Tuy nhiên cho đến nay, theo hiểu biết của tác giả thì hiện nay tại Việt Nam còn có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu xem xét ảnh hưởng của thiên tai dưới các dạng cụ thể đến tình t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2TÓM T ẮT
Thiên tai có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và phát triển bền vững dưới các góc độ khác nhau như: sinh kế (bao gồm các ngành nghề kiếm sống, thu nhập chính và thu nhập phụ; tài sản ở các dạng khác nhau), tiêu dùng, nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập, sản xuất nông nghiệp (và các ngành khác), dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, y tế, đất đai, kết cấu hạ tầng, môi trường, nguồn nước, hệ sinh thái
Tại Việt Nam, với những tiến bộ về mặt kinh tế góp phần đưa Việt Nam từ nước có thu nhập thấp trong những năm 1990 thành nước có thu nhập trung bình đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ không chỉ về mặt kinh tế mà kể cả đời sống phúc
lợi xã hội Tỷ lệ nghèo đói tính trên đầu người đã giảm từ 58 % trong những năm đầu thập niên 1990 xuống còn 14,5 % năm 2008 và khoảng 10% năm 2010 (World Bank, 2012) Tuy nhiên, việc xóa đói giảm nghèo vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa trọn vẹn.Bên cạnh hàng triệu hộ gia đình Việt Nam đã thoát nghèo thì vẫn còn
rất nhiều hộ gia đình vẫn nghèo dù cho được hưởng như nhau các chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, số lượng các hộ gia đình bị tổn thương từ các cú sốc bên ngoài và bên trong dẫn đến việc tái nghèo đang ở mức báo động
Việc điểm lại các nghiên cứu Quốc tế và Việt Nam cho thấy, nhìn chung, các nghiên cứu của Quốc tế và Việt Nam đã chỉ ra: (1) bằng chứng rủi ro thiên tai ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ nông dân và (2) các mức độ ảnh hưởng khác nhau của thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân Tuy nhiên cho đến nay, theo hiểu biết của tác giả thì hiện nay tại Việt Nam còn có rất ít công trình nghiên
cứu chuyên sâu xem xét ảnh hưởng của thiên tai dưới các dạng cụ thể đến tình trạng nghèo của hộ nông dânở Việt Nam
Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu trước đây do chỉ tiếp cận được dữ liệu chéo cho nên các nghiên cứu mới chỉ tập trung làm rõ ảnh hưởng của rủi ro thiên tai trong trạng thái tĩnh, tại thời điểm nhất định mà chưa thể xem xét ảnh hưởng này qua thời gian Trong nghiên cứu này, tác giả có thể tiếp cận đến nguồn dữ liệu bảng
và vì thế có thể xem xét ảnh hưởng của thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông
Trang 3dân qua thời gian, sau khi kiểm soát các yếu tố thuộc về hộ gia đình bất biến theo
thời gian
Với mục đích bổ sung nguồn tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân, đưa gợi ý chính sách giúp các nhà quản lý
có thêm cơ sở trong việc hành động, có giải pháp thích ứng thiên tai và từ những
bằng chứng thực nghiệm đã có và còn bỏ trống, luận văn này thực hiện mô hình phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu bảng từ số liệu Điều tra Hộ gia đình tiếp cận ngu ồn lực (VARHS) trong hai năm 2008 và 2010 Đây là nguồn dữ liệu do Viện Khoa học Lao động và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) thực hiện hai năm 2008, 2010 với sự tài trợ của DANIDA tại
12 tỉnh (bao gồm: Hà Tây cũ, Phú Thọ, Lao Cai, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An,
Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Long An)
Việc tiếp cận được nguồn dữ liệu bảng cho phép luận văn này xem xét ảnh hưởng của thiên tai qua thời gian đến tình trạng nghèo, sau khi kiểm soát các yếu tố thuộc về hộ gia đình bất biến theo thời gian.Kết quả có được sẽ làm cơ sở cho việc
tổng hợp, nhận xét và đưa ra những khuyến nghị đến cơ quan quản lý nhà nước liên quan
Trang 4M ỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 4
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 7
1.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng 7
1.4.1 Phương pháp phân tích 7
1.4.2 Dữ liệu sử dụng 8
1.5 Nội dung nghiên cứu và kết cấu luận văn 10
1.6 Ý nghĩa của luận văn 11
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO THIÊN TAI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THIÊN TAI ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO 12
2.1 Lý luận chung về rủi ro và rủi ro thiên tai 12
2.2 Ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến thu nhập, tình trạng nghèo của hộ nông dân 15
2.3 Nhận xét về các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến thu nhập, tình trạng nghèo của hộ nông dân 20
Kết luận chương 2 21
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH HỒI QUY 22
3.1 Phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng 22
3.1.1 Khái niệm mô hình kinh tế lượng sử dụng dữ liệu bảng 22
3.1.2 Các mô hình kinh tế lượng sử dụng dữ liệu bảng 23
3.2 Mô hình kinh tế lượng nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân 26
Kết luận chương 3 31
CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THIÊN TAI ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA HỘ NÔNG DÂN VIỆT NAM 32
4.1.Khát quát về đặc điểm hộ và tình trạng nghèo của hộ nông dân theo kết quả điều tra VARHS 2008 -2010 32
Trang 54.2 Các hoạt động tạo thu nhập của hộ nông dân theo kết quả điều tra VARHS
2008 -2010 34
4.3 Các dạng rủi ro thiên tai chính ảnh hưởng đến thu nhập và của hộ nông dân theo kết quả điều tra VARHS 2008-2010 40
4.4 Ảnh hưởng của thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân 40
4.4.1 Thống kê mô tả 40
4.4.2 Kết quả phân tích hồi quy 42
4.5 Các biện pháp hộ nông dân thường sử dụng để ứng phó đối với thiên tai theo kết quả điều tra VARHS 2008-2010 55
Kết luận chương 4 57
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 58
Kết luận 58
Khuyến nghị 59
Tài liệu tham khảo 61
Tài liệu tiếng Việt 61
Tài liệu tiếng Anh 61
PHỤ LỤC 66
Phụ lục 1: Bảng hỏi VARHS 2008 66
Phụ lục 2: Bảng hỏi VARHS 2010 69
Phụ lục 3: Kết quả các kiểm định mô hình Pooled Probit (A) 72
Phụ lục 3.1: Kết quả phân tích hệ số tương quan tất cả các biến số trong mô hình Pooled Probit (A) 72
Phụ lục 3.2: Kết quả kiểm định phương sai không đồng đều với tất cả các biến liên tục trong mô hình Pooled Probit (A) 73
Phụ lục 3.3: Kết quả kiểm định phương sai không đồng đều với biến số tuổi của chủ hộ trong mô hình Pooled Probit (A) 74
Phụ lục 4: Kết quả phân tích hồi quy mô hình dữ liệu bảng (A) 75
Phụ lục 4.1: Mô hình Pooled Probit (A) 75
Phụ lục 4.1.1: Kết quả ban đầu mô hình Pooled Probit (A) 74
Phụ lục 4.2 Kết quả mô hình probit hiệu ứng ngẫu nhiên dữ liệu bảng (A) 76
Phụ lục 4.2.1: Kết quả ban đầu mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên dữ liệu bảng (A) 75
Phụ lục 4.2.2 Kết quả ban đầu mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên dữ liệu bảng (A) hiệu chỉnh phương sai không đồng đều 76
Phụ lục 5: Kết quả phân tích hồi quy mô hình dữ liệu bảng (B) 78
Trang 6Phụ lục 5.1: Mô hình Pooled Probit (B) 78
Phụ lục 5.1.1: Kết quả ban đầu mô hình Pooled Probit (B) 77
Phụ lục 5.1.2: Kết quả hồi quy loại bỏ biến gây đa cộng tuyến hoàn hảo trong mô hình Pooled Probit (B) .78
Phụ lục 5.2: Kết quả mô hình probit hiệu ứng ngẫu nhiên dữ liệu bảng (B) 80
Phụ lục 5.2.1: Kết quả ban đầu mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên dữ liệu bảng (B) 79
Phụ lục 5.2.2 Kết quả mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên dữ liệu bảng (B) hiệu chỉnh phương sai không đồng đều 81
Phụ lục 6: Kết quả các kiểm định mô hình Pooled Probit (B) 84
Phụ lục 6.1: Kết quả phân tích hệ số tương quan với tất cả các biến số trong mô hình Pooled Probit (B) 84
Phụ lục 6.2: Kết quả kiểm định phương sai không đồng đều với tất cả các biến liên tục trong mô hình Pooled Probit (B) 87
