em thấy được hành động trắng trợn, tính chất

phi nghĩa, tàn bạo của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹđối với nhân dân ta

Ở mục 2: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất

2 Học sinh được xem đoạn phim tư liệu “Miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ” để các em thấy tinh thần kiên cường,

công nhân”chắc tay búa, tay súng”, của những chị nông dân thay chồng “vữngtay cầy, tay súng”

Ở mục 3: Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn

Với tinh thần"Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người",trong 4 năm, miền Bắc đã đưa vào miền Bắc trên 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàngchục vạn tấn vũ khí đạn dược…

3 Để làm được điều đó giáo viên cho học sinh xem đoạn phim tư liệu

“Đường Trường Sơn trên bộ” để các em thấy được sự sáng tạo của Đảng tatrong việc lựa chọn con đường Trường Sơn- con đường để đi đến sự thống nhấtnước nhà Các em cũng sẽ hiểu được sự gian khổ, hy sinh trong việc bảo vệcon đường huyền thoại ấy

4 Học sinh xem đoạn kết của phim truyện “Ngã Ba Đồng Lộc”, cùng vớigiọng truyền cảm của mình, giáo viên giới thiệu vị trí ngã ba Đồng Lộc và kểcho học sinh nghe về sự hy sinh của 10 cô gái là thanh niên xung phong:

Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc,Can Lộc, Hà Tĩnh Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải vượt quangã ba Đồng Lộc để đi vào Nam Vì có tầm chiến lược quan trọng như vậy nên

kẻ địch âm mưu ném bom, huỷ diệt nhằm chặn đứt sự chi viện sức người, sứccủa, vũ khí của hậu phương lớn miền Bắc XHCN đối với tiền tuyến lớn miền

Trang 21

Nam Người ta đã thống kê rằng mỗi mét vuông ở Ngã ba Đồng Lộc phái gánhchịu ít nhất 3 quả bom tấn

Bên địch cố phá thì bên ta quyết giữ, chúng ta đã tập trung mọi nguồn lực

để giữ bằng được con đường này Vào lúc cao điểm nhất, chỉ tại ngã ba này thôi

đã tập trung 1,6 vạn người, phần lớn là bộ đội pháo binh và thanh niên xungphong trong đó có 10 cô gái thanh niên xung phong đã đi vào huyền thoại:

1 Chị: Võ Thị Tần - 22 tuổi - tiểu đội trưởng

2 Chị: Hồ Thị Cúc - 21 tuổi - tiểu đội phó

3 Chị Võ Thị Hợi - 20 tuổi - chiến sỹ

4 Chị: Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi - chiến sỹ

5 Chị: Dương Thị Xuân - 19 tuổi - chiến sỹ

6 Chị: Trần Thị Dạng - 19 tuổi - chiến sỹ

7 Chị: Hà Thị Xanh - 18 tuổi - chiến sỹ

8 Chị: Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi - chiến sỹ

9 Chị Võ Thị Hạ - 19 tuổi - chiến sỹ

10 Chị Trần Thị Hường - 17 tuổi - chiến sỹ

17 giờ ngày 24 tháng 7 năm 1968, một tốp máy bay địch từ Bắc vào Nambay qua nơi các chị đang san lấp đường Các chị nằm rạp xuống, chờ máy bay điqua, các chị lại tiếp tục làm việc Bất ngờ tốp máy bay quay lại và thả một loạtbom trúng vào đội hình của các chị

Nơi các chị đứng giờ đây chỉ còn là một hố bom sâu hoắm

Lúc đó là 16 giờ ngày 24 tháng 7 năm 1968

Suốt đêm hôm đó và cả ngày hôm sau, đồng đội đã đào bới đất tìm kiếmthi hài của các chị để đem về tắm rửa sạch sẽ, nhưng họ chỉ tìm được xác củachín người, còn xác của chị Cúc vẫn chưa tìm thấy

Mãi đến sáng ngày thứ ba đồng đội mới tìm thấy xác của chị Cúc trên đồiTrọ Voi

Trang 22

Chị nằm sâu trong lòng đất đá, trong tư thế ngồi, đầu đội nón lệch sang mộtbên, bên cạnh là cái cuốc, mười đầu ngón tay của chị ứa máu, bầm tím Mọi ngườibảo rằng chị đã cố gắng bới đất, đá để tìm đường ra nhưng lòng đất sâu quá Cuối cùng, các chị đã được nằm bên nhau trong Lòng Đất Mẹ.

