Mục tiêu của phần I • Học viên hiểu được một số khái niệm cơ bản và một số thuật ngữ liên quan đến QLRRTT cho DN • Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập kế hoạch phòng ngừa v
Trang 1Tài liệu tham khảo phát cho học viên
QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Trang 2NỘI DUNG KHÓA HỌC
• Phần 1: Kiến thức cơ bản về quản lý rủi ro
thiên tai (QLRRTT) và biến đổi khí hậu (BĐKH)
• Phần 2: Trình tự lập kế hoạch QLRRTT và thích ứng với BĐKH
• Phần 3: Các thông tin tham khảo thêm cho
giảng viên (sử dụng để xây dựng CT đào tạo và soạn bài giảng
Trang 3Từ viết tắt
• DN : Doanh nghiệp
• KCN : Khu công
nghiệp, khu chế xuất
• RRTT : Rủi ro thiên tai
Trang 4Mục tiêu của phần I
• Học viên hiểu được một số khái niệm cơ bản
và một số thuật ngữ liên quan đến QLRRTT cho DN
• Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với thiên tai
Trang 5• 3 QLRRTT mang lại lợi ích gì cho DN.
• 4 Diễn biến thiên tai tại Việt Nam và thực trạng công tác QLRRTT tại các DN.
Trang 7Biến đổi khí hậu
• Khái niệm về BĐKH
• Nguyên nhân của Biến đổi khí hậu
• Hậu quả của Biến đổi khí hậu.
• Làm thế nào để giảm nhẹ BĐKH
Trang 8Một số khái niệm…
• Hiểm họa tự nhiên
• Thiên tai
• Rủi ro thiên tai
• Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
• Quản lý rủi ro thiên tai/BĐKH cho DN
Trang 91.1 Hiểm họa tự nhiên
• Hiểm họa tự nhiên là những hiện tượng tự
nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế xã hội Theo nguyên nhân có thể chia thành 3 nhóm
Trang 101.2 Thiên tai
• Thiên tai là những hiện
tượng tự nhiên bất
thường (có thể) gây
thiệt hại về người, tài
sản, môi trường, điều
kiện sống và các hoạt
động kinh tế xã hội
• Hiểm họa tự nhiên khi
xảy ra không nhất thiết
dẫn đến một thiên tai
• Nếu hiểm họa gây nên những ảnh hưởng
nghiêm trọng tới cộng đồng và có phạm vi tác động rộng, gây thiệt hại lớn và làm gián đoạn cuộc sống bình thường của cộng đồng thì được
gọi là thiên tai
Trang 111.3 Rủi ro thiên tai
• Rủi ro: là khả năng các hậu
quả tiêu cực có thể nảy sinh
khi các hiểm họa xảy ra trên
thực tế, tác động tới con
người, tài sản và môi trường
dễ bị tổn thương
• Rủi ro thiên tai là thiệt hại
mà thiên tai có thể gây ra
về người, tài sản, môi
trường, điều kiện sống và
các hoạt động kinh tế, xã hội
• Một hiểm họa có thể chỉ dẫn đến một thiên tai
nếu một cá nhân và các
hệ thống xã hội đang ở
tình trạng dễ bị tổn thương dưới các tác
động của hiểm họa đó
Trang 121.4 Tình trạng dễ bị tổn thương
• Tình trạng dễ bị tổn thương là những đặc
điểm của một cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản khiến cho cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản đó
dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động có hại từ
hiểm họa tự nhiên
• Sự kết hợp giữa hiểm họa và tình trạng dễ bị
tổn thương tạo nên rủi ro thiên tai
Trang 131.5 Đánh giá rủi ro thiên tai
• Đánh giá rủi ro thiên tai: là một quá trình thu
thập và phân tích thông tin về các hiểm họa
thiên tai, điểm yếu và điểm mạnh của một DN đối với một loại hình thiên tai cụ thể
Trang 141.6 Năng lực ứng phó với thiên tai
• Năng lực ứng phó với thiên tai là sự kết hợp giữa các điểm mạnh và các nguồn lực sẵn có
trong một cộng đồng, tổ chức hoặc xã hội để
có thể giảm nhẹ mức độ rủi ro và những ảnh hưởng của thiên tai
Trang 15Điểm mạnh/yếu/ cách đánh giá
• Khả năng/điểm mạnh: là các
nguồn lực, phương tiện và thế
mạnh, hiện có trong DN có thể
giúp DN có khả năng ứng phó,
chống chọi, phòng ngừa, ngăn
chặn, giảm nhẹ hoặc nhanh chóng
phục hồi sau thiên tai
• Điểm yếu: là một khái niệm mô tả
các nhân tố hoặc hạn chế về kinh
• Đánh giá điểm yếu (TTDBTT): Là
xác định những yếu tố nguy cơ và phân tích sâu các nguyên nhân và điều kiện có thể làm nặng thêm những thiệt hại, mất mát của DN khi thiên tai xảy ra
Trang 161.8 Quản lý rủi ro thiên tai
• Quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) là quá trình
Trang 17Mục đích của QLRRTT
Trang 18Quá trình QLRRTT
Trang 19QUÁ TRÌNH QLRR TT
DOANH NGHIỆP
TRƯỚC THIÊN TAI
TRONG THIÊN TAI
Trang 202 Thiên tai ảnh hưởng thế nào đến các DN?