Phụ lục 6.3: Kết quả kiểm định phương sai không đồng đều với biến số tuổi của chủ hộ trong mô hình Pooled Probit (B) 887
Phụ lục 7: Kết quả kiểm định dạng mô hình của mô hình dữ liệu bảng 88
Phụ lục 7.1: Kiểm định dạng mô hình hồi quy Pooled Probit (A) 88
Phụ lục 7.2: Kiểm định dạng mô hình hồi quy Pooled Probit (B) 89
Phụ lục 8: Biến số của mô hình, nguồn dữ liệu và kỳ vọng về dấu 90
Phụ lục 9: Kiểm định sự khác biệt trung bình các chỉ tiêu hai năm 2008-2010 965 Phụ lục 9.1: Kiểm định sự khác biệt trung bình đặc điểm hộ hai năm 2008-2010 (biến số liên tục) 965
Phụ lục 9.2: Kiểm định sự khác biệt trung bình đặc điểm hộ hai năm 2008-2010 (biến số rời rạc)……… ….97
Phụ lục 9.3: Kiểm định sự khác biệt trung bình đặc điểm hộ hai năm 2008-2010 (biến số rủi ro thiên tai)……… 101
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các dạng thiên tai chính theo vùng 1
Bảng 1.2: Thông tin chung dữ liệu điều tra VARHS08-10 9
Bảng 1.3: Chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2006-2010 và 2011-2015 9
Bảng 3.1: Cơ sở khoa học của việc chọn biến số mô hình 3.9 và 3.10 27
Bảng 3.2: Biến số của mô hình và kỳ vọng về dấu 28
Bảng 4.1: Đặc điểm chung của hộ theo tỉnh, 2010 33
Bảng 4.2: Các hoạt động của dân số trong độ tuổi lao động (phần trăm), 2010 35
Bảng 4.3: Thu nhập hộ theo giá năm 2010 của tỉnh Hà Tây cũ, 2010 (ngàn VNĐ) 37 Bảng 4.4: Cơ cấu thu nhập hộ (phần trăm), 2010 39
Bảng 4.5: Đặc điểm hộ nông dân của mô hình ảnh hưởng rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân (Phần 1), 2008-2010 40
Bảng 4.6: Đặc điểm hộ nông dân (Phần 2), 2008 -2010 41
Bảng 4.7: Tình trạng gặp biến cố thiên tai của hộ nông dân, 2008 -2010 42
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình pooled probit ảnh hưởng thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân, 2008-2010 47
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình probit dữ liệu bảng ảnh hưởng thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân, 2008-2010 52
Bảng 4.10: Các biện pháp đối phó với rủi ro (phần trăm) 56
Trang 8DANH M ỤC HÌNH
Hình 4.1: Những thay đổi về thực trạng nghèo đói giữa năm 2008 và 2010 theo tỉnh (%) 34
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANIDA : Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch
FAO : Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực
IPSARD : Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn GSO : Tổng cục Thống kê
MOLISA : Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
VARHS08-10 : Điều tra Hộ gia đình tiếp cận nguồn lực Việt Nam hai năm 2008
và 2010 VARHS2008 : Điều tra Hộ gia đình tiếp cận nguồn lực Việt Nam năm 2008 VARHS2010 : Điều tra Hộ gia đình tiếp cận nguồn lực Việt Nam năm 2010 TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
BSPS : Chương trình hỗ trợ khu vực Doanh nghiệp
ARD-SPS : Chương trình hỗ trợ khu vực Phát triển nông thôn
Trang 10CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Thiên tai có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và phát triển bền vững dưới các góc độ khác nhau như: sinh kế (bao gồm các ngành nghề kiếm sống, thu nhập chính và thu nhập phụ; tài sản ở các dạng khác nhau), tiêu dùng, nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập, sản xuất nông nghiệp (và các ngành khác), dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, y tế, đất đai, kết cấu hạ tầng, môi trường, nguồn nước, hệ sinh thái (Xem
ví dụ: UNISDR, 2009; Costanza and Farley, 2007; Dercon, 2002; Hasegawa, 2010)
Việt Nam là một quốc gia hàng năm chịu nhiều dạng thiên tai khác nhau, Đặc biệt trong vài thập kỷ gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai
diễn biến ngày càng phức tạp và nguy hiểm Theo báo cáo của tổ chức Đối tác giảm
nhẹ thiên tai (2007), vị trí địa lý của Việt Nam và điều kiện địa hình đã t ạo nên
những đặc điểm khí hậu riêng biệt mà từ đó dẫn tới các dạng thiên tai hầu như xảy
ra quanh năm (Bảng 1.1) và có những đặc điểm riêng của từng vùng
B ảng 1.1: Các dạng thiên tai chính theo vùng
TT Khu v ực Các d ạng thiên tai chính
1 Vùng núi Bắc bộ, Trung bộ Lũ lụt, sạt lở, lũ quét
2 Vùng đồng bằng sông Hồng Lũ lụt theo mùa, bão, sạt lở đất, bồi lắng
3 Các tỉnh ven biển miền Trung Bão, lũ quét, xâm nhập mặn, hạn hán
4 Vùng Tây Nguyên Lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng, lốc
5 Vùng đồng bằng Nam bộ Lũ lụt, bão, lốc, sạt lở, cháy rừng, nhiễm
mặn
Ngu ồn: Đối tác giảm nhẹ thiên tai (2007)
Chi ến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến 2020 (gọi tắt
là Chi ến lược) đã đư ợc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2007 có nội dung
tương đối hoàn chỉnh và toàn diện Bên cạnh các tầm nhìn, đ ịnh hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp, Chiến lược cung cấp một kế hoạch hành động tập trung
gồm 6 chương trình hoàn thi ện pháp chế và chính sách, 6 chương trình v ề củng cố
tổ chức, 8 chương trình v ề lập và xét lại quy hoạch, 3 chương trình v ề nâng cao
Trang 11nhận thức của cộng đồng, 3 chương trình về trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, 6 chương trình về tăng cường năng lực quản lý thiên tai và một số chương trình khác
về nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai
Trong sáu biện pháp về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai được đề cập
trong Chi ến lược đã thể hiện tầm nhìn mới như: “Quản lý thiên tai bao gồm sẵn
sàng ứng phó và giảm nhẹ nên được tích hợp vào trong quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tổng thể cho từng vùng, từng ngành và cả quốc gia”; và “Phòng,
chống và giảm nhẹ cần được đặt ưu tiên cho sự sẵn sàng, tiếp tục nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác để có thể hành động đối phó phù hợp”
Chi ến lược cũng đã quy định rằng nguyên tắc cho phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai ở Việt Nam là phương châm “bốn tại chỗ” gồm mệnh lệnh tại chỗ; nguồn
lực tại chỗ, vật liệu, trang thiết bị và sự hỗ trợ tại chỗ Một điểm mới nữa của Chiến lược này là đề cập đến công tác vận động xã hội trong đó có cộng đồng đóng vai trò
quan trọng trong quản lý thiên tai
Sau khi có Quyết định của Chính phủ phê duyệt Chiến lược, các tỉnh thành
và bộ ngành đã tiến hành xây dựng kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Trên
cơ sở đó, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã tổng hợp xây dựng bản
kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm
2020 Ngày 29/9/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có công văn s ố 1820/TTg-KTN thông qua nội dung kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia một các bền vững Kế
hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên taicó các mục tiêu sau:
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác điều hành, tăng cường sự gắn kết và
phối hợp thực hiện các kế hoạch hành động của ngành và địa phương thực hiện Chiến lược Quốc gia theo đúng quan điểm và mục tiêu chiến lược
Thứ hai, cụ thể hóa kế hoạch hành động của chiến lược và các nhiệm vụ được ưu tiên xác định nội dung, phân công trách nhiệm, thời gian thực hiện và nguồn lực cho từng nhiệm vụ được nêu trong kế hoạch hành động của chiến lược
Trang 12Thứ ba, đảm bảo sự lồng ghép kế hoạch, kết nối nhiệm vụ các ngành và các địa phương với phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và sự tham gia của cộng đồng
và người dân thực hiện các mục tiêu của chiến lược
Thứ tư, tập trung nỗ lực cao hơn cho nhằm tăng cường năng lực thể chế, chính sách, khoa học công nghệ, dự báo, cảnh báo; huy động sự tham gia của cộng đồng, người dân để phát huy hiệu quả nguồn lực của nhà nước đồng thời huy động
mọi nguồn lực của cộng đồng, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho nhiệm vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đảm bảo sự phát triển bền vững của