Sự hy sinh anh dũng của các chị khi làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông tạingã ba Đồng Lộc cuối năm 1968 đã tạo nên một "Bản hùng ca" bất tử

5 Giáo viên đọc cho học sinh nghe bài thơ “Cúc Ơi” của nhà thơ Yến Thanh:

Tiểu đội đã xếp một hàng ngang Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp?

Chín bạn đã quây quần đủ hết Nhỏ - Xuân - Hà - Hường - Hợi - Rạng - Xuân - Xanh

A trưởng Võ Thị Tần điểm danh Chỉ thiếu mình em

(Chín bỏ làm mười răng được!)

Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần biết Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng

Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố

Ăn quýt đỏ Sơn Bằng Chăn trâu cắt cỏ

Trang 23

Bài toán lớp năm em còn chưa nhớ Gối còn thêu dở

Cơm chiều chưa ăn.

Ở đâu hỡi Cúc Đồng đội tìm em Đũa găm, cơm úp Gọi em!

Gào em!

Khan cổ cả rồi Cúc ơi!

để tạo nên sự xúc động mạnh mẽ vì đau đớn, vì thương tiếc trong lòng các

em nhằm giáo dục lòng căm thù tội ác của giặc Mĩ, cảm phục sự hy sinh củacác chị và sự trân trọng cuộc sống hòa bình hôm nay

Đối với phần III Chiến đấu chống chiến lược " Việt Nam hoá chiến tranh" và Đông Dương hoã chiến tranh" của Mĩ (1969 - 1973).

Ở mục 2: Chiến đấu chống chiến lược " Việt Nam hoá chiến tranh" vàĐông Dương hoã chiến tranh" của Mĩ

6 Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim tư liệu “Quảng Trị Bi Hùng” vàgiới thiệu cho các em hiểu về vị trí Thành cổ Quảng Trị và đài tưởng niệm chiến

Dưới sự yểm trợ tối đa của Mỹ, chính quyền của tổng thống Nguyễn VănThiệu đã dốc toàn bộ lực lượng mở cuộc hành quân phản kích tái chiếm thành

cổ Quảng Trị 16ha kéo dài 81 ngày đêm Bắt đầu từ 28/6 đến 16/9/1972

Trang 24

Trong 81 ngày đêm đó, để chiếm lại thành cổ Quảng Trị, ở 16 ha và cả thị

xã Quảng Trị hơn 3 km2, Mỹ đã ném xuống đây 328 ngàn tấn bom, báo chíphương Tây thời đó bình luận tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên

tử Mỹ đã ném xuống Hiroxima Nhật Bản năm 1945 Do vậy trong 81 ngày đêm

ấy toàn bộ thị xã và tòa thành cổ này bị san bằng

Giai đoạn quyết liệt nhất tức là cuối tháng 8 đến giữa tháng 9 năm 1972, cứhôm nay ta đưa vào một đại đội thì qua hôm sau chỉ còn lại vài người Và cũngtrong giai đoạn này, tỉnh Quảng Trị đã gặp một trận mưa rất dài Nước sôngThạch Hãn cách thành cổ này khoảng 300m về phía tây dâng cao khiến toàn bộthị xã và cả thành cổ đã bị ngập lụt Để bảo toàn lực lượng cũng như sau khihoàn thành nhiệm vụ chốt giữ thành cổ, bộ tư lệnh chiến dịch đã quyết định rúttoàn bộ lực lượng của ta về bờ Nam sông Thạch Hãn vào hồi 18h ngày16/9/1972 Nhưng lúc này dòng sông Thạch Hãn đang chịu một trận lụt rất lớn

Vì vậy hàng trăm chiến sĩ và thương binh của ta khi vượt sông đã không còn đủsức chống lại với dòng nước lũ đang chảy xiết Dòng sông Thạch Hãn lúc bấygiờ nó đã trở thành dòng sông máu, trở thành nơi yên nghỉ vĩnh viễn của cácchiến sĩ thành cổ

Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, người dân Quảng Trị đã chọnnhững ngày lễ lớn như ngày 30/4, 27/7, 22/12 để làm lễ thả nến và hoa đăngxuống dòng sông Thạch Hãn như là một cách để sưởi ấm linh hồn cho các anh,

để tưởng nhớ tất cả những chiến sĩ của ta đã hy sinh tại dòng sông này Và cũngsau ngày đất nước thống nhất thì cũng có rất nhiều cựu chiến binh cùng cácchiến sĩ thành cổ năm xưa đã trở về thăm thành cổ Quảng Trị, sau khi dânghương tại đài tưởng niệm xong, các anh cũng đến bên bờ sông Thạch Hãn thắpnén nhang để tưởng nhớ các đồng đội của mình và đã không cầm được nước mắtvới lời nghẹn ngào:

“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi đôi mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn thu”.