• Học viên hiểu được những tác động tiêu cực hữu hình, vô hình và phạm vi tác động mà thiên tai có thể gây ra cho DN
• Học viên hiểu được xu hướng trên thế giới hiên nay và các giải pháp giúp DN quản lý rủi ro thiên tai hiệu quả
Trang 21Thiên tai ảnh hưởng thế nào đến các DN?
• Thiệt hại về tài sản cố định (nhà xưởng, nhà
• Ảnh hưởng đến việc kinh doanh của đối tác
trong chuỗi cung ứng
• Ảnh hưởng cả về vật chất và tinh thần đối với người lao động
Trang 22Giải pháp - xu hướng trên toàn cầu
• Cải thiện các hướng dẫn và tiêu
• Tập trung quản lý rủi ro trước khi
thiên tai xảy ra
• Chuyển hướng tập trung đóng góp
bằng tiền của các DN sang đóng
góp bằng nguồn lực và hỗ trợ xây
dựng các kỹ năng cần thiết
• Lồng ghép kế hoạch chuẩn bị ứng phó trước thiên tai vào mục tiêu và chương trình phát triển tổng thể
• Sự tham gia mạnh mẽ hơn của khu vực tư nhân và các ngân hàng phát triển, tái thiết
• Thành lập hoặc tăng cường năng lực cho các tổ chức phi chính phủ, đơn vị ứng phó khẩn cấp hoặc các đội phản ứng nhanh trong tình huống khẩn cấp
Trang 23Làm thế nào DN có thể giảm tác động
tiêu cực của thiên tai?
Có 2 giải pháp:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN không gây tác động tiêu cực đối với môi trường
DN đẩy mạnh công tác chuẩn bị ứng phó cho chính
DN và hỗ trợ cộng đồng trong công tác này
Trang 243 QLRRTT mang lại lợi ích gì cho DN?
• Học viên hiểu những lợi ích mà QLRRTT đem lại cho DN
• Học viên nhận biết được vai trò vị trí của QLRRTT trong công tác quản trị DN
Trang 25QLRRTT mang lại lợi ích gì cho DN?
