Bác sĩ G.Bôtđa cũng nói: "Chỉ có thiên nhiên như người mẹ hiền thực sự có khả năngđem lại cho con người cái thế thăng bằng giữa tâm hồn và thể xác, mà không có nó thì chẳng có sức khoẻ,
Trang 1Trường Đại học Văn HiếnKhoa Du lịchNgành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Môn: Phát triển bền vững trong du lịch
Đề tài: Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam
GVHD: Nguyễn Thị Diễm Tuyết Lớp 141A0701
Nhóm 10:
1 Nguyễn Ngọc Như Ý 141A070070
2 Lê Thị Bích Thảo 141A070065
3 Nguyễn Phương Trinh 141A0700464.Phạm Hoàng Vũ 141A070058
- Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong
cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó Đối với du lịch, các dấu hiệu
Trang 2bên ngoài của địa hình càng đa dạng và đặc biệt thì càng có sức hấp dẫn dukhách.
- Các đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi và đồng bằng, chúng
được phân biệt bởi độ chênh cao của địa hình
+ Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về mặt ngoại hình, ít gây cảm
hứng cho khách tham quan du lịch Hình thành các loại hình du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn
+ Địa hình vùng đồi thường tạo ra một không gian thoáng đãng, bao la
tác động mạnh đến tâm lý của khách ưa thích dã ngoại, rất thích hợp với
loại hình du lịch cắm trại, tham quan theo chuyên đề văn hóa lịch sử,
+ Địa hình miền núi thường có nhiều ưu thế đối với hoạt động du lịch vì có
sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ và thơ
mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành Ở
miền núi có nhiều đối tượng cho hoạt động du lịch Đó là các sông suối,
thác nước, hang động, rừng cây với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phongphú Miền núi còn là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc ít người với đờisống và nền văn hoá đa dạng đặc sắc Hình thành các loại hình du lịch thể thao,tham quan , thám hiểm, nghĩ dưỡng, nghiên cứu khao học,
+Địa hình Karst (hang động) và Karsto (hang động ngập nước): là kiểu địa hình thành do nước chảy qua các loại đá dễ hòa tan: đá vôi ,đá phấn, thạch cao tạo được sự quan tâm rất lớn của du khách do có các cảnh quang thiên nhiên sinh động và đẹp mắt Hình thành các loại hình du lịch: du lịch mạo hiểm ,tham quan nghiên cứu khoa học,
+ Địa hình bờ biển: tài nguyên bờ, bãi biển có ý to lớn đối với hoạt động du lịch Hình thành các loại hình du lịch:du lịch tắm biển, tắm nắng, du lịch tham quan, du lịch thể thao ,nghĩ dưỡng,
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc
hoạt động dịch vụ du lịch Nhìn chung, những nơi có khí hậu ôn hoà thườngđược du khách ưa thích Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp với
phát triển du lịch Mỗi loại hình du lịch thường đòi hỏi những điều kiện khíhậu khác nhau Chẳng hạn du khách đi nghỉ biển mùa hè thường chọn
Trang 3những dịp ít mưa, nắng nhiều nhưng không gắt, nước mát, gió vừa phải.
Như vậy, ở mức độ nhất định cần phải chú ý đến những hiện tượng thời tiếtđặc biệt làm cản trở đến kế hoạch du lịch Đó là bão trên các vùng biển,
duyên hải, hải đảo, gió mùa đông bắc, gió tây khô nóng, lốc, lũ vẫn xảy ra ở nước ta
Tính mùa của khí hậu ảnh hưởng rất rõ rệt đến tính mùa vụ trong du lịch
Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởngcủa các yếu tố khí hậu Sự phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện khí hậu,
hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng
+ Mùa du lịch cả năm (liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh ởsuối khoáng, du lịch trên núi (cả mùa đông và mùa hè) Ở vùng có khí hậunhiệt đới như các tỉnh phía Nam nước ta, mùa du lịch hầu như chưa diễn ra quanh năm
+ Mùa đông là mùa du lịch trên núi, du lịch thể thao mùa đông
+ Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì nó có thể phát triển nhiều loạihình du lịch như du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi và khu vực đồngbằng - đồi; khả năng du lịch ngoài trời rất phong phú và đa dạng
c. Nguồn nước.
Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm Đối với dulịch thì nước mặt có ý nghĩa quan trọng Nó bao gồm nước đại dương, biển,sông, hồ (tự nhiên, nhân tạo), suối phun, thác nước
Nhằm mục đích du lịch, nước được sử dụng theo nhu cầu cá nhân, theo độtuổi và nhu cầu quốc gia Nói chung giới hạn về nhiệt độ của lớp nước trênmặt tối thiểu có thể chấp nhận được là 180C đối với người lớn, trên 200Cđối với trẻ em, ngoài ra còn phải chú ý tới tần số, tính chất của sóng, độsạch của nước
Đối với du lịch thể thao nên đánh giá tài nguyên cá, khả năng đánh bắt cá,bảo vệ cá
Tài nguyên nước mặt không chỉ có tác dụng hồi phục trực tiếp mà còn ảnhhưởng nhiều đến thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt nó làmdịu đi khí hậu ven bờ
Hiện nay, trên thế giới đã mọc lên nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển,ven hồ, đã thu hút một lượng lớn du khách
Nước ngầm nhìn chung ít có giá trị đối với du lịch, tuy nhiên cần phải nói tớitài nguyên nước khoáng Đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an
dưỡng và chữa bệnh Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đãđược phát hiện từ thời đế chế La Mã Những nước có nhiều tài nguyên nước
Trang 4khoáng là Liên bang Nga, Bungri, Italia, CHLB Đức, CH Séc cũng là nhữngnước phát triển loại hình du lịch chữa bệnh.
Cho đến nay trên thế giới chưa có quy định thống nhất về giới hạn dưới củacác nguyên tố, độ khoáng hoá, thành phần khí để phân biệt nước khoáng
và nước bình thường, song có thể căn cứ vào các chỉ tiêu chủ yếu dưới đây
để xếp loại nước thiên nhiên vào nước khoáng
Để thuận lợi cho việc chữa bệnh, người ta đã tiến hành phân loại các nhómnước khoáng:
+ Nhóm nước khoáng Cacbonic: tác dụng giải khát, chữa bệnh cao huyết
áp, sơ vữa động mạch, các bệnh thần kinh ngoại biên
Trên thế giới nổi tiếng với các muối khoáng Vichy (Pháp), Boczomi (Grudia),Wisbađen (CHLB Đức)
Ở Việt Nam có nước khoáng Vĩnh Hảo được khai thác từ 1928, đã xuất khẩusang một số nước Đông Nam Á
+ Nhóm nước khoáng Silíc: công dụng đối với các bệnh tiêu hoá, thần kinh,thấp khớp, phụ khoa Nổi tiếng trên thế giới là suối khoáng Kulđua (LiênBang Nga) Ở nước ta có nước khoáng Kim Bôi (Hoà Bình), Hội Vân (Phù Cát
+ Ngoài 3 nhóm trên còn có một số nhóm nước khoáng khác (Liti,
Sunphuahiđrô, Asen - Fluo, phóng xạ ) cũng có giá trị với du lịch nghĩ dưỡng
môi trường lại bị ô nhiễm, biến đổi bất lợi cho cuộc sống của con người
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà y học, tâm lý - xã hội học đều
nhận thấy rằng, vẻ đẹp thiên nhiên, khung cảnh đất trời bao la, muôn hình
Trang 5muôn vẻ có ảnh hưởng rất lớn tới trạng thái tâm hồn, sức khoẻ con người.Trong y học gọi là phương pháp "cảnh quan trị liệu học" Bác sĩ Iôn Boócđieanu người Rumani, trong cuốn sách "Làm thế nào để sống lâu" đã nói
"Đối với con người, khi mệt mỏi vì lao động hằng ngày nặng nhọc, thiênnhiên là cái giếng thần tiên làm cho anh ta trẻ lại, trẻ lại thực sự" Bác sĩ G.Bôtđa cũng nói: "Chỉ có thiên nhiên như người mẹ hiền thực sự có khả năngđem lại cho con người cái thế thăng bằng giữa tâm hồn và thể xác, mà