Trang 25

“Lời gọi bên sông” của Lê Bá Dương

Ngày nay, dưới lớp cỏ non của thành cổ vẫn còn rất nhiều hài cốt của cácanh đã nằm lại đó và cho đến hôm nay được xem như đã hòa vào mảnh đấtthiêng này rồi Đến tham quan di tích của thành cổ Quảng Trị, chúng ta khôngchỉ đến với một di tích, mà còn đến với một nghĩa trang không có nấm mồ

Di tích thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang thành cổ Quảng Trị tương đương vớinghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nhưng khác nhau ở chỗ: nghĩa trang liệt sĩ TrườngSơn có hơn 10 ngàn ngôi mộ, nhưng tại đây chỉ có một đài tưởng niệm này, đó làmột ngôi mộ chung duy nhất mà thôi

Mỗi mét vuông đất tại Thành Cổ Quảng Trị là một mét máu và sự hy sinhcủa các anh đã trở thành bất tử…

7 Để kết thúc bài học, giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Cỏ non Thành Cổ” của Tân Huyền:

Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ

Bình minh Thành Cổ cỏ mềm theo gió đung đưa

Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ

Nào có ai ngờ nơi đây một thời máu đổ

Người vợ nào,người mẹ nào ngậm ngùi nuốt lệ

Khi chồng con không trở về

Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ

Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ

Cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ

Xin chớ vô tình với người hy sinh

Trên mảnh đất quê mình

Cỏ xanh non tơ

Xin chớ vô tình với người hy sinh

Cho hạnh phúc quê mình

Như vậy, từ hình ảnh trực quan sinh động của các đoạn phim tư liệu vànhững đoạn ca khúc cách mạng và qua lời đọc thơ, lời giới thiệu, thuyết minh

Trang 26

truyền cảm của mình, tôi đã giúp các em học sinh thấy được tội ác dã man của

đế quốc Mỹ, tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của quân và dân ta Từ sự

hy sinh của những con người có thật là mười cô gái trong tiểu đội thanh niênxung phong, từ những địa danh có thật là ngã ba Đồng Lộc, là thành cổ ở tỉnhQuảng Trị tôi sẽ giáo dục các em lòng yêu nước, bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc.Đặc biệt hàng năm, vào những ngày tháng 7, khi cả nước tưởng vọng vềnhững người đã hy sinh để cho Tổ quốc được bình yên, thì những lời ca nghẹnngào trong “Cỏ non Thành cổ” như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng:

“Cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ Xin chớ vô tình với người hy sinh Trên mảnh đất quê mình”

lời nhắc nhở ấy là những người đang có được cuộc sống yên bình, tươi đẹpnhư ngày hôm nay không bao giờ được phép lãng quên: mỗi mét vuông đất tạiThành Cổ Quảng Trị là một mét máu, không bao giờ được phép lãng quên quákhứ hào hùng, đau thương của dân tộc, của hàng triệu con người đã thấm dẫmmáu trên mảnh đất lịch sử này

Với cách tiếp cận bài học như vậy tự học sinh sẽ đánh giá được bản chấtcủa những sự kiện và nhân vật trong giai đoạn lịch sử này và thấy được tráchnhiệm của mình trong cuộc sống hôm nay

Ví dụ 2: đối với tiết dạy có sử dụng phim tư liệu và những

Đối với giáo viên:

- Kiểm tra lại các trang thiết bị của nhà trường như: máy tính, máy chiếu

Trang 27

- Kiểm tra USB có lưu giáo án của bài giảng điện tử này với những đoạnphim tư liệu và những ca khúc cách mạng sau:

1 Chiến dịch Tây Nguyên - giải phóng Buôn Ma Thuột (00_01_18)

2 Chiến dịch Huế ( 00_01_12)

3 Chiến dịch Đà Nẵng (00_02_10)

4 Chiến dịch Hồ Chí Minh- giải phóng Sài Gòn (00_01_29)

5 Bài hát “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (00_01_13)

6 Niềm vui ngày 30_04_1975 - Giờ khắc lịch sử (00_01_15)

7 Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường sơn - Khu 5 (00_01_30)

8 Bài thơ “Toàn thắng về ta” của nhà thơ Tố Hữu:

Đối với học sinh:

Ở bài học trước, tôi đã yêu cầu học sinh nếu có điều kiện thì các em hãyxem những bộ phim tư liệu về lịch sử Việt Nam giai đoạn này, sưu tầm và họcbài hát “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

Trong tiết 46 tôi đi sâu vào mục 2: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Trong mục này có ba chiến dịch: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch

Huế-Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh

Đối với chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng:

1 Học sinh trực tiếp quan sát diễn biến của từng chiến dịch qua ba đoạn phim tư liệu:

- “Chiến dịch Tây Nguyên- giải phóng Buôn Ma Thuột”

- “Chiến dịch Huế”

- “ Chiến dịch Đà Nẵng”

Các em sẽ được chứng kiến tận mắt đánh bất ngờ, táo bạo, cách đánh nghibinh của quân ta khi ta mở chiến dịch Tây Nguyên, giải phóng Buôn Ma Thuột,các em sẽ được chứng kiến cảnh ngụy quyền Sài Gòn hoảng hốt, thảm hại khiphải rút chạy khỏi Tây Nguyên và lên tàu rút chạy khỏi cảng Đà Nẵng, cảnhnhững chiếc trực thăng phải lao xuống biển, những chiếc tàu bị đắm giữa biển vìphải chứa lượng người quá lớn Các em sẽ được chứng kiến cảnh ngày 21-4-

1975, sau 10 năm cầm quyền, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức

Trang 28

trên Đài phát thanh, ngày 28/4/1975 Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chứcTổng thống Việt Nam Cộng Hòa (để chỉ mấy ngày sau đó: ngày 30.4.1975 ông

ta đã phải tuyên bố đầu hàng trên Đài Phát thanh Giải Phóng Sài Gòn)

Đối với chiến dịch Hồ Chí Minh:

2 Gíáo viên đọc cho học sinh nghe lời kể của đại tá Bùi Quang Thận vềcâu chuyện người lính đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giảiphóng miền Nam Việt Nam trên nóc dinh Độc Lập:

Ông Bùi Quang Thận sinh năm 1948 tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy,tỉnh Thái Bình Ông tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh là đại đội trưởng Đại đội

4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 (đơn vị được đảmnhiệm đánh chiếm dinh Độc Lập)

Theo lời kể của ông Bùi Quang Thận: 9h sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôichỉ huy xe tăng T54 mang số 843 đi đầu Đại đội 4 tăng tiến vào dinh Độc Lập.Khi đến Dinh Độc Lập, thấy cổng đóng, tôi ra lệnh cho pháo thủ nhắm giữacổng Dinh Độc Lập khai hỏa Không hiểu sao đạn không nổ Hai lần như vậy,tôi ra lệnh quay nòng pháo ra sau để cho xe húc đổ cổng Dinh Trong 10 phútphải húc 3 lần thì cánh cổng trái mới bung ra Ngay lúc đó xe tăng 390 do anh

Vũ Đăng Toàn chỉ huy lao vào húc đổ cổng chính Thế là cả hai xe đều tiến vàobên trong

Tôi cầm theo lá cờ rồi chạy vào Dinh gặp Lý Chánh Trung (Bộ trưởng bộVHTT chính quyền Việt Nam Cộng Hòa), tôi túm chặt tay bảo "Cho tôi gặptổng thống Dương Văn Minh" Thấy tổng thống Dương Văn Minh ra, tôi ra lệnh

"Đưa tôi lên cột cờ Dinh Độc Lập" Dương Văn Minh đã yêu cầu Lý ChánhTrung dẫn tôi lên

Khi lên đến nơi, tôi hạ cờ ngụy xuống, treo cờ giải phóng vào sau đó tôikéo cờ lên Nhưng tôi lại hạ cờ xuống, đưa tay xem đồng hồ rồi thận trọngghi: 11 giờ 30 ngày 30-4 lên góc lá cờ Rồi tôi lại kéo lá cờ lên Lá cờ cáchmạng ngạo nghễ tung bay trên nóc Dinh Độc Lập Chiến dịch lịch sử Hồ ChíMinh toàn thắng

