1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN: PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY MĂNG TÂY

51 980 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

2.2 Vai trò của Măng Tây với đời sống con người Măng tây - loài rau mang nhiều giá trị dinh dưỡng  Măng tây nguồn dược liệu quý giá  Măng tây - loài rau mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN MÔN

CÂY RAU QUẢ

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Măng tây (Asparagus offciinalis) là loại rau có giá trị kinh tế cao Sản phẩm là phần thân mầm nằm trong đất (măng non) có hàm lượng dinh dưỡng cao (protit 2,2%, gluxit l,2%, xenluloza 2,3%, tro 0,6%, canxi 21mg%).

Tuy nhiên do mới được đưa vào trồng ở Việt Nam những năm gần đây nên nhiều bà con nông dân còn chưa có nhiều hiểu biết

về loài cây rau này, bên cạnh đó măng tây có xuất xứ từ Châu

Âu - cơ bản chưa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam nên việc phát triển loài cây rau này còn nhiều hạn chế.

Trang 3

II NỘI DUNG

2.1 Giới thiệu chung về Măng tây

Cây Măng tây (Asparagus), có tên khoa học là Asparagus Officinalis L, thuộc họ Măng tây Asparagaceae, có nguồn gốc ở bờ biển phía tây Châu Âu (từ miền Bắc Tây Ban Nha tới Bắc Ai-len, Anh, và phía Tây Bắc Đức) Đây là một loại cây trồng lâu năm nhằm mục đích chính là thu hoạch chồi non.

Măng tây trắngMăng tây tímMăng tây xanh

Trang 4

2.2 Vai trò của Măng Tây với đời sống con người

 Măng tây - loài rau mang nhiều giá trị dinh dưỡng

 Măng tây nguồn dược liệu quý giá

 Măng tây - loài rau mang lại hiệu quả kinh tế cao

=> Măng tây được trồng với mục đích thu hoạch:

 Lấy chồi Măng non làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp;

 Lấy cành lá làm kiểng trang trí hoa cắt cành;

 Lấy măng, thân, rễ, lá làm dược liệu và nước giải khát;

 Lấy phế liệu làm thức ăn gia súc…

Trang 5

2.3 Lịch sử phát triển của cây măng tây ở VN

 Măng tây làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp, đã được

du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc theo chân những gia đình quan chức người Pháp.

 Đến thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây Măng tây để lấy rau Măng tây tươi như Đông Anh - Hà Nội, Đà Lạt, Lâm Đồng … diện tích trồng rất ít và không có thị trường tiêu thụ nên cây không có điều kiện để phát triển.

 Gần đây, từ năm 2005, nhiều vùng như Củ Chi, Long An, Bình Thuận … đã trồng được cây Măng tây để lấy rau Măng tây tiêu dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu.

Trang 6

2.4 Tiềm năng cây Măng tây

 ĐKTN: Măng tây là một loại cây trồng lâu năm đặc biệt thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình

25 0 C-33 0 C như ở nước ta

 Khả năng thu hoạch: Cây Măng tây có tuổi thọ 30 năm, ươm giống 2-3 tháng, trồng 4-6 tháng sẽ cho thu hoạch, thời gian kéo dài liên tục từ 6-8 năm, thậm chí có thể đến 10-15 năm nếu chăm sóc đúng kỹ thuật và đầy đủ dinh dưỡng hữu cơ, sinh học Từ năm thứ 2-3 trở đi, khi bộ rễ đủ tuổi trưởng thành, cây sẽ cho năng suất Măng ổn định và tăng cao dần từ 20-25-30 tấn/ha/năm (năm thứ 2 đến năm thứ 4) lên 35-40-45-50 tấn/ha/năm (năm thứ 5 đến năm thứ 10…) tuỳ đất, giống, dinh dưỡng và người chăm sóc

Trang 7

 Lợi ích kinh tế: Mỗi hecta đất trồng cây Măng tây cần chuẩn bị nguồn vốn ban đầu khoảng 100.000.000 - 200.000.000 - 300.000.000 đồng/ha (khoảng 10-20-30 triệu đồng/1.000 m 2 ) (tuỳ chất lượng đất và cách đầu tư) để chi dần trong 6 tháng đầu tiên, người trồng Măng tây ở nước ta

có thể thu hoạch năng suất ổn định 50-100-150 kg Măng tây tươi/ngày/ha x bình quân 30.000 đồng/kg = khoảng 3.000.000 đ/ngày/ha x khoảng 200 ngày thu hoạch/năm = doanh thu 600.000.000 đ/năm/ha Sau khi trừ chi phí sản xuất, người trồng cũng còn thu nhập được khoảng 250.000.000 - 300.000.000 đồng/năm/ha.

