Đồ án về quản lý nhân sự, luận văn về quản lý nhân sự, tiểu luận về quản lý nhân sự, quản lý nhân sự, bài giản về quản lý nhân sự, bài thuyết trình về quản lý nhân sự, Đồ án quản lý nhân sự cho một công ty, luận án quản lý nhân sự cho một công ty
Trang 1Là một sinh viên năm cuối, đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, tôi đã trang bị được cho bản thân mình nhiều kiến thức cần thiết làm hành trang cho con đường sau này Có được điều đó, là nhờ sự chỉ dạy, truyền đạt kiến thức rất nhiệt tình của toàn thể các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Mở TP HCM.Trước tiên, tôi xin phép được gửi đến tất cả các thầy cô một lời cảm ơn chân thành.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầyTh.s Vũ Thanh Hiếu,
giảng viên hướng dẫn đã giúp đỡ tôi hoàn thành được bài báo cáo thực tập này.Cảm ơn thầy đã rất nhiệt tình chỉ dẫn và có những góp ý quý báu để tôi biết rõ được mình đang thiếu sót những gì và hoàn thiện điều đó
Bên cạnh những người cho tôi nền tảng kiến thức tốt về sách vở, trường lớp Tôi cũng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các Anh/ Chị trong phòng quản lý nhân sự và tiền lương của công ty Cổ phần Đầu Tư Thái Bình đã giúp tôi mau chóng thoát khỏi sự bỡ ngỡ khi tiếp xúc với những công việc thực tế, hòa nhập được vào môi trường làm việc tại công ty Các Anh/ Chị đã hỗ trợ, chỉ dẫn cho tôi hết mình trong khi thực hiện công việc Tôi xin gửi lời cảm ơn thật sự chân thành đến các Anh/Chị, nhất là:
Chị – Trưởng phòng quản lý nhân sự và tiền lương
Cảm ơn các Anh/ Chị đã cho tôi có cơ hội được thực tập tại công ty, được có những trải nghiệm thực tế và tích lũy kinh nghiệm rất quý báu cho mình
Đồng thời qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc công ty và các phòng ban khác đã hỗ trợ tôi về các số liệu để thực hiện bài Báo cáo này
Lời cuối cùng, tôi xin kính chúc Quý thầy cô, Quý công ty, các Anh/ Chị được nhiều niềm vui, sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống
Trân trọng
Sinh viên thực tập
LƯU THỊ LAN
Trang 2···
···
···
···
···
···
···
···
···
···
···
···
Tp Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 04 năm 2013
Đơn vị thực tập
Trang 3LỜI CẢM ƠN i
XÁC NHẬN CỦAĐƠN VỊ THỰC TẬP ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THÁI BÌNH 2
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 2
1.1.1 Lịch sử hình thành của công ty 2
1.1.2 Quá trình phát triển của công ty 3
1.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 4
1.2.1 Sơ đồ tổ chức 4
1.2.2Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận tại công ty 5
1.3 ĐẶC ĐIỂM VỀ NỀN TẢNG HIỆN CÓ CỦA CÔNG TY 8
1.3.1Khả năng tài chính của công ty 8
1.3.2Cơ sở vật chất của công ty 8
1.3.3Nguồn nhân lực của công ty 9
1.4 SẢN PHẨM, THỊ TRƯỜNG, ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 12
1.4.1Sản phẩm, thị trường của công ty 12
1.4.2Đối thủ cạnh tranh 12
1.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 13
PHẦN 2:PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THÁI BÌNH 15
2.1GIỚI THIỆU CÔNG VIỆC VÀ VỊ TRÍ THỰC TẬP 15
2.1.1Công việc và vị trí thực tập 15
2.1.2Kiến thức được áp dụng và khó khăn khi thực tập 17
2.2 PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY 18
2.2.1Tổng quan về bộ phận tuyển dụng của công ty 18
2.2.2Nội dung công tác tổ chức tuyển dụng tại công ty 19
2.3 NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG TỒN ĐỌNGTRONG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY 26
2.3.1 Nhận xét công tác tuyển dụng tại công ty 26
2.3.2 Giải pháp hoàn thiện cho công tác tuyển dụng tại công ty 28
KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng khu vực hóa toàn cầu hóa làm cho hoạt động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng khốc liệt Muốn đứng vững và phát triển trên thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo cho mình những lợi thế mạnh riêng.Và chính những thay đổi trong thế giới kinh doanh đã chứng minh rằng lợi thế duy nhất và lâu dài nhất đó là con người Thực tế đã chỉ ra rằng đối thủ cạnh tranh đều có thể copy mọi bí quyết của công ty về sản phẩm, công nghệ Duy chỉ có đầu tư vào yếu tố con người là ngăn chặn được đối thủ cạnh tranh sao chép bí quyết của mình Vấn đề chiêu mộ tuyển dụng được nhân tài đã khó, giữ chân họ ở lại với tổ chức càng khó hơn, và điều quan trọng hơn là để tạo ra những nhân viên phù hợp với từng vị trí công việc của doanh nghiệp càng khó hơn nữa.Đó là một thách thức với các doanh nghiệp hiện nay
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư Thái Bình (TBS), tôi nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn lực trong tổ chức, là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp trên thị trường.Tuyển dụng nhân sự là khâu đầu tiên và là khâu quan trọng của hoạt động quản trị nhân sự bởi chất lượng lao động quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp.Chính vì vậy tôi đã đi sâu vào tìm hiểu về hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực của công ty Để đạt những thành công và
sự phát triển của công ty thì bộ phận tuyển dụng đã hoạt động như thế nào để tìm những nhân viên phù hợp với nhu cầu nhân sự của công ty, bố trí sắp xếp công việc ra sao?Bên cạnh những thành công về nhân sự đó thì có các tồn đọng gì còn cần phải khắc phục và hoàn thiện? Để tìm hiểu rõ hơn và giải đáp được các thắc
mắc trên, tôi quyết định chọn chuyên đề “PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH” để báo cáo chuyên
đề thực tập của tôi
Chuyên đề bao gồm 02 phần:
Phần 1: Giới thiệu tổng quát về đơn thực tập.
Phần 2: Phân tích công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần đầu tư Thái Bình.
Trang 5PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH (TBS).
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
- Tên doanh nghiệp:
- Tên giao dịch đối ngoại:
- Công ty vốn 100% Việt Nam
- Logo của Công ty:
- Giấy phép thành lập: Số 106/GP.UP ngày 05 tháng 03 năm 1993
- Đăng ký lần đầu: Ngày 13/06/2005
- Tài khoản số: 431101.000025 tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Khu Công nghiệp Sóng Thần
- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh các loại giày,dép thời trang nam nữ (giày thể thao, giày vải đế cao su) xuất khẩu,các loại vật tư phục vụ sản xuất hàng maymặc, giày dép, túi xách, sản xuất giày vải xuất khẩu Cho thuê máy móc, thiết bị,nhà xưởng, văn phòng Ngoài ra, công ty còn đầu tư tài chính và kinh doanh địa ốc Năng lực sản xuất: 500.000 đến 600.000 đôi/1 tháng Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nước EU và Mỹ
Trải qua hai mươi năm hình thành và phát triển công ty cổ phần đầu tư Thái Bình
đã đạt được không ít những thành tựu đáng kể
Ngày 06 /10 /1992 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thái Bình ra đời.
Tháng 8/1993Công ty chính thức hoạt động, những năm đầu thực hiện gia công Năm 1995, công ty từng bước chuyển đổi dây chuyền,chuyển đổi từ hình thức gia
công sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm
Trang 6Năm 2000, phân xưởng sản xuất giày cao cấp ra đời với thiết bị hoàn toàn mới và
hiện đại làm nền tảng cho mục tiêu phát triển lớn mạnhcủa công ty
Ngày 08/05/2000tiếp tục đầu tư thành lập Công ty TNHH giày Thanh Bình chuyên
sản xuất đế phục vụ cho sản xuất giày xuất khẩu
Ngày 06/11/2001 ban lãnh đạo Công ty quyết định thành lập Công ty liên doanh
Pacific, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của nhóm Công ty TBS’Group
Tháng 09/2002 thành lập Nhà máy sản xuất khuôn mẫu kỹ thuật cao TBS với công suất chế tạo 1.000 khuôn/năm.
Tháng 05/2003 thành lập Nhà máy sản xuất đế gồm 1 phân xưởng sản xuất
Evapholy, một phân xưởng cán luyện ép đế và một xưởng hoàn thiện đế
Tháng 03/2004 thành lập xưởng may Đồng Xoài với 27 chuyền may.