Trang 29

3 Học sinh lắng nghe giai điệu hào hùng, mạnh mẽ như ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta qua ca khúc “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước:

“Sài gòn ơi ta đã về đây ta đã về đây

Lướt qua nắng mưa súng bom nhịp chân đi quê hương kêu gọi tiến lên diệtquân Mỹ

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô.Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô”

4 Sau đó các em được xem phim: “Chiến dịch Hồ Chí Minh - Giải Phóng Sài Gòn”.

Trước đó các em chỉ được nghe diễn biến sự kiện cảnh quân ta tiến vàoDinh Độc Lập qua lời kể của đại tá Bùi Quang Thận nên các em còn khó hìnhdung được sự kiện này Giờ đây qua hình ảnh các em được chứng kiến tận mắtcảnh xe tăng lữ đoàn 203 ào ạt tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975, cảnh xetăng của quân giải phóng húc văng hai cánh cổng chính của Dinh Độc Lập đểtiến vào bên trong sân Dinh Độc Lập buộc Tổng thống Việt Nam Cộng hòaDương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, đánh dấu sự kết thúc thắng lợi oanh liệtcủa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 vào lúc 11 giờ 30 phút ngày30-4-1975 Đó là giây phút trọng đại nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam Qua những đoạn phim và ca khúc cách mạng đó các em sẽ thấy được khíthế hào hùng, thần tốc và dũng mãnh của của quân dân ta trong những ngàytháng Tư lịch sử Đồng thời, trong quá trình tìm hiểu diễn biến các chiến dịch, tựcác em sẽ nhận thức được sự lãnh đạo của Đảng trong việc nhận định đúng thời

cơ, trong việc đề ra kế hoạch cho từng chiến dịch, từ đó bản thân các em sẽ tựmình tìm ra nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến sự thắng lợi của cuộc khángchiến chống Mĩ cứu nước là do sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng

Trang 30

5 Học sinh xem đoạn phim “Niềm vui ngày 30 - 04 -1975 - Giờ khắc lịch sử”.

6 Giáo viên đọc cho học sinh nghe một đoạn trong bài thơ “Toàn thắng

về ta” của nhà thơ Tố Hữu:

“Ôi, nỗi mừng dâng mọi nỗi mừng Trào vui nước mắt cứ rưng rưng

Cả Việt Nam tiến công, cả miền Nam nổi dậy Dồn dập tim ta, trăm trận thắng bừng bừng…

Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta

Chúng con đến, xanh ngời ánh thép Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa

Cho chúng con giữa vui này được khóc Hôn mỗi đứa em, ôm mỗi mẹ già

Như lòng Bác, mỗi khi Bác đọc Đồng bào miền Nam, mắt kính bỗng nhoà”.

để các em thấy được niềm vui, niềm xúc động của đồng bào cả nước trong ngày30.4.1975: đó là ngày sau ba mươi năm đấu tranh kể từ năm 1945 cả dân tộc đãbền bỉ, kiên cường chiến đấu, chịu đựng biết bao gian khổ và hy sinh “đánh cho

Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, để Nam Bắc được sum họp một nhà, non sôngthu được về một mối, cả dân tộc được ca khúc khải hoàn

6 Cuối cùng, tôi cho học sinh xem đoạn phim “Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường sơn - Khu 5” cùng với lời thuyết minh của mình để học sinh có sự hiểu biết về Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường sơn:

Vị trí: Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường sơn được xây dựng tại đồi BếnTắt, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, là nơi lànơi yên nghỉ của 10.327 liệt sĩ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước)

Trang 31

Đây là nghĩa trang liệt sĩ quốc gia lớn nhất, quy tập phần mộ các thanh niênxung phong, bộ đội, dân công hỏa tuyến… những người đã xây dựng và chiếnđấu bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại trong suốt thời kỳ kháng chiếnchống Mỹ cứu nước.

