1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty PL Logistics Corp

25 897 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 341 KB

Nội dung

Nhận thức tầm quan trọng của công tác giao nhận hàng hóa trong trao dổi mau bánhàng hóa xuất nhập khẩu cùng với những kiến thức đã học ở trường kêt hợp với thời giantìm hiểu tại Công ty

Trang 1

MỞ ĐẦU

Nền kinh tế thế giới đã và đang bước vào thế kỷ XXI, kỷ nguyên của hội nhập vàphát triển Sự phồn thịnh của một quốc gia phải được gắn liền với sự phát triển chung củanền kinh tế thế giới, không một quốc gia nào tự khép mình độc lập với nền kinh tế thế giới

mà lại có thể phát triển mạnh mẽ được, đó là qui luật chung của nền kinh tế hiện nay Đểlàm cho quốc gia giàu mạnh hơn nữa thì kinh doanh mua bán trao đổi hàng hóa, đầu tư pháttriển giữa các quốc gia là hoạt động kinh doanh quan trọng bậc nhất

Nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật,… trở nên giàu có là nhờ kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu quả Các quốc gia đó đã xây dựngchiến lược phát triển kinh tế trên cơ sở thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, xuấtnhập khẩu luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia, xuất khẩu tạo nguồnvốn chủ yếu cho nhập khẩu máy móc thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nền kinh tế của nước ta cũng không nằm ngoài xu thế

đó, cùng với việc năm 2007 nước ta trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giớiWTO tạo điều kiện thuận lợi về điều kiện xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới Hoạtđộng kinh doanh xuất nhập khẩu những năm gần đây phát triển mạnh mẽ Từ khi hoạt độngxuất nhập khẩu được đẩy mạnh thì quá trình vận tải giao nhận cũng phát triển mạnh mẽ vàngày khẳng định được tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân Phát triển các hoạt độnggiao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu ở nước ta có một ý nghĩa hết sức quan trọng, gópphần tích lũy ngoại tệ, làm đơn giản hóa chứng từ, thủ tục thương mại, hải quan và các thủtục pháp lý khác, tạo điều kiện làm cho sức cạnh tranh hàng hóa ở nước ta trên thị trườngquốc tế tăng đáng kể, đẩy mạnh tốc độ giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước trênthế giới, góp phần làm cho đất nước phát triển nhịp nhàng, cân đối

Nhận thức tầm quan trọng của công tác giao nhận hàng hóa trong trao dổi mau bánhàng hóa xuất nhập khẩu cùng với những kiến thức đã học ở trường kêt hợp với thời giantìm hiểu tại Công ty cổ phần tiếp vận PL logistics Corporation , em đã lựa chọn nghiên cứu

đề tài: “ Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng container tại Công ty cổ phần tiếp vận PL logistics Corporation ”

Do kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên trong quá trình hoànthành đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của cácThầy Cô Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo cũng như các

Cô Chú, Anh Chị ở Công ty cổ phần tiếp vận PL logistics Corporation đã giúp đỡ em trongquá trình thực tập tại Công ty Đặc biệt em xin cảm ơn cô , người đã trực tiếp hướngdẫn, theo dõi và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian em thực hiện đề tài tốt nghiệp này

Trang 2

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN

PL LOGISTICS CORPORATION1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty PL Logistics Corp

1.1.1 Lịch sử hình thành:

Trong thời đại hiện nay - Thời đại kinh tế thị trường mở cửa Việc mở rộng quan

hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới và đặc biệt là các nước trong khu vực Đông

Nam Á trong đó có Việt Nam, nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế phát triển đem lại lợi

ích kinh tế cho các nước tham gia trao đổi quan hệ kinh tế với nhau

Do có sự trao đổi, hợp tác kinh tế giữa các nước nên ngành giao thông vận tải,

dịch vụ Cảng biển , Cảng hàng không phát triển mạnh nhằm phục vụ cho việc xuất

nhập khẩu hàng hóa giữa trong nước với ngoài nước Việc xuất nhập khẩu giữa các

khách hàng ở các nước với nhau đòi hỏi cần có sự giúp đỡ của các đại lý giao nhận để việc xuất nhập khẩu diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi

Và công ty PL Logistics Corp cũng là một trong những công ty ra đời trong hoàn cảnh trên

Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty Cổ phần Tiếp vận PL Logistics Corporation

Tên giao dịch quốc tế: PL Logistics Corporation

Trụ sở chính : Tòa nhà Kinh Đô – 292 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội – Việt NamĐiện thoại: +84 4 35133328/29/30

Người đại diện: VŨ ĐÌNH LÂN

Ngoài văn phòng chính Công ty còn có hai chi nhánh khác :

1 Chi nhánh tại Hải Phòng :

Trang 3

Địa chỉ : Tấng 5 phòng 508 toà nhà số 452 Lê Thánh Tông, Vạn Mỹ, Quận Ngô

Quyền, Hải Phòng

Điện thoại : +84 313 555566

Fax : +84 313 555309

2 Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh :

Địa chỉ : toà nhà Nam Phương số 55 Lê Quốc Hùng, quận 4, Tp Hồ Chí Minh

Điện thoại : +84 8 62618242/ 43

Fax : +84 8 62618241

1.1.2 Quá trình phát triển

Từ 15/5/2008 sau hơn 7 năm không ngừng phát triển và đổi mới Đến nay thương hiệu

PL Logistics của công ty cổ phần tiếp vận PL Logistics Corporation đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóaquốc tế cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Công ty cổ phần tiếp vận PL, PL Logistics Corp là 1 trong những công ty tiên phong

về vận chuyển hàng hóa quốc tế và trở thành công ty có uy tín và đáng tin cậy nhất trong giai đoạn hiện nay Với 3 văn phòng khang trang hiện đại tại Hà Nội, Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh cùng với sự đổi mới không ngừng, chuẩn hóa từng công đoạn trong chuỗi cung ứng dịch vụ PL Logistics luôn cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với chi phí thấp nhất để đạt hiểu quả cao nhất, luôn luôn mang lại nhiều hơn lợi ích cho các khách hàng và các đối tác là sứ mệnh cốt lõi và nền tảng cơ bản trong quá trình phát triển của PL

Thành lập trong giai đoạn kinh thế thế giới bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng suy thoái, trong nước là hàng loạt các khó khăn đến từ kinh tế vĩ mô như tý giá hoàn thiện biến động mạnh, các chính sách hạn chế nhập khẩu, kiềm chế lạm phát dẫn đến sản lượng hàng hóa vận chuyển qua các cảng biển, sân bay sụt giảm mạnh ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh doanh của 1 công ty non trẻ Khó khăn không dừng lại ở đó, PL phải cạnh tranh với hàng loạt các công ty hoạt động trong lĩnh vực Logistics đã có thương hiệu, tuy nhiên với niềm tin,sức trẻ, sự nhiệt tình, khát khao công hiến, sáng tạo trong công việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên cùng với đó là đường lối lãnh đạo đúng đắn của ban lãnh đạocông ty, , PL Logistics đã từng bước vượt qua được khó khăn và đã khẳng định được

thương hiệu của mình trên thị trường giao nhận Việt Nam và quốc tế PL là sự lựa chọn hàng đầu cho các đại lý nước ngoài mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực Logistics, là 1 trong những ưu tiên hàng đầu của các công ty tập đoàn lớn muốn có

Trang 4

giải pháp Logistics hoàn hảo với chi phí tốt nhất điều này được thể hiện rất rõ qua sự tăng trưởng và phát triển ngày càng vững mạnh của công ty qua từng năm

Là 1 đợn vị được rất nhiều công ty, tập đoan trong và ngoài nước để ý lựa chọn làm đối tác trong chuỗi cung ứng hàng hóa, đến nay Pl đã và đang cung cấp dịch vụ cho rất nhiều doanh nghiệp uy tín như công ty LG Việt Nam, công ty Panasonic, cùng với đó là rất nhiều khách hàng khác đang sử dụng dịch vụ Logistics của PL Với những nỗ lực không ngừng của tập thể ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên tại công ty đẫ làm nên 1 PLLogistics không ngừng phát triển như ngày nay