Ngày 01/08/2005 đổi tên thành
Tháng 10/2006 thành lập nhà máy 434 chuyên sản khuân mẫu kĩ thuật cao TBS Ngày 27/6/2006 đổi tên thành
Tháng 10/2010, đổi tên thành
TBS Group đã phát triển đồng nhất hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000
cho tất cả các cơ sở& xí nghiệp của tập đoàn Trong những năm qua, TBS Group
tự hào đã đạt được nhiều chứng nhận và danh hiệu trong và ngoài nước như Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam, Hội viên Hiệp hội da-giày Việt Nam, Huân chương lao động hạng II, Bằng khen Hiệp hội Công thương TP HCM, Bằng khen Doanh nhân-Cựu chiến binh thành đạt…
Trang 7Đại diện chất lượng
GĐ tài chính
TP KD TT
TP NCPT SP
TP Mua
TP QLNSTL
TP phát triển
TP HC QT Đoàn thể
TP kế toán PGÑ KH ÑHSX PGÑ đầu vào sản xuất PGÑ khối may PGÑ sản xuất đế PGÑ gò 1 PGĐ gò 2
TP KHĐHSX
TP kế hoạch VT
TP CNT bị
QĐ PX chặt
QĐ PX thêu QĐPX CBSX May 1 May 2 May 3 May 4
QĐ PX cán ép
QĐ PX hoàn thành May 4 May 4
GĐ nhân sự
Tổng Giám Đốc
1.2.1
Trang 8(Nguồn phòng nhân sự)
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận tại công ty
Ban giám đốc
- Tổng Giám Đốc (TGĐ): là người điều hành mọi hoạt động của Công ty Tổng
Giám Đốc là người cuối cùng quyết định phương thức thực hiện, lãnh đạo Công ty thực hiện và hoàn thành nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng Giám Đốc chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các nghĩa vụ đối với Nhà nước
- Phó Tổng Giám Đốc: trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban theo
chức năng nhiệm vụ của phòng ban đó và những nhiệm vụ do Tổng Giám Đốc giao phó hoặc ủy quyền
- Giám Đốc Kinh Doanh: phụ trách hoạt động của phòng kinh doanh, chịu trách
nhiệm điều hành việc kinh doanh, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, quản lý các thị trường tiêu thụ
- Giám Đốc Trung Tâm Mẫu: phụ trách hoạt động của phòng tạo mẫu và thiết kế
mẫu Bảo đảm thiết kế và nghiên cứu ra những mẫu mã mới đạt tiêu chuẩn
- Giám Đốc Chất Lượng: phụ trách hoạt động của phòng quản lý chất lượng sản
phẩm Bảo đảm sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật
- Giám Đốc Thu Mua: phụ trách hoạt động của phòng thu mua, bảo đảm cung cấp
đầy đủ và kịp thời cho vật tư sản xuất
- Giám Đốc Sản Xuất: phụ trách hoạt động của phòng sản xuất, bảo đảm tiến độ
sản xuất kịp thời đúng thời gian giao hàng
- Giám Đốc Nhân Sự: phụ trách phòng nhân sự, bảo đảm việc bố trí điều phối lao
động trong Công ty đáp ứng cho sản xuất
- Giám Đốc Tài Chính: phụ trách hoạt động của phòng tài chính, chịu trách nhiệm
về mọi hoạt động của phòng tài chính
Các phòng ban
Bộ phận hành chính nhân sự:
Có trách nhiệm theo dõi tình hình biến động lao động trong toàn bộ công ty nhưtình hình tăng giảm nhân sự, tuyển dụng lao động; lập và quản lý hồ sơ nhân viên; thực hiện các việc liên quan đến hợp đồng lao động; đào tạo nhân sự, thực
Trang 9hiện tính lương, tính thưởng hàng tháng, hàng quý.Cótrách nhiệm lo các thủ tục về báo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí côngđoàn và báo cáo tình hình về nhân sựcủa công ty cho các cơ quan chủ quản (phòng lao động & thương binh xã hộitỉnh, liên đoàn lao động tỉnh…)
Phòng Kinh Doanh:
- Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, phân tích lợi thế cạnh tranh trong và ngoài nước và các hợp đồng đã ký đưa ra các yêu cầu cho việc lập kế hoạch sản xuất các loại sản phẩm phù hợp.Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác xuất nhập khẩu của Công ty Tổ chức tìm kiếm thị trường mới, củng cố, phát triển thị trường hiện tại và tương lai của Công ty.Phối hợp với phòng tài chính kế toán đề xuất chính sách giá cả, tỷ lệ huê hồng, chiết khấu cho từng thời kỳ