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn có tổng diện tích 106ha, trong đó 46 ha đặt10.327 ngôi mộ liệt sĩ chia làm 5 khu

Khu trung tâm nằm trên một ngọn đồi cao 32,4m có đài tưởng niệm bằng

đá trắng cao vút uy nghiêm, rỗng ruột và khuyết ba mặt, thể hiện nỗi mất mát vôcùng Bốn khu đặt mộ liệt sĩ được xếp theo tỉnh, thành phố trải trên năm quả đồi.Xen kẽ các khu mộ là những cánh rừng Lối đi được lát đá, gạch hoặc tráng ximăng, hoa nở bốn mùa ở hai bên Mỗi khu đều có nhà tưởng niệm với kiến trúcphảng phất hình ảnh các vùng quê trên mọi miền đất nước

Hàng năm nghĩa trang đón khoảng 20.000 lượt người trong nước và nướcngoài đến viếng mộ liệt sĩ Tại đây mọi người đã thắp những nén hương đểtưởng nhớ tới các anh, các chị

Những ngọn nến cứ cháy mãi trên các phần mộ như các anh đã đốt cháyđời mình cho sự sống còn của đất nước này Những ngọn nến cháy hết mình sẽtắt, nhưng ngọn lửa tri ân thắp lên trong lòng mọi người phải cần phải được cháymãi, cháy mãi…

Qua đó, tự các em sẽ thấy được sự mất mát to lớn, sự khốc liệt của cuộckháng chiến chống Mĩ cứu nước Các em sẽ tìm ra một nguyên nhân thứ hai dẫnđến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đó là truyền thống yêu nước củadân tộc ta Vì lòng yêu nước mà mỗi con người, mỗi gia đình và cả dân tộc đãsẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân và cả máu của mình cho nền độc lập, tự do và

sự thống nhất của Tổ quốc

Từ sự hiểu biết ấy, các em sẽ nhận thức được vai trò của truyền thống yêunước, tinh thần đoàn kết của dân tộc, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng để thêmtin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Các em cũng sẽ nhận thức được:bảo vệ trọn vẹn chủ quyền, lãnh thổ quốc gia là nhiệm vụ thiêng liêng, là tâm

Trang 32

nguyện muôn đời của mỗi người dân Việt Nam, nhận thức được cái giá của sựmất mát bởi chiến tranh để ngày càng thêm yêu và trân trọng cuộc sống hòa bình

từ đó có ý thức phải giữ gìn và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc đặc biệt là chủquyền của dân tộc trong giai đoạn hiện nay

4.2 Phương án thứ hai:

Đối với việc sử dụng ảnh lịch sử và ca khúc cách mạng (không có hình ảnh,

mà là thu thanh) để dạy 17 tiết học phần lịch sử Việt Nam lớp 9 giai đoạn

1945 - 1975 khi nhà trường không có điều kiện sử dụng máy chiếu.

Hiện nay ở một số trường THCS, có thể nhà trường có máy chiếu nhưngtrong giờ lên lớp nhiều giáo viên vẫn không sử dụng máy chiếu Nguyên nhânkhông phải do giáo viên không có trách nhiệm với tiết dạy của mình mà là donhà trường không có phòng học bộ môn, nên chỉ trong thời gian mấy phútchuyển giao giữa tiết học này sang tiết học khác, các thầy, cô dạy bộ môn lịch sửkhông thể đem máy từ phòng thiết bị của nhà trường xuống lớp học rồi lắp đặtmáy Vì việc làm này không kịp cho thời gian 45 phút của một tiết dạy

Hoặc tuy nhà trường đã có phòng học bộ môn, tuy giáo viên đã chuẩn bịchu đáo cho tiết dạy là sẽ sử dụng máy nhưng chẳng may hôm đó máy gặp sự cố

bị hỏng hoặc do bị mất điện mà nhà trường lại không có máy phát điện

4.2.1 Các bước chuẩn bị khi soạn giáo án có sử dụng ảnh và những ca khúc cách mạng được thu thanh trong giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 9 phần lịch

sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.

Bước 1: Xây dựng kế hoạch.

Giáo viên lựa chọn ảnh và những ca khúc cách mạng cho cho 17 tiết họccủa bộ môn lịch sử lớp 9 phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975

Bước 2: Khai thác Internet.

Khai thác Internet để tìm kiếm và lựa chọn những bức ảnh và những cakhúc cách mạng cho từng bài trong kế hoạch

Đối với ảnh tư liệu lịch sử.

Ngày đăng: 27/04/2016, 21:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w