Lợi ích kinh tế trực tiếp: 1
đồng phòng ngừa bằng 5 đồng
khắc phục – tư duy “chủ động
ứng phó” > < “tư duy nước
đến chân mới nhảy”
Thực hiện được trách nhiệm
xã hội, nâng cao hình ảnh
của DN
Bảo vệ được hoạt động sản xuất kinh doanh, vị trí trên thị trường
Bảo vệ được tài sản DN, giảm thiệt hại về tài sản, hàng hóa và tính mạng người lao động
Trang 26Vị trí của QLRRTT trong Quản
trị DN
Trang 274 Tình hình thiên tai của Việt Nam
• Học viên hiểu được các loại hình thiên tai phổ biến ở Việt Nam
• Học viên tự đánh giá được mức độ sẵn sàng ứng phó thiên tai của DN mình
Trang 28Tình hình thiên tai của Việt Nam
Việt Nam là một trong 4 nước chịu ảnh hưởng lớn
nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan trong hai thập
kỷ trở lại đây và đứng thứ 3 nếu chỉ tính riêng năm
2008
Riêng ở Việt Nam, mỗi
năm thiên tai cướp đi
mạng sống của 466
người, thiệt hại trên 1,5
tỷ USD tương đương
1,5% GDP
Diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, không theo quy luật như trước đây, tần suất tăng lên, cường độ mạnh hơn rõ rệt đặc biệt là trong bối cảnh VN là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH
Trang 29Các sự kiện thiên tai lớn trong thập kỷ qua (1997-2009)
Năm Sự kiện người Số
chết
Số người
bị thương
Số người mất tích
Thiệt hại kinh tế (tỷ đồng) Vùng bị
ảnh hưởng
2013 Bão Nari 32 168 3 2.527,000 Duyên hải MT
2009 Bão Ketsana 179 1.140 8 16.078 15 tỉnh MT & TN
2008 Bão Kammuri 133 91 34 1.939.733 09 tỉnh MB & MT
2007 Bão Lekima 88 180 8 3.215.508 17 tỉnh MB & MT
2006 Bão Xangsane 72 532 4 10.401.624 15 tỉnh MN & MT
Trang 30PHẦN II QUY TRÌNH LẬP
KẾ HOẠCH PHÒNG
NGỪA & P/A ỨNG PHÓ THIÊN TAI TRONG DN
Trang 31Mục tiêu của phần II
• Giảng viên nắm được các bước và trình tự lập
kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với thiên tai
• Hướng dẫn được DN xây dựng mẫu kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với thiên tai cho DN
Trang 32Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó
với RRTT
• Thời gian cần phải bắt đầu thực hiện;
• Thời gian cần phải hoàn thành;
• Mức độ/khối lượng công việc cần phải
thực hiện;
• Chi phí cần phải bỏ ra;
• Người /đơn vị /tổ chức trong DN được
giao thực hiện từng loại công việc đã qui định
Trang 33Hoàn thiện kế hoạch
Thiên tai xảy ra
Tập huấn
Chủ động ứng phó theo kế hoạch
Trang 34Đánh giá điểm mạnh/khả năng: là xác định các nguồn lực, phương
tiện và thế mạnh hiện đang có trong DN có thể giúp họ có khả năng ứng phó, chống chọi, phòng ngừa, ngăn chặn, giảm nhẹ hoặc nhanh
chóng phục hồi sau thiên tai
Đánh giá rủi ro thiên tai: là một
quá trình thu thập và phân tích
thông tin về các hiểm họa thiên tai,
điểm yếu và điểm mạnh của một
DN đối với một loại hình thiên tai
cụ thể.
Đánh giá điểm yếu (TTDBTT): là xác định những yếu tố có nguy cơ và phân tích nguyên nhân sâu xa của các điều kiện có thể làm nặng thêm những thiệt hại, mất mát của DN khi có thiên tai xảy ra.
Đánh giá rủi ro thiên tai
Trang 35Mức độ rủi ro thiên tai
Trang 36Các bước đánh giá rủi ro thiên tai
Trang 37hiểm
họa
Khả năng có thể xảy ra Cao – thấp (5-1)
Ảnh hưởng đến con người
Ảnh hưởng đến tài sản
Ảnh hưởng đến hoạt động SXKD
Nguồn lực bên trong
Nguồn lực bên ngoài
Tổng điểm
Trang 38Mẫu đánh giá hiểm họa thiên tai
Trang 39TT Yếu tố Điểm mạnh Điểm yếu Giải pháp khắc phục
Trang 40Mẫu đánh giá điểm yếu/mạnh,
giải pháp khắc phục
Trang 416 Lập kế hoạch phòng ngừa ứng
phó với thiên tai
• Học viên nắm được các yêu cầu để có một bản kế hoạch hiệu quả
• Học viên nắm được 3 giai đoạn ứng phó với thiên tai
• Học viên nắm được cách sử dụng 5 mẫu để xây dựng kế hoạch ứng phó với thiên tai
Trang 42Lập kế hoạch phòng ngừa ứng
phó với thiên tai
Để lập kế hoạch một cách hiệu quả các DN cần:
• Học cách xây dựng kế hoạch (qua tập huấn, khóa học
online hoặc tài liệu hướng dẫn,…)
• Nắm vững nghiệp vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, gắn
kế hoạch SXKD với kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với rủi ro thiên tai của DN.
• Xây dựng kế hoạch phù hợp với DN – thể hiện rõ trách nhiệm xã hội của DN (TNXHDN), kế hoạch hỗ trợ người lao động và cộng đồng trong tình huống thiên tai.