không có nó thì chẳng có sức khoẻ, cũng chẳng có hạnh phúc và niềm vui".Như vậy có thể nói, cảnh quan thiên nhiên có một vai trò vô cùng quan
trọng đối với sức khoẻ con người và là một trong những nhân tố góp phầnthúc đẩy sự phát triển của du lịch, đặc biệt là loại hình Du lịch sinh thái
Về tài nguyên sinh vật, rừng không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, sinhthái, mà còn có giá trị đối với du lịch, nhất là rừng nguyên sinh hoặc thuầnchủng Tất nhiên không phải mọi tài nguyên động thực vật đều là đối tượngtham du lịch Để phục vụ các mục đích du lịch khác nhau, người ta đưa racác chỉ tiêu sau đây:
- Chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch:
+ Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình
+ Có loài đặc trưng cho khu vực, loài đặc hữu, loài quý hiếm đối với thế giới
+ Đường giao thông đi lại thuận tiện
- Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn thể thao:
+ Quy định loài được săn bắn là loài phổ biến, không ảnh hưởng đến sốlượng quỹ gen
+ Loài động vật nhanh nhẹn
+ Ngoài ra khu vực dành cho săn bắn thể thao phải tương đối rộng, có địahình tương đối dễ vận động, xa dân cư, đảm bảo tầm bay của đạn và sự antoàn tuyệt đối cho khách Cấm dùng súng quân sự, mìn chất nổ nguy hiểm
- Chỉ tiêu đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học:
+ Nơi có động thực vật phong phú và đa dạng
Trang 6+ Nơi có tồn tại loài quý hiếm.
+ Nơi có thể đi lại quan sát, chụp ảnh
+ Có quy định thu mẫu của cơ quan quản lý
Về phương diện tài nguyên du lịch, cần chú ý đến các khu bảo tồn thiên
nhiên Nước ta đã thành lập được 105 khu bảo vệ tự nhiên, bao gồm 27
vườn quốc gia (VQG), 44 khu bảo tồn tự nhiên và 34 khu rừng văn hoá, lịch
sử, môi trường với tổng diện tích khoảng 2.092 ha (2003)
Một trong những mục tiêu xây dựng hệ thống VQG là bảo vệ các khu cảnhquan tự nhiên, phục vụ mục đích khoa học, giáo dục và du lịch sinh thái
1.2 Tài nguyên nhân văn
a. Di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá là tài sản quý giá của mỗi địa
phương, mỗi dân tộc, đất nước và cả nhân loại Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể về đặc điểm văn hoá mỗi nước Ở đó chứa đựng tất
cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia Di tích lịch sử – văn hoá có khả năng rất lớn góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người; góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử
Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia
Trên thế giới những kim tự tháp ở Ai Cập, chùa tháp dát vàng, bạc ở Ấn
Độ, Mianma, Angcovát ở Campuchia… và trong nước với thành Cổ Loa, đền Hùng, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn… vẫn mãi là biểu tượng chói ngờicho kho tàng văn hoá dân tộc và của nhân loại
Được gọi chung là di tích lịch sử – văn hoá vì chúng được tạo ra bởi con người (tập thể hoặc cá nhân) trong quá trình hoạt động, sáng tạo Thứ văn hoá ở đây bao gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần
Hiện nay, một số nước trên thế giới đã có những quy định về di tích lịch sử văn hoá
