Hoàn cảnh ra đời của học thuyết “Chính Danh” Khổng Tử lúc còn sinh thời thường nói với học trò rằng “Ngô thuật nhi bấttác, tín nhi hiếu cổ” nghĩa là: Ta chỉ thuật lại mà không trước tác,
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nền văn minh Trung Quốc là một trong những nền văn minh phát triển sớmnhất trên thế giới Với hơn 4000 năm lịch sử, Trung Quốc phát triển liên tục, cónhiều phát minh vĩ đại trên nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau Do đó, có thể coinền văn minh Trung Quốc là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại.Ngoài những phát minh vĩ đại về lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, Trung Quốc còn cónhững học thuyết về triết học rất có giá trị, có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nềnvăn minh của Châu Á nói riêng và toàn thế giới nói chung
Trong đó không thể không nhắc đến Nho Giáo của Khổng Tử Nho Giáo bắtđầu du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc Cùng với Phật Giáo và Lão Giáo,Nho Giáo đã ảnh hưởng, chi phối, tác động rất mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, vănhóa, giáo dục, luân lý và nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội khác của người dânViệt Nam nói riêng và thế giới nói chung Vì vậy, ảnh hưởng của Nho Giáo vẫncòn tiếp tục cho đến ngày nay
Nói đến Nho Giáo, nói đến Khổng Tử thì không thể nào không nói đến họcthuyết “Chính Danh” Giá trị mà học thuyết “Chính Danh” mang lại rất to lớn Họcthuyết này không chỉ ảnh hưởng đến tư tưởng của toàn bộ người dân Trung Quốcqua mấy nghìn năm lịch sử mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia khác,trong đó có Việt Nam Nhiều tư tưởng, quan niệm về xã hội, con người, đạo đức,giáo dục ngày nay của con người trong học thuyết “Chính Danh” vẫn còn giá trị vàmang tính thời sự Vì vậy, việc nghiên cứu và trao đổi về những ảnh hưởng củahọc
thuyết này trong xã hội Việt Nam hiện nay là việc làm cần thiết và hữu ích
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi côngviệc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [1] Lê-Nin cũng từng nói: “phải lựa chọn đặc biệt cẩn thận những cán bộ tốt” vì “nơi nào
có “cán bộ tốt” thì công việc rất phát triển, nơi nào “cán bộ xoàn” thì công việc cứluộm thuộm Cán bộ mà lên mặt quan cách mạng thì mọi việc đều lủng củng Cán
bộ mà cho dân tin, dân phục, dân yêu thì việc gì cũng mỹ mãn.” [2] Qua nhữngnhận định trên đã cho thấy cán bộ là vai trò chủ chốt trong việc xây dựng thànhcông Chủ nghĩa xã hội
Vậy, vấn đề đặt ra là học thuyết “Chính Danh” có giá trị như thế nào trong
xã hội hiện nay Chúng ta có thể vận dụng như thế nào cho xông cuộc xâ dựng Chủnghĩa xã hội, đặc biệt là trong công tác tuyển chọn cán bộ công chức ở nước ta? Từ
Trang 2những vấn đề đặt ra đó, học viên đã chọn lựa nghiên cứu đề tài tiểu luận về: “Họcthuyết “Chính Danh” của Khổng Tử, giá trị học thuyết “Chính Danh” trong việclựa chọn công chức nhà nước hiện nay” cho học phần Triết Học
2 Tổng quan đề tài nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu Nho Giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam đã đượcnhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm Đã có rất nhiều công trình nghiêncứu về vấn đề này Tuy nhiên, học thuyết “Chính Danh” thì có khá ít bài viết, côngtrình nghiên cứu về học thuyết “Chính Danh” và những vận dụng của học thuyếtnày vào công tác tuyển chọn cán bộ trong giai đoạn hiện nay ở nước ta
3 Mục tiêu nghiên cứu
Qua nghiên cứu giúp ta có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng của học thuyết
