1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DẠNG ĐỀ NLXH

17 753 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 53,31 KB

Nội dung

DẠNG ĐỀ NLXH tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh tế, kinh d...

Trang 1

1 Viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của bản thân sau khi học xong văn bản “ LẶNG LẼ SAPA”?

ĐÁP ÁN:- Về hình thức: Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn (có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)

- Về nội dung: HS trình bày nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

+ Nhận thức đúng đắn về sự cống hiến thầm lặng của một bộ phận thanh niên quên mình cho Tổ quốc

+ Có những hành động thiết thực để phấn đấu tu dưỡng đạo đức, trau dồi học vấn để góp phần xây dựng tương lai nước nhà

2 Viết đoạn văn ngắn khoảng 15- 20 dòng về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay.

- Dâng cho đời là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất

cho cuộc đời chung

- Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình, cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy

- Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người Sống cho đời nhưng không cần ồn ào, phô trương; không nên làm mất đi bản sắc riêng của mình thì mới thực sự có ý nghĩa

3.Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:

- A, thầy hỏi con nhé Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má

- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ Chí Minh con nhỉ.”

(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2004)

Từ lời trò chuyện của ông Hai với đứa con út, hãy viết bài luận với chủ đề “Lòng tin” Vấn đề văn học:

- Tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai

- Ông Hai trò chuyện với đứa con út để tạo dựng, củng cố niềm tin vào Cụ Hồ, vào k/c…

a Vấn đề xã hội: (

- Cách hiểu về “lòng tin”

- Vai trò của “lòng tin” đối với cuộc đời của mỗi con người

- Cách hành xử của con người về “lòng tin” ấy…

c Đánh giá về nhịp cầu nối giữa văn học và cuộc sống…

Trang 2

4/Lấy tựa đề : “Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con” Hãy viết một bài nghị

luận nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người.

A Yêu cầu chung :

+ Học sinh viết đúng kiểu bài văn nghị luận

+ Bố cục đảm bảo

+ Hiểu được nội dung của vấn đề : khẳng định giá trị quê hương, gia đình trong cuộc sống mỗi con người; Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình, có thái độ phê phán trước những hành vi chưa tốt

B Yêu cầu cụ thể:

Mở bài : (0,5 điểm)

- Giới thiệu vấn đề nghị luận ; nguồn cội yêu thương của mỗi con người

- Gia đình và quê hương là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người

Thân bài :

1 Khẳng định ý nghĩa gia đình và quê hương trong cuộc sống của mỗi con người : (2,0 điểm)

- Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta ở nơi ấy chúng ta được yêu thương, nâng đỡ khôn lớn và trưởng thành

- Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của ta Nơi ấy mọi người ta quen biết và thân thiết, có cảnh quê thơ mộng trữ tình, có những kỷ niệm ngày ấu thơ cùng bè bạn, những ngày cắp sách đến trường

- Gia đình và quê hương sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người; dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội quê hương

2 Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình : (2,0 điểm)

- Với gia đình, chúng ta hãy làm tròn bổn phận của người con, người cháu: học giỏi, chăm ngoan, hiếu thảo để ông bà, cha mẹ vui lòng

- Với quê hương, hãy góp sức trong công việc xây dựng quê hương, tham gia các phòng trào vệ sinh môi trường để làm đẹp quê hương, đấu tranh trước những TNXH đang diễn ra ở qh

- Có thể khi trưởng thành trở về qh lập nghiệp, xdựng quê mình ngày một giàu đẹp

3 Có thái độ phê phán trước những hành vi: (1,0 điểm)

- Phá hoại cơ sở vật chất

- Những suy nghĩ chưa tốt về quê hương; chê quê hương nghèo khó, chê bai quê lam lũ, lạc hậu, không muốn nhận quê hương mình

4 Liên hệ mở rộng :

Đến những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần của mỗi con người “Quê hương” ( Đỗ Trung Quân) “ Quê hương” (Giang Nam) “ Quê hương” (Tế Hanh) “Nói với con” (Y Phương) (1,0 điểm)

Kết bài : Khẳng định (0,5 điểm)

- Nguồn cội của mỗi con người là gia đình và quê hương nên hiểu rộng hơn quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, quê hương còn là Tổ Quốc; Tình yêu gia đình luôn gắn liền với tình yêu quê hương, tình yêu đất nước

Trang 3

- Mỗi con người luôn có sự gắn bó những tình cảm riêng tư với những tình cảm cộng đồng

5/Việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào trong tình hình đất nước

ta đang mở cửa hội nhập với thế giới như hiện nay?