lợi xã hội Tỷ lệ nghèo đói tính trên đầu người đã giảm từ 58 % trong những năm đầu thập niên 1990 xuống còn 14,5 % năm 2008 và kho ảng 10% năm 2010 (World Bank, 2012) Tuy nhiên, việc xóa đói giảm nghèo vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa trọn vẹn Bên cạnh hàng triệu hộ gia đình Việt Nam đã thoát nghèo thì vẫn còn
rất nhiều hộ gia đình vẫn nghèo dù cho được hưởng như nhau các chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, số lượng các hộ gia đình bị tổn thương từ các cú sốc bên ngoài và bên trong dẫn đến việc tái nghèo đang ở mức báo động
Chắc chắn rằng, chính phủ các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đã và đang
đi tìm lời giải để giải quyết triệt để căn bệnh kinh niên nghèo đói
Nhận thức sâu sắc rằng cho đến nay chưa có nghiên cứu toàn diện nào trong
bối cảnh Việt Nam nghiên cứu về ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân, tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến
Trang 13tình tr ạng nghèo của hộ nông dân Việt Nam 2008-2010” làm chủ đề nghiên cứu
cho luận văn thạc sĩ
1.2 M ục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 M ục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung là xác định ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân Việt Nam từ đó rút ra các hàm ý chính sách nhằm ứng phó đối với rủi ro thiên tai Cụ thể:
i Xác định các dạng rủi ro thiên tai có ảnh hưởng chính đến hộ nông dân;
ii Xem xét mức độ ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân Việt Nam thông qua dữ liệu điều tra nông hộ 2008-2010;
iii Xem xét các biện pháp hộ nông dân sử dụng để ứng phó đối với rủi ro thiên tai;
iv Rút ra các hàm ý chính sách nhằm định hướng hộ nông dân ứng phó đối với rủi
ro thiên tai
1.2.2 Câu h ỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu chính:
i Các dạng rủi ro thiên tai chính nào có ảnh hưởng đến hộ nông dân ở Việt Nam?
ii Mức độ ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân
Việt Nam thông qua dữ liệu điều tra nông hộ như thế nào?
iii Các hộ nông dân thường sử dụng các biện pháp gì để ứng phó đối với rủi ro thiên tai?
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Theo Lu ật Phòng, chống thiên tai năm 2013, thiên tai và rủi ro thiên tai được
hiểu như sau:
Trang 14i Thiên tai “là các hiện tượng tự nhiên bất thường gây thiệt hại về người, tài
sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế, xã hội” Thiên tai quy định trong luật này bao gồm: (i) nhóm thứ nhất: bão, áp thấp nhiệt đới,
lốc, sét; (ii) nhóm thứ hai: mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ
và dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn; (iii) nhóm thứ ba: nắng nóng, hạn hán, rét hại; (iv) nhóm thứ tư: động đất, sóng thần
Thiên tai về bản chất là quá trình tự nhiên ngoài ý muốn chủ quan của con người, và hầu như cho đến nay con người chưa thể kiểm soát và tác động trực tiếp thay đổi tình trạng thiên tai
ii Rủi ro thiên tai “là thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội tại một số cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định”
Theo Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ Thiên tai (DMC, 2011), rủi ro thiên tai bao gồm những loại hình thiệt hại tiềm tàng khác nhau thường rất khó định lượng Rủi ro thiên tai không chỉ liên quan tới các mối đe dọa về vật chất của các
hiểm họa Một hiểm họa có thể dẫn tới một thiên tai nếu một cá nhân hay các hệ
thống xã hội đang ở tình trạng dễ bị tổn thương dưới các tác động của hiểm họa đó
Do đó việc xem xét cả hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương là rất quan trọng khi đánh giá về rủi ro thiên tai Trong đó:
a Hiểm họa tự nhiên: Là hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài
sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế xã hội
Hiểm họa tự nhiên có thể được chia làm 3 nhóm chính căn cứ theo nguyên nhân: (i) hiểm họa có nguồn gốc khí quyển: Bão, áp thấp nhiệt đới, dông,
lốc,… (ii) hiểm họa có nguồn gốc thủy quyển: lũ, ngập lụt,… (iii) hiểm họa
có nguồn gốc địa quyển: động đất, sạt lở bờ sông, sạt lở bờ biển, trượt lở đất sườn dốc,…
b Tình trạng dễ bị tổn thương: là đặc điểm của một cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản khiến cho cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản đó dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động có hại từ hiểm họa tự nhiên
Trang 15Sự kết hợp giữa hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương tạo nên rủi ro thiên tai Tình trạng dễ bị tổn thương bản thân nó là kết quả của các tác động mà một
hiểm họa có khả năng gây ra, khả năng chịu các ảnh hưởng bất lợi và năng lực phòng tránh, ứng phó và phục hồi đối với những ảnh hưởng trên Tình trạng dễ bị
tổn thương biểu hiện trên nhiều lĩnh vực, bắt nguồn từ các yếu tố về vật lý, xã hội, kinh tế và môi trường như việc bố trí khu dân cư nằm trong các vùng dễ bị hiểm
họa, hay do yếu kém trong quá trình thiết kế và thi công các công trình, tài sản không được bảo vệ một cách thỏa đáng, thiếu thông tin và sự yếu kém trong nhận
thức của cộng đồng, nhận định các rủi ro và các biện pháp đối phó còn hạn chế, và xem thường hoạt động quản lý môi trư ờng Tình trạng dễ bị tổn thương có các đặc điểm sau:
a Tình trạng dễ bị tổn thương có sự biến đổi lớn giữa các cộng đồng và theo
Trong luận văn này, thiên tai được hiểu cụ thể bao gồm nhóm: (i) lũ lụt, (ii)
hạn hán, (iii) bão, (iv) sạt lở đất, trong đó hình thức thiên tai lũ lụt được coi như là hình thức của hiểm họa có nguồn gốc thủy quyển; hạn hán đại diện cho hiểm họa có nguồn gốc hỗn hợp khí quyển, địa quyển và thủy quyển; bão đại diện cho hiểm họa
có nguồn gốc khí quyển; sạt lở đất đại diện cho hiểm họa có nguồn gốc địa quyển
Bên cạnh đó, các dạng thiên tai cụ thể trên được đo lường theo ba mức độ: (i)
Sự xuất hiện (Sự xuất hiện của thiên tai hàng năm), (ii) tần số xuất hiện (số lượng thiên tai gặp phải), và (iii) mức độ trầm trọng (thiệt hại do thiên tai gây ra)
Tính dễ tổn thương của hộ nông dân về thu nhập được xem xét theo đặc điểm khu vực, cộng đồng, dân tộc, học vấn, độ tuổi bình quân
Thu nhập của hộ nông dân là tổng thu nhập từ hai nguồn chính: (i) thu nhập nông nghiệp và (ii) thu nhập phi nông nghiệp Tùy theo mức độ sẵn có của dữ liệu
Trang 16khi phân tích mà luận văn đi sâu phân tích ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến từng nguồn thu nhập riêng của hộ nông dân
1.3.2 Ph ạm vi nghiên cứu
Khung thời gian nghiên cứu dữ liệu của luận văn là hai năm 2008-2010 Không gian nghiên cứu của luận văn trải trên 12 tỉnh được điều tra trong cả nước có tính đại diện vùng miền về sản xuất nông nghiệp và vùng kinh tế - sinh thái theo bộ dữ liệu Điều tra Hộ gia đình tiếp cận nguồn lực (VARHS) do Viện Khoa
học Lao động và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
thực hiện năm 2008-2010 với sự tài trợ của DANIDA Điều tra này dựa trên dàn
mẫu của Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) của Tổng cục Thống kê tại 12
tỉnh (bao gồm: Hà Tây cũ, Phú Thọ, Lao Cai, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An,
Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Long An)
Nội dung nghiên cứu: xác định ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân Việt Nam Tình trạng nghèo của hộ nông dân được tính toán
dựa trên thông tin về thu nhập Thông tin về chi tiêu của hộ nông dân không đầy đủ
do đó chi tiêu không được sử dụng để xác định tình trạng nghèo của hộ nông dân
1.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê mô tả dựa trên số liệu thứ cấp và số liệu điều tra VARHS trong hai năm 2008-2010 được sử dụng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu
thứ nhất “Các dạng rủi ro thiên tai có ảnh hưởng chính đến hộ nông dân?”