“Chính Danh” trong việc tuyển chọn cán bộ công chức Nhà nước ở giai đoạn hiệnnay Đồng thời nêu lên ý nghĩa và những tác động tác động của học thuyết nàytrong thời điểm hiện tại Ngoài ra còn có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn quá trình,nguồn gốc hình thành Nho Giáo của Khổng Tử
4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nho giáo đã du nhập và phát triển ở Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử,
nó đã trở thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị Việt Nam, là công cụ quan trọngtrong việc cai trị, quản lý xã hội của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam Vì vậy,việc nghiên cứu Nho giáo và những ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam là mộtvấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người
Ở Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX đã có những công trình nghiên cứu vềvấn đề này, trước đây hơn nửa thế kỷ, bộ Nho Giáo đầu tiên ở VN được ra đời bởihọc giả Trần Trọng Kim Ảnh hưởng của bộ sách này đã được thời gian chứngminh là nhiều thế hệ học sinh sinh viên Việt Nam coi Nho Giáo của Trần TrọngKim như một quyền uy trong lĩnh vực tìm hiểu nghiên cứu về Nho Giáo ở TrungQuốc và Việt Nam
Cuối năm 2005, Nguyễn Tôn Nhan cũng cho đời bộ Nho Giáo Trung Quốcdày hơn 1.600 trang khổ lớn Riêng về số lượng trang, đây có thể được coi là bộNho Giáo lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm này
Tuy có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về Nho Giáo nhưng khi nghiêncứu Nho Giáo ta phải xem xét từ khía cạnh lịch sử cụ thể, khách quan chứ khôngthể mang Nho Giáo của thời xưa để phê phán, chỉ trích với thời nay
Trang 3PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
SƠ LƯỢC HỌC THUYẾT CHÍNH DANH
1.1 Sơ lược về Khổng Tử và Nho Giáo
1.1.1. Thân thế, sự nghiệp của Khổng Tử
1.1.1.1 Bối cảnh phong kiến Trung Quốc thời Khổng Tử
Sau thời kỳ Thượng - Cổ cùng tám vị vua truyền thuyết là Tam Hoàng Ngũ
Ðế, dân tộc Trung Hoa bắt đầu bước vào chế độ phong kiến Khởi đầu là Nhà Hạ ởđầu thế kỷ 21 tr.C.N và nhà Thương ở khoảng thế kỷ 16 tr.C.N
Từ năm 1066 tr.C.N, nhà Chu bắt đầu nổi lên tiêu diệt nhà Thương Dưới sựlãnh đạo của Vũ Vương và Chu Công, thời đầu triều đại Chu được coi là thời cựcthịnh
Thời Xuân thu (770-476) trước sức ép của các bộ tộc phía tây thường xuyêntấn công và cướp bóc nên Nhà Chu nhờ cậy các vương hầu bảo vệ Tuy nhiên,nhân cơ hội nhà Chu suy yếu các vương hầu lần lượt tiêu diệt các đối thủ nhỏ hơn.Cuối cùng, còn lại vài chục nước, trong đó các chư hầu mạnh nhất lần lượt nổi lêntranh ngôi bá chủ Trung Hoa là Tề, Tấn, Sở, Tần, Tống, Ngô, Việt…
Trên danh nghĩa nhà Chu nắm thiên mệnh, nhưng thực sự quyền lực nằmtrong tay các chư hầu Nhà Chu chỉ còn cai quản vùng đất chư hầu nhỏ bé như Lỗ,
Vệ
Sang thời Chiến quốc (475-221), chỉ còn lại Tề, Sở, Yên, Triệu, Hàn, Ngụy
và Tần Nước nào cũng xem mình ngang hàng nhà Chu, không cần nhân danh thiên
tử, giành nhau xưng vương, tự ý đem quân đánh nhau khốc liệt Trung Quốc rơivào chiến loạn hơn hai thế kỷ
1.1.1.2 Tiểu sử về Khổng Tử
Nói đến Nho giáo thì người đầu tiên không thể không nhắc đến đó là Khổng
Tử Người ta bình luận khen tặng Khổng Tử ra sao đều không thể gọi là quá lời,trước đây hơn 2000 năm, đại sử học gia Tư Mã Thiên khi đi thăm Khúc Phụ quêhương của Khổng Tử từng cảm khái viết: “KhổngTử áo vải, truyền hơn 10 đời,được các học trò coi là tổng sư, từ thiên tử, vương hầu đến thứ dân đều coi ông làbậc chí thánh” Năm 1982, một học giả Mỹ viết “Hành vi cao quý và tư tưởng lý
Trang 4luận đạo đức của Khổng Tử, không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc mà còn ảnhhưởng tới nhân loại”.