Yêu cầu chỉ ra được:

- Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, là xu thế lớn của thế giới hiện đại, là nội dung trọng tâm xuyên suốt trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, để non sông

Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong muốn (0,5 điểm)

- Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới

Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị, giữa truyền thống

và hiện đại (0,5 điểm)

- Học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam, nhất là trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế

giới như hiện nay, đó chính là hoà nhập nhưng không hoà tan (0,5 điểm)

- Yêu kính, tự hào, có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương của Bác (0,5 điểm)

/Nhận xét về văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, có ý kiến viết:

“ Văn học của ta đã xây dựng và thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử.”

Qua một số tác phẩm đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

ĐÁP ÁN

1.Về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, đúng thao tác nghị luận, diễn đạt sáng rõ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu

- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trongkháng chiến

chống Mĩ và phạm vi tư liệu

Lưu ý: Về phạm vi tư liệu sử dụng cho bài viết, ngoài hai văn bản đã học ở học kì I lớp 9 là

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành

Long, giám khảo cần khuyến khích cho những thí sinh có thêm những dẫn chứng ở các tác phẩm khác ở HKII hoặc ngoài chương trình cùng đề tài

2 Về kiến thức Bài viết cần trình bày được những nội dung cơ bản sau:

Lưu ý: Mở bài và kết bài cho 0,5điểm

*

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua thực tế văn học chống Mĩ

- Trích ý kiến

- Khái quát vấn đề

* Thân bài

1 Khái quát chung(2 điểm)

- Hoàn cảnh lịch sử: Hai mươi năm dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Đó là cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt và hi sinh

Trang 4

- Hình ảnh trung tâm của thời đại, niềm tự hào của dân tộc và cũng là hình ảnh trung tâm của văn học kháng chiến chống Mĩ đó là hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam- thế hệ đóng góp lớn công sức và xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai

- Bởi vậy văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhiều tác phẩm thơ ca cũng như văn xuôi của các tác giả đã khắc họa sinh động hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ: Họ là những người lính lái xe Trường Sơn, những cô gái thanh niên xung phong trên chiến trường, những con người ngày đêm miệt mài lao động cống hiến cho đất nước

- Họ đều là những thanh niên sống có lý tưởng cao đẹp, họ nguyện đem sức trẻ, tinh thần, trí tuệ… cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiệm vụ khác nhau nhưng họ cùng chung mục đích, lý tưởng là bảo vệ và xây dựng đất nước nên ở họ đều tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời

2 Phân tích và chứng minh ( 9đ)

a Luận điểm 1: Đó là lớp thanh niên trẻ có lý tưởng cách mạng cao đẹp, có hoài bão ước mơ,

sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho đất nước ( 2 điểm)

- Lý tưởng cao đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn: Vì sự nghiệp giải phóng miềnNam thống nhất đất nước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

( Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

- Nhân vật anh thanh niên dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng anh đã ý thức được một cách sâu sắc về trách nhiệm của mình (một công dân) đối với quê hương đất nước, mà cao hơn là lý tưởng sống,

lý tưởng cách mạng

“ Mình sinh ra là gì,mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” (Lặng lẽ Sa Pa)

b.Luận điểm 2: Họ là những con người dũng cảm, gan dạ, đầy tinh thần trách nhiệm, coi thường hiểm nguy,vượt qua mọi gian khổ sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ (2 điểm)

- Những người lính lái xe Trường Sơn với tinh thần dũng cảm và ý chí kiên cường vì sự nghiệp giải phóng đất nước đã giúp họ vượt qua sự nguy hiểm của bom đạn ( sự ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ), vượt qua sự khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ “ Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi…”

“ Không có kính ừ thì có bụi….”

