1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

100 976 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 138,57 KB

Nội dung

Mặc dù Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016 đã có đổi mới và hoàn thiện hơn so với luật laođộng cũ và Luật Bảo hiểm xã hội năm 200

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Để hoàn thành côngtrình nghiên cứu khoa học đầu tay này, em đã nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều người.Qua đây, em muốn gửi lời tri ân tới những người đã luôn bên cạnh em trong suốt thờigian em làm đề tài này

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô ởKhoa Luật – Viện Đại học Mở Hà Nội và các thầy, cô Đại học Luật Hà Nội đã cùng vớitri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em suốtthời gian học tập tại trường vừa qua Em cảm ơn thầy, cô ở Khoa Luật đã tạo điều kiện để

em có thể hoàn thành bài nghiên cứu này

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hữu Chí đã tận tâm hướng dẫn em thựchiện đề tài nghiên cứu này Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì emnghĩ bài nghiên cứu của em sẽ rất khó để hoàn thành được

Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn tới bố, mẹ và bạn bè của em, những người luônluôn bên cạnh động viên và ủng hộ em

Em xin kính chúc quý thầy, cô trong Khoa Luật nói riêng, các thầy, cô trong trườngViện Đại học Mở Hà Nội nói chung và thầy Nguyễn Hữu Chí luôn dồi dào sức khỏe,niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho hế hệmai sau

Trang 2

MỤC LỤC Tran

DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT THÔNG DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP 6

1 KHÁI NIỆM ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG, TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP 6

1.1 Khái niệm điều kiện lao động 6

1.2 Khái niệm an toàn lao động, vệ sinh lao động 7

1.3 Khái niệm tai nạn lao động 8

1.4 Khái niệm bệnh nghề nghiệp 10

1.5 Khái niệm pháp luật tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 11

2 SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỚI AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG 12

2.1 Mục đích của việc điều chỉnh pháp luật 12

2.2 Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật 13

3 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP 15 3.1 Quy định pháp luật về tai nạn lao động 15

3.1.1 Những trường hợp được coi là tai nạn lao động 15

3.1.2 Phân loại tai nạn lao động 15

3.2 Quy định pháp luật về bệnh nghề nghiệp 17

3.3 Thủ tục xác định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 19

3.3.1 Thủ tục giám định thương tật do tai nạn lao động lần đầu 19

3.3.2 Thủ tục giám định thương tật tai nạn lao động tái phát 21

3.3.3 Thủ tục giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp 22

3.3.4 Thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp tái phát 24

Trang 3

3.3.5 Thủ tục giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi người lao động thuộc một trong các trường hợp: Vừa bị TNLĐ vừa bị BNN; Bị TNLĐ nhiều lần; Bị nhiều

BNN 25

3.4 Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với TNLĐ-BNN 27

3.4.1 Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với công tác điều tra TNLĐ 27

3.4.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị TNLĐ-BNN 28

3.5 Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 29

3.5.1 Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 29

3.5.2 Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 30

3.6 Giải quyết tranh chấp 31

3.6.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp 32

3.6.2 Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động 32

3.6.3 Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động 33

3.6.4 Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 34

1 TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 34

1.1 Tình hình tai nạn lao động 34

1.2 Tình hình bệnh nghề nghiệp 41

2 ĐIỀU KIỆN, CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP 46

3 THỦ TỤC XÁC ĐỊNH TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP 47

4 GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ PHÁP LÍ CỦA TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP 49

4.1 Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị TNLĐ – BNN 49 4.2 Quyền lợi của người lao động bị TNLĐ – BNN 50

4.3 Tình hình chi trả chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 51

4.4 Đánh giá tình hình chi trả chế độ bảo hiểm xã hội TNLĐ - BNN 53

4.4.1 Đối với việc tổ chức thực hiện 53

Trang 4

4.4.2 Về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp 54

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP 57

1 CÁC GIẢI PHÁP TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TNLĐ – BNN 57

1.1 Pháp luật Lao động 57

1.2 Pháp luật Bảo hiểm xã hội 58

2 CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TNLĐ - BNN 59

2.1 Các giải pháp hạn chế nhân tố ảnh hưởng đến việc xảy ra TNLĐ - BNN 59

2.1.1 Đối với các nhân tố gây tai nạn lao động 60

2.1.2 Đối với các nhân tố gây bệnh nghề nghiệp 62

2.2 Các giải pháp tuyên truyền giáo dục 64

2.3 Các giải pháp về phía quản lí nhà nước 64

2.4 Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn 66

KẾT LUẬN 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 1: Tình hình tai nạn lao động.

2 Bảng 2: Thiệt hại do tai nạn lao động.

3 Bảng 3: 10 địa phương xảy ra vụ tai nạn lao động chết người nhiều nhất năm 2014.

4 Bảng 4: Cân đối thu - chi quỹ TNLĐ - BNN giai đoạn 2008 – 2013.

Trang 6

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT THÔNG DỤNG

TRONG ĐỀ TÀI

1 BHXH: Bảo hiểm xã hội

2 BHYT: Bảo hiểm y tế

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lao động là hoạt động không thể thiếu trong bất kì một xã hội nào bởi lao động tạo ranhững giá trị của cải, vật chất cho đời sống Con người tồn tại và phát triển luôn gắn vớinhững nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở, đi lại… Để thỏa mãn những nhu cầu đó, conngười phải lao động để tạo ra của cải vật chất, phục vụ cho cuộc sống của mình Khi sảnphẩm tạo ra được ngày càng nhiều, càng đa dạng thì cuộc sống con người cũng đầy đủhơn và hoàn thiện hơn, xã hội vì thế mà văn minh hơn Công nghiệp hóa, hiện đại hóagiúp con người lao động dễ dàng hơn, sử dụng máy móc nhiều hơn là sức lao động Tuynhiên, vì vậy mà nguy hiểm đối với người lao động cũng nặng nề hơn, luôn luôn rình rập

và có thể xảy ra bất cứ lúc nào Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp không còn là vấn