Khổng Tử ( 551 – 479 ) là một nhà tư tưởng, nhà triết học nổi tiếng, ôngsinh ra tại nước Lỗ trong thời Xuân Thu Nhận thấy mâu thuẫn giữa nhà Chu, phứctạp của xã hội phong kiến thời Chu mà tôn ti trật tự bị rối ren, đảo lộn, tranh giànhđất đai, quyền lực… “tôi thí vua, con giết cha không phải nguyên nhân của mộtsáng một chiều” [3], luân lý suy đồi Khổng Tử đưa ra những tư tưởng về đạo đức,trị quốc… mong “chuyển loạn thành trị” và đi đến “trị quốc, bình thiên hạ”
Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tuy ông mồ côi cha từ rất nhỏ và phảilàm lụng vất vả để nuôi mẹ nhưng ông vẫn rất ham học Năm 19 tuổi, ông lấy vợ
và đảm nhận một số chức quan nhỏ Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học, học trò gọiông là Khổng Phu Tử, hay gọi tắt là Khổng Tử, nghĩa là Thầy Khổng Từ năm 34tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng
và tìm người dùng các tư tưởng đó Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ trông coiviệc hình pháp, kiêm quyền tể tướng Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị.Nhưng rồi bị ly gián, gièm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa
Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục việc dạy học và soạn sách.Ông đưa giáo dục mở rộng cho người dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dângian Khổng Tử qua đời năm 479 TCN, hưởng thọ 73 tuổi
Khổng Tử đề cao tư tưởng trị quốc bằng đức hạnh và đạo đức qua việc thừahưởng quan điểm của Chu Công Đán thời Tây Chu Ông cho rằng người quân tửphải “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, lấy “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” làmnhững đức tính căn bản nhất cần phải có của một người quân tử Các học thuyếtcủa Khổng Tử đã được Mạnh Tử phát triển thành tư tưởng Nho Giáo vào thời giansau đó
1.1.2 Sơ lược tư tưởng Nho Giáo
Nho Giáo nằm trong hệ thống triết học Trung Quốc cổ, trung đại Nho Giáo
có xu hướng đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xãhội Nho Giáo là một hệ thống học thuyết đầy đủ dạy về các hành xử của một vị
“Chính nhân quân tử” trong xã hội lúc bấy giờ.[4]
Khái niệm “chính nhân quân tử” “Quân” có nghĩa là “quân vương”, “tử” là
“con người” “Quân tử” ban đầu có nghĩa là người cai trị, người có đạo đức và biếtthi, thư, lễ, nhạc “Chính nhân quân tử” là người quân tử thực, đúng với danh hiệu