- Theo hiến chương Vơnidơ – Italia (1996) thì di tích lịch sử văn hoá bao gồm những công trình xây dựng lẻ loi, những khu di tích ở đô thị hoặc nông thôn, là những bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt, của một
sự tiến hoá có ý nghĩa hay là một biến cố về lịch sử
- Ở Ai Cập (1983) cho rằng các di tích lịch sử – văn hoá là cổ vật bất động sản và động sản Cụ thể “Được coi là cổ vật mọi động sản hoặc bất động sản được làm ra từ các nền văn minh khác nhau, hoặc một sáng tạo nghệ thuật, khoa học, văn hoá, hoặc tôn giáo của thời đại tiền sử, hoặc các thời
kỳ kế tiếp nhau của lịch sử và ngược trở lên một trăm năm, khi tài sản đó
có một giá trị quan trọng về khảo cổ học hay lịch sử, là chứng cứ của một
Trang 7nền văn minh khác nhau đã tồn tại trên đất Ai Cập, đã có với đất nước Ai Cập những qua hệ lịch sử, cũng được coi là cổ vật, kể cả các di hài người
và động vật cùng niên đại với thời kỳ ấy”
- Ở Việt Nam, theo pháp luật bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hoá vàdanh lam thắng cảnh (04/04/1984), di tích lịch sử – văn hoá được quy định như sau: “Di tích lịch sử – văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm,
đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như các giá trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá – xã hội”
Từ những quy định về di tích lịch sử – văn hoá các nước trên thế giới và ở nước ta có thể rút ra những quy định chung có ý nghĩa khoa học và hệ thống như sau:
+ Di tích lịch sử – văn hoá là những nơi ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hoákhảo cổ
+ Những điểm khung cảnh ghi dấu về một dân tộc học
+ Những nơi diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng có ý nghĩa thúc đẩylịch sử đất nước, lịch sử địa phương phát triển
+ Những địa điểm ghi dấu chiến công chống xâm lược, áp bức
+ Những nơi ghi dấu giá trị lưu niệm về nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc,danh nhân văn hoá, khoa học
+ Những công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị toàn quốc hoặc khu vực.+ Những danh lam thắng cảnh do thiên nhiên bài trí sẵn và có bàn tay con người tạo dựng thêm vào, được xếp vào một loại hình trong các loại hình ditích lịch sử – văn hoá
Di tích lịch sử – văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa dựng những giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc do cá nhân con người hoạt động sáng tạo trong lịch sử để lại
- Phân loại di tích lịch sử – văn hoá
Di tích lịch sử – văn hoá chứa dựng nhiều nội dung lịch sử khác nhau Mỗi
di tích có nội dung, giá trị văn hoá, lượng thông tin riêng biệt Cần phải phân biệt các loại di tích để xác định tên gọi đúng với nội dung của nó và khai thác, sử dụng và bảo vệ di tích một cách có hiệu quả
Có 4 loại di tích lịch sử – văn hoá:
+ Loại hình di tích văn hoá khảo cổ: là những địa điểm ẩn dấu một bộ phậngiá trị văn hoá, thuộc về một thời kỳ lịch sử – xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại
Đại đa số các di tích văn hoá khảo cổ nằm trong lòng đất, cũng có trường
Trang 8hợp tồn tại trên mặt đất (các bức chạm khắc trên vách đá).