đề quá xa lạ đối với người lao động, họ xem đó như một thực tế chỉ có thể “phòng” màkhông thể “tránh”

Trên thực tế ở nước ta hiện nay, tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đangngày một gia tăng và trở thành vấn đề mang tính thời sự, khiến xã hội bức xúc và đượcnhiều người quan tâm Mặc dù Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội năm

2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016) đã có đổi mới và hoàn thiện hơn so với luật laođộng cũ và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 hiện hành về các quy định pháp luật về tainạn lao động và bệnh nghề nghiệp, cũng như chế độ hưởng bảo hiểm của người bị nạn,song vẫn có một số điểm bất cập trong việc phòng ngừa và thủ tục xác định tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp, mặt khác vẫn chưa giải quyết được triệt để việc thực hiện chínhsách cho người lao động vào thực tế Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và sau

một thời gian học tập, nghiên cứu tác giả chọn đề tài “Pháp luật về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”.

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước yêu cầu cấp thiết của việc giải quyết tình hình tai nạn lao động và bệnh nghềnghiệp ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều tổ chức, cơ quan nghiên cứu và cá nhân tìm hiểu

về pháp luật tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Cho đến nay, đã có nhiều cuộc hội thảo,nhiều công trình, bài viết về vấn đề tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Trong đó có

một số công trình đáng lưu ý như: các bài tham luận trong Hội thảo “Lấy ý kiến góp ý các quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Dự thảo Luật An toàn

vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức ngày 13/03/2015 tại thành phố Vũng Tàu; Luận án của Tiến sĩ Hoàng Bích Hồng năm 2011 về “Hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam”; Chuyên đề

“Thực trạng tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp”;…

Ở mức độ nhất định, các công trình nêu trên đã phân tích, đánh giá và đưa ra nhữngkiến nghị liên quan đến việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tai nạn lao động vàbệnh nghề nghiệp Nhưng hầu như các bài viết nói trên chưa thống kê được con số cụ thể

về tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay, cũng như chưađánh giá được một cách toàn diện những bất cập của pháp luật hiện hành Một trongnhững nguyên nhân chủ yếu là do thiếu các thông tin đầy đủ, các thống kê chính xác từcác doanh nghiệp và những con số này thì thay đổi liên tục theo thời gian Mặt khác, hệthống pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã và đang được đổi mới, một sốcông trình nghiên cứu trước đây không còn thích hợp với pháp luật hiện hành

Do đó, đề tài nghiên cứu “Pháp luật về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” sẽ là một công trình nghiên cứu tương đối hệ

thống về thực trạng của tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp kể từ khi Bộ Luật Lao độngnăm 2012 có hiệu lực (01/05/2013) cho đến nay Trên cơ sở đó đánh giá những tác động,ảnh hưởng của pháp luật Việt Nam với thực tiễn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Trang 9

nhằm đề xuất những giải pháp, kiến nghị khả thi hướng tới việc hoàn thiện pháp luật ViệtNam về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích khi nghiên cứu đề tài “Pháp luật về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” là nhằm làm rõ những vấn đề lí luận và

thực tiễn của việc xây dựng và thực thi pháp luật Việt Nam khi điều chỉnh về vấn đề tainạn lao động và bệnh nghề nghiệp Trên cơ sở đó đánh giá kết quả và những hạn chế củapháp luật về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong thời gian qua Từ đó đề xuất một

số giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trongđiều kiện thực tiễn hiện nay

Với mục đích đó, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu khoa học được xác định cụ thể nhưsau:

- Thứ nhất: Làm rõ một số vấn đề lí luận cơ bản liên quan đến tai nạn lao động và

bệnh nghề nghiệp và việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề này

- Thứ hai: Phân thích, đánh giá thực trạng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và công

tác chi trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay

- Thứ ba: Nhận xét những bất cập của pháp luật về tai nạn lao động và bệnh nghề

Trang 10

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu đã được xác định ở trên, đối tượng nghiên cứucủa đề tài được xác định là:

- Nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

- Nghiên cứu thực trạng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và công tác chi trả chế độtai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay Trong đó chủ yếu nghiên cứukhía cạnh chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật như: nguyên nhân gây ra tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp là do vi phạm các quy định pháp luật; những ngành nghề phảiđặc biệt chú trọng an toàn, vệ sinh lao động; công tác khám chữa bệnh định kì cho ngườilao động;…

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong điều kiện thời gian và quy mô nhiều hạn chế, đồng thời để phù hợp với đốitượng nghiên cứu đã được xác định, đề tài chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu trongphạm vi các quy định của pháp luật Việt Nam về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệpdưới góc độ của pháp luật lao động Theo đó, những vấn đề khác của tai nạn lao động vàbệnh nghề nghiệp nếu không trực tiếp được điều chỉnh dưới góc độ của pháp luật laođộng tạm thời sẽ chưa được đề cập trong phạm vi nghiên cứu của đề tài Ví dụ như vấn đềxác định trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự trong những trường hợp có liênquan đến cố ý làm tổn hại sức khỏe, tính mạng người lao động; những vấn đề dưới góc độ

xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Việc thu hẹp phạm vi nghiên cứu sẽ giúp tác giả có điều kiện nghiên cứu sâu hơn vàomột số vấn đề phức tạp của lĩnh vực này, mặc dù đã được pháp luật lao động Việt Namquy định nhưng vẫn còn nhiều bất cập Cụ thể là vấn đề phát hiện bệnh nghề nghiệp, công