“quân tử” Thời nhà Chu, “quân tử” là cụm từ dùng để chỉ tầng lớp quý tộc Vì thế
Trang 5những người làm quan thường được gọi là quân tử hoặc đại nhân, còn những ngườidân thường hay quan lại với phẩm hàm nhỏ hơn tự xưng là tiểu nhân [5]
Như vậy, Nho Giáo chính là học thuyết của người quân tử tổ chức và cai trị
xã hội
“Tứ thư” và “Ngũ kinh” là hai tác phẩm điển hình của Nho Giáo Trong đó,
“ Tứ thư” được hiểu là các bài giảng về đạo đức; gồm 4 bộ Đại Học, Trung Dung,Luận Ngữ và Mạnh Tử “Ngũ Kinh” có bàn về tổ chức hành chính, chính trị và cácquan điểm Âm-Dương, Ngũ Hành ; bao gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch,Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu
Nội dung chính của Nho Giáo là tạo sự ổn định và phát triển cường thịnhcủa một quốc gia bằng cách sử dụng đường lối Đức trị và Lễ trị "Cần gì phải dùngbiện pháp giết người? Đức hạnh của người quân tử (người trị dân) như gió, màđức hạnh của dân như cỏ Gió thổi thì cỏ tất rạp xuống" [6]
Đường lối Đức trị và Lễ trị của Khổng Tử dựa vào học thuyết Chính danh” Trong đó, “Nhân” là nội dung, “Lễ” là hình thức, “Chính danh” làcon đường đạt đến “Nhân”
“Nhân-Lễ-Chữ “Nhân” trong Nho Giáo:
Hiểu đơn giản, chữ “Nhân” trong Nho Giáo chính là "yêu người" (Luận ngữ,Nhan Uyên, 21) Không chỉ “yêu người” mà còn có “ghét người”, Khổng Tử chorằng: "Duy có bậc nhân mới thương người và ghét người một cách chính đáng màthôi" (Luận ngữ, Lý nhân, 3)
Tuy nhiên, Trong quan niệm của “Khổng Tử”, chữ "Nhân" không chỉ là
"yêu người", "thương người", mà còn là đức tính căn bản cần thiết nhất của conngười để tu dưỡng tâm tánh của bản thân
Chữ “Nhân” (tu thân) chính là nền tảng căn bản nhất để “trị quốc” Khổng
Tử cho rằng: “ Người quân tử làm việc vì thiên hạ, không nhất định phải như thếnày mới được hoặc như thế kia là không được, cứ hợp đạo nghĩa mà làm” (Luậnngữ, IV:10)
Đối với Khổng Tử, thái độ của người dân đánh giá chữ nhân của nhà cầmquyền: “Hỏi về điều nhân Khổng Tử nói: Ra cửa phải như tiếp khách lớn, trị dânphải như làm lễ tế lớn, điều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì
Trang 6mình cũng đừng làm cho người khác Như vậy, trong nước chẳng ai oán giận,trong nhà cũng không ai oán giận” (Luận ngữ, XII:2) Có thể thấy học thuyết NhoGia đã lấy lợi ích của dân làm gốc Đây là điểm tiến bộ có ảnh hưởng đến việc trịquốc của Trung Quốc sau này.