Phân tích định lượng dựa trên số liệu điều tra VARHS trong hai năm
2008-2010 được sử dụng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai “Mức độ ảnh hưởng
c ủa rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân Việt Nam như thế nào ?”
Phương pháp thống kê mô tả dựa trên số liệu điều tra VARHS trong hai năm 2008-2010 trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba“Các biện pháp hộ nông dân sử
d ụng để ứng phó đối với thiên tai?”
Trang 171.4.2 D ữ liệu sử dụng
Dữ liệu nghiên cứu chính là từ Điều tra Hộ gia đình tiếp cận nguồn lực
(VARHS) do Viện Khoa học Lao động và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn thực hiện năm 2008 -2010 với sự tài trợ của DANIDA Điều tra này dựa trên dàn mẫu của Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) của
Tổng cục Thống kê tại 12 tỉnh (bao gồm: Hà Tây cũ, Phú Thọ, Lao Cai, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Long An) nhưng đi sâu vào các vấn đề riêng của hộ nông dân, nông thôn Đặc biệt,
bộ số liệu điều tra này cung cấp thông tin về các cú sốc và rủi ro (kể cả liên quan đến thiên tai) người dân gặp phải (Xem Phụ lục 1 và 2 cho bảng hỏi chi tiết hai năm
2008 và 2010)
Điều tra VARHS được thực hiện tại 12 tỉnh: Hà Tây cũ, Lào Cai, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Long An Mỗi tỉnh đều nhận được sự hỗ trợ hoặc từ Chương trình Hỗ trợ Khu vực Doanh nghiệp (BSPS) của Danida và/hoặc từ Chương trình Hỗ trợ Khu
vực Phát triển Nông thôn (ARD-SPS) Trong mỗi vòng của cuộc điều tra, cách chọn
mẫu chính là điều tra tất cả các hộ gia đình nông thôn đã được phỏng vấn trong Điều tra mức sống dân cư 2004 của Việt Nam (VHLSS -2004) Số các hộ này là 1.314 hộ mà thông tin đã có sẵn cho các năm 2008 và 2010 Đối với những hộ này quyền số đã có để xây dựng số liệu thống kê sử dụng số liệu của VARHS có tính đại
diện cho các hộ nông thôn tại 12 tỉnh được điều tra trong từng năm Bên cạnh 1.314
hộVHLSS-2004 được điều tra lại, 820 hộ nông thôn khác được điều tra từ VHLSS năm 2002 tại các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Quảng Nam và Long An Những hộ này (phần lớn) cũng đã được phỏng vấn trong các năm 2008 và 2010 cho phép được
tổng hợp trong bộ số liệu bảng để sử dụng trong nghiên cứu này Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng số liệu bảng của 2.191 hộ gia đình đã được rút ra từ hai bộ số
liệu 2008 và 2010 (Bảng 1.2)
Trang 18B ảng 1.2: Thông tin chung dữ liệu điều tra VARHS08-10
3 Số hộ lặp lại theo tác giả khai thác (chỉ bao gồm hộ ở khu
vực nông thôn
2.191 2.191
Ngu ồn: Tính toán của tác giả từ VARHS08-10 từ phần mềm Stata 12
Hộ nông dân nghèo (nghèo thu nhập) được tính dựa vào số liệu thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của hộ nông dân trong VARHS và chuẩn nghèo của Chính phủ cho giai đoạn 2006-2010 (200 nghìn đồng cho khu vực nông thôn và 260 nghìn đồng cho khu vực thành thị) (Bảng 1.1), được cập nhật theo biến động giá của
các năm tương ứng Chuẩn nghèo (sau khi được cập nhật giá) sử dụng để tính xác định hộ nghèo là 370 ngàn đồng cho khu vực thành thị, và 290 ngàn đồng cho khu
vực nông thôn cho năm 2008 Năm 2010, chuẩn nghèo là 500 ngàn cho khu vực thành thị và 400 ngàn cho khu vực nông thôn (áp dụng theo chuẩn nghèo của Chính
(3.600.000 đồng/người/năm)
500.000 ồng/người/tháng đ(6.000.000 đồng/người/năm)
Ngu ồn: Tổng hợp của tác giả
Để so sánh thu nhập giữa các hộ gia đình giữa các tỉnh điều tra, nhóm điều tra VARHS đã điều chỉnh thu nhập của các hộ thuộc các tỉnh về giá năm điều tra (2008 và 2010 tương ứng với điều tra năm 2008 và năm 2010) của tỉnh Hà Tây cũ
Trang 19Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu VARHS thực hiện các nghiên cứu Cụ thể bao gồm các công trình sau:
- Wainwright, F và Newman, C (2012) đã sử dụng bộ dữ liệu VARHS các năm 2006, 2008, và 2010 để đánh giá tác động của những cú sốc thu nhập bất lợi tới các hộ gia đình có khả năng đối phó với rủi ro khác nhau của các hộ gia đình
- Nguyễn Hồng Ron (2014) đã sử dụng bộ dữ liệu VARHS các năm 2008, và
2010 để đánh giá ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến sản xuất nông nghiệp của các
hộ gia đình
- Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2015) sử dụng dữ liệu bảng được rút từ bộ dữ
liệu VARHS từ 2006 đến 2012 xem xét ảnh hưởng cũa tín dụng chính thức đến thu
nhập của nông hộ
1.5 N ội dung nghiên cứu và kết cấu luận văn
Từ mục tiêu chung và cụ thể, đề tài phân tích các nội dung nghiên cứu như
sau
N ội dung thứ nhất: Khái quát rủi ro thiên tai
- Khái quát về thiên tai, rủi ro thiên tai
- Tổng quan kinh nghiệm trong nước và quốc tế về ứng phó rủi ro thiên tai
N ội dung thứ hai: Ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân Vi ệt Nam
- Nhận diện về các dạng rủi ro thiên tai đến hộ nông dân
- Ảnh hưởng rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân Việt Nam
N ội dung thứ ba: Các hàm ý chính sách nhằm hỗ trợ hộ nông dân ứng phó rủi
ro thiên tai
- Những định hướng chính nhằm nâng cao khả năng ứng phó rủi ro thiên tai
của hộ nông dân
- Các hàm ý chính sách rút ra
Trang 20Cấu trúc của luận văn:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Lý luận chung về rủi ro thiên tai và ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo
Chương 3: Mô hình phân tích hồi quy
Chương 4: Ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân Vi ệt Nam
K ết luận và khuyến nghị
1.6 Ý ngh ĩa của luận văn
V ề mặt nghiên cứu khoa học
Bổ sung vào kho tàng nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro thiên tai những bằng
chứng thực nghiệm, mô hình kinh tế lượng từ trường hợp của hộ nông dân Việt Nam
V ề mặt thực tiễn
Đóng góp những hàm ý chính sách cho chiến lược ứng phó thiên tai của Việt Nam
Trang 21CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO THIÊN TAI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THIÊN TAI ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO
2.1 Lý lu ận chung về rủi ro và rủi ro thiên tai
Có nhiều dạng rủi ro khác nhau và tùy theo góc độ nghiên cứu có thể phân
loại rủi ro khác nhau (Hoogeveen và cộng sự, 2005) Rủi ro có thể được phân theo đặc điểm tự nhiên (ví dụ như lũ lụt) hay theo kết quả hành động của con người (ví
dụ như xung đột) Rủi ro có thể được phân theo ảnh hưởng đến cá nhân riêng rẽ hay
có thể đến nhóm cá nhân (cộng đồng), theo thời gian, và đan xen với các dạng rủi ro khác Rủi ro có thể còn được phân loại theo tần số (đơn lẻ/tiếp diễn) và theo mức độ ảnh hưởng đến phúc lợi của con người (nghiêm trọng/không nghiêm trọng) Trên
thực tế cách phân loại phổ biến rủi ro là theo hai loại: rủi ro mang tính cá nhân (idiosyncratic, ví dụ: thương tích, bệnh tật, chết, ly hôn, vv) ảnh hưởng đến một hộ gia đình hoặc chỉ ảnh hưởng đến người tạo thu nhập duy nhất, hoặc rủi ro từ ngoại
cảnh (spatially covariant, ví dụ: một cơn lũ ảnh hưởng đến tất cả các hộ gia đình