Trang 11

tác khám chữa bệnh định kì cho người lao động, danh sách bệnh nghề nghiệp, công tácchi trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Với việc thu hẹp đối tượng và phạm vi nghiên cứu như đã nêu, tác giả mong muốn sẽgiải quyết được tương đối toàn diện những vấn đề được đưa vào nghiên cứu trong đề tàinghiên cứu dưới góc độ lí luận, thực trạng ban hành và thực thi pháp luật, cũng như đềxuất được những kiến nghị khả thi góp phần nâng cao hiệu quả pháp luật Việt Nam về tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu là quan điểm chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đường lối, chính sách của Đảng về Nhà nước, pháp luật, doanh nghiệp, ngườilao động, những thành tựu khoa học, luật lao động, luật bảo hiểm xã hội

Ngoài ra, đề tài nghiên cứu cũng sử dụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ

về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử,

so sánh, phân tích, tổng hợp,… Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệuthống kê trong các báo cáo của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Bộ Y tế cũng nhưthông tin trên mạng Internet để phân tích, tổng hợp các số liệu về các vấn đề nghiên cứu

6 Ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng của đề tài

Nghiên cứu đề tài “Pháp luật về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” có ý nghĩa trên hai phương diện lí luận và thực tiễn.

Trong phạm vi nghiên cứu đã được xác định, tác giả đi sâu vào việc nghiên cứu thực trạng

và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật hiện hành về tai nạn lao động vàbệnh nghề nghiệp

Trang 12

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các cơ quan lập pháp có thêm tư liệu thamkhảo phục vụ cho công tác hoàn thiện pháp luật Đồng thời, đề tài cũng phục vụ cho việchọc tập, nghiên cứu của những sinh viên luật học quan tâm đến vấn đề này trong quá trìnhđược đào tạo tại Khoa Luật – Viện Đại học Mở Hà Nội và các trường đại học chuyênngành luật học cũng như những chuyên ngành khác có liên quan.

7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì đề tài được kết cấu thành 3chương:

Chương 1: Khái quát chung về pháp luật tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Chương 2: Thực trạng pháp luật tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả pháp luật về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Trang 13

1.1 Khái niệm điều kiện lao động

Điều kiện lao động là tất cả những gì liên quan tới người lao động trong quá trình sảnxuất, kinh doanh Điều kiện lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạngcủa người lao động Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc hậuhay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động Môi trường lao động đa dạng, cónhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại cũng đều ảnhhưởng đến sức khỏe người lao động

Qua đó có thể đưa ra khái niệm về điều kiện lao động như sau:

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kĩ thuật, kinh tế, tổ chức thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.

Như vậy, các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động rất khácnhau và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau Tuynhiên, cùng một quá trình lao động như nhau nhưng nếu được tổ chức hợp lí và tuân thủcác tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh xây dựng, các tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc

Trang 14

hoặc thực hiện các giải pháp cải thiện… thì những tác động có hại của các yếu tố trên tớisức khỏe của người lao động có thể hạn chế được rất nhiều.

Các yếu tố điều kiện lao động bao gồm:

- Các yếu tố kĩ thuật, tổ chức lao động: máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, nănglượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động

- Các yếu tố liên quan đến lao động: các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làmviệc, các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến ngườilao động, quan hệ đồng nghiệp giữa người lao động với nhau, quan hệ của cấp dưới vàcấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc,…

- Các yếu tố tâm - sinh lí lao động: gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lí,thần kinh - giác quan,…

- Các yếu tố môi trường lao động: vi khí hậu, tiếng ồn và rung sóc, bức xạ và phóng

xạ, đặc điểm kĩ thuật chiếu sáng,…

1.2 Khái niệm an toàn lao động, vệ sinh lao động

An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động, bao gồmnhững quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao độngnhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làmviệc lâu dài của người lao động

Trước đây, an toàn lao động, vệ sinh lao động là bộ phận nằm trong chế định bảo hộlao động Còn bảo hộ lao động lại được hiểu là những quy định của Nhà nước liên quanđến việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ, thể lệ bảo hộ lao độngkhác Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa này thì bảo hộ lao động có ý nghĩa quá rộng và khó

Trang 15

phân biệt với nhiều vấn đề khác của luật lao động, có chức năng chung là bảo vệ ngườilao động Nếu dùng khái niệm “bảo hộ lao động” với nghĩa hẹp, chỉ bảo gồm những quyđịnh an toàn lao động và vệ sinh lao động thì không tương xứng với khái niệm này.

An toàn lao động là việc đảm bảo an toàn trong quá trình lao động của người laođộng, phòng tránh các sự cố có thể xảy ra như: sập giàn giáo, sập hầm, cháy nổ,…

Trên cơ sở đó, có thể đưa ra định nghĩa về an toàn lao động như sau:

An toàn lao động là việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.

Vệ sinh lao động nghiên cứu những quá trình sinh lí của cơ thể trong lúc lao động,những quan hệ qua lại giữa cơ thể người lao động với ngoại cảnh hay môi trường laođộng Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức, kĩ thuậtnhằm phòng ngừa các yếu tố có hại trong sản xuất và cải thiện điều kiện làm việc chongười lao động Trong đó, yếu tố có hại trong sản xuất là các yếu tố tác động gây bệnhcho người lao động

Như vậy, Vệ sinh lao động là việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động.