2.4 Tiềm năng …

Trang 8

200 ngày thu hoạch/năm

Trang 9

 Mỗi hecta đất trồng cây Măng tây cần chuẩn bị nguồn vốn ban đầu khoảng 100.000.000 - 200.000.000 - 300.000.000 đồng/ha để chi dần trong 6 tháng đầu tiên …

 Sau đó chỉ cần sử dụng nguồn tiền thu được hàng ngày từ sản phẩm rau Măng tây để thu hồi vốn, lãi và tiếp tục chi

ra một phần khoảng 30-40-50 % để tái đầu tư sản xuất cho đến hết chu kỳ khai thác cây và thu hoạch Măng kéo dài liên tục 6-8 năm đến 10-15 năm về sau.

Trang 10

6 tháng Đầu tư 6 tháng ban đầu

Trang 11

 Nhu cầu măng tây của thị trường: Ở nước ngoài, Măng tây

là một loại rau thực phẩm được dùng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng Họ còn đông lạnh và đóng hộp dự trữ cho mùa đông và xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới Nhưng do các quốc gia phường Tây ở vùng khí hậu ôn đới lạnh lẽo chỉ thu hoạch được rau Măng tây trong 3 tháng mùa Xuân, nên nhu cầu nhập khẩu rau Măng tây của thế giới rất lớn (hàng triệu tấn/năm) và hiện cũng còn tăng cao từng năm, chủ yếu là thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản,

2.4 Tiềm năng …

Trang 12

2.5 Đặc điểm sinh trưởng & phát triển của cây Măng tây

 Cây Măng tây là loại cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo, lá

kim, rễ chùm trải rộng Cây có hoa đơn tính, màu vàng hoặc lục nhạt Quả măng khi chín màu đỏ, có 3 ngăn, mỗi ngăn có 5-6 hạt màu đen, vỏ hạt rất cứng

 Đất trồng cây Măng tây là các loại đất nhẹ tơi xốp giàu dinh

dưỡng hữu cơ (đất phù sa mới bồi ven sông, đất bazan, đất cát pha 50/50, đất không có sét dẻo/cứng hoặc sạn sỏi…), nhiệt độ bình quân 25 0 C - 33 0 C; có tầng canh tác dày >1 mét, thế đất gò cao ráo, không bị ngập nước, không bị phèn chua hay nhiễm mặn; đất và nước tưới sạch pH = 6,5–7,5 ; tầng sét dẻo/cứng, tầng phèn và mực nước ngầm dưới đất sâu >1,5-2 mét; nắng nhiều (>7-8 giờ/ngày), mưa ít (<1.000 mm/năm); mùa nắng có đủ nước tưới để giữ đều độ ẩm 60-70% trong chân đất trồng,

Trang 13

Cây và mầm măng tây

Hoa và quả măng tây

Trang 14

 Sản phẩm của cây Măng tây là các chồi măng non, có tên thương mại là Măng tây xanh Măng tây xanh là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây măng.

 Cây Măng tây trồng một lần, nhưng có thể cho thu hoạch từ

4 đến 6 năm (cây có thể sống thọ đến 20-25 năm, bộ rễ khô héo trong đất mùa nắng vẫn có thể tự phục hồi lại khi mùa mưa tới) Tuy nhiên, sản lượng măng thu hoạch cao nhất thường tập trung ở các năm thứ 3 đến năm thứ 5 Sang năm thứ 6 - thứ 7, tuỳ theo đất trồng, khi năng suất và chất lượng măng đã giảm thì cần phá bỏ cây cũ đi để trồng cây mới.