sống trong cùng một địa bàn cụ thể) có thể ảnh hưởng đến cả cộng đồng (CIEM và các đối tác, 2012) Việc phân loại như thế này có ý nghĩa quan tr ọng bởi cho các can thiệp (chiến lược) quản lý rủi ro dựa trên cộng đồng hoặc hướng đến các cá nhân thường có hiệu quả nhất định đến các loại rủi ro khác nhau Các can thiệp (chiến lược) quản lý rủi ro dựa trên cộng đồng thường tỏ ra hiệu lực đối với dạng
rủi ro mang tính cá nhân hơn là với các rủi ro từ ngoại cảnh Ví dụ nghiên cứu của Alderman and Paxson (1994) mô tả một mô hình bảo hiểm trong đó các cú sốc từ ngoại cảnh không thể được quản lý bằng cơ chế chia sẻ rủi ro bởi vì tất cả thành viên tham gia nhóm bảo hiểm đều yêu cầu thanh toán tiền bảo hiểm cùng một lúc
Theo Lu ật Phòng tránh thiên tai và Giảm nhẹ thiên tai Việt Nam (2013),
thiên tai và rủi ro thiên tai được hiểu như sau:
- Thiên tai “là các hiện tượng tự nhiên bất thường gây thiệt hại về người, tài
sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế, xã hội” Thiên tai quy
Trang 22định trong luật này bao gồm: (i) nhóm thứ nhất: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét; (ii) nhóm thứ hai: mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ và dòng ch ảy, nước dâng, xâm nhập mặn; (iii) nhóm thứ ba: nắng nóng, hạn hán, rét hại; (4) nhóm
thứ tư: động đất, sóng thần
Thiên tai về bản chất là quá trình tự nhiên ngoài ý muốn chủ quan của con người, và hầu như cho đến nay con người chưa thể kiểm soát và tác động trực tiếp thay đổi tình trạng thiên tai
- Rủi ro thiên tai “là thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội tại một số cộng đồng trong một khoảng
thời gian nhất định”
Theo Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ Thiên tai (DMC, 2011), rủi ro thiên tai bao gồm những loại hình thiệt hại tiềm tàng khác nhau thường rất khó định lượng Rủi ro thiên tai không chỉ liên quan tới các mối đe dọa về vật chất của các
hiểm họa Một hiểm họa có thể dẫn tới một thiên tai nếu một cá nhân hay các hệ
thống xã hội đang ở tình trạng dễ bị tổn thương dưới các tác động của hiểm họa đó
Do đó việc xem xét cả hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương là rất quan trọng khi đánh giá về rủi ro thiên tai Trong đó:
- Hiểm họa tự nhiên: Là hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài
sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế xã hội Hiểm
họa tự nhiên có thể được chia làm 3 nhóm chính căn cứ theo nguyên nhân: (i) hiểm
họa có nguồn gốc khí quyển: Bão, áp thấp nhiệt đới, dông, lốc,… (ii) hiểm họa có nguồn gốc thủy quyển: lũ, ngập lụt,… (iii) hiểm họa có nguồn gốc địa quyển: động đất, sạt lở bờ sông, sạt lở bờ biển, trượt lở đất sườn dốc,…
- Tình trạng dễ bị tổn thương: là đặc điểm của một cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản khiến cho cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản đó dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động có hại từ hiểm họa tự nhiên
Sự kết hợp giữa hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương tạo nên rủi ro thiên tai Tình trạng dễ bị tổn thương bản thân nó là kết quả của các tác động mà một
hiểm họa có khả năng gây ra, khả năng chịu các ảnh hưởng bất lợi và năng lực phòng trành, ứng phó và phục hồi đối với những ảnh hưởng trên Tình trạng dễ bị
Trang 23tổn thương biểu hiện trên nhiều lĩnh vực, bắt nguồn từ các yếu tố về vật lý, xã hội, kinh tế và môi trường như việc bố trí khu dân cư nằm trong các vùng dễ bị hiểm
họa, hay do yếu kém trong quá trình thiết kế và thi công các công trình, tài sản không được bảo vệ một cách thỏa đáng, thiếu thông tin và sự yếu kém trong nhận
thức của cộng đồng, nhận định các rủi ro và các biện pháp đối phó còn hạn chế, và xem thường hoạt động quản lý môi trư ờng Tình trạng dễ bị tổn thương có các đặc điểm sau:
- Tình trạng dễ bị tổn thương có sự biến đổi lớn giữa các cộng đồng và theo
thời gian;
- Tình trạng dễ bị tổn thương của các cá nhân và các nhóm xã hội thường thay đổi theo sắc tộc, độ tuổi, mức độ thương tật, thu nhập và trình đ ộ văn hóa Nó liên quan tới khả năng tiếp cận kiến thức, hiểu biết, các nguồn lực và khả năng ra quyết định hoặc ảnh hưởng tới việc ra quyết định
Trong luận văn này, thiên tai được hiểu cụ thể bao gồm nhóm: (i) lũ lụt, (ii)
hạn hán, (iii) bão, (iv) sạt lở đất, trong đó hình thức thiên tai lũ lụt được coi như là hình thức của hiểm họa có nguồn gốc thủy quyển; hạn hán đại diện cho hiểm họa có nguồn gốc hỗn hợp khí quyển, địa quyển và thủy quyển; bão đại diện cho hiểm họa
có nguồn gốc khí quyển; sạt lở đất đại diện cho hiểm họa có nguồn gốc địa quyển
Bên cạnh đó, các dạng thiên tai cụ thể trên được đo lường theo ba mức độ: (i)
Sự xuất hiện (Sự xuất hiện của thiên tai hàng năm), (ii) tần số xuất hiện (số lượng thiên tai gặp phải), và (iii) mức độ trầm trọng (thiệt hại do thiên tai gây ra)
Thu nhập của hộ nông dân là tổng thu nhập từ hai nguồn chính: (i) thu nhập nông nghiệp và (ii) thu nhập phi nông nghiệp Theo mức độ sẵn có của dữ liệu khi phân tích luận văn đi sâu phân tích ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến từng nguồn thu nhập riêng của hộ nông dân Tình trạng nghèo của hộ nông dân được tính toán trên cơ sở dữ liệu về thu nhập của hộ nông dân
Trang 242.2 Ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến thu nhập, tình trạng nghèo của hộ nông dân
Cho đến nay có nhiều nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của thiên tai đến các mặt của đời sống con người Đặc biệt, dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu khá phong phú
Cụ thể, các nghiên cứu chú ý đến ảnh hưởng của thiên tai đến đời sống của hộ gia đình và cộng đồng thông qua tác động tiêu cực tới tài sản, thu nhập, tiêu dùng, dinh dưỡng, giáo dục, sức khỏe và tinh thần của mỗi thành viên của mỗi hộ gia đình hoặc tác động tới môi trường, hệ sinh thái, nguồn nước, đất đai đối với cộng đồng Đã có nhiều bài nghiên cứu chứng minh các ảnh hưởng bất lợi của những cú sốc thiên tai
tới hộ gia đình Trong một nghiên cứu của Javier Baez và cộng sự (2009) đã chứng mình rằng thiên tai đã gây ra những thiệt hại rất lớn đến vốn con người, bao gồm tử vong, tàn phá và những tác động tiêu cực của sản xuất lên dinh dưỡng, giáo dục, sức
khỏe và nhiều quá trình tạo ra thu nhập khác
Để kiểm tra sự tồn tại của một trạng thái cân bằng trong điều kiện rủi ro và đánh giá sự tương tác giữa tài sản nắm giữ, rủi ro nông nghiệp, và sự hợp thành của các đầu tư nắm giữ, Rosenzweig và Binswanger (1989) đã s ử dụng bộ dữ liệu điều tra cấp hộ trong nhiều năm ở Ấn Độ và phát hiện ra rằng sự gia tăng bất ổn hệ sinh thái là nguyên nhân bùng phát dịch hại cây trồng, dịch bệnh cho gia súc, hạn hán, lũ
lụt, hoặc gia tăng các thảm họa thiên nhiên Những hiện tượng trên làm tăng rủi ro cho hộ gia đình, đặc biệt là các hộ ở nông thôn
Trong một nghiên cứu về sự thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu và sự
giảm nhẹ trong lương thực và lĩnh vực nông nghiệp của FAO (2008) đã chứng minh