Mục đích nghiên cứu của vệ sinh lao động là nhằm làm triệt tiêu những nguyên nhân

có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và khả năng lao động của người lao động Do đó,nhiệm vụ chính của vệ sinh lao động là dùng những biện pháp để cải tiến lao động, quátrình thao tác, sáng tạo điều kiện sản xuất hoàn thiện để nâng cao trạng thái sản xuất vàkhả năng lao động cho người lao động

Trang 16

An toàn lao động và vệ sinh lao động là bộ phận không thể tách rời khỏi các khâu lập

kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh An toàn lao động và vệ sinh laođộng là trách nhiệm của không chỉ người sử dụng lao động mà còn của cả người lao độngnhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng của bản thân và môi trường lao động Bất kì ở đâu cótiếp xúc với máy móc, công cụ lao động thì ở đó phải có an toàn lao động, vệ sinh laođộng

An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động Vệ sinh lao động không tốt thìgây ra bệnh nghề nghiệp

1.3 Khái niệm tai nạn lao động

Tai nạn lao động là những sự cố xảy ra đối với người lao động trong quá trình laođộng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động như: gãy tay, gãy chân,chấn thương sọ não,… Mà nguyên nhân là điều kiện lao động không đảm bảo an toàn

Tai nạn lao động phải gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, công việc mà người laođộng được chủ sử dụng lao động giao cho

Theo Bộ luật lao động hiện hành quy định khái niệm về tai nạn lao động như sau:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kì bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Từ định nghĩa trên ta có thể hiểu khái niệm tai nạn lao động gồm những nội dung cơbản sau:

Thứ nhất, người bị tai nạn lao động: Người bị TNLĐ ở đây phải là người lao động

làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức hoặc cá

Trang 17

nhân Trong đó, người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làmviệc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sư quản lí, điều hành của người sửdụng lao động Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợpđồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.Hình thức của hợp đồng lao động được thể hiện dưới 2 dạng: bằng văn bản hoặc bằng lờinói.

Thứ hai, hậu quả do tai nạn lao động: TNLĐ xảy ra làm cho các bộ phận, chức năng

của cơ thể con người bị tổn thương như gãy tay, gãy chân, mù mắt,… hoặc tử vong.Ngoài ra tai nạn lao động còn có thể dẫn tới sự thiệt hại về của cải, vật chất như sập nhà,hỏng máy móc,…

Thứ ba, địa điểm xảy ra tai nạn lao động: Tai nạn phải xảy ra một trong ba nơi: tại

nơi làm việc theo quy định và thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc ngoài nơi làmviệc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đếnnơi làm việc và ngược lại

Thứ tư, thời gian xảy ra tai nạn lao động: TNLĐ gắn liền với thời điểm xảy ra

TNLĐ, đó là trong giờ làm việc Việc xác định “trong giờ làm việc” căn cứ vào sự thỏathuận trước đó giữa người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở quy định củapháp luật Thời gian xảy ra tai nạn cũng được tính là thời điểm xảy ra TNLĐ là thời gianngoài giờ làm việc khi người lao động đang làm công việc theo yêu cầu của người sửdụng lao động và thời điểm người lao động bị tai nạn khi đang trên đường đi làm hoặcđang trên đường về trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lí

Thứ năm, TNLĐ xảy ra là do có sự tác động bởi những yếu tố nguy hiểm, độc hại

trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ mà người chủ sử dụng lao động giao cho.Bên cạnh đó, trường hợp người lao động bị tai nạn khi đang làm việc do tác động bởinhững yếu tố khách quan, không phải là do công việc gây ra như sét đánh, lũ lụt, hỏa

Trang 18

hoạn, động đất,… cũng được coi là TNLĐ, miễn là tai nạn xảy ra khi họ đang làm nhiệm

vụ mà người sử dụng lao động giao cho, không nhất thiết tai nạn đó phải do chính côngviệc mà họ đang thực hiện gây ra

1.4 Khái niệm bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là những bệnh phát sinh do tác động của những yếu tố có hại củamôi trường lao động tới người lao động trong quá trình lao động Điều kiện lao độngkhông đảm bảo vệ sinh lao động dẫn tới những tác nhân xấu gây ảnh hưởng sức khỏe,tính mạng của người lao động Danh sách những bệnh được coi là bệnh nghề nghiệp theoquy định của Bộ Y tế

Như vậy, bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

Các tác hại của bệnh nghề nghiệp có thể phân loại như sau:

Thứ nhất, tác hại liên quan đến quá trình lao động - sản xuất, bao gồm: Các yếu tố vật

lí và hóa học như: Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như nhiệt độ, độ ẩmcao hoặc thấp, thoáng khí kém, cường độ bức xạ nhiệt quá mạnh Bức xạ điện từ, bức xạcao tần và siêu cao tần trong khoảng sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia tử ngoại,… cácchất phóng xạ và tia phóng xạ như anpha, beta, gama,… Tiếng ồn và rung động Áp suấtcao (thợ lặn, thợ làm trong thùng chìm,…) hoặc áp suất thấp (lái máy bay, leo núi,…).Bụi và các chất độc hại trong lao động sản xuất; Các yếu tố sinh vật như: Vi khuẩn, siêu

vi khuẩn, kí sinh trùng và các nấm mốc gây bệnh

Thứ hai, tác hại liên quan đến tổ chức lao động, bao gồm: Thời gian làm việc liên tục

và quá lâu, làm việc liên tục không nghỉ, làm thông ca,… Cường độ lao động quá caokhông phù hợp với tình trạng sức khỏe công nhân Chế độ làm việc, nghỉ ngơi không hợp

lí Làm việc với tư thế gò bó, không thoải mái (cúi khom, vặn mình, ngồi, đứng quá lâu,