“ Không có kính ừ thì ướt áo…”

“ Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”

- Anh thanh niên với lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đã giúp anh vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ

“ Cháu ở đây có nhiệm vụ đo nắng, đo mưa….xong việc trở vào là không thể nào ngủ lại được.”

c Luận điểm 3: Ở họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng chia sẻ với nhau trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ và hiểm nguy.(2điểm)

- Những người lính lái xe Trường Sơn từ sự cùng chung nhiệm vụ, lý tưởng họ đã trở thành đồng đội của nhau, sẻ chia với nhau những gian khổ ở chiến trường, tình đồng đội đã tiếp thêm cho

Trang 5

họ sức mạnh để vượt qua bom đạn hiểm nguy Hơn thế họ còn coi nhau như anh em trong một gia đình

(Dẫn chứng và phân tích)

- Anh thanh niên có thể vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi sự gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ là

vì anh luôn suy nghĩ anh không cô đơn mà luôn có đồng đội tiếp sức cho anh: “ Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia”.Vì đồng đội mà anh luôn cố gắng trong công việc bởi anh luôn thấy những đóng góp của mình cho đất nước còn quá nhỏ bé

so với họ (anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, ông kĩ sư vườn rau Sa- Pa)

d Luận điểm 4: Giữa những khó khăn ác liệt của cuộc sống họ vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan,

sự trẻ trung, lãng mạn của tuổi trẻ( 2điểm)

- Sự trẻ trung, ngang tàng, sôi nổi đậm chất lính của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn giữa chiến trường ác liệt Thái độ bất chấp những gian khổ hiểm nguy

(Dẫn chứng và phân tích)

- Anh thanh niên, qua những lời anh tâm sự với ông họa sĩ và cô kĩ sư về cuộc sống một mình của anh, về công việc của anh ta thấy được ý chí nghị lực phi thường ở anh“ …Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng…” Không chỉ vậy, ngoài giờ làm việc còn trồng hoa, nuôi gà và đặc biệt

là dành thời gian để đọc sách mở mang hiểu biết

3 Đánh giá (1 điểm)

- Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ hiện lên chân thực, sinh động trên các trang văn của các tác giả đã có sức thuyết phục với người đọc

- Hình ảnh ấy không chỉ cho thấy tài năng của các tác giả mà còn cho chúng ta thấy sự am hiểu, trải nghiệm cuộc sống trong những năm kháng chiến ác liệt của các nhà văn, nhà thơ

- Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm về lịch sử dân tộc, thêm tự hào và tiếp bước truyền thống các thế hệ cha anh

4 Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề

- Suy nghĩ của bản thân

Trang 6

7 Thái độ và hành động của hai nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tợng thuỷ văn (Lặng lẽ SaPa- Nguyễn Thành Long) và anh chiến sĩ lái xe (Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật) gợi cho em suy nghĩ gì về tuổi trẻ nhân Tháng Thanh niên.

1) Về nội dung: Bài làm có thể có bố cục khác nhau nhng phải đúng kiểu văn bản nghị luận; các

ý trình bày có thể không giống nhau nhng trên cơ sở hiểu văn bản Lặng lẽ Sa Pa và Bài thơ về tiểu đội xe không kính, đại thể cần nêu đợc các ý:

a) Hai nhân vật anh thanh niên (LLSP), anh chiến sĩ (BTVTĐXKK)

- Ngời trẻ tuổi ở hai mặt trận khác nhau: xây dựng CNXH và chống Mĩ cứu nớc

- Nhiệt tình, dũng cảm thực hiện nghĩa vụ của tuổi trẻ không vụ lợi

- Với ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, với trách nhiệm và nghĩa vụ đối với đất nớc họ lạc quan, yêu đời

b) Suy nghĩ của bản thân:

- Vấn đề cống hiến của tuổi trẻ Hai nhân vật văn học đã cho thấy sự cống hiến của họ trong quá khứ để làm nên đất nớc hôm nay

- Thế kỷ XXI có những yêu cầu với thế hệ trẻ giống hôm qua nhng cũng có những yêu cầu khác (do bối cảnh lịch sử, xã hội, thời đại )

- Dù ở hoàn cảnh nào tuổi trẻ hôm nay cũng luôn phân biệt: cống hiến và hởng thụ mà cống hiến (trong mọi điều kiện và hoàn cảnh) là mục đích quan trọng của tuổi trẻ.Nét đẹp của hai nhân vật là hành trang vào đời của tuổi trẻ hôm nay

2) Về hình thức:

- Vận dụng nhuần nhuyễn các phơng thức biểu đạt, các phép lập luận đã học Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc ít mắc các lỗi diễn đạt

B Tiêu chuẩn cho điểm:

+ Điểm 5: Bài làm đáp ứng các yêu cầu trên Có thể còn mắc vài lỗi diễn đạt nhng là lỗi nhẹ

+ Điểm 3: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên nhất là nội dung, cách lập luận Còn vài sai sót nhng không ảnh hởng nhiều đến bài viết Văn viết trôi chảy còn mắc một số lỗi diễn đạt

+ Điểm 2: Bài làm cơ bản đáp ứng khoảng 2/3 yêu cầu, dẫn chứng nghèo Còn mắc một

số lỗi diễn đạt

+ Điểm 1: Nội dung sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt

9/: Khi núi về quờ hương, Đỗ Trung Quõn cho rằng:

Quờ hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thụi

(Quờ hương)

Em hiểu thế nào về quan niệm của nhà thơ? Từ đú hóy bày tỏ suy nghĩ của em về quờ hương?

* Yờu cầu chung:

HS hiểu đề, viết sỏt chủ đề đó nờu

Trang 7

Biết cách làm một bài văn nghị luận có bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ.

Trình bày ý mạch lạc, rõ ràng Văn viết trong sáng, có cảm xúc

* Yêu cầu cụ thể:

1 Quan niệm về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân :

- Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương Trong thi phẩm ấy, nhà thơ gợi ra những cách hiểu về quê hương

- Cách so sánh độc đáo, thú vị : quê hương và mẹ.Ý ngĩa của cách so sánh ấy là để khẳng định quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là sự sống tinh thần, tâm hốn

Qua lối so sánh khẳng định để nêu bật tình cảm với quê hương Quê hương là điều quý giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc Đồng thời, qua cách so sánh, tác giả cũng khơi dậy, nuôi dưỡng tình cảm với quê hương : tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người

- Gợi mở một cách sống, cách làm người : Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn

2.Suy nghĩ của bản thân:

- Quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người

- Mỗi người không được quên đi nguồn cội, gốc gác, quê hương Dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về cội nguồn yêu thương

Nuôi dưỡng tình cảm với quê hương có nghĩa là nuôi dưỡng tâm hồn, để con người được làm người theo nghĩa đầy đủ nhất

- Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, cần hướng về quê hương song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quý tất cả những gì thuộc về Tổ quốc

- Có thái độ phê phán trước những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương : chê quê hương nghèo khó, lạc hậu ; làm thay đổi một cách tiêu cực dáng vẻ quê hương mình

- Trách nhiệm xây dựng quê hương

10/ Hãy viết về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ trên, đồng thời trình bày những suy nghĩ của

em trước vấn đề mà đoạn thơ đặt ra.

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn - đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình

(Ánh trăng - Nguyễn Duy)

Trang 8

- Cảm nhận cái hay cái đẹp của đoạn thơ : một đoạn thơ hay, giàu chất biểu cảm, chất

suy tưởng, mang tính triết lý sâu xa:

+ Trong diễn biến của thời gian, không gian, sự việc bất thường (đèn điện tắt) chính

làbước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm (chú ý các từ thình lình,

vội, đột ngột) Vầng trăng tròn ở ngoài kia, trên kia, đối lập với “phòng buyn - đinh tối om”.