Chữ “Lễ” trong Nho Giáo
“Lễ” theo nghĩ rộng là nghi thức, quy chế, kỷ cương, trật tư, tôn ti của cuộcsống cùng trong cộng đồng xã hội và lối cư xử hàng ngày Theo nghĩa rộng, “lễ” là
cơ sở của một xã hội có tổ chức, đảm bảo phân định trên dưới rõ ràng
Khổng Tử từng nhận định: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân, nhất nhật khắc kỷ phục
lễ, dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ là phát huy điều nhân ( Luận ngữ XII, 1] và "Nhânnhi bất nhân, như lễ hà? Nhân nhi bất nhân, như nhạc hà?" "Một con người nếuthiếu đạo nhân thì làm sao có lễ được? Một con người nếu chẳng có lòng nhân thìlàm sao hiểu được âm nhạc?" (Luận Ngữ, thiên 3, Bát Dật) Như vậy, “Lễ” chính làhình thức của “Nhân” và “Nhân” chính là nội dung của “Lễ”
“Lễ” trong Khổng Tử giúp người ta phân biệt phải trái, đúng sai, giữ đúngđạo làm người "Trong cái nghĩa rộng, lễ có hàm cái tính chất pháp luật, nhưng lễthì thiên trọng về cái quy củ tích cực Lễ thì dạy người ta nên làm điều gì và khôngnên làm điều gì; pháp luật thì cấm không cho những điều gì, hễ làm thì phải tội.Người làm điều trái lễ thì chỉ bị người quân tử chê cười, chứ người làm trái phápluật thì có hình pháp xét xử." [7]
Có thể thấy, Khổng Tử rất coi trọng chữ “Nhân” và chữ “Lễ” của người cầmquyền, người trị vì thiên hạ “Nhân” và “Lễ” trong Nho Giáo có mối quan hệ biệnchứng, “lễ” là hình thức của “nhân”, nhưng chỉ có “lễ” mà thiếu “nhân” thì thiếunền đạo đức căn bản, “lễ” chỉ còn là pháp, mà pháp lại chỉ là những quy định đểphạt tội
Với một tầm nhìn bao quát, rộng lớn, rõ ràng trị quốc không thể chỉ có “Đứctrị” và “Lễ trị”, mà còn cần cả một hệ thống pháp luật chặt chẽ và đảm bảo côngbằng cho nhân dân Tuy nhiên, nền tảng căn bản cho việc ban hành và thực hiện hệthống pháp luật chính là người có nhân đức đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích
cá nhân
Học thuyết “Chính Danh”
Trang 7Trên danh nghĩa nhà Chu nắm thiên mệnh, nhưng thực sự quyền lực nằmtrong tay các nước chư hầu Vì vậy, theo Khổng Tử, “chính giả, chính dã, tử suốt
dĩ chính, thục cảm bất chính có nghĩa là: chính trị là làm cho chính đáng vậy, ônglấy chính đág mà lãnh đạo, ai dám không chính đáng” (Luận Ngữ, Nhan Uyên), xãhội loạn lạc vì vua không ra vua, tôi không ra tôi Từ đó, ông đưa ra học thuyết
“Chính Danh” “Danh” là danh (tên gọi, chức vụ, địa vị, thứ bậc) và “Chính” làthực (phận sự, nghĩa vụ, quyền lợi) phải phù hợp với nhau
Trong Nho Giáo, “Nhân”-“Lễ”-“Chính danh” có quan hệ chặt chẽ với nhau,
để thực hiện đúng lễ người ta phải biết danh phận của mình, mà “lễ” lại thể hiệncho “nhân”, “nhân” lại là nền tảng của “chính danh”
1.2 Sơ lược thuyết “Chính Danh”
1.2.1 Kinh Xuân Thu
Hiện nay có rất nhiều tranh cãi xung quanh tên của “kinh Xuân Thu” và tácgiả Tuy nhiên, học viên dựa vào quan điểm của Mạnh Tử cho rằng “kinh XuânThu” là bộ sách do Khổng Tử, được viết theo lối văn “làm sử”, nhằm ghi lại nhữngbiến cố xảy ra ở nước Lỗ và xen lẫn với những bình luận của ông để giáo dục cáchcai trị của các bậc vua chúa
Sách “Trang Tử” (Nam Hoa Kinh) ở thiên Thiên Hạ viết rằng: Xuân Thu dĩđạo danh phận (Sách Xuân Thu là để nói cái đạo danh và phận) Như vậy, “kinhXuân Thu” không phải là sách sử bình thường, mà trong đó còn ghi chép danh vàphận trong luân lý và chính trị
Sách Xuân Thu có 3 nội dung chính là :
* Chính danh tự