1.2 Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

1.2.1 Chức năng của Công ty:

Công ty Cổ phần tiếp vận PL là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực Giao nhận Hiện tại Công ty đẩy mạnh các loại hình kinh doanh dịch vụ hỗ trợ như phát triển hệ thống đại lý vận tải quốc tế, tìm thêm đối tác khách hàng, dịch vụ khai thuê hải quan, XNK ủy thác.Ngoài ra công ty thực hiện một số công việc liên quan đến quá trìnhvận tải và giao nhận hàng hóa như: đưa hàng ra cảng, làm thủ tục Hải quan, tổ chức xếp dỡ,giao hàng cho người nhận tại nơi quy định, họat động ủy thác xuất nhập khẩu

Ngoài chức năng chính là giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển vàđường hàng không Công ty còn đảm nhận thêm những dịch vụ khác như: thu gom và chia

lẻ hàng, khai thuế Hải quan, tư vấn về hợp tác đầu tư, gia công,

1.2.2 Nhiệm vụ của công ty :

Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực Giao nhận & Vận tải hàng hoá quốc tế,nộiđịa Tuy nhiên, công ty đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm và thực hiện xuyên suốt trongquá trình hoạt động và phát triển :

 Đảm bảo tổ chức hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệmđối với khách hàng trước pháp luật về những dịch vụ mà công ty cung ứng

 Có những chiến lược và chính sách phát triển của công ty phù hợp với chức năng,đặcđiểm của mình

 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với cơ quan nhà nước và các cơ quan chức năng ban ngànhnhư Chi cục Thuế, Chi cục Hải quan

 Hiện tại công ty đẩy mạnh các loại hình kinh doanh hỗ trợ như phát triển hệ thống đại

lý vận tải quốc tế, tim hiểu đối tác khách hàng, dịch vụ khai thuê hải quan, XNK ủy thác

Trang 5

1.2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

Theo mô hình quản lý trên thì các vấn đề phát sinh trong các bộ phận chức năng sẽ

do cán bộ phụ trách chức năng quản lý Đối với những vấn đề chung của công ty sẽ có sựbàn bạc giữa Giám Đốc và Phó Giám Đốc

 Giám đốc sẽ là người đưa ra phương hướng giải quyết cuối cùng và hoàn toànchịu trách nhiệm về quyết định của mình

 Phó Giám Đốc : là người thay mặt Giám đốc điều hành công việc theo chỉđạo trực tiếp của Giám đốc, có trách nhiệm đôn đốc thực thi các hoạt độngkinh doanh, hổ trợ Giám đốc trong quản lí và hoạch định

 Phòng xuất nhập khẩu bao gồm bộ phận giao nhận và bộ phận chứng từ, đây

là phòng có vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của công ty, trực tiếpnhận các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy thác, phân công cho cácnhân viên thực hiện công việc một cách hiệu quả và nhanh chống

 Bộ phận giao nhận : bộ phận này trực tiếp tham gia hoạt động giao nhận, chịutrách nhiệm hoàn thành mọi thủ tục từ khâu mở tờ khai đến khâu giao hàngcho khách hàng của công ty Với đội ngủ nhân viên năng động, được đào tạothành thạo nghiệp vụ chuyên môn Có thể nói phòng giao nhận giữ vai tròtrọng yếu trong việc tạo uy tín với khách hàng

 Bộ phận chứng từ : theo dõi, quản lý lưu trữ chứng từ và các công văn Soạnthảo bộ hồ sơ Hải quan, các công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao nhậnhoàn thành tốt công việc được giao Thường xuyên theo dõi quá trình làmhàng, liên lạc tiếp xúc với khách hàng để thông báo những thông tin cần thiếtcho lô hàng

 Phòng kinh doanh : tổ chức và điều hành các hoạt dộng kinh doanh của công

ty, đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường, chủ động tìm kiếmkhách hàng mới Phòng kinh doanh có vai trò rất quan trong trong hoạt độngcủa công ty, góp phần mở rộng thị phần, đem lại nhiều hợp đồng có giá trịcho công ty

BỘ PHẬN

GIAO NHẬN CHỨNG TỪBỘ PHẬN

Trang 6

 Phòng kế toán : hoạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh, báo cáocác số liệu chính xác định kỳ, theo dõi và tổ chức cho hoạt động kinh doanhliên tục và hiệu quả, chi tạm ứng cho nhân viên giao nhận hoàn thành côngtác.