Trang 15

2.6 Kỹ thuật trồng Măng tây

 Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sinh học và lai tạo giống, hiện nay tạo ra được những giống cây Măng tây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình cao 20 0 C - 30 0 C

 Măng tây có thể thích nghi với rất nhiều loại đất và rất nhiều thời tiết khác nhau nếu có đầy đủ dinh dưỡng, nước tưới để giữ ổn định độ ẩm dưới đất 60-70% và có đủ nắng toàn phần để bảo đảm ánh sáng quang hợp thật tốt

Trang 16

+ Hạt giống thuần (dòng F1)

+ Hạt giống lai (dòng F2)

+ Hạt giống tạp (sau dòng F2) + Ngoài ra, thị trường mua bán

ở nước ngoài còn có loại rễ giống (crown) lấy từ bộ rễ cây Măng tây khoẻ mạnh đã

đủ 1 năm tuổi

2.6.1 Giống

Trang 17

2.6.2 Vườn ươm cây con

 Có thể nhân măng tây bằng phương pháp tách mầm, nhưng thông thường là nhân cây con từ hạt qua vườn ươm.

 Nên gieo hạt vào đầu mùa thu Ở đồng bằng Bắc Bộ thì gieo cuối tháng 8 đầu tháng 9 để có cây con trồng vào tháng 2 sau khi Lập Xuân.

 Trước khi gieo, ngâm hạt vào nước 35 0 C một ngày đêm, sau

đó ủ hạt ở nhiệt độ 25 0 C đến khi hạt nứt nanh Chọn những hạt có mầm đem gieo, hạt còn lại đãi sạch và ủ tiếp để có mầm gieo vào hôm sau.

Trang 18

Vườn ươm chọn nơi

cao, thoát nước, làm

Trang 19

 Khoảng cách hàng trong vườn ươm 15 - 20 cm, giữa các hốc 5 cm Hạt gieo sâu 1 - 1,5 cm, phủ đất, rắc một lớp trấu

đã ủ hoặc mùn mục rồi tưới ẩm Mỗi hecta cần 300 - 400m 2 vườn ươm, với lượng cây giống 22.000 - 25.000 cây Lượng hạt giống cần cho 1 hecta khoảng 1 - 1,5 kg (đã tính 20%

dự phòng).

 Khi cây con lên khỏi mặt đất, cao 5 - 10cm, dùng nước phân loãng tưới thúc 10 - 15 ngày lần Hạn chế dùng phân hóa học cho cây con trong vườn ươn Khi cây được 1 tháng

và 3 tháng, làm cỏ xới xáo và vun gốc cho cây, kết hợp bón thúc nước phân.

Trang 20

2.6.3 Chọn đất trồng

 Măng tây cần 100% ánh nắng toàn phần để quang hợp tốt.

Cây sinh trưởng và phát triển rất mạnh với các loại đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng.

 Trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình cao

20-35 0 C như ở nước ta, các loại đất thích hợp để trồng cây Măng tây là đất cát pha 50/50, đất đỏ bazan, đất phù sa, đất xám, đất thịt nhẹ, nhận được 100% ánh nắng toàn phần, cao ráo, tiêu thoát nước thật tốt, tầng canh tác dày 40-50 cm để bộ rễ phát triển, mực nước ngầm sâu dưới mặt đất 50-60 cm, độ ẩm đất khoảng 60-70%, không bị phèn chua (độ pH 6,5-7,5 là tốt nhất), không bị ngập úng trong mùa mưa, đồng thời chủ động được nước tưới trong mùa nắng.

Trang 21

2.6.4 Chuẩn bị đất trồng

 Đất trồng cần phải được cải tạo bằng phẳng, có độ dốc thoát nước tưới và phải có mương thoát nước bao quanh để chống ngập; khi cần thiết phải tăng cường sử dụng bơm để tháo nước.

 2 tháng trước khi trồng, phải tiến hành cày đất sâu 20-30cm hai lần cách nhau khoảng 10-15 ngày, kết hợp phơi nắng, làm cỏ thật sạch, phun thuốc diệt mầm cỏ và thuốc phòng trừ sâu hại, mầm bệnh thật kỹ.