* Định danh phận
* Ngụ bao biếm
1.2.2 Học thuyết Chính danh
1.2.2.1 Hoàn cảnh ra đời của học thuyết “Chính Danh”
Khổng Tử lúc còn sinh thời thường nói với học trò rằng “(Ngô) thuật nhi bấttác, tín nhi hiếu cổ” nghĩa là: Ta chỉ thuật lại mà không trước tác, tin vào đạo lý đờixưa Các nhà nghiên cứu về Nho Giáo và Khổng tử ngày nay đều cho rằng, trongcác tác phẩm như “Kinh Thi”, “Kinh Dịch”, “Kinh Xuân Thu”, “Luận Ngữ” thì chỉ
có quyển “Luận Ngữ” được xem là đáng tin cậy nhất vì những không chỉ là nhữnglời phát biểu của Khổng tử trong lúc còn sinh thời mà phần lớn còn là những cuộc
Trang 8đàm thoại với học trò của ngài Vậy, do đâu mà Khổng tử đề ra học thuyết” Chínhdanh”? Trong thời đại của mình, Khổng Tử đã nhận thấy được tình trạng rối ren,phức tạp của xã hội phong kiến thời Chu lúc bấy giờ Trong cái xã hội mà tôn titrật tự bị rối ren, đảo lộn Ngài lấy làm tiếc cái thời đầu nhà Chu như Chu VõVương, Chu Công sao mà thời đại tươi đẹp, phong hóa tốt tươi đến thế! Ngài nhìnthấy tình cảnh “tôi thí vua, con giết cha không phải nguyên nhân của một sáng mộtchiều” Mọi sự việc, nguyên nhân đều có cái cớ của nó Mà cái cớ này không tựdưng mà có mà nó được tích tập dần dần qua thời gian mà đến một thời điểm nào
đó, chúng ta tạm gọi đó là điểm nút thì sẽ xảy ra kịch tính như trên “Kinh dịch” cócâu “Đi trên sương mà băng giá tới” (Lý sương kiên băng chí) là thuận với lẽ diễntiến tự nhiên của mọi sự vật
Khổng tử thấy tình trạng xã hội thời ngài hỗn loạn đến nỗi “tôi giết vua, congiết cha” là tệ hại lắm rồi, nhưng ngài là người không thích bạo lực, không thíchlàm cuộc thay đổi triệt để để triệt tiêu cái tệ trên bằng bạo lực cho nên ngài mới đề
ra học thuyết “chính danh” nhằm để cải tạo, giáo hóa xã hội dần dần đi đến chiềuhướng tốt hơn Bản tính của Khổng Tử thích sự ôn hòa, thích giáo huấn con ngườimột cách dần dần hơn là bạo lực, mà bạo lực chưa chắc gì đã giải quyết triệt để cái
tệ “tôi giết vua, con giết cha” nói trên mà là chỉ thay thế cuộc thí quân này bằngcuộc thí quân khác hoặc vụ giết cha này bằng vụ giết cha khác Bạo lực chỉ giảiquyết việc trước mắt, tức thời, chỉ trị được ngọn chứ làm sao trị được gốc của tìnhhình xã hội lúc bấy giờ, chỉ có cuộc cách mạng tư tưởng mới trị được gốc của cái
tệ tôi giết vua, con giết cha nói trên Cũng theo Hồ Thích “Khổng tử chủ trươngchính danh chính từ, một mặt muốn cổ vũ hành động con người một mặt muốncấm dân làm bậy.”
Hầu hết các nhà Nho, các nhà nghiên cứu về Nho Giáo và Khổng Tử đềuthừa nhận rằng học thuyết “Chính danh” là một phát kiến mới mẻ của Khổng tử
Do chính ngài quan sát thấy được tình trạng lộn xộn, mất tôn ti trật tự, trên không
ra trên, dưới không ra dưới; vua không ra vua, tôi không ra tôi, nên ngài mới đề rahọc thuyết “chính danh” Thực chất, học thuyết “chính danh” không những chỉ cógiá trị ở thời của Khổng tử Nói theo cách nói của học giả Nguyễn Hiến Lê khi viếtlời mào cho cuốn Khổng Tử đã phát biểu rằng “Triết thuyết nào cũng chỉ để cứucái tệ của một thời thôi Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời của
nó, xem nó có giải quyết được những vấn đề của thời đó không, có là một tiến bộ
so với các thời trước, một nguồn cảm hứng cho các đời sau không Và nếu saumười thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thìphải coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi.”