• Lập các bảng biểu chi tiết, phân công nhiệm vụ rõ ràng
Trang 43Lập kế hoạch phòng ngừa ứng phó với
thiên tai
1.Trước thiên tai: Giai đoạn phòng ngừa và
chuẩn bị
2 Trong thiên tai: Giai đoạn ứng phó
3 Sau thiên tai: Khôi phục quay trở lại sản
xuất
Trang 44Giai đoạn phòng ngừa và chuẩn bị
(trước thiên tai)
1 Các biện pháp giảm nhẹ (xem video về
bão và lũ lụt )
2 Xây dựng kế hoạch ứng phó (bao gồm cả
kế hoạch hỗ trợ cộng đồng và phục hồi
sau thiên tai) – bài tập
3 Nhiệm vụ cụ thể trước mùa mưa bão và
sẵn sàng đón bão (Ví dụ)
Trang 45Các biện pháp giảm nhẹ
Nhóm giải pháp phi công trình gồm có:
• Nâng cao kiến thức, nhận thức và
kỹ năng của công nhân viên trong
DN về phòng ngừa và giảm nhẹ
và khắc phục rủi ro thiên tai;
• Bố trí nhân lực đầy đủ với cơ chế
• Bố trí mùa vụ thích hợp, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kế hoạch
dự trữ/bảo quản sản phẩm để có nguồn cung ổn định;
• Đa dạng hóa các đối tác, chia sẻ rủi ro, hình thành mạng lưới tương trợ, hợp tác khi có thiên tai xảy ra;
• Có tính đến yếu tố thiên tai khi lập kế hoạch phát triển thị trường nhằm đảm bảo tiêu thụ ổn định
Trang 46Các biện pháp giảm nhẹ (tt)
Nhóm giải pháp kỹ thuật và công trình tập trung :
• Lựa chọn vị trí, địa hình an toàn
cho các công trình xây dựng như
nhà xưởng, của hàng, kho bãi, văn
phòng điều hành, trạm y tế, trạm
điện và khu ký túc xá công nhân
• Thiết kế các hệ thống sản xuất, các
công nghệ hiện đại để làm tăng độ
an toàn và bảo dưỡng cho các công
trình xây dựng: văn phòng, nhà
xưởng, kho tàng
• Có hệ thống cảnh báo với thiết kế
phù hợp và được bảo dưỡng thường
xuyên
• Hệ thống thông tin liên lạc có thể
vận hành thông suốt trước, trong và
sau thiên tai
• Hệ thống bảo quản, tạm trữ nguyên liệu, bảo quản, dự trữ sản phẩm
• Hệ thống phương tiện vận chuyển đồng bộ và có phương tiện dự phòng
• Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị cứu trợ, cứu nạn
• Áp dụng những nguyên tắc xây dựng phòng chống thiên tai
• Có quy hoạch về sử dụng đất và tài nguyên hợp lý.
• Tránh những nơi tập trung các yếu
tố chịu rủi ro cao.
Trang 47Phương án ứng phó khẩn
cấp rủi ro thiên tai
• 1 Phương án bảo vệ con người trong thiên tai
• 2 Phương án bảo vệ tài sản trong thiên tai
• 3 Phương án đảm bảo việc cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất và thực hiện nghĩa vụ giao hàng với
khách hàng (phục vụ sản xuất kinh doanh bình
thường sau thiên tai)
• 4 Phương án sử dụng công cụ dự phòng và thông tin liên lạc trong chỉ huy ứng phó tình huống khẩn cấp
• 5 Tổng hợp tiến độ - kinh phí phục vụ phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp rủi ro thiên tai
Trang 48Phương án bảo vệ con người
trong thiên tai
• Bao gồm cán bộ nhân viên của DN và cả khách hàng đang ở địa bàn DN khi thiên tai xảy ra
• Bảo vệ tại nơi lưu trú của DN, nếu địa điểm đó an toàn Sơ tán
để đi đến nơi an toàn nếu địa điểm lưu trú không an toàn
• Để sơ tán con người phải tính đến phương tiện di chuyển, thời điểm di chuyển phù hợp
• Bảo vệ tại chỗ hoặc sơ tán đều phải lưu ý đến dự trữ lương
thực thực phẩm, nước uống, thuốc men và y tế, vật dụng cho đời sống
• Cần có người và bộ phận phụ trách lo liệu và có dự trù chi phí tài chính