rằng những thay đổi về khí hậu sẽ ảnh hưởng tới hệ thống nông nghiệp ở tất cả các nước, kể cả những nước xuất khẩu và nhập khẩu bao gồm các nhà xuất khẩu và
nhập khẩu Sự thay đổi về lượng mưa và nhiệt độ trung bình cũng như s ự gia tăng các hiện tượng khắc nghiệt của thời tiết sẽ tác động tiêu cực đến nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản Có rất nhiều tác động, ví dụ như sự gia tăng thoái hóa đất và xói mòn đ ất, thay đổi nguồn nước, mất đa dạng sinh học, sâu bệnh xảy ra
Trang 25thường xuyên với mức độ nguy hiểm cao hơn và bùng phát dịch bệnh cũng như các
lụt thường có khả năng rơi vào nghèo đói hơn các hộ không bị ngập lụt Hơn nữa,
họ cũng tìm thấy rằng các cú sốc mang tính cá nhân (ví dụ như: thương tích, bệnh
tật, chết…) thường cao hơn ở những hộ chịu ảnh hưởng của lũ vào mùa mưa, trong khi lũ quét lại gây tác động tiêu cực cho những hộ chịu các cú sốc từ ngoại cảnh Các hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông thôn dễ bị tổn thương hơn so với khu
vực thành thị Tuy nhiên, các hộ gia đình mà thành viên trong gia đình có h ọc vấn cao, chủ sở hữu là nam giới, và có nhà ở thì ít bị các tổn thương mang tính cá nhân
do lũ lụt gây ra
Trong một nghiên cứu khác của Rayhan và Grote (2010) đã s ử dụng bộ dữ
liệu điều tra 1050 hộ gia đình nông thôn (được thực hiện chỉ 2 tuần sau mưa lũ và lũ quét) ở Bangladesh vào năm 2005 Kết quả cho thấy khoảng 58% hộ gia đình ở nông thôn bị ngập lụt được đánh giá là nghèo, trong đó có tới 67% hộ được đánh giá có tính dễ bị tổn thương Mưa lũ gây thi ệt hại cho hoa màu trong khi lũ quét là
một tác nhân gây thiệt hại cho các cây lương thực Grote (2009) đã s ử dụng bộ dữ
liệu điều tra từ 3 tỉnh của Thái Lan kết hợp với mô hình hồi quy probit để nghiên
cứu về khả năng phản ứng của hộ gia đình trong ngành nông nghiệp đối với các cú
sốc và sự thay đổi của môi trường Kết quả cho thấy khá nhiều hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chịu tác động của cả cú sốc ngoại cảnh (ví dụ như:
hạn hán, lũ l ụt và sâu bệnh) và cú sốc mang tính cá nhân (ví dụ như: bệnh tật, cái
chết các thành viên của hộ gia đình và mất khả năng trả nợ) Tuy nhiên, tần số và
mức độ nghiêm trọng của các cú sốc phụ thuộc vào mức thu nhập, đa dạng hóa thu
nhập và hệ thống sản xuất nông nghiệp của hộ
Trang 26Yasuyuki (2006) đã s ử dụng bộ dữ liệu được thu thập sau cuộc động đất ở
Nhật Bản và sóng thần ở Ấn Độ đã đưa thêm một bằng chứng về sự tác động của
thảm họa tự nhiên lên phúc lợi của hộ gia đình
Việt Nam là một nước chịu tác động từ rủi ro thiên tai là rất lớn, đặc biệt dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Theo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu năm 2011, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng
nề nhất của biến đổi khí hậu Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, vào cuối thế kỷ
21, nhiệt độ trung bình ở nước ta tăng khoảng 2 - 30C trong một năm, tổng lượng mưa trong năm và lượng mưa mùa mưa tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô lại
giảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75 cm đến 100 cm so với thời kỳ 1980
- 1999 Nếu mực nước biển dâng cao 1 m, sẽ có khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập; khoảng 10 - 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực
tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến phát triển nông nghiệp: Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt một phần đáng kể ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập
mặn do nước biển dâng; tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng, tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm
Biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống nhiều mặt của nông dân như thu nhập, sinh kế, tình trạng nghèo, tình trạng bất bình đẳng thu nhập, tính dễ bị
tổn thương, sức khỏe, dinh dưỡng,
Trong một nghiên cứu của Masako (2010) sử dụng bộ dữ liệu Điều tra mức
sống dân cư (VHLSS) năm 2002 và 2004 của Việt Nam để nghiên cứu ảnh hưởng
của các cú sốc đến thu nhập và tiêu dùng Mô hình như sau:
Trang 27Trong đó, vế trái lần lượt là thay đổi về thu nhập, tiêu dùng, chi tiêu y tế
hoặc chi tiêu tiêu dùng không bao gồm chi tiêu y tế giữa hai năm 2002 và 2004 của
cá nhân i ở xã j, dij đại diện cho biến giả khu vực, X đại diện cho véc to đặc điểm
của hộ gia đình, Z là sốc mà hộ gia đình gặp phải Masako nhận thấy rằng thu nhập
và tiêu dùng của hộ gia đình chịu tác động của thiên tai và khả năng ứng phó rủi ro
của hộ Ví dụ, một cú sốc ngoại cảnh, nhất là các biến cố về thời tiết như mưa lũ có
thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của con người
Trong một nghiên cứu khác, Thomas và cộng sự (2010) đã sử dụng VHLSS trong 3 năm (2002, 2004 và 2006) của Việt Nam để ước lượng sự tác động của thảm
họa tự nhiên đối với phúc lợi của hộ gia đình Mô hình nghiên cứu xuất phát như sau:
Trong đó, cictđo lường tiêu dùng của hội gia đình i ở cụm (cluster) c tại thời điểm t, X đại diện cho véc tơ đặc điểm hộ gia đình, cụm và vùng ND đại diện cho
biến số thiên tai k ở cụm c tại thời điểm t, ε là phần dư của mô hình.Thành phần tương tác trong mô hình trên nh ằm tính toán sự không đồng đều trong thiệt hại do thiên thai hay thiệt hại về phúc lợi bởi các nhóm kinh tế - xã hội khác nhau thường
bị ảnh hưởng khác nhau từ thiên tai Ví dụ những hộ nông dân canh tác với hệ thống
thủy lợi ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi hạn hán so với các hộ nông dân không sử
dụng hệ thống thủy lợi để tưới nước Từ mô hình trên, các tác giả ước lượng mô hình hồi quy không gian có dạng như sau:
Công thức trên bao gồm hai dạng mô hình không gian, (i) mô hình hồi quy không gian trễ (spatial lag) và (ii) mô hình hồi quy không gian sai số trễ (spatial error), trong đó W là ma trận chỉ sự tiếp giáp giữa hai đơn vị nghiên cứu (cụm)
Thomas và cộng sự (2010) đã phát hi ện rằng thiệt hại trong ngắn hạn do thiên tai gây ra là khá lớn, lũ lụt ven sông là nguyên nhân làm giảm 23% phúc lợi và
Trang 28bão làm giảm 52% phúc lợi của các hộ dân bên trong thành phố (với số dân lên tới
500 ngàn người)
Trong bài nghiên cứu “Tác động của biến đổi khí hậu lên ngành nông nghiệp
và lựa chọn chính sách thích ứng: Nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam”, Yu và cộng
sự (2011) đã kết hợp giữa nghiên cứu biến đổi khí hậu và phân tích sản xuất cây
trồng để cải thiện vấn để đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam Bằng sự kết
hợp điều kiện kinh tế và môi trường trong việc phân tích sản xuất lúa gạo, bài nghiên cứu tiếp cận một cách toàn diện tới các vấn đề về an ninh lương thực, năng
suất của ngành nông nghiệp và sự biến đổi khí hậu Bingxin Yu và đồng nghiệp đã