Chính sự xuất hiện đột ngột trong bối cảnh ấy, vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi ra bao kỷ niệm, nghĩa tình

+ Vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn tri kỷ của một thời, trong phút chốc xuất hiện làm dậy lên trong tâm tư nhà thơ bao kỷ niệm của những

năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu “Như là đồng là

bể / Như là sông là rừng” của con người đang sống giữa phồn hoa phố phường hiện đại

+ Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa; hơn thế trăng còn là vẻ đẹp

bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống “Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng cho quá khứ đẹp

đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ “Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn - nhân chứng

nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ (và mỗi chúng ta) Con người có thể vô tình,

có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt

+ Cái “giật mình” của nhân vật trữ tình ở cuối bài thơ là cái giật mình của lương tri, là lời

tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu Từ đó gợi ra ý nghĩa về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, gợi lên đạo lý sống thuỷ chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta

- Suy nghĩ của bản thân trước vấn đề mà đoạn thơ đặt ra

+ Song trong đời sống hiện đại, người ta rất dễ quên những gì gian khổ, vất vả, hi sinh đã qua Cuộc sống hiện đại có mặt tích cực, nhưng cũng dễ làm tha hoá con người mà tất cả điều

đó đều bắt đầu từ sự lãng quên, dửng dưng trước quá khứ Nếu chúng ta thờ ơ quay lưng hoặc lãng quên quá khứ thì chúng ta có tội với lịch sử và không thể trở thành người tốt được

+ Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là đạo lý tốt đẹp đã trở thành truyền thống, nét đẹp

nhân bản của người Việt Nam từ xưa đến nay Người Việt Nam “Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm” Chính nét đẹp truyền thống đó tạo lên sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn để chiến đấu và chiến thắng, xây dựng và phát triển

+ Trong xã hội hiện đại hôm nay, khi chúng ta đang từng bước hội nhập và phát triển, xây dựng một xã hội văn minh, ấm no và hạnh phúc, hành trang mà chúng ta mang theo mình còn có cả một quá khứ hào hùng mà cha ông đã để lại và chúng ta không được phép lãng quên

Đó cũng là ý nghĩa sâu xa mà bài thơ đã đọng lại trong em

11/BÀI TẬP Từ nội dung hai câu thơ:

Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng

Em hãy viết một bài văn (khoảng 10-12 câu), trình bày suy nghĩ của mình về Nghĩa tình quê hương đối với mỗi con người.

1 Giải thích khái niệm " quê hương" : có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình,

kỉ niệm thời thơ ấu

Trang 9

2 Phân tích ngắn gọn nội dung của hai câu thơ: "Rừng cho hoa - Con đường cho những tấm

lòng":

- Câu thơ nằm trong phần nhà thơ viết về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người - đó

là gia đình và quê hương

- Quê hương với gia đình ấm áp yêu thương; với những con người tài hoa, có tâm hồn lãng mạn; cũng là quê hương với thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình: "Rừng cho hoa - Con đường cho những tấm lòng"

- Điệp từ "cho" mang nặng nghĩa tình Quê hương đem đến cho con người những thứ cần

để lớn, dành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất Quê hương đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống

=> Bằng cách nhân hóa "rừng" và "con đường" qua điệp từ "cho", Y Phương đã cho người đọc cảm nhận sâu sắc về nghĩa tình quê hương đối với mỗi con người Quê hương là điều quí giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu trên bước đường lớn khôn, trưởng thành

3 Suy nghĩ của bản thân về vai trò, ý nghĩa của quê hương đối với mỗi con người:

- Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng

- Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí: tình làng nghĩa xóm tình yêu quê hương, gia đình sâu nặng

- Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn

cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người

(Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh)

4 Trách nhiệm của mỗi con người:

- Tình yêu quê hương, gia đình luôn gắn liền với tình yêu đất nước Cần hướng về quê hương, song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra, mà phải biết tôn trọng

và yêu quí tất cả những gì thuộc về Tổ quốc

- Xây đắp, bảo vệ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người

- Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng đạo đức, tích lũy kiến thức để sau này góp một phần nhỏ của việc vào công cuộc dựng xây, và bảo vệ quê hương đất nước

- Cần có thái độ phê phán những người có hành động, suy nghĩ chưa tích cực đối với quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ sở

12 Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn (Marilin

Vos Savant) Hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

A Yêu cầu về kĩ năng.