Di tích văn hoá khảo cổ còn được gọi là di chỉ khảo cổ, nó được phân thành
di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng, ngoài ra còn có cả những công trình kiến trúc cổ, những thành phố cổ, tàu thuyền cổ bị chìm đắm
+ Loại di tích lịch sử
Di tích lịch sử là những di tích ghi nhận các sự kiện lịch sử hoặc các đặc điểm lịch sử tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình Lịch sử của mỗi quốc gia là một quá trình lâu dài với nhiều sự kiện được ghi dấu, do vậy những di tích nào gắn với các sự kiện tiêu biểu mới được coi là di tích lịch sử
Loại hình di tích lịch sử bao gồm:
Di tích ghi dấu về dân tộc học: Sự ăn ở, sinh hoạt của các tộc người
Di tích ghi dấu những sự kiện lịch sử chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý nghĩa quyết định chiều hướng của đất nước, của địa phương
Di tích ghi dấu chiến công xâm lược
Di tích ghi dấu những kỷ niệm
Di tích ghi dấu sự vinh quang lao động
Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc, phong kiến
+ Loại văn hoá – nghệ thuật
Các di tích văn hoá – nghệ thuật đặc biệt là các di tích lịch sử – văn hoá, bao gồm các công trình kiến trúc có giá trị hoặc các tác phẩm nghệ thuật khác như tượng đài, các bích hoạ… Trên thế giới cũng như ở nước ta có rấtnhiều di tích văn hoá – nghệ thuật nổi tiếng như tháp Epphen, Khải hoàn môn, văn miếu Quốc tử giám, toà thánh Tây Ninh…
Việc phân biệt loại di tích lịch sử với các di tích văn hoá – nghệ thuật rất khó, bởi vì bản thân mỗi di tích văn hoá đều mang trong mình những giá trịlịch sử và cũng như vậy, mỗi di tích lịch sử đều mang trong mình chất văn hoá, hay nói cách khác cũng là những sản phẩm văn hoá Chính vì vậy nhiều khi người ta gọi chung loại hình này là loại hình di tích lịch sử – văn hoá – nghệ thuật
+ Các danh lam thắng cảnh
Thực tế loại hình này là sự tập hợp của 2 loại hình di tích: di tích nhân tạo
và di tích thiên tạo Đây là nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có chứa đựng những công trình do con người tạo ra, thường là những ngôi chùa, ngôi đền hay một công trình văn hoá nào đó… Phần lớn những danh lam thắng cảnh ở Việt Nam đều có chùa thờ phật Điển hình là danh lam thắng cảnh chùa Hương, Tam Thanh, Yên Tử…
Trang 9- Hiện nay, cả nước có gần 4 vạn di tích các loại Là một quốc gia có hàng ngàn năm lịch sử, di tích nước ta rất phong phú Trong số này đã có 2.715
di tích đã được Bộ văn hoá xếp hạng Số di tích trên được phân theo các loại như sau:
TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Để đánh giá ý nghĩa của các di tích lịch sử – văn hoá phục vụ mục đích
du lịch, cần chú ý một số chỉ tiêu thể hiện số lượng và chất lượng di tích đólà:
Di sản thiên nhiên thế giới
1 Vịnh Hạ Long
Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long Hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương
Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị về địa chất, địa mạo
2 Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Trang 10Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình – miền Trung Việt Nam với tổng diện tích 343.300ha Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ, tiêu biểu phải kể đến hangSơn Đoòng – Hang động tự nhiên lớn nhất thế giới
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sảnthiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015
3 Cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên
đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ "Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn" đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận
là Công viên địa chất toàn cầu Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam
và thứ hai ở Đông Nam Á
Di sản văn hóa vật thể thế giới
4 Quần thể di tích Cố đô Huế
Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch
sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian
từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993
5 Phố cổ Hội An
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ
17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp Hội An cũng
Trang 11là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phốtruyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 ngày 4 tháng 12 năm 1999,
Tổ chức UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới
6 Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam,
là tổ hợp gồm nhiều đền đài Chăm Pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích
Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại
7 Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn Đây
là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam
Vào ngày 31/7/2010, UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới
8 Thành Nhà Hồ
Thành nhà Hồ, nay thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
Trang 12Di sản văn hóa phi vật thể
9 Nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu
và phi vật thể nhân loại vào năm 2003
10 Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận
là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm
2005 Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phậnsau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúngBến nước ), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây
Nguyên, )
11 Dân ca Quan họ