sử dụng kết hợp rất nhiều phương pháp trong bài nghiên cứu, đặc biệt là các phương pháp kinh tế lượng: Trước tiên, các tác giả đã ước tính mức độ tác động của biến đổi khí hậu lên toàn bộ hệ thống nông nghiệp ở Việt Nam bằng mô hình mô phỏng cây trồng (crop simulation), mô hình mô phỏng thủy văn (hydrological), và các mô hình lưu v ực sông (river basin models) Các tác giả đã sử dụng hàm số Cobb-Doughlas biểu thị cho mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất đồng thời thể hiện được vai trò của tiến bộ công nghệ trong sản xuất; tác giả cũng
mô hình hóa các chính sách can thiệp để nâng cao năng suất sản xuất lúa và giảm
nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, bằng cách sử dụng mô hình tác động hỗn hợp đa
cấp (multilevel mixed effects model) Tiếp cận theo hai hướng này cho thấy mối liên quan giữa điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện xã hộitới biến động năng suất Bài nghiên cứu đã chỉ ra tác động của biến đối khí hậu tới quá trình sản xuất lúa Tuy nhiên, đầu tư vào hạ tầng nông thôn, chẳng hạn như thủy lợi, đường sá, và nguồn nhân lực có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu Qua
đó, nghiên cứu đã đề xuất các gói chính sách địa phương hóa, các chính sách nhắm
tới dân tộc thiểu số và người nghèo, sẽ là chìa khóa để giảm thiểu một cách hiệu quả (effective mitigation) ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Wainwright và Newman (2012) đã sử dụng bộ dữ liệu Điều tra Tiếp cận Nguồn lực Hộ gia đình Việt Nam (VARHS) năm 2006, 2008, và 2010 để đánh giá tác động của những cú sốc thu nhập bất lợi tới các hộ gia đình có khả năng đối phó
Trang 29với rủi ro khác nhau, từ đó xem xét khả năng điều chỉnh chi tiêu của các hộ gia đình Mô hình như sau:
Trong đó, ait là tổng giá trị tài sản tiền mặt của hộ gia đình (điều chỉnh về giá
năm 2010), dNat, dCon, dIdiaI, dIdioU đại diện cho các dạng sốc lần lượt là sốc tự
nhiên, sốc kinh tế, sốc có thể bảo hiểm và sốc không thể bảo hiểm, Z là đặc điểm
của hộ gia đình thay đ ổi theo thời gian, ι đại điện cho thời gian, u đại diện cho hiệu
ứng cố định của hộ gia đình, và e là sai số ngẫu nhiên của mô hình Các biến dIns
và dTrans đại diện cho cho việc hộ mua bảo hiểm hay không và có nhận được các khoản chuyển nhượng công hay tư nào hay không Các biến tương tác đại diện cho
sự thay đổi của tài sản theo các biến cố và các hoạt động bảo hiểm, chuyển nhượng
Kết quả cho thấy các hộ gia đình nông thôn Việt Nam cố gắng hài hòa chi tiêu khi đối mặt với những cú sốc thu nhập bất lợi và sử dụng tiết kiệm phòng ngừa để làm
việc này Các hộ gia đình giảm tổng tài sản lưu động trước những cú sốc ngoại cảnh
và cú sốc cá nhân có thể bảo hiểm được.Tiết kiệm tài chính, đặc biệt là dự trữ tiền
mặt và vàng có vai trò quan trọng trong việc đối phó với những cú sốc ngoại cảnh
2.3 Nh ận xét về các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến thu nh ập, tình trạng nghèo của hộ nông dân
Việc điểm lại các nghiên cứu Quốc tế và Việt Nam cho thấy, nhìn chung, các nghiên cứu của Quốc tế và Việt Nam đã chỉ ra: (i) bằng chứng rủi ro thiên tai ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ nông dân và (ii) các mức độ ảnh hưởng khác nhau của thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân Tuy nhiên cho đến nay,
theo hiểu biết của tác giả thì hiện nay tại Việt Nam còn có rất ít công trình nghiên
cứu chuyên sâu xem xét ảnh hưởng của thiên tai dưới các dạng cụ thể đến tình trạng nghèo của hộ nông dân ở Việt Nam
Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu trước đây do chỉ tiếp cận được dữ liệu chéo cho nên các nghiên cứu mới chỉ tập trung làm rõ ảnh hưởng của rủi ro thiên tai
Trang 30trong trạng thái tĩnh, tại thời điểm nhất định mà chưa thể xem xét ảnh hưởng này qua thời gian Trong nghiên cứu này, tác giả có thể tiếp cận đến nguồn dữ liệu bảng
và vì thế có thể xem xét ảnh hưởng của thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân qua thời gian, sau khi kiểm soát các yếu tố thuộc về hộ gia đình bất biến theo
thời gian
Với mục đích bổ sung nguồn tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân, đưa gợi ý chính sách giúp các nhà quản lý
có thêm cơ sở trong việc hành động, có giải pháp thích ứng thiên taivà từ những
bằng chứng thực nghiệm đã có và còn bỏ trống , Luận văn xây dựng mô hình phân tích hồi quy và mô tả dữ liệu sử dụng trong Chương 3
K ết luận chương 2
Trong chương này nghiên cứu xác định đây là chương quan trọng trong quá trình nghiên cứu Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết, hệ thống hóa một số vấn đề về nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến thu nhập và tình trạng nghèo của hộ trên phạm vi thế giới và Việt Nam, nghiên cứu đã trình bày những khía cạnh của ảnh hưởng rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo và đồng thời phát hiện rằng nội dung ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng chưa được nghiên cứu đầy đủ tại
Việt Nam theo những hiểu biết tốt nhất của tác giả Đó là cơ sở để chương 3 đi vào xây dựng mô hình phân tích hồi quy và trình bày dữ liệu sử dụng
Trang 31CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH HỒI QUY
3.1 Phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng
3.1.1 Khái ni ệm mô hình kinh tế lượng sử dụng dữ liệu bảng
TheoVerbeek (2008), dữ liệu bảng là loại dữ liệu theo chuỗi thời gian và theo không gian Nghĩa là, trong dữ liệu bảng, đơn vị chéo theo không gian (hộ gia đình, doanh nghiệp, địa phương hay quốc gia) được khảo sát theo thời gian (tháng, quý, năm)
Verbeek (2008) cho rằng có năm ưu điểm của dữ liệu bảng so với dữ liệu theo chuỗi thời gian hay không gian như sau:
- Vì dữ liệu bảng liên quan đến các cá nhân, doanh nghiệp, tỉnh, quốc gia,… theo thời gian, nên nhất định phải có tính dị biệt (không đồng nhất) trong các đơn vị này Kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có thể chính thức xem xét đến tính dị biệt đó
bằng cách xem xét các biến số có tính đặc thù theo từng cá nhân, doanh nghiệp,
tỉnh, quốc gia
- Thông qua kết hợp các chuỗi dữ liệu theo thời gian của các quan sát theo không gian, dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu có nhiều thông tin hơn, đa dạng
hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn
- Thông qua nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù
hợp hơn để nghiên cứu tính động của thay đổi
- Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn đối với những ảnh hưởng mà không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo theo không gian thuần túy
- Dữ liệu bảng giúp nghiên cứu những mô hình hành vi phức tạp hơn Ví dụ, các
hiện tượng như lợi thế kinh tế theo qui mô và thay đổi kỹ thuật có thể được xem xét thông qua dữ liệu bảng tốt hơn so với dữ liệu theo chuỗi thời gian thuần túy hay theo không gian thuần túy
Trang 32- Bằng cách thu thập những số liệu có sẵn cho vài nghìn đơn vị, dữ liệu bảng có
thể tối thiểu hóa sự thiên lệch có thể xảy ra nếu ta tổng hợp các cá nhân hay các doanh nghiệp thành số liệu tổng
Nói tóm lại, dữ liệu bảng có thể làm phong phú các phân tích thực nghiệm theo
những cách thức mà không chắc có thể đạt được nếu ta chỉ sử dụng các dữ liệu theo chuỗi thời gian hay không gian thuần túy