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, lập luận chắc chắn; diễn đạt sáng rõ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

B Yêu cầu về kiến thức.

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau:

Trang 10

1 Giải thích ý kiến (1,5 điểm)

- Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời: vì (thất) bại lần đó nhưng lần sau có thể không

bại nữa, sẽ giành được chiến thắng nếu ta tiếp tục chiến đấu, tiếp tục theo đuổi mục đích

- Bỏ cuộc: tức là không theo đuổi mục đích nữa mà đầu hàng, buông xuôi, chấp nhận sự

thất bại nhất thời Đây là sự thất bại mãi mãi

=> Câu nói nêu lên vấn đề: Trong cuộc sống không nên từ bỏ mục đích mà mình đang theo đuổi vì đó chính là chấp nhận sự thất bại vĩnh viễn Muốn giành chiến thắng phải theo đuổi mục đích đến cùng

2 Bàn luận ý kiến (3,5 điểm)

- Khẳng định đây là ý kiến đúng Trong hành trình đi đến mục đích, con người không chỉ

có thắng mà còn có bại: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại” (Tố Hữu).

- Không thể không đau buồn khi thất bại nhưng con người phải biết đứng lên sau thất bại

Bởi trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công Chỉ có đứng lên tiếp tục thực hiện mục đích chúng ta mới có cơ hội giành chiến thắng Đời phải trải qua giông tố nhưng không

được cúi đầu trước giông tố (Đặng Thùy Trâm).

- Động lực giúp mỗi người đứng lên sau thất bại là khát vọng, ý chí, nghị lực, quyết tâm Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường Khi con người dám ước mơ lớn, họ sẽ biết cách sống vĩ đại.

- Thực tiễn đã cho thấy còn nhiều người, nhất là thanh niên trước khó khăn trở ngại trong cuộc sống thường né tránh, buông xuôi đầu hàng, sống thiếu niềm tin… Một số người thất bại bị cuốn theo cái xấu, cái tầm thường, bi quan, bế tắc và có những hành vi tiêu cực

3 Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm).

- Cần nhận thức rằng mỗi người phải tự đứng dậy sau thất bại và tiếp tục theo đuổi lí

tưởng, mục tiêu cuộc đời mình Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc, hãy cho đời thấy

bạn có ngàn lí do để cười.

- Cần ra sức trau dồi, rèn luyện ý chí, nghị lực cũng như sự bền lòng phấn đấu trong học tập và nỗ lực theo đuổi mục tiêu đã đặt ra

Mỗi luận điểm cần lấy dẫn chứng trong thực tế để minh họa

C Biểu điểm:

- Điểm 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc

- Điểm 4-5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, ít mắc lỗi

- Điểm 3-4: Đáp ứng được khoảng ½ yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả

- Điểm 1-2: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt

Giám khảo có thể cho điểm theo các ý:

Ý 1: 1,5 điểm Ý 2: 3,5 điểm Ý 3: 1,0 điểm.

13: Dưới đây là một đoạn trích

Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang Bình thản, mệt lả và cáu kỉnh, chị nhìn tôi: “Hơn nghìn khối!“, rồi chị ngồi xuống uống nước trong bi đông Nước nhỏ từ cằm xuống áo, liên tiếp những giọt mưa.

Tôi quay về đơn vị.

Đại đội trưởng bảo

- Thế à, cảm ơn các bạn

Đại đội trưởng rất hay dùng từ tế nhị như “cảm ơn, xin lỗi, chúc may mắn“

Ngày đăng: 27/04/2016, 18:15

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w