Dân ca quan họ ở Bắc Giang và Bắc Ninh là một trong những làn điệu dân
ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam Nó còn được gọi là dân ca quan họ Kinh Bắc do được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay Ngày 30 tháng 9 năm 2009, UNESCO đã chính thức công nhận Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể của thể giới
12 Ca trù
Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam[1] kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và
âm nhạc.Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày
Trang 1328 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
13 Hội Gióng
Hội Gióng là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm ở nhiều địa phương tại Hà Nội nhằm tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam Năm 2010, hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
14 Hát xoan Phú Thọ
Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng Thuở xa xưa, người Văn Lang
tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới
Năm 2011, hát xoan đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vậtthể của nhân loại
15 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian được lưu truyền lâu đời ở Việt Nam mà trọng tâm là tỉnh Phú Thọ Loại tín ngưỡng này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012
16 Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2013 Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gia
Trang 14UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể ngày 27/11/2014 tại Paris(Pháp)
Di sản tư liệu thế giới
18 Mộc bản triều Nguyễn
Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009 Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19, 20
19 Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt, đầu tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ của các khoa thi dưới triều Lê - Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới
20 Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm được mệnh danh là “Đại danh lam cổ tự”, một trung tâm Phật giáo lớn nhất của thời Trần, nơi có những văn bản Hán tự được UNESCO công nhận năm 2012
21 Châu bản triều Nguyễn
Châu bản là những văn bản của vương triều đã được nhà vua “ngự phê” bằng mực son đỏ Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính được hình thành trong quá trình quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802 - 1945), triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, bao gồm vănbản của các cơ quan trong bộ máy chính quyền trung ương và địa phương trình lên nhà vua phê duyệt, văn bản các vua ban hành cùng một số văn kiện ngoại giao và thơ văn ngự chế
Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào năm 2014
Di sản văn hóa hỗn hợp
22 Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình
Tràng An là một trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và quyến rũ nhất trên thế giới Phủ lên cảnh quan là thảm rừng và các tháp dạng nón hùng vĩ cao 200m, với các hố trũng hẹp khép kín, bao quanh bởi các sống núi nối liền nhau, các đầm lầy thông nhau qua hệ thống suối xuyên ngầm
có chiều dài lên tới 1 km
Ngoài ra, nơi đây còn sở hữu di tích danh thắng nơi đây đã được Chính phủViệt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như Khu du lịch
Trang 15sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, cố
đô Hoa Lư
Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Doha, với sự đồng thuận tuyệt đối của Ủy ban Di sản thế giới,Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam
b. Các lễ hội
Trong các dạng TNDLNV, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị rất lớn Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phán ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc Là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí Nhìn chung, các lễ hội nổi tiếng có tính hấp dẫn rất lớn đối với du khách
Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ hội
- Phần lễ (hay còn gọi là phần nghi lễ).
Các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và không gian Tuỳ theo tính chất của lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng
Phần lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội
Nghi thức tế lễ nhằm tỏ lòng tôn kính vớ các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hoà
Nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc, tạo một yếu tố văn hoá thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ đối với toàn thể cộng đồng người đi hội trước khi chuyển sang phần xem hội
- Phần hội.
Là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn… mang bản sắc văn hoá dân gian Mặc dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hoá truyền thống, nhưng phạm vi nội dung của nó thường không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn hoá mới Tuy nhiên những nơi nào bảo tồn và phát triển được những nét truyền thống trong phần hội với những trò chơi mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có giá trị cao và có sức hấp dẫn du khách Thông thường phần hội gắn với tình yêu, giao duyên nam nữ (hội Lim…)
Cũng có những lễ hội ở đó cả phần lễ và phần hội hoà quyện vào nhau, trong đó trọng tâm là phần hội, nhưng bản thân phần hội mang tính tâm
Trang 16linh của phần lễ (hội chọi trâu ở Đồ Sơn…).