Trang 19

…) Sự hoạt động khẩn trương, căng thẳng quá độ của các hệ thống và giác quan như hệthần kinh, thị giác, thính giác,… Công cụ lao động không phù hợp với cơ thể và trọnglượng, hình dáng, kích thước,…

Thứ ba, tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh và an toàn lao động, bao gồm: Thiếu

hoặc thừa ánh sáng hoặc sắp xếp, bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lí Làm việc ởngoài trời có thời tiết xấu, nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông Phân xưởng chật chội vàviệc sắp xếp nơi làm việc lộn xộn, mất trật tự ngăn nắp Thiếu thiết bị thông gió, chốngbụi, chống nóng, chống tiếng ồn, chống hơi khí độc Trang thiết bị phòng hộ lao độngkhông có hoặc có nhưng bảo quản không hợp lí Việc thực hiện quy tắc vệ sinh và an toànlao động chưa triệt để và nghiêm chỉnh

Như vậy, cả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều gây hủy hoại sức khỏe của conngười hoặc gây chết người, nhưng khác nhau ở chỗ: Tai nạn lao động gây hủy hoại độtngột (còn gọi là chấn thương), còn bệnh nghề nghiệp thì gây suy giảm từ từ trong mộtthời gian nhất định

1.5 Khái niệm pháp luật tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Trong mọi hoạt động của con người luôn tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro đe dọa tới cuộcsống mặc cho chúng ta có cố gắng né tránh nó, nhưng nó vẫn luôn tồn tại Trong quá trìnhsản xuất cũng vậy, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp luôn song hành Mặc dù tới naycon người đã tìm mọi biện pháp cải thiện điều kiện lao động nhưng chỉ có thể hạn chếđược tai nạn lao động, giảm thiểu những hậu quả do tai nạn lao động gây ra chứ khôngthể ngăn chặn được tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Hay nói cách khác, còn hoạt độngsản xuất kinh doanh thì còn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Vì vậy tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp được coi là một hiện tượng phổ biến chứ không phải cá biệt của riêngmột quốc gia nào, do đó ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có tính toàn cầu

Để bảo vệ người lao động trước các rủi ro trong quá trình làm việc, các quốc gia đều cóchính sách và các biện pháp khác nhau

Trang 20

Ở Việt Nam, pháp luật về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là một chế định rấtquan trọng trong hệ thống pháp luật lao động Không chỉ quy định các trường hợp về xácđịnh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, pháp luật còn quy định về quyền lợi và chế độngười lao động được hưởng thông qua chính sách bảo hiểm xã hội khi bị tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp.

Trên tinh thần đó, có thể khái quát khái niệm về pháp luật tai nạn lao động và bệnhnghề nghiệp như sau:

Pháp luật tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là những quy định của pháp luật về những trường hợp được coi là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Một trong những nguyên nhân đòi hỏi tính kịp thời và hợp lí của điều chỉnh pháp luậtvới tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đó là việc ngày càng tăng nhanh chóng cả về sốlượng lẫn mức độ nguy hiểm của tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Xã hội càng pháttriển thì những nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp càng đa dạng, phức tạp Do đócần chú trọng, đề cao các quy định về pháp luật hơn nữa để giảm thiểu tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp xảy ra

2 SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỚI AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

2.1 Mục đích của việc điều chỉnh pháp luật

Trong quá trình lao động dù sử dụng cộng cụ thông thường hay máy móc hiện đại, dù

áp dụng kĩ thuật công nghệ giản đơn hay áp dụng kĩ thuật công nghệ phức tạp, tiên tiếnđều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại, gây TNLĐ hoặc BNN chongười lao động Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm cóhại mà nếu không được phòng ngừa cẩn thận chúng có thể tác động vào con người gâychấn thương, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử vong

Trang 21

Công tác an toàn - vệ sinh lao động bao gồm các việc làm nhằm chăm lo cải thiện điềukiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh phù hợp với những tiêu chuẩn chophép.

An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động bao gồmnhững quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao độngnhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làmviệc lâu dài của người lao động

Điều kiện lao động không thuận lợi sẽ gây ra TNLĐ - BNN cho người lao động vì ởtrong đó luôn tồn tại những yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động và cácyếu tố có hại với sức khỏe, gây bệnh nghề nghiệp TNLĐ xảy ra không chỉ gây thiệt hại

về sức khỏe, tính mạng người lao động mà còn gây thiệt hại về vật chất và gây ảnh hưởngđến những người xung quanh

Do đó, pháp luật điều chỉnh an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm mục đích:

- Đảm bảo an toàn thân thể của người lao động, hạn chế mức thấp nhất hoặc không đểxảy ra tai nạn, chấn thương gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động

- Bảo đảm sức khỏe người lao động, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnhtật khác do điều kiện lao động xấu gây ra

- Bồi dưỡng phục hồi sức khỏe kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động chongười lao động

Trang 22

2.2 Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật

Bên cạnh những mục đích mong muốn đạt được, ý nghĩa và lợi ích của sự điều chỉnh

an toàn lao động, vệ sinh lao động cũng có tầm quan trọng không nhỏ Không chỉ có ýnghĩa về mặt chính trị, xã hội mà còn có lợi ích kinh tế nhất định