Phòng tài chính Kế Toán:
- Trên cơ sở sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch tài chính và có trách nhiệm cân đối
thu chi để cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Thực hiện vai trò kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính nhằm mục tiêu sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn
và phát triển vốnsản xuất kinh doanh
Phòng Công Nghệ:
- Nghiên cứu phát triển áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới công
nghệ…đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra.Đảm bảo kiểm soát việc áp dụng các quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật, chất lượng sản phẩm theo đúng các tài liệu đã ban hành
Phòng Sản Xuất:
- Xây dựng kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ
bản, kế hoạch bảo trì và sửa chữa công cụ, dụng cụ sản xuất Tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm.Điều độ sản xuất hàng ngày, hàng tháng.Phối hợp các phân xưởng trong việc triển khai sản xuất theo kế hoạch và đơn hàng đã có hiệu lực
Trang 10Phòng nghiên cứu và phát triển mẫu:
- Nghiên cứu và thiết kế mẫu mã nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và
yêu cầu của khách hàng.Thiết kế, sản xuất mẫu chào hàng đến khách hàng.Phối hợp với các phòng ban có liên quan trong việc kiểm tra sản phẩm có đúng với thiết
kế hay không
Phòng thu mua:
- Tổ chức tìm kiếm và quan hệ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu để mua
nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.Kết hợp với các phòng ban liên quan để lập kế hoạch mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất Quản lý, bảo đảm và phân phối nguyên vật liệu đến các nhà máy tránh mất mát hư hỏng
Phòng kiểm toán:
- Tổ chức và tiến hành kiểm tra sổ sách kế toán theo định kỳ.Báo cáo tình hình cho
Ban Giám Đốc, phối hợp với phòng Kế Toán kiểm tra và sửa chữa khi sai sót
Các phân xưởng gồm:
Phân xưởng chặt: gồm 2 phân xưởng, nhiệm vụ là chặt các chi tiết thân giày, gót
giày, ô đế, các vật liệu chịu lực, vải, bạt các loại
Phân xưởng may: Gồm 4 phân xưởng Trong đó 3 phân xưởng ở TháiBình gồm
39 dây chuyển sản xuất và l phân xưởng nằm ở Ðồng Xoài gồm 32 dây chuyền Có nhiệm vụ nhận các nguyên vật liệu đã chặt theo khuôn mẫu từ phân xưởng chặt để may giày
Phân xưởng gò: Gồm 4 phân xưởng Trong đó 2 phân xưởng nằm ở Thái Bình,2
phân xưởng nằm ở Ðồng Xoài Với 8 dây chuyền sản xuất và 400 công nhân cónhiệm vụ nhận hàng từ phân xưởng may và gò ráp lại hoàn chỉnh giày thành phẩm
Phân xưởng thêu vi tính: Với một phân xưởng công nghệ thêu hiện đại.Các mẫu
thêu đều được thiết kế trên máy vi tính
Phân xưởng in ép: Gồm một phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất tấm lót bằngmút
mềm để dán vào phần giữa của đế giày
Phân xưởng bồi dán: Có chức năng dán (sơ chế) vật tư theo yêu cầu của từngmặt
hàng sản xuất
Trang 111.3 ĐẶC ĐIỂM VỀ NỀN TẢNG HIỆN CÓ CỦA CÔNG TY
Năng lực tài chính của công ty không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh Chính vì thế tại Thái Bình Shoes mọi hoạt động tài chính đều do Tổng Giám Đốc quyết định
Từ năm 2010 – 2012 (theo phòng tài chính kế toán) vốn chủ sở hữu của công ty đã
tăng từ 350 tỷ – 500 tỷ chứng tỏ tiềm lực về tài chính của công ty là rất lớn Công
ty đã xây dựng được nền móng tài chính vững chắc Lợi nhuận hàng năm là cao làm công ty tăng vốn điều lệ để có thể tạo ra nguồn vốn vay để tiếp tục quay vòng
vốn công ty.Nợ ngắn hạn của công ty qua 3 năm gần đây (năm 2010 là 326 tỷ, năm 2012 là 234 tỷ) giảm đều, điều này nói lên công ty đã quản lý tốt các khoản