3.1.2 Các mô hình kinh t ế lượng sử dụng dữ liệu bảng
TheoVerbeek (2008) mô hình phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu bảng mang cả hai yếu tố không gian ký hiệu là i, và thời gian ký hiệu là t có dạng như sau:
Yit= β1it+ β2it X2it + β3it X3it+…+ βkit Xkit + uit (2.1)
Và việc ước lượng phương trình (2.1) ph ụ thuộc vào các giả định về tung độ
gốc, các hệ số độ dốc và sai số uit
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả chỉ xét tung độ gốc thay đổi theo đơn
vị không gian (cố định theo thời gian) và hệ số độ dốc thì không thay đ ổi theo không gian và thời gian cho 2 trong 3 loại mô hình phổ biến trong phân tích sử dụng
số liệu bảng là: mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), bên cạnh đó còn có mô hình hệ số không thay đổi (Pooled OLS)
3.1.2.1 Mô hình Pooled OLS
Cách tiếp cận đơn giản nhất là bỏ qua bình diện không gian và thời gian của dữ
liệu kết hợp và chỉ ước lượng hồi quy bằng phương pháp bình phương nh ỏ nhất thông thường (OLS) thông thường Mô hình này có các hệ số không biến đổi, gộp chung toàn bộ số liệu chéo và chuỗi thời gian rồi chạy mô hình hồi quy hay còn được gọi là mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) Mô hình có dạng như sau:
Yit= β1+ β2 X2it+ β3 X3it+…+ βk Xkit + uit (2.2)
Tuy nhiên, trên thực tế việc đồng nhất hiệu ứng đặc thù theo không gian và thời gian là điều không thể Vì mỗi không gian sẽ có đặc thù riêng và có thể thay đổi
Trang 33theo thời gian Vì vậy, trong mô hình Pooled OLS rất dễ vi phạm các giả định về
mô hình hồi quy do đó, dù đơn giản, hồi quy kết hợp (2.2) có thể bóp méo thực tế
về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến số độc lập X
3.1.2.2 Mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model- FEM)
Với giả định mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi
thực thể với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có
thể ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc
Mô hình ước lượng : Yit = Ci+ β*Xit + uit (2.3)
Trong đó: Yit : biến phụ thuộc
Xit : biến độc lập
Ci (i = 1, , n) : hệ số chặn cho từng thực thể nghiên cứu
β : hệ số gốc đối với nhân tố X
uit : phần dư
Mô hình FEM tự bản thân chỉ quan đến những khác biệt mang tính cá nhân đóng góp vào mô hình nên sẽ không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình.Tuy nhiên, do đưa vào nhiều biến giả, mô hình (2.3) s ẽ làm giảm số bậc tự do;
và có khả năng xảy ra đa cộng tuyến Mô hình này lại không đo lường những yếu tố không đổi theo thời gian như giới tính, màu da và dân tộc
3.1.2.3 Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model- REM)
Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và mô hình ảnh hưởng cố định được thể hiện ở sự biến động giữa các thực thể Nếu sự biến động giữa các
thực thể có tương quan đến biến độc lập - biến giải thích trong mô hình ảnh hưởng
Trang 34cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các thực thể được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích
Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các thực thể có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM Trong đó, phần dư của mỗi thực thể (không tương quan với biến giải thích) được xem là một biến giải thích mới
Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên:
Yit = Ci+ β*Xit + uit (3.4) Thay vì trong mô hình FEM, Ci là cố định thì trong REM có giả định rằng nó là
một biến ngẫu nhiên với trung bình là C1 và giá trị hệ số chặn được mô tả như sau:
Ci= C + εi (i = 1, ,n)
εi: Sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phương sai là σ2
εThay vào mô hình:
Yit= C + β*Xit+ εi + uitHay:
Trang 35Nhìn chung mô hình FEM hay REM tốt hơn cho nghiên cứu phụ thuộc vào giả định có hay không sự tương quan giữa εi các biến giải thích X Nếu giả định rằng không tương quan thì REM phù hợp hơn và ngược lại Kiệm định Hausman là một trong những phương pháp để lựa chọn FEM và REM Vì thế, trong phần hồi quy nghiên cứu sẽ lần lượt đi qua cả hai mô hình là: FEM và REM, đồng thời sử dụng
kiểm định Hausman để chọn mô hình thích hợp nhất
3.1.2.5 Ki ểm định Hausman
Là kiểm định nhằm lựa chọn mô hình FEM hay REM phù hợp cho hồi quy dữ
liệu bảng, dựa trên giả định H0 không có sự tương quan giữa biến giải thích và các sai số ngẫu nhiên εi vì tương quan là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa FEM và REM
H0: không có tương giữa biến giải thích và các sai số ngẫu nhiên ε i (chọn REM)
H1: có tương quan giữa biến giải thích và các sai số ngẫu nhiên εi (chọn FEM)
Nếu P-value < 0.05, thì bác bỏ giả thiết H0 hay chọn mô hình FEM và ngược lại thì chọn mô hình REM
3.2 Mô hình kinh t ế lượng nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đến tình trạng nghèo c ủa hộ nông dân
Luận văn xây dựng mô hình hồi quy biến tình trạng nghèo của hộ nông dân lên các biến về rủi ro thiên tai, sau khi kiểm soát các biến khác như đặc điểm của hộ (Mô hình 3.9) Mô hình này cải tiến từ mô hình của Wainwright và Newman (2012), và Masako (2010) Điểm khác biệt lớn nhất giữa mô hình (nghiên cứu) của này với các mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo
của hộ nông dân là luận văn này đi sâu phân tích ảnh hưởng của từng loại thiên tai (cụ thể bốn loại thiên tai đại diện cho bốn nhóm thiên tai phổ biến) (Mô hình 3.10)
Mô hình kinh tế lượng có dạng như sau:
Trang 36Trong đó: POVi: là biến phụ thuộc chỉ tình trạng nghèo của hộ nông dân Z
là đặc điểm của hộ gia đình thay đ ổi theo thời gian, u đại diện cho hiệu ứng ngẫu nhiên của hộ gia đình, và e là sai số ngẫu nhiên của mô hình RISK là véc tơ biến số đại diện cho sự kiện thiên tai bất kỳ RISKTYPE là véc tơ biến số đại diện cho bốn
dạng cụ thể của sự kiện thiên tai (bao gồm: lũ lụt, hạn hán, bão, sạt lở đất) Các biến tương tác đại diện cho sự thay đổi của tình trạng nghèo theo các biến cố thiên tai và các đặc điểm hộ nông dân
Cụ thể các biến số chính của mô hình như sau:
i Biến phụ thuộc (POV): Tình trạng nghèo của hộ nông dân được tính toán dựa trên thông tin thu nhập của hộ và chuẩn nghèo tương ứng năm 2008 và 2010 do Chính phủ quy định
ii Biến độc lập – Sự kiện thiên tai (RISK): Là véc tơ bao gồm sự xuất hiện của rủi
ro thiên tai nói chung, RISKTYPE là véc tơ chỉ dạng sự kiện thiên tai cụ thể (bao gồm: lũ lụt, hạn hán, bão, sạt lở đất)
iii Biến độc lập mang tính kiểm soát:
- Đặc điểm chủ hộ: Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, dân tộc;
- Đặc điểm nhân khẩu hộ nông dân: Quy mô hộ, tỷ lệ nam nữ, tỷ lệ phụ thuộc (tỷ
lệ trẻ em và người già trong hộ);tỷ lệ nhân khẩu trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp
- Đặc điểm kinh tế -xã hội của hộ nông dân: Nguồn thu nhập chính của hộ
Cơ sở khoa học của việc chọn biến số của mô hình 3.9 va 3.10 được trình bày trong Bảng 3.1
B ảng 3.1: Cơ sở khoa học của việc chọn biến số mô hình 3.9 và 3.10
STT Bi ến số Nghiên c ứu tham chiếu