- Thứ nhất, nó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với vấn đề bảo đảm sức khỏe

làm việc lâu dài cho người lao động, thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực,vừa là mục tiêu của sự phát triển Dưới chế độ cũ, giai cấp công nhân bị bóc lột, bị đối xửthậm tệ, bị coi rẻ, khinh thường Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp côngnhân được hoàn toàn giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, đã trở thành giai cấp lãnh đạo,thành những người chủ đất nước Nếu để lực lượng công nhân bị hao mòn, nhiều ngườilao động sớm bị loại, nằm ngoài sản xuất thì việc xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề,công nhân truyền thống sẽ khó khăn Một đất nước có tỉ lệ TNLĐ thấp, người lao độngkhỏe mạnh, không mắc BNN là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất; sứclao động, lực lượng lao động luôn luôn được bảo vệ và phát triển Công tác an toàn - vệsinh lao động tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sốngngười lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người củaĐảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng

- Thứ hai, an toàn - vệ sinh lao động góp phần chăm lo đời sống, hạnh phúc của

người lao động Đây vừa là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sả xuất kinh doanh, đồngthời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động Bất kể người lao độngnào cũng vậy, trong quá trình lao động sản xuất, không ai muốn mình phải chịu rủi ro, tainạn, bệnh tật, tàn phế hay thiệt hại về tính mạng do tai nạn gây nên Các thành viên trongmỗi gia đình ai cũng mong muốn được khỏe mạnh, lành lặn, trình độ chuyên môn đượcnâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng đấtnước Đó là nhu cầu, ước vọng thuần túy, vốn có của con người, và đó cũng là một trongnhững mục tiêu của chủ nghĩa xã hội An toàn - vệ sinh lao động vừa khuyến khích ngườilao động hăng say sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, vừa bảo vệ sức khỏe,

Trang 23

thân thể lành mạnh, thể lực duy trì, tình cảm, hạnh phúc gia đình được đảm bảo tránh xảy

ra những tình cảnh đau thương tang tóc cho vợ chồng, con cái người lao động do TNLĐ BNN gây nên Mặt khác, an toàn - vệ sinh lao động còn đảm bảo cho xã hội trong sáng,lành mạnh, người lao động được sống khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị tríxứng đáng trong xã hội, làm chủ cuộc sống của mình, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoahọc kĩ thuật TNLĐ không xảy ra, sức khỏe người lao động được đảm bảo thì Nhà nước

-và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả -và tập trung đầu

tư cho các công trình phúc lợi xã hội

- Thứ ba, thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ

rệt Trong sản xuất, nếu người lao động được bảo vệ tốt, có sức khỏe, không bị ốm đau,bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái, không nơm nớp lo sợ bị TNLĐ, bị mắc BNN… thì

sẽ yên tâm, phấn khởi sản xuất, sẽ có năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt,luôn luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và công tác Do vậy, phúc lợi tập thể đượctăng lên, có thêm điều kiện để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân ngườilao động và tập thể lao động Nó có tác dụng tích cực đảm bảo đoàn kết nội bộ để đẩymạnh sản xuất Ngược lại, nếu môi trường làm việc quá xấu, TNLĐ hoặc ốm đau xảy ratriền miên sẽ gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất Người bị TNLĐ ốm đauphải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động giảm; nếu người lao động bị tàn phế, mấtsức lao động thì ngoài việc khả năng lao động của họ sẽ giảm và sức lao động của xã hộicũng vì thế mà giảm sút, xã hội còn phải chăm lo việc chăm sóc, chữa trị và các chínhsách xã hội khác liên quan Thân nhân của người bị TNLĐ - BNN phải bỏ thời gian, côngsức, tiền bạc để chăm sóc, bồi bổ cho người bệnh Có những trường hợp xấu hơn, người

bị TNLĐ lại là trụ cột, là nguồn kinh tế chính của gia đình thì rất dễ dẫn đến việc cuộcsống gia đình bị xáo trộn, không để đảm bảo cuộc sống cho các thành viên trong gia đình.Chi phí về bồi thường TNLĐ, ốm đau, điều trị, ma chay là rất lớn, đồng thời kéo theonhững chi phí lớn do máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu bị hư hỏng TNLĐ, ốm đauxảy ra dù nhiều hay ít đều dẫn tới sự thiệt hại về người và tài sản, gây trở ngại cho sảnxuất Cho nên, quan tâm thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động là thể hiện quan

Trang 24

điểm đầy đủ về sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quảkinh tế cao.

3 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP 3.1 Quy định pháp luật về tai nạn lao động

3.1.1 Những trường hợp được coi là tai nạn lao động

Căn cứ điều 3 Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế về hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê vàbáo cáo tai nạn lao động thì những trường hợp được coi là tai nạn lao động bao gồm:

- Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện côngviệc, nhiệm vụ lao động

- Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sựphân công của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủyquyền bằng văn bản trực tiếp quản lí lao động

- Tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các nhu cầu sinhhoạt cần thiết mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở cho phép (nghỉ giải lao, ăn giữa

ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, cho con bú, tắm rửa, đi vệ sinh)

Những trường hợp tai nạn được coi là tai nạn lao động xảy ra tại địa điểm và thờigian hợp lí, bao gồm:

- Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làmviệc về nơi ở

Trang 25

- Tai nạn xảy ra cho người lao động Việt Nam trong khi thực hiện nhiệm vụ ở nướcngoài do người sử dụng lao động giao (tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn,nghiên cứu thực tế).