1.2.2.2 Nội dung của học thuyết “Chính danh”
Trang 9Khổng Tử cho rằng, mỗi vật, mỗi người sinh ra điều có một địa vị, côngdụng nhất định Ứng với mỗi địa vị, công dụng đó là “danh” nhất định Vật nào,người nào trong thực tại điều có “danh” hợp với nó, nếu không “danh” sẽ khônghợp với thực, là “loạn danh” “Chính danh” là danh và thực phải phù hợp với nhau.Khổng Tử cho rằng, sở dĩ xã hội loạn lạc là do danh không phù hợp với thực, từ đódẫn đến làm cho kỷ cương phép tắc đảo lộn Muốn ổn định trật tự xã hội, Khổng
Tử chủ trương phải giáo hoá đạo đức và thực hiện chủ nghĩa “Chính danh, địnhphận” Danh và phận của mỗi người trước hết hết do xã hội quy định, Khổng Tử đãquy tất cả các quan hệ xã hội thành năm mối quan hệ cơ bản (Ngũ luân) như sau:Vua – Tôi: bề tôi phải lấy chữ trung làm đầu; Cha – Con: bề con phải lấy chữ hiếulàm đầu; Chồng – Vợ: vợ phải lấy tiết hạnh làm đầu; Anh – Em: phải lấy chữ hữulàm đầu; Bạn – Bè: phải lấy chữ tín làm đầu
Năm mối quan hệ này có tiêu chuẩn riêng: Vua thì phải nhất, Tôi thì phảitrung, Cha phải hiền từ, Con phải hiếu thảo, Phu xướng phụ tuỳ Trong năm mốiquan hệ đó Khổng Tử nhấn mạnh ba quan hệ đầu là cơ bản nhất (Tam cương) cụthể là: Vua – Tôi: vua là trụ cột; Cha – Con: cha là trụ cột; Chồng – Vợ: chồng làtrụ cột
Như vậy, năm mối quan hệ đã nói rõ danh, phận, của từng người, vế sauphải phục tùng vế trước, nếu mỗi người thực hiện đúng danh, phận đó sao cho vua
ở hết phận vua, tôi ở hết phận tôi, cha ở hết phận cha, con ở hết phận con, thì cóchính danh Theo Khổng Tử nếu không chính danh thì lời nói không thuận, lời nóikhông thuận thì việc làm không thành, việc làm không thành thì lễ nhạc khôngkiến lập được, không kiến lập lại được lễ nhạc thì hình phạt không đúng, hình phạtkhông đúng thì dân không biết đặt tay chân vào đâu Cho nên, người “quân tử” đãdùng cái “danh” thì phải nói ra được, nói rồi tất phải làm được, vì thế người quân
tử phải thận trọng với lời nói của mình Nếu “danh” không chính, ngôn khôngthuận, nói và làm không đúng theo chức phận của mình, “trên” không nghiêm
“dưới” loạn, vua không ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha không ra cha, chồng không rachồng, vợ không ra vợ, Khổng Tử cho rằng , xã hội loạn là do nguồn gốc từ trên
Do vậy, ông rất đề cao tính tự giác của mỗi cá nhân trong việc giữ lấy cái danhphận của mình, bởi vì nếu mỗi người tự chính được bản thân mình thì không cần
hạ lệnh mọi việc sẽ được tiến hành, nếu ngược lại dù có hạ lệnh cũng chẳng aitheo Khi Tử Lộ hỏi về việc chính trị, Khổng Tử nói, muốn trị nước, trước tiên ắtphải sửa cho chính danh, vì nếu việc chính sự là ngay thẳng, cứ làm gương về sựngay thẳng thì không ai không dám ngay thẳng nữa Vậy “chính danh” là gì?