nợ trong thời gian ngắn
Hiện tại công ty có 2 khối hoạt động chính: khối văn phòng và khối nhà máy
Văn phòng chính đặt tại tòa nhà Thái Bình địa chỉ: 5A Xa lộ Xuyên Á, phường
An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương TBS Group có cơ cấu vận hành toàn cầu lấy văn phòng tập đoànTBS làm trung tâm, chi phối các văn phòng đại diện tại EU,
Mỹ, Trung Quốc, cụm nhà máy phía Bắc và phía Nam Việt Nam
Trang thiết bị làm việc của bộ phận văn phòng khá đầy đủ, tiện nghi.Tại mỗi phòng ban đều có trang bị máy điều hòa, máy điện thoại cố định, mỗinhân viên có bàn làm việc riêng, máy vi tính riêng được kết nối mạng nội bộ,hồ sơ được sắp xếp ngăn nắp và khá hợp lý, thuận tiện cho công việc
Khối nhà máy: Công ty có sự đầu tư tốt nên điều kiện về mặt bằng nhà xưởng,
máy móc thiết bị đều được đầu tư mới và hiện đại Hiện công ty có 4 nhà máy hoạt động trên lĩnh vực giày da, kinh doanh địaốc, sản xuất đế, túi xách là:
• Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thái Bình (TBS' 1) là nhà máy lớn nhấtvà là nhà máy tiền thâncủa tập đoàn Nhà máy thực hiện đầy đủ tất cả quy trình củasản phẩm
từ mua nguyên vật liệu đến sản xuất thành phẩm đôi giày
Ðịa chỉ: 5A Xa lộ Xuyên Á, phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Trang 12• Công ty Liên Doanh Pacific (TBS' 2) chuyên sản xuất nguyên liệu EVA và giày dép cao cấp với công suất 2,7 triệu đôi/năm Địa chỉ: 5A Xa lộ Xuyên Á, phường
1.3.3 Nguồn nhân lực của công ty
Qua bảng quản trị nguồn lực tại Công ty cho thấy:
• Khối gián tiếp sản xuất của nhà máy bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, nhân viên các phòng ban, công nhân phục vụ hiện có1211/12706 người, chiếm 9,50% Còn lại công nhân trực tiếp sản xuất chiếm90.5% lao động
• Tay nghề:
Học việc thử việc: 4709/12706 chiếm 37.1%
Tay nghề từ bậc 1-15: chiếm 63.9% lao động còn lại
Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty
Bảng 1.1: Số liệu cơ cấu lao động theo giới năm 2012
Giới tính Số lượng (người ) Tỷ lệ (%)
(Nguồn phòng nhân sự)
Trang 13Biểu đồ 1.1: Cơ cấu lao động theo giới tính Nhận xét : Qua bảng kết cấu giới tính, ta thấy lao động nam chỉ chiếm 32.58%,
phần lớn họ nằm trong bộ máy quản lý, làm việc tại các phòng ban và thực hiện việc bảo trì máy móc thiết bị dưới xưởng, bảo vệ, tài xế, phục vụ căn tin, tại các khâu đòi hỏi sức khỏe cao như khâu ép đế, gò, kho, Trong khi đó, lao động nữ lại
chiếm tỷ lệ khá lớn (67.42%),số lượng lao động nữ đông đảo sẽ có rất nhiều thuận
lợi như: họ thường tỉ mỉhơn nam giới, trí nhớ tốt, khéo tay, chính xác, nhạy bén và thích ứng nhanh với công việc, rất phù hợp với đặc thù của ngành nghề
Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty
Bảng 1.2: Số liệu cơ cấu lao động theo độ tuổi nhân viên của Công ty
(Đơn vị tính: người)
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
2011/2010
2012/2011 Chênh
Lệch
Tăng / giảm (%)
Chênh Lệch
Tăng/ giảm (%) TỔNG LĐ 8967 1027
Biểu đồ 1.2: Lao động theo độ tuổi của Công ty từ năm 2010 - 2012
Nhận xét: Qua bảng ta thấy đội ngũ lao động của Công ty đang được trẻ hóa dần
qua các năm Số lượng lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nhóm tuổi (trên 80% tổng số lao động) mang lại nhiều thuận lợi chocông ty trong vấn đề phát triển nhân sự lâu dài Đội ngũ lao động tăng qua từng năm, năm 2011
tăng 14,5 % so với năm 2010, năm 2012 tăng 23,7 % so năm 2011 chứng tỏ sự
phát triển mạnh mẽ và mở rộng của công ty Ngoài ra qua bảng thống kê, ta thấy số
Trang 14lao động trên 50 tuổi chiếm tỉ lệ rất ít trong tổng số lao động Nhưng đa số họ đều