3.1.2 Phân loại tai nạn lao động

Tai nạn lao động được chia làm 3 loại:

- Tai nạn lao động chết người là tai nạn mà người bị nạn chết ngay tại nơi xảy ra tainạn hoặc chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gianđang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra (theo kếtluận tại biên bản khám nghiệm pháp y)

- Tai nạn lao động nặng là tai nạn mà người bị nạn bị ít nhất một trong những chấnthương sau đây: (Phụ lục 01 – Danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn laođộng nặng – Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYTngày 21/5/2012)

+ Các chấn thương sọ não hở hoặc kín;

Trang 26

+ Vỡ và dập các xương cuốn của sọ;

+ Vỡ các xương hàm mặt;

+ Tổn thương phần mềm rộng ở mặt;

+ Bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản;

+ Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong;

Trang 27

+ Tổn thương cơ quan sinh dục;

+ Tổn thương xương, thần kinh, mạch máu ảnh hưởng tới vận động của chi trên;+ Tổn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên;

+ Tổn thương ở vai, cánh tay, bàn tay, cổ tay làm hại đến các gân;

+ Dập, gẫy, vỡ nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, đốtngón tay;

+ Trật, trẹo các khớp xương;

+ Chấn thương ở các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnhhưởng tới vận động của các chi dưới;

+ Bị thương rộng khắp ở chi dưới;

+ Gẫy và dập xương hông, khớp hông, đùi, đầu gối, ống, cổ chân, bàn chân và cácngón;

+ Bỏng độ 3;

+ Bỏng do nhiệt rộng khắp độ 2, độ 3;

+ Bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3;

+ Bỏng điện nặng;

Trang 28

 Ô xít nitơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biếnchứng thành viêm phế quản;

 Hydro sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mêsảng;

 Ô xít cacbonic ở nồng độ cao: ngừng thở, sau đó thở chậm chạp, chảy máu

ở mũi, miệng và ruột, suy nhược, ngất;

 Nhiễm độc cấp các loại hóa chất bảo vệ thực vật;

 Các loại hóa chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng kí

- Tai nạn lao động nhẹ là tai nạn mà người bị tai nạn không thuộc 2 loại trên

3.2 Quy định pháp luật về bệnh nghề nghiệp

Hiện nay đã có 30 bệnh nghề nghiệp được Nhà nước công nhận và được chi trả chế

độ bảo hiểm, được chia thành 5 nhóm, bao gồm: (nội dung chi tiết được nêu trong các vănbản: Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH, Thông tư liên tịch số 29-TTLB, Quyết định số 167/QĐ-BYT, Quyết định số 27/2006/QĐ-BYT, Thông tư số42/2011/TT-BYT, Thông tư số 44/2013/TT-BYT và Thông tư số 36/2014/TT-BYT)

- Nhóm 1: Các bệnh bụi phổi và phế quản:

Trang 29

+ Bệnh bụi phổi - Silic nghề nghiệp (BP-silic);

+ Bệnh bụi phổi Atbet (amiăng) (BP-amiăng);

+ Bệnh bụi phổi bông (BP-bông);

+ Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp (viêm PQ-NN);+ Bệnh hen phế quản nghề nghiệp;

+ Bệnh bụi phổi – Talc nghề nghiệp;

+ Bệnh bụi phổi – than nghề nghiệp;

- Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp:

+ Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì;

+ Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen;+ Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất thủy ngân;

+ Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan;

+ Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen);

+ Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp;

+ Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp;

Trang 30

+ Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp;

+ Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp;

+ Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp;

- Nhóm 3: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lí:

+ Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ;

+ Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc NN);

+ Bệnh rung chuyển nghề nghiệp;

+ Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp;

- Nhóm 5: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp:

Trang 31

+ Bệnh lao nghề nghiệp;

+ Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp;

+ Bệnh do xoắn khuẩn leptospira nghề nghiệp;

+ Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

3.3 Thủ tục xác định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

3.3.1 Thủ tục giám định thương tật do tai nạn lao động lần đầu

- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ giám định y khoa:

Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, trong thời gian 15 ngày làm việc, Hội đồng Giámđịnh Y khoa có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầugiám định biết

Nếu hồ sơ giám định hợp lệ, trong thời gian 30 ngày, Hội đồng Giám định Y khoa cótrách nhiệm tiến hành khám giám định và trả kết quả cho người lao động

Trang 32

- Bước 3: Nộp phí giám định y khoa và nhận kết quả giám định.

* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Giám định Y khoa - Bệnh viện

+ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho ngườilao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế (bản sao);

+ Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế (bản sao) Trường hợp người lao độngkhông nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do TNLĐ

Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định

để Hội đồng Giám định Y khoa đối chiếu

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

* Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trang 33

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh

- Cơ quan phối hợp: BHXH tỉnh, cơ quan người sử dụng lao động

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản giám định (5 bản chính).

* Lệ phí: 100.000 VNĐ.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo Phụ

lục số 1 - Thông tư số 07/2010/TT-BYT của Bộ Y tế

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trong quá trình lập hồ sơ khám giám định, cơ quan, cá nhân lập hồ sơ giám định phảikiểm tra, đối chiếu chứng minh thư hoặc giấy tờ cá nhân hợp pháp khác của người đigiám định với các giấy tờ trong hồ sơ giám định

* Căn cứ pháp lí của thủ tục hành chính:

Thông tư số 07/2010/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảmkhả năng lao động của người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Trang 34

3.3.2 Thủ tục giám định thương tật tai nạn lao động tái phát

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Giám định Y khoa

- Bước 2: Trung tâm Giám định Y khoa tiếp nhận hồ sơ giám định, khám, lập bệnh ángiám định thương tật, khám các chuyên khoa cần thiết Tóm tắt bệnh án, dự kiến sơ bộ tỉ

lệ thương tật

- Bước 3: Hội chẩn chuyên môn

- Bước 4: Hội đồng Giám định Y khoa mời các đối tượng, xét duyệt từng hồ sơ bệnh

án, kết luận và quyết định tỉ lệ thương tật

- Bước 5: Trung tâm Giám định Y khoa lập biên bản giám định, lưu trữ, trả kết quảgiám định (Biên bản giám định thương tật)