 Tuỳ theo chất đất, mỗi ha đất trồng cần dùng 1-2 tấn vôi + 10-20 tấn tro trấu, mạt cưa, trấu mục và bã vụn xơ dừa đã

xử lý sunfat đồng hoặc nước vôi khử mầm nấm bệnh rải đều, rồi bừa xới đất 2-3 lần cho đến khi thật sự tơi xốp

Trang 22

Trồng cây ra đất sản xuất

Trang 23

2.6.5 Trồng

 Trồng hàng cách hàng 120 cm x cây cách cây 45 cm = mật

độ 18.000 cây/ha.

 Ở giữa mặt liếp đất trồng đã chuẩn bị sẵn (cao cách mặt đất

tự nhiên khoảng 20-30 cm), tiến hành cuốc đất thành một rãnh dài hố trồng rộng 50cm x sâu 50cm, rồi đảo trộn đều đất với 20-30 tấn/ha phân trùn quế có bổ sung lân để bón lót trong hố trồng Cẩn thận rạch bỏ bao nilon bầu giống, giữ nguyên bầu giá thể, đặt cây con ngay ngắn vào hố trồng, cây cách cây 45 cm, mặt bầu ngang mặt đất trồng.

 Cần theo dõi cây trồng thường xuyên hàng ngày, nếu thấy

có cây bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc chết thì phải kịp thời tiến hành trồng giặm bổ sung ngay.

Trang 24

2.6.6 Chăm sóc măng tây

 Mỗi hecta (10.000m 2 ) đất trồng cần có năm (5) lao động có kinh nghiệm trồng rẫy rau màu, siêng năng như công nhân chuyên nghiệp và có sức khoẻ tốt để chăm sóc cây.

Trang 25

2.6.6.1 Bón phân

 Để bảo đảm việc thu hoạch sản

lượng măng đều đặn hàng ngày với

năng suất và chất lượng cao, người

trồng cần phải tiến hành thường

xuyên và đầy đủ việc cung cấp

nước tưới và dinh dưỡng cho cây

theo định kỳ sau: Cứ 15 ngày / 1

lần phải bón phân NPK và cứ 3

tháng / 1 lần phải bón phân trùn

quế có bổ sung lân (hoặc phân hữu

cơ) cho cây Măng tây. Ruộng măng tây

Trang 26

Thông thường lượng phân bón dùng cho 1 hecta (10.000

m 2 ) đất trồng cây Măng tây như sau:

a Bón lót

Ngay từ đầu khi trồng cây, cần bón lót đất trồng với lượng phân hỗn hợp sau: 20-30 tấn phân trùn quế có bổ sung lân (cần tạo tơi xốp với tro trấu, trấu mục, bã xơ dừa hay mạt cưa đã xử lý sunfat đồng hoặc nước vôi) hoặc phân chuồng

ủ hoai + chế phẩm nấm vi sinh đối kháng Trichoderma +

150 kg NPK 16-16-8.

Trang 27

 Sau khi trồng 30 ngày (1 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới Xới đất, làm sạch cỏ non Bón thúc 150 kg NPK 16-16-8 Vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây Giữ cây đứng thẳng để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ.

 Sau khi trồng 60 ngày (2 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa

bỏ cây bị sâu bệnh, cây già và cây nhỏ Xới đất, làm sạch cỏ non Bón thúc 200 kg NPK 16-16-8 Vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây Giữ cây đứng thẳng.

b Bón thúc

Trang 28

 Sau khi trồng 90 ngày (3 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa

bỏ cây bị sâu bệnh, cây già và cây nhỏ Xới đất, làm sạch cỏ non Bón thúc 250 kg NPK 16-16-8

 Sau khi trồng 105 ngày (3,5 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khoẻ mạnh trên 1 bụi, tỉa

bỏ cây bị sâu bệnh, cây già và cây nhỏ Xới đất, làm sạch cỏ non Bón thúc 12-15 tấn phân trùn quế có bổ sung lân (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma + 300 kg NPK 15-15-15.

 Sau khi trồng 120 ngày (4 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khoẻ mạnh trên 1 bụi, tỉa

bỏ cây bị sâu bệnh, cây già và cây nhỏ Xới đất, làm sạch cỏ non Bón thúc 300 kg NPK 16-16-8

Trang 29

 Sau khi trồng 135 ngày (>4,5 tháng): Nếu chăm sóc đủ dinh dưỡng và đúng kỹ thuật, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng Quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây đạt >10-12 mm + lá chuyển sang màu xanh đậm thì giữ lại 2-3 cây mẹ khoẻ mạnh, tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm.

Cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích việc trổ măng + kết hợp dưỡng cành lá thật sum suê để lấy ánh nắng toàn phần quang hợp + xới đất, làm sạch cỏ, bón thúc

400 kg NPK 21-7-14, vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ

rễ Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây Giữ cây đứng thẳng để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ.

Trang 30

c Bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế

Trong 1 chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế kéo dài khoảng 1 tháng (30-35 ngày): Cần tiến hành bón thúc 15 ngày / 1 lần với 12-

15 tấn phân trùn quế có bổ sung lân (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp với chế phẩm Trichoderma + 300-400 kg NPK 15-15-15 Lượng phân này sẽ tăng dần lên theo sức lớn của các lứa cây sẽ cho măng lớn hơn, nhiều hơn ở các năm sau.

d Bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng

Trong 1 chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 3 tháng

(80-85 ngày): Cần tiến hành bón thúc 15 ngày / 1 lần với 300-500

kg NPK 21-7-14 Tuỳ theo sự phát triển của cây, có thể sử dụng thêm các loại phân sinh học bón lá để kích thích cây măng phát triển và cho nhiều chồi măng có năng suất và chất lượng tốt hơn.

Trang 31

 Sau khi trồng, trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/lần, cần làm cỏ thường xuyên, dứt điểm ngay từ khi cỏ còn non, không để cỏ già rơi hạt tái sinh ra lớp cỏ con cháu

Trang 32

 Trong thời gian mới trồng (1-5 tháng tuổi) bộ rễ cây chưa phát triển rộng, có thể dùng bạt nilon hoặc dùng mạt cưa, trấu, tro trấu đã xử lý mầm bệnh, hoặc trồng rau ăn lá phủ gốc cây măng để hạn chế cỏ

 Khi bộ rễ cây trưởng thành đã trải rộng ra 50-70-90 cm và cây đã cho thu hoạch măng thì không nên dùng bạt nilon phủ gốc để khử cỏ nữa, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển cây măng (ngăn cản sự quang hợp, cản trở hô hấp )

 Cũng có thể cẩn thận dùng thuốc diệt cỏ và sâu hại cây măng trong giai đoạn tạm ngưng thu hoạch măng chờ dưỡng cây mẹ thay thế.

Trang 33

Cày làm cỏ tự chế

Trang 34

2 lần/ngày, duy trì và giữ đều độ ẩm của đất trồng khoảng 60%-70%.

Trang 35

 Trong mùa mưa, cần phải chú ý tiêu thoát nước cho thật tốt, tuyệt đối không được để rẫy măng bị ngập úng quá 24 giờ.

 Với diện tích sản xuất lớn, cách tưới thấm qua rãnh thường được dùng vì ít tốn kém nhất Tùy khả năng và điều kiện, cũng có thể dùng biện pháp tưới quay phun sương, tưới nhỏ giọt, hoặc tưới ngầm.

 Vì chồi măng sinh sôi và phát triển chủ yếu vào ban đêm, tuyệt đối không nên tưới nước cho cây Măng sau 17 giờ chiều mỗi ngày Chỉ nên tưới nước cho cây Măng tây vào các buổi sáng sớm hàng ngày, sau khi đã thu hoạch xong lứa măng tươi mỗi buổi sáng

Trang 36

2.6.6.4 Phòng trừ sâu bệnh

 Cây Măng tây khi trồng trên vùng đất cao ráo, tiêu thoát nước tốt, chăm sóc đúng kỹ thuật, thì rất ít hoặc không bị sâu bọ, côn trùng gây hại.

 Tuy nhiên, vào mùa mưa cây Măng tây hay bị bệnh thán thư và một số bệnh hại khác làm cho các chồi măng non phát triển kém Ngoài ra, nếu tiêu thoát nước không tốt, để ngập nước úng rễ, sâu bọ côn trùng cắn hại bộ rễ, chồi măng sẽ biến dạng hình thù cong vẹo mất giá trị thương phẩm

Ngày đăng: 26/04/2016, 23:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w