là những người làm việc cho công ty từ những ngày đầu thành lập, hiện nay họ là những người lãnh đạo, quản lý nhàmáy, các trưởng phó phòng trong công ty
Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
Bảng 1.3: Số liệu cơ cấu lao động theo trình độ học vấn năm 2012
lý, cán bộ các phòng ban và đội ngũ cán bộchủ chốt của Công ty
1.4 SẢN PHẨM, THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Sản phẩm của công ty
- Gia công các mặc hàng may mặc, sản xuất gia công các mặc hàng xuất khẩu,
kinh doanh các vật tư phục vụ may mặc, giày dép, sản xuất giày vải xuất khẩu Các
khách hàng quen thuộc và lâu năm như :Decathlon, DC, Piston, Reebok, Samil, …
Trong mảng đầu tư tài chính, công ty đã đầu tư vào một số công ty như: Công ty
Cổ phần cáp điện Sài Gòn SCC, Công ty Cổ phần vận tải biển Saigon Ship, Quỹ đầu tư Tài chính Vietcombank,…
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty ở thị trường EU và Mỹ Hiện tại công ty
đã mở rộng thị trường sang các nước Nhật Bản, Singaporevà đã có đối tác ở cả ba châu lục Hướng sắp tới, công ty sẽ thâm nhập thị trườngcác quốc gia ở Châu Phi
Trang 15và Châu Úc, mở rộng thêm thị trường các Quốc gia Châu Á, Châu Mỹ La tinh, Châu Âu.
1.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Bảng 1.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2010- 2012
Đơn vị (tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
2011/2010
2012/2011 Chênh
lệch
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
1 Doanh thu 1157 1343 1926 186 16 583 43.4
3 Chi phí 1017 1174 1618 157 15.44 444 37.8
(Nguồn phòng tài chính kế toán)
Biểu đồ 1.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2010- 2012
Nhận xét : Doanh thu và lợi nhuận của công ty qua ba năm gần đây đều tăng cụ thể là năm 2011 so với năm 2010, doanh thu tăng 186 tỷ đồng ( tăng 16%), lợi nhuận tăng 29 tỷ đồng (tăng 20.7%) Năm 2012 tăng đột biến so với năm 2011, doanh thu tăng 583 tỷ đồng ( tăng xấp xỉ43.4%), lợi nhuận tăng mạnh 82.27 % so
năm 2011 Nguyên nhân giai đoạn năm 2010- 2011 lợi nhuận tăng thấp là do sản xuất kinh doanh của công ty có phần chững lại, đây là biểu hiện chung của các
Trang 16công ty cùng ngành trong thời điểm bấy giờ Nguyên nhân chính của sự chững lại
trong ngành công nghiệp da giày tại TBS nói riêng, tại Việt Nam nói chung chủ
yếu là do sự tiết giảm nhu cầu tiêu dùng của các thị trường xuất khẩu; nguồn vốn
vay khó khăn; giá xăng dầu, đô laMỹ tăng, ảnh hưởng đến việc nhập khẩu nguyên
liệu, gây khó khăn cho việc sản xuất,chi phí tăng 15.44 % nhưng lợi nhuận thu lại
ít Năm 2012 cùng với sự ổn định của nhà cung cấp nguyên vật liệu, và các đơn
hàng thường xuyên của các khách hàng quen thuộc tăng làm doanh thu cũng như
lợi nhuận tăng đột biến tuy chi phí tăng 37.8 % nhưng lợi nhuận lại tăng đáng kể.
Bảng 1.5:Tình hình xuất nhập khẩu của Công ty qua các năm (2010- 2012)
Năm 2012
2011/2010
So sánh 2012/2011 Chênh
lệch
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch
Tỷ lệ (%) Xuất
237.94
(Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu )
Nhận xét :Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Công ty luôn tăng qua các năm, tốc
độ tăng khá ổn định Điều đó cho thấy, Công ty đã thực hiện tốt mục tiêu và các
chiến lược kinh doanh của mình Sản lượng giày dép cũng tăng đều theo từng năm
Năm 2010Công ty xuất khẩu 7.042.665đôi đạt kim ngạch 54.941.460 USD Năm
2011 Công ty xuất khẩu được 7.622.368 đôi đạt kim ngạch là 69.737.869 USD
tăng 27% so với năm 2010 Riêng năm 2012 với sản lượng là 9.660.871 đôi, kim
ngạch là 95.753.551 USD tăng 37.3% so với năm 2011 và là năm có giá trị xuất
khẩu cao nhất trong 3 năm trở lại đây, điều này có thể được lí giải do nền kinh tế