- Bước 6: Cá nhân nhận kết quả tại Trung tâm Giám định Y khoa và nộp lệ phí

* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Trung tâm Giám định Y khoa

Trang 35

-+ Giấy giới thiệu của BHXH tỉnh theo mẫu quy định tại lục số 1 - Thông tư số07/2010/TT-BYT của Bộ Y tế;

+ Các giấy tờ điều trị vết thương tái phát: Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế(bản sao) Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ vềkhám, điều trị ngoại trú thương tật tái phát do TNLĐ (bản sao);

+ Biên bản giám định y khoa các lần giám định trước (bản sao);

Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ là bảnsao nêu trên để Hội đồng Giám định Y khoa đối chiếu

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

* Thời hạn giải quyết: Không quá 60 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Giám định Y khoa

- Cơ quan phối hợp: Bệnh viện đa khoa tỉnh

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản giám định khả năng lao động (05

bản)

Trang 36

* Lệ phí: Phí khám giám định: 1.150.000 VNĐ (không kể điện quang, xét nghiệm).

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy giới thiệu của Người sử dụng lao động hoặc BHXH tỉnh, thành phố - Phụ lục

số 1 - Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/04/2010

- Giấy đề nghị giám định - Phụ lục số 2 - Ban hành kèm theo Thông tư số07/2010/TT-BYT ngày 05/04/2010

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

* Căn cứ pháp lí của thủ tục hành chính:

Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLTBYTBLĐTBXH của Bộ Y tế Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về tỉ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật vànghề nghiệp

Thông tư số 18/2000/TT BYT của Bộ Y tế hướng dẫn về hồ sơ và quy trình giámđịnh y khoa cho người lao động tham gia BHXH

- Thông tư số 07/2010/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảmkhả năng lao động của người lao động tham gia BHXH bắt buộc

3.3.3 Thủ tục giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Giám định Y khoa

Trang 37

- Bước 2: Trung tâm Giám định Y khoa tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ.

- Bước 3: Trung tâm Giám định Y khoa tiến hành các biện pháp nghiệp vụ (khám sơ

bộ, khám chuyên khoa, xác định tỉ lệ bệnh tật), ra lịch hẹn họp Hội đồng đề xét, kết luận

và ra biên bản

- Bước 4: Cá nhân nhận kết quả tại Trung tâm Giám định Y khoa và nộp lệ phí

* Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại trụ sở Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh.

 Đơn xin giám định của bệnh nhân (biểu mẫu số 1a);

 Kết quả đo đạc môi trường lao động (hoặc bản sao do các trung tâm y tế dựphòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận) nơi người lao động làmviệc trong vòng 12 tháng gần nhất Nếu kết quả này chưa đủ căn cứ thì kèm theokết quả đo đạc môi trường lao động trước đó;

 Hồ sơ sức khỏe và các giấy tờ có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (bản sao);

 Sổ lao động hoặc chứng minh thư nhân dân

Trang 38

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh

- Cơ quan phối hợp: Bệnh viện đa khoa tỉnh

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp (05

bản)

* Phí, lệ phí: Phí khám giám định: 1.150.000 VNĐ (không kể các xét nghiệm cận

lâm sàng)

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy giới thiệu của Người sử dụng lao động hoặc BHXH tỉnh, thành phố - Phụ lục

số 1 - Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/04/2010

- Đơn xin giám định của bệnh nhân - Mẫu 1a - Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch

số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20/04/1998

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

Trang 39

* Căn cứ pháp lí của thủ tục hành chính:

Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLTBYTBLĐTBXH của Bộ Y tế Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 20/04/1998 hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghềnghiệp

Thông tư số 18/2000/TT BYT của Bộ Y tế hướng dẫn về hồ sơ và quy trình giámđịnh y khoa cho người lao động tham gia BHXH

- Thông tư số 07/2010/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảmkhả năng lao động của người lao động tham gia BHXH bắt buộc

- Thông tư số 93/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp,quản lí và sử dụng phí giám định y khoa

3.3.4 Thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp tái phát

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Giám định Y khoa

- Bước 2: Trung tâm Giám định Y khoa tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ

- Bước 3: Trung tâm Giám định Y khoa tiến hành các biện pháp nghiệp vụ (khám sơ

bộ, khám chuyên khoa, xác định tỉ lệ bệnh tật), ra lịch hẹn họp Hội đồng để xét, kết luận

và ra biên bản

- Bước 4: Cá nhân nhận kết quả tại Trung tâm Giám định Y khoa và nộp lệ phí

* Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại trụ sở Trung tâm Giám định Y khoa Tỉnh.

Trang 40

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Giấy đề nghị giám định;

+ Giấy giới thiệu của BHXH tỉnh;

+ Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định;

+ Các giấy tờ điều trị bệnh nghề nghiệp tái phát: Giấy ra viện theo quy định của Bộ

Y tế (bản sao) Trong trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải cógiấy tờ về khám, điều trị ngoại trú do bệnh nghề nghiệp tái phát (bản sao);

+ Biên bản giám định y khoa các lần giám định trước (bản sao)

Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ là bảnsao nêu trên để Hội đồng Giám định Y khoa đối chiếu

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

* Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh

Ngày đăng: 26/04/2016, 23:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w