1.3 Các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu của công ty

Xuất khẩu:

Biểu đồ 1.1: Thị trường XK do công ty Cổ phần tiếp vận PL đảm nhận năm 2014

 Nhận xét: Lượng hàng xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á khá lớn,chiếm tỉ lệ 48.24 %, vì công ty luôn có các tuyến direct tới các nước Đông Nam Á; tương tự, tỉ lệ hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và Trung Quốc qua hai cảng Pusan và ShangHai cũng chiếm tỉ lệ cao trong các thị trường xuất khẩu, tương ứng là 10.56 % và 16.56 % Lượng hàng xuất khẩu qua các nước Ấn Độ khá ít, chỉ chiếm 4.48 %, vì công ty chưa có tuyến direct đến Ấn

Độ, số chủ hàng xuất khẩu cũng ít và đồng thời cũng có sự cạnh tranh khá gay gắt của các đại lý giao nhận trong và ngoài nước

Nhập khẩu : Biểu đồ 1.2: Thị trường NK về Việt Nam thông qua công ty Cổ phần tiếp vận PL năm

2014

Hàn Quốc : 10.56 %Taiwan : 9.16 %Trung Quốc : 16.56 %Đông Nam Á : 48.24 %Các nước khác: 11.00

%

Ấn Độ : 4.48 %

Trang 7

 Nhận xét: Ta thấy công ty chủ yếu làm hàng nhập khẩu từ các nước châu Á, đây đa

số là hàng chỉ định từ các Đại lý chi nhánh của Asian Groupage Services đóng ở rất nhiều nước châu Á; chỉ một số ít ở các châu lục khác, vì vậy lượng hàng nhập về của các nước khác chỉ chiếm tỉ lệ 16,07 % trong năm 2009 Qua đó, công ty đã kiến nghị với trụ sở chính

ở Singapore mở thêm các chi nhánh ở các châu lục khác nhằm tăng lượng nhập khẩu

CHƯƠNG 2 NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN PL

LOGISTICS CORPORATION2.1.Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu:

Ấn Độ: 5.75 %Hàn Quốc: 6.15 %Taiwan: 14.09 %Trung Quốc:13.83 %Đông Nam Á : 44.11 %Các nước khác: 16.07%

Trang 8

(1)

(4)

(2)

(11)

(10b) (9)

(8) (7) (6b) (5) (6a) (3)

(10a)

Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đối với hàng nguyên

container (FCL)

 Chú thích:

(1) Nhận yêu cầu từ khách hàng

(2) Nhận bộ chứng từ và kiểm tra

(3) Lấy lệnh giao hàng (D/O)

(4) Khai báo hải quan điện tử và E-manifest

(5) Làm thủ tục hải quan tại Cảng

(6) Mượn container và in phiếu giao nhận hàng hóa

(7) Kiểm hóa

(8) Lấy hàng và thanh lý

(9) Giao hàng

(10) Trả container rỗng và bàn giao chứng từ cho bộ phận kế toán

(11) Quyết toán với khách hàng

2.1.1 Nhận yêu cầu từ khách hàng:

Hãng tàu Hải quan

Cảng

Bộ phận kế toán

Kiểm hóa

Bộ phận kinh doanh Bộ phận chứng từ

Trang 9

Nhận thông tin khách hàng từ bộ phận đại lý, bộ phận kinh doanh hoặc trực tiếp từphía khách hàng.

Bộ phận Sales thực hiện nhiệm vụ tiếp thị báo giá cho các doanh nghiệp có nhu cầu

về dịch vụ giao nhận, việc báo giá được thông qua fax, điện thoại, email… Nếu là kháchhàng quen thuộc thì thủ tục có thể đơn giản hơn, công ty sẽ ký hợp đồng dài hạn với mứcgiá đã được qui định trước Mức giá này đã bao gồm chi phí làm hàng và lợi nhuận của côngty