“Chính danh” là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Khổng Tửtrong học thuyết về quản lý nhà nước và tổ chức xã hội của mình Khổng Tử giải
Trang 10thích như sau: “chính danh” là làm cho mọi việc ngay thẳng “Chính danh” thìngười nào có địa vị, bổn phận chính đáng của người ấy, trên – dưới, vua – tôi, cha– con, chồng – vợ, trật tự phân minh rõ ràng, vua lấy nghĩa mà khiến tôi, tôi lấytrung mà thờ vua Cụ thể là vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, chồng cho ra chồng, vợcho ra vợ, con cho ra con Nói một cách khái quát là ai ở vị trí nào cũng phải làmtròn trách nhiệm, bổn phận của mình ở các cương vị đó theo thang bậc Như vậy,theo Khổng Tử chính danh là điểm mấu chốt để đưa xã hội trở nên trật tự, nề nếp.Nhưng để có “chính danh”, mỗi người phải thực hiện đúng danh phận của mìnhkhông lạm quyền Một xã hội có “chính danh” là một xã hội có trật tự kỷ cương,thái bình, thịnh trị.
Hầu hết các nhà nghiên cứu về Nho giáo và Khổng tử đều trích dẫn một sốcâu vấn đáp của thầy trò Khổng tử trong “Luận Ngữ”, thiên Tử lộ vì cho rằng đó làcâu chìa khóa của học thuyết “chính danh” Học viên cũng xin đưa ra đây để thamkhảo:
“Tử Lộ viết: Vệ quân đãi Tử nhi vi chính, Tử tương hề tiên? Tử viết: Tất dãchính danh hồ! Tử Lộ viết: Hữu thị tai, tử chi vu dã, hề kỳ chính? Tử viết: Dã tai
Do dã! Quân tử ư kỳ sở bất tri, cái khuyết như dã Danh bất chính tắc ngôn bấtthuận Ngôn bất thuận tắc sự bất thành Sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng Lễ nhạcbất hưng tắc hình phạt bất trúng Hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thố thủ túc Cốquân tử danh chi tất khả ngôn dã Ngôn chi tất khả hành dã, quân tử ư kỳ ngôn vô
sở cẩu nhi dĩ hỹ.”
Nghĩa là: “Tử Lộ hỏi: Nếu vua nước Vệ mời thầy về giúp cai trị nước, thầylàm gì trước? Khổng tử đáp: Tất phải lấy chính danh làm trước vậy! Tử Lộ hỏi: Cóviệc ấy sao? Thầy vu khoát lắm! Thế nào gọi là chính danh? Khổng tử đáp: Anh
Do quê mùa này! Người quân tử có điều gì mình không biết thì bỏ qua mà khôngnói Nay danh bất chính tất lời nói không thuận Lời nói mà không thuận tất việcchẳng thành Việc chẳng thành thì tất lễ nhạc không hưng thịnh Lễ nhạc khônghưng thịnh thì tất hình phạt chẳng đúng phép, hình phạt mà không đúng khuônphép thì tất dân không biết đặt tay chân vào đâu để nhờ cậy Cho nên người quân
tử quan niệm được danh ắt nói ra được, mà nói ra được tất làm được Người quân
tử nói ra điều gì nên dè dặt không cẩu thả được!”
Câu này được nói trong hoàn cảnh vua Xuất Công nước Vệ đã chiếm ngôivua của cha mình một cách không hợp pháp, đồng thời ông vua này lại mời Khổng
Tử ra làm tướng quốc cho ông ta Nếu Khổng Tử ra thì có nghĩa là thừa nhận XuấtCông lên ngôi vua hợp pháp Vua Vệ lên ngôi không đúng, việc này được xem làhiện tượng tiêu biểu nhất cho tình hình vua chẳng ra vua, thần chẳng ra thần, cha