Hội làng của người Việt ở đồng bằng sông Hồng là loại lễ hội truyền thống rất tiêu biểu cho xã hội nông thôn Việt Nam Có quan điểm cho rằng đồng bằng sông Hồng là quê hương của văn hoá lúa nước, của hội làng
Như vậy để tìm hiểu văn hoá Việt Nam, văn hoá làng xã cũng như văn hoá lúa nước, người ta có thể tìm hiểu qua lễ hội, hoặc trực tiếp tham gia vào lễhội Từ đó có thể thấy lễ hội là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo
- Ở nước ta trong một năm có nhiều lễ hội, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, ngoài ra còn có hội thu Các lễ hội thường gắn với sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đối đáp của dân tộc Mường; ném cò, múa xoè của người Thái; hát Sli, hát lượn, hát then của người Nùng; lễ đâm trâu, hát trường ca thần thoại của các dân tộc Tây Nguyên…
Về quy mô, có những lễ hội diễn ra trên một vùng rộng lớn, ngược lại có lễhội chỉ bó hẹp trong vài (thậm chí một) làng (xã) Có lễ hội kéo dài tới 3 tháng (như lễ hội chùa Hương), nhưng có lễ hội chỉ một vài ba ngày Một
số lễ hội tiêu biểu thu hút đông đảo du khách và người hành hương từ nhiều vùng tới: hội Đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội chùa Hương (Hà Tây), hội Đền Bà (Tây Ninh)…
- Khi đánh giá các lễ hội phục vụ mục đích du lịch cần lưu ý đến các đặc điểm sau:
+ Thời gian lễ hội
+ Quy mô của lễ hội
+ Các lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử tích lịch sử – vănhoá
+ Một số hình thức lễ hội chính:
Lễ hội mừng sự kiện đời sống,
Lễ hội “phục hồi” vì chúng làm sống lại một cách ngoạn mục ký ức về quá khứ hay một nền văn hoá bị diệt vong
Lễ hội mô phỏng một cuộc tế lễ, nó mang khía cạnh sân khấu và có vẻ đẹp nghiêm trang
Lễ hội kỷ niệm tất cả các chế độ, các quốc gia đều tổ chức một cách trang nghiêm, long trọng để nhắc nhở bằng biểu tượng thích hợp một công ước hay khế ước, giữa một dân tộc, hoặc một sự kiện khai sinh ra nhà nước hiệnđại
Khách du lịch thường có nhu cầu tham gia các lễ hội này Họ thường thấy một sự hoà đồng mãnh liệt, say mê nhập cuộc Những hội hè như vậy gắn
Trang 17kết vào kết cấu của đời sống khu vực hay quốc gia và chính tại đây tình cảm cộng đồng, sự hiểu biết về dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ.
c Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học.
Mỗi một dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có những địa bàn cư trú nhất định Những đặc thù của từng dân tộc
có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trú,trang phục, ca múa nhạc…
Việt Nam có 54 dân tộc Nhiều dân tộc vẫn giữ được phong tục tập quán của mình
Nước ta còn có hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng, độc đáo thể hiện tư duy triết học, tâm tư tình cảm của con người, đặc biệt là các nghề chạm khắc, đúc đồng, thêu, dệt, sành sứ… Các món ăn dân tộc độc đáo với nghệ thuật cao về chế biến và nấu nướng Nhiều kiến trúc có bố cục theo thuyết phong thuỷ của triết học phương Đông, rồi những kiến trúc tôn giáo (nhất là kiến trúc Chăm)… có giá trị, hấp dẫn du khách
d Các đối tượng văn hoá – thể thao và hoạt động nhận thức khác.
Những đối tượng văn hoá như các trung tâm khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn, bảo tàng… đều có sức hấp dẫn rất lớn du khách tới tham quan và nghiên cứu
Những hoạt động mang tính sự kiện: các giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, liên hoan phim ảnh quốc tế, canhạc quốc tế… cũng là đối tượng hấp dẫn khách du lịch
Thông thường những đối tượng văn hoá tập trung ở các thủ đô và các thànhphố lớn Vì vậy những thành phố lớn đương nhiên trở thành những trung tâm du lịch văn hoá của các quốc gia, vùng và khu vực và là hạt nhân của các trung tâm du lịch