2.1.2 Nhận bộ chứng từ và kiểm tra:

Sau khi công ty dịch vụ giao nhận ký hợp đồng giao nhận với chủ hàng (là người nhậpkhẩu trong hợp đồng kinh tế), với nhiệm vụ là làm thủ tục thông quan nhập khẩu, vậnchuyển hàng hóa an toàn và giao cho người nhận hàng tại địa điểm mà người nhận hàng đãchỉ rõ trong hợp đồng kinh tế nêu trên Người nhận hàng sẽ cung cấp cho phòng giao nhậncủa công ty giao nhận một bộ hồ sơ gồm:

+ Bill of lading (1 bản original)

+ Packing list (1 bản original)

+ Commercial invoice (1 bản original)

+ Certificate of origin (C/o – 1 bản original)

+ Contract (1 bản chính)

+ Letter of credit (thư tín dụng) nếu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ hoặcgiấy chứng nhận đã thanh toán tiền hàng

Khi đã nhận đầy đủ bộ chứng từ, nhân viên giao nhận sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp

lệ của bộ hồ sơ hàng hóa nhập khẩu Nhân viên giao nhận sẽ kiểm tra các thông tin cụ thểvề: số hợp đồng, số hóa đơn thương mại, số B/L, trọng lượng, số lượng container, loạicontainer, đơn giá, trị giá của lô hàng, đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán,phương thức giao hàng

Đặc biệt, nhân viên giao nhận cần kiểm tra hàng hóa thuộc diện nào, hàng hóa này cóđược nhà nước cho phép nhập hay không? Mặt hàng có thuộc danh mục phải đăng ký kiểmtra chất lượng nhà nước, kiểm dịch thực vật, kiểm tra y tế hay không?

Khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ gốc này, nhân viên của phòng giao nhận cần phải kýxác nhận cho người nhận hàng là đã nhận đủ chứng từ như đã nêu ở trên Khi chứng nhậnsao y, người nhận hàng sẽ ký tên, đóng dấu tên và chức vụ người chứng nhận sao y bản

Trang 10

chính và dấu “sao y bản chính” cùng với con dấu của doanh nghiệp – ở đây là người nhậpkhẩu.

Một thời gian sau, người nhận hàng sẽ nhận: “giấy báo hàng đến” hay “thông báo hàngđến” (Notice of arrival) Người nhận hàng sẽ gởi thông báo này cho phòng giao nhận củacông ty giao nhận Tùy theo mỗi hãng tàu mà các mẫu thông báo hàng đến khác nhau,nhưng đều có những nội dung cơ bản như sau:

 Những lưu ý khi đi nhận lệnh giao hàng (D/O)

Có trong tay giấy báo hàng đến, nhân viên giao nhận kiểm tra xem đây có phải là lôhàng nhập mà cần phải tiến hành làm thủ tục thông quan hay không, dựa vào đối chiếu trênvận đơn

2.1.3 Lấy lệnh giao hàng (D/O):

Khi nhận được thông báo hàng đến (Notice of arrival) do hãng tàu hoặc chủ hàng faxthì nhân viên giao nhận phải đem các giấy tờ sau đến hãng tàu nhận lệnh giao hàng ( D/O):

 Giấy giới thiệu

 Vận đơn gốc (master B/L) hay vận đơn thứ cấp (house B/L) hay vận đơn giao nộp( surrendered B/L)

 Giấy báo hàng đến

Sau khi đến văn phòng đại diện của hãng tàu, trình giấy giới thiệu, vận đơn gốc hoặcvận đơn surrender, chứng minh thư (nếu có) cho nhân viên của văn phòng đại diện hãng tàu,nhân viên này sẽ tiếp nhận và sẽ đưa ra mức phí phải đóng Nhân viên giao nhận đóng phítheo yêu cầu, ký tên vào biên lai thu tiền, biên lai giá trị gia tăng ,nhận D/O và các biên Khinhận D/O thì trên D/O sẽ được văn phòng đại diện đóng con dấu của hãng tàu

Trang 11

Sau khi đã đưa các D/O gốc, nhân viên của đại lý hãng tàu đưa cho nhân viên giaonhận một tờ D/O khác, có nội dung tương tự như các tờ D/O vừa nhận, nhân viên giao nhận

sẽ ký xác nhận lên tờ D/O này là đã nhận lệnh

Sau khi đóng tiền cho nhân viên hãng tàu và trước khi rời khỏi hãng tàu nhân viên giaonhận cần kiểm tra, đối chiếu nội dung D/O với vận đơn (B/L), nhằm phát hiện sai sót của D/