Trang 49Mẫu phương án sơ tán
Trang 50Mẫu phương án hậu cần
Trang 51Phương án bảo vệ tài sản trong
thiên tai
• Phương án bảo vệ tài sản trong thiên tai : nhà xưởng , máy móc - thiết bị - phương tiện vận chuyển , vật tư - nguyên vật liệu - bán thành
phẩm - hàng hóa , hồ sơ tài liệu,
• Bảo vệ tại chỗ nếu tài sản không thể di chuyển được hoặc nơi đặt tài sản được bảo vệ an toàn
• Nếu tài sản có nguy cơ thiếu an toàn thì phải
di chuyển đến nơi an toàn
Trang 52Mẫu phương án di dời và bảo vệ tài
sản tại chỗ
Trang 53PA đảm bảo cung ứng vật tư SX
& thực hiện nghĩa vụ KH
• 1 Lập danh sách nhà cung cấp và
khách hàng chủ yếu có liên quan
mật thiết đến hoạt động sản xuất
kinh doanh Dự trù các tình huống
gián đoạn và khó khăn khi thiên
tai diễn ra trong việc cung cấp
đầu vào và giao hàng đầu ra, bảo
đảm hoạt động bình thường khi
thiên tai kết thúc
• 2 Nếu tình huống thiên tai diễn ra
có khả năng ảnh hưởng nguồn
cung ứng chính thì phải tìm
nguồn cung ứng dự phòng
Cân nhắc
• Khả năng có thể cung cấp dịch vụ của các nhà cung cấp trong tình huống thiên tai
• Mức độ có thể bị ảnh hưởng của các nhà cung cấp khi thiên tai xảy ra
• Mức độ tác động đối với hoạt động SXKD của DN
• Dự kiến kinh phí nếu ảnh hưởng
Trang 54Mẫu phương án khách hàng & nhà
cung cấp
Trang 55Thông tin liên lạc
• 1 Cập nhật và thông báo liên tục về tình hình thiên tai cho cán bộ nhân viên và khách hàng
• 2 Lập bảng số điện thoại liên lạc nội bộ trong chỉ huy phòng ngừa ứng phó rủi ro thiên tai
• 3 Phương án sử dụng thông tin và công cụ
thay thế trong tình huống khẩn cấp
• 4 Phối kết hợp với các cơ quan tổ chức bên ngoài trong ứng phó khẩn cấp
Trang 56Mẫu phương án thông tin liên lạc
Trang 57Tổng hợp tiến độ - kinh phí
• Tổng hợp tất cả các phương án trên có thời gian, người phụ trách, hỗ trợ, giám sát, nhân lực, kinh phí thực hiện
• Khung thời gian cụ thể và rõ ràng
• Phân bổ nguồn lực hợp lý, đầy đủ
• Có bộ chỉ số kết quả chi tiết và phù hợp.
Trang 58Mẫu kế hoạch PNGN RRTT
Trang 59Thế nào là bản kế hoạch chuẩn bị
ứng phó với thiên tai tốt?
Một số điểm cần lưu ý:
• Bản kế hoạch phải ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu
• Bản kế hoạch phải có tính linh hoạt: có thể điều chỉnh
một cách nhanh chóng và dễ dàng
• Phải kiểm tra lại bản kế hoạch và điều chỉnh, cập nhật
thường xuyên (nếu cần)
• Các hoạt động này cần lồng ghép vào các hoạt động
thường ngày của DN
• Tất cả các nhân viên trong DN cần nắm rõ các hoạt động
cụ thể trong bản kế hoạch
Trang 60Ví dụ phương án phòng ngừa & ứng phó
Trong khi xảy ra bão:
Chủ yếu tuần tra, bảo vệ tòa nhà, thiết bị, cơ sở vật chất và báo cáo tình hình diễn biến đến các bên liên quan.
Ứng cứu những hư hỏng trong điều kiện cho phép, đảm bảo
an toàn tính mạng của các thành viên trong nhóm ứng
trực
Trang 61Ví dụ kế hoạch phục hồi sau bão
Sau khi bão tan:
• Các hoạt động cụ thể cần tiến hành
• Dọn dẹp, sửa chữa …
• Chuẩn bị điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh
• Yêu cầu: tất cả những cá nhân liên quan cần nắm chi tiết những việc cần làm và biết cách thực hiện trong thời gian nhanh nhất Cần thường xuyên rà soát và điều chỉnh, bổ sung nếu cần thiết.