O (nếu có) và tu chỉnh ngay, tránh trường hợp D/O không có giá trị hiệu lực

Đặc biệt nhân viên giao nhận phải chú ý thời hạn hiệu lực của D/O trong vấn đề lưukho, lưu bãi, lưu container (có hãng tàu miễn phí, có hãng tàu tính phí sau khi D/O hết hiệulực) để mà sắp xếp thời gian hợp lý, tiến hành làm thủ tục nhận hàng tránh tình trạng phátsinh thêm các chi phí này, do D/O quá hạn hiệu lực lấy hàng

2.1.4 Khai báo hải quan điện tử và E-manifest:

 Khai hải quan điện tử:

Nhân viên chứng từ tiếp nhận thông tin từ bộ phận giao nhận và sử dụng phần mềmECUS5(VNACCS) để khai Hải quan điện tử (HQĐT) tại doanh nghiệp

- Bước 1: Nhân viên chứng từ thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá(nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan

- Bước 2: Nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ khai hải quan, kết quảphân lồng và thực hiện một trong các nội dung sau:

+ Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa Lô hàngđược cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 3

+ Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hảiquan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ qaun hải quankiểm tra Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện tiếp bước 3, nếu cơ quan hảiquan yêu cầu kiểm tra htực tế hàng hóa thì chuyển sang luồng đỏ

+ Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải quankiểm tra

- Bước 4: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng

Khi đã hoàn tất việc khai hải quan điện tử, ta sẽ nhận được tờ khai hải quan hàngnhập, in bộ tờ khai ra (bộ này gồm 6 tờ) Sau đó chuyển qua bộ phận kế toán làm thủ tụcđóng thuế tại ngân hàng và nhận Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước đã được đóng mọc

 Khai E-manifest:

Trang 12

Hệ thống E-Manifest là hệ thống "Tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ khác

có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh" dành cho ngườikhai hải quan là các hãng tàu, đại lý hãng tàu và công ty giao nhận Địa điểm tiếp nhận, xử

lý thông tin là Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan, địa chỉ

Người khai hải quan được lựa chọn một trong hai hình thức:

- Khai trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan, địa chỉ

- Theo chuẩn định dạng do Tổng cục Hải quan công bố

Sau khi hàng đến hãng tàu sẽ có thông báo hàng đến (Notice of arrival), hãng tàu hoặcnhân viên giao nhận có trách nhiệm khai báo với Hải quan tại cảng đến rằng: hàng được chở

là gì, số lượng hàng, thời gian đến, … dựa vào các thông tin trên B/L Sau khi nhận thôngbáo hàng đến nhân viên giao nhận sẽ cầm D/O đến cảng để nhận hàng, nếu thông tin trên D/

O trùng với Manifest thì mới được Hải quan cho nhận hàng

2.1.5 Làm thủ tục hải quan tại Cảng:

Qua khai báo hải quan điện tử, nhân viên chứng từ sẽ bàn giao lại một số tờ khai.Tiếp đó nhân viên giao nhận tiến hành lên tờ khai hải quan và chuẩn bị bộ chứng từ baogồm:

- Giấy tiếp nhận tờ khai

- Bộ tờ khai hải quan nhập khẩu (2 bản chính – 1 bản lưu hải quan, 1 bản lưungười khai hải quan)

- Nếu lô hàng có từ 4 mặt hàng trở nên thì phải kèm theo phụ lục tờ khai hảiquan

- Bộ tờ khai trị giá tính thuế (với mặt hàng thuế nhập khẩu trên 0%)

- Giấy giới thiệu của doanh nghiệp (1 bản chính)

- Sales contract (hợp đồng thương mại 1 bản sao y)

- Commercial invoice (hóa đơn thương mại – 1 bản chính, 1 bản sao y)

- Packing List (chi tiết đóng gói hàng hóa – 1 bản chính, 1 bản sao y)

- Bill of Lading (1 bản chính hoặc 1 bản sao y)

- C/O (1 bản gốc – nếu có)

- Giấy phép nhập khẩu (nếu có)

Ngày đăng: 27/04